NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

LTS: Cuộc chiến Việt Nam đã xem như chấm dứt được ba mươi bảy năm nhưng vẫn còn để lại những “Hội Chứng Việt Nam” trong lòng tất cả con dân nước Việt. Cho đến ngày nay, kể cả những người từng tham dự cuộc chiến, cầm súng chiến đấu vẫn không nhận chân được vấn đề là bản chất của cuộc chiến Việt Nam? Chiến tranh Việt Nam có phải là cuộc chiến để giành độc lập dân tộc như Cộng Sản Việt Nam vẫn rêu rao tuyên truyền? Thật vậy, đồng bào miền Bắc nhất là các đảng viên đoàn viên bị nhồi nhét tuyên truyền “Bác Hồ” là người yêu nước và đảng Cộng sản Việt Nam có công giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp. Trong khi đó, Đồng bào trong Nam thì chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh ý thức hệ để ngăn chặn làn sóng đỏ, bảo vệ miền Nam tự do. Đối với đa số quần chúng nhân dân thì hiểu đơn giản là cuộc nội chiến Nam Bắc tương tàn. Thật vậy, đối với quần chúng và nhất là giới nghệ sĩ thì đó là một cuộc nội chiến tương tàn “Ba mươi năm nội chiến từng ngày …” nồi da xáo thịt “Người chết hai lần … thịt da nát tan …!” khiến 4 triệu đồng bào Việt Nam ở miền Bắc đã hi sinh cho một cuộc chiến vô nghĩa. Sở dĩ CSVN còn tồn tại tới giờ này vì đa số đảng viên CS tuy thất vọng về tập đoàn lãnh đạo Việt gian CS nhưng vẫn còn biện minh, bám víu vào luận điểm cho rằng HCM và đảng CSVN có công giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Một khi biết rõ sự thật lịch sử thì họ sẽ cùng với toàn dân đứng lên chuyển đổi lịch sử trong nay mai.

     Chính vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu bản chất của cuộc chiến hay nói cách khác, hiểu rõ ý đồ của các thế lực quốc tế toan tính những gì trên xương máu mồ hôi và nước mắt của toàn dân Việt Nam, từ đó chúng ta mới thấy rõ toàn bộ vấn đề. Để hiểu rỏ bản chất cuộc chiến Việt Nam, với tư cách một người nghiên cứu lịch sử trên quan điểm dân tộc, chúng tôi chỉ đưa ra những nhận định trung thực không nhằm mục đích tuyên truyền cho một chế độ nào, một đảng phái chính trị nào. Chúng ta cùng lược duyệt các sự kiện lịch sử trọng yếu, các hiệp ước quốc tế liên quan đến Việt Nam đối chiếu với thực tế chính trị sau đây:

– Hiệp Ước Patenôtre 1884 ký kết ngày 6-6-1884 giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp qui định Nam Kỳ Tự trị và Pháp chính thức áp đặt chế độ bảo hộ Bắc và Trung Việt Nam.

– Ngày 9-3-1945, Quân Phiệt Nhật lật đổ Thực dân Pháp. Ngày 11-3-1945, Cơ Mật Viện triều Nguyễn họp khẩn cấp và ra tuyên bố “Huỷ bỏ Hiệp ước 1884 và Khôi phục chủ quyền cuả  Việt Nam”. Ngày 12-3-1945, Cao Miên tuyên bố độc lập và ngày 15-4-1945, Lào tuyên bố độc lập. Ngày 8-5-1945, Chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố chương trình Hưng Quốc, lá cờ “Quẻ Ly” được chọn làm quốc kỳ và bài “Đăng Đàn” của triều đình nhà Nguyễn được chọn làm quốc ca.

– Ngày 17-8-1945, Tổng hội giáo giới tổ chức cho công chức Hà Nội biểu tình để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc biểu tình diễn hành qua các đường phố thì cán bộ CS trương cờ đỏ sao vàng biến cuộc biểu tình của công chức thành biểu tình ủng hộ mặt trận Việt Minh. Ngày 19-8-1945, biểu tình lớn tại nhà hát lớn Hà Nội, mặt trận Việt Minh xuất hiện cùng với cờ đỏ sao vàng xuất hiện nhiều nơi. Việt Minh “Cướp Chính quyền”, chiếm các công sở trong thành phố. Ngày 22-8-1945, Mặt Trận Việt Minh chính thức xuất hiện tại Hà Nội và Sài Gòn. Vua Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị.

– Ngày 2-9-1945, Hồ Chí  Minh độc “Tuyên ngôn Độc lập” và trình diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hà Nội. Ngày 11-11-1945, Đảng CS Đông Dương tuyên bố tự giải tán để trở thành “Nhóm Nghiên cứu Mác Xít”.

– Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh ký kết hiệp ước sơ bộ với Pháp cho phép quân Pháp đổ bộ vào Bắc bộ thay thế quân đội Trung Hoa hậu thuẫn cho Việt Nam Quốc Dân Đảng để rảnh tay tiêu diệt đối thủ là VNQD. Ngày 19-12-1946, Chiến tranh Việt Pháp bùng nổ bắt đầu từ Hà Nội.

– Ngày 5-6-1948 công bố bản Tuyên ngôn Vìệt Pháp trên chiến hạm Duguay-Trouin tại vịnh Hạ Long giữa Cao Ủy Pháp Émile Bollaert và Thủ tướng Lâm thời Nguyễn văn Xuân. Tuyên ngôn vịnh Hạ Long minh định Pháp quốc thừa nhận Việt Nam là một quốc gia Độc lập và thống nhất trong Liên Hiệp Pháp với tư cách một quốc gia liên kết.

-. Ngày 14-1-1950, nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc chính thức thừa nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ngày 31-1-1950, Liên bang Sô Viết thừa nhận Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã chính thức đứng vào hàng ngũ các nước cộng sản nên Trung Quốc bắt đầu công khai viện trợ vũ khí tối tân cho VNDCCH.

-. Ngày 7-2-1950, Hoa Kỳ, Anh quốc thừa nhận quốc gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa CS xuống Đông Nam Á. Kể từ thời điểm này, cuộc chiến Việt Nam không còn là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà đã trở thành cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa 2 hệ thống tư tưởng: Chủ nghĩa CS và chủ nghĩa Tư Bản của thế giới tự do.

-. Ngày 20-7-1954, Ký kết thỏa ước ngưng bắn giữa Giữa Pháp và Việt Minh. Tuyên bố chung kết Hội nghị Genève qui định các điều khoản chính trị về việc tạm thời chia đôi đất nước và tổ chức Tổng tuyển cử được Anh, Pháp, Ai Lao, Trung Quốc, Liên Sô, Cambodia và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận. Tuyên bố Chung kết không được thi hành vì Hoa Kỳ không thỏa thuận và không hỗ trợ Tuyên bố Chung này. Ngay khi các bên vừa đặt bút ký kết hiệp định, Ngoại trưởng Trần văn Đỗ khóc và tuyên bố Chính phủ Quốc Gia Việt Nam phản đối việc ký kết hiệp định đình chiến trái với nguyện vọng độc lập và thống nhất của dân tộc Việt Nam cũng như sự lạm quyền của Tổng tư lệnh Pháp tự ý ấn định ngày tổng tuyển cử… Tuy nhiên, Việt Nam cũng cố gắng hoan nghênh mọi nỗ lực để tái lập hòa bình và không dùng võ lực để cản trở việc thi hành hiệp định”.

– Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố quyền làm chủ biển Đông. Ngày 14-9-1958, Thủ tướng VNDCCH gửi thư cho Thủ tướng quốc vụ viện Chu Ân Lai “Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

– Mao Trạch Đông tuyên bố trắng trợn ý đồ xâm chiếm Miền Nam Việt Nam như sau: Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore. Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …”. CSVN nhận chỉ thị phát động cuộc chiến tranh “Giải phóng” miền Nam VN. Tháng 4 năm 1959, Ủy ban Trung ương đảng họp lần thứ 15 quyết định dùng vũ lực xâm chiếm miền Nam Ngày 20-12-1960: Hà Nội công bố Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam do LS Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.

– Ngày 27-1-1973 Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã ký HIỆP ĐỊNH CHẤM DỨT CHIẾN TRANH VÀ TÁI LẬP HÒA BÌNH TẠI VIỆT NAM Hiệp Định Hòa Bình Paris nhằm “kết thúc chiến tranh và tái lập hòa bình tại Việt Nam”. Vào lúc ký hiệp định, VNCH kiểm soát 75% lãnh thổ và 85% dân số.

Điều 15 qui định “Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Nam và Miền Bắc, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào, thời gian thống nhất sẽ do Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam đồng thỏa thuận.

 TNG KT CUC CHIN TRANH VIT NAM   

    Việt Nam với bờ biển dài như hình chữ S nhìn ra biển Đông Thái Bình Dương, khống chế toàn bộ hải trình từ Đông sang Tây và ngược lại nên được xem như “ngã tư giao thương quốc tế”. Ngoài vị trí “địa lý chiến lược” hết sức quan trọng, Việt Nam còn có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một hải phận rộng 1 triệu km2 với trữ lượng dầu hỏa tiềm tàng đã khiến các cường quốc luôn tìm mọi cách xâm chiếm, can thiệp vào Việt Nam. Lịch sử cận đại chứng minh khu vực Đông Nam Á nói chung và Đông Dương nói riêng là một khu vực địa lý-chính trị và quân sự nên cuộc chiến tranh ở Việt Nam kéo theo cả Đông Dương (Việt, Miên, Lào) và cả khối Đông Nam Á trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở vùng này.

    Ngày 3-2-1930 Hồ Chí Minh thành lập đảng CSVN đến tháng 10-1930 theo chỉ thị của Cộng sản quốc tế đổi tên là đảng Cộng Sản Đông Dương. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh thực dân Pháp. Ngày 11-3-1945, Cơ Mật Viện triều Nguyễn họp khẩn cấp và ra tuyên bố “Huỷ bỏ Hiệp ước 1884 và Khôi phục chủ quyền cuả  Việt Nam”. Ngày 12-3-1945, Cao Miên tuyên bố độc lập và ngày 15-4-1945, Lào tuyên bố độc lập. Như vậy, Việt Nam trên nguyên tắc đã chính thức độc lập kể từ ngày 11-3-1945 với chính phủ Trần Trọng Kim đầu tiên trong lịch sử. Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp mà Cộng Sản phát động dưới danh nghĩa giải phóng các dân tộc Việt Miên Lào trong thực chất là để bành trướng chủ nghĩa  Cộng Sản, nhuộm đỏ cả Đông Dương để mở đường cho Trung Cộng tiến xuống Đông Nam Á. Ngày 14-1-1950, Trung Quốc công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 31-1-1950 Liên Sô công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa là nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á nên ngày 7-2-1950, Anh, Hoa Kỳ và các nước tự do công nhận chính phủ quốc gia Bảo Đại. Hồ Chí  Minh lãnh đạo chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã chính thức đứng vào hàng ngũ Cộng Sản nên cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc đã trở thành chiến tranh ý thức hệ giữa Cộng Sản và tư bản, đưa dân tộc Việt Nam vào thế khốn cùng. Để lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân, ngày 11-11-1945, đảng Cộng Sản Đông Dương giải tán rồi thành lập đảng Lao Động (16-3-1951) trá hình của đảng  Cộng Sản để lãnh đạo phong trào Việt Minh.

    Ngày 2-6-1948, thành lập chính phủ Trung Ương Lâm thời do Nguyễn văn Xuân làm Thủ Tướng, ban hành Hiến chương Lâm thời của nước Việt Nam, chọn quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ và bài “Thanh niên Hành khúc” sau khi đã đổi lời của Lưu Hữu Phưóc làm quốc ca. Ngày 5-6-1948 công bố bản Tuyên ngôn Vìệt Pháp gọi là Tuyên ngôn vịnh Hạ Long minh định Pháp quốc thừa nhận Việt Nam là một quốc gia Độc lập và thống nhất trong Liên Hiệp Pháp với tư cách một quốc gia liên kết.

    Từ tháng 8-1945 đến 1-1946, Hồ Chí Minh đã gửi 8 bức thư cho TT Harry S Truman và bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi HK xin được công nhận và giúp ngăn quân đội Pháp trở lại Đông Dương. Thế nhưng, toán OSS cơ quan tình báo chiến lược của Hoa Kỳ ở Đông Dương do Thiếu tá Thomas More và Đại úy Patty sống cùng với Hồ Chí Minh trong hang Pắc Pó đã báo cáo Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Ái Quốc, nhận chỉ thị của Đệ tam quốc tế CS nên vẫn sinh hoạt đảng, hát quốc tế ca, học tập chủ nghĩa Mác Lê. Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã không công nhận chính phủ Hồ Chí Minh. Nếu là bất cứ người Việt Nam nào thì vận mệnh đất nước Việt Nam đã thay đổi ngay từ lúc đó, nếu không độc lập ngay thì cũng hưởng qui chế chế độ Ủy trị của Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt là sau thế chiến lần thứ hai, với sự ra đời của Liên Hiệp Quốc và nhất là chủ trương giải thực của Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt đã mở đầu cho phong trào dân tộc tự quyết của các quốc gia Đông Nam Á. Indonesia  tuyên bố độc lập ngày 17 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ trao trả độc lập cho Philippines năm 1946, Burma giành lại độc lập từ tay người Anh năm  1948 và Pháp chính thức rút khỏi Đông Dương sau hiệp định Genève 20-7-1954. Người Anh đã trao lại độc lập cho Malaya năm 1957 và sau đó là Singapore, Sabah và Sarawak năm 1963, trong khuôn khổ Liên Bang Malaysia.

    Từ thực tế lịch sử trên, nếu Hồ Chí Minh không đem chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam thì đất nước chúng ta đã độc lập mà không phải hy sinh oan uổng hàng triệu người Việt Nam vô tội cho tham vọng xâm lược bành trướng của Cộng sản. Chính Cộng Sản Việt Nam đã phản bội kháng chiến để thỏa hiệp với thực dân Pháp, ký kết hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước trong lúc cao trào kháng chiến của toàn dân đang trên đà thắng lợi. Chính phủ quốc gia Việt Nam không đặt bút ký kết hiệp định Genève để phản đối sự cấu kết giữa Cộng sản và thực dân Pháp chia đôi đất nước. Nguồn sử liệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam sau này cho biết Trung ương đảng đã nhận chỉ thị của đảng Cộng Sản Trung Quốc ký kết chia đôi đất nước. Ngay khi vừa ký hiệp định, Cộng Sản Việt Nam đã chỉ thị cho 85 ngàn đảng viên chưa bị lộ rút vào hoạt động bí mật, chôn giấu hơn 1 vạn súng và nhiều điện đài. Đến năm 1955, bộ máy chỉ đạo của đảng từ xứ ủy, tỉnh ủy đến huyện ủy đã được sắp xếp xong và chuyển hướng hoạt động bí mật chờ thời cơ. 

    Ngày 8-9-1954, Liên minh Phòng thủ Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization gọi tắt là SEATO) được thành lập bao gồm 8 nước là Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan, Philippine, Thái Lan và Hoa Kỳ để ngăn chặn sự xâm lược của chủ nghĩa Cộng Sản xuống Đông Nam Á. Ngày 20-11-1954, Thủ tướng Pháp Mendès France viếng thăm Hoa Kỳ xác nhận: “Chấm dứt sự kiểm soát của Pháp về kinh tế, thương mại và tài chánh tại Việt Nam : Chuyển giao quân đội Quốc gia cho Việt Nam, chuyển giao trách nhiệm huấn luyện quân đội quốc gia cho Hoa Kỳ và rút hết quân đội Viễn chinh Pháp ra khỏi Việt nam ”. Ngày 9-8-1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố chính phủ của ông không ký hiệp định nên không bị ràng buộc bởi hiệp định Genève và việc bầu cử không thể  thực hiện được “Chừng nào mà chế độ Cộng Sản chưa cho phép người dân Việt nam được hưởng những quyền tự do dân chủ và những quyền căn bản của con người.”. 

    Ngay sau khi vừa đặt bút ký hiệp định Genève, Ban chấp hành trung ương đảng Lao Động trá  hình của đảng Cộng Sản Việt Nam đã họp để chuẩn bị sách lược đấu tranh thống nhất đất nước. Các cơ sở đảng để lại sau hiệp định có nhiệm vụ phát động nhân dân đấu tranh chính trị đòi hiệp thương giữa 2 miền Nam Bắc, thực hiện tổng tuyển cử, phong trào hòa bình Sài Gòn Chợ Lớn đòi các quyền tự do dân chủ… Để đối phó với các hoạt động nằm vùng này, giữa năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm cho phát động chiến dịch “Tố Cộng” trên toàn quốc. Trước những thiệt hại nặng nề này, Cộng Sản Việt Nam quyết định tiến hành khủng bố và ám sát những viên chức địa phương, những giáo viên có lập trường quốc gia. Theo báo cáo của tòa Đại sứ HK thì cuối năm 1960 đã có 700 viên chức Việt Nam Cộng Hòa bị sát hại. Tháng giêng năm 1959, đảng Lao Động (CSVN) ra nghị quyết kết hợp đấu tranh chính trị với lực lượng vũ trang, chuyển người và vũ khí vào miền Nam. Tháng 3 năm 1959, chính phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt Việt Nam Cộng Hòa trong tình trạng chiến tranh.

    Sau khi Trung Cộng đánh chiếm Tây Tạng năm 1959, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore.Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …” nên tháng 4 năm 1959, Ủy ban Trung ương đảng họp lần thứ 15 quyết định dùng vũ lực xâm chiếm miền Nam. Ngày 20-12-1960, Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam do LS Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch được thành lập với chiêu bài “Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập, tiến tới thống nhất tổ quốc”. Đầu năm 1961, quân đội giải phóng Miền Nam Việt nam hoạt động mạnh với 3 thành phần gồm đội quân chủ lực là binh sĩ miền Bắc và cán bộ tập kết trở về, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ hoạt động hiệu qủa ở miền Nam. Chính phủ Hoa Kỳ đưa ra sách lược chống du kích do sir Robert Thompson người Anh cố vấn cho chính phủ Ngô Đình Diệm, đồng thời gia tăng quân số, vũ khí với sự giúp đỡ của cố vấn Hoa Kỳ. Giữa năm 1961, kinh tế gia Eugene Staley được phái sang cố vấn chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thành lập Ấp Chiến lược để tách rời dân chúng ra khỏi sự kiểm soát khống chế của quân Cộng sản. Ngày 11-10-1961, Thống tướng Maxwell Taylor được TT Kennedy cử sang nghiên cứu tình hình nghiêm trọng của VN về phúc trình lên TT là để ngăn chặn quân xâm nhập từ miền Bắc qua biên giới Lào cần ít nhất là 3 sư đoàn quân chiến đấu Mỹ. Bản phúc trình của bộ trưởng quốc phòng Mac namara và bộ trưởng Ngoại giao Dean Rush đều nhấn mạnh trách nhiệm của Hoa Kỳ là phải bảo vệ Việt Nam khỏi rơi vào tay Cộng sản. Bản phúc trình viết “… Chúng ta phải chuẩn bị để đưa lực lượng chiến đấu Hoa Kỳ vào Việt Nam nếu điều đó cần thiết để thành công. Tùy theo hoàn cảnh, có thể quân đội Hoa Kỳ cũng phải đánh vào nguồn xâm lược ở Bắc Việt”.

     Trước tình hình này, TT Ngô Đình Diệm ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc ngày 15-10-1961. Ngày 3-2-1962, thành lập ủy ban trung ương đặc trách ấp chiến lược do cố vấn Ngô Đình Nhu chỉ huy. Theo báo cáo kết qủa 1 năm thực hiện đã lập xong 5.917 ấp chiến lược qui tụ 8 triệu dân. Bộ chỉ huy yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ (MACV) được thành lập, số cố vấn quân sự tăng từ 700 lên 12.000 người vào giữa năm 1962.

    Ngày 23-7-1962, Hiệp định Trung lập Lào được ký kết, phe tả đã đưa Pathet Lào vào chính phủ liên hiệp để không cho Hoa Kỳ can thiệp vào tình hình Lào. Đồng thời, quân Cộng sản vẫn sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh ở phiá Đông do phe Pathet Lào kiểm soát để chuyển vận ồ ạt vũ khí đạn dược vào chiến trường miền Nam. Từ năm 1962, đường mòn được mở rộng để cho những đoàn xe tải dài từ 50 đến 75 dặm (miles) di chuyển vào ban đêm dưới sự bảo vệ của trên 70 ngàn quân chính qui Cộng sản. Mỗi tháng có thể chuyển được 8 ngàn quân và 10 ngàn tấn vũ khí đạn dược cung ứng cho nhu cầu chiến trường ngày càng ác liệt.

    Trong khi quân Cộng sản quấy rối khắp nơi thì tình hình chính trị miền Nam có nhiều rối loạn kể từ cuối năm 1960 với cuộc đảo chánh của tư lệnh lực lượng nhảy dù. Cuộc đảo chánh do các đảng phái quốc gia tổ chức tuy thất bại nhưng chứng tỏ sự suy yếu của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Ngay từ khi về nhận chức Thủ Tướng, ông Ngô Đình Diệm đã được sự ủng hộ nồng nhiệt của quân đội quốc gia và 1 triệu đồng bào di cư. Chính sự ủng hộ này khiến TT Ngô Đình Diệm và nhất là cố vấn Ngô Đình Nhu có những tính toán chủ quan sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của nền đệ nhất Cộng Hòa. Việc dẹp Bình Xuyên là cần thiết nhưng dẹp luôn các giáo phái khác và các đảng phái quốc gia nhất là áp dụng triệt để dụ số 10 ngăn cấm hoạt động của một số hội đoàn, các tôn giáo đã gây nên sự chia rẽ trong hàng ngũ quốc gia. Ngày 7-7-1963, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã tự vẫn trong tù để lại di chúc “Lịch sử” đắng cay cho những người quốc gia: “Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do”.

    Đầu tháng giêng năm 1963, Cộng quân tấn công ấp Bắc gây tiếng vang bất lợi cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại quốc hội Hoa Kỳ. Theo phúc trình của phái bộ  quân sự  Mỹ  Macv thì Cộng quân kiểm soát được gần một nửa dân số và lãnh thổ về ban đêm. Ngày 15-12-1964, bộ trưởng quốc phòng Mac Namara phải sang Việt Nam thị sát tình hình. Một kế hoạch có tên là Oplan 34A áp dụng biện pháp mạnh để thuyết phục Hà Nội vì lợi ích của chính họ mà từ bỏ ý định xâm lược miền Nam. Kế  hoạch chưa thi hành thì vụ Maddox xảy ra. Hạm trưởng chiến hạm Maddox loan báo chiến hạm bị các tiểu đĩnh của Cộng Sản dự định tấn công ngoài hải phận quốc tế từ ngày 2 đến 4 tháng 8-1964. Ngày 5-8-1964, sau cuộc họp với lãnh tụ lưỡng đảng quốc hội, TT Hoa Kỳ Johnson ra lệnh oanh tạc Bắc Việt. Nghị  quyết “Vịnh Bắc Việt” được quốc hội thông qua ngày 7-8 với đa số phiếu tuyệt đối ở hạ viện và 88-2 ở thượng viện cho phép quân đội HK được tham chiến mở đầu cho thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất tại Việt Nam từ 1965 đến 1973. 

    Trước khi có những biện pháp quyết liệt, ngày 13-8 TT Johnson đã nhờ trung gian Seaborn trong phái đoàn Canada gặp Phạm văn Đồng một lần nữa để nhắc lại đề nghị của Mỹ hồi tháng 6 về việc “nhận viện trợ hay bị tàn phá?” thì Phạm văn Đồng nhẹ nhàng nhắc Seaborn rằng lần sau trở lại với những đề nghị mới của Mỹ nên dựa trên căn bản hiệp định Genève. Sau khi quân Cộng sản tấn công phi trường Pleiku ngày 7-2-1965, máy bay Mỹ từ đệ thất hạm đội tấn công cơ sở quân sự ở Đồng Hới. Chiến dịch “Sấm Rền” với hàng trăm phi cơ tấn công các kho đạn, các cầu đường ở miền Bắc.

     Sau khi đưa ra các đề nghị không được Cộng Sản Việt Nam chấp nhận, ngày 8-3-1965 hai tiểu đoàn Thủy quân lục chiến đổ bộ Đà Nẵng để giữ an ninh cho phi trường. Cộng Sản Việt Nam tuy tuyên bố mạnh nhưng cũng hiểu rõ quyết tâm của Hoa Kỳ nên Phạm văn Đồng mới bắn tiếng đề nghi Hoa Kỳ thương thuyết trên căn bản hiệp định Genève. Khi Hoa Kỳ leo thang oanh tạc miền Bắc thì quốc tế Cộng Sản phải vận động tuyên truyền cho phong trào phản chiến trên toàn thế giới chống chiến tranh. Ngày 16-10-1965, những cuộc biểu tình chống chính sách Mỹ tại VN được tổ chức đồng loạt tại London, Copenhagen, Stockholm, Brussels, Rome và 40 thành phố ở Hoa Kỳ.

    Tính đến cuối năm 1965 thì số quân Mỹ tham chiến là 175 ngàn. Chi phí chiến tranh cũng tăng lên đến 2,9% của ngân sách quốc gia. Ngày 29-9-1967, Tổng Thống Johnson đọc diễn văn ở San Antonio hứa ngưng oanh tạc nếu Cộng Sản Việt Nam không lợi dụng việc ngưng oanh tạc để đưa thêm người và vũ khí vào miền Nam. Hà Nội bác bỏ đề nghị có điều kiện này để chờ tình hình bầu cử TT Hoa Kỳ năm 1968 sẽ thuận lợi hơn. Tình hình chiến sự năm 1967 cho thấy quân Cộng Sản đã không đương đầu được với lực lượng cơ động “Tìm và diệt” của quân đồng minh. Tuy đạt được vài thắng lợi nhưng sau đó bị tiêu diệt nên lực lượng bị tiêu hao dần. Chính vì vậy, Cộng Sản Việt Nam quyết định đốt giai đoạn phát động “Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa” để giành thắng lợi quyết định trước khi ngồi vào bàn hội nghị. Lợi dụng dịp tết Mậu Thân, Hà Nội kêu gọi hưu chiến 48 giờ. Chính phủ VNCH tuân thủ lệnh hưu chiến cho quân đội công chức về quê ăn tết. Ngày 30-1-1968, Hà Nội ra lệnh tổng tiến công Mậu Thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 11-2-1968, Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh Tổng Động viên. Ngày 24-2-1968, quân lực Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm thành phố Huế. Theo thống kê thì 4.954 binh sĩ VNCH tử trận, 3.895 binh sĩ Hoa Kỳ và các nước đồng minh và 14.300 thường dân bị chết oan. Về phiá Cộng Sản đã thú nhận thất bại nặng nề vì “đánh giá cao lực lượng mình, đánh giá thấp lực lượng địch và do tư tưởng nóng vội muốn giành thắng lợi lớn, kết thúc chiến tranh nhanh nên nhiều vùng nông thôn giải phóng của ta trước đây bị địch chiếm. Mục tiêu của cuộc tổng tiến công và tổng nổi dậy không đạt được đầy đủ. Lực lượng của ta bị tổn thất nhiều với 111.306 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và chính trị ở miền Nam đã hy sinh và bị thương…”. Sau cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân, về phương diện quân sự thì hầu như toàn bộ lực lượng quân giải phóng bị tiêu diệt. Về phương diện chính trị cũng hoàn toàn thất bại vì nhân dân miền Nam không những không ủng hộ mà còn chán ghét ghê tởm hành động dã man của cộng quân. Nếu đồng minh Hoa Kỳ và VNCH biết khai thác thời cơ, huy động các sư đoàn chủ lực thiện chiến như lực lượng nhảy dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt Động quân tung ra những trận đánh thẳng vào miền Bắc thì tình hình có thể đã thay đổi. 

    Sự kiện tòa đại sứ Mỹ bị tấn công và hơn 3 ngàn quân nhân Mỹ tử thương đối với nhân dân và quốc hội Mỹ là một tổn thất hết sức nặng nề về mặt tâm lý. Người dân bất bình với chính quyền Johnson vì danh dự bị tổn thương, đời sống khó khăn hơn vì phải đóng thuế thêm 10% cho ngân sách quốc phòng. Ngay trong đảng dân chủ, TT Johnson bị nhóm chủ hòa phê phán chỉ trích. Ngày 31-10-1968, TT Johnson tuyên bố ngưng các cuộc tấn công trên lãnh thổ Bắc Việt trừ khu vực dưới vĩ tuyến 20 và đề nghị mở hòa đàm với Bắc Việt. Đồng thời TT Johnson tuyên bố sẽ không ứng cử và cũng không chấp nhận đảng dân chủ đề cử để hậu thuẫn cho Phó TT Humphrey tranh cử Tổng Thống. Ứng cử viên Mac Govern của đảng dân chủ với lập trường chủ hòa, sẵn sàng lập chính phủ liên hiệp với Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam nên chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chịu tham gia hòa đàm. Trong khi ứng cử viên Nixon của đảng Cộng Hòa với lập trường cứng rắn tuyên bố úp mở rằng đã có kế hoạch bí mật để chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã thắng cử với đa số phiếu cử tri đoàn (302/191) và 43,3%/ 42,7% số phiếu cử tri. 

    Sau khi TT Nixon nhậm chức ngày 20-1-1969, thì phiên họp chính thức đầu tiên giữa “Hai phe, bốn bên” bắt đầu ngày 25-1-1969 với sự tham dự của phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa. Trong bài diễn văn ngày 14-5-1969, TT Nixon xác định quân đội Hoa Kỳ và quân đội Cộng Sản Bắc Việt đồng thời rút khỏi miền Nam Việt Nam và Hà Nội phải ngưng mọi cuộc tiếp viện về người và vũ khí cho Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Cộng Sản Việt Nam chủ trương vừa đánh vừa đàm để khai thác thời cơ bầu cử TT Hoa Kỳ sẽ tạo lợi thế cho họ. Về phía Hoa Kỳ, Nixon tiếp tục chủ trương Việt Nam hóa chiến tranh. Ngày 8-6-1969, TT Hoa Kỳ Nixon họp với TT Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu tại Midway loan báo sẽ rút 25 ngàn quân nhân Mỹ khỏi VN trước tháng 8. Để mở đầu cho kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh, bộ trưởng quốc phòng HK yêu cầu quốc hội chuẩn chi 156 triệu mỹ kim để tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Việt nam Cộng Hòa. Hoa Kỳ chuyển giao phi cơ, chiến hạm, máy bay trực thăng, xe quân sự đủ loại, hơn 1 triệu khẩu súng M 16 cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng tăng quân số từ 850 ngàn lên khoảng 1 triệu binh sĩ. Ngày 15-11-1969, hơn 250 ngàn người biểu tình tuần hành tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn cùng với các cuộc biểu tình khác ở Pháp, Tây Đức và Anh. Đây là cuộc biểu tình phản chiến lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

    Ngày 9-1-1971, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh đã thảo luận với Chu Ân Lai về vấn đề Việt Nam: “Nhân danh tổng thống Nixon, tôi xin thông báo với Thủ tướng một cách trịnh trọng nhất rằng trước hết, chúng tôi sửa soạn rút quân hoàn toàn ra khỏi Đông Dương và ấn định ngày giờ rút quân, nếu có một cuộc ngưng bắn và phóng thích tù binh của chúng tôi.  Thứ đến, chúng tôi sẽ để cho giải pháp chính trị của Nam Việt Nam tự diễn biến và phó mặc cho một mình người Việt… Điều chúng tôi yêu cầu là một khoảng thời gian chuyển tiếp giữa sự rút quân và diễn biến chính trị.  Không phải là để chúng tôi có thể trở lại Việt Nam mà chúng tôi để cho dân tộc Việt Nam và dân tộc các nơi khác ở Đông Dương tự quyết định lấy số phận của họ… Hôm qua, tôi đã thưa với Thủ tướng, và tôi muốn nhắc lại rằng, nếu sau khi quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn,  mà các dân tộc Đông Dương thay đổi chính quyền của họ, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.”. Trong một thông điệp gửi đến người dân Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Tổng thống Nixon đã nói: “Vấn đề rất đơn giản đó là như thế này: chúng ta sẽ rời khỏi Việt Nam theo cách mà – bởi những hành động của chính chúng ta – cố ý chuyển giao đất nước cho những người Cộng sản? Hay là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do? Kế hoạch của tôi sẽ chấm dứt sự tham gia của người Mỹ theo cách sẽ cung cấp cho miền Nam cơ hội đó. Và một kế hoạch khác sẽ kết thúc nó một cách vội vàng và trao chiến thắng cho những người Cộng sản”.

     Ngày 21-2-1972, TT Nixon viếng thăm Trung Quốc. Trong cuộc họp đầu tiên với Chu Ân Lai ngày hôm sau 22-2-1972, tổng thống Nixon đề cập ngay đến vấn đề Việt Nam: “Nếu tôi ngồi vào bàn với bất cứ nhà lãnh đạo nào của Bắc Việt Nam, và cùng nhau bàn bạc về việc đình chiến và nhận lại tù binh của chúng tôi, tất cả người Hoa Kỳ sẽ được rút ra khỏi Việt Nam trong sáu tháng kể từ ngày đó…  Chúng tôi đã đề nghị rút hết người Hoa Kỳ, mà không để cái “đuôi” đàng sau – như cách nói của Thủ tướng – và ngưng bắn trên toàn Đông Dương, miễn là chúng tôi lấy lại được tù binh.  Sau đó, chúng tôi sẽ để cho dân chúng ở đó tự quyết định.”. Kết qủa chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon năm 1972, đã giúp Hoa Kỳ chấm dứt sự tham gia trong chiến tranh Việt Nam không phải là cách mà Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ và nhiều người Việt mong đợi. Thế nhưng chuyến đi này của Tổng thống Nixon đã đã làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu cũng như lập ra một trật tự thế giới mới. 

Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh. Photo hôm 25-2-1972courtesy National Archives & Records Administration.

Thông cáo chung được ký kết tại Thượng Hải ngày 28 tháng 2, trong đó hai nước cam kết đi đến bình thường hóa, cùng nhau hợp tác trao đổi trên nhiều lĩnh vực. Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc và hai bên cam kết giải quyết vấn đề Đông Dương trong đó có chiến tranh Việt Nam. 

    Chuyến công du của TT Nixon đã tạo ra những chuyển biến lịch sử, Hoa Kỳ đã thành công trong việc phân hóa hàng ngũ Cộng Sản để Trung Quốc trở thành đồng minh với Hoa Kỳ. Để thực hiện điều này, Hoa Kỳ đã bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc  nên không phủ quyết cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 25-10-1971 theo đó, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) được giữ ghế đại biểu Trung Quốc thay Trung Hoa Dân Quốc.  Chính vì quyền lợi của Hoa Kỳ và quyền lợi cá nhân của Nixon, ông ta đã hy sinh quyền lợi của đồng minh” nên muốn TT Nguyễn văn Thiệu ký vào bản hiệp định trước ngày bầu cử TT Hoa Kỳ. Để thuyết phục Việt Nam Cộng Hòa, TT Nixon đã viết thư cho TT Thiệu ngày 16-10-1972 cam kết “Trong thời kỳ tiếp theo cuộc đình chiến, Ngài có thể hoàn toàn an tâm là chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho chính phủ của Ngài sự yểm trợ đầy đủ nhất, kể cả viện trợ kinh tế và bất cứ viện trợ quân sự nào phù hợp với những điều khoản của hiệp định… Tôi cam kết với ngài rằng bất cứ sự bội tín nào về phiá họ cũng sẽ bị chúng tôi lên án khắt khe nhất và nó sẽ có hậu qủa trầm trọng nhất… Tôi tin chắc rằng đó là giải pháp tốt nhất mà chúng ta có thể đạt được và cũng là giải pháp đáp ứng được điều kiện tuyệt đối của tôi là Việt Nam Cộng Hòa phải được tồn tại là một quốc gia tự do…”. Ngày 26-10-1972, sau khi đến Sài Gòn thuyết phục chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ký vào hiệp định bị TT Nguyễn văn Thiệu cương quyết từ chối nhưng khi trở về Hoa Thịnh Đốn, ngoại trưởng Henry Kissinger tuyên bố “Hòa bình đang ở trong tầm tay”. Người dân Mỹ tin rằng đã có một giải pháp để chấm dứt chiến tranh nên đại đa số người dân Hoa Kỳ đã bầu cho Nixon với tỷ lệ 60,7% so với 37,5% cho Mac Govern. Trong khi đó, đảng dân chủ thắng lớn với 76 dân biểu và 8 Thượng nghị sĩ phản chiến vào quốc hội.

    Sau khi thắng cử thì Nixon cương quyết hơn nên ra lệnh tiến hành chiến dịch oanh tạc Linebacker II lớn nhất trong chiến tranh VN ngày 27-12-1972, tập trung vào khu vực Hà Nội, Hải Phòng để buộc Hà Nội phải đi đến thỏa hiệp. Hà Nội đã bắn 1.200 hỏa tiễn Địa không do chuyên viên Liên Sô điều khiển, hạ 15 B52 và 15 phi cơ khác, 93 phi công chết hay mất tích. Sau đó, ngày 17-1-1973, TT Nixon gửi thêm lá thư cam kết cụ thể với TT Thiệu như sau “Tự do độc lập của nước VNCH vẫn luôn luôn là mục tiêu trọng đại trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Tôi đã theo đuổi mục tiêu này trong suốt cuộc đời chính trị của tôi… Tôi xin nhắc lại những cam kết đó như sau: Thứ nhất, Hoa Kỳ công nhận chính phủ của Ngài là chính phủ duy nhất hợp pháp ở miền Nam Việt Nam. Thứ hai, Hoa Kỳ không công nhận quyền có mặt của quân đội ngoại quốc trên lãnh thổ miền Nam và thứ ba, Hoa Kỳ sẽ phản ứng mãnh liệt nếu nếu bản hiệp định bị vi phạm”. Sau khi Việt Nam Cộng Hòa đồng ý ký, TT Nixon đã gửi ngay 1 lá thư ca tụng TT Nguyễn văn Thiệu như sau “Thưa TT, Với lòng can đảm và kiên trì, Ngài đã bảo vệ được quyền lợi của dân tộc Việt Nam trong công cuộc theo đuổi mục tiêu duy trì tự do và độc lập”. Cuối cùng, Hiệp định chấm dứt chiến tranh và Tái lập Hòa bình tại Việt Nam được ký kết tại Paris giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Vào thời điểm ký kết hiệp định 27-1-1973, VNCH kiểm soát 75% lãnh thổ và 85% dân số. Ngày 29-3-1973, các đơn vị cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam.

    Một biến cố khác xảy ra đã tác động trực tiếp vào sự suy vong của miền Nam Việt Nam. Ngày 6-10-1973, Khối Ả Rập bất ngờ tấn công Do Thái đang cử hành “Lễ Đền tội Yum Kippur”. Quân Do Thái bị thảm bại nên TT Nixon cho thiết lập cầu không vận tiếp liệu cho Do Thái. Do Thái phản công, sau hơn 3 tuần, khối Ả rập phải ký hiệp định đình chiến. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho Do Thái khiến khối Ả Rập tức giận, OPEC quyết định giảm mức sản xuất khiến giá dần thô tăng gấp 4 lần đồng thời các nước Abu Dhabi, Libyia, Saudi Arabia, Algeria và Kuwait cấm vận, cắt đứt dầu hỏa xuất cảng sang Hoa Kỳ. Chính phủ Nixon phải áp dụng chính sách khắc khổ nên nên người dân bất mãn và Việt Nam Cộng Hòa chịu hậu quả trầm trọng của cuộc chiến này. Quân viện của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa tài khóa 1972-1973 là 2,1 tỷ dollars, sau khi Hoa Kỳ bị cấm vận dầu lửa, quân viện giảm xuống còn 1 tỷ 2 và tài khóa 1974-1975 là 1 tỷ. Tháng 8 năm 1974, mức chuẩn chi 1 tỷ cho Việt Nam Cộng Hòa bị cắt xuống còn 700 triệu dollars. Khi TT Nixon xin quốc hội viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa thì quốc hội chỉ chuẩn chi 313 triệu Mỹ kim. Như vậy, quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa từ 2,1 tỷ bị, số tiền bị cắt 1,4 tỷ được chuyển sang cho Do Thái nên quân viện Do Thái tăng lên 1,5 tỷ cũng cắt còn 700 triệu trong năm này.

    Chính sách của Hoa Kỳ trong thực tế được quyết định bởi một “Thế Lực Ngầm”, đó là một tập hợp của các tài phiệt như Rockfeller, Ford foundation … mà hầu hết do vốn của các doanh nhân Do Thái. Tình hình thế giới đã thay đổi khi các chiến lược gia Hoa Kỳ quyết định phá vỡ thế cân bằng chiến lược cũ để tạo một chiến lược mới có lợi cho Hoa Kỳ nhiều hơn. Về mặt chính trị, Hoa Kỳ hy sinh Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Việt Nam Cộng Hòa, chuyển giao một phần công nghệ chế tạo vũ khí tối tân để Trung Quốc trở thành đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ khiến Liên Sô suy yếu và đi tới sụp đổ. Trên phương diện kinh tế, thị trường trên 1 tỷ người dân Trung Quốc là món hàng béo bở hấp dẫn và nguồn nhân công rẻ mạt cho các nhà tài phiệt đầu tư Hoa Kỳ. Chính quyền lợi của tập đoàn tài phiệt này nên Hoa Kỳ đã phản bội lời cam kết với các đồng minh Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Việt Nam Cộng Hòa. Thêm vào đó, quyền lợi của đảng Dân Chủ nói chung và của Thượng Nghị Sĩ chủ hòa Mac Govern đã chủ trương rút khỏi Việt Nam bằng mọi giá, tích cực hỗ trợ cho phong trào chống chiến tranh đang được Cộng Sản quốc tế yểm trợ tối đa nên ngày càng lên cao đến mức không thể kiểm soát nổi khiến chính giới Hoa Kỳ bao gồm cả hành pháp và cả những nhà lập pháp chân chính cũng đành bó tay chấp nhận không thể làm gì khác hơn được. Theo Thượng Nghị Sĩ Jim Web thì chính thành phần này đã cộng tác với cái gọi là Liên Hiệp Hòa Bình Đông Dương, một tổ chức ngoại vi của Cộng Sản đã được Edward Kennedy, Mac Govern là những “phần tử của một nhóm quyền lực ngầm gọi là Liên lạc Ngoại giao (SFR) được tài trợ bởi hệ thống tài phiệt quốc tế như Rockfeller, Ford Foundation… có ảnh hưởng vô cùng lớn trong chính trường đã phát động phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ. Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều hành bởi David Dellinger phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm 1973 và 1974 đã vận dụng nữ tài tử Jane Fonda và Tom Hayden đi khắp các khuôn viên đại học Mỹ, tập hợp sinh viên để chống lại Việt Nam Cộng Hòa”. Phong trào chống chiến tranh Việt Nam được sự chi viện tối đa của Cộng sản quốc tế về nhân lực và tài chánh nên tác động đồng loạt trên toàn thế giới. Tài liệu của đảng Cộng Sản Liên Sô cho biết đã cung cấp 2 tỷ dollars mỗi năm và huy động 500 ngàn đảng viên xâm nhập phong trào phản chiến biểu tình trên khắp thế giới. Tại quốc hội Hoa Kỳ, một “Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chánh”trong đó có Harold Ickes và Bill Clinton nỗ lực vận động những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Việt Nam chống Cộng Sản, ngăn cấm cả đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến binh Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị bộ đội chánh quy Bắc Việt được khối Sô Viết và Trung Cộng yểm trợ. Năm 1974, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thuận với tỷ lệ 43-38 để kèm vào việc chuẩn chi ngân sách quốc phòng một điều kiện gọi là “Tu chính Kennedy”. Ngày 11-7-1974, Ted Kennedy đề nghị cắt 50% viện trợ kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa và ngày 8-8-1974, TT Nixon phải từ chức vì hậu qủa của vụ Watergate khiến tình hình Việt Nam trở nên bi đát hơn. Khi Nixon từ chức, ông bắt buộc phải ký thành luật một mức tối đa ngân sách quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa là 1 tỷ. Ngay khi nhận chức, Tổng Thống H. Ford đã tái cam kết thực hiện “Những gì nước tôi đã cam kết với quý quốc…” nhưng chỉ vài ngày sau, ủy ban chuẩn chi của thượng viện đã cắt từ “Mức chấp thuận” là 1 tỷ xuống còn 700 triệu. Trong khi đó, tình hình chiến sự ngày một gia tăng với sự xâm nhập ồ ạt binh sĩ và vũ khí của quân Cộng Sản mà theo phúc trình của Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thì số đạn tồn kho sẽ hết vào tháng 6 năm 1975 nên chỉ còn đủ cung ứng được từ 30-45 ngày. Thế lực ngầm qua quốc hội một lần nữa tìm đủ mọi cách để tiêu diệt Việt Nam Cộng Hòa qua những quyết nghị cấm không được dùng quỹ Đối giá của viện trợ nhập cảng để trả lương cho cảnh sát, bộ quốc phòng cấm luôn cơ quan quốc phòng DAO tài trợ… GS Warren Nutter, cựu phụ tá Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đặc trách phần tài chính của chương trình Việt Nam hóa chiến tranh đã nói thẳng với TT Thiệu: “Quốc hội HK đôi khi hành động vô trách nhiệm như vậy. Cái trung tâm Tài nguyên Đông Dương đang hết sức tìm cách tiêu diệt VNCH…”. Ông khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ rằng:“Bỏ miền Nam là rơi vào đổ vỡ và thảm sát chỉ vì hơn kém nửa tỷ dollars sẽ có hậu qủa còn sâu sa hơn đó là xé nát lương tâm nước Mỹ. Nó sẽ là ngọn gió thổi bay ảnh hưởng của HK tuy còn mạnh mà đang yếu dần trên chính trường quốc tế…”. Ngày 26 tháng 2 năm 1975, TT Ford gửi thư cho TT Thiệu gợi ý về việc điều đình để có 1 giải pháp chính trị “…Chúng tôi tiếp tục tin tưởng rằng việc thực thi hiệp định Paris, cùng các cuộc điều đình trực tiếp giữa các phe phái Việt Nam, là con đường nhanh nhất, hữu hiệu nhất để chấm dứt cuộc đổ máu tại Việt Nam…”. Cuối cùng, ngày 13-3-1975, đảng Dân chủ chiếm đa số tại thượng viện và Hạ viện bỏ phiếu cho một nghị quyết chống bất cứ viện trợ nào thêm cho Việt Nam. Trước thực trạng đó, TT Thiệu đã phải quyết định “Tái phối trí” lực lượng vì không còn đủ khả năng phòng thủ diện địa nữa. Ngày 15-3-1975, cuộc di tản chiến thuật từ Pleiku tạo nên một bầu không khí hoảng loạn của quân dân cán chánh VNCH. Do áp lực của quốc hội, TT Nguyễn văn Thiệu bàn giao chính quyền cho Phó TT Trần văn Hương rồi TT Hương bàn giao cho Đại Tướng Dương văn Minh mở đầu cho sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa ngày 30-4-1975.

     Sau hơn ba thập niên, sự thật lịch sử của cuộc chiến Việt Nam đã cho chúng ta những nhận định sau:

1.   CHIẾN TRANH VIỆT NAM KHÔNG PHẢI LÀ CUỘC CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC. 

    Cộng sản Việt Nam vẫn tuyên truyền rêu rao là đã hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của 2 đế quốc Pháp và Hoa Kỳ. Thế nhưng, sự thật là sau khi quân Nhật lật đổ chế độ thực dân Pháp, ngày 11-3-1945, Cơ Mật Viện triều Nguyễn đã tuyên bố “Hủy bỏ Hiệp ước 1884 qui định Pháp bảo hộ Việt Nam và Khôi phục chủ quyền cuả một nước Việt Nam độc lập”. Ngày 12-3-1945, Cao Miên tuyên bố độc lập và ngày 15-4-1945, Lào tuyên bố độc lập. Nhận chỉ thị của Cộng Sản quốc tế đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ quốc gia Việt Nam, ngày 19 tháng 8 năm 1945, đảng Cộng Sản Việt Nam núp dưới danh nghĩa Việt Minh cướp chính quyền. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập và thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh ký thỏa hiệp sơ bộ với thực dân Pháp đồng ý để quân Pháp ra Bắc thay thế quân đội Trung Hoa giải giới quân Nhật để lợi dụng cơ hội này tìm cách tiêu diệt các đảng phái quốc gia. Sau khi cấu kết với thực dân Pháp bất thành, ngày 19-12-1946, Hồ Chí Minh kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”, cuộc chiến tranh Việt Minh và Pháp bắt đầu. Tháng 12,1947, Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long được ký kết giữa Cao Ủy Pháp Bollaert với Quốc Trưởng Bảo Đại để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Theo Hiệp Ước này Pháp long trọng thừa nhận nền độc lập của Việt Nam và Việt Nam được tự do tiến hành thủ tục thực hiện thống nhất quốc gia chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết. Ngày 8-3-1949, TổngThống Cộng Hòa Pháp và nhân danh Chủ Tịch Liên Hiệp Pháp, đã ký với Quốc Trưởng Bảo Đại Hiệp Định Elysée công Nhận Việt Nam Thống Nhất và Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp. Ngày 23-4-1949 Quốc Hội Nam Kỳ đã giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất.   

     Lịch sử đã chứng minh rằng, Cộng sản Việt Nam đã núp dưới danh nghĩa kháng chiến, lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt Nam để nhuộm đỏ cả Đông Dương, bành trướng chủ nghĩa CS mở đường xuống Đông Nam Á. Chính Hồ Chí Minh đã không giấu giếm sự thật khi gặp Salisbury tai Hà Nội năm 1965: “Những ngày tuyệt diệu rồi đây sẽ đến khi tất cả các đồng chí đã đến bên nhau. Tất cả mọi người đang nỗ lực tranh đấu để đem đến sự thành công của Miền Bắc Việt Nam, đó chính là sự thành công của những người Nga, những người Tàu, và những chế độ tại Đông Âu. Tất cả đều muốn làm cho Miền Bắc Việt Nam trở thành một mẫu mực, một nơi triển lãm thu hút muôn người, và một mẫu mực lý tưởng của chủ nghĩa Cộng sản có thể đưa đến cho các dân tộc tại Á Châu và đặc biệt nhất là vùng Đông Nam Á.”. Đây là bằng chứng quá rõ ràng cho mọi người thấy Hồ Chí Minh đã không bao giờ thực tâm tranh đấu vì Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc cho dân tộc Việt Nam mà sử dụng cả dân tộc Việt Nam như một công cụ để phục vụ tham vọng bành trướng của Đế Quốc Cộng Sản Nga Sô.

     2. CUỘC CHIẾN VIỆT NAM LÀ CUỘC CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ.

    Tháng 1 năm 1945, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc xin đứng vào hàng ngũ quốc tế CS nên ngày 14-1-1950 Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Ngày 31-1-1950, Liên Sô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thành trì công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Sự kiện lịch sử này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử là VNDCCH chính thức đứng vào hàng ngũ cộng sản nên ngày 7-2-1950, Hoa Kỳ, Anh và các nước thế giới tự do công nhận chính phủ quốc gia Bảo Đại để ngăn chặn làn sóng đỏ tràn xuống Đông Nam Á. Cuộc chiến Việt Nam chính thức trở thành cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Cộng sản và thế giới tự do. Sau khi Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore.Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …”. Tháng 4 năm 1959, Ủy ban Trung ương đảng họp lần thứ 15 quyết định thành lập Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ngày 20-12-1960, với chiêu bài “Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập, tiến tới thống nhất tổ quốc”. Sau khi chiếm được cả miền Nam, chính Lê Duẫn, tổng bí thư của đảng CSVN đã xác nhận một lần nữa:“Chúng ta đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc và ngày nay, yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”. Bộ mặt thật của CS đã phơi bầy trước lịch sử. Cuộc kháng chiến của dân tộc đã bị lợi dụng, Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã hy sinh hàng triệu người VN vô tội để bành trướng chủ nghĩa CS, nhuộm đỏ cả Đông Dương. 

      3. CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM ĐỐI ĐẦU GIỮA CS VÀ TƯ BẢN KHIẾN SINH LỰC CỦA DÂN TỘC BỊ TIÊU HAO TRẦM TRỌNG.  

    Trước đây, chúng ta bị bộ máy tuyên truyền của Cộng sản lừa dối rằng lực lượng đồng minh Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Thái Lan và Đại Hàn đến Việt Nam để chống lại một nước nhỏ bé là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và nhân dân miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, sau hơn 30 năm, chúng ta mới biết cả Liên Sô, Trung Cộng lẫn Bắc Triều Tiên đều tham chiến ở Việt Nam. Việt Nam trở thành chiến trường giữa 2 khối Cộng Sản và thế giới tự do. Sự thật lịch sử này được một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu như sau: “Trong giai đoạn giúp Việt Nam chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc đã vì Việt Nam mà đóng góp không biết bao nhiêu tài lực, nhân lực, vật lực, pháo binh, công binh, nhân viên đường sắt, nhân viên thư tín, hải quân, không quân, hậu cần vận tải … 16 sư đoàn, hơn 300.000 lính Hồng quân Trung Quốc ở Việt Nam trong hơn 3 năm 9 tháng đấu tranh. Tác chiến đối không 2153 lần, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ, bắt sống 42 phi công Mỹ, viện trợ Việt Nam xây dựng Hải Phòng, Hòn Gai, các thành phố duyên hải và xây dựng hệ thống phòng ngự ở tam giác châu thổ sông Hồng, tu sửa và xây dựng các tuyến đường huyết mạch, sân bay, tuyến đường sắt đông tây, mở đường trên biển chuyên chở vũ khí vào miền Nam và chi viện cho đường mòn Hồ Chí Minh. Từ năm 1950 đến năm 1978, TQ đã viện trợ cho Việt Nam hơn 200 tỷ mỹ kim, trong đó 93% là viện trợ không hoàn lại, đó là chưa kể xương máu mà 1446 chiến sỹ đã hy sinh, 4200 người trọng thương… những hy sinh đó tuyệt đối không thể tính được bằng tiền“. Gần đây, chúng ta mới biết được là các đơn vị phòng không Liên Sô và phi công Bắc Hàn cũng tham dự cuộc chiến tranh VN. Cựu Trung Tướng Yevgeni Antonov, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự của Liên Sô tại Việt Nam tiết lộ rằng Liên Bang Sô Viết đã gởi một trung đoàn phòng không với đầy đủ vũ khí và trang bị sang Việt Nam tham chiến và 13 người lính phòng không Liên Xô đã chết trên chiến trường miền Bắc. Trung đoàn phòng không Liên Sô  đã bắn rơi những chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trên bầu trời Hà Nội, kể cả chiếc chiến đấu cơ A-4 Skyhawk của Thượng Nghị Sĩ John McCain. Theo tiết lộ của cựu trung tướng Liên Xô Yevgeni Antonov, chỉ huy lực lượng phòng không Liên Xô tại Việt Nam từ 1969 đến 1970 thì Việt Nam là một phòng thí nghiệm cho vũ khí Liên Sô để chuẩn bị cho việc máy bay Mỹ và NATO oanh tạc vào nội địa Liên Sô trong trường hợp có chiến tranh giữa hai khối sau này. Sự thật lịch sử đã chứng minh rằng chính Hồ Chí Minh, cán bộ của CS quốc tế đã đưa dân tộc vào cuộc chiến tranh ý hệ, hy sinh xương máu của hàng triệu người dân lành vô tội để bành trướng chủ nghĩa CS xuống toàn cõi Đông Dương. Sinh lực của dân tộc bị tiêu hao trầm trọng, hàng triệu người dân vô tội hy sinh, đất nước nghèo nàn tan hoang đổ nát, lòng người ly tán. Cái gọi là thống nhất đất nước chỉ là sự xâm lăng của bạo lực và hận thù khiến dân tộc Việt Nam ly tán, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do. Cộng sản Việt Nam đã phơi bầy bản chất độc tài dã man trả thù, hành hạ đày đọa quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tù gọi là “Cải tạo” cùng với biện pháp đổi tiền, đánh tư bản mại sản, bắt đi kinh tế mới để tước đoạt tài sản của nhân dân… Cộng sản Việt Nam tuyên truyền rằng đã “Thống nhất được đất nước” nhưng thực tế đã chứng minh rằng cái gọi là giải phóng miền Nam đã để lại trong lòng dân tộc một sự phân ly ngăn cách không gì có thể hàn gắn được.

4. HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CSVN CHÍNH LÀ TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

     Điều 1 của Hiến chương Hội Quốc Liên và Liên Hiệp Quốc đều nhấn mạnh đến quyền dân tộc tự quyết. Phong trào giải thể chế độ thực dân là xu thế của thời đại được ghi rõ trong Hiến Chương Đại Tây Dương 1941 và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Các đế quốc Tây Phương Mỹ Anh Pháp Hòa Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho các thuộc địa Á Châu như Phi Luật Tân, Syrie và Liban năm 1946, Ấn Độ và Pakistan độc lập năm 1947, Miến Điện-Tích Lan và Palestine năm 1948, Việt Nam-Ai Lao, Cao Miên và Nam Dương năm 1949. Chính vì Hồ Chí Minh và nhà nước VN Dân chủ Cộng Hòa đứng vào hàng ngũ CS, chủ trương đấu tranh võ trang cướp chính quyền để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản nên dân tộc Việt mới hứng chịu thảm họa khốc liệt của chiến tranh.  Hàng triệu người Việt Nam vô tội phải hy sinh, gia đình Việt Nam nào cũng chịu cảnh thương đau mất mát, thống khổ triền miên. Chính Cộng Sản Việt Nam đã đưa dân tộc Việt Nam vào thế trên đe dưới búa của cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Cộng Sản và thế giới tự do. Chính Cộng Sản Việt Nam đã rước voi Mác Lê về giầy mả tổ Hùng Vương, cõng rắn độc Trung Cộng về cắn gà nhà dân tộc khiến gần 4 triệu người dân Việt đã hy sinh cho cuộc chiến tranh phi nghĩa này để rồi đất nước Việt Nam sau hơn 30 năm vẫn là một nước nghèo nàn chậm tiến nhất thế giới.  Hồ Chí Minh và tập đoàn CSVN chính là tội đồ của dân tộc Việt Nam.

5. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM LÀ CÔNG CỤ CỦA ĐẢNG CSVN.

     Trong chiến tranh, Cộng Sản rêu rao tuyên truyền Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam do những người miền Nam đứng lên “Chống Mỹ Cứu Nước” nên được giới trí thức tả khuynh trong phong trào phản chiến ủng hộ. Sau khi đem quân xâm chiếm Tây Tạng năm 1959, Mao Trạch Đông đã chỉ thị phải chiếm miền Nam VN bằng mọi giá để mở đường xuống Đông Nam Á nên ngày 20-12-1960, đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Sau khi xâm chiếm miền Nam Việt Nam, ngày 2-7-1976, Quốc hội Cộng sản tuyên bố thống nhất Việt Nam, đặt tên nước là Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cờ và hiến pháp là cờ và hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phạm văn Đồng tiếp tục làm Thủ tướng. Cái gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng” và “chính quyền Lâm thời Việt Nam” bị giải tán. Ngày 14 đến 20-12-1976, Đại hội Đảng Lao Động họp lần đầu quyết định lấy lại tên là đảng Cộng sản Việt Nam, Lê Duẫn được bầu là Tổng Bí Thư. Bộ mặt thật của đảng Cộng sản Việt Nam đã phơi bầy trước lịch sử. Sự kiện này chứng tỏ việc loan báo đảng CS Đông Dương tự giải tán ngày 11-11-1945 rồi thành lập đảng lao Động 16-3-1951 chỉ để che giấu bản chất CS, lừa dối nhân dân dưới danh nghĩa đảng Lao Động. Núp dưới danh nghĩa Việt Minh, dùng chiêu bài kháng chiến giành độc lập dân tộc nhưng thực chất là lợi dụng xương máu của đồng bào để bành trướng chủ nghĩa CS, nhuộm đỏ Việt Nam và các nước Lào, Camphuchia mà thôi.

6. CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ HY SINH HÀNG TRIỆU NGƯỜI VN VÔ TỘI ĐỂ TIÊU HAO SINH LỰC HOA KỲ CHO LIÊN SÔ.

     Khi bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản xuống Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, cả Liên Sô lẫn Trung Quốc đều chủ trương đánh Mỹ, tiêu hao sinh lực Hoa Kỳ cho đến người Việt Nam cuối cùng để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản. Mỗi năm Hoa Kỳ đã chi tiêu 20 tỷ dollars cho chiến tranh trong khi Liên Sô chỉ chi viện 1 tỷ dollars khiến ngân sách Hoa Kỳ kiệt quệ. Đảng CS Liên Sô đã thành công trong việc phân hóa hàng ngũ lãnh đạo Hoa Kỳ khiến nội tình nước Mỹ bị chia rẽ trầm trọng. Cái gọi là “Hội chứng Việt Nam” đã làm mất niềm tin nơi người dân Hoa Kỳ và của cả đồng minh của Hoa Kỳ trên thế giới nữa.

7. CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ HY SINH HÀNG TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM VÔ TỘI ĐỂ MỞ ĐƯỜNG CHO ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG TIẾN XUỐNG ĐÔNG NAM Á.

    Đối với đế quốc mới Trung Cộng đây là một thắng lợi vì chiếm được miền Nam làm bàn đạp mở đường tiến xuống Đông Nam Á, mặt khác cuộc chiến Việt Nam đã hủy hoại tiềm lực của Việt Nam để Trung Quốc dễ bề thống trị. Chính vì món nợ trong chiến tranh nên Cộng Sản Việt Nam phải dâng đất nhường biển cho Trung Quốc. Ngày 25 tháng 12 năm 1999, Lê Khả Phiêu TBT đảng CSVN và Trần Đức Lương, chủ tịch nước CHXHCNVN đi Bắc Kinh ký kết Hiệp ước phân định biên giới. Hiệp ước này chính thức nhượng một phần lãnh thổ thuộc Ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc và nhiều dãy núi thuộc Hà Giang, Lạng Sơn. Ngày 30 tháng 12 năm 2000, nhà nước CSVN ký kết với Trung Quốc 2 hiệp ước phân định vùng vịnh Bắc Việt và Hợp tác nghề đánh bắt cá. Với 2 hiệp ước này, Trung Quốc chính thức khai thác tài nguyên hơn 11 ngàn cây số vuông trong vùng vịnh Bắc Việt. Tháng 6 năm 2007, Trung Cộng phổ biến một bản đồ vẽ biển Đông của Việt Nam bao gồm cả Hoàng Sa Trường Sa là lãnh hải mới của Trung Cộng. Cuối cùng, người thắng trong 2 cuộc chiến tranh này chính là Trung Cộng và kẻ thua chính là Cộng Sản Việt Nam vì bộ mặt thật hại dân bán nước đã phơi bày trước nhân dân và họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

8. HỘI CHỨNG VIỆT NAM CHO HOA KỲ

     Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam đã để lại cho họ một hội chứng “sự chia rẽ trầm trọng trong nội bộ nước Mỹ”, đồng thời uy tín của Hoa Kỳ sút giảm trên chính trường quốc tế. Về phương diện chính trị, Hoa Kỳ đã bị đánh bại bởi chính quốc hội Hoa Kỳ với đa số đảng viên đảng dân chủ đã đặt quyền lợi đảng lên trên quyền lợi quốc gia để bị Cộng sản lừa dối và tùng phục quyền lực ngầm chi phối chính sách của Hoa Kỳ.

    Trong lịch sử Hoa Kỳ, nền dân chủ chính trị đã xây dựng nên một quốc gia hùng mạnh là biểu tượng của dân chủ tự do cho toàn thế giới, thế nhưng chính nền dân chủ đó đã bị giới tài phiệt lũng đoạn qua việc gây quỹ ứng cử nên các dân biểu nghị sĩ dễ bị lèo lái vì quyền lợi của nhóm tài phiệt. Việc hoạch định chính sách thay vì toàn thể hội đồng an ninh quốc gia quyết định thì hầu như giao phó cho viên cố vấn an ninh toàn quyền quyết định nên đã bị nhóm quyền lực ngầm thao túng vì quyền lợi riêng tư phe nhóm mà quên đi quyền lợi và cả danh dự của nước Mỹ. Chính trường Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam bị nhóm quyền lực ngầm mua chuộc tác động cả quốc hội Hoa Kỳ đã đưa nước Mỹ vào một sự kiện từng có trong lịch sử gọi là “Hội chứng Việt Nam” nên Tổng thống Johnson đã phải cay đắng thốt lên sự thật đau lòng:“Chính chúng ta đã đánh bại chúng ta!!!”.

     Vào thập niên năm mươi-sáu mươi, Hoa Kỳ tham dự chiến tranh Việt Nam để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. Bước sang thập niên bảy mươi, lợi dụng sự mâu thuẫn giữa Liên Sô và Trung Quốc sau cuộc chiến tranh biên giới  giữa hai nước hồi tháng 8 năm 1969, dẫn đến việc Liên Xô đưa ra các kế hoạch chi tiết cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc. Mao Trạch Đông lo ngại và muốn tìm một sự hòa giải với Hoa Kỳ để Trung Quốc rảnh tay mà đối phó với Liên Sô nên Hoa Kỳ lại dùng chiến tranh Việt Nam để phân hoá hàng ngũ quốc tế Cộng sản. Để hoá giải ý đồ của Liên Sô muốn Hoa Kỳ sa lầy trong cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ đã “Việt Nam hoá” chiến tranh và tìm giải pháp rút quân trong danh dự. Hoa Kỳ đưa Trung Quốc vào thay Trung Hoa Dân Quốc trong hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và bỏ ngỏ vùng biển Đông Nam Á để Trung Quốc tách hẳn khỏi Liên Sô và trở thành đồng minh của Hoa Kỳ. Sau khi rút chân ra khỏi Việt Nam, chi phí dành cho chiến tranh được dồn sang chế tạo vũ khí cạnh tranh quốc phòng với Liên Sô nên năm 1981, chỉ với 11 tỷ dollars Hoa Kỳ đã chế tạo được phi thuyền con Thoi vượt xa Liên Sô trong lãnh vực không gian. Cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản ở các nước Đông Âu đã dẫn tới những biến đổi lịch sử: Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc quay trở lại theo con đường Tư bản chủ nghĩa. Cộng Hòa Dân chủ Đức sát nhập vào Cộng Hòa Liên bang Đức. Ngày 21-8 đảng Cộng sản Liên Sô bị đình chỉ hoạt động trong toàn liên bang, chính phủ Sô viết bị giải thể. Mười một nước cộng hòa tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Liên bang Sô Viết. Một làn sóng chống đảng Cộng sản và chống Xã hội chủ nghĩa dâng cao khắp mọi nơi. Ngày 21-12-1991 chính thức thành lập các quốc gia độc lập SNG buộc Tổng thống Liên Sô M Gorbachev phải từ chức và cùng ngày đó, ngày 25-12-1991 lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Cẩm Linh (Kremlin) sau 74 năm bị hạ xuống. Đây là một thất bại nặng nề của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của chủ nghĩa Cộng sản trên thực tế không còn tồn tại nữa. Chính Hoa Kỳ đã góp phần giật sập Liên Sô, thành trì của chủ nghĩa Cộng Sản nên xét cho cùng, Hoa Kỳ thắng lợi nhất trong cuộc chiến này.

     Lời thú nhận “Tất cả chúng ta đều đã bị lừa” của Jane Fonda, người đã ủng hộ tích cực nhất cho phong trào phản chiến bị giựt dây bởi Cộng sản đã phải xin lỗi quân đội và nhân dân Hoa Kỳ đã nói lên tất cả sự thật. Không chỉ một Jane Fonda mà cả nước Mỹ và cả cán bộ đảng viên và nhân dân miền Bắc cũng bị lừa dối bởi bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chủ nghĩa Cộng Sản đã và đang bị nhân loại vất vào giỏ rác của lịch sử. Cuối cùng, hơn ba mươi năm sau, kẻ gọi là chiến thắng lại phải trải thảm đỏ mời người gọi là chiến bại để mong được là đối tác hàng đầu cả về kinh tế lẫn quân sự đã trả lời cho câu hỏi ai thắng ai trong cuộc chiến Việt Nam.

9. DÂN TỘC VIỆT NAM THẮNG

     Trong suốt thời gian chiến tranh, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến thắng cả 5 trận đánh lịch sử. Cộng Sản Việt Nam đã thất bại nặng nề trong tổng công kích tết Mậu Thân 1968, trên phương diện chính trị Cộng Sản Việt Nam lại thất bại hơn vì không có một người dân nào ở miền Nam tự do “Tổng Nổi Dậy” theo lời kêu gọi của cái gọi là mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Thống Tướng Westmoreland, tư  lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam đã chua chát nhận định: “Chúng ta đã tham dự một cuộc chiến mà bị trói một tay, một cuộc chiến tranh không được thắng. Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết với quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn…”. Hơn ba mươi năm sau khi kết thúc cuộc chiến, Henry Kissinger, trong cuộc hội thảo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 29-9-2010 đã tự nhận lỗi lầm: “Sự thảm bại tại VN vào ngày 30-4-1975 là do Hoa Kỳ gây nên, chứ không phải VNCH”.

 

     Sau ngày Cộng sản xâm chiếm miền Nam, hàng triệu người phải bỏ quê hương ra đi tìm tự do nhưng sau gần 37 năm, ngọn cờ vàng vẫn tung bay trên khắp thế giới như biểu tượng cho dân chủ tự do. Cuộc chiến ngày nay không còn là cuộc chiến của miền Nam tự do nữa mà đã trở thành cuộc chiến của toàn dân tộc chống tập đoàn Việt gian Cộng Sản độc tài, bất nhân hại dân bán nước. Một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ sẽ chuyển đổi lịch sử trong nay mai và mà thắng lợi cuối cùng chính là của dân tộc Việt Nam.

PHẠM TRẦN ANH

(Trích trong bộ  LƯỢC SỬ VIỆT NAM sẽ phát hành trong tháng 9 năm 2012) 

 

TUYÊN BỐ

 

TUYÊN B

 

1.     Nhận định rằng Quốc hội Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam vừa biểu quyết thông qua “Luật Biển 2012” ngày 21-6-2012, đồng thời việc xác nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc Việt Nam Cộng Hòa là việc làm cần thiết để bảo vệ chủ quyền không thể phủ nhận được của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

2.     Nhận định rằng việc Công ty Quốc doanh Dầu khí của Trung Quốc CNOOC, đã mời các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò năng lượng trong 3 lô nằm trong đặc khu kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam là một hành động xâm chiếm lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam.

 3.     Lời Kêu Gọi toàn dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống nhất ngày 1 tháng 7 năm 2012 đáp ứng nguyện vọng bức thiết của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Trước hành động xâm lược của đế quốc mới Trung Cộng đang chuẩn bị gây chiến để chiếm cứ quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

TỔ  QUỐC LÂM NGUY, SƠN HÀ  NGUY BIẾN

 MẶT TRẬN DÂN TỘC CỨU QUỐC LONG TRỌNG TUYÊN BỐ:

 1.     Lịch sử đã chứng minh rằng, Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Chính Trung Quốc đã xâm chiếm đất đai của cộng đồng Bách Việt là lãnh thổ Trung Quốc hiện nay. Ngày 19-1-1974, Trung Cộng đã đánh chiếm Hoàng Sa thuộc chủ quyền của chế độ Việt Nam Cộng Hòa nên “Luật Biển 2012” cũng như việc xác nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của chế độ Việt Nam Cộng Hòa là việc làm cần thiết để bảo vệ chủ quyền không thể phủ nhận được của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 2.     Cực lực lên án thái độ gây chiến xâm lược của đế quôc mới Trung Cộng. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi công luận quốc tế của cả nhân loại tiến bộ hãy lên tiếng về việc đế quốc mới Trung Cộng xâm lược, thách thức lương tri của cả nhân loại tiến bộ. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Hiệp Hội các nước Đông Nam Á, các quốc gia văn minh yêu chuộng hòa bình hãy liên kết để ngăn chặn hành động xâm lược bành trướng của Trung Quốc.

 3.     Trước tình trạng Tổ Quốc Lâm Nguy Sơn Hà Nguy Biến, toàn thể nhân dân Việt nam trong và ngoài nước, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, địa phương, đảng phái, chính kiến quyết tâm xuống đường thể hiện lòng yêu nước để bảo vệ  giang sơn gấm vóc của chúng ta. Chúng tôi kêu gọi thanh niên sinh viên yêu nước, Đồng bào dân Oan, Công nhân bị bóc lột đồng loạt xuống đường chống Trung Cộng xâm lược.

 

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi tất cả quân nhân yêu nước, các đảng viên Cộng Sản yêu nước hãy cùng với đồng bào toàn quốc đứng lên chuyển đổi lịch sử, sẵn sàng loạt trừ những phần tử phản quốc làm tay sai cho Trung Quốc đàn áp bắt bớ những người Việt Nam yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.

 

Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn

Dân Tộc Việt Nam Bất diệt

Việt Nam Muôn Năm…

Nguyện Cầu Hồn Thiêng Sông Núi độ trì cho Dân Tộc Việt Nam

 

Việt Nam ngày 30-6-2012 

MẶT TRẬN DÂN TỘC CỨU QUỐC

 

PHẠM TRẦN ANH

 

Biển Đông đầy biến động

Việt-Long, RFA

2012-06-29

Nói biển Đông lại nổi sóng e không còn đúng nữa, vì trên thực tế đó đã là vùng biền động thường xuyên trên khía cạnh chính trị. Biến động mới nhất là Việt Nam phản đối Trung Quốc gọi thầu khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông.

Illustrated Wikipedia map

Vùng biển Thái Bình không yên bình

Không coi luật biển Việt Nam ra gì

Trung Quốc bác bỏ, nói sự phản đối đó vô hiệu. Trước lúc sự kiện này xảy tới, Trung Quốc đã phản đối Luật biển của Việt Nam vừa được quốc hội thông qua.  Tại sao Trung Quốc gọi thầu vào lúc này?

Đó là những lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam, trùng lên những lô từ 128 đến 132, và trùng từ lô 145 đến lô 156. Từ giới hạn đó vào Quảng Ngãi chỉ cách 76 hải lý, cách khu gần nhất ở Nha Trang là 60 hải lý.  Điểm gần nhất giữa Nha Trang và Phan Thiết có 57 hải lý và cách đảo Phú Quý 30 hải lý, theo như Tổng Giám Đốc PetroVietnam tuyên bố.

overlapped-blocks

Việt Nam mạnh mẽ phản đối và kêu gọi các công ty ngoại quốc đừng tham gia đấu thầu, vì khu vực này đã được thăm dò và khai thác từ nhiều năm nay do PetroVietnam cùng các đối tác ngoại quốc là các Tập đoàn dầu khí gồm ONGC VIDESH của Ấn Độ, GAZPROM của Nga, và Exxon Mobil của Hoa Kỳ.

Trung Quốc gọi thầu có thể để trả đũa việc mà Trung Quốc đã phản đối là Luật Biển của Việt Nam được quốc hội thông qua hồi tuần trước. Trung Quốc muốn chứng tỏ Luật Biển của Việt Nam vô hiệu, Bắc Kinh không coi ra gì.

Tái khẳng định “Lưỡi Bò”

Có ý kiến khác hơn thế, cho rằng bằng cách gọi thầu như vậy, Trung Quốc vừa trả đũa vừa tái xác định chủ quyền lãnh hải theo đường Lưỡi Bò mà họ áp đặt.  CNOOC, tức Tập đoàn dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc, nói là 7 lô trong số 9 lô này nằm trong vùng trũng mà họ gọi Trung Kiến Nam và 2 lô nằm trong một phần của các vùng trũng Vạn An và Nam Vĩ Tây, cũng do Trung Quốc đặt tên.

Tuy nhiên đây cũng không phải là điều bất ngờ, mà Việt Nam có thể đã dự đoán trước sau gì Trung Quốc cũng làm như vậy, từ khi Bắc Kinh phản đối New Delhi về dự án hợp tác với Việt Nam ở hai lô 127, 128 mà sau cùng Ấn Độ đã bỏ.

Ấn Độ quả đã rời đi và phải trả cho PetroVietnam 15 triệu đô la đền lại hợp đồng, nhưng New Delhi tuyên bố rằng công ty Ấn Độ đã rời bỏ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật.

Việc mời thầu của Trung Quốc ở 9 lô trùng lên hải phận đặc quyền kinh tế của Việt Nam sẽ có triền vọng ra sao?

Ai vội bỏ thầu!

Có hy vọng là các công ty ngoại quốc sẽ tiếp tục khai thác, thăm dò ở những nơi đã có  hợp đồng, nhưng sẽ phải do dự, chần chừ, để chờ xem diễn tiến cuộc tranh chấp lãnh hải ra sao ở những nơi chưa ký hợp đồng, và cũng chờ xem thái độ của Hoa Kỳ , Nhật Bản, Ấn Độ như thế nào.

Là những công ty quốc tế già đời, họ chưa vội lao ngay vào chỉ vì mối lợi dầu khí.

Thứ nhất, nhiều công ty quốc tế chủ trương không làm ăn ở những nơi có tranh chấp. Và thứ nhì là nguồn dầu khí để thăm dò và khai thác không hề thiếu đối với họ.

Thêm vào đó các công ty phương Tây làm ăn còn có đạo đức chính trị, một phần nữa cũng có sự tham vấn với chính phủ của họ, mà người ta tin rằng những chính phủ này không bênh vực Trung Quốc.

indian-oil-rig

Hoa Kỳ  và Nga từng tuyên bố họ có toàn quyền hợp tác kinh tế tại biển Đông, trong lãnh hải hợp pháp của các quốc gia liên quan. Các công ty đó sẽ quyết định hợp tác ở phần nào, với nước nào trong khu vực.

Ngoài ra, khu vực bị Trung Quốc gọi thầu đã có sẵn những phần diện tích mà các công ty Ấn Độ, Nga và Mỹ đã ký hợp đồng thăm dò – khai thác với Việt Nam. Total với BP chẳng lẽ tranh giành những lô dầu sát cạnh hay trùng hợp với GazProm, Exxon Mobil và ONGC?

Quyền tự do lưu thông

Trong những công ty quốc tế đó có Exxon Mobil của Mỹ. Hoa Kỳ không phê chuẩn Công ước Luật biển, Exxon Mobile có thể phán định phần nào thuộc về nước nào không?

Tuy không phê chuẩn Công Ước Luật biển nhưng Hoa Kỳ vẫn tôn trọng quan điểm của các quốc gia đối tác về lãnh hải và thềm lục địa. Song song với sự tôn trọng đó, Hoa Kỳ cũng giành quyền sử dụng hành lang đường biển dọc bờ biển mọi quốc gia trên khắp thế giới, trong những điều kiện không vi phạm luật biển quốc tế.

Ở biển Đông người ta thấy có lần Trung Quốc đã gây sự với máy bay thám sát của Hoa Kỳ hoạt động ở phía Nam đảo Hải Nam, chính vì Mỹ giành lấy quyền tự do lưu thông đó.

Biển Đông là hải lộ sinh tử của Trung Quốc cũng như của Nhật Bản và Hàn quốc ở Đông bắc Á.

Nhật, Hàn là hai đồng minh chí cốt,  hai cái chân đứng vững chắc của Hoa Kỳ ở Đông Á. Một phần lớn là vì yếu tố đó mà Mỹ thường nói hành lang thuỷ lộ biển Đông liên quan đến quyền lợi thiết yếu của họ .

Lưỡng đầu thọ địch?

Trong khi đó thì Philippines cùng Trung Quốc rút tàu ra khỏi Scarborough, và Manila lại khánh thành nhà trẻ trên đảo Thị Tứ mà họ đặt tên là Paga-sa. Phải chăng Việt Nam rơi vào thế “lưỡng đầu thọ địch”?

Thực ra Manila chẳng qua chỉ gỡ thể diện với người dân của họ trong lúc diễn ra cuộc đối đầu ở Scarborough, nơi mà hai bên bảo nhau kéo tàu ra khỏi vùng bãi cạn.

Thế “lưỡng đầu thọ địch”, có thể hình dung như uốn mình theo chữ S để tay với nắm Hoàng Sa, chân với giữ Trường Sa, thì Việt Nam đã phải gánh chịu từ khi Trung Quốc tấn công biên giới năm 1979 rồi công khai trở mặt áp bức trên biển Đông, chẳng phải chỉ vì mấy cái nhà trẻ của Philippines.

Đảo Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì ở Trường Sa. Lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, cũng là tên của Việt Nam đặt, nhưng đã do Đài Loan chiếm đóng.  Đảo Thị Tứ trên bản đồ thế giới vẫn mang tên là Thitu Island, vì các nhà địa lý, hải hành quốc tế không biết viết dấu chữ Việt, chứng tỏ Việt Nam đã công bố chủ quyền nơi đó từ lâu. blue-ridge-flagship

Nhưng chủ quyền ở Trường Sa nói chung, thì trên thực tế Việt Nam chỉ giữ được những đảo, đá, bãi hiện đang chiếm giữ chứ không thể nào giữ được tất cả, vì nó quá xa Bà Rịa- Vũng Tàu,  trong khi Palawan của Philippines ở gần nó hơn.

Việt Nam ban hành Luật biển xác định chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa để rộng đường ăn nói trên trường quốc tế và đề cao tinh thần tuân thủ Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc. Nhưng Trung Quốc cứ gọi đó là sự vi phạm Bản Tuyên bố về Ứng xử và vi phạm các hiệp ước song phương về lãnh thổ, lãnh hải.

Thực ra, về lãnh hải, hai bên chỉ ký Hiệp ước phân định vịnh Bắc bộ, theo đó Việt Nam vì nguyên tắc quốc tế về đường trung tuyến giữa hai lãnh hải, đã phải nhường cho Trung Quốc một số diện tích kha khá. Lãnh hải biển Đông nơi có các lô dầu khí không nằm trong hiệp ước này.

Bản tuyên bố về Ứng xử thì chính Trung Quốc đã vi phạm trước cả Philippines lẫn Việt Nam bằng những hành vi gây căng thẳng như diễu tàu Ngư Chính, đánh cá ở sát bờ Philippines, bắt giữ trấn lột tàu cá Việt Nam, gọi thầu ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam… nhưng vẫn lu loa lên án, vu ngược cho láng giềng “16 chữ vàng”!

Dù sao chăng nữa…

Việt Nam còn có lợi thế được phương Tây ủng hộ. Trong khi Hoa Kỳ kiên quyết đặt chân đứng ở châu Á, Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta chẳng phải ngẫu nhiên đến thăm tàu Mỹ và đặt nhẹ bàn chân lên bãi cát trắng Cam Ranh, thì Trung Quốc khó lòng lấn chiếm vào hải phận miền Trung bằng kinh tế cũng như bằng vũ lực.

Nhưng dù sao chăng nữa, nai lưng gánh vác lấy nhiệm vụ của chính mình, Việt Nam phải thật cương quyết chống lấn chiếm và xâm thực cả trên biển lẫn trên đất, cả chính trị lẫn kinh tế, thì mới mong giữ được nước.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved

ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC, CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?”

 TS Nguyễn Anh Tuấn, nhà văn Chu Tấn, học giả Vũ Hữu San,

nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh

        Nhà văn Chu Tấn, Học giả Vũ Hữu San, Nhà Biên Khảo

Phạm Trần Anh, GS TS Nguyễn Xuân Vinh và LS Trần Thanh Hiệp

                   Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh và học giả Vũ Hữu San

Nhạc sĩ Hoàng Vân, Học giả Vũ Hữu San và LS Trần Thanh Hiệp

 

NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HẢI NGOẠI 

HỘI LUẬN

 

“ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC”

CHÚNG TA PHẢL LÀM GÌ? 

  

Little Saigon 03-06-2012

 

Hơn 200 đồng hương đã tới tham dự buổi giới thiệu Tuyển Tập “Biển Đông Nổi Sóng” và cuộc hội luận “Đại Họa Mất Nước”, chúng ta phải làm gì?” do Hội Quốc tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Á tổ chức tại hội trường Văn Lang vào lúc 2.30pm ngày Chủ nhật  3-6-2012. Thành phần diễn giả và quan khách tham dự được giới truyền thông báo chí ghi nhận là hết sức đặc biệt với sự hiện diện của Luật sư Trần Thanh Hiệp chủ tịch Trung Tâm Nhân quyền về Việt Nam đến từ Pháp Quốc, Tiến sĩ Khoa học chính trị Nguyễn Anh Tuấn từ Hawai, Học giả Vũ Hữu San đến từ SanDiego và nhà văn Chu Tấn đến từ SanJose. Thành phần quan khách gồm có GS Tiến sĩ khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh, chủ tịch Tập thể Cựu Chiến sĩ QLVNCH, LS NguyễnXuân Nghĩa, CT CĐNVQG Nam California, Tiến sĩ Phạm Kim Long, Nghị viên Tạ Đức Trí, phó thị trưởng thành phố Wesminster, Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, nhà văn Trần Phong Vũ, Nhà văn nhà báo Đỗ Tiên Đức, Nguyễn vạn Hùng, gs Song Thuận CLB Hùng Sử Việt, bs Ngiêm Phú, Bs Nguyễn Xuân Quang, LS Đỗ Thái  Nhiên, ĐS Trần Ngọc Thiệu, nhà thơ Vũ Lang, nhà thơ Ngô Xuân Hậu, nhân sĩ Phan Đa Văn, Trần Thế Ngữ,  … đông đủ các cơ quan truyền thông báo chí và anh chị em nghệ sĩ Câu Lạc bộ Tình Nghệ sĩ, CLB Thi văn Tao Đàn Hải Ngoại.

 

Mở đầu chương trình GS TS Nguyễn Thanh Liêm, CT Hội Quốc tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Á lên chào mừng và tường trình sinh hoạt của hội QTNC Biển Đông Nam Á sau hơn 2 năm hoạt động. Kế tiếp ca sĩ Lan Hương, Khánh Vân và Xuân Thanh của  Ban Tù ca Xuân Điềm đã đồng ca bài Dân Oan của nhạc sĩ Xuân Điềm diễn tả nỗi oan khiên của cả triệu dân oan tiến về Hà Nội, Sài Gòn để đòi lại đất đai nhà cửa đã bị tập đoàn bạo quyền tư sản đỏ cướp đoạt. Nghệ sĩ Phi Loan diễn ngâm lôi cuốn cử tọa qua bài thơ “Em tôi đau vì tiền đồ Tổ Quốc” do chính cô sáng tác, cử  tọa lại hừng hực căm hờn xót sa với bản huyết lệ ca “Việt Nam Tôi Đâu” của nhạc sĩ trẻ yêu nước Việt Khang qua giọng ca truyền cảm vang vọng của ca sĩ Xuân Thanh. Bầu không khí trong hội trường như chùng xuống, cử tọa im lặng xót sa trước hiện tình bi đát của đất nước và Luật sư Trần Thanh Hiệp nguyên luật sư các tòa Thượng Thẩm Paris, Sài Gòn, cựu Bộ Trưởng Bộ Lao Động Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lên thuyết trình đề tài “Từ bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa đến chống Trung Cộng xâm lược”. Mặc dù đã gần 90 tuổi, giọng nói sang sảng của nhà cách mạng lão thành Trần Thanh Hiệp đã được cử tọa nhiệt liệt tán thưởng. Chúng ta phải lên tiếng trước nỗi đau của dân tộc, Vì  sao? Vì  bọn “Thù Trong, Giặc Ngoài” được anh chị em nghệ sĩ trong CLB Tình Nghệ sĩ trình bày cuốn  hút người nghe. Một lần nữa, tham dự viên Hội luận lại nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng Học giả Vũ Hữu San nguyên Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư với đề tài “Xem Bản đồ Biển Đông thì biết rõ Hải Phận…”. Chúng ta phải phục hồi sự thật lịch sử, phục hồi danh dự của quân lực VNCH, phát huy chính nghĩa quốc gia để giải thể chế độ CS bạo tàn bất nhân hại dân bán nước đó là nội dung của đề tài “Ba mươi sáu năm sau cuộc chiến Việt Nam, Ai thắng ai?” do TS Khoa học Chính trị Nguyễn Anh Tuấn thuyết trình. Những chứng cứ cụ thể được trích dẫn từ gần 200 cuốn sách của các học gỉa Mỹ và cả người trong cuộc, chứng nhân của lịch sử cựu TT Richard Nixon đã được cử tọa cổ võ bằng những tràng pháo tay dòn dã.  Ca sĩ Tuấn Minh của Hưng Ca Việt Nam với giọng hát hết sức truyền cảm đã  trình bày bài Biển Đông Dâng Sóng Tự Do của nhạc sĩ  Nguyệt Ánh nhóm Hưng Ca Việt Nam.

 

Sau đó, MC đã mời chủ tọa đoàn cuộc hội luận gồm LS Trần Thanh Hiêp, GS Nguyễn Xuân Vinh, Học gỉa Vũ Hữu San, Nhà Biên Khảo Lịch sử Phạm Trần Anh, TS Nguyễn Anh Tuấn, nhà văn Chu Tấn lên bàn chủ tọa. Nhà Biên Khảo Lịch sử Phạm Trần Anh được chủ tọa đoàn tín nhiệm điều hợp cuộc Hội luận. Thuyết trình viên, nhà văn Chu Tấn đã đưa ra nh ững nhận định thực tế rồi đưa ra phương cách để cứu quốc và kiến quốc….Với giọng nói hùng hồn đanh thép, nhà văn Chu Tấn đã được hội thảo viên tán thưởng nồng nhiệt. Sau đó là phần hội luận dưới sự điều hợp của nhà biên khảo lịch sử Phạm Trần Anh. Nhiều tham dự viên đã lên thảo luận tìm phương cách cứu dân cứu nước sôi nổi. Các ý kiến của thuyết trình viên và của hội thảo viên đã được nhà Biên Khảo lịch sử Phạm Trần Anh đúc kết trong Bản Tuyên Cáo của cuộc Hội Luận về “Đại Họa Mất Nước, Chúng ta phải làm gì?”. Buổi hội luận kết thúc sau khi nhà Biên khảo lịch sử Phạm Trần Anh  đọc toàn văn bản Tuyên Cáo:

 

Hôm nay, ngày 3-6-2012, cuộc hội luận về hiện tình Đất nước với chủ đề “ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC, CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?” được tổ chức tại Little SàiGòn, thủ đô của Người Việt Tỵ nạm Cộng Sản đã đồng thanh nhận định: 

 

1. Nhận định rằng dân tộc Việt đang đối mặt với “Đại Họa Mất Nước” của “Thù Trong” là tập đoàn Việt gian Cộng sản hại dân bán nước và “THÙ NGOÀI” là đế quốc mới Trung Cộng đang lăm le xâm lược nước ta. Tổ Quốc Việt Nam đang Lâm Nguy, Sơn hà đang nguy biến.

 

2. Nhận định rằng nhiệm vụ của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước chúng ta là phải góp phần của mình để cứu nguy đất nước và xây dựng kiến thiết quốc gia trong thời kỳ hậu Cộng sản.

 

3. Nhận định rằng gần 90 chục triệu đồng bào Việt Nam của chúng ta đang quằn quại rên xiết dưới sự thống trị bạo tàn của Cộng sản bất nhân hại dân bán nước. Chế độ Việt gian Cộng sản càng ngày càng công khai cướp đoạt trắng trợn đất đai ruộng vườn của nông dân từ vụ Tiên lãng đến Văn Giang, Vụ Bản…. để vơ vét tài sản của nhân dân làm giàu cho giai cấp tư sản đỏ, cường quyền đỏ trên mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân. Tập đoàn Việt gian Cộng sản đã sử dụng bộ máy công an, bọn  xã hội đen đàn áp dã man những người dân bị cướp đất. Hành động cướp ngày này khiến người dân phẫn uất cùng cực đã phải phản ứng chống lại qua tiếng súng của Đoàn văn Vươn và bản huyết lệ ca “Việt nam Tôi Đâu?” của nhạc sĩ yêu nước Việt Khang. 

 

4. Nhận định rằng đồng bào dân oan cả nước đã xuống đường để đòi lại đất đai, tài sản mồ hôi nước mắt của họ, xuống đường để giành lại quyền sống làm người, quyền làm chủ đất nước trước nạn ngoại xâm Trung Quốc xâm lược. Gần 4 triệu đồng bào Việt Nam yêu nước sinh sống tại Hải ngoại đã liên tục đấu tranh, vận động công luận quốc tế ủng hộ cho công cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta. Chưa bao giờ công luận quốc tế và các quốc gia văn minh ủng hộ chính nghĩa của toàn dân Việt Nam như lúc này.

 

5. Nhận định rằng chưa bao giờ đất nước dân tộc chúng ta lại trải qua một thời kỳ bi thảm và ô nhục như ngày hôm nay. Ô nhục vì chưa một triều đại nào, một tập đoàn cầm quyền nào trong lịch sử lại ươn hèn nhục nhã cam tâm bán nước để cầu vinh như những tên thái thú xác Việt hồn Tàu trong bộ chính trị của đảng CS Việt gian. Chúng ta đang trải qua thời kỳ bi thảm vì tập đoàn Việt gian CS đã hèn với giặc lại tàn ác với nhân dân. Hàng triệu dân oan trong nước đang kêu gào thảm thiết “Đất Đai tôi đâu?”, hàng chục triệu đồng bào Việt Nam yêu nước đang cất lên tiếng nói từ đáy lòng “Việt Nam Tôi Đâu?”, đây chính là ý nguyện của toàn dân và 150 ngàn chữ ký của đồng bào Hải ngoại cùng với 149 Hội Đoàn thống nhất hành động kêu gọi chính là một hội nghị Diên Hồng Thời Đại xuất phát từ ý nguyện của nhân dân kêu gọi toàn dân đấu tranh cho dân chủ tự do, đấu tranh giành lại quyền sống làm người.  Chúng tôi, những công dân Mỹ gốc Việt nhân danh “WE THE PEOPLE” thỉnh nguyện Tổng Thống Hoa Kỳ và các nước văn minh trên thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.

 

Căn cứ vào những nhận định trên, Chúng tôi những Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại long trọng tuyên cáo:

 

1. Cương quyết chống tập đoàn Việt gian Cộng sản hại dân bán nước và chống Trung Cộng xâm lược Việt Nam. Toàn thể đồng bào Việt nam trong nước và hải ngoại quyết tâm bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Philippine trên đảo Bãi Cạn, đồng thời kêu gọi các chính phủ và công dân các nước ASEAN có những hành động cụ thể nhằm đoàn kết với Philippines để bảo vệ chủ quyền biển Đông Nam Á của các nước ASEAN theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Để bảo vệ chủ quyền lịch sử Đông Nam Á, bảo vệ nguồn tài nguyên vô tận của khu vực Đông Nam Á, tất cả các nước Đông Nam Á đồng chủng tộc, đồng văn hóa phải cùng chung một tiếng nói của cả khu vực, không thảo luận riêng rẽ mà phải đa phương hóa, quốc tế hóa Biển Đông Nam Á theo đúng Hiến chương Đông Nam Á ký kết tháng 11 năm 2007. Mặt khác, các quốc gia Đông Nam Á phải hợp nhất sức mạnh để thành lập một liên minh Phòng thủ chung (SEATO) tạo một đối trọng quân bình quyền lực với đế quốc mới Trung Quốc.

 

2. Quyết tâm thực hiện 2 sứ mạng Cứu Quốc và Kiến Quốc, phục hồi sự thật lịch sử, phát huy chính nghĩa quốc gia để vận động toàn dân đứng lên giành lại quyền dân chủ tự do, giành lại quyền tự quyết của nhân dân và xây dựng một chế độ dân chủ Pháp trị, Nhân bản và chính thống cho dân tộc Việt nam.

 

3. Quyết tâm hậu thuẫn và yểm trợ tích cực cho Phong Trào Dân oan, phong trào nông dân đòi đất đai, phong trào công nhân đòi quyền sống ngày một lớn mạnh trên qui mô toàn quốc, kết hợp với phong trào đòi tự do, Dân chủ, Nhân quyền tiến tới toàn thắng tại Việt nam.

 

4. Chúng tôi thành tâm tha thiết kêu gọi các đảng phái, các mặt trận, phong trào và các lực lượng đấu tranh trong và ngoài nước cùng thống nhất hành động để hình thành LIÊN MINH DÂN TỘC VIỆT NAM làm chủ lực cách mạng, vận động toàn dân quốc nội quốc ngoại, vận động quốc tế đưa cuộc cách mạng dân tộc Dân chủ đến thắng lợi cuối cùng.

 

5. Chúng tôi thành tâm tha thiết kêu gọi các tôn giáo, các đoàn thể, các cộng đồng cùng đồng bào các giới trong và ngoài nước, không phân biệt gìa trẻ, gái trai cùng chung sức chung lòng vận động thành hình HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI để tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc cứu nguy tổ quốc.

       Làm tại Little Saigon, Thủ đô Tinh Thần của Người Việt Tỵ nạn Cộng Sản ngày 3-6-2012

TẦU CỘNG TUNG TIN THAY ĐỔI CHÍNH TRỊ-VIỆT CỘNG GIỞ TRÒ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC

LÝ ĐẠI NGUYÊN
 

TẦU CỘNG TUNG TIN THAY ĐỔI CHÍNH TRỊ

VIỆT CỘNG GIỞ TRÒ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC

 

Để chuẩn bị dư luận cho Tập Cận Bình, người thừa kế Hồ Cẩm Đào lên lãnh đạo nước Tầu, sang Hoa Thịnh Đốn hội kiến với tổng thống Mỹ,  Barack Obama, ngày 14/02/2012, Ôn Giao Bảo thủ tướng Trungcộng, nhân kỷ niệm thành lập nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa 01/10/1949 – 2011 đã lớn tiếng tuyên bố: “Chúng ta sẽ nỗ lực lớn để đảm bảo và kiện toàn dân chủ và giải quyết những vấn đề người dân quan tâm nhất, cũng như lợi ích liên quan tới họ”. “Chúng ta sẽ có nỗ lực lớn để đẩy mạnh mở cửa và cải cách kinh tế, cải cách hệ thống chính trị, văn hóa và xã hội”. “Chúng ta  sẽ có nỗ lực lớn để bảo vệ công bằng xã hội và đảm bảo quyền dân chủ của người dân và công bằng tư pháp”. Trong cuộc gặp tổng thống Mỹ Obama, Tập Cập Bình cũng dựa theo quan điểm trên đây của Ôn Gia Bảo để hứa hẹn rằng: “Chính phủ của chúng tôi luôn luôn đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết, coi trọng nguyện vọng và đòi hỏi của nhân dân. Trong khả năng của các điều kiện quốc gia, chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi những chính sách và biện pháp để thăng tiến công bằng xã hội, công lý và hài hòa xã hội và đẩy mạnh nguyên tắc nhân quyền”.

 

Trong cuộc họp báo sau lễ bế mạc kỳ họp toàn thể Quốc Hội Trungcộng, tại Nhân Dân Đại Sảnh ở Bắckinh ngày 14/03/12, Ôn Gia Bảo một lần nữa lên tiếng: “Phải có những cải cách chính trị khẩn cấp ở thượng tầng nhà nước và đảng Cộngsản, để Trungquốc có thể tiếp tục phát triển, đồng thời tránh nguy cơ tái diễn lại một thảm họa kiểu “Cách Mạng Văn Hóa”. “Cải cách chính trị của Trungquốc không thể dậm chân tại chỗ, hay đi dật lùi, bởi vì không đem lại lối thoát”. Hệ thống dân chủ của Trungquốc sẽ tiến tới phù hợp với các điều kiện quốc gia, không có trở lực nào có thể đẩy lui tiến trình này”. “Chính phủ phải học từ những sự chỉ trích”. Ông nói: “Tôi vẫn thường xuyên tìm các quan điểm phê phán trên Internet…có nhiều người dân Trungquốc vẫn không hài lòng về tình trạng bất công pháp lý”. Ông bảo đảm rằng: “Trungquốc  sẽ có thể được dân chủ hóa dần dần qua kinh nghiệm ở các địa phương…Nến nhân dân có khả năng quản lý một làng, thì họ cũng có thể quản lý công việc của một xã, một huyện. Vì thế chúng ta cần khích lệ nhân dân can đảm theo hướng đi đó”. Ngày 16/03/12, Tâp Cận Bình than phiền: “Đảng Cộngsản chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm, cần phải được trong sạnh hóa”.

 

Một cuộc thanh trừng cánh tôn thờ chủ nghĩa Mao Trạch Đông là Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh, một trong số 21 ủy viên Bộ Chính Trị Trungcộng, vây cánh của Chu Vĩnh Khang là ủy viên Thường Trực Bộ Chính Trị, coi về an ninh, một trong số 9 người lãnh đạo tối cao của Trungcộng. Khiến cho đảng và nhà nước Trungcộng rúng động. Theo tác giả Li Heming trên mạng Epochtimes – China News tiết lộ về nguồn tin cao cấp từ Bắckinh thuộc thành phần chủ chốt lãnh đạo Đảng Cộngsản Trungquốc thì họ đã đạt được 4 điểm đồng thuận về phương hướng chung là Trungquốc sẽ đi theo con đường dân chủ: “1- Mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội, các đảng phái chính trị, tổ chức xã hội nên cử đại diện để thành lập một ủy ban chuẩn bị cho một Hiến Pháp mới. Họ sẽ soạn thảo một Hiến Pháp Mới bảo vệ các quyền của công dân tự do lập hội và các đảng phái chính trị. 2- Sẽ có thông báo của Đảng Cộngsản Trungquốc đã hoàn thành sứ mệnh của nó như là đảng cầm quyền. Đảng viên sẽ cần phải được tái đăng ký, với sự lựa chọn vào lại đảng hoặc bỏ đảng. 3- Ngày 04 tháng 06, Pháp Luân Công và tất cả các nhóm người bị đàn áp sai lầm trong quá trình cống hiến bản thân để thực hiện dân chủ cho Trungquốc sẽ được phục hồi và được bồi thường. 4- Quân đội sẽ được Quốc Hữu Hóa”. Đây có thể là tung tin thăm dò dư luận. Có thể là phát xuất từ sự nóng lòng của những người có lòng. Đây cũng có thể chỉ là tin vịt.

 

Nhưng lời tuyên bố đúng nhất, thật nhất của Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, Uông Dương, người đã cho dân chúng làng Ô Khảm trực tiếp bầu ra những nhà quản trị của Làng mình, đưa ra hôm 09/05/12 rằng: “Nói đảng Cộngsản và chính quyền phục vụ dân là một điều sai quấy, cần phải dẹp đi”. “Chúng ta phải vất bỏ đi ý tưởng sai lầm cho rằng, hạnh phúc của nhân dân là do đảng và chính phủ mang lại” Ấy thế mà cái đảng Việtcộng chết tiệt, trong khóa họp lần thứ 5 của Ban Chấp Hành Trung Ương – khóa XI về thay đổi Hiến Pháp 1992, vẫn giữ lại nội dung của Điều 4: “Đảng cộng sản Việtnam…là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. “Đất đai…thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện sở hữu và thống nhất quản lý”.Thành lập Ban Chỉ Đạo Trung Ương phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính Trị do đồng chí Tổng Bí Thư là trưởng ban”. Có nghĩa là đảng trao cho Nguyễn Phú Trọng chiếc búa chống tham nhũng để trị chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng. Thối nát vẫn là thối nát. Trong khí đó tổng thống Mỹ, Barack Obama vừa ký lệnh mới chống cái ác, vi phạm nhân quyền. Ông cho đây là khuôn khổ Định Chế Hoá. Ông tuyên bố: “Chúng ta cần làm đủ mọi việc để ngăn ngừa và đáp ứng với những tội ác như vậy. Không thể nhân danh chủ quyền quốc gia để giết hại người dân”. Thời nhân danh chủ quyền quốc gia để đàn áp, bóc lột, giết hại dân lành đã chấm dứt. Hình như giới lãnh đạo Trungcộng đã hiểu được điều đó. Còn Việtcộng vì ngu, tham,  ác,vẫn coi dân là kẻ thù để dễ bề đàn áp, bóc lột. Rồi sẽ bị đền tội chẳng sai. Hãy chờ xem!

 
LÝ ĐẠI NGUYÊN  Little Saigon ngày 15/05/2012.
 

KHƠI DÒNG SỬ VIỆT

KHƠI DÒNG SỬ VIỆT

 

(Viết lại theo ý bài nói chuyện nhân Đại Nhạc Hội “KHƠI DÒNG SỬ VIỆT” do Little Saigon Foundation SanDiego tổ chức với sự tham dự của hơn 1.500 đồng hương)

 

Kính thưa quý vị quan khách

Kính thưa quý đồng bào, quý chiến hữu và các bạn trẻ yêu nước

Kính thưa quý vị,

 

Trước hết, tôi xin gửi lời chào trân trọng nhất tới toàn thể quý vị và cũng không quên cám ơn các bạn trẻ yêu nước trong Little Saigon Foundation San Diego đã tổ chức thành công một Đại Nhạc Hội “KHƠI DÒNG SỬ VIỆT” với sự tham dự đông đảo chưa từng có như ngày hôm nay. Thưa quý vị, tôi thực sự xúc động khi đứng trước quý vị để chúng ta cùng ôn lại những dòng lịch sử thương đau mất mát của dân tộc. Quý vị đã bỏ một buổi tối cuối tuần bên mái ấm gia đình để đến đây không những khơi dòng lịch sử mà chính quý vị, chúng ta cùng với toàn dân trong nước đang góp phần tranh đấu chuyển đổi lịch sử để cứu dân cứu nước trước cảnh thù trong, giặc ngoài trong giờ phút lịch sử trọng đại này.

 

Thưa quý vị,

 

Đã 36 năm qua đi, 36 năm lưu vong nơi đất khách quê người nhưng trong lòng lúc nào cũng ấp ủ hoài bão một ngày trở về quang phục quê hương. Ngày hôm nay, Little Saigon Foundation do anh em giới trẻ SanDiego tổ chức một “Đại Nhạc Hội KHƠI DÒNG SỬ VIỆT nhân kỷ niệm “Ngày Quốc Hận 3-4-1975”. Tưởng niệm ngày Quốc hận để chúng ta cùng kính cẩn tưởng niệm những chiến sĩ VNCH đã hy sinh vì lý tưởng tự do, chúng ta kính cẩn cúi đầu trước những tấm gương oai hùng dũng liệt của những tướng lãnh sĩ quan và binh sĩ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tuẫn tiết khi Sài Gòn rơi vào tay quân CS. Đồng thời chúng ta cũng không quên kinh cẩn tưởng niệm những chiến sĩ đấu tranh cho tự do dân chủ sau ngày mất nước đã bị chế độ CS bạo tàn bất nhân đem ra pháp trường xử tử và những chiến sĩ lao tù đã chết vì bệnh tật đói khát trong các trại tù khắc nghiệt của CS.

 

 

Thưa quý vị,

 

Lịch sử tiến hoá một dân tộc không bao giờ là con đường thẳng mà thăng trầm trước những chông gai thách thức nhưng theo sử gia Arnold Toynbee, Việt Nam là một trong số nền văn minh tối cổ ngang hàng với văn minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ, văn minh Hy Lạp, văn minh La Mã của nhân loại còn tồn tại mãi tới ngày nay. Sử gia thời danh Arnold Toynbee đã nhận định là “Nếu thiếu những bức bách đòi hỏi dân tộc đó phải biết vận dụng một cách vượt bực khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để dân tộc đó thể hiện được hết sức mạnh và sự sáng tạo của họ. Chính những sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức để vận dụng mọi cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn lao, đã tạo nên bản lĩnh của dân tộc đó”.

Các công trình nghiên cứu mới nhất, khoa học nhất, thuyết phục nhất đã chứng minh rằng Việt tộc là một đại chủng, Dân tộc Việt là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất với “VĂN MINH HÒA BÌNH”, một nền văn minh tối cổ của nhân loại. Chúng ta có quyền tự hào là một dân tộc có lịch sử lâu đời với gần năm ngàn năm văn hiến, một dân tộc có sức sống mãnh liệt nhất nên trải qua gần một ngàn năm nô lệ vẫn giành lại đươc nền đôc lập để tồn tại mãi với thời gian. Trên thế giới có lẽ không một dân tộc nào chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt Nam. Lịch sử cũng đã chứng minh là dân tộc ta đã đáp ứng được những yêu cầu bức bách, những thách thức của từng thời đại để Việt Nam còn tồn tại mãi tới ngày nay.

Những kỳ tích lịch sử kể từ thời lập quốc đến nay bắt nguồn từ truyền thống của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến với nền văn minh đạo đức tự xa xưa. Chính truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc con Rồng cháu Tiên đã viết lên những trang sử huy hoàng có một không hai trong lịch sử nhân loại. Nhà sử học phương Tây Buttinger cũng thừa nhận cái sức sống vô biên của Việt tộc: “Từ khi người Trung Quốc khuất phục đến khi thống trị được họ, văn hoá Trung Quốc vẫn không thâm nhập được vào quần chúng Việt Nam”. Không những không thâm nhập được mà sức chiến đấu mãnh liệt của dân tộc Việt Nam để đồng hoá dân tộc thống trị hơn là bị đồng hoá vào dân tộc thống trị như nhà Việt Nam học Paul Mus đã viết:“ Ngay từ ngày lập quốc, tất cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cái tinh thần đối kháng đã biết kết hợp một cách kỳ lạ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là ý chí quật khởi quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu bị thua trận, bị phân tán, bị chinh phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên đến thế kỷ thứ mười sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt trở nên hùng cường..”.

Thưa toàn thể quý vị,

 

Dân tộc Việt là một dân tộc có lịch sử bi hùng nhất từ thời lập quốc cho đến ngày nay. Lịch sử chứng minh rằng không một dân tộc nào trên thế giới chịu nhiều thương đau mất mát như dân tộc Việt Nam. Không một dân tộc nào có thể vùng lên giành lại độc lập dân tộc sau gần 1 ngàn năm bị kẻ thù truyền kiếp thống trị. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng không một dân tộc nào có thể chống lại đạo quân thiện chiến hung hãn nhất nhân loại thế kỷ thứ mười ba, thế mà chỉ có dân tộc Việt mới chiến thắng được đạo quân gọi là “Bách Chiến Bách Thắng” này không chỉ một lần mà chiến thắng oanh liệt cả ba lần khiến đế quốc Mông Cổ phải ngậm đắng nuốt cay rồi suy vong.

 

Dân tộc chúng ta đang đứng trước một khúc quanh của lịch sử, chúng ta đang đối mặt với “Thù Trong Giặc Ngoài”, thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh rằng “Không có gì thắng được cái sức sống mạnh mẽ của người Việt Nam” và Trung Cộng, đế quốc mới của thời đại cũng lại nhận lãnh bài học nhớ đời trong nay mai nếu dám xâm lược nước ta một lần nữa. Bản tuyên ngôn độc lập, một thiên anh hùng ca bất hủ viết bằng máu của biết bao thế hệ Việt Nam đã được danh tướng Lý Thường Kiệt tuyên cáo trước nhân loại:

    Sông núi Trời Nam của nước Nam

Sách Trời định rõ tự muôn ngàn

    Cuồng ngông giặc dữ vào xâm lấn

    Chuốc lấy bại vong lấy nhục tàn!

Toàn thể đồng bào Việt Nam trong nước và Hải ngoại sẽ chiến đấu đến hơi thở  cuối cùng để Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn, Dân tộc Việt Nam bất diệt …

  

Thưa quý vị,

 

Ngày hôm nay, nhân tưởng niệm 37 năm “Ngày Quốc Hận” chúng ta cùng nhìn lại cuộc chiến Việt Nam để có một kết luận cuối cùng “Ai thắng Ai?” trong cuộc chiến này. Phải chăng Việt Nam Cộng hòa là người thua trận và Cộng sản Việt Nam là kẻ chiến thắng? Quân đội VNCH nói riêng và Miền Nam VN nói chung bị đồng minh bán đứng trở tay không kịp trong một ván bài quốc tế nên trở thành người chiến bại. Quân cán chính VNCH đã làm hết sức mình để bảo vệ phần đất tự do nhưng không thể làm gì hơn khi tương quan lực lượng đã thay đổi: Quân số CS gần gấp đôi quân lực VNCH sau khi Mỹ rút quân, vũ khí đạn dược thua kém quân CS nhất là khi HK chỉ viện trợ cho VNCH sau năm 1972 có 18 triệu dollars, trong khi Liên Xô và Trung Cộng viện trợ cho Hà Nội 1 tỷ rưỡi dollars nên quân đội chúng ta không còn đạn dược để tác chiến.  Vả chăng, một khi thượng tầng chính trị đã xụp đổ do những tính toán sai lầm thì kéo theo sự tan rã của quân sự là một điều không tránh được. Thế hệ chúng ta đã chiến đấu can trường dũng cảm nhưng cũng không thể cứu vãn được tình thế để rồi ngỡ ngàng tức tưởi chứng kiến:

 

Ngày tháng đó suốt đời ta nhớ mãi

Cả Sài Gòn nức nở một màu tang

Cờ hạ xuống bao hồn thiêng u uất

Nước ngậm ngùi cau mặt khóc tang thương …

 

Ta đứng đó lặng nhìn thành phố chết

Bao hờn căm u uất bỗng dâng trào

Lặng nghe lòng thổn thức những thương đau

Ôm mặt khóc, trời ơi mình chiến bại !!!

(Đoạn Trường Bất Khuất của  Phạm Trần Anh)

 

Hàng triệu người Việt Nam yêu tự do đã phải bỏ nước ra đi, họ đã chấp nhận hy sinh tất cả đánh đổi mạng sống để sống chết với hai chữ “Tự Do”. Một cuộc bỏ phiếu bằng chân ý nghĩa nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại: Một cuộc bỏ phiếu bằng cả tính mạng của hơn nửa triệu con người cho lý tưởng “TỰ DO”. Bài học lịch sử đầy máu và nước mắt đã cho chúng ta thấy rằng, không chỉ chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử mà cả quân đội Hoa Kỳ cũng bị các lãnh tụ chính trị ở Washington hy sinh hơn 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ trên chiến trường Việt nam để phục vụ cho ý đồ của họ. Thực tế phũ phàng đến mức chính Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, tướng Westmorlant đã cay đắng tuyên bố “Quân đội chúng ta phải tham dự một cuộc chiến với một tay bị trói sau lưng, một cuộc chiến không được thắng…”. Ðô đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã giải thích “Cuộc chiến thất bại không phải vì chống không lại địch quân, mà vì chính sách của Hoa Thịnh Ðốn đã đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẽo đột nhiên dội bom, sau đó tự ý ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng. Cuối cùng tự mình trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ…”.  Tiến sĩ Sorley cho rằng: “Không có cách nói nào khác để giải thích nguyên do đưa đến kết cuộc bi thảm đó. Rốt cuộc chúng ta đã bỏ rơi miền Nam. Chúng ta đã hứa nếu giao tranh mới xảy ra, nếu miền Bắc vi phạm hiệp định Paris thì Hoa Kỳ sẽ trừng phạt những hành động vi phạm đó, ở đây tôi muốn nói tới việc dùng hỏa lực của không quân và hải quân. Ngoài ra theo tinh thần hiệp định Paris, Hoa Kỳ đã hứa sẽ thay thế các hệ thống, các thiết bị quân sự cho miền Nam trên căn bản một đổi một, kể cả xe tăng, súng ống, chiến đấu cơ vv… Ngoài ra, Hoa Kỳ hứa sẽ duy trì nguồn tài trợ dồi dào cho miền Nam. Tại một cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc giữa Tổng Thống Thiệu và Tổng Thống Nixon, con số được nhắc tới là 1 tỉ đôla một năm, vô thời hạn. Thế nhưng tới thời điểm quyết định, tôi lấy làm tiếc là chúng ta đã không giữ cả 3 cam kết đó, trong khi sự giúp đỡ của các quan thầy Nga và Trung Quốc dành cho Cộng sản miền Bắc tiếp tục gia tăng.”

 

 

Để phân hoá hàng ngũ CS quốc tế, Hoa Kỳ đã làm mọi cách để lôi kéo Trung Cộng tách ra khỏi Liên Xô mà tài liệu giải mật cho biết, chính Hoa Kỳ đã bí mật cung cấp nhiều phương tiện, vũ khí hiện đại cho Trung Cộng và rút khỏi Đông Dương mặc thị để Trung Cộng giữ một vai trò quan trọng tại vùng châu Á Thái Bình Dương. Để Trung Cộng bỏ Liên Xô về hợp tác với Hoa Kỳ, người Mỹ đã dùng quần đảo Hoàng Sa như một món qùa đầu tiên và kế tiếp là cam kết mật với Trung Cộng là sẽ không can thiệp vào Đông Dương trong bất cứ tình huống nào. Do đó, Trung Cộng đã bật đèn xanh cho Hà Nội đem quân xé bỏ hiệp định Paris tấn công miền Nam với sự chi viện ồ ạt những vũ khí tối tân nhất cho quân đội CSVN. Trong tính toán của Nixon, làm được như vậy vừa có lợi cho nước Mỹ đồng thời tạo điều kiện cho Nixon rút quân ra khỏi VN để thắng thêm 1 nhiệm kỳ nữa. Thế nhưng vụ Watergate xảy ra, Nixon phải từ chức vào tháng 8 năm 1974. Tình hình bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đã tác động hết sức ngặt nghèo đến cuộc chiến ở Việt Nam. Đảng dân chủ với ứng cử viên Tổng Thống năm 1972, người tình nguyện đi Hà Nội bằng đầu gối, Thượng Nghị  sĩ  McGovern đã nói với  Jim Web sau này là  Thượng Nghị sĩ rằng: “Anh không hiểu là tôi KHÔNG MUỐN chúng ta chiến thắng cuộc chiến đó sao?”. Theo Thượng nghị sĩ Jim Web thì  “Cuộc bầu cử vào quốc hội với sự thắng lợi của 76 dân biểu và 8 Thượng nghị sĩ đảng dân chủ tranh cử với cương lĩnh phản chiến của Mac Govern.…Ông McGovern là phần tử của một nhóm quyền lực ngầm gọi là Liên lạc Ngoại giao (SFR) được tài trợ bởi hệ thống tài phiệt quốc tế như Rockfeller, Ford Foundation… có ảnh hưởng vô cùng lớn trong chính trường đã  phát động phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ. Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều hành bởi David Dellinger và được quảng bá bởi Jane Fonda và Tom Hayden, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm 1973 và 1974, đi khắp các khuôn viên đại học Mỹ, tập hợp sinh viên để chống lại điều được cho là “những con ác quỷ trong chánh quyền Nam Việt Nam”. Phong trào chống chiến tranh VN được sự đóng góp tối đa của Cộng sản quốc tế về nhân lực và tài chánh nên tác động đồng loạt trên toàn thế giới. Tại quốc hội Hoa Kỳ, một “Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chánh”trong đó có Harold Ickes và Bill Clinton nỗ lực vận động những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Việt Nam chống Cộng Sản, ngăn cấm cả đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến binh Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị bộ đội chánh quy Bắc Việt được khối Sô Viết và Trung Cộng yểm trợ. Tháng Ba năm 1975, phe Dân Chủ trong Quốc Hội biểu quyết với tỷ số áp đảo, 189-49 đã bác bỏ đề nghị của Tổng Thống Gerald Ford xin viện trợ 300 triệu dollars bao gồm đạn dược, phụ tùng thay thế, và vũ khí chiến thuật cần thiết để tiếp tục cuộc chiến tự vệ cho miền Nam Việt Nam theo như cam kết của TT Nixon cũng như Hiệp Định Paris 1973 đòi hỏi phải cung cấp “viện trợ để thay thế trang thiết bị quân sự vô giới hạn” cho Nam Việt Nam. Thế lực ngầm của tập đoàn tài phiệt đã buộc chính giới Hoa Kỳ bức tử VNCH theo đúng kế hoạch để nhảy vào thị  trường Trung Quốc với hơn 1 tỷ dân tiêu thụ, lương bổng công nhân rẻ mạt sẽ hạ giá thành sản phẩm để  thu lợi nhuận tối đa. Đồng thời dùng số tiền viện trợ cho Việt Nam để chi viện cho Do Thái, chiến tranh với Irac để sản xuất cung ứng cho quân đội Hoa Kỳ và bán vũ khí cho các nước Trung Đông. Hoa Kỳ đã lún sâu vào cuộc chiến hết Irac tới Apganixtan khiến ngân sách quốc phòng ngày càng gia tăng, kinh tế suy thoái kiệt quệ. Chính quyền lợi của tập đoàn tư bản tài phiệt đã làm lu mờ hình ảnh một nước Mỹ với lý tưởng cao đẹp, đưa nước Mỹ vào cuộc khủng hoảng chính trị và suy thoái kinh tế chưa từng có như hiện nay.

 

Đến ngày nay, phần lớn hồ sơ đã được giải mật cho chúng ta thấy rằng, Cộng sản Việt nam đã không thắng được quân lực VNCH và họ cũng không thể nào thắng được quân đội Mỹ. Cuối cùng người Mỹ đã thua cộng sản ngay tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn của nước Mỹ khiến chính Tổng Thống L. B. Johnson đã phải thừa nhận: “Chúng ta đã đánh bại chính ta…”. Ba mươi sáu năm sau, Henry Kissinger, chứng nhân sống của lịch sử trong cuộc hội thảo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 29-9-2010 đã nói lên sự thật: “Sự thảm bại tại VN vào ngày 30-4-1975 là do Hoa Kỳ gây nên, chứ không phải VNCH”.

 

     Trên thực tế, cái gọi là “Đại thắng mùa Xuân!” chính là sự thất bại không gì cứu vãn nổi cuả CSVN kể từ ngày 30-4-1975. Từ trước tới nay, Cộng sản Việt Nam vẫn thường rêu rao họ chiến đấu để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập dân tộc. Tất cả đã được phơi bầy khi Trung Cộng và Liên Xô công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Cộng sản Việt Nam là nhà nước Công-Nông, là thành trì của Xã hội chủ nghiã đầu tiên ở Đông Nam Á vào ngày 14-1-1959 và 31-1-1950. Chính vì vậy, ngày 7 tháng 2 năm 1950, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã công nhận chính phủ  Quốc Gia do Đức Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo và  nhân danh thế giới tự do trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến ở Việt Nam để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. Nhân dân Việt Nam lâm vào thế trên đe dưới búa của một cuộc chiến tranh giữa 2 thế lực tư bản và cộng sản mà kết cục bi thảm là mấy triệu đồng bào Việt Nam đã hi sinh một cách vô nghĩa hết sức phi lý. Thực tế lịch sử đã chứng minh hùng hồn là thế kỷ XX là thế kỷ chấm dứt chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Bằng chứng cụ thể là Hoa Kỳ tự ý trả lại chủ quyền cho Phi Luật Tân (Philippine) năm 1946, Anh Quốc thừa nhận nền độc lập của Ấn Độ năm 1947, Hoà Lan giao trả độc lập cho Nam Dương (Indonesia) năm 1949 mà không phải hy sinh một ngươì dân nào. Thế thì tại sao, nhân dân Việt Nam phải hy sinh hàng triệu người để giành độc lập dân tộc? Đó chính là cốt lõi của vấn đề mà bất cứ ai cũng nhận thấy sau khi phân tích cụ thể rõ ràng. Chính vì Hồ Chí Minh là cán bộ đệ tam Quốc tế cùng với những Trần Phú, Lê Hồng Phong … đã rước voi Mác-Lê về giầy mả Tổ Hùng Vương, cõng rắn Trung Cộng về cắn gà nhà dân tộc! Cộng sản Việt Nam đã lợi dụng lòng yêu nước, dưới chiêu bài “Kháng chiến, giải phóng dân tộc” hy sinh hàng triệu người dân vô tội để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản xuống Đông Nam Á.   

 

     Lịch sử một lần nữa lại chứng tỏ CSVN là tập đoàn Việt gian án nước khi Phạm văn Đồng xác nhận bằng văn bản chủ quyền của Trung Cộng đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1958 và lịch sử cũng chứng minh Việt gian CS là công cụ của quốc tế CS khi hy sinh công cuộc kháng chiến để ký kết hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 theo chỉ thị của Bắc Kinh. Thật vậy, giữa lúc cao trào kháng chiến dâng lên cao, thực dân Pháp bị lâm vào thế bí dẫn đến sự thất bại hoàn toàn về quân sự thì CSVN bị áp lực của quốc tế CS phải vào bàn hội nghị Genève chia đôi lãnh thổ. CSVN đã biến kháng chiến thành thỏa hiệp chia đôi đất nước, một lần nữa Việt Nam lại chịu cảnh qua phân hai miền Nam Bắc. Sau khi Mao Trạch Đông tuyên bố phải chiếm miền Nam để mở đường đánh chiếm các nước Đông Nam Á bằng mọi giá thì ngày 20 tháng 12 năm 1960, CSVN lại dựng lên cái gọi là “Mặt trận Giải phóng miền Nam” lợi dụng chiêu bài “Chống Mỹ cứu nước” để bành trướng chủ nghĩa CS, nhuộm đỏ cả đất nước Việt Nam. Đặc biệt, sau khi xâm chiếm miền Nam, bộ mặt thật của đảng CSVN đã tự  phơi bày trước lịch sử. Ngày 25-4-1976 quốc hội bù  nhìn gồm toàn đảng viên CSVN đã đặt tên là nhà  nước Cộng Hòa Xã  Hội Chủ  nghĩa Việt Nam và ngày 20-12-1976, CSVN đã  đổi tên đảng Lao Động Việt Nam trở  lại là  đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này chứng tỏ rằng kể từ ngày toàn quốc kháng chiến, nhân dân Việt Nam yêu nước tham gia mặt trận Việt Minh để đánh đuổi thực dân Pháp chứ nhân dân Việt Nam không hề ủng hộ hoặc tham gia đảng CSVN. Do đó, nếu gọi là “công lao kháng chiến” thì cái “công lao” đó là của toàn dân là chứ không phải của đảng CSVN. Nếu nói rằng do đảng lãnh đạo thì trong lịch sử Việt, biết bao nhiêu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đâu cần có đảng CS lãnh đạo cũng chiến thắng quân thù. Ngược lại, sự thật đã chứng tỏ CSVN chỉ lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân VN để bành trướng chủ nghĩa CS mà thôi. Nếu Hồ Chí Minh không phải là cán bộ quốc tế cộng sản hoặc là bất kỳ một người Việt Nam nào khác thì Tổng Thống Roosevelt đã đặt Viêt Nam dưới sự ủy trị của Liên Hiệp Quốc rồi và đất nước Việt Nam đã độc lập tự do và giàu mạnh từ lâu. Sự thật lịch sử đã chứng minh Hồ Chí Minh nói riêng và Đảng CSVN nói chung không hề có công mà ngược lại là có tội với nhân dân Việt Nam, họ mới chính là những “kẻ phản động” là “Tội đồ” của dân tộc vì đã hành động ngược lại quyền lợi của dân tộc Việt Nam, đã dâng đất nhường biển từng bước bán đứng VN cho Tàu Cộng.

 

     Đối với tất cả người Việt Nam yêu nước thì ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày “Quốc hận”. Ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày “mất nước” không phải do ngoại xâm mà là kẻ nội thù ngay trong lòng dân tộc và hàng triệu đồng bào Việt Nam yêu nước chuộng tự do dân chủ đã phải bỏ nước ra đi. Hơn tám mươi triệu đồng bào Việt Nam đang sống quằn quại trong một nhà tù khổng lồ mệnh danh là nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do chính những người cộng sản Việt Nam thống trị. Những người cộng sản tuy là người Việt Nam nhưng họ đã bán linh hồn cho Các Mác-Lênin, họ không còn là người Việt Nam nữa mà là những cỗ máy vô hồn vô cảm kềm kẹp nhân dân mình, họ chính là những tên “Thái thú Thời đại Xác Việt hồn Tầu”. Giai cấp mới thống trị là lớp đảng viên được hưởng đặc quyền đặc lợi trở thành những cường hào đỏ, những tư sản đỏ, mặc sức vơ vét tài sản của nhân dân, cướp nhà cướp đất để làm giàu trên mồ hôi nước mắt và xương máu của nhân dân. Hàng triệu dân oan bị cướp nhà cướp đất, hàng triệu công nhân bị giai cấp thống trị cấu kết với tư bản nước ngoài bóc lột sức lao động của họ, hàng triệu công nhân đưa đi xuất khẩu lao động, hàng trăm ngàn phụ nữ phải bán rẻ thân xác để kết hôn với người nước ngoài để cứu bản thân và gia đình đang đói khổ. Thực chất cái gọi là xuất khẩu lao động, xuất ngoại kết hôn không khác gì cuộc bán buôn nô lệ người da đen sang tân lục địa mấy thế kỷ trước. Nếu có khác là thay vì những tên lái buôn nô lệ thì là nhà nước cộng sản đứng ra thu thuế lợi tức xuất khẩu và những con người khốn khổ đi khỏi đất nước vì nghèo nàn đói khổ lại phải sống khổ hơn người nô lệ da đen thời trước. Trong suốt trường kỳ lịch sử, chưa bao giờ người dân lại chịu cảnh đói khổ như bây giờ kể cả thời thực dân Pháp. Biết bao người đã phải tha hương chịu cảnh gia đình ly tán, biết bao thiếu nữ Việt Nam ngây thơ trong trắng phải bán rẻ cả thân xác để nuôi sống gia đình.

     

Cộng sản đã để lộ bộ mặt thật giả nhân gỉa nghĩa của họ là một tập đoàn bán nước, một chế độ độc tài toàn trị tước đoạt mọi quyền tự do căn bản nhất của con người … Một chế độ rêu rao là Nhân dân làm chủ thực ra là làm chủ nhân dân, tước đoạt tài sản đất đai tư hữu của người dân, chế độ thuế khóa nặng nề, tham nhũng bóc lột nhân dân còn thậm tệ hơn chế độ phong kiến thực dân trước đây. Hơn tám mươi triệu đồng bào sống trong trại tù khổng lồ gọi là nhà nước CHXHCNVN và hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi tìm tự do. Cái gọi là thống nhất của Cộng sản Việt Nam chỉ là thống nhất tài sản nhân dân trong tay nhà nước quản lý mà thôi chứ không thống nhất được lòng người.

 

Đứng trên quan điểm Dân tộc, ngày 30-4-1975 chỉ là ngày chấm dứt một thời kỳ chiến tranh ý thức hệ để mở ra một thời kỳ lịch sử mới, một cuộc chiến mới bắt đầu: Cuộc chiến của “TOÀN DÂN CHỐNG CỘNG” cả trong Nam lẫn ngoài Bắc đều đứng lên chống lại chế độ bạo tàn phi nhân Cộng sản kể cả những đảng viên Cộng sản cao cấp từng bị lừa dối đã hiểu rõ bộ mặt thật của đảng CS Việt gian nên đã cùng với toàn dân đứng lên chống lại bạo quyền CS bất nhân hại dân bán nước.

    

Thưa quý vị,

 

CHÚNG TA ĐANG ĐỐI MẶT VỚI “THÙ TRONG” và “GIẶC NGOÀI”, dân tộc Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất nước, đại họa Hán hóa cận kề … Từ trong nước vang vọng những tiếng kêu cứu thảm thiết “Đất đai tôi đâu”, Việt Nam Tôi đâu???” khi tập đoàn tư bản đỏ, những tên cướp ngày dã man, những tên cường quyền đỏ, tư bản đỏ, Mafia đỏ đang xiết cổ dân lành, cướp bóc tài sản của nhân dân… Tiếng súng của người anh hùng Đoàn văn Vươn thay mặt cho gần chín chục triệu dân “cùng khổ” đã tuyên chiến bắn thẳng vào chế độ bạo tàn cướp đất dân lành. Tập đoàn Việt gian CS “Đã ác với dân” lại “hèn với giặc” tiếp tay “bán nước” nên lời ca thống thiết bi ai “Việt Nam Tôi đâu”… Tôi không thể ngồi yên, khi vận nước ngả nghiêng… Một ngàn năm nô lệ hay triền miên tăm tối… khi thế giới không còn VN…của nhạc sĩ trẻ yêu nước Việt Khang chính là bài HUYẾT LỆ CA” của Hồn thiêng sông núi nhuốm đầy máu và nước mắt của người VN yêu nước thương nòi biết bao thế hệ. Lời hịch Cứu quốc vang lên kêu gọi toàn dân chúng ta cùng đứng lên đáp lời sông núi, đứng lên giành lại dân chủ tự do, giành lại cơm áo đất đai và quyền sống làm ngưòi, giành lại quyền làm chủ đất nước chứ không thể phó thác cho tập đoàn Việt gian bán nước ô nhục và tệ hại nhất trong lịch sử VN.

 

Sức chịu đựng của nhân dân đã cùng cực, họ không còn gì để mất nữa. Nhân dân đã vượt qua sự sợ hãi, công khai bày tỏ quan điểm của mình bất chấp sự bắt bớ, đánh đập dã man của bạo quyền cộng sản.Tiếng súng của anh hùng Đoàn văn Vương cùng với huyết lệ ca “Việt Nam Tôi đâu?” báo hiệu ngày tàn của chế độ Việt gian bất nhân hại dân bán nước. Thật vậy, tập đoàn Việt gian CS đang ngồi trên lò thuốc súng chứa đầy hờn căm uất hận của toàn dân từ hơn 2/3 thế kỷ qua, chúng vội vàng vơ vét tài sản của nhân dân, chúng run sợ nên càng ngày càng điên cuồng đàn áp dã man những chiến sĩ dân chủ, đồng bào dân oan để duy trì chế độ hòng bóc lột vơ vét tài sản của nhân dân trước khi tháo chạy. Chế độ CS tàn bạo bất nhân đang dãy chết, những hành động đánh đập, bắn hiết nhân dân như đốm lửa bùng lên trước khi tắt lịm, giờ đền tội trước nhân dân chỉ còn tính từng ngày, tháng…

 

Thưa quý vị,

 

Với lịch sử hào hùng, với tinh thần bất khuất, lòng yêu nước thương nòi trong huyết quản mọi con dân đất Việt, chúng ta sẽ đánh tan quân Trung Cộng xâm lược tan tành không còn manh giáp. Lịch sử đã chứng minh rằng dân tộc Việt với những chiến công hiển hách có một không hai trong lịch sử nhân loại. Mùa xuân năm 1075, danh tướng Lý Thường Kiệt đã đem quân sang đánh tan tành châu Ung, châu Khâm của TQ. Đặc biệt, chiến tích oai hùng đã đi vào lịch sử nhân loại với 3 lần đánh tan đạo quân Mông Cổ thiện chiến hung hãn nhất thế giới thời bấy giờ…1258,1285 và 1288. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng không có một dân tộc nào lại có thể vùng lên giành lại độc lập dân tộc sau gần 1 ngàn năm bị ngoại bang đô hộ và lịch sử cận đại cũng chứng minh rằng, sau 36 năm tạm gọi là mất nước mà ngọn cờ vàng vẫn ngạo nghễ tung bay khắp năm châu bốn biển với sự ủng hộ chưa từng có của toàn thể loài người văn minh tiến bộ như ngày nay.

 

Thưa quý vị, năm 1284, Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập bô lão trên toàn quốc về điện Diên Hồng để bàn việc nước: Hoà hay chiến và toàn thể bô lão đã nắm chặt tay giơ cao lên hô vang Quyết chiến, quyết chiến cho đến người VN cuối cùng để bảo vệ giang sơn gấm vóc của tiền nhân để lại và đạo quân Nguyên Mông đã tan hang tháo chạy về nước năm 1285. Thưa quý vị 728 năm sau, một hội nghị Diên Hồng Thời đại do toàn dân già trẻ cùng đứng lên ký tên vào “THỈNH NGUYỆN THƯ” và kéo nhau về DC để nhân danh 150 ngàn công dân Mỹ gốc Việt “We The People” yêu cầu TT Hoa Kỳ đặt nhân quyền trước các quyền lợi kinh tế thương mại buộc nhà cầm quyền CSVN phải thả toàn bộ tù nhân Chính trị… Nhân dịp này, Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN đã công bố “LỜI KÊU GỌI” được 149 Hội đoàn văn hoá xã hội và Đoàn thể chính trị cùng ký tên đã nói lên sự thống nhất hành động của các hội đoàn, Đoàn thể ký tên gửi Tổng Thống Hoa Kỳ và các nước dân chủ tự do trên toàn thế giới yểm trợ cho cuộc tranh đấu đòi dân chủ tự do của toàn dân Việt Nam. Ông giám đốc văn phòng Tiếp cận Công chúng của Tòa Bạch ốc đã thay mặt TT một người đấu tranh cho nhân quyền chào đón cộng đồng VN và ghi nhận đây là một hiện tượng. Một phái đoàn gồm giám đốcđặc trách Đông Nam Á sư vụ, Giám đốc Việt Nam Sự vụ và Ô Michael Posner, phụ tá Thứ trưởng đặc trách Dân chủ và Nhân quyền bộ Ngoại giao HK lắng nghe nguyện vọng của cộng đồng VN. Phái đoàn này chính là những người hoạch định chính sách trình lên chính phủ Obama thi hành. Mới đây, ông, Michael Posner, Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Nhân quyền và Lao động đã gửi văn thư chính thức trả lời cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt như sau: “Tôi xin cảm ơn tất cả quý vị đã ký thỉnh nguyện thư này, nêu bật mối quan tâm của người Mỹ đối với nhân quyền tại Việt Nam và mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong lúc chúng tôi tiếp tục đối thoại với Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú ý đến quan điểm của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Trong cuộc Đối thoại thường niên về Nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hồi tháng 11, tôi cùng Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Suzan Johnson Cook và một số giới chức cao cấp khác, đã hối thúc Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù chính trị, tăng cường tự do tôn giáo, phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn, và thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ và thăng tiến các quyền phổ quát của con người.

 

Hoa Kỳ sẽ vẫn kiên trì theo đuổi những tiến bộ về nhân quyền trong khi giao tiếp ở cấp cao, đồng thời theo đuổi nhiều lợi ích về an ninh, kinh tế, và chiến lược với Việt Nam. Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với chính phủ Việt Nam, “chúng tôi nhấn mạnh rằng tiến bộ về nhân quyền, trong đó có việc thả tù chính trị và tự do tôn giáo, là một phần cần thiết để cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”. Chúng ta cũng không quên rằng mỗi lần bầu cử TTHK đều tác động đến các nước khác nhất là kinh nghiệm mùa bầu cử 1972, đảng dân chủ với những Mac Govern, J Kerry … và phong trào phản chiến cùng với quyền lợi của TT Nixon, Kissinger của đảng CH khiến chúng ta mất nước. Ngày hôm nay, lịch sử lại tái diễn khi nước Mỹ đã thay đổi chính sách quay trở lại châu Á Thái Bình Dương, quyền lợi của đảng Dân chủ cầm quyền trong mùa bầu củ 2012 và nguyện vọng của hơn 1 triệu rưỡi người Mỹ gốc Việt được các vị dân biểu Thượng nghị sĩ trân trọng lắng nghe. Nói đến đây, chúng tôi cộng đồng VN ở San Diego nói riêng và cộng đồng VN nói chung cảm ơn nữ dân biểu Susan Davis đã lên tiếng ngay ngày 4-3-2012 “Yêu cầu các dân biểu đồng viện hãy thúc đẩy tổng thống hãy đặt [mục tiêu] Tự Do và Nhân Quyền trước hết”. Ngày 7-3-2012, Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu bằng miệng mà không gặp sự chống đối nào để thông qua một dự luật hạn chế viện trợ cho Việt Nam trừ phi quốc gia cộng sản này đạt được tiến bộ trong việc cải tiến thành tích nhân quyền.

 

Thưa quý vị,

 

Hôm nay, chúng ta có mặt nơi đây để tưởng niệm ngày quốc hận. Làm sao chúng ta có thể quên được gần 90 triệu đồng bào VN chúng ta đang oằn oại, dở sống dở chết trong sự kềm kẹp của tập đoàn CS Việt gian hại dân bán nước … Làm sao chúng ta có thể ngồi yên nhìn những mảnh đời bất hạnh, khốn khó tang thương, những khuôn mặt đói ăn xanh xao hốc hác, những thân hình ốm o tiều tụy của hàng triệu em bé VN thơ ngây vô tội trong khi tập đoàn Việt gian bóc lột vơ vét tài sản của nhân dân trên thân xác của người dân vô tội. Làm sao chúng ta có thể dửng dưng khi thấy tập đoàn Việt gian CS bất nhân hại dân bán nước đang cướp đoạt đất đai của dân oan, đánh đập dã man giết chết dân lành vô tội. Chúng ta phải thực hiện bổn phận và quyền công dân của chúng ta bằng cách ghi tên đi bầu đông đảo, ủng hộ tinh th ần và đóng góp gây quỹ để các đại diện dân cử của cả 2 đảng DC và CH phải tôn trọng lắng nghe và ủng hộ nguyện vọng chính đáng của chúng ta. M ặt kh ác ch úng ta ph ải đo àn k ết, th ống nh ất ý ch í, th ống nh ất h ành đ ộng như cộng đồng lưu vong Ba Lan đã yểm trợ tối đa về tinh thần lẫn vật chất để giải thể chế độ CS Ba Lan… Chúng ta phải hy sinh, hạn chế việc gửi tiền và chỉ đi về Việt Nam trong trường hợp thật cần thiết. Bốn triệu đồng bào Việt Nam Hải ngoại vận động các cộng đồng dân cư bạn cùng với toàn dân trong nước quyết tâm tẩy chay thực phẩm “độc hại”, hàng hoá “dzổm giả” của Trung Quốc để đánh bại kẻ thù truyền kiếp của dân tộc trên mặt trận kinh tế. Chúng ta vận dụng tối đa công tác quốc tế vận, chúng ta khuyến khích giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại tìm mọi cách để vận động bạn bè người Mỹ để họ cùng cất lên tiếng nói cho tự do dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta và con em chúng ta dành thì giờ để forward những bản tin để chuyển lửa internet để giật sập bức màn sắt che đậy bưng bít của Việt gian CS, một cuộc cách mạng truyền thông sẽ tạo thành một trận “Bão lửa” thiêu đốt thành tro bụi những tàn dư rác rưởi của chủ nghĩa CS vô thần trên đất nước Việt Nam.  

 

Thưa quý vị, Một khi tất cả đồng bào oan khiên, tất cả công nhân nghèo đói, tất cả thanh niên sinh viên yêu nước, tất cả tôn giáo từ Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin lành cùng nhất loạt nắm chặt tay nhau ngồi cầu nguyện cho tự do tôn giáo, đòi lại tài sản giáo hội. Một cuộc đấu tranh giành lại quyền sống tự do dân chủ, quyền làm chủ đất nước trong ôn hòa bất bạo động, bất hợp tác đã và đang diễn ra trên cả nước. Thanh niên sinh viên học sinh bãi khóa, công nhân đình công, tiểu thương bãi thị cho đến khi cộng sản phải thoả mãn yêu cầu chính đáng của nhân dân thì ngày đó là ngày thắng lợi của Dân tộc Việt Nam. Bằng không, lòng dân muôn người như một đứng lên giành lại quyền sống làm người đến, tất cả u uất căm hờn tự bao năm sẽ gom lại như ngọn sóng thần, bất cứ lúc nào sẽ trào dâng như thác đổ thành bão táp cách mạng sẽ cuốn trôi tất cả tập đoàn Việt gian bất nhân hại dân bán nước, những tàn dư rác rưởi tệ hại xấu xa của chế độ cộng sản bạo tàn phi nhân xuống hố thẳm của lịch sử.

 

“Thỉnh Nguyện Thư” của 150 ngàn công dân Hoa Kỳ  gốc Việt, “Thỉnh Nguyện Thư” của cộng đồng Việt Nam tại Úc Châu, Canada … thể hiện ý chí quyết tâm Diên Hồng Thời Đại đã được chính giới Hoa Kỳ và công luận toàn thế giới ủng hộ nồng nhiệt. Tất cả chỉ còn tùy thuộc vào quyết tâm của toàn dân trong nước thể hiện trong các cuộc đồng loạt xuống đường chống đế quốc mới Trung Cộng, xuống đường đòi dân chủ, đòi lại đất đai ruộng vườn trên cả nước. Toàn thê đồng bào Việt Nam Hải ngoại sẽ làm hết sức mình từ tinh thần đến vật chất yểm trợ cho đồng bào trong nước, chúng ta cùng chuyển đổi lịch sử để cứu dân cứu nước. Một khi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng nhất loạt đứng lên làm cuộc cách mạng Trống Đồng chuyển đổi lịch sử thì mùa Xuân Dân tộc sẽ trở về trên quê hương yêu dấu của chúng ta trong một ngày rất gần, rất gần đây để nhân dân được sống trong dân chủ tự do ấm no hạnh phúc thực sự như đại danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã viết trong “Bình Ngô Đại cáo”:

 

“ Đại nghĩa thắng hung tàn ..

Chí nhân thay cường bạo ..!”

 

Giờ cáo chung của chế độ Việt gian Cộng sản bất nhân hại dân bán nước đã điểm… Nhân dân trong nước sẽ “Tổng biểu tình, Tổng nổi dậy” để đưa chủ nghĩa CS và tập đoàn Việt gian CS tới nơi an nghỉ cuối cùng: “Thiên đường Cộng sản” của họ trong nay mai. Nhân dân Việt Nam sẽ xóa bỏ cái gọi là thành phố HCM để lấy lại tên Sài Gòn. Chúng ta sẽ trở về Sài Gòn dấu yêu trong vinh quang của mùa Xuân Dân Tộc.

 

Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn …

Dân Tộc Việt Nam bất diệt …

Việt Nam Muôn Năm …

 

Xin trân trọng kính chào quý vị

 

PHẠM TRẦN ANH

 

 

 

 

LỜI KÊU GỌI

 

1. Nhận định rằng: Tạo Hoá đã ban cho con người quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc mà Hiến pháp Hoa Kỳ và các nước văn minh trên thế giới đều minh định, tôn trọng triệt đề. Nhà  nước Cộng hòa Xã  hội Chủ  nghĩa Việt Nam đã ký kết tuân thủ bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền và Công Ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị nhưng chế độ Cộng sản Việt Nam cho đến nay vẫn không thực hiện những văn kiện này.

 

2. Nhận định rằng: Nhân loại đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba của văn minh tiến bộ, mọi người đều phải được sống an bình hạnh phúc trong một xã hội thực sự dân chủ tự do. Quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền tư hữu là quyền sống của một người dân. Ngay từ thời phong kiến quân chủ, luật pháp cũng đã minh định xác nhận quyền tư hữu, nhất là quyền sở hữu đất đai của người dân. Trong một nhà nước pháp quyền, mọi công dân phải có quyền lập hội, nông dân phải có Hiệp hội nông dân, công nhân phải có nghiệp đoàn công nhân do chính họ bầu ra để tranh đấu bảo vệ quyền lợi thiết thân của họ hầu bảo đảm cho miếng cơm manh áo và hạnh phúc cho mình. Chế độ Cộng sản Việt Nam chưa thực sự thực hiện điều này.

 

3. Nhận định rằng: Nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên sinh viên là rường cột, là tương lai của dân tộc. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không tôn trọng, lắng nghe những đề nghị xây dựng, những nguyện vọng đích thực của giới trí thức, văn nghệ sĩ và của mọi tầng lớp nhân dân. Trái lại, nhà cầm quyền CSVN lại khống chế, mua chuộc và sử dụng họ như những công cụ để phục vụ cho đảng Cộng sản, cho tập đoàn lãnh đạo hại dân bán nước. Chế độ Cộng sản Việt Nam đã trấn áp phong trào nhân dân yêu nước, đánh đập bắt giữ những công dân yêu nước như nhạc sĩ Việt Khang, nhà báo Phạm Thanh Nghiên, nhà báo Tạ Phong Tần, dân oan Bùi Thị Minh Hằng … 

 

4. Nhận định rằng: Quân đội của một quốc gia là lực lượng bảo vệ đất nước khi lâm nguy. Thế mà chế độ Cộng sản Việt Nam đang sử dụng quân đội như một công cụ để bảo vệ đảng, bảo vệ tập đoàn Việt gian CS hại dân bán nước. Tổ quốc đang lâm nguy, Sơn hà đang nguy biến. Tổ quốc và dân tộc Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm của nguy cơ mất nước, đang đứng trước hiểm họa “Hán hóa” dân tộc của Trung Cộng, đế quốc mới của thời đại. Tập đoàn tư bản đỏ, cường hào đỏ đang manh tâm bán nước cho Trung Cộng để duy trì chế độ độc tài bất nhân,  phản dân hại nước, làm giàu trên mồ  hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân…

 

5. Nhận định rằng: Trung Quốc ngày nay với tham vọng bành trướng, muốn công khai độc chiếm Biển Đông Nam Á, nên đã trở thành đế quốc mới thời đại, không chỉ đe dọa sự sống còn của dân tộc Việt Nam và các nước Đông Nam Á mà còn là hiểm họa của toàn thể nhân loại.

 

Trước hiểm họa xâm lược thôn tính Việt Nam của đế quốc mới Trung Cộng,

Vì sự tồn vong của dân tộc và sự ổn định của nền an ninh thế giới,

Chúng tôi, tất cả những người Việt Nam yêu nước, khẩn thiết kêu gọi:

 

1.     Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải thực hiện những điều khoản trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và chính trị. Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải trả lại quyền sống làm người, phải tôn trọng thực sự các quyền tự do căn bản của người dân.

 

2.     Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải ban hành các đạo luật qui định các quyền tự do căn bản của người dân trong một xã hội Dân chủ tự do. Nhà nước CHXHCNVN phải trả lại quyền tư hữu Tài sản, nhất là quyền sở hữu đất đai cho người dân. Nhà nước CHXHCNVN phải thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo, phải trả lại đất đai tài sản của các tôn giáo, phải giải tán các giáo hội quốc doanh, trả lại quyền phục hoạt cho Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất là Giáo hội Phật giáo duy nhất có tư cách chính đáng tại Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải giải tán các nghiệp đoàn và hiệp hội quốc doanh để trả lại quyền tự do thành lập Hiệp Hội Nông dân, quyền tự do thành lập nghiệp đoàn công nhân.

 

3.     Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải giải tán các hội trí thức, hội nhà văn, hội nghệ sĩ do chính quyền tổ chức và điều khiển. Nhà nước phải trân trọng nhân sĩ trí thức, phải trả lại quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính. Nhà nước CHXHCNVN phải trả lại quyền tự trị của đại học, hủy bỏ những môn chính trị và triết học một chiều nhồi sọ sinh viên học sinh, phải giải tán Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là công cụ nô lệ hóa giới trẻ.

 

4.     Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải trả lại cho quân đội nhiệm vụ thiêng liêng cao cả bảo vệ đất nước chống Trung Quốc xâm lược. Đã đến lúc, Đảng CSVN và nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phải đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết nếu muốn tồn tại. Bằng không, toàn dân sẽ xuống đường biểu tình tranh đấu, bất hợp tác với chính quyền và cùng với quân nhân yêu nước giành lại quyền làm chủ đất nước.

 

Nhà nước Cộng sản Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm Việt Nam, trả lại đất đai cho tất cả đồng bào dân oan trên cả nước. Từng bước giao trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân bằng cách tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để toàn dân bầu Quốc hội Lập Hiến soạn thảo một Hiến pháp mới, qui định một chế độ mới cho Việt Nam.

 

5.     Chính phủ Hoa Kỳ và các nước văn minh trong thế giới tự do, các Hội đoàn tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền hãy ủng hộ nhân dân Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ chống độc tài toàn trị, chống bất công áp bức và chống lại sự xâm lược của Trung Quốc, đế quốc mới của thời đại để xây dựng một quốc gia tự do tiến bộ, góp phần bảo vệ nền an ninh và thịnh vượng cho toàn thế giới.

 

Làm tại Hải ngoại ngày 5-3-2012

 

Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam

 

 PHẠM TRẦN ANH

 

 

 

DANH SÁCH HỘI ĐOÀN, ĐOÀN THỂ VÀ NHÂN SĨ ĐỒNG KÝ TÊN:

 

1.  Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam: Ô Phạm Trần Anh.

2.  Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại: Bô lão Võ Toàn.

3.  Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: HT Thích Không Tánh (Việt Nam).

4.  Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý: Hội Trưởng Lê Quang Liêm (Việt Nam).

5.  Khối 8406: LM Phan văn Lợi (Việt Nam).

  1. Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân tộc Việt Nam, Giáo Hội Liên Hữu  

      Lutheran Viet Nam & Hoa Kỳ.

7.  Cao Đài Giáo Việt Nam: GS Nguyễn Mạnh Bảo (Việt Nam).

8.  Nhóm LM Nguyễn Kim Điền: Đại diện LM Phêro Nguyễn Hữu Giải (Việt Nam).

9.  Hội Quốc tế Nghiên cứu Biển Đông Nam Á: GS Nguyễn Thanh Liêm.

10.  Mặt Trận Dân Tộc Cứu Quốc: Phạm Hưng Quốc.

  1. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại: DS Vũ văn Tùng, CT.

12. Đại diện Khối 8406 Hải Ngoại: GS Nguyễn Chính Kết.

  1. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California: LS Nguyễn Xuân Nghĩa.

  2. Ủy Ban Hoà đồng Dân tộc và Tôn giáo: TS Nguyễn Anh Tuấn.

  3. Liên minh Dân tộc Việt Nam: Nhà văn Chu Tấn.

16. Tổ chức Quốc tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản: BS Nguyễn Quốc Quân.

17. Phong Trào Giáo Dân: Ô Cao Viết Lợi.

18. Tổng Hội Cựu Tù nhân Chính Trị Việt Nam: Ô Nguyễn Trung Châu.

19. Hội Nghiên cứu Lịch sử: Nhà bình luận Chu Chi Nam.

20. Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước:

Chủ Tịch Bà Đặng Thị Danh, Toronto, Canada .

21 . Phong Trào yểm Trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền Việt Nam: HT Thích Nguyên Trí.

22. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Âu Châu: Cựu Thẩm phán Trần Đức Lai.

23. Phong trào Đấu tranh Đòi Tự Do Tôn Giáo và Nhân quyền VN: Ô Lại Thế Hùng.

24. Truyền Thông Toàn cầu Global Viet Media: Dr Nghiêm Phú.

25. Coalition of American Citizen For Freedom and Democracy:

      BS Nguyễn Hy Vọng

26. Việt Nam Cộng Hòa Foundation: Thiếu Tướng Lý Tòng Bá.

27. Vietnam Helsiki HR Committeee: Ô Trần Tử Thanh.

28. Việt Nam Quốc Dân Đảng Thống Nhất: Ô Lê Sơn Hà, Phó TBT

29. Liên Minh Quang Phục Việt Nam: Nhân sĩ Võ Đại Tôn.

30. Đại Việt Quốc Dân Đảng: TS Phan văn Song.

31. Mặt Trận Việt Nam Tự Do Âu Châu: Ô Trần Minh Chiêu

32. Liên Minh Dân chủ Việt Nam Thuần Túy: Ô Lý Hiền Tài.

33. Đại Việt Cách Mạng Nam California: Ô Nguyên Duy.

34. Đảng Dân chủ Nhân dân: Ô Đỗ Thành Công.

35. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Úc Châu: Nhân sĩ Phạm Ngọc Điệp.

36. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Bắc California: Nhân sĩ Phạm văn Tường.

37. Hội Nhân Sĩ Diên Hồng Thời Đại Nam California: Học gỉa Vũ Hữu San.

38. Hội Nhân Sĩ Diên Hồng Thời Đại Colorado: Nhân sĩ Trần Trọng Thuyên.

39. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Canada: LS Vũ Ngọc Truy.

40. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại SanDiego: Nhân sĩ Phan Bái.

41. Ủy Ban Phối Hợp chống CS và Tay sai: Nhân sĩ Phan Kỳ Nhơn.

42. Hội Đền Hùng Hải Ngoại: Nhân sĩ Trần Thanh Phong.

43. Cộng đồng Công giáo Nam VN: Ô Nguyễn Thanh Liêm.

44. Các Hội đoàn Trẻ Nam Cali (Tổng Hội Sinh Viên,  Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, Ðoàn Thanh Niên Thủy Quân Lục Chiến,  Ðoàn Thanh Niên Việt-Mỹ,  Ðoàn Thanh Niên Cao Ðài,  Ðoàn Thanh Niên Phật Tử Miền Quảng Ðức,  Ðoàn Thanh Niên Phật tử chùa Ðiều Ngự,  Ðoàn Thanh Niên Phật Giáo Hòa Hảo,  Giới Trẻ Công Giáo và  Liên Ðoàn Học Sinh Trung Học Nam California: Billy Lê.

54. Trung tâm Trưởng /TTĐH/TB/HK: BĐQ/Tr tá Lương văn Ngọ.

55. Trung tâm Trưởng /TTĐH/TN/HK: Ô Trần Vệ.

56. Ủy Ban Bảo Toàn Đất Tổ: Ông Đoàn Thế Cường.

57. Ban Trị sự Trung ương Hải Ngoại, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo: GS Nguyễn Thành Long.

58. Vietnamese historical researcher association in Europe. : Ô Nguyễn PhúC Bảo Việt.

59. Hội Cựu SV Quốc Gia Hành Chánh Miền Đông Hoa Kỳ: Ô Nguyễn Kim Hương Hỏa.

60. Hội Cựu SV Quốc Gia Hành Chánh Nam Cali: Ông Trần Ngọc Thiệu.

61. Uỷ Ban Vận động CPC: Ông Nguyễn Tấn Lạc.

62. Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân quyền VN: LM Đinh Xuân Minh.

63. Vietnamese American Voters Association: Jackie Bong Wright, President.

64. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Âu Châu:

      TS Nguyễn Ngọc Hùng.

65. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Úc Châu:

      PCT Đoàn Nguyên Hồng.

66. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Cambodia:

      Nguyễn Phùng Phong.

67. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Thái Lan:

      Lê Thái Lan.                                                         

68. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Đan Mạch:     

      Nữ sĩ Uyên Hạnh, Cố vấn Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo VN.

69. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Nam California:

      Ô Trương văn Anh.

70. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Bắc California:

      Dr Phạm Đức Vượng.

71. Cộng Đồng Việt Nam Cleverland:  Ông Nguyễn Hữu Lễ.

72. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas và Phụ cận: Bà Lê Lâm Ngọc.

73. Cộng Đồng Việt Nam Florida: Ô Lưu văn Tươi.

74. Hội Đồng Việt Nam Tự Do: Ông Phan Như Hữu.

76. Hội Nữ Quân Nhân Nam California: bà Phạm Thị Diệu Chi.

77. Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ: Nhà văn Nguyễn Hữu Của.

78. Diễn Đàn Tự Do Dân Chủ: Ông Nguyễn Duy Nghiêu.

79. Câu Lạc Bộ Dân Chủ Tự Do: Ông Nguyễn Cao Nguyên.

80. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo: Ông Phạm Đức Hậu.

81. Hội Cử Tri Việt Mỹ Nam Cali: Ông Hoa Thế Nhân.

82. Hội Đồng Hương Biên Hòa: Bà Duyên Trang.

83. Hội Nữ Quân Nhân Nam Cali: Bà Phạm Diệu Chi.

84. Ái Hữu Quốc Gia Nghĩa Tử:  Ông Ngô Chí Thiềng.

85. Cộng Đồng Riverside: Nhân sĩ Phan Đa Văn.

86. Tổng đoàn Thanh niên Phật giáo Hòa Hảo: Ô Trương văn Đức.

87. Câu Lạc bộ Thi văn Tao Đàn Hải ngoại: Nhà thơ Vũ Lang.

88. Câu Lạc Bộ Tình Nghệ sĩ: NS Cao Minh Hưng.

89. Chiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Sáng lập viên PTPNVNHĐCN) France.

90. Hội Hải Quân & Hàng Hải Trần Quang Khải, Philadelphia và phụ cận:

      Hội Trưởng Nguyễn Tạ Quang.

91. Ban Tư Vấn 8406: Ô Nguyễn Thanh Hùng.

92. Tiếng Nói Giáo dân: Bà Trần Thanh Hiền.

93. Bạch Đằng Giang Founation: Dương Hồng Thẩm, Việt Nam.

94. Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước: Nguyễn Khánh, Việt Nam.

95. Hội Đồng Hương và Thân Hữu Thái Bình: Bà Đào Bích Ty.

96. Hội Đồng Hương Ban Mê Thuột : Ô Nguyễn Xuân Kế.

97. Diễn Đàn Văn Hiến Việt Nam: Nam Phong.

98. Vietnamtomorrow Foundation: Phạm Trần Quốc Việt.

99. Tổ chức Bạch Đằng Giang: Nguyễn Đức Vinh.

  1. Báo Thời Luận: Nhà văn Đỗ Tiến Đức.

101. Điện Báo Ánh Dương: Bà Đỗ Thị Thuấn.

102. Diễn Đàn Người Dân Việt Nam: Minh Đức.

103. Khối 8406 Nam California: Ô Vũ Hoàng Hải, Tư vấn.

104. Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng WA: Đinh Hùng Chấn: Hội Trưởng.

105. Phân Khu Hội Cựu TNCTVN Tacoma WA: Ông Cao Hữu Thiên.

106. Ái Hữu Thiếu Sinh Quân Sandiego: Ô Vũ Ngọc Mỹ.

107. Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Nam Cali: Ô Trần văn Thắng.

CT Ủy ban Thường vụ HĐ Giám sát.

108. Cộng Đồng Việt Nam SanDiego: Ô Nguyễn văn Lực.

109. Gia đình Phật Tử An lạc Phụng Sự: Cư sĩ Hoàng văn Phong.

110. Tạp san Đồng Nai Cửu Long: Ô Vương Huê.

111. Cộng Đồng Việt Nam Los Angeles : Nhân sĩ Nguyễn văn Cừ.

112. Gia Đình Phật Tử Miền Quảng Đức : Tâm Hòa Lê Quang Dật.

113. Hội Đồng Hương Bạc Liêu: Ô Hứa Trung Lập.

114. Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân: nhà báo Trần Phong Vũ

115. Hội Phụ Nữ Nhân Ái Thiện Nguyện Nam Cali HK: Bà Hồng Lan.

116. Liên Hội Cựu Chiến Sĩ SanDiego: Ô Hoàng văn Nhạn.

117. Lực Lượng Thanh niên Việt Nam Âu Châu: Ô Lý Minh Thuận.

118. Nghị viện Người Việt Tỵ nạn CS ở Âu Châu: Ô Cao Tấn Hưng.

119. Ủy Ban Người Việt Tỵ nạn Hải ngoại yểm trợ Quốc Nội: Ô Nguyễn Tấn Đức.

120. Bút Nhóm Gọi Đàn: Nhà văn Tâm Bền.

121. Nguyệt san Hoài Hương: Minh Nguyệt WA DC.

122. Hội Đồng Liên Tôn: GS Nguyễn Thanh Giàu.

123. Hội Văn hoá Người Việt Philadelphia và vùng phụ cận: Bà Hồng Khương.

124. Ủy Ban Phát Huy & Bảo vệ Chính nghĩa Quốc Gia : Nhân sĩ Lê Ngọc Diệp.

125. Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa Lưu Vong.

126. Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại (Vietnamese Legion).

127. Cửu Long Radio cùng chương trình Thiên Ánh Đạo Vàng. (Bảo Tố & Triệu Phổ).

  1. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California: Ông Mai Khuyên.

129. Thanh niên Đại đạo Cao Đài: Ô Ngô Thiện Đức.

130. Ban Tù Ca Xuân Điềm.

131. LiênHội Cựu Chiến sĩ Nam California: Ô Phan Tấn Ngưu.

132. Đoàn Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu: Ô Lê văn Hiệp.

133. Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng hòa, Vùng Đông Pháp Quốc: Ô Nguyễn Duy Phương.

134. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ở Thụy Sĩ: Ô Trần Phi.

135. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Ở Pháp: Ô Rémond Deprez.

136. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại CHLB Đức: KS Vũ Duy Toại.

137. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Tiệp Khắc: Ô Nguyễn Hữu Ích.

138. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Thụy Điển: Ô Đoàn văn Thủy.

139. Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền Canada: Ô Đoàn văn Thùy.

140. Thanh Niên yêu Nước Việt Nam: Nguyễn Khánh (Việt Nam).

141. Lực Lượng Sĩ quan Thủ Đức QLVNCH Bắc California: Ô Nguyễn Minh Đường.

142. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Tây Bắc Hoa Kỳ: Nhà thơ Hoàng Xuyên Anh.

143. Hội Cao Niên SanDiego: Nhân sĩ Trang Anh Dũng.

144. Câu Lạc Bộ Đồng Hành: Ô Vương Hoàng Minh.

145. Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Georgia: Trist Thùy Dương Nguyễn.

146. Vietnamese American Community Oklahoma: Trần văn Hòa.

147. Đoàn Du Tăng Thế Giới: HT Thích Giác Lượng.

148. Ủy ban Canada Yểm trợ Dân chủ, Tự do Tôn giáo Việt Nam: Ls Alain Ouellet

        Comité canadien de   support a la democratie et liberte religieuse au Vietnam.

149. Cộng Đồng Việt nam Seattle: Ô Trần Trung Dung.

      

 

 

 

DANH SÁCH CÁC NHÂN SĨ ĐỒNG KÝ TÊN:

 

1. Thượng Tọa Thích Thiện Minh, cố vấn Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo VN.

  1. Linh mục Nguyên Thanh, cố vấn Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo VN.

3. Lê Châu Lộc: Cựu Thượng Nghị sĩ VNCH.

4. Dr Nghiemphu: Cố vấn Chính phủ VNCH.

5. Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện.

6. Hòa Thượng Thích Nhật ban, GH PGVNTN (Việt Nam)

7. Bs Lê Thị Lễ, Hoa Kỳ.

8. Gs Nguyễn Thị Hiền, Thụy Sỉ.

9. Gs Phan Thị Độ, Úc Đại Lợi.

10. Nhân sĩ Huỳnh văn Lang.

11. Nhân sĩ Ngô Văn Xức 85 tuổi USA.

12. Cư sĩ Minh Pháp USA.

13. Nhà báo Thanh Huy, Việt Báo.

14. Nhà báơ Thanh Phong, Sài Gòn Nhỏ.

15. LS Nguyễn Bắc Truyễn (Việt Nam).

16. Nhạc sĩ Lê Quốc Tấn USA.

17. Nhà văn Trần Công Ngự.

18. Nhân sĩ Vũ Khánh Thành, Anh Quốc.

19. Nhân sĩ Việt Nhân, USA.

20. Chiến sĩ Huỳnh Nguyên Đạo.

………………………………..

 

     

THE VIETNAMESE POLITICAL AND RELIGIOUS PRISONER FELLOWSHIP ASSOCIATION

    12911 Josephine St #D, Garden Grove CA 92841. Email: quocvietanhpham@yahoo.com

Date: March, 05, 2012

 

A CALL FROM

THE VIETNAMESE POLITICAL AND RELIGIOUS PRISONER FELLOWSHIP ASSOCIATION

 

Whereas:

 

  1. God gives man the right to life, liberty, and pursuit of happiness that the U.S. Constitution and the civilized world have been affirmed and respected absolutely. The Socialist Republic of Vietnam has signed to comply with the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant on Civil and Political Rights, but it so far has not implemented these agreements.

 

  1. Mankind has entered the third millennium of civilization; everyone has the right to live in peace in a civil society of a true democracy. Freedom of religion, freedom of speech and association, right to possess private properties are intrinsic rights of every human being. In a state ruled by laws, all citizens must have the right to form associations to protect their immediate interests such as wages to survive and support their families. In reality, Vietnamese Communist regime has not respected these rights.

 

  1. Intellectuals, artists, students, and youths are the foundation and the future of the nation. But, the Vietnamese Communist government do not respect and listen to their true aspirations and proposals to build the country. In contrast, the regime has explored tactics of domination, repression, and bribery to use them as tools to serve the Communist Party, a gang of traitors. The Vietnamese regime has suppressed people’s patriotic movements, beaten and arrested patriots such as musician Viet Khang, dissident Pham Thanh Nghien, blogger Ta Phong Tan, and innocent citizen Bui Minh Hang …

 

  1. The purpose of a national army is to defend the country whenever it is in danger or against invasion. But Vietnamese Communist regime is using its People Military as a tool to protect their party, a junta of traitors, not Vietnamese people. Vietnam Fatherland is in danger, likely under threat of invasion of Red China. Ignoring this danger, the gang of traitors-leaders keeps maintaining an inhumane dictatorship and enriching themselves at the cost of people’s sweats, tears and sacrifices.

 

  1. Red China, today with the ambition to dominate and monopolize the Sea of Southeast Asia, has become the new Red Empire. It does not only threaten the survival of the people of Vietnam and other Southeast Asian countries, but it also is a real danger for the whole mankind.

 

In coping with the threat of invasion by the new red empire of China, for the survival of the Vietnamese people and their fatherland, and the stability of the world’s security.

 

We, all the Vietnamese patriots, call on:

 

  1. The Socialist Republic of Vietnam must implement the provisions of the Universal Declaration of Human Rights and International Covenant on Civil and Political Rights. The Socialist Republic of Vietnam must truly respect the freedom and all basic human rights of the people.   

                           

  1. The Socialist Republic of Vietnam must enact laws that should specify the fundamental freedoms of people in a civil society of true democracy. It must respect the right of ownership of properties and land of its people by returning all illegal confiscated lands and properties of the religious organizations. It must respect freedom of religion. The Socialist Republic of Vietnam must respect and treat equally all the organizations of religions. It must dissolve all the state-run labor unions and return the freedom of establishment union to peasants and workers.

 

  1. The Socialist Republic of Vietnam must dissolve all the associations of fake patriotic intellectuals, associations of writers run by the dictatorship government. It must respect intellectuals and return the freedom of creation to artists. The Socialist Republic of Vietnam must respect the autonomy of the university, eliminate the teaching of communism in school and dissolves the Communist Youth Organizations.

 

  1. The Socialist Republic of Vietnam must let its army to perform the lofty sacred duty of defending the country against invasion of Red China. It is the time the Communist Party and the government of the Socialist Republic of Vietnam must put national interests ; Otherwise, the people of Vietnam will boycott, overthrow it by demonstrations on street, and upraise along with patriotic soldiers to regain its sovereignty of the country.

 

  1. The Socialist Republic of Vietnam must release immediately and unconditionally all prisoners of conscience, return lands and properties confiscated illegally to their owners across the country. It must return the country’s power to their people by holding a democratic election under the supervision of the United Nations, forming a Constitutional Congress to draft a Constitution for a new democratic regime.

 

  1. The United States, the civilized countries, the associations and organizations of human rights in the world, please support the people of Vietnam in the struggle against one-party, oppressive, and unjust communist puppet regime, to fulfill the democratic revolution and build a new democratic and progress country and contribute to the protection of its national sovereignty, the prosperity and the security of the world.

 

 

THE VIETNAMESE POLITICAL AND RELIGIOUS PRISONER FELLOWSHIP ASSOCIATION

PHAM TRẦN ANH, Chairman

Partial list of the Vietnamese Organizations across the world agreeing with this Call:

 

1.  Vietnamese Political and Religious Prisoner Fellowship Association: Mr  Phạm Trần Anh.

2.  Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại: Bô lão Võ Toàn.

3.  Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: HT Thích Không Tánh (Việt Nam).

4.  Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý: Hội Trưởng Lê Quang Liêm (Việt Nam).

5.  Khối 8406: LM Phan văn Lợi (Việt Nam).

  1. Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân tộc Việt Nam, Giáo Hội Liên Hữu  

      Lutheran Viet Nam & Hoa Kỳ.

7.  Cao Đài Giáo Việt Nam: GS Nguyễn Mạnh Bảo (Việt Nam).

8.  Nhóm LM Nguyễn Kim Điền: Đại diện LM Phêro Nguyễn Hữu Giải (Việt Nam).

9.  Hội Quốc tế Nghiên cứu Biển Đông Nam Á: GS Nguyễn Thanh Liêm.

10.  Mặt Trận Dân Tộc Cứu Quốc: Phạm Hưng Quốc.

  1. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại: DS Vũ văn Tùng, CT.

12. Đại diện Khối 8406 Hải Ngoại: GS Nguyễn Chính Kết.

  1. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California: LS Nguyễn Xuân Nghĩa.
  2. Ủy Ban Hoà đồng Dân tộc và Tôn giáo: TS Nguyễn Anh Tuấn.
  3. Liên minh Dân tộc Việt Nam: Nhà văn Chu Tấn.

16. Tổ chức Quốc tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản: BS Nguyễn Quốc Quân.

17. Phong Trào Giáo Dân: Ô Cao Viết Lợi.

18. Tổng Hội Cựu Tù nhân Chính Trị Việt Nam: Ô Nguyễn Trung Châu.

19. Hội Nghiên cứu Lịch sử: Nhà bình luận Chu Chi Nam.

20. Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước:

Chủ Tịch Bà Đặng Thị Danh, Toronto, Canada .

21 . Phong Trào yểm Trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền Việt Nam: HT Thích Nguyên Trí.

22. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Âu Châu: Cựu Thẩm phán Trần Đức Lai.

23. Phong trào Đấu tranh Đòi Tự Do Tôn Giáo và Nhân quyền VN: Ô Lại Thế Hùng.

24. Truyền Thông Toàn cầu Global Viet Media: Dr Nghiêm Phú.

25. Coalition of American Citizen For Freedom and Democracy:

      BS Nguyễn Hy Vọng

26. Việt Nam Cộng Hòa Foundation: Thiếu Tướng Lý Tòng Bá.

27. Vietnam Helsiki HR Committeee: Ô Trần Tử Thanh.

28. Việt Nam Quốc Dân Đảng Thống Nhất: Ô Lê Sơn Hà, Phó TBT

29. Liên Minh Quang Phục Việt Nam: Nhân sĩ Võ Đại Tôn.

30. Đại Việt Quốc Dân Đảng: TS Phan văn Song.

31. Mặt Trận Việt Nam Tự Do Âu Châu: Ô Trần Minh Chiêu

32. Liên Minh Dân chủ Việt Nam Thuần Túy: Ô Lý Hiền Tài.

33. Đại Việt Cách Mạng Nam California: Ô Nguyên Duy.

34. Đảng Dân chủ Nhân dân: Ô Đỗ Thành Công.

35. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Úc Châu: Nhân sĩ Phạm Ngọc Điệp.

36. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Bắc California: Nhân sĩ Phạm văn Tường.

37. Hội Nhân Sĩ Diên Hồng Thời Đại Nam California: Học gỉa Vũ Hữu San.

38. Hội Nhân Sĩ Diên Hồng Thời Đại Colorado: Nhân sĩ Trần Trọng Thuyên.

39. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Canada: LS Vũ Ngọc Truy.

40. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại SanDiego: Nhân sĩ Phan Bái.

41. Ủy Ban Phối Hợp chống CS và Tay sai: Nhân sĩ Phan Kỳ Nhơn.

42. Hội Đền Hùng Hải Ngoại: Nhân sĩ Trần Thanh Phong.

43. Cộng đồng Công giáo Nam VN: Ô Nguyễn Thanh Liêm.

44. Các Hội đoàn Trẻ Nam Cali (Tổng Hội Sinh Viên,  Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, Ðoàn Thanh Niên Thủy Quân Lục Chiến,  Ðoàn Thanh Niên Việt-Mỹ,  Ðoàn Thanh Niên Cao Ðài,  Ðoàn Thanh Niên Phật Tử Miền Quảng Ðức,  Ðoàn Thanh Niên Phật tử chùa Ðiều Ngự,  Ðoàn Thanh Niên Phật Giáo Hòa Hảo,  Giới Trẻ Công Giáo và  Liên Ðoàn Học Sinh Trung Học Nam California: Billy Lê.

54. Trung tâm Trưởng /TTĐH/TB/HK: BĐQ/Tr tá Lương văn Ngọ.

55. Trung tâm Trưởng /TTĐH/TN/HK: Ô Trần Vệ.

56. Ủy Ban Bảo Toàn Đất Tổ: Ông Đoàn Thế Cường.

57. Ban Trị sự Trung ương Hải Ngoại, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo: GS Nguyễn Thành Long.

58. Vietnamese historical researcher association in Europe. : Ô Nguyễn Phúc Bảo Việt.

59. Hội Cựu SV Quốc Gia Hành Chánh Miền Đông Hoa Kỳ: Ô Nguyễn Kim Hương Hỏa.

60. Hội Cựu SV Quốc Gia Hành Chánh Nam Cali: Ông Trần Ngọc Thiệu.

61. Uỷ Ban Vận động CPC: Ông Nguyễn Tấn Lạc.

62. Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân quyền VN: LM Đinh Xuân Minh.

63. Vietnamese American Voters Association: Jackie Bong Wright, President.

64. Vietnamese Political and Religious Prisoner Fellowship Association in Europe:    

      Dr Nguyễn Ngọc Hùng.

65.Vietnamese Political and Religious Prisoner Fellowship Association Austalia:

      PCT Đoàn Nguyên Hồng.

66. Vietnamese Political and Religious Prisoner Fellowship Association Cambodia:

      Nguyễn Phùng Phong.

67. Vietnamese Political and Religious Prisoner Fellowship Association Thailand:

      Lê Thái Lan.                                                         

68. Vietnamese Political and Religious Prisoner Fellowship Association, Denmark:

      Writer Uyên Hạnh.

69. Vietnamese Political and Religious Prisoner Fellowship Association, South California:

      Ô Trương văn Anh.

70. Vietnamese Political and Religious Prisoner Fellowship Association, California:

      Dr Phạm Đức Vượng.

71. Vietnamese Community in Cleverland, Ohio:  Ông Nguyễn Hữu Lễ.

72. Vietnamese Community Dallas: Mrs Lê Lâm Ngọc.

73. Vietnamese Community in Florida: Ô Lưu văn Tươi.

74. Hội Đồng Việt Nam Tự Do: Ông Phan Như Hữu.

76. Hội Nữ Quân Nhân Nam California: bà Phạm Thị Diệu Chi.

77. Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ: Nhà văn Nguyễn Hữu Của.

78. Diễn Đàn Tự Do Dân Chủ: Ông Nguyễn Duy Nghiêu.

79. Câu Lạc Bộ Dân Chủ Tự Do: Ông Nguyễn Cao Nguyên.

80. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo: Ông Phạm Đức Hậu.

81. Hội Cử Tri Việt Mỹ Nam Cali: Ông Hoa Thế Nhân.

82. Hội Đồng Hương Biên Hòa: Bà Duyên Trang.

83. Hội Nữ Quân Nhân Nam Cali: Bà Phạm Diệu Chi.

84. Ái Hữu Quốc Gia Nghĩa Tử:  Ông Ngô Chí Thiềng.

85. Cộng Đồng Riverside: Nhân sĩ Phan Đa Văn.

86. Tổng đoàn Thanh niên Phật giáo Hòa Hảo: Ô Trương văn Đức.

87. Câu Lạc bộ Thi văn Tao Đàn Hải ngoại: Nhà thơ Vũ Lang.

88. Câu Lạc Bộ Tình Nghệ sĩ: NS Cao Minh Hưng.

89. Chiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Sáng lập viên PTPNVNHĐCN) France.

90. Hội Hải Quân & Hàng Hải Trần Quang Khải, Philadelphia và phụ cận:

      Hội Trưởng Nguyễn Tạ Quang.

91. Ban Tư Vấn 8406: Ô Nguyễn Thanh Hùng.

92. Tiếng Nói Giáo dân: Bà Trần Thanh Hiền.

93. Bạch Đằng Giang Founation: Dương Hồng Thẩm, Việt Nam.

94. Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước: Nguyễn Khánh, Việt Nam.

95. Hội Đồng Hương và Thân Hữu Thái Bình: Bà Đào Bích Ty.

96. Hội Đồng Hương Ban Mê Thuột : Ô Nguyễn Xuân Kế.

97. Diễn Đàn Văn Hiến Việt Nam: Nam Phong.

98. Vietnamtomorrow Foundation: Phạm Trần Quốc Việt.

99. Tổ chức Bạch Đằng Giang: Nguyễn Đức Vinh.

  1. Báo Thời Luận: Nhà văn Đỗ Tiến Đức.

101. Điện Báo Ánh Dương: Bà Đỗ Thị Thuấn.

102. Diễn Đàn Người Dân Việt Nam: Minh Đức.

103. Khối 8406 Nam California: Ô Vũ Hoàng Hải, Tư vấn.

104. Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng WA: Đinh Hùng Chấn: Hội Trưởng.

105. Phân Khu Hội Cựu TNCTVN Tacoma WA: Ông Cao Hữu Thiên.

106. Ái Hữu Thiếu Sinh Quân Sandiego: Ô Vũ Ngọc Mỹ.

107. Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Nam Cali: Ô Trần văn Thắng.

CT Ủy ban Thường vụ HĐ Giám sát.

108. Cộng Đồng Việt Nam SanDiego: Ô Nguyễn văn Lực.

109. Gia đình Phật Tử An lạc Phụng Sự: Cư sĩ Hoàng văn Phong.

110. Tạp san Đồng Nai Cửu Long: Ô Vương Huê.

111. Cộng Đồng Việt Nam Los Angeles : Nhân sĩ Nguyễn văn Cừ.

112. Gia Đình Phật Tử Miền Quảng Đức : Tâm Hòa Lê Quang Dật.

113. Hội Đồng Hương Bạc Liêu: Ô Hứa Trung Lập.

114. Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân: nhà báo Trần Phong Vũ

115. Hội Phụ Nữ Nhân Ái Thiện Nguyện Nam Cali HK: Bà Hồng Lan.

116. Liên Hội Cựu Chiến Sĩ SanDiego: Ô Hoàng văn Nhạn.

117. Lực Lượng Thanh niên Việt Nam Âu Châu: Ô Lý Minh Thuận.

118. Nghị viện Người Việt Tỵ nạn CS ở Âu Châu: Ô Cao Tấn Hưng.

119. Ủy Ban Người Việt Tỵ nạn Hải ngoại yểm trợ Quốc Nội: Ô Nguyễn Tấn Đức.

120. Bút Nhóm Gọi Đàn: Nhà văn Tâm Bền.

121. Nguyệt san Hoài Hương: Minh Nguyệt WA DC.

122. Hội Đồng Liên Tôn: GS Nguyễn Thanh Giàu.

123. Hội Văn hoá Người Việt Philadelphia và vùng phụ cận: Bà Hồng Khương.

124. Ủy Ban Phát Huy & Bảo vệ Chính nghĩa Quốc Gia : Nhân sĩ Lê Ngọc Diệp.

125. Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa Lưu Vong.

126. Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại (Vietnamese Legion).

127. Cửu Long Radio cùng chương trình Thiên Ánh Đạo Vàng. (Bảo Tố & Triệu Phổ).

  1. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California: Ông Mai Khuyên.

129. Thanh niên Đại đạo Cao Đài: Ô Ngô Thiện Đức.

130. Ban Tù Ca Xuân Điềm.

131. LiênHội Cựu Chiến sĩ Nam California: Ô Phan Tấn Ngưu.

132. Đoàn Thanh Niên Việt Nam Tự Do Âu Châu: Ô Lê văn Hiệp.

133. Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng hòa, Vùng Đông Pháp Quốc: Ô Nguyễn Duy Phương.

134. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ở Thụy Sĩ: Ô Trần Phi.

135. Vietnamese Community in France: Mr Rémond Deprez.

136. Vietnamese Community in Germany: Mr Vũ Duy Toại.

137. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Tiệp Khắc: Ô Nguyễn Hữu Ích.

138. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Thụy Điển: Ô Đoàn văn Thủy.

139. Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền Canada: Ô Đoàn văn Thùy.

140. Thanh Niên yêu Nước Việt Nam: Nguyễn Khánh (Việt Nam).

141. Lực Lượng Sĩ quan Thủ Đức QLVNCH Bắc California: Ô Nguyễn Minh Đường.

142. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Tây Bắc Hoa Kỳ: Nhà thơ Hoàng Xuyên Anh.

143. Hội Cao Niên SanDiego: Nhân sĩ Trang Anh Dũng.

144. Câu Lạc Bộ Đồng Hành: Ô Vương Hoàng Minh.

145. Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Georgia: Trist Thùy Dương Nguyễn.

146. Vietnamese American Community Oklahoma: Trần văn Hòa.

147. The World Itinerant Monk Congregation: Most. Ven Thich Giac Luong.

148. Comité canadien de   support a la democratie et liberte religieuse au Vietnam

       Ủy ban Canada Yểm trợ  Dân chủ, Tự do Tôn giáo Việt Nam: Ls Alain Ouellet.

149. Vietnamese Community in Seattle, Washington State: Mr Trần Trung Dung.

 

 

DANH SÁCH CÁC NHÂN SĨ ĐỒNG KÝ TÊN:

 

1. Thượng Tọa Thích Thiện Minh, cố vấn Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo VN.

  1. Linh mục Nguyên Thanh, cố vấn Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo VN.

3. Lê Châu Lộc: Cựu Thượng Nghị sĩ VNCH.

4. Dr Nghiemphu: Cố vấn Chính phủ VNCH.

5. Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện.

6. Hòa Thượng Thích Nhật ban, GH PGVNTN (Việt Nam)

7. Bs Lê Thị Lễ, Hoa Kỳ.

8. Gs Nguyễn Thị Hiền, Thụy Sỉ.

9. Gs Phan Thị Độ, Úc Đại Lợi.

10. Nhân sĩ Huỳnh văn Lang.

11. Nhân sĩ Ngô Văn Xức 85 tuổi, cựu tù nhân Lương Tâm  USA.

12. Cư sĩ Minh Pháp USA.

13. Nhà báo Thanh Huy, Việt Báo.

14. Nhà báơ Thanh Phong, Sài Gòn Nhỏ.

15. LS Nguyễn Bắc Truyễn (Việt Nam).

16. Nhạc sĩ Lê Quốc Tấn USA.

17. BS Huỳnh Trung Đạo, Tù nhân Lương Tâm Thái Lan.

18. Chu Vũ Ánh, Hội Quốc Tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Á, Pháp Quốc.

19. Nhà văn Trần Công Ngự.

20. Nhân sĩ Vũ Khánh Thành, Anh Quốc.

21. Nhân sĩ Việt Nhân, USA.

…………………………………………………………………………………………….

 

 

 

BA MƯƠI B ẢY NĂM “NGÀY QUỐC HẬN”

NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN VIỆT NAM: AI THẮNG AI?

 

Ba mươi sáu năm đã trôi qua nhưng chúng ta vẫn canh cánh bên lòng nỗi buồn “Mất nước” để toàn dân Việt sống trong lầm than thống khổ, còn chúng ta vẫn sống đời lưu vong trên xứ sở tạm dung này.  Đã đến lúc, chúng ta cùng bình tâm nhìn lại lịch sử để từ đó sẽ có một nhận định toàn diện và đúng đắn về cuộc chiến Việt Nam. Từ những sự thật lịch sử, chúng ta mới nhận thức rõ về hoàn cảnh của đất nước Việt Nam và chúng ta phải làm gì để đưa dân tộc Việt vượt qua cơn khổ nạn để sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.

 

Sau hiệp định Patenôtre 1884, thực dân Pháp chính thức đặt ách đô hộ trên đất nước thì nhân dân Việt Nam đã liên tiếp đứng lên chiến đấu giành độc lập dân tộc. Đất nước chúng ta chưa thoát khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp thì đảng CSVN lại đưa dân tộc Việt vào cuộc chiến tranh ý thức hệ, đối đầu giữa CS và tư bản khiến hàng triệu người dân Việt đã phải hy sinh. Đảng CSVN đã núp dưới danh nghĩa Việt Minh với chiêu bài kháng chiến để lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân đánh đuổi thực dân Pháp để nhuộm đỏ đất nước Việt Nam. Nếu lấy mốc lịch sử kể từ cái gọi là “Ngày Toàn quốc kháng chiến” 16 tháng 12 năm 1946 cho tới thời điểm Trung Công và Liên Sô công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 1 năm 1950 thì chúng ta có thể tạm gọi cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến giành độc lập Dân tộc.

 

Sau khi Trung Cộng công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo ngày 14-1-1950) thì ngày 31-1-1950, Liên Sô công nhận nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trước hiểm họa Cộng Sản xâm lược Đông Dương và bành trướng xuống Đông Nam Á, Hoa Kỳ và Anh Quốc công nhận Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại ngày 7-2-1950, cuộc chiến đã chuyển sang một thời kỳ lịch sử mới: cuộc chiến ý thức hệ đối đầu giữa 2 ý thức hệ Tư Bản và Cộng sản chứ không còn là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nữa, mặc dù cộng sản vẫn tuyên truyền rêu rao là “giải phóng dân tộc” là “chống Mỹ cứu nước”.

 

Chính vì vậy, chúng ta phải hiểu rõ bản chất của cuộc chiến hay nói cách khác, hiểu rõ ý đồ của các thế lực quốc tế toan tính những gì trên xương máu mồ hôi và nước mắt của toàn dân Việt Nam chúng ta mới thấy rõ toàn bộ vấn đề. Như vậy kể từ tháng 1 năm 1950, cuộc chiến Việt Nam không còn thuần túy là cuộc kháng chiến chống Pháp nữa mà đã chuyển sang cuộc chiến tranh ý thức hệ mà ta thường gọi là chiến tranh lạnh giữa 2 khối tư bản và Cộng sản. Đây là một sự thật lịch sử về bản chất của cuộc chiến Việt Nam mà từ trước đến nay chúng ta mỗi người hiểu một cách. Thật vậy, đồng bào miền Bắc nhất là các đảng viên đoàn viên bị nhồi nhét tuyên truyền “Bác Hồ” là người yêu nước và đảng Cộng sản Việt Nam có công giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp. Đồng bào trong Nam thì hiểu là cuốc chiến tranh ý thức hệ ngăn chặn làn sóng đỏ, còn đa số quần chúng nhân dân thì hiểu đơn giản là cuộc nội chiến Nam Bắc tương tàn. Thật vậy, đối với quần chúng và nhất là giới nghệ sĩ thì đó là một cuộc nội chiến tương tàn “Ba mươi năm nội chiến từng ngày …” nồi da xáo thịt “Người chết hai lần … thịt da nát tan …!” khiến 4 triệu đồng bào Việt Nam ở miền Bắc đã hi sinh cho một cuộc chiến vô nghĩa như các nhà văn từng sống trong chế độ Cộng sản đã phải ngao ngán viết lên những sự thật phũ phàng của cái gọi là “Chống Mỹ Cứu nước …!

 

THỰC CHẤT CỦA CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

 

Chúng ta đã thất rõ hậu qủa của cuộc chiến đối với dân tộc Việt Nam nhưng một vấn đề quan trọng nữa được đặt ra là “Thực chất” của cuộc chiến tranh Việt Nam là gì?. Nói cách khác, các phe tham chiến ở VN mưu đồ tính toán những gì trên xương máu của nhân dân Việt Nam? 

 

ĐỐI VỚI LIÊN SÔ

 

Đối với Liên Sô thì ngoài mục đích bành trướng chủ nghĩa CS, họ còn dùng chiến tranh Việt Nam để tiêu hao sinh lực “đế quốc” Mỹ cho đến “người Việt Nam cuối cùng” trong cuộc chạy đua vũ trang giành quyền bá chủ thế giới. Trong nhiều năm dài, điện Kremli luôn luôn phủ nhận việc Liên Sô có quân đội tham chiến tại Việt Nam. Mãi đến khi Liên bang Sô viết sụp đổ vào năm 1991, giới chức Nga mới công nhận là có hơn 3.000 quân Liên Sô tham gia trận chiến chống quân đội Mỹ tại Việt Nam trước đây. Tướng Vladimir Abramov được giao nhiệm vụ chỉ huy các sĩ quan và binh lính Sô Viết trong vùng Đông Nam Á. Việc lắp ráp hoả tiễn, radar và huấn luyện là do các chuyên gia Liên Sô chuyên gia về hậu cần, chuyên gia về hải quân, chuyên gia về tên lửa, chuyên gia về không quân, về các loại binh chủng … Theo báo Russia Today, các chuyên gia Sô Viết đã đóng vai trò trọng yếu trong việc huấn luyện các lực lượng Bắc Việt Nam, và tên lửa Sô Viết gây thiệt hại nặng cho các phi cơ Mỹ. Nikolay Kolesnik phát biểu trên báo Russia Today “Chúng tôi chỉ được coi là chuyên gia quân sự Nga. Cấp chỉ huy thì mang danh là chuyên gia cao cấp nhưng chúng tôi là binh sĩ Liên Sô. Chúng tôi làm tất cả để ngăn các cuộc không kích”.

 

 

 

ĐỐI VỚI TRUNG CỘNG

 

Đối với Trung Cộng thì chủ trương cố hữu của các triều đại Hán tộc xưa và Trung Cộng ngày nay là xâm chiếm Việt Nam bằng mọi giá để mở đường xuống Đông Nam Á. Ý đồ chiến lược của Trung Cộng là chiếm đóng khu vực này để khống chế eo biển Mallacca,  kiểm soát toàn bộ lộ trình huyết mạch của Trung Quốc cũng như các nước khác có  quyền lợi sinh tử  ở  Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Mao Trạch Đông đã công khai tuyên bố trắng trợn ý đồ xâm chiếm Việt Nam: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore. Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …”. Đế quốc mới TC còn ngang nhiên vẽ bản đồ Trung Quốc bao gồm nhiều nước chung quanh kể cả Đông Nam Á và biển Đông với “Lưỡi Bò” độc chiếm Biển Đông Nam Á.

 

Sự thật lịch sử đã chứng minh rằng có mặt của 300.000 hồng quân Trung Cộng đã tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ 1953 cũng như xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tức Trung Cộng đã công bố sự thật như sau: “ Trong giai đoạn giúp Việt chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc đã vì Việt Nam mà đóng góp không biết bao nhiêu tài lực, nhân lực, vật lực, pháo binh, công binh, nhân viên đường sắt, nhân viên thư tín, hải quân, không quân, hậu cần vận tải … 16 chi đội (trong quân sự TRUNG QUỐC tương đương với trung đoàn, hoặc sư đoàn), hơn 30 vạn người ở Việt Nam trong hơn 3 năm 9 tháng đấu tranh. Tác chiến đối không 2153 lần, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ, bắt sống 42 phi công Mỹ, viện trợ Việt Nam xây dựng Hải Phòng, Hòn Gai, các thành phố duyên hải và xây dựng hệ thống phòng ngự ở tam giác châu thổ sông Hồng, tu sửa và xây dựng các tuyến đường huyết mạch, sân bay, tuyến đường sắt đông tây, mở đường trên biển và chi viện cho đường mòn Hồ Chí Minh. Từ năm 1950 đến năm 1978, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam hơn 200 tỷ mỹ kim, và trong đó đến 93% là viện trợ không hoàn lại, đó là chưa kể xương máu mà 1446 chiến sỹ đã hy sinh, 4200 người trọng thương… những hy sinh đó tuyệt đối không thể tính bằng tiền“. Bắc Triều Tiên đến 2001 mới thừa nhận họ cũng đưa 200 phi công Bắc Hàn đã trực tiếp chiến đấu bảo vệ Hà Nội trong các đợt tấn công của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Tháng Bảy 2001 Bình Nhưỡng và Hà Nội mới bốc mộ những phi công Bắc Hàn tử trận tại Việt Nam về Bắc Hàn.

 

Theo các tài liệu mới được công bố thì cuộc chiến tranh chống Pháp được Trung Quốc chỉ đạo trực tiếp từ chính trị tới quân sự. La Quý Ba đại diện của đảng CSTQ làm cố vấn chính trị cho Đảng CSVN và tướng Trần Canh làm cố vấn quân sự. Mọi kế hoạch đều do Trần Canh vạch ra và chỉ đạo trực tiếp. Ngày 02/07/1950, Mao Chủ Tịch gửi điện trả lời Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam:“Đồng ý ý kiến đánh Cao Bằng trước, phương án tác chiến cụ thể đối với Cao Bằng, chờ sau khi Trần Canh đến, do các đồng chí quyêt định cuối cùng….”. Tài liệu này đã xác nhận một sự thật lịch sử là Trần Canh chính là nhân vật quyết định tối hậu về chiến tranh Việt Nam, không phải Võ Nguyên Giáp cũng không phải Hồ chí Minh. Dĩ nhiên, Mao Trạch Đông là lãnh tụ cao nhất. Quân Ủy và Bộ Chính Trị Trung Cộng giữ vai trò chỉ đạo từ Bắc Kinh. La quý Ba kể thêm về sự khẩn nài của Hồ Chí Minh như sau:“Mùa đông năm 1951, Hồ Chí Minh một lần nữa bí mật đến Bắc Kinh thăm Trung Quốc.Trong trao đổi, Hồ chí Minh hỏi Mao Chủ Tịch:“Bộ Chính Trị Trung Ương chúng tôi yêu cầu đồng chí La Quý Ba khi tham gia hội nghị Bộ Chính Trị Trung Ương chúng tôi nêu nhiều ý kiến về các mặt công tác của chúng tôi, giúp đỡ nhiều cho chúng tôi. Nhưng đồng chí quá thận trọng, quá khiêm tốn. Tôi mong các đồng chí giao cho đồng chí ấy nêu nhiêu ý kiến. Mao Chủ Tịch, các đồng chí có đồng ý không?”. Sự kiện này xác nhận một lần nữa vai trò của La Quý Ba chỉ đạo bộ chính tri của đảng CSVN. Một sự  thật lịch sử  về sự chỉ đạo, quyết định của Mao Trạch Đông được La  Quý Ba thừa nhận là “Dù là điện của Trần Canh, Vi Quốc Thanh và tôi xin chỉ thị của Mao Chủ Tịch, Trung Ương Đảng hay chỉ thị của Mao Chủ Tịch, Trung Ương đảng đối với chúng tôi, dù là bức điện về mặt tác chiến (như chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Tây Bắc. v.v..) xây dựng bộ đội và huấn luyện bộ đội, hay là những bức điện vấn đề quan trọng về mặt xây dựng tư tưởng và xây dựng tổ chức của Đảng, công tác tài chính kinh tế, công tác cải cách ruộng đất, viện trợ quân sự, viện trợ tài chính kinh tế và công tác công an, tình báo, dân tộc thiểu số… Mao Chủ Tịch đều đích thân phê duyệt, sửa chữa, ký cho chuyển đi, trong đó có những bức điện đặc biệt quan trọng, Mao Chủ Tịch tự khởi thảo, khi trả lời các bức điện của Hồ Chí Minh, Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam trưng cầu ý kiến Trung Ương Đảng hoặc các bức điện quan trọng của Mao Chủ Tịch, Trung Ương Đảng nêu ý kiến hoặc kiến nghị với Hồ Chí Minh…”.

 

 

Sự thật lịch sử này đã phơi bầy rõ ràng Đảng CSVN trên thực tế là một chi bộ của đảng CSTQ, cánh tay nối dài của Trung Cộng để thực hiện ý đồ xâm chiếm VN và các nước Đông Nam Á. Sự thật lịch sử này được một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ phát biểu như sau: “Những vòng hoa nơi này là của người Việt Nam mang đến, người dân nơi đây rất kính trọng các liệt sỹ của chúng ta. Trong giai đoạn giúp Việt chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc đã vì Việt Nam mà đóng góp không biết bao nhiêu tài lực, nhân lực, vật lực, pháo binh, công binh, nhân viên đường sắt, nhân viên thư tín, hải quân, không quân, hậu cần vận tải … 16 chi đội (1 chi đội trong quân sự TRUNG QUỐC tương đương với trung đoàn, hoặc sư đoàn), hơn 30 vạn người ở Việt Nam trong hơn 3 năm 9 tháng đấu tranh. Tác chiến đối không 2153 lần, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ, bắt sống 42 phi công Mỹ, viện trợ Việt Nam xây dựng Hải Phòng, Hòn Gai, các thành phố duyên hải và xây dựng hệ thống phòng ngự ở tam giác châu thổ sông Hồng, tu sửa và xây dựng các tuyến đường huyết mạch, sân bay, tuyến đường sắt đông tây, mở đường trên biển và chi viện cho đường mòn Hồ Chí Minh. Từ năm 1950 đến năm 1978, TQ đã viện trợ cho Việt Nam hơn 200 tỷ mỹ kim, và trong đó đến 93% là viện trợ không hoàn lại, đó là chưa kể xương máu mà 1446 chiến sỹ đã hy sinh, 4200 người trọng thương… những hy sinh đó tuyệt đối không thể tính được bằng tiền”. Một câu hỏi được đặt ra cho tất cả những người Việt Nam yêu nước là tại sao các nước bị thực dân cai trị đã lần lượt được trả tự do ngay từ thập niên 1950, trong khi dân tộc Việt lại bị đưa vào cuộc chiến tranh ý thức hệ để gần một chục triệu người dân vô tội phải hy sinh một cách oan uổng, hàng chục triệu gia đình Việt Nam ly tán và cho đến ngày nay, đất nước Việt Nam nghèo nàn chậm tiến nhất thế giới? Chính Hồ Chí Minh, cán bộ của đệ tam quốc tế CS đã rước voi về giầy mả Tổ, đưa dân tộc Việt vào một cuộc chiến tương tàn khốc liệt. Đảng CSVN và cá nhân Hồ Chí Minh chính là tội đồ của dân tộc Việt Nam. 

 

 

ĐỐI VỚI HOA KỲ VÀ CÁC NƯỚC TỰ DO

 

Hoa Kỳ và các nước Tây phương nhận thấy hiểm họa to lớn khi “Siêu đế quốc” Liên Sô kết hợp với “Siêu bành trướng” Trung Cộng sẽ là mối nguy cho toàn thể nhân loại. Chính vì vậy, sau Hiệp định Genève Hoa Kỳ đã chính thức thay thế Pháp trong cuộc chiến đối đầu với cộng sản để thử nghiệm các loại vũ khí mới, đồng thời phân hoá Liên Sô và Trung Cộng hầu giảm bớt nguy cơ CS nhuộm đỏ Đông Nam Á. Sau chuyến ngoại giao bóng bàn và Hội nghị Trung Nam Hải giữa Nixon và Mao Trạch Đông, Trung Cộng đã mật ước với Hoa Kỳ nên người Đồng minh Hoa Kỳ đã làm ngơ khi Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa như một món qùa cho sự giao hảo giữa hai nước. Sự việc không chỉ ngưng ở đó, người bạn đồng minh của chúng ta còn bật đèn xanh cho CSVN xâm chiếm miền Nam …! Đây là bài học lịch sử đầy máu và nước mắt cho những ai còn tin vào “tình nghĩa đồng minh” mà phải luôn nhớ rằng nỗ lực tự thân mới là yếu tố chính để sống còn. Chính tập đoàn cố vấn chính trị của đại học Michigan đã khuyến cáo TT Carter rằng “Ngày nay, TQ đã là đồng minh của chúng ta, nhưng cúng ta luôn nhớ rằng, đồng minh không có nghĩa là người bạn tốt”. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta phủ nhận những gì Hoa Kỳ đã  giúp chúng ta nhưng chúng ta phải thấy một điều là chính quyền Nixon thời đó đang khốn đốn vì vụ Nghe lén “Watergate” và một khi đã kéo TQ về đồng minh với Hoa Kỳ thì người Mỹ đã đạt mục tiêu chiến lược của họ là phân hóa hàng ngũ CS, tách TC ra khỏi Liên Sô nên Hoa Kỳ đã áp dụng một chiến lược toàn cầu mới là xoá bỏ thế cân bằng chiến lược cũ để xây dựng một chiến lược toàn cầu mới: Bằng mọi giá rút chân ra khỏi VN, dùng tiền viện trợ cho VN dành cho Do Thái ở Trung Đông để dồn hết nỗ lực vào việc đối phó với Liên Sô. Đối với người Mỹ thì họ luôn luôn quý trọng “Thiên Chúa” và Dollars nhưng khi cần thiết thì họ đặt Dollars trên hết nên người Mỹ rất thực dụng. Chúng ta thử làm một con tính thì sẽ thấy rõ vấn đề. Mỗi năm Hoa Kỳ viện trợ cho VNCH khoảng 20 tỉ mỹ kim, trong khi Liên Sô chi viện cho Hà Nội chỉ 1 tỉ mỹ kim. Như thế, Hoa Kỳ mất đi 19 tỉ mỹ kim để cạnh tranh vũ khí với Liên Xô nên người bạn đồng minh Việt Nam hoá chiến tranh để hoá giải ý đồ làm suy giảm tiềm lực của CS Liên Sô. Nhờ vậy, năm 1981, chỉ với 11 tỉ Mỹ Kim, Hoa Kỳ đã chế tạo thành công phi thuyền con thoi vượt trội hơn CS Liên Sô trong lãnh vực không gian, sau đó cái gọi là Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết đã tan rã không kèn không trống và chủ nghĩa Cộng Sản bị vứt bỏ vào thùng rác của lịch sử nhân loại…(1)

 

AI ĐƯA DÂN TỘC VIỆT

VÀO CUỘC CHIẾN TRANH Ý HỆ TƯƠNG TÀN?

 

Chính Hồ Chí Minh, tội đồ của dân tộc đã “Rước voi Liên Sô về giầy mả Tổ Hùng Vương”, “Cõng rắn độc Trung Cộng về cắn gà nhà Dân tộc”.  Nguyễn Tất Thành sau này đổi tên là Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy rồi Hồ Chí Minh là người Việt Nam theo cộng sản đầu tiên khi sang Pháp năm 1911, rồi sang các nước Phi Châu, Âu Châu, Nam Mỹ, Hoa Kỳ và Anh Quốc. Năm 1917, trở về Pháp hoạt động với tư cách đảng viên đảng xã hội Pháp và theo Luật sư Phan văn Trường, chí sĩ Phan Chu Trinh và những trí thức VN yêu nước chân chính chống thực dân Pháp ngay trên đất Pháp. Những trí thức này sống ngay trên đất Pháp nên không thể xuất hiện công khai nên lấy một tên chung là Nguyễn Ái Quốc để viết báo chống thực dân Pháp. Nguyễn Tất Thành được hướng dẫn học tập rồi được giao nhiệm vụ tuyên truyền vận động công khai chống Pháp với tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1919, gia nhập Đệ tam quốc tế CS tại đại hội Toulouse Pháp. Năm 1920, Nguyễn Tất Thành lợi dụng cái tên Nguyễn Ái Quốc trong sinh hoạt của đảng Xã Hội để trở thành một trong những sáng lập viên của đảng Cộng sản Pháp. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc nhận lệnh sang Nga học tập về tổ chức cách mạng. (1)

 

      Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân phiệt Nhật đảo chánh hất chân thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương. Ngày 11 tháng 3, vua Bảo Đại chính thức tuyên bố độc lập, ngày 17 tháng 4 nhà vua mời học gỉa Trần trọng Kim thành lập chính phủ nhưng không có quân đội nên không giải quyết được vấn đề cấp bách lúc đó. Tình hình thế giới biến chuyển bất ngờ thuận lợi cho công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ngày 6 tháng 8, Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, ngày 9 tháng 8, thành phố Nagasaki cũng bị bom nguyên tử khiến ngày 10 tháng 8 năm 1945, Nhật hoàng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ngay khi Nhật đầu hàng, nhà vua Bảo Đại đã gửi điện văn tới nguyên thủ các nước đồng minh nhưng không được hồi đáp. Các đảng phái quốc gia lúc đó bao gồm thành phần trung lưu trong xã hội chỉ biết chờ đợi các lãnh tụ trở về, các lãnh tụ thì lại chờ quyết định của Quốc Dân Đảng Trung Hoa nên không thu phục được lòng tin của quần chúng nhân dân vốn đã chịu hơn ngàn năm nô lệ giặc Tàu. Trong khi đó, Quốc tế CS đã nắm bắt thời cơ chỉ thị thành lập Đảng CS Đông Dương để bành trướng chủ nghĩa cộng sản. Để che giấu bộ mặt thật CS và lấy niềm tin của quần chúng yêu nước, Hồ Chí Minh đã ra lệnh giải tán đảng CS Đông Dương ngày 11-11-1945 và thành lập Hội Nghiên cứu Mác Xít. Ngày 16-3-1951, thành lập đảng Lao Động để che giấu bộ mặt thật CS không được quần chúng tín nhiệm để lãnh đạo phong trào Việt Minh chống Pháp. Hồ Chí Minh do sự chỉ đạo của quốc tế CS, nắm được thời cơ quân phiệt Nhật đầu hàng lại khéo vận dụng lòng yêu nước của nhân dân dưới chiêu bài Việt Minh chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc và nhất là Cộng sản Việt Nam biết lợi dụng sự thống khổ của quần chúng nhân dân sau nạn đói kinh hoàng, kích động lôi kéo thành phần bần cố nông vô sản vào hàng ngũ cộng sản với hứa hẹn một “Thiên đường CS” trên trần gian trong đó không có cảnh người bóc lột người, mọi người đều bình đẳng như nhau, làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu….

 

      Nhận được chỉ thị của quốc tế cộng sản, đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành tổng khởi nghĩa. Lợi dụng cuộc biểu tình của Tổng hội Giáo chức công chức Hà Nội tuần hành qua đường phố ngày 17-8 để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, cán bộ cộng sản trà trộn vào hàng ngũ biểu tình hô khẩu hiệu kêu gọi nhân dân nổi lên cướp chính quyền. Cuộc biểu tình của công chức biến thành của Việt Minh trong sự ngỡ ngàng của các đảng phái quốc gia lúc đó còn đang trông chờ lãnh tụ bên Trung Hoa trở về. Sáng hôm sau, ngày 18 tháng 8, Việt Minh xách động quần chúng yêu nước biểu tình bao vây Bắc Bộ phủ yêu cầu Khâm sai Phan Kế Toại từ chức. Ngày 19 tháng 8, một cuộc biểu tình lớn được tổ chức tại nhà hát lớn Hà Nội, cán bộ Việt Minh xách súng lên cướp diễn đàn, hô to khẩu hiệu và giương cao cờ đỏ sao vàng. Quần chúng sục sôi lòng yêu nước rồi dưới sự xách động của Việt Minh, từng đoàn người kéo nhau đi chiếm đóng các cơ sở chính quyền của thực dân Pháp. Vi ệc cướp chính quyền thành công quá bất ngờ đến nỗi mãi đến ngày 22 tháng 8, mặt trận Việt Minh mới chính thức xuất hiện tại Hà Nội và Sài Gòn. Việt Minh gửi điện văn thông báo với triều đình Huế là họ đã cướp được chính quyền nên yêu cầu vua Bảo Đại xin hãy vì nền độc lập của nước nhà, xin Ngài thoái vị. Vua Bảo Đại trước tình hình biến chuyển bất ngờ đã đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân và dòng họ nên đã chính thức tuyên chiếu thoái vị. Nhận được tin vua Bảo Đại thoái vị, ngày 23 tháng 8, Hồ Chí Minh mới thành lập chính phủ lâm thời. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu về đọc cái gọi là “Tuyên ngôn Độc lập” tại quãng trường Ba Đình. (2)

 

BỘ MẶT THẬT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

        Từ trước tới nay, Cộng sản Việt Nam vẫn thường rêu rao họ chiến đấu để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập dân tộc. Tất cả đã được phơi bầy khi Liên Xô và Trung Cộng công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Cộng sản Việt Nam là nhà nước Công-Nông, là thành trì của Xã hội chủ nghiã đầu tiên ở Đông Nam Á vào tháng 1 năm 1950. Chính vì vậy, tháng 2 năm 1950, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã nhân danh thế giới tự do trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam lâm vào thế trên đe dưới búa của một cuộc chiến tranh giữa 2 thế lực tư bản và cộng sản mà kết cục bi thảm là mấy triệu đồng bào Việt Nam đã hi sinh một cách vô nghĩa hết sức phi lý. Thực tế lịch sử đã chứng minh hùng hồn là thế kỷ XX là thế kỷ chấm dứt chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Bằng chứng cụ thể là Hoa Kỳ tự ý trả lại chủ quyền cho Phi Luật Tân (Philippine) năm 1946, Anh Quốc thừa nhận nền độc lập của Ấn Độ năm 1947, Hoà Lan giao trả độc lập cho Nam Dương (Indonesia) năm 1949 mà không phải hy sinh một ngươì dân nào. Thế thì tại sao, nhân dân Việt Nam phải hy sinh hàng triệu người để giành độc lập dân tộc? Đó chính là cốt lõi của vấn đề mà bất cứ ai cũng nhận thấy sau khi phân tích cụ thể rõ ràng. Chính vì Hồ Chí Minh là cán bộ đệ tam Quốc tế cùng với những Trần Phú, Lê Hồng Phong … đã rước voi Mác-Lê về giầy mả Tổ Hùng Vương, cõng rắn Trung Cộng về cắn gà nhà dân tộc! Cộng sản Việt Nam đã lợi dụng lòng yêu nước, dưới chiêu bài “Kháng chiến, giải phóng dân tộc” hy sinh hàng triệu người dân vô tội để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản xuống Đông Nam Á.   

 

     Lịch sử một lần nữa lại chứng tỏ CSVN là tập đoàn Việt gian bán nước khi Phạm văn Đồng xác nhận bằng văn bản chủ quyền của Trung Cộng đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1958 và lịch sử cũng chứng minh Việt gian CS là công cụ của quốc tế CS khi hy sinh công cuộc kháng chiến để ký kết hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 theo chỉ thị của Bắc Kinh. Thật vậy, giữa lúc cao trào kháng chiến dâng lên cao, thực dân Pháp bị lâm vào thế bí dẫn đến sự thất bại hoàn toàn về quân sự thì CSVN bị áp lực của quốc tế CS phải vào bàn hội nghị Genève chia đôi lãnh thổ. CSVN đã biến kháng chiến thành thỏa hiệp chia đôi đất nước, một lần nữa Việt Nam lại chịu cảnh qua phân hai miền Nam Bắc. Sau khi Mao Trạch Đông tuyên bố phải chiếm miền Nam để mở đường đánh chiếm các nước Đông Nam Á bằng mọi giá thì ngày 20 tháng 12 năm 1960, CSVN lại dựng lên cái gọi là “Mặt trận Giải phóng miền Nam” lợi dụng chiêu bài “Chống Mỹ cứu nước” để bành trướng chủ nghĩa CS, nhuộm đỏ cả đất nước Việt Nam. Đặc biệt, sau khi xâm chiếm miền Nam, ngày 25-4-1976 CSVN đã đổi tên đảng Lao Động là Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này chứng tỏ rằng kể từ ngày toàn quốc kháng chiến, nhân dân Việt Nam yêu nước tham gia mặt trận Việt Minh để đánh đuổi thực dân Pháp chứ nhân dân Việt Nam không hề ủng hộ hoặc tham gia đảng CSVN. Do đó, công lao kháng chiến là của toàn dân là chứ không phải của đảng CSVN. Nếu nói rằng do đảng lãnh đạo thì trong lịch sử Việt, biết bao nhiêu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đâu cần có đảng CS lãnh đạo cũng chiến thắng quân thù. Ngược lại, sự thật đã chứng tỏ CSVN chỉ lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân VN để bành trướng chủ nghĩa CS mà thôi. Nếu Hồ Chí Minh không phải là cán bộ quốc tế cộng sản hoặc là bất kỳ một người Việt Nam nào khác thì Tổng Thống Roosevelt đã đặt Viêt Nam dưới sự ủy trị của Liên Hiệp Quốc rồi và đất nước Việt Nam đã độc lập tự do và giàu mạnh từ lâu. Sự thật lịch sử đã chứng minh Hồ Chí Minh nói riêng và Đảng CSVN nói chung không hề có công mà ngược lại là có tội với nhân dân Việt Nam, họ mới chính là những “kẻ phản động” là “Tội đồ” của dân tộc vì đã hành động ngược lại quyền lợi của dân tộc Việt Nam, đã dâng đất nhường biển từng bước bán đứng VN cho Tàu Cộng.

 

     Đối với tất cả người Việt Nam yêu nước thì ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày “Quốc hận”. Ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày “mất nước” không phải do ngoại xâm mà là kẻ nội thù ngay trong lòng dân tộc và hàng triệu đồng bào Việt Nam yêu nước chuộng tự do dân chủ đã phải bỏ nước ra đi. Hơn tám mươi triệu đồng bào Việt Nam đang sống quằn quại trong một nhà tù khổng lồ mệnh danh là nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do chính những người cộng sản Việt Nam thống trị. Những người cộng sản tuy là người Việt Nam nhưng họ đã bán linh hồn cho Các Mác-Lênin, họ không còn là người Việt Nam nữa mà là những cỗ máy vô hồn vô cảm kềm kẹp nhân dân mình, họ chính là những tên “Thái thú Thời đại Xác Việt hồn Tầu”. Giai cấp mới thống trị là lớp đảng viên được hưởng đặc quyền đặc lợi trở thành những cường hào đỏ, những tư sản đỏ, mặc sức vơ vét tài sản của nhân dân, cướp nhà cướp đất để làm giàu trên mồ hôi nước mắt và xương máu của nhân dân. Hàng triệu dân oan bị cướp nhà cướp đất, hàng triệu công nhân bị giai cấp thống trị cấu kết với tư bản nước ngoài bóc lột sức lao động của họ, hàng triệu công nhân đưa đi xuất khẩu lao động, hàng trăm ngàn phụ nữ phải bán rẻ thân xác để kết hôn với người nước ngoài để cứu bản thân và gia đình đang đói khổ. Thực chất cái gọi là xuất khẩu lao động, xuất ngoại kết hôn không khác gì cuộc bán buôn nô lệ người da đen sang tân lục địa mấy thế kỷ trước. Nếu có khác là thay vì những tên lái buôn nô lệ thì là nhà nước cộng sản đứng ra thu thuế lợi tức xuất khẩu và những con người khốn khổ đi khỏi đất nước vì nghèo nàn đói khổ lại phải sống khổ hơn người nô lệ da đen thời trước. Trong suốt trường kỳ lịch sử, chưa bao giờ người dân lại chịu cảnh đói khổ như bây giờ kể cả thời thực dân Pháp. Biết bao người đã phải tha hương chịu cảnh gia đình ly tán để đổi lấy một cuộc sống tốt đẹp hơn.

     

AI THẮNG AI TRONG CUỘC CHIẾN VIỆT NAM ?

 

     Chúng ta cùng nhìn lại cuộc chiến Việt Nam để có một kết luận cuối cùng “Ai thắng Ai?” trong cuộc chiến này. Phải chăng Việt Nam Cộng hòa là người thua trận và Cộng sản Việt Nam là kẻ chiến thắng? Quân đội VNCH nói riêng và Miền Nam VN nói chung bị đồng minh bán đứng trở tay không kịp trong một ván bài quốc tế nên trở thành người chiến bại. Quân cán chính VNCH đã làm hết sức mình để bảo vệ phần đất tự do nhưng không thể làm gì hơn khi tương quan lực lượng đã thay đổi: Quân số CS gần gấp đôi quân lực VNCH sau khi Mỹ rút quân, vũ khí đạn dược thua kém quân CS nhất là khi HK chỉ viện trợ cho VNCH sau năm 1972 có 18 triệu dollars, trong khi Liên Sô và Trung Cộng viện trợ cho Hà Nội 1 tỷ rưỡi dollars nên quân đội chúng ta không còn đạn dược để tác chiến.  Vả chăng, một khi thượng tầng chính trị đã xụp đổ do những tính toán sai lầm thì kéo theo sự tan rã của quân sự là một điều không tránh được.

 

Ðô đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã giải thích “Cuộc chiến thất bại không phải vì chống không lại địch quân, mà vì chính sách của Hoa Thịnh Ðốn đã đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẽo đột nhiên dội bom, sau đó tự ý ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng. Cuối cùng tự mình trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ…”.  Tiến sĩ Sorley cho rằng: “ Không có cách nói nào khác để giải thích nguyên do đưa đến kết cuộc bi thảm đó. Rốt cuộc chúng ta đã bỏ rơi miền Nam. Chúng ta đã hứa nếu giao tranh mới xảy ra, nếu miền Bắc vi phạm hiệp định Paris thì Hoa Kỳ sẽ trừng phạt những hành động vi phạm đó, ở đây tôi muốn nói tới việc dùng hỏa lực của không quân và hải quân. Ngoài ra theo tinh thần hiệp định Paris, Hoa Kỳ đã hứa sẽ thay thế các hệ thống, các thiết bị quân sự cho miền Nam trên căn bản một đổi một, kể cả xe tăng, súng ống, chiến đấu cơ vv… Ngoài ra, Hoa Kỳ hứa sẽ duy trì nguồn tài trợ dồi dào cho miền Nam. Tại một cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc giữa Tổng Thống Thiệu và Tổng Thống Nixon, con số được nhắc tới là 1 tỉ đôla một năm, vô thời hạn. Thế nhưng tới thời điểm quyết định, tôi lấy làm tiếc là chúng ta đã không giữ cả 3 cam kết đó, trong khi sự giúp đỡ của các quan thầy Nga và Trung Quốc dành cho Cộng sản miền Bắc tiếp tục gia tăng.”

 

Để phân hoá hàng ngũ CS quốc tế, Chính quyền Nixon làm mọi cách để lôi kéo Trung Cộng tách ra khỏi Liên Sô mà tài liệu giải mật cho biết, chính Hoa Kỳ đã bí mật cung cấp nhiều phương tiện, vũ khí hiện đại cho Trung Cộng và rút khỏi Đông Dương mặc thị để Trung Cộng giữ một vai trò quan trọng tại vùng châu Á Thái Bình Dương. Để Trung Cộng bỏ Liên Sô về hợp tác với Hoa Kỳ, người Mỹ đã dùng quần đảo Hoàng Sa như một món qùa đầu tiên và kế tiếp là cam kết mật với Trung Cộng là sẽ không can thiệp vào Đông Dương trong bất cứ tình huống nào. Do đó, Trung Cộng đã bật đèn xanh cho Hà Nội đem quân xé bỏ hiệp định Paris tấn công miền Nam với sự chi viện ồ ạt những vũ khí tối tân nhất cho quân đội CSVN. Trong tính toán của Nixon, làm được như vậy vừa có lợi cho nước Mỹ đồng thời tạo điều kiện cho Nixon rút quân ra khỏi VN để thắng thêm 1 nhiệm kỳ nữa. Thế nhưng vụ Watergate xảy ra, Nixon phải từ chức vào tháng 8 năm 1974. Tình hình bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đã tác động hết sức ngặt nghèo đến cuộc chiến ở Việt Nam. Đảng dân chủ với ứng cử viên Tổng Thống năm 1972, người tình nguyện đi Hà Nội bằng đầu gối, Thượng Nghị  sĩ  McGovern đã nói với  Jim Web sau này là  Thượng Nghị sĩ rằng: “Anh không hiểu là tôi KHÔNG MUỐN chúng ta chiến thắng cuộc chiến đó sao?”. Theo Thượng nghị sĩ Jim Web thì  “Cuộc bầu cử vào quốc hội với sự thắng lợi của 76 dân biểu và 8 Thượng nghị sĩ đảng dân chủ tranh cử với cương lĩnh phản chiến của Mac Govern.…Ông McGovern là phần tử của một nhóm quyền lực ngầm gọi là Liên lạc Ngoại giao (SFR) được tài trợ bởi hệ thống tài phiệt quốc tế như Rockfeller, Ford Foundation… có ảnh hưởng vô cùng lớn trong chính trường đã  phát động phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ. Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều hành bởi David Dellinger và được quảng bá bởi Jane Fonda và Tom Hayden, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm 1973 và 1974, đi khắp các khuôn viên đại học Mỹ, tập hợp sinh viên để chống lại điều được cho là “những con ác quỷ trong chánh quyền Nam Việt Nam”. Phong trào chống chiến tranh VN được sự đóng góp tối đa của Cộng sản quốc tế về nhân lực và tài chánh nên tác động đồng loạt trên toàn thế giới. Tại quốc hội Hoa Kỳ, một “Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chánh”trong đó có Harold Ickes và Bill Clinton nỗ lực vận động những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Việt Nam chống Cộng Sản, ngăn cấm cả đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến binh Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị bộ đội chánh quy Bắc Việt được khối Sô Viết và Trung Cộng yểm trợ. Tháng Ba năm 1975, phe Dân Chủ trong Quốc Hội biểu quyết với tỷ số áp đảo, 189-49 đã bác bỏ đề nghị của Tổng Thống Gerald Ford xin viện trợ 300 triệu dollars bao gồm đạn dược, phụ tùng thay thế, và vũ khí chiến thuật cần thiết để tiếp tục cuộc chiến tự vệ cho miền Nam Việt Nam theo như cam kết của TT Nixon cũng như Hiệp Định Paris 1973 đòi hỏi phải cung cấp “viện trợ để thay thế trang thiết bị quân sự vô giới hạn” cho Nam Việt Nam. Thế lực ngầm của tập đoàn tài phiệt đã buộc chính giới Hoa Kỳ bức tử VNCH theo đúng kế hoạch để nhảy vào thị  trường Trung Quốc với hơn 1 tỷ dân tiêu thụ, lương bổng công nhân rẻ mạt sẽ hạ giá thành sản phẩm để  thu lợi nhuận tối đa. Đồng thời dùng số tiền viện trợ cho Việt Nam để chi viện cho Do Thái, chiến tranh với Irac để sản xuất cung ứng cho quân đội Hoa Kỳ và bán vũ khí cho các nước Trung Đông. Hoa Kỳ đã lún sâu vào cuộc chiến hết Irac tới Apganixtan khiến ngân sách quốc phòng ngày càng gia tăng, kinh tế suy thoái kiệt quệ. Chính quyền lợi của tập đoàn tư bản tài phiệt đã làm lu mờ hình ảnh một nước Mỹ với lý tưởng cao đẹp, đưa nước Mỹ vào cuộc khủng hoảng chính trị và suy thoái kinh tế chưa từng có như hiện nay.

 

Đến ngày nay, phần lớn hồ sơ đã được giải mật cho chúng ta thấy rằng, Cộng sản Việt nam đã không thắng được quân lực VNCH và họ cũng không thể nào thắng được quân đội Mỹ. Thế nhưng, không chỉ chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử mà cả quân đội Hoa Kỳ cũng bị các lãnh tụ chính trị ở Washington không cho họ được phép chiến thắng mà hậu quả là hơn 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ đã phải hy sinh. Thực tế phũ phàng đến mức chính Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, tướng Westmorlant đã cay đắng tuyên bố “Quân đội chúng ta phải tham dự một cuộc chiến với một tay bị trói sau lưng, một cuộc chiến không được thắng…”. Cuối cùng người Mỹ đã thua cộng sản ngay tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn của nước Mỹ khiến chính Tổng Thống L. B. Johnson đã phải thừa nhận: “Chúng ta đã đánh bại chính ta…”. Ba mươi sáu năm sau, Henry Kissinger, chứng nhân sống của lịch sử trong cuộc hội thảo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 29-9-2010 đã nói lên sự thật: “Sự thảm bại tại VN vào ngày 30-4-1975 là do Hoa Kỳ gây nên, chứ không phải VNCH”.

 

     Trên thực tế, cái gọi là “Đại thắng mùa Xuân!” chính là sự thất bại không gì cứu vãn nổi cuả CSVN kể từ ngày 30-4-1975. Từ trước tới nay, Cộng sản Việt Nam vẫn thường rêu rao họ chiến đấu để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập dân tộc. Tất cả đã được phơi bầy khi Trung Cộng và Liên Sô công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Cộng sản Việt Nam là nhà nước Công-Nông, là thành trì của Xã hội chủ nghiã đầu tiên ở Đông Nam Á vào ngày 14-1-1959 và 31-1-1950. Chính vì vậy, ngày 7 tháng 2 năm 1950, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã công nhận chính phủ  Quốc Gia do Đức Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo và  nhân danh thế giới tự do trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến ở Việt Nam để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. Nhân dân Việt Nam lâm vào thế trên đe dưới búa của một cuộc chiến tranh giữa 2 thế lực tư bản và cộng sản mà kết cục bi thảm là mấy triệu đồng bào Việt Nam đã hi sinh một cách vô nghĩa hết sức phi lý. Thực tế lịch sử đã chứng minh hùng hồn là thế kỷ XX là thế kỷ chấm dứt chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Bằng chứng cụ thể là Hoa Kỳ tự ý trả lại chủ quyền cho Phi Luật Tân (Philippine) năm 1946, Anh Quốc thừa nhận nền độc lập của Ấn Độ năm 1947, Hoà Lan giao trả độc lập cho Nam Dương (Indonesia) năm 1949 mà không phải hy sinh một ngươì dân nào. Thế thì tại sao, nhân dân Việt Nam phải hy sinh hàng triệu người để giành độc lập dân tộc? Đó chính là cốt lõi của vấn đề mà bất cứ ai cũng nhận thấy sau khi phân tích cụ thể rõ ràng. Chính vì Hồ Chí Minh là cán bộ đệ tam Quốc tế cùng với những Trần Phú, Lê Hồng Phong … đã rước voi Mác-Lê về giầy mả Tổ Hùng Vương, cõng rắn Trung Cộng về cắn gà nhà dân tộc! Cộng sản Việt Nam đã lợi dụng lòng yêu nước, dưới chiêu bài “Kháng chiến, giải phóng dân tộc” hy sinh hàng triệu người dân vô tội để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản xuống Đông Nam Á.   

 

     Lịch sử một lần nữa lại chứng tỏ CSVN là tập đoàn Việt gian án nước khi Phạm văn Đồng xác nhận bằng văn bản chủ quyền của Trung Cộng đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1958 và lịch sử cũng chứng minh Việt gian CS là công cụ của quốc tế CS khi hy sinh công cuộc kháng chiến để ký kết hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 theo chỉ thị của Bắc Kinh. Thật vậy, giữa lúc cao trào kháng chiến dâng lên cao, thực dân Pháp bị lâm vào thế bí dẫn đến sự thất bại hoàn toàn về quân sự thì CSVN bị áp lực của quốc tế CS phải vào bàn hội nghị Genève chia đôi lãnh thổ. CSVN đã biến kháng chiến thành thỏa hiệp chia đôi đất nước, một lần nữa Việt Nam lại chịu cảnh qua phân hai miền Nam Bắc. Sau khi Mao Trạch Đông tuyên bố phải chiếm miền Nam để mở đường đánh chiếm các nước Đông Nam Á bằng mọi giá thì ngày 20 tháng 12 năm 1960, CSVN lại dựng lên cái gọi là “Mặt trận Giải phóng miền Nam” lợi dụng chiêu bài “Chống Mỹ cứu nước” để bành trướng chủ nghĩa CS, nhuộm đỏ cả đất nước Việt Nam. Đặc biệt, sau khi xâm chiếm miền Nam, bộ mặt thật của đảng CSVN đã tự phơi bày trước lịch sử. Ngày 25-4-1976 quốc hội bù  nhìn gồm toàn đảng viên CSVN đã đặt tên là nhà  nước Cộng Hòa Xã  Hội Chủ  nghĩa Việt Nam và ngày 20-12-1976, CSVN đã  đổi tên đảng Lao Động Việt Nam trở  lại là  đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này chứng tỏ rằng kể từ ngày toàn quốc kháng chiến, nhân dân Việt Nam yêu nước tham gia mặt trận Việt Minh để đánh đuổi thực dân Pháp chứ nhân dân Việt Nam không hề ủng hộ hoặc tham gia đảng CSVN. Do đó, nếu gọi là “công lao kháng chiến” thì cái “công lao” đó là của toàn dân là chứ không phải của đảng CSVN. Nếu nói rằng do đảng lãnh đạo thì trong lịch sử Việt, biết bao nhiêu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đâu cần có đảng CS lãnh đạo cũng chiến thắng quân thù. Ngược lại, sự thật đã chứng tỏ CSVN chỉ lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân VN để bành trướng chủ nghĩa CS mà thôi. Nếu Hồ Chí Minh không phải là cán bộ quốc tế cộng sản hoặc là bất kỳ một người Việt Nam nào khác thì Tổng Thống Roosevelt đã đặt Viêt Nam dưới sự ủy trị của Liên Hiệp Quốc rồi và đất nước Việt Nam đã độc lập tự do và giàu mạnh từ lâu. Sự thật lịch sử đã chứng minh Hồ Chí Minh nói riêng và Đảng CSVN nói chung không hề có công mà ngược lại là có tội với nhân dân Việt Nam, họ mới chính là những “kẻ phản động” là “Tội đồ” của dân tộc vì đã hành động ngược lại quyền lợi của dân tộc Việt Nam, đã dâng đất nhường biển từng bước bán đứng VN cho Tàu Cộng.

 

     Đối với tất cả người Việt Nam yêu nước thì ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày “Quốc hận”. Ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày “mất nước” không phải do ngoại xâm mà là kẻ nội thù ngay trong lòng dân tộc và hàng triệu đồng bào Việt Nam yêu nước chuộng tự do dân chủ đã phải bỏ nước ra đi. Hơn tám mươi triệu đồng bào Việt Nam đang sống quằn quại trong một nhà tù khổng lồ mệnh danh là nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do chính những người cộng sản Việt Nam thống trị. Những người cộng sản tuy là người Việt Nam nhưng họ đã bán linh hồn cho Các Mác-Lênin, họ không còn là người Việt Nam nữa mà là những cỗ máy vô hồn vô cảm kềm kẹp nhân dân mình, họ chính là những tên “Thái thú Thời đại Xác Việt hồn Tầu”. Giai cấp mới thống trị là lớp đảng viên được hưởng đặc quyền đặc lợi trở thành những cường hào đỏ, những tư sản đỏ, mặc sức vơ vét tài sản của nhân dân, cướp nhà cướp đất để làm giàu trên mồ hôi nước mắt và xương máu của nhân dân. Hàng triệu dân oan bị cướp nhà cướp đất, hàng triệu công nhân bị giai cấp thống trị cấu kết với tư bản nước ngoài bóc lột sức lao động của họ, hàng triệu công nhân đưa đi xuất khẩu lao động, hàng trăm ngàn phụ nữ phải bán rẻ thân xác để kết hôn với người nước ngoài để cứu bản thân và gia đình đang đói khổ. Thực chất cái gọi là xuất khẩu lao động, xuất ngoại kết hôn không khác gì cuộc bán buôn nô lệ người da đen sang tân lục địa mấy thế kỷ trước. Nếu có khác là thay vì những tên lái buôn nô lệ thì là nhà nước cộng sản đứng ra thu thuế lợi tức xuất khẩu và những con người khốn khổ đi khỏi đất nước vì nghèo nàn đói khổ lại phải sống khổ hơn người nô lệ da đen thời trước. Trong suốt trường kỳ lịch sử, chưa bao giờ người dân lại chịu cảnh đói khổ như bây giờ kể cả thời thực dân Pháp. Biết bao người đã phải tha hương chịu cảnh gia đình ly tán, biết bao thiếu nữ Việt Nam ngây thơ trong trắng phải bán rẻ cả thân xác để nuôi sống gia đình.

     

Cộng sản đã để lộ bộ mặt thật giả nhân gỉa nghĩa của họ là một tập đoàn bán nước, một chế độ độc tài toàn trị tước đoạt mọi quyền tự do căn bản nhất của con người … Một chế độ rêu rao là Nhân dân làm chủ thực ra là làm chủ nhân dân, tước đoạt tài sản đất đai tư hữu của người dân, chế độ thuế khóa nặng nề, tham nhũng bóc lột nhân dân còn thậm tệ hơn chế độ phong kiến thực dân trước đây. Hơn tám mươi triệu đồng bào sống trong trại tù khổng lồ gọi là nhà nước CHXHCNVN và hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi tìm tự do. Cái gọi là thống nhất của Cộng sản Việt Nam chỉ là thống nhất tài sản nhân dân trong tay nhà nước quản lý mà thôi chứ không thống nhất được lòng người. Đứng trên quan điểm Dân tộc, ngày 30-4-1975 chỉ là ngày chấm dứt một thời kỳ chiến tranh ý thức hệ để mở ra một thời kỳ lịch sử mới, một cuộc chiến mới bắt đầu: Cuộc chiến của “TOÀN DÂN CHỐNG CỘNG” cả trong Nam lẫn ngoài Bắc đều đứng lên chống lại chế độ bạo tàn phi nhân Cộng sản kể cả những đảng viên Cộng sản cao cấp từng bị lừa dối đã giác ngộ quyền lợi của dân tộc…Chính vì vậy, chưa bao giờ công luận quốc tế lại ủng hộ cuộc đấu tranh giành lại tự do, dân chủ của toàn dân Việt Nam như ngày nay.

    

Chưa bao giờ lịch sử Việt lại trải qua một giai đoạn bi thảm như hiện nay. Bộ mặt thật hại dân bán nước của tập đoàn Việt gian Cộng sản phơi bày trắng trợn. Tập đoàn Việt gian đã lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản, đưa dân tộc vào vòng nô dịch đói khổ chưa từng thấy trong lịch sử. Tội ác do tập đoàn Việt gian CS gây ra “Trời không dung, đất chẳng tha. Thần người đều căm hận, Trời đất chẳng dung tha”… Ngày nay, nhân dân Việt Nam không còn gì để mất nữa, không còn sợ hãi gì nữa khi tất cả đồng loạt xuống đường làm lịch sử. Tất cả đã hội đủ những điều kiện cần thiết để bùng nổ một cuộc “cách mạng Trống Đồng” sống lại “Hào Khí Diên Hồng” và “Tây Sơn Thời đại” trong nay mai. Một cuộc cách mạng của quần chúng tự đứng lên đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, giành lại quyền dân chủ tự do, quyền làm chủ đất nước. Lòng dân lòng quân muôn người như một, căm hận phẫn uất tột cùng. Bài học lịch sử lại tái diễn trong thời gian trước mắt, bất cứ lúc nào.

 

     Một khi tất cả đồng bào oan khiên, tất cả công nhân nghèo đói, tất cả thanh niên sinh viên yêu nước, tất cả tôn giáo từ Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin lành cùng nhất loạt nắm chặt tay nhau ngồi cầu nguyện cho tự do tôn giáo, đòi lại tài sản giáo hội. Một cuộc đấu tranh giành lại quyền sống tự do dân chủ, quyền làm chủ đất nước trong ôn hòa bất bạo động, bất hợp tác đã và đang diễn ra trên cả nước. Thanh niên sinh viên học sinh bãi khóa, công nhân đình công, tiểu thương bãi thị cho đến khi cộng sản phải thoả mãn yêu cầu chính đáng của nhân dân thì ngày đó là ngày thắng lợi của Dân tộc Việt Nam. Bằng không, lòng dân muôn người như một đứng lên giành lại quyền sống làm người đến, tất cả u uất căm hờn tự bao năm sẽ gom lại như ngọn sóng thần, bất cứ lúc nào sẽ trào dâng như thác đổ thành bão táp cách mạng sẽ cuốn trôi tất cả tập đoàn Việt gian bất nhân hại dân bán nước, những tàn dư rác rưởi tệ hại xấu xa của chế độ cộng sản bạo tàn phi nhân xuống hố thẳm của lịch sử.

 

“Thỉnh Nguyện Thư” của 150 ngàn công dân Hoa Kỳ  gốc Việt, “Thỉnh Nguyện Thư” của cộng đồng Việt Nam tại Úc Châu, Canada … thể hiện ý chí quyết tâm Diên Hồng Thời Đại đã được chính giới Hoa Kỳ và công luận toàn thế giới ủng hộ nồng nhiệt. Tất cả chỉ còn tùy thuộc vào quyết tâm của toàn dân trong nước thể hiện trong các cuộc đồng loạt xuống đường chống đế quốc mới Trung Cộng, xuống đường đòi dân chủ, đòi lại đất đai ruộng vườn trên cả nước.Toàn thê đồng bào Việt Nam Hải ngoại sẽ làm hết sức mình từ tinh thần đến vật chất yểm trợ cho đồng bào trong nước, chúng ta cùng chuyển đổi lịch sử để cứu dân cứu nước. Một khi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng nhất loạt đứng lên làm cuộc cách mạng Trống Đồng chuyển đổi lịch sử thì mùa Xuân Dân tộc sẽ trở về trên quê hương yêu dấu của chúng ta trong một ngày rất gần, rất gần đây để nhân dân được sống trong dân chủ tự do ấm no hạnh phúc thực sự như đại danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã viết trong “Bình Ngô Đại cáo”:

 

“ Đại nghĩa thắng hung tàn ..

Chí nhân thay cường bạo ..!”

 

Giờ cáo chung của chế độ Việt gian Cộng sản bất nhân hại dân bán nước đã điểm… Nhân dân trong nước sẽ “Tổng biểu tình, Tổng nổi dậy” để đưa chủ nghĩa CS và tập đoàn Việt gian CS tới nơi an nghỉ cuối cùng: “Thiên đường Cộng sản” của họ trong nay mai. Nhân dân Việt Nam sẽ xóa bỏ cái gọi là thành phố HCM để lấy lại tên Sài Gòn. Chúng ta sẽ trở về Sài Gòn dấu yêu trong vinh quang của mùa Xuân Dân Tộc.

 

Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn …

Dân Tộc Việt Nam bất diệt …

Việt Nam Muôn Năm …

 

Xin trân trọng kính chào quý vị

 

PHẠM TRẦN ANH

 

 

 

 

CHÚ THÍCH

 

1. Karl Marx cho rằng sự kiện lịch sử là hệ quả tất yếu của những quan hệ nhân quả và các sự kiện lịch sử tác động nhau một cách biện chứng. Sử quan duy vật biện chứng trên cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quyết định thượng tầng kiến trúc chính trị. Duy vật sử quan phủ nhận tính thường hằng bất biến của định mệnh lịch sử, thế nhưng vẫn không thể lý giải được những quy luật thăng trầm đầy bí ẩn của lịch sử. Mặt khác lại rơi vào tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hoá, vĩ đại hoá cá nhân và tô hồng chế độ nên lịch sử ngày càng sai lạc, xa rời sự thật. Duy vật sử quan Karl Marx đúng cho các hiện tượng phổ quát nhưng sự thật hết sức éo le, phũ phàng khi nó lại rơi đúng vào những gì mà Karl Marx hằng ấp ủ hoài bão: sự xụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa! Karl Marx nói: “Lịch sử tác động lẫn nhau một cách biện chứng, nó không làm một cái gì nửa vời cả một khi muốn đưa hình thái xã hội già cỗi đến huyệt mộ thì lịch sử sẽ là tấn bi hài kịch của chính nó. Tại sao lịch sử lại diễn ra theo tiến trình ấy? Đó chính là để cho nhân loại rời bỏ được cái quá khứ ấy một cách vui vẻ vậy!”. Điều đáng tiếc là Karl Marx đã không còn sống để chứng kiến tấn bi hài kịch Cộng sản hạ màn không kèn không trống ..!

 

         Thật vậy, cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra ở Ba Lan, sau đó lan sang Hungari, Tiệp Khắc, Cộng Hòa Dân chủ Đức, Rumani, Bungari, Nam Tư, Anbani như một dòng thác cách mạng. Đảng Cộng sản và nhà nước các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lần lượt buộc phải chấp nhận xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản, thực hiện chế độ đa nguyên và tiến hành tổng tuyển cử tự do. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản ở các nước Đông Âu đã dẫn tới những biến đổi lịch sử: Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc quay trở lại theo con đường Tư bản chủ nghĩa. Cộng Hòa Dân chủ Đức sát nhập vào Cộng Hòa Liên bang Đức. Trong khi đó, ngày 21-8 đảng Cộng sản Liên Sô bị đình chỉ hoạt động trong toàn liên bang, chính phủ Sô viết bị giải thể. Mười một nước cộng hòa tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Liên bang Sô Viết. Một làn sóng chống đảng Cộng sản và chống Xã hội chủ nghĩa dâng khắp mọi nơi. Ngày 21-12-1991 chính thức thành lập các quốc gia độc lập SNG buộc Tổng thống Liên Sô M Goócbachôp phải từ chức và cùng ngày đó, ngày 25-12-1991 lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Cẩm Linh (Kremlin) sau 74 năm bị hạ xuống. Đây là một thất bại nặng nề của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của chủ nghĩa Cộng sản trên thực tế không còn tồn tại nữa. Thật vậy, nếu K Marx còn sống dưới thời Lenin, Stalin thì hẳn là K Marx đã chết trong các trại cải tạo ngút ngàn ở Sibérie rồi và ông ta cũng không thấy được nhân loại vui mừng thế nào khi Liên Xô và các nước Đông Âu xụp đổ vào cuối thế kỷ XX..!

 

2. Nguyễn Tất Thành sau này đổi tên là Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy rồi Hồ Chí Minh là người Việt Nam theo cộng sản đầu tiên khi sang Pháp năm 1911, rồi lưu vong sang các nước Phi Châu, Âu Châu, Nam Mỹ, Hoa Kỳ và Anh Quốc. Năm 1917, trở về Pháp hoạt động với tư cách đảng viên đảng xã hội Pháp và theo Luật sư Phan văn Trường, chí sĩ Phan Chu Trinh và những trí thức VN yêu nước chân chính chống thực dân Pháp ngay trên đất Pháp. Những trí thức này sống ngay trênđất Pháp nên không thể xuất hiện công khai nên lấy một tên chung là Nguyễn Ái Quốc để viết báo chống thực dân Pháp. Nguyễn Tất Thành được hướng dẫn học tập rồi được giao nhiệm vụ tuyên truyền vận động công khai chống Pháp với tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1919, gia nhập đệ tam quốc tế CS tại đại hội Toulouse Pháp. Năm 1920, Nguyễn Tất Thành lợi dụng cái tên Nguyễn Ái Quốc trong sinh hoạt của đảng Xã Hội để trở thành một trong những sáng lập viên của đảng Cộng sản Pháp. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc nhận lệnh sang Nga học tập về tổ chức cách mạng. Trong lá thư gửi Quốc tế CS chứng tỏ họ Hồ là cán bộ trong ban phương Đ ông của Comintern tức Quốc tế CS, ăn lương của Quốc tế CS để bành trướng chù nghĩa CS ở Đông Dương. Cuoái naêm 1924, Quoác ñöôïc cöû sang Trung Quoác laøm vieäc cho haõng thoâng taán Soâ Vieát Rosta döôùi söï ñieàu ñoäng cuûa Mikhail Borodin, tröôûng ñoaøn coá vaán Comintern cho Quoác Daân ñaûng Trung Hoa cuûa Toân Daät Tieân vôùi teân Lyù Thuî vaø kyù maät danh laø Nilovskii trong nhöõng baùo caùo veà quoác teá CS. Naêm 1925, Nguyeãn Aùi Quoác keát hôïp vôùi nhoùm Taâm Taâm xaõ cuûa Leâ Quang Ñaït, Leâ Hoàng Phong, Leâ Hoàng Sôn vaø Hoà Tuøng Maäu thaønh laäp Vieät Nam Thanh nieân Caùch maïng ñoàng chí hoäi taïi Quaûng Chaâu. Toå chöùc naøy laáy chuû nghóa Marx, chuû thuyeát caùch maïng theá giôùi cuûa Lenin vaø chuû nghóa Tam Daân cuûa Toân Daät Tieân ñeå tuyeân truyeàn huaán luyeän caùn boä. Nhieàu thanh nieân Vieät Nam yeâu nöôùc chaïy sang Trung Quoác gia nhaäp vaøo toå chöùc thanh nieân naøy maø khoâng ngaàn ngaïi nghi ngôø gì caû.

 

 

Trong thời gian hoạt động tại Trung Quốc, Hồ Chí Minh bị Quốc Dân Đảng Trung Hoa bắt giam, Hồ Chí Minh đã tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa CS để gia nhập Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội là một liên minh các đảng phái chống thực dân Pháp và Phát Xít Nhật do Quốc Dân Đảng Trung Hoa hỗ trợ. Họ Hồ viết bản dự thảo kế hoạch cải tổ cơ cấu kháng chiến và thành lập mạng lưới tình báo cho đồng minh ở VN nên tháng 9 năm 1943, Trương Phát Khuê mới thả Hồ Chí Minh và giao cho nhiệm vụ thực hiện kế hoạch với tư cách một thành viên dự khuyết trong Uỷ ban Điều hành Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội. Khi đưa ra đề nghị với Pháp, Hồ Chí Minh đã tính toán kỹ lưỡng biết rằng khi nhờ OSS chuyển đề nghị cho Pháp nhưng Pháp sẽ không trả lời nhưng đó là cái cớ cho Hoa Kỳ qua toán tinh báo chiến lược OSS tiến hành tiếp tế vũ khí đạn dược trang bị cho trung đội võ trang tuyên truyền đầu tiên mà hình chụp có cả họ Hồ và Võ nguyên Giáp mặc áo kaki vàng đeo súng lục Mỹ. Toán OSS huấn luyện 4 tuần cho khoảng 200 cán bộ chỉ huy bộ đội Việt Minh về cách sử dụng những vũ khí mới nhất và chiến thuật du kích chiến quân sự cho Việt Minh. Lợi dụng cơ hội này Hồ đã tuyên truyền với nhân dân là người Mỹ ủng hộ Việt Minh với lực lượng “Bộ đội Việt Mỹ” gồm huấn luyện viên người Mỹ vào du kích quân.

 

Ngày 29 tháng 3 năm 1945, Hồ Chí Minh dưới tên gọi là Lucius, cộng tác viên của tình báo chiến lược OSS mới được gặp tướng Claire Chennault, tư lệnh phi đoàn “Cọp Bay” ở Côn Minh sau khi đã cứu được viên phi công Mỹ Rudolph Shaw năm 1944. Họ Hồ đã xin được chụp chung một tấm hình và được viên tướng Cọp Bay đề tặng. Chính tấm hình này cũng như bìa tờ báo Việt Minh vẽ hai bàn tay Mỹ-Việt nắm tay nhau đã khiến mọi người tham gia Việt Minh lúc đó tin tưởng rằng Hồ Chí Minh được Hoa Kỳ yểm trợ. Những lời tuyên bố của Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt chỉ trích chế độ thực dân Pháp, sự thành lập bộ đội Việt Mỹ từ chiến khu Tân Trào với sự hiện diện của các sĩ quan tình báo chiến lược Hoa Kỳ OSS và tấm hình tướng Cọp bay Chennault ký tặng Hồ Chí Minh ở Côn Minh đã được Việt Minh sử dụng và thuyết phục được đại đa số nhân dân ủng hộ họ.(3)

 

 

Vấn đề đặt ra cho chúng ta là Hồ chí Minh có thực sự là người yêu nước hay không? Có một thực tế là trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp thống trị thì bất cứ người Việt Nam nào lại không yêu nước, lại không căm thù thực dân Pháp đến tận xương tủy. Sau nhiều năm sống ở ngoại quốc, Hồ Chí Minh lại nộp đơn vào xin học trường thuộc điạ và bị từ chối. Nếu được thu nhận thì con đường hoạn lộ hẳn sẽ thênh thang và không biết Hồ Chí Minh sẽ đi về đâu, một viên quan cai trị chắc chắn sẽ thẳng tay trấn áp các phong trào VN yêu nước? Đảng CS vẫn tuyên truyền là “Bác” vui mừng khi thấy con đường giải phóng thuộc địa … và chỉ qua quốc tế CS để giải phóng dân tộc. Tài liệu mới nhất “Văn kiện Đảng” toàn tập vô hình trung lại tiết lộ “Bác” chính là một cán bộ đệ tam quốc tế CS sang Liên Xô chờ lệnh về Trung Quốc và hàng tháng vẫn nhận tiền lương của Quốc tế CS để thực hiện công tác của quốc tế CS. Năm 1920, Nguyễn Tất Thành lợi dụng cái tên “Nguyễn Ái Quốc” trong sinh hoạt của đảng Xã Hội để trở thành một trong những sáng lập viên của đảng Cộng sản Pháp. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc nhận lệnh sang Nga học tập về tổ chức cách mạng. Trong lá thư gửi Quốc tế CS chứng tỏ họ Hồ là cán bộ của Quốc tế CS, ăn lương của Quốc tế CS để bành trướng chù nghĩa CS ở Đông Dương … chính họ Hồ thú nhận trong lá THƯ GỪI BAN CHẤP HÀNH QUỐC TẾ CỘNG SẢN như sau:“Từ lúc tôi tới Mátxcơva đã có quyết định rằng sau 3 tháng lưu lại ở đây, tôi sẽ đi Trung Quốc . Bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và tháng thứ sáu tôi chờ đợi, vậy mà việc lên đường của tôi chưa được quyết định. Vậy chuyến đi sẽ là một chuyến đi để khảo sát và nghiên cứu:

1.Thiết lập những quan hệ giữa Đông Dương và Quốc tế Cộng sản.- Thông báo cho Quốc tế Cộng sản về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của thuộc địa này.

2.Tiếp xúc với các tổ chức đang tồn tại ở đó, và

3.Tổ chức một cơ sở thông tin và tuyên truyền. Tôi hành động thế nào để hoàn thành nhiệm vụ này? Số tiền cần thiết cho sự ăn ở của tôi sẽ là bao nhiêu? – Hẳn là tôi sẽ phải đổi chỗ luôn, duy trì những mối liên hệ với các giới khác nhau, trả tiền thư tín, mua những ấn phẩm nói về Đông Dương, tiền ăn và tiền trọ, v.v., v.v.. Tôi tính rằng, sau khi tham khảo ý kiến các đồng chí người Trung Quốc phải có một ngân sách xấp xỉ 100 đôla Mỹ mỗi tháng, không kể hành trình Nga – Trung Quốc (vì tôi không biết giá vé)”. Ngày 11-4-1924. (Hồ Chí Minh Toàn Tập – tập 2)

 

2. Đặc biệt ngoài sự yểm trợ trực tiếp của Quốc tế CS, Hồ Chí Minh lại khôn khéo vận động sự trợ giúp của Hoa Kỳ qua chiêu bài đề nghị 5 điểm cải cách “Bầu cử một nghị viện” do “một toàn quyền Pháp làm chủ tịch và trả laị độc lập cho VN sớm nhất là 5 năm nhưng không quá 10 năm”. Điều này phù hợp với quan điểm của Tổng thống Roosevelt là muốn Pháp trao trả lại độc lập cho các thuộc địa cũ của Pháp. Cả Thiếu tá Archimedes “Al” Patti của toán OSS tại Đông Dương và sau này Trung tá Allison Thomas đều tin tưởng những gì Hồ Chí Minh đã cam kết với tướng Trương Phát Khuê Quốc Dân Đảng Trung Hoa rằng, mục tiêu trước mắt cuả ông ta là khôi phục độc lập tự do cho Việt Nam và quả  quyết rằng:“… một xã hội cộng sản ở Việt Nam phải ít nhất 50 năm sau mới thành lập được”.

 

      Sau khi Nhật đầu hàng, quân Anh được giao cho nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật ở miền Nam, quân đội Trung Hoa giải giới quân Nhật ở miền Bắc. Chính phủ Anh cùng chủ trương “thực dân” nên đã cho quân đội Pháp theo chân vào miền Nam. Ngày 28 tháng 2 năm 1946, sau khi Pháp cam kết giao trả các đặc quyền nhượng địa đã chiếm đoạt từ thế kỷ trước nên Trung Hoa đã ký với Pháp thỏa ước Trùng Khánh, trong đó đồng ý cho quân đội viễn chinh Pháp ra Bắc thay thế quân đội Trung Hoa ở miền Bắc.. Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tướng Leclerc ra lệnh chiến hạm chuyển quân ra Bắc, Hồ Chí Minh đã vội vã chấp nhận các điều khoản trong Hiệp ước Sơ bộ trong đó qui định Việt Nam là một nước tự do trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên Hiệp Pháp. Việt Nam có chính phủ riêng nhưng chỉ được chia 1 phần quyền cai trị về đối nội … nhưng họ Hồ vẫn chấp nhận vì nhiều lý do. Thứ nhất là loại vai trò của Bảo Đại ra khỏi chính trường lúc đó đang đề cập tới một giải pháp Bảo Đại nên họ Hồ sẵn sàng ký kết trực tiếp với Pháp sau đó đưa Bảo Đại sang Hồng Kông rồi không cho trở về nữa. Thứ hai là chấp nhận nhượng bộ Pháp thì quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa phải rút về nước để họ Hồ rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia. Điều này chính Võ nguyên Giáp thú nhận trong hồi ký là “Ngày 9.3.1946 Trung ương họp, chủ tịch Hồ Chí Minh phấn khởi báo tin ta đã ký được hiệp ước 6 tháng 3 năm 1946. Thắng lợi lớn của đảng đã đuổi khỏi đất nước 18 vạn tên chống cộng khét tiếng. Cách mạng đã gạt đi một kẻ thù hết sức nguy hiểm, trút đi một gánh nặng ...”.

 

      Sau khi sắp xếp xong mọi việc, ngày 30 tháng 5 năm 1946 Hồ Chí Minh lên đường sang Pháp để chỉ đạo phái đoàn do Phạm văn Đồng cầm đầu tại hội nghị. Trước khi đi, Hồ Chí Minh ủy quyền cho Huỳnh Thúc Kháng và thành lập mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam gọi tắt là Liên Việt. Mục đích của Mặt trận Liên Việt là để lôi kéo sự ủng hộ của quần chúng trong chiến dịch tổng tấn công tiêu diệt các lực lượng đảng phái quốc gia. Chiến dịch cầm đầu bởi Võ Nguyên Giáp khi đó là Bộ trưởng bộ Nội vụ. Việt Minh trưng ra các bằng chứng ngụy tạo là cán bộ Việt Minh bị các đảng phái Quốc Gia thủ tiêu rồi Võ nguyên Giáp hạ lệnh đồng loạt tấn công bất ngờ tất cả các trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng minh Hội. Đảng kỳ, bảng hiệu bị tháo gỡ triệt hạ và cán bộ Việt Nam Quốc Dân đảng bị Việt Minh bắt giữ rồi thủ tiêu. Các chiến khu của các đảng phái quốc gia cũng lần lượt bị tiêu diệt. Các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam phải bỏ chạy sang Trung Hoa, nhiều lãnh tụ các đảng phái khác bị Việt Minh bắt đi thủ tiêu như Trương Tử Anh (Đại Việt Quốc Dân Đảng), Lý Đông A (Duy Dân), Khái Hưng Việt Nam Quốc Dân Đảng … Trong Nam, Hồ văn Ngà Mặt trận Quốc gia Thống nhất, Huỳnh văn Phương, Dương văn Giáo, vợ chồng bác sĩ Hồ Vĩnh Ký, ông Bùi Quang Chiêu lãnh tụ đảng Lập Hiến cũng bị thủ tiêu. Trước đó, ngay sau cách mạng tháng 8 những thủ lãnh phe Đệ tứ Quốc tế Cộng sàn như Phan văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Lương Đức Thiệp, Phan văn Chánh, Trần văn Thạch … đều bi thủ tiêu.(4) Ngay cả những nhà lãnh đạo tôn giáo yêu nước không cộng sản cũng bị Việt Minh thủ tiêu như Đức Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ cũng bị thủ tiêu, năm 1947, Phối sư Cao Đài Thượng Vinh Thanh Trần Quang Vinh cũng bị bắt nhưng trốn thoát, sau 1975 Phối sư Trần Quang Vinh bị Cộng sản bắt và xử tử tháng 9 năm 1975. Theo tài liêụ của của hai tôn giáo Cao Đài Hòa Hảo thì chức sắc, tín đồ và binh sĩ bị giết lên tới 20 ngàn người.

 

 (2)  Chính cộng sản cũng không phủ nhận được được ý nghĩa và vai trò cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trong một tài liệu kỷ niệm cuộc cách mạng Yên Bái ngày 9 tháng 2 năm 1931, đảng CS đã phải thừa nhận là Làn sóng cách mạng bắt đầu từ cuộc bạo động ở Yên Bái do Quốc Dân Đảng tổ chức và chỉ huy như sau “Hỡi anh chị em công nông, chúng ta nên lấy ngày 9 tháng 2 làm một ngày kỷ niệm cách mạng Đông Dương. Thế nhưng ta chớ hiểu lầm ta kỷ niệm Yên Bái là ta tán đồng quốc gia chủ nghĩa và hoàn toàn kính phục những lãnh tụ của VNQDĐ đâu. Ta nên nhân dịp ngày kỷ niệm này để giải tỏ trước mặt quảng đại quần chúng công nông trong toàn xứ biết rằng cộng sản chủ nghĩa với quốc gia chủ nghĩa là một trơì một vực và không bao giờ hai chủ nghĩa ấy có thể dung hợp được với nhau …”. Theo Hoàng văn Đào trong “ VNQDĐ: Lịch sử tranh đấu cận đại 1927-1954” thì chính đảng CS đã tung ra hàng nghìn tờ truyền đơn kêu gọi dân chúng nổi dậy để cho chánh sở mật thám Pháp L. Marty biết rõ ngày giờ khởi nghĩa nên VNQDĐ đã thất bại. Sau đó, CSVN cũng cướp ngay 3 mục tiêu tranh đấu của chủ nghĩa Tam Dân là Dân tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh phúc  cuûa Vieät Quoác Daân Ñaûng laøm muïc tieâu tranh đấu!

 

(3)  Luật sư Trịnh Đình Thảo, Bộ trưởng bộ Tư pháp trong chính phủ Trần Trọng Kim nhận được tin là Đại úy Landsdale, phụ tá Thiếu tá Archimèdes Patti, trưởng đoàn OSS ở vùng Đông Nam Á … thay vì tiếp tế cho những nhóm quân Pháp còn đang chiến đấu chống Nhật trong vùng rừng núi biên giới thì lại thả dù vũ khí và đạn dược xuống cho Việt Minh để trang bị cho 1 tiểu đoàn đầu tiên và phái Aoron Bank tới huấn luyện cho bộ đội Việt Minh …. Sau này theo tiết lộ của trung tướng Chu văn Tấn thì trong đoàn quân từ Pắc Pó trở về Hà Nội có các sĩ quan OSS người Mỹ và chính Thiếu tá A Patty là người giúp họ Hồ viết bản Tuyên ngôn và chính Trung tá Allison viết tối hậu thư bằng tiếng Anh buộc quân Nhật ở Lạng Sơn đầu hàng. Một sự thực lịch sử nữa vừa mới được công bố là chính Hoa Kỳ chứ không ai khác đã góp phần quan trọng trong cái gọi là “cách mạng mùa Thu 19-8” và “Tuyên ngôn độc lập” 2 tháng 9 năm 1945. Tổng thống Roosevelt lúc đó muốn Pháp phải trả lại độc lập cho Việt Miên Lào và đặt dưới chế độ Ủy trị của Liên Hiệp quốc nên ông ta đã chỉ thị cho các cấp quân đội Mỹ không cho thực dân Pháp mượn phương tiện trở lại Đông Dương, chính vì vậy tướng Cọp bay chỉ cho trưởng phái bộ quân sự Pháp là Sainteny lên phi cơ về Hà Nội sau ngày 2 tháng 9 năm 1945 thì mọi việc xem như đã xong rồi …! Hồ Chí Minh công bố chính phủ Lâm thời bao gồm các đảng phái nhưng Việt Minh tức CS nắm phần chủ động, họ Hồ còn khôn ngoan mời vua Bảo Đại làm cố vấn rôì sau đó tìm cách đưa Bảo Đại sang Hồng Kông rôì không cho về lại Việt Nam nữa .… Sau khi “chớp thời cơ, cướp chính quyền” họ Hồ bắt đầu nghĩ tới việc loại bỏ các đảng phái quốc gia sau khi bị áp lực của Quốc Dân đảng Trung Hoa phải thành lập chính phủ Liên hiệp Lâm thời và phải chia 20 ghế cho VNCMĐMH và 50 ghế cho VNQDĐ còn lại 280 ghế là của CS. Để che mắt quần chúng nhân dân, ngày 11 tháng 11, Đảng CS Đông Dương tuyên bố tự giải tán và thay thế bằng Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Karl Marx ở Đông Dương. Đây chỉ là một chiến thuật lùi vào bóng tối nhưng trên thực tế họ vẫn tiếp tục hoạt động dưới danh nghĩa mặt trận Việt Minh cho đến năm 1951, họ lại chính thức hoạt động dưới cái tên mới nhẹ nhàng hơn là Đảng Lao Động Việt Nam. Ý đồ qủi quyệt này của Hồ Chí Minh đã được Võ Nguyên Giáp viết lại trong hồi ký như sau: “Đâù tháng 9, bác ra mắt nhân dân với danh hiệu chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là bí danh mà Bác đã dùng mấy năm trước để che mắt bọn Quốc dân đảng Trung Hoa. Những người cách mạng đã về sống giữa đồng bào nhưng mọi hoạt động của đảng vẫn tiến hành theo phương thức bí mật. Cán bộ đảng chưa ra làm việc công khai. Hầu hết đảng viên đều công tác dưới danh nghĩa cán bộ Việt Minh …. Rất nguy hiểm là bọn VNQDĐ và VN Cách mệnh Đồng minh hội, chúng cố tìm cách kích động quần chúng bằng khẩu hiệu “Không điều đình với ai hết. Thắng hay là chết”. Chúng muốn phá cuộc đàm phán giữa ta và Pháp”.

(4)  Theo jean Lacouture trong tác phẩm Hồ Chi Minh do Penguin Books 1969 thì khi Hồ chí Minh sang dự hội nghị Fontainbleau, một đảng viên đảng xã hội Pháp hỏi họ Hồ về việc Tạ Thu Thâu bị thủ tiêu thì Hồ Chí Minh tỏ ý đau buồn về cái chết của “Nhà đại ái quốc này” nhưng không giấu được ý đố, họ Hồ nói tiếp “Tất cả những người không theo đường lối mà tôi vạch ra đều sẽ bị đập tan . Nhà báo BernardFall:  “Chiên tranh bùng nổ đã đơn giản hóa những khó khăn về chính trị của ông Hồ. Họ Hồ không cần đối phó vơí phe đối lập bằng bàn tay bọc nhung nữa và cứ việc gọi họ là Việt gian, cứ trói lại từng chùm rồi thả xuống sông cho trôi ra biển …”.

(5)  Ngày 5 tháng 7, tờ báo L’Union Francaise ở Sài Gòn đăng lời tuyên bố của Bảo Đại: “Nếu tất cả mọi người Việt Nam tin tưởng nơi tôi và nếu sự hiện diện của tôi có thể giúp cho việc thiết lập lại các quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân Việt và Pháp, tôi sẽ vui lòng trở về nước Tôi không ủng hộ nhưng cũng không chống lại Việt Minh. Tôi không thuộc đảng nào cả. Hòa bình sẽ trở lại mau chóng nếu người Pháp nhận thức được rằng tinh thần dân tộc chúng tôi ngày nay không còn giống như cách đây 10 năm. Tôi không cần nói thêm về điều này vì chính phủ Pháp bây giờ đã biết những đòi hỏi của tôi. Đề nghị của tôi là tôi chỉ đóng vai trò trung gian giữa nước Pháp và tất cả các đảng phái ở Việt Nam …”. Thật ra trước khi Bảo Đại ký hiệp định Élysées với TT Pháp Vincent Auriol thành lập quốc gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, Bảo Đại làm Quốc trưởng … thì ngày 18-1-1949, Trung Quốc đã thừa nhận chính phủ VNDCCH và ngày 31-1-1949, Hồ Chí Minh gửi công hàm thừa nhận chính phủ Trung Quốc. Ngày 1 tháng 10, sau khi chiếm Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Cuộc diện chính trị Việt Nam thay đổi chuyển sang một khúc quanh lịch sử khi Trung Cộng sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, ngày 14 tháng 1 năm 1950 Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc gửi công hàm thừa nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á và chính thức viện trợ những vũ khí tối tân cho Việt Minh. Ngày 31 tháng 1 năm 1950, Liên Sô gửi công hàm chính thức thừa nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Thế giới tự do lo sợ trước nguy cơ đe dọa bành trướng của CS nên ngày 7 tháng 2 năm 1950, Hoa Kỳ và Anh quốc chính thức thừa nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam do Đức Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo. Đây là một điểm mốc đánh dấu khúc quanh lịch sử từ một cuộc chiến “ Giải phóng Dân tộc” sang một cuộc chiến “Ý thức hệ”.

(6)  Việt Nam 1945-1975 của Lê Xuân Khoa tr 100. Theo Qiang Zhai, China & The Vietnam wars, 1950-1975 (Chapel Hill: The North Carolina University Press,2000), thì Việt Minh và quân đội giải phóng của Mao Trạch Đông đã bắt đầu hợp tác không chính thức ở vùng biên giới từ năm 1946. Từ tháng 3 năm 1946, Đệ nhất Trung đoàn của Hồng quân Mao đã được phép sử dụng phần đất của Việt Nam ở biên giới để làm hậu cứ để tấn công quân đội Tưởng Giới Thạch. Một ngàn quân của Trung đoàn này được Việt Minh tiếp tế lương thực và thuốc men. Để đáp lại, các sĩ quan Trung quốc huấn luyện bộ đội Việt Minh ở Thái Nguyên và Bắc Giang từ tháng 6 năm 1946. Năm 1947, 1,000 binh lính người Việt gốc Hoa cũng được huấn luyện và sát nhập vào bộ đội Việt Minh (Qiang Zhai, 11-12)

 

(7). Năm 1942, trong một phiên họp cuả Hội đồng chiến tranh Thái Bình Dương gồm Trung Hoa-Phi Luật Tân-Úc-Tân Tây Lan và Canada, TT Roosevelt cho biết là ông không muốn thấy chế độ thuộc địa Pháp được phục hồi ở Đông Dương. Đặc biệt, trong lá thư gửi cho Bộ Trưởng Ngoại giao Cordell Hull ngày 24-1-1944 Roosevelt viết: “Đông Dương không nên bị trả cho Pháp mà cần được đặt dưới sự ủy trị của quốc tế. Pháp chiếm đóng xứ này đã gần một trăm năm mà dân chúng ở đây còn khổ cực hơn lúc ban đầu …! Nhân dân Đông Dương có quyền được hưởng những điều kiện tốt đẹp hơn …”. Tuy nhiên ý định này bị Thủ tướng Churchill chống đối, Churchill tuyên bố rằng ông không bao giờ đồng ý cho bốn, năm chục nước thọc tay can thiệp vào sự tồn tại của đế quốc Anh. Sau Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945, Roosevelt bực dọc nói: Stalin thích ý kiến này, Trung Hoa cũng tán thành, Anh Quốc không ưa vì sợ đế quốc của họ tan vỡ …”. Ngay từ năm 1919, Hồ Chí Minh đã viết Bản Tuyên ngôn Tự trị và các quyền căn bản cho VN gửi TT HK Wilson, ngày 17 tháng 10 năm 1945 Hồ Chí Minh tìm gặp Đại sứ HK Caffery ở Paris trong thời gian dự hội nghị Fontainbleau để chuyển thư đến TT Truman. Tài liệu Bộ Ngoại giao HK cho biết thì HCM đã từng mong muốn Việt Nam được đặt dưới sự Bảo hộ của Mỹ như trường hợp Phi Luật Tân khi trước (Schulzinger 19, Duiker 340) Toán OSS cũng tường trình như sau: Đối với người An Nam, sự hiện diện của chúng ta là biểu tượng không phải cho sự giải phóng khỏi nạn chiếm đóng của Nhật mà giải phóng khỏi hàng chục năm dưới chế độ thuộc địa. Chính phủ VN xem Hoa Kỳ là nhà vô địch bênh vực cho quyền của các dân tộc nhược tiểu … (Hess,178-179)

 

 

 

 

 

CHÍNH MI …

         SAU NGÀY MẤT NƯỚC, đi đâu nhìn lên tường cũng nhìn thấy hàng chữ đỏ lòm “Đời đời nhớ ơn bác Hồ vĩ đại” khiến nhức đầu nhức mắt ấm ức vô cùng. Được rồi mày “ Đời đời.. nhớ bác Hồ” thì tao “ Muôn năm .. muôn năm … hận cáo Hồ” .

Hai tay còng số tám,

Chân cùm kiểu Liên Xô .

Đái ăn nằm một chỗ

Muôn năm hận cáo “Hồ” …

     Không phải chỉ riêng tôi mà hầu hết nhân dân Việt Nam cả ngoài Bắc lẫn trong Nam sau này đều bị ám ảnh bởi 3 chữ Hồ Chí Minh, mở miệng ra là Các Mác là Lê Nin, là Bác Hồ vĩ đại, là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mà tôi cứ nghĩ là “rồ dại”, sống mãi trong sự “thất nghiệp” của chúng ta …! Tự nhiên tôi nhớ tới lão tướng Phan Khôi trong Nhân văn Giai phẩm năm nào … Phải rồi Chính mi, chính mi Chí Minh ơi:

Chính mi bán nước Chí Minh ơi

Chính mi cõng rắn cắn nòi Việt Nam …

Chính mi gây cảnh tương tàn

Nồi da xáo thịt ngập tràn máu xương …

Gây bao nhiêu cảnh tang thương

Muôn dân đồ thán thê lương khốn cùng …

Mai này Cộng sản  cáo chung

Đào Lăng quật mộ gian hùng Chí Minh …

NGÀY THÁNG ĐÓ…

Ngày tháng đó suốt đời ta nhớ mãi ..

Cả Sài Gòn phủ kín một màu tang ..!

Cờ hạ xuống bao hồn thiêng u uất,

Nước ngậm ngùi cau mặt khóc tang thương …!

Ta đứng đó lặng nhìn thành phố chết,

Bao hờn căm u uất bỗng dâng trào …

Lặng nghe lòng thổn thức những thương đau ..

Ôm mặt khóc .. Trời ơi mình chiến bại..!?

ĐOẠN TRƯỜNG

Gươm đàn hề nửa gánh,

Sầu cố quốc khôn khuây …

Nam nhi hề chi chí,

Vuốt mặt luống đoạn trường ..!

LỜI SÔNG NÚI

Ngày tháng đó buổi ta đi em khóc

Ngỡ nghìn trùng sông núi cách ngăn nhau …

Đừng khóc nữa em yêu xin đừng khóc

Thêm đau lòng vương vấn bước ta đi …

Lời sông núi ta đi theo tiếng gọi,

Vì tự do ta quét sạch bóng thù

Vì hạnh phúc nhân dân thề tranh đấu,

Không có gì ngăn nổi bước ta đi …

Không có gì ngăn nổi chí nam nhi …

 

MUÔN NĂM

Hai tay còng số tám,

Chân cùm kiểu Liên Xô .

Đái ăn nằm một chỗ

Muôn năm hận cáo “Hồ” …

X ÍCH PH ẢI TUNG …

“ Chân cùm tay xích đầu sao xích,

Xích sẽ có ngày xích phải tung ..!

Tư tưởng tinh thần làm sao xích,

A ha .. A ha ..!

Xích sẽ đến ngày xích phải tung ..!

 

     NHIỀU LÚC ngồi nghĩ lẩm ca lẩm cẩm không chừng mà lại đúng để tự an ủi mình rằng có lẽ kiếp trước mình cũng là tay sát thủ “độc cước đại hiệp”chăng? Với cú đá sát thủ chắc chết nhiều người lắm nên kiếp này mới bị cùm chân gần bẩy năm trời mà lại cùm 2 chân nên kiếp trước chắc là mình đá song phi nên bây giờ bị cùm 2 chân banh ra, cứ nằm ngửa chờ chờ chứ không nằm nghiêng được. Lúc đó ngoài giấc mơ chiến thắng mình còn mơ ước nhỏ nhoi là được ngủ nghiêng một giấc, đơn giản thế thôi. Vậy mà giấc mơ đó 7 năm sau khi ra khỏi xà lim mới thành hiện thực:“ Bẩy năm mơ giấc ngủ nghiêng, hết đêm lại sáng xích xiềng chân tay..! Ừ xích thì xích, xiềng thì xiềng có chết thằng Tây nào đâu mà sợ. Máu anh hùng lại nổi lên  thách thức ngạo nghễ…

      Sáng 30 tháng tư, phố xá Sài Gòn mang một bộ mặt khác thường, người qua kẻ lại hớt hãi vội vàng, phố xá ngổn ngang giày dép áo quần vất bỏ từng đống trên những con đường hoang tàn xơ xác của một thành phố chết. Người Sài Gòn vẻ mặt hốc hác sau mấy đêm dài mất ngủ, ngỡ ngàng ngơ ngác nhìn nhau … Rồi thì mạnh ai nấy tính, kẻ lo tìm đường vượt biển, người rầu rĩ khăn gói về quê, đổi chỗ ở tránh sự truy tìm lý lịch trả thù của Cộng sản. Buổi sáng hôm đó, tôi như kẻ mất hồn đi lang thang khắp Sàigòn lúc vừa đến tượng đài Thuỷ quân Lục chiến ở trước Hạ viện thì nghe súng nổ, người lại xôn xao nói về người chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà nào đó đã móc súng tự sát trước tượng đài mà sau này biết ra là Trung tá Long Cảnh sát Quốc gia. Buổi trưa, sau khi từ Dinh Độc lập đi bộ lững thững về chợ Bến Thành, ngược trở lại Lê văn Duyệt tìm một quán cóc bên đường, kêu một ly cà phê đá rồi ngồi nhìn cảnh tượng hoang tàn mà lòng ngổn ngang trăm mối… Bàn bên cạnh mấy ông lớn tuổi mắt xớn xác nhìn ngang nhìn dọc rồi kể cho nhau nghe về chuyện mấy anh em thương phế binh ở Quân y viện Cộng hoà bị Việt Cộng đuổi ra khỏi bệnh viện đã rút kíp lựu đạn để mấy anh em cùng chết, rồi một trung đội nhảy dù dưới quyền chỉ huy của viên Thiếu Uý đã anh dũng chiến đấu đến giờ phút cuối cùng và họ đã chừa viên đạn cuối để tự kết liễu cuộc đời của những chiến sĩ hào hùng đó. Ngày tháng đó … tôi nhớ mãi những dằn vặt thao thức, những âu lo sợ sệt, những căm thù uất hận, những tức tưởi ngỡ ngàng …

 

Mỹ-Nhật cam kết gìn giữ an ninh châu Á Thái Bình Dương

Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok – 2012-05-03

Ngày cuối tháng 4 vừa qua, Hoa Kỳ bận rộn với các cuộc gặp với lãnh đạo các nước đồng minh quan trọng tại châu Á.

 

AFP – Hàng không mẫu hạm USS George Washington hướng dẫn các chiến hạm Nhật trong 1 cuộc tập trận ở Thái Bình Dương năm 2010

Một trong các cuộc gặp quan trọng diễn ra vào ngày 30 tháng 4 vừa qua là giữa Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama với thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda. Bản tuyên bố chung hai nước sau cuộc gặp tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của mối liên minh hai nước cũng như mối quan tâm chung của Mỹ và Nhật tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Để tìm hiểu thêm tương lai hợp tác hai nước trong mối liên hệ với an ninh khu vực thời gian tới, Việt Hà phỏng vấn ông Tetsuo Kotani, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ quốc tế của Nhật Bản. Trước hết nói về kết quả cuộc gặp lần này giữa hai nước, ông Tetsuo Kotani nhận xét:

Cân bằng sự lớn mạnh của Trung quốc
Tetsuo Kotani: cuộc gặp giữa thủ tướng nhật và tổng thống Mỹ không đưa ra một một điểm gì mới hơn trong khía cạnh hợp tác chiến lược về an ninh bởi hai nước đã cùng làm việc với nhau để đưa ra một chiến lược an ninh trong nhiều năm, và điều này đã khiến Mỹ giờ đây tập trung vào châu Á. Còn đối với Nhật Bản thì khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn luôn là trọng tâm chú ý trong chính sách. Cho nên cuộc gặp lần này chỉ tái khẳng định mối quan tâm chung và trọng tâm chú ý của hai nước là vào châu Á Thái Bình Dương

Việt Hà: Với sự lớn mạnh của Trung Quốc về kinh tế và quân sự mà một số nước có thể coi là một mối đe dọa tiềm năng, Nhật bản hy vọng gì ở mối liên minh với Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc?

Tetsuo Kotani: tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nhìn Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh. Vì vậy ưu tiên của chúng tôi là cân bằng sự lớn mạnh

 

 

Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động thường xuyên trên Biển Đông cũng như ở Thái Bình Dương. Nguồn báo Trung Quốc

của Trung quốc, và đưa Trung Quốc theo trật tự an ninh chung của khu vực. Cả hoa kỳ và Nhật bản đều có chung mục tiêu này. Cho nên cuộc gặp cấp cao lần này giữa hai nước đã tái khẳng định mục tiêu chung này.

Tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nhìn Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh. Vì vậy ưu tiên của chúng tôi là cân bằng sự lớn mạnh của Trung quốc, vàđưa Trung Quốc theo trật tự an ninh chung của khu vực.

ông Tetsuo Kotani
Việt Hà: Hoa Kỳ đã chuyển trọng tâm sự chú ý vào khu vực châu Á Thái Bình Dương bằng cách thắt chặt mối quan hệ về quân sự với các nước như Úc, Singapore, Philippines và Nam Hàn. Mối liên minh Nhật Bản và Mỹ đóng vai trò quan trọng thế nào trong mạng lưới liên minh này của Mỹ để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực?

Tetsuo Kotani: mối liên minh Nhật bản và Hoa Kỳ về an ninh hết sức quan trọng cho sự ổn định và hòa bình trong khu vực. Nhưng nếu chỉ có Hòa Kỳ và Nhật bản thì chúng tôi không thể đảm bảo an ninh cho toàn khu vực vì vậy mặc dù hai nước đã thắt chặt mối liên minh nhưng chúng tôi đồng thời cần sự hợp tác từ các nước khác như Australia, Nam Hàn, Singapore, Việt Nam và Philippines. Trong bản tuyên bố cho thấy chúng tôi mong muốn mở rộng hợp tác an ninh với các nước trong khu vực và chúng tôi cũng không muốn bỏ Trung Quốc ra ngoài sự hợp tác

Việt Hà: Vậy đâu là thách thức trong mối liên minh Nhật Mỹ?

Tetsuo Kotani: theo tôi thách thức chính là sự cách biệt về khả năng quốc phòng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Khả năng quốc phòng của nước này đang gia tăng và mặc dù chưa hơn được Mỹ hay Nhật

 

Phó Đô đốc hải quân Philippines Alexander Pama trưng hình ảnh hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc chặn tàu chiến Philippines trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/4/2012.AFP

nhưng nếu so với các nước ASEAN thì họ hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi cần phải lấp đầy sự cách biệt này. Đó là lý do mà Mỹ và Nhật mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trong đó có Philippines, Việt Nam.

Khả năng quốc phòng của nước này (TQ) đang gia tăng và mặc dù chưa hơn được Mỹ hay Nhật nhưng nếu so với các nước ASEAN thì họ hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi cần phải lấp đầy sự cách biệt này. Đó là lý do mà Mỹ và Nhật mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trong đó có Philippines, Việt Nam

ông Tetsuo Kotani

 

Ảnh hưởng kinh tế và chính trị
Việt Hà: cả Mỹ và Nhật đều đã trải qua khủng hoảng kinh tế trong khi kinh tế Trung quốc vẫn tăng trưởng, điều này có ảnh hưởng thế nào đến liên minh quân sự mà Mỹ và Nhật Bản muốn tạo dựng trong khu vực?

Tetsuo Kotani: cả Mỹ và Nhật đã trải qua những khó khăn về kinh tế trong khi kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nếu Nhật bản và Hoa Kỳ không tiếp tục khẳng định mối hợp tác và quan tâm đối với các nước ASEAN thì Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để tạo ảnh hưởng lên các nước này. Cho nên điều chúng ta cần làm là chúng ta vẫn phải duy trì mối quan hệ kinh tế với Trung quốc. Trong khi đó chúng ta cũng phải tạo dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế không nhất thiết là phải có Trung Quốc trong đó. Ví dụ chúng ta đang có TPP. Lúc này Trung Quốc vẫn chưa gia nhập TPP, nếu chúng ta có thể tạo dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế hiệu quả thì đây có thể là một đối trọng với Trung Quốc.

Mỹ và Nhật đã trải qua những khó khăn về kinh tế trong khi kinh tếTrung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nếu Nhật bản và Hoa Kỳ không tiếp tục khẳng định mối hợp tác và quan tâm đối với các nước ASEAN thì Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để tạo ảnh hưởng lên các nước này

ông Tetsuo Kotani

 

 

Loại tàu Haijian (Hải Giám) hiện đại của Trung Quốc tuần tiểu ngày đêm trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. (ảnh minh họa)AFP

Việt Hà: Trong cuộc gặp lần này, hai nước cũng đề cập đến việc rút quân Mỹ khỏi đảo Okinawa, điều nảy có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hợp tác quân sự hai nước trong việc đảm bảo an ninh khu vực?

Tetsuo Kotani: việc rút quân Mỹ khỏi căn cứ Okinawa có thể có tác dụng tích cực về mặt chính trị bởi vì người dân Okinawa không muốn có nhiều quân Mỹ trên đảo. Cho nên chúng tôi phải giảm số quân mỹ tại đây. Và điều này có ý nghĩa tích cực về mặt chính trị để duy trì mối liên minh hai nước. Tuy nhiên đúng là việc giảm quân có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đánh chặn. Tuy nhiên với mối liên minh quốc phòng mạnh giữa hai nước chúng ta có thể khắc phục được điểm này. Hiện tại Mỹ đã triển khai quân đến một số vùng quan trọng trong khu vực và họat động cũng linh họat cho nên nhìn chung thì khả năng đánh chặn vẫn có thể được duy trì và thậm chí được tăng cường hơn.

…bởi vì người dân Okinawa không muốn có nhiều quân Mỹ trên đảo. Cho nên chúng tôi phải giảm số quân mỹ tại đây. Và điều này có ý nghĩa tích cực về mặt chính trị để duy trì mối liên minh hai nước. Tuy nhiên đúng là việc giảm quân có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đánh chặn.

ông Tetsuo Kotani
Việt Hà: theo ông trong tương lai Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể có các họat động quân sự nào cụ thể trong khu vực?

Tetsuo Kotani: Hoa Kỳ luôn có những cuộc tập trận chung hay trao đổi với các nước trong khu vực, đôi khi Hoa Kỳ cũng bán các thiết bị cho các nước này. Trong bản tuyên bố mới giữa Nhật bản và Hoa Kỳ chúng ta thấy là Nhật Bản sẽ cố gắng tận dụng ODA, ví dụ nhật bản vừa tuyên bố là sẽ cung cấp tàu tuần tiễu cho Philippines. Và theo tôi thì Nhật bản sẽ tiếp tục cung cấp các thiết bị quốc phòng cho các nước khác như Việt Nam, Brunei và Ấn Độ.

Chúng tôi đã gửi người quan sát đến cuộc tập trận chung giữa Mỹ với Philippines, và theo tôi thì Nhật bản sẽ tiếp tục mở rộng các họat động tập trận chung và đào tạo chung.

Việt Hà: xin cảm ơn ông

Theo dòng thời sự:

 

Ngoại trưởng Mỹ Clinton đến Ấn Độ để thúc đẩy quan hệ song phương

 

 

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cầm tấm vải choàng Sari khi đến thăm một triển lãm chống tệ nạn buôn người, Calcutta, Ấn Độ, 06/05/2012

REUTERS/Shannon Stapleton

Thụy My

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, hôm nay 06/05/2012, đã đến Calcutta trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Ấn Độ ba ngày. Mục đích của chuyến công du này là nhằm tái thúc đẩy quan hệ đôi bên hiện đang lỏng lẻo, cho dù trong những năm qua, hai nước đã có nỗ lực để xích gần lại với nhau.

Bà Clinton đã được người dân Calcutta đón chào với các biểu ngữ trên đường phố. Tại đây, bà sẽ viếng thăm một số công trình và gặp gỡ những người dân bình thường. Sự mến mộ của dân chúng dành cho bà cũng là thế mạnh ngoại giao của Ngoại trưởng Mỹ.

Ngày mai, thứ Hai, bà Hillary Clinton sẽ đến New Delhi để hội đàm với thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, nhằm thuyết phục Ấn Độ ngưng mua dầu hỏa của Iran. Đây là một trong các bất đồng gay gắt nhất giữa hai nước trong những năm gần đây.

Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ trùng hợp với thời điểm một phái đoàn đông đảo của Iran cũng đến Ấn Độ vào tuần này, để tìm kiếm các cơ hội thương mại, hầu làm giảm nhẹ ảnh hưởng các biện pháp trừng phạt Iran của Hoa Kỳ.

Bà Clinton cho biết đã có những tiển triển quan trọng trong quan hệ với Ấn Độ, nêu ra những tăng tiến trong trao đổi thương mại và việc hợp tác trong nhiều lãnh vực từ giáo dục cho đến năng lượng xanh. Bà nói : « Cũng như trong tất cả mối quan hệ khác, có những tiến bộ trong một số lãnh vực đã khích lệ chúng tôi, và có những việc khác cần phải hoàn thành. Nhưng khi chúng tôi nói với một quốc gia là muốn trở thành đối tác của nước đó, có nghĩa là đã có một sự cam kết từ phía chúng tôi ».

Trong lần viếng thăm vào năm ngoái, bà Hillary Clinton đã kêu gọi Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trên thế giới, và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ giữa hai nền dân chủ lớn này trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, từ đó đến nay, đà phấn khởi đã nhạt đi. Một số nghị sĩ Mỹ không ngần ngại chỉ trích việc Ấn Độ tiếp tục mua dầu hỏa của Iran. Giới chủ Mỹ cũng bực tức trước việc Ấn Độ chưa muốn mở cửa cho các tập đoàn phân phối lớn.

Quan hệ Mỹ – Ấn vốn nhiều trắc trở trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đã bắt đầu được hâm nóng lại từ cuối thập niên 90 dưới thời tổng thống Bill Clinton, và tiếp tục với ông George W. Bush, giúp Ấn Độ thoát khỏi tình trạng bị cô lập do hồ sơ nguyên tử.

Một viên chức cao cấp Mỹ tháp tùng bà Clinton nhìn nhận là New Delhi đã có giảm nhẹ nhập khẩu dầu thô từ Iran. Ấn Độ lệ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu, và có quan hệ thân hữu với Iran trong nhiều năm qua. Tuy nhiên theo viên chức trên đây, thì các doanh nhân Ấn Độ không muốn vấn đề Iran làm hỏng mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ.

Cựu đại sứ Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc T.P. Sreenivasan cho rằng chuyến công du của bà Clinton « diễn ra đúng lúc vì có một số căng thẳng trong quan hệ cần làm dịu bớt ». Còn theo chuyên gia C.Raja Mohan của Observer Research Foundation, thì Hoa Kỳ và Ấn Độ có cùng một mục tiêu về hồ sơ Iran, và cả hai bên đều muốn duy trì những khác biệt ở những giới hạn chấp nhận được.

 

 

 

 

 

 
 
   
     
 
   
   
Thứ Hai, 07 tháng 5 2012

Bà Clinton gặp nhân vật khu vực chủ chốt trong chính trường Ấn Ðộ

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đang có mặt tại thủ đô Ấn Ðộ nơi bà dự trù sẽ gặp các giới chức cấp cao nhất của nước này. Bà Clinton đang hối thúc quốc gia đói năng lượng này tiếp tục bớt nhập dầu hỏa của Iran. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Kurt Achin gửi về bài tường thuật sau đây.

Kurt Achin | New Delhi

 

Hình: ASSOCIATED PRESS – Ngoại trưởng Clinton gặp bà Mamata Banerjee, thủ hiến bang Tây Bengal, một trong những nhân vật khu vực có nhiều thế lực, ngày 7/5/2012

Trước khi đến thủ đô Ấn Độ hôm nay, ngoại trưởng Clinton đã gặp tại Kolkata một trong những nhân vật khu vực có nhiều thế lực nhất – đó là bà Mamata Banerjee, thủ hiến Tây Bengal.

Đây là cuộc họp quan trọng đầu tiên của bà Clinton kể từ khi bà từ Bangladesh đến Ấn Độ, nhưng bà Banerjee cho biết hai vấn đề được nhiều người trông đợi nhất đã không được đưa vào nghị trình thảo luận.

Đáp lại một câu hỏi của phóng viên, bà Banerjee nói bà và bà Clinton đã không bàn đến vấn đề đầu tư trực tiếp của nước ngoài hay đến một thỏa thuận bị đình trệ về việc chia nguồn nước con sông Teesta dọc theo biên giới giữa Tây Bengal và Bangladesh.

Năm ngoái, lẽ ra một lệnh của chính phủ Ấn Độ đã cho phép nước ngoài được tham gia sở hữu các hoạt động bán lẻ nhiều mặt hàng ở các thành phố lớn. Lệnh này lẽ ra đã có hiệu lực cho phép các công ty lớn như Wall-mart được kiểm soát các dây chuyền cung ứng thực phẩm và nông nghiệp. Bà Banerjee chống đối lệnh này, và đòi chính phủ phải bãi bỏ lệnh bằng cách đe dọa rút đảng của bà ra khỏi liên minh cầm quyền.

Trước cuộc họp với bà Banerjee, bà Clịnton đã ngỏ ý trong một cuộc hội thảo được truyền hình rằng có nhiều phần chắc bà sẽ nêu ra vấn đề đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Ngoại trưởng Clinton nói: “Có một khối lượng kinh nghiệm rất lớn về có thể đưa vào Aán Độ về quản lý dây chuyền cung ứng, về phát triển quan hệ với các nhà sản xuất nhỏ để có thể tăng khối lượng sản xuất, và có thể có mọi loại trợ giúp dành cho nông dân về sản lượng nông nghiệp. Do đó, tôi nghĩ sẽ có rất nhiều lợi ích có thể không nhất thiết nhìn ra ngay được.”

Bộ trưởng tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee hôm nay loan báo rằng Ấn Độ sẽ nới lỏng một số biện pháp về thuế khóa gây tranh cãi đã khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế lo ngại. Chưa rõ liệu thời điểm đưa ra thông báo này có liên quan phần nào đến chuyến thăm của bà Clinton hay không.

Tại New Delhi, bà Clinton dự trù sẽ thăm Thủ tướng Manmohan Singh và chủ tịch đảng Quốc Đại Sonia Gandhi. Bà Clinton cũng dự tính gặp người tương nhiệm phía Ấn Độ là ngoại trưởng S.M. Krishna, để dọn đường cho một diễn đàn sách lược giữa Aán Độ và Hoa Kỳ dự trù diễn ra tại Washington vào tháng tới.

Vấn đề Ấn Độ nhập khẩu dầu của Iran cũng được trông đợi sẽ được xếp cao trong nghị trình gặp gỡ của bà Clinton. Hoa Kỳ và châu Âu đã áp đặt các biện pháp chế tài Tehran để ngăn họ tiến hành một chương trình vũ khí hạt nhân.

Ấn Độ không ủng hộ các biện pháp này và trên thực tế đang tìm cách tăng cường giao dịch thương mại không liên quan đến dầu với Iran. Tuy nhiên, bà Clinton thừa nhận các nỗ lực của Ấn Độ là âm thầm giảm bớt lượng nhập khẩu dầu và bà được trông đợi sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo Ấn Độ thực hiện thêm nhiều cố gắng hơn nữa.

Bà Clinton nói: “Chúng tôi rất tán đồng những gì đã thực hiện được và đương nhiên chúng tôi muốn tiếp tục làm áp lực đối với Iran, do đó bất cứ điều gì mà Ấn Độ và các nước khác có thể làm được, đều sẽ giúp chúng tôi đạt được điều đó.”

Trong khi đó, bà Clinton hôm nay xác nhận là bà đã đích thân cho phép treo giải thưởng 10 triệu đôla cho ai cung cấp thông tin để bắt giữ và truy tố nghi can khủng bố người Pakistan Hafiz Saeed. Saeed đã đóng một vai trò chính trong việc hoạch định các vụ tấn công khủng bố ở Mumbai đã làm 166 người thiệt mạng. Đã có một số hiểu lầm về khoản tiền thưởng này kể từ tháng trước, khi đại sứ của Washington tại Pakistan nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không đề nghị khoản tiền thưởng này.

Bà Clinton hôm nay còn cho biết bà tin rằng thủ lĩnh al-Qaida Ayman al-Zawahiri đang ở Pakistan. Tại Islamabad, Ngoại trưởng Hina Rabbani Khar nói với các phóng viên rằng nếu Washington có bằng chứng về sự hiện diện của hắn ra, thì phải cung cấp bằng chứng đó cho Pakistan bởi vì al-Qaida là một kẻ thù của cả hai nước.

 

 

 

NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN VIỆT NAM: AI THẮNG AI?

XIN MỜI ĐỌC TIẾP TRONG

–         Http:www // dienhongthoidai.com

–         Http:www // tunhanluongtamvietnam

–         Http:www //vietnamtomorrow.wordpress.com

–         Phamtrananh.net

 

 

Tuyên bố về quyền tư hữu ruộng đất tại Việt Nam

Kính gởi Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước. Xin vui lòng phổ biến rộng rãi và dịch ra ngoại ngữ để rộng đường dư luận. Chúng tôi chân thành cảm ơn.
Khối 8406
 

clip_image002

Khối 8406

Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006

Web: http://8406vn.com

Email: vanphong8406@gmail.com

Tuyên bố về quyền tư hữu ruộng đất tại Việt Nam

nhân vụ án Đoàn Văn Vươn  

20-04-2012

            Kính gửi:

– Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

– Quý nông dân Việt Nam đang từng ngày nuôi sống Quê hương.

            Xét rằng: Kể từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1930, đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyên bố nông dân là hậu thuẫn chủ yếu nhất của mình, lực lượng quan trọng nhất của đất nước, luôn hứa hẹn “phân phối đất đai công bằng” và “người cày có ruộng” để lôi kéo giới nông dân -từng chiếm 80-90% dân số- đi theo đảng làm “cách mạng”.

            Xét rằng: Trên thực tế, suốt cuộc Cải cách Ruộng đất (1953-1956), hàng vạn nông dân làm ăn tài giỏi đã bị đày đọa, bị lãnh án tử hình vì bị gán cho tội “địa chủ”. Sau biến cố “long trời lở đất” đầy máu và nước mắt này, ruộng được chia cho các bần cố nông đã mau chóng bị tước lấy, đưa vào hợp tác xã nông nghiệp. Nhưng chủ trương này chỉ mang lại đói khổ không những cho nông dân mà còn cho cả nước Việt Nam Dân chủ.

            Xét rằng: Sau cuộc thống nhất hai miền năm 1975, chính sách nông nghiệp sai lầm và bất nhân, coi khinh quyền tư hữu đất đai ấy được tiếp tục trên toàn cõi Việt Nam, kèm theo các chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” “cải tạo công thương nghiệp”, coi khinh quyền tư hữu tư liệu sản xuất, đã đẩy cả nước tiến dần đến bờ vực thẳm phá sản kiệt quệ, khiến cho năm 1988, đảng Cộng sản phải thôi siết chặt kinh tế, đề ra Nghị quyết 10 về khoán các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Đất nước có gạo ăn và còn dư để xuất khẩu. Thế nhưng nông dân vẫn lâm cảnh đói nghèo, vì không được làm chủ chính mảnh đất mình đang đổ tiền của, mồ hôi và công sức.

            Xét rằng: Việc tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất (vốn là một quyền tự bản tính con người, được nhân loại văn minh công nhận qua Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền điều 17) đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam pháp chế hóa bằng điều 17-18 của Hiến pháp 1992 và điều 1 của Luật đất đai 1993 qua công thức “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Ghê gớm hơn nữa, bằng điều 1 của Luật đất đai 2003 qua công thức “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai”. Hậu quả là người dân chỉ còn quyền sử dụng, riêng nông dân chỉ còn được giao ruộng trồng lúa trong 20 năm hay giao đất trồng cây lưu niên trong 50 năm. Thế nhưng hạn thời này có khi bị nhà cầm quyền địa phương tùy tiện rút ngắn. Đây là phương cách quan trọng nhất để đảng CS duy trì quyền lực thống trị lâu dài và là nguồn gốc chủ yếu nhất của mọi bất công trong xã hội Việt Nam hiện nay.

            Xét rằng: Trên lý thuyết, sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm ảo, chỉ mang tính lừa gạt; còn trong thực tế, “nhà nước đại diện chủ sở hữu” chính là đảng Cộng sản đang độc quyền thống trị cả nước và các thành viên, cán bộ của đảng đang nắm quyền tại mỗi địa phương, từ tỉnh xuống quận, huyện và xã. Kể từ khi mở cửa kinh tế thị trường, kêu gọi ngoại quốc vào đầu tư, phát triển các khu công nghiệp (năm 1986), những viên chức này đã vừa áp dụng nguyên tắc pháp lý kỳ lạ của Luật đất đai nói trên, vừa lợi dụng vô số kẽ hở của hàng trăm văn bản thực hiện (trong đó rất nhiều văn bản vênh nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, hiểu theo cách nào cũng được) để đuổi hàng triệu người dân ra khỏi mảnh đất đang làm nơi sinh sống hay làm chỗ hành nghề, ra khỏi đầm ao hay ruộng vườn đang chăn nuôi hay đang canh tác. Hành động bất công này thường được thực hiện với sự phối hợp đầy âm mưu của chính quyền các cấp và của nhiều ban ngành trong bộ máy cai trị. Việc toa rập giữa thành phố Hải Phòng, huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang, giữa cấp ủy, chính quyền, tòa án, công an, mặt trận, quân đội trong vụ đàn áp, cướp bóc, tàn phá, giam cầm, truy tố gia đình ông Đoàn Văn Vươn là trường hợp điển hình.

            Xét rằng: Lối bồi hoàn với giá rẻ như bèo, không đủ để người dân xây lại nhà cửa và làm lại nghề cũ hay chuyển sang nghề mới; hay tệ hơn nữa là lối cướp trắng công sức, tàn phá hoa màu, triệt hạ gia cư, hành hung gia chủ

– đã đẩy hàng trăm ngàn gia đình đến chỗ dở sống dở chết, mờ mịt tương lai, khiến con nhỏ bỏ học, con lớn đi làm lao nô hay tình nô khắp bốn phương trời, hoặc cả gia đình phải dắt díu nhau chạy ra nước ngoài như đồng bào Thượng tại Tây Nguyên kể từ năm 2001, giáo dân Cồn Dầu Đà Nẵng kể từ năm 2010.

– đã tạo nên nạn “dân oan” chưa từng có trong lịch sử Dân tộc với hàng ngàn đoàn người lũ lượt đi khiếu kiện từ đời cha đến đời con, từ đời ông đến đời cháu, từ quê lên tỉnh, từ nam chí bắc, từ địa phương tới trung ương, trước văn phòng Quốc hội, cơ quan Mặt trận, trụ sở tiếp dân của chính quyền… với hàng đống đơn từ, hàng ngàn cuộc bố ráp xua đuổi, hàng vạn nỗi âu lo tuyệt vọng…

– đã dồn nhân dân đến bước đường cùng phải chống lại bằng hành động có khi mang tính bạo lực nhiều ít, khiến nhiều người bị án tù như tại Thái Bình năm 1997, tại Quận 9 Sài Gòn năm 2008, tại Khoái Châu, Hưng Yên năm 2008, tại Bến Tre năm 2011, tại Lục Ngạn Bắc Giang năm 2012, hoặc bị giam cầm như tại Dak Ngo, Đak Nông năm 2011, tại Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012…

– đã gây thương tích cho dân oan tại Kiên Giang năm 2008, gây vong mạng cho dân oan tại Trảng Bom, Đồng Nai năm 2008, tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa năm 2010, hoặc đã khiến dân tự sát vì uất ức như anh Phạm Thành Sơn tại Sơn Trà, Đà Nẵng năm 2011, anh Nguyễn Văn Tưởng ở Thăng Bình Quảng Nam năm 2012.

            Xét rằng: Ngoài lý do quốc phòng, công ích, phát triển, nhiều cán bộ đảng viên đã trưng thu chiếm đoạt nhà cửa đất đai (có khi bờ xôi ruộng mật) chỉ để đầu cơ bất động sản, phân lô chia chác với nhau, cho xí nghiệp ngoại quốc thuê mướn, bán cho công ty trong nước kinh doanh, xây dựng sân golf hoặc khu giải trí du lịch, hoặc có khi để quy hoạch treo hàng chục năm trời… Điều này gây hại vừa cho an ninh lương thực, vừa cho an sinh xã hội, vừa cho an dân trị quốc.

            Xét rằng: Cùng sử dụng đất nông nghiệp nhưng hộ nông dân bị “hạn điền” khi được giao đất và khi được chuyển quyền sử dụng đất (2 hoặc 3 hecta), còn tổ chức thì không. Các doanh nghiệp chỉ cần lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu xét thấy khả thi, Nhà nước có thể giao quyền sử dụng đất cho họ với diện tích hàng ngàn hecta. Với hạn điền này, bên cạnh hạn thời 20 năm cho ruộng lúa, đầm cá và 50 năm cho vườn cây lưu niên, nông dân không thể an tâm và hăng hái đầu tư cho việc nuôi trồng hay canh tác, như thế cũng tác hại lên sự phát triển của toàn xã hội. Ngoài ra, có trường hợp cá nhân cán bộ cướp được hàng trăm hécta đất, khiến nông dân trở nên tá điền, bị bầm dập đủ điều khi thuê ruộng, thậm chí trở thành nông nô cho những địa chủ đỏ mới, như tại Hòn Đất, Kiên Giang. Đó là chưa kể Tổng Công ty Lương thực Miền nam của Nhà nước từ nhiều năm nay bắt chẹt nông dân miền Nam, buộc phải bán lúa giá thấp cho họ.

            Chính vì lẽ đó, Khối 8406 chúng tôi

            1- Đòi Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam phải nghe tiếng nói của nhân dân, của các tôn giáo, của giới trí thức mà sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trả lại cho người dân quyền tư hữu ruộng đất vốn có từ xưa; sửa đổi tận gốc Luật đất đai 2003, hủy bỏ nguyên tắc bất công phi lý lừa đảo: “Đất đai thuộc về toàn dân với nhà nước đại diện sở hữu”, để người dân sở hữu thực sự và trọn vẹn mảnh đất của mình, nhất là vì nhiều xáo trộn và xung đột xã hội sẽ diễn ra khi sắp đến hạn thời 20 năm thuê đất mà Luật đất đai 1993 đã tùy tiện áp đặt.

            2- Đòi Nhà nước CHXHCN Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các dân oan đã bị tù vì đòi quyền sống về đất đai, vì bảo vệ ruộng vườn nhà cửa của họ, như 7 dân oan Bến Tre bị xử ngày 30-5-2011 (trong đó có mục sư Dương Kim Khải), 11 dân oan Lục Ngạn, Bắc Giang bị xử ngày 08-03-2012, 4 thành viên gia đình ông Đoàn Văn Vươn đang bị giam giữ từ 05-01-2012 vì bị vu tội “sát nhân và chống lại người thi hành công vụ”.

            3- Đòi Nhà nước phải chấm dứt sách nhiễu cuộc sống, cấm cản hành nghề hay trả lại tự do cho các luật sư từng bênh vực dân oan như Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Văn Đông, Cù Huy Hà Vũ…, phải chấm dứt gây rối công việc của những chức sắc tôn giáo đã và đang dấn thân bảo vệ những cá nhân, cộng đồng hoặc tổ chức mất đất đai nhà cửa.

            4- Đòi Viện Kiểm sát, Thanh tra nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân Việt Nam, các tòa án địa phương phải tái duyệt, xem xét và giải quyết hợp tình hợp lý hàng triệu đơn khiếu nại của dân oan ba miền, từ nông dân, thị dân đến giáo dân và các dòng họ.

            5- Kêu gọi lực lượng công an và quân đội, vốn xuất thân từ nhân dân và được nhân dân trả lương nuôi sống, phải thôi làm công cụ mù quáng của các “nhóm lợi ích”, các “tư bản đỏ” để trấn áp và tước đoạt dân lành.

            6- Kêu gọi các chính phủ năm châu và các tổ chức quốc tế luôn gắn điều kiện quyền tư hữu đất đai, quyền sống của con người vào các dự án viện trợ giúp Việt Nam phát triển kinh tế, từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến xây dựng các khu dân sinh, các công trình văn hóa, các nhà máy xí nghiệp.

            7- Kêu gọi mọi thành viên Khối 8406 trong lẫn ngoài nước, mọi tổ chức thiện nguyện, mọi tổ chức nhân quyền, mọi tổ chức tranh đấu của con Hồng cháu Lạc khắp nơi tiếp tục nỗ lực xoa dịu đau khổ và bênh vực quyền lợi của các dân oan tại Việt Nam.

            Nhân dịp này, Khối 8406 xin chúc mừng thành công của Cộng đồng Người Việt Tự do tại Hoa Kỳ qua Kiến nghị thư Nhân quyền 150 ngàn chữ ký gởi cho Tổng thống B. Obama, cũng như xin ủng hộ Cộng đồng Người Việt Tự do tại Úc châu trong việc lấy chữ ký của đồng bào khắp thế giới cho Kiến nghị thư Nhân quyền gởi Quốc hội Úc châu.

            Tuyên bố tại Việt Nam ngày 20-04-2012, thời điểm nhà cầm quyền dự định cưỡng chế ngày hàng ngàn hộ dân oan Văn Giang, Hưng Yên để tiến hành dự án đô thị Ecopark.

            Ban Đại diện lâm thời Khối 8406.

1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải – 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, VN.

2. Linh mục Phan Văn Lợi – 16/46 Trần Phú, Thành phố Huế, VN.

3. Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Đại diện Khối 8406 tại hải ngoại.

            Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù Cộng sản.

 

Phụ lục:

1) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n

2) Tuyên bố của Khối 8406 nhân kỷ niệm lần thứ 6 ngày thành lập (8/4/2006 – 8/4/2012):

http://www.danchimviet.info/archives/55680

LIÊN MINH VIỆT NAM-TÂY TẠNG BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC

 Inline image 1NH
LIÊN MINH VIỆT NAM-TÂY  TẠNG VÌ TỰ DO DÂN TỘC

BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC

New Delhi ngày 26 tháng 03 năm 2012

Cộng đồng Tây Tạng khắp nơi trên thế giới tựu về Delhi phản đối sự hiện diện của Hồ Cẩm Đào – Chủ Tịch đảng Cộng sản Tàu.

 

Kính thưa quý vị,

Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,

 

Từ 9 giờ 30 sáng ngày hôm nay 26 tháng 03, 2012  hàng nhiều chục ngàn người đã tề tựu đến địa điểm và cuộc tuần hành hơn 2 tiếng đồng hồ từ đại lộ New Delhi..

cùng lúc đó có cả trăm người đang  tuyệt thực…   Một sự việc vô cùng xúc động diễn ra. Đó là một thanh niên Tây Tạng tự châm lửa biến thân thành đuốc sống trước muôn ngàn tiếng gào thétđớn đau của mọi người . Người thanh niên đó đã ngã trước mặt tôi . Một sinh vật cháy đen ! Ngọn lửa trên thân thể đã được dập tắt .  Chúng tôi không thể nhìn người chết mà không cứu dù cho chính người đó đang tìm cái chết trong ý nghĩa cao cả hy sinh.

 

 Khó nhọc lắm Cảnh sát mới có thể đưa được  thân thể của người tựthiêu ra khỏi đám đông vây kín.

 

Trong đoàn hiện diện có phái đoàn ” Liên Minh Việt Nam -Tây Tạng đấu tranh cho Tự Do ” đến từ  Dharamsala phía Bắc Ấn Trung . Một lần nữa lá Cờ Vàng chính nghĩa Quốc gia ”     Cờ Vàng ba sọc đỏ ” phất phới tung bay bên cạnh quốc kỳ Tây Tạng nói lên sự kết hợp chiến đấu cho Tự Do của hai dân tộc cùng một hoàn cảnh mất nước vào tay Cộng sản đỏ.

Chỉ có một điều khác biệt là nhân dân Tây Tạng bị thống trị bởi thổ phỉCộng Tàu còn dân tộc Việt Nam lại bị đoạ đày bởi bọn cướp ngày tay sai Tàu Cộng. Xét cho cùng dân tộc Việt Nam còn thê thảm hơn nhiều.

 

Hỡi thế giới nhân loại có nghe chăng tiếng gào thét thống tâm của hai dân tộc Việt Nam và Tây Tạng?

 

Hỡi đồng bào Việt Nam yêu qúy,

Nhân dân Tây Tạng đang trổi dậy bằng chính máu và sự hy sinh mãnh liệt. Không một mãnh lực nào có thể ngăn cản nổi làn sóng tự thiêu vì TổQuốc của người Tây Tạng.

 Còn chúng ta – những người Việt Quốc gia nghĩ sao? Đất nước chúng ta sẽ đi về đâu khi mỗi người chúng ta chưa thoát ra khỏi sự sợ hãi?

 

 Lê Chân – Phóng viên Phong trào “Liên minh Việt Nam -Tibet đấu tranh cho Tự Do”

 

 
 
Mai tôi chết Cờ Vàng xin được phủ,
Để xác thân ấp ủ với  Sơn hà,
Để hồn tôi trọn nghĩa với Quốc gia,
Để sống thác được hoài mang lý tưởng.
 
Trước vận nước gieo neo,
Vững tay chèo định hướng.
Dù nhiễu nhương che lấp khắp nẻo đường,
Dù thân mình có lắm nỗi tang thương,
Ta cũng quyết không lùi một bước.
 
Cơn Quốc nạn đó là vận nước,
Nào phải ta khiếp nhược trước giặc thù.
37 năm rồi Tổ quốc mãi âm u,
Nghe trong gió có muôn ngàn tiếng hú.
Một tấc đất, một chiến hào mặt trận,
Nào đợi chi tới tướng mạnh binh hùng.
Thế cuộc này đang đến lúc vần xoay,
Quân bán nước đã đến ngày đền tội.
 
Đừng chờ ai kẻo không còn kịp nữa,
Ngàn năm sau nô lệ đang trực chờ.
Một phút đắn đo ta đánh mất thời cơ,
Một phút quyết định ta làm nên lịch sử.
 
Xé áng mây mù đạp làn sóng dữ,
Lấy máu xương ta chinh phục đại dương.
Vì tuổi đời bình minh ta còn đó,
Nhưng hoàng hôn ta đã mất nhau rồi.
  
Phủ Cờ Vàng là danh dự cho tôi,
Ai biết được ai người xứng đáng?
Xin tự hỏi trước thăng trầm quốc nạn,
Có bao giờ ta quay lại Cờ Vàng?
 
Có bao giờ ta đâm những nhát dao,
Làm rỉ máu tâm hồn chiến sĩ?
Có bao giờ ta tị hiềm ích kỷ,
Bán linh hồn cho qủy dữ hay không?
 
   
 
Câu trả lời ắt hẳn là KHÔNG!
Cờ Vàng đó hẳn nhiên ta xứng đáng.
Khi tôi  sống nguyện ôm Cờ sâu tâm khảm,
Mai lìa đời Cờ phủ trọn xác thân tôi.
 
 
Lê Chân
 


TỪ Ý DÂN “VIỆT NAM TÔI ĐÂU” đến VẬN NƯỚC “DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI” 5-3-2012

Thưa quý vị,

VIỆT NAM TÔI ĐÂU của nhạc sĩ Việt Khang là tiếng kêu gọi khẩn thiết của tất cả con dân Việt Nam yêu nước như một “LỜI HỊCH CỨU QUỐC” nên đã bị bạo quyền CS bắt giam vì tội yêu nước. Lời hịch cứu quốc này đã được toàn dân trong nước và hải ngoại đáp ứng nồng nhiệt. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng mỗi khi tổ quốc lâm nguy, sơn hà nguy biến thì tất cả con dân đất Việt muôn người như  một đều đứng lên đáp lời sông núi. Cách đây 728 năm, vua Trần đã mời các bô lão trên toàn quốc về dự Hội nghị ở điện Diên Hồng đế bàn việc nước “Hòa hay chiến?”. Các bô lão đã nhất tề đứng dậy hô vang “Quyết chiến, quyết chiến”, chiến đấu đến người Việt Nam cuối cùng để bảo vệ giang sơn gấm vóc của tiền nhân bao đời hy sinh xương máu để lại cho con cháu chúng ta. Ngày nay, tập đoàn Việt gian cầm quyền lại cam tâm bán nước nên quần chúng nhân dân, bao gồm mọi thành phần xã hội, từ trẻ đến già đồng loạt xuống đường, gần 150 ngàn người ký vào thỉnh nguyên thư trong một thời gian kỷ lục, hàng ngàn người đã kéo nhau về Hoa Thịnh Đốn, tràn ngập Quốc Hội Hoa Kỳ để vận động 100 Thượng Nghị sĩ và 435 Dân biểu Hoa Kỳ để lobby đã tạo ra một chuyển biến mang ý nghĩa lịch sử “MỘT HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI” khiến TT Obama phải mời cộng đồng Việt Nam vào tòa Bạch Ốc. Hội Ái hữu Tù Nhân chính trị và Tôn giáo VN đưa ra “LỜI KÊU GỌI” chính quyền Hoa Kỳ và các nước trên thế giới hãy yểm trợ cho tiến trình dân chủ hoá Việt Nam bằng cách làm áp lực với nhà cầm quyền CSVN phải thả toàn bộ tù nhân lương tâm, tù nhân dân oan và phải tổ chức bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Lời Kêu Gọi đã được 148 Hội đoàn văn hóa xã hội và đoàn thể chính trị cùng ký tên lên tiếng kêu gọi chứng tỏ sự đoàn kết thống nhất hành động góp phần công cuộc đấu tranh chung của chúng ta.

Nhận được lời mời của Tòa Bạch Ốc tham dự cuộc ngày 5 tháng 3 năm 2012, chúng tôi đã lên DC vào tòa Bạch Ốc tham dự và trao tận tay bà Christina Lagdameo, Deputy Director, White House Initiative on Asian American and Pacific Islanders. Bà Christina Lagdameo đã làm việc trong ba đời Tổng Thống, từ TT Clinton đến TT Bush, và nay TT Obama đã gửi lời ca ngợi nồng nhiệt đến cộng đồng Việt Nam chúng ta đoàn kết một lòng mà chưa một cộng đồng Á Châu nào kêu gọi được hơn một trăm ngàn người ký tên tranh đấu cùng chung một chiến tuyến trong một thời gian hết sức ngắn ngủi như thế nầy.  Giáo sư Quintan Wiktorowicz, Giám đốc lâu năm về Đối Tác Cộng Đồng tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã nói về sự trưởng thành và tinh thần của cộng đồng Mỹ gốc Việt và đây là một phần kinh nghiệm cho những người Mỹ. Giáo sư Wiktorowicz nói về việc hợp tác với cộng đồng Mỹ gốc Việt. Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao đặc trách vấn đề Dân Chủ, Nhân quyền và Lao Động, Ông Michael Posner đã trình bày những nỗ lực của ông để cải thiện nhân quyền thông qua những cuộc thảo luận đang diễn ra với Việt Nam. Những đồng nghiệp khác của ông tại Bộ Ngoại Giao đã nhấn mạnh tới những phương thức khác nhau, trong đó chính phủ Hoa Kỳ cam kết đặt vấn đề này ra với nhà cầm quyền Việt Nam.

Nếu TT Obama không phải tiếp đón Thủ tướng Do Thái để giải quyết vấn đề an ninh hệ trọng thì chắc chắn TT đã có mặt để tiếp đón phái đoàn vì nguyện vọng của chúng ta cũng phù hợp với quyền lợi nước Mỹ là trở lại Đông Nam Á để ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc Trung Cộng và quyền lợi của TT và đảng Dân chủ trong mùa bầu cử sắp tới. Chắc chắn TT Obama sẽ phải đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng chúng ta trong nay mai nếu muốn thắng cử thêm 1 nhiệm kỳ nữa. Đây là một sự kiện chưa từng có của cộng đồng Việt Nam chúng ta trên mặt trận quốc tế vận, bước thắng lợi đầu tiên sẽ góp phần vào sự chuyển đổi lịch sử của chúng ta.

Sự đoàn kết thống nhất của đồng bào Việt Nam ở hải ngoại thể hiện qua gần 150 ngàn người ký tên vào Thỉnh nguyện Thư và gần 150 Hội đoàn, Đoàn thể cùng lên tiếng kêu gọi khiến nhà cầm quyền CSVN phải im lặng thụ động không dám phản ứng gì trước cao trào yêu nước của toàn thể  đồng bào Việt Nam ở  trong nước và  hải ngoại. VIỆT NAM TÔI ĐÂU LÀ Ý NGUYỆN CỦA TOÀN DÂN chính là một tín hiệu của VẬN NƯỚC ĐỔI THAY, vì vậy tất cả chúng ta sẽ phải quyết tâm hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để vận dụng sức mạnh của khối cử tri người Mỹ gốc Việt chúng ta để yêu cầu TT Obama và đảng Dân chủ đang cầm quyền phải tôn trọng, cam kết thực hiện những nguyện vọng của chúng ta. Bằng không chúng ta sẽ bầu cho ứng cử viên của đảng Cộng Hòa nếu họ cam kết thực hiện những nguyện vọng chính đáng của chúng ta.

Tất cả đồng bào Việt Nam cư ngụ ở các nước đang cùng chúng ta ký thỉnh nguyện thư gửi chính phủ, quốc hội các nước sở tại nên ngày chiến thắng trở về Việt Nam trong vinh quang sẽ đến với chúng ta trong nay mai.

Trân trọng cảm ơn và kính chào quý vị

PHẠM TRẦN ANH

 

Dân Biểu Susan Davis Của San Diego Lên Tiếng Kêu Gọi Trả Tự Do

Cho Nhạc Sĩ Việt Khang “Tôi kêu gọi các đồng nghiệp hãy cùng tôi để lên tiếng yêu cầu Tổng thống hãy đặt tự do và nhân quyền trước những quyền lợi về kinh tế và thương mại với Việt Nam”.

 

 

Dân Biểu San Diego Susan Davis

Tin Hoa Thịnh Đốn – Những cuộc vận động của cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã đưa đến những kết quả đầu tiên. Nữ Dân biểu Susan Davis thuộc thành phố San Diego, tiểu bang California đã dành bài diễn văn của bà trước Quốc Hội để nói đến vấn đề Việt Nam và tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Bà Davis tuyên bố như sau: Hôm nay chúng tôi muốn đề cập đến một vấn đề đang gây sự chú ý của thế giới. Trong tháng này, hàng trăm ngàn người dân Hoa Kỳ, 140,000 người và còn hơn thế nữa, đã ký vào một thỉnh nguyện thư gửi đến Tòa Bạch Ốc. Thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ hãy ngưng phát triển giao thương với Việt Nam trong lúc quốc gia này đang vi phạm nhân quyền trầm trọng.

 

Tôi biết rất khó để những người có mặt trong căn phòng này có thể tưởng tượng ra rằng ở Việt Nam, hành động của một người chỉ sáng tác một bài hát yêu nước lại là lý do khiến cho người này bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt bỏ tù. Đó là chuyện có thật xảy ra cho Việt Khang, một người Việt Nam đã bị bắt và đang bị giam giữ chỉ vì sáng tác và trình diễn hai ca khúc yêu nước. Nhiều người cho rằng những vấn đề này phải được đưa ra trước trong các cuộc thương thuyết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tôi kêu gọi các đồng nghiệp hãy cùng tôi để lên tiếng yêu cầu Tổng thống hãy đặt tự do và nhân quyền trước những quyền lợi về kinh tế và thương mại với Việt Nam.

 

LỜI KÊU GỌI

 

1. Nhận định rằng: Tạo Hoá đã ban cho con người quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc mà Hiến pháp Hoa Kỳ và các nước văn minh trên thế giới đều minh định, tôn trọng triệt đề. Nhà  nước Cộng hòa Xã  hội Chủ  nghĩa Việt Nam đã ký kết tuân thủ bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền và Công Ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị nhưng chế độ Cộng sản Việt Nam cho đến nay vẫn không thực hiện những văn kiện này.

 

2. Nhận định rằng: Nhân loại đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba của văn minh tiến bộ, mọi người đều phải được sống an bình hạnh phúc trong một xã hội thực sự dân chủ tự do. Quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền tư hữu là quyền sống của một người dân. Ngay từ thời phong kiến quân chủ, luật pháp cũng đã minh định xác nhận quyền tư hữu, nhất là quyền sở hữu đất đai của người dân. Trong một nhà nước pháp quyền, mọi công dân phải có quyền lập hội, nông dân phải có Hiệp hội nông dân, công nhân phải có nghiệp đoàn công nhân do chính họ bầu ra để tranh đấu bảo vệ quyền lợi thiết thân của họ hầu bảo đảm cho miếng cơm manh áo và hạnh phúc cho mình. Chế độ Cộng sản Việt Nam chưa thực sự thực hiện điều này. 

3. Nhận định rằng: Nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên sinh viên là rường cột, là tương lai của dân tộc. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không tôn trọng, lắng nghe những đề nghị xây dựng, những nguyện vọng đích thực của giới trí thức, văn nghệ sĩ và của mọi tầng lớp nhân dân. Trái lại, nhà cầm quyền CSVN lại khống chế, mua chuộc và sử dụng họ như những công cụ để phục vụ cho đảng Cộng sản, cho tập đoàn lãnh đạo hại dân bán nước. Chế độ Cộng sản Việt Nam đã trấn áp phong trào nhân dân yêu nước, đánh đập bắt giữ những công dân yêu nước như nhạc sĩ Việt Khang, nhà báo Phạm Thanh Nghiên, nhà báo Tạ Phong Tần, dân oan Bùi Thị Minh Hằng … 

 

4. Nhận định rằng: Quân đội của một quốc gia là lực lượng bảo vệ đất nước khi lâm nguy. Thế mà chế độ Cộng sản Việt Nam đang sử dụng quân đội như một công cụ để bảo vệ đảng, bảo vệ tập đoàn Việt gian CS hại dân bán nước. Tổ quốc đang lâm nguy, Sơn hà đang nguy biến. Tổ quốc và dân tộc Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm của nguy cơ mất nước, đang đứng trước hiểm họa “Hán hóa” dân tộc của Trung Cộng, đế quốc mới của thời đại. Tập đoàn tư bản đỏ, cường hào đỏ đang manh tâm bán nước cho Trung Cộng để duy trì chế độ độc tài bất nhân,  phản dân hại nước, làm giàu trên mồ  hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân…

 

5. Nhận định rằng: Trung Quốc ngày nay với tham vọng bành trướng, muốn công khai độc chiếm Biển Đông Nam Á, nên đã trở thành đế quốc mới thời đại, không chỉ đe dọa sự sống còn của dân tộc Việt Nam và các nước Đông Nam Á mà còn là hiểm họa của toàn thể nhân loại.

 

Trước hiểm họa xâm lược thôn tính Việt Nam của đế quốc mới Trung Cộng,

Vì sự tồn vong của dân tộc và sự ổn định của nền an ninh thế giới,

Chúng tôi, tất cả những người Việt Nam yêu nước, khẩn thiết kêu gọi:

 

1.     Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải thực hiện những điều khoản trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và chính trị. Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải trả lại quyền sống làm người, phải tôn trọng thực sự các quyền tự do căn bản của người dân.

 

2.     Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải ban hành các đạo luật qui định các quyền tự do căn bản của người dân trong một xã hội Dân chủ tự do. Nhà nước CHXHCNVN phải trả lại quyền tư hữu Tài sản, nhất là quyền sở hữu đất đai cho người dân. Nhà nước CHXHCNVN phải thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo, phải trả lại đất đai tài sản của các tôn giáo, phải giải tán các giáo hội quốc doanh, trả lại quyền phục hoạt cho Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất là Giáo hội Phật giáo duy nhất có tư cách chính đáng tại Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải giải tán các nghiệp đoàn và hiệp hội quốc doanh để trả lại quyền tự do thành lập Hiệp Hội Nông dân, quyền tự do thành lập nghiệp đoàn công nhân.

 

3.     Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải giải tán các hội trí thức, hội nhà văn, hội nghệ sĩ do chính quyền tổ chức và điều khiển. Nhà nước phải trân trọng nhân sĩ trí thức, phải trả lại quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính. Nhà nước CHXHCNVN phải trả lại quyền tự trị của đại học, hủy bỏ những môn chính trị và triết học một chiều nhồi sọ sinh viên học sinh, phải giải tán Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là công cụ nô lệ hóa giới trẻ.  

4.     Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam phải trả lại cho quân đội nhiệm vụ thiêng liêng cao cả bảo vệ đất nước chống Trung Quốc xâm lược. Đã đến lúc, Đảng CSVN và nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phải đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết nếu muốn tồn tại. Bằng không, toàn dân sẽ xuống đường biểu tình tranh đấu, bất hợp tác với chính quyền và cùng với quân nhân yêu nước giành lại quyền làm chủ đất nước.

 

Nhà nước Cộng sản Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm Việt Nam, trả lại đất đai cho tất cả đồng bào dân oan trên cả nước. Từng bước giao trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân bằng cách tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để toàn dân bầu Quốc hội Lập Hiến soạn thảo một Hiến pháp mới, qui định một chế độ mới cho Việt Nam. 

5.     Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và các nước văn minh trong thế giới tự do, các Hội đoàn tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền hãy ủng hộ nhân dân Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ chống độc tài toàn trị, chống bất công áp bức và chống lại sự xâm lược của Trung Quốc, đế quốc mới của thời đại để xây dựng một quốc gia tự do tiến bộ, góp phần bảo vệ nền an ninh và thịnh vượng cho toàn thế giới.

 

Làm tại Hải ngoại ngày 5-3-2012 

Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam

 

 PHẠM TRẦN ANH

Cuộc biểu dương cho nhân quyền tại Toà Bạch Ốc

Cuộc biểu dương cho nhân quyền tại Toà Bạch Ốc

Việt-Long, RFA
2012-03-05

Trên 1.000 người Việt đã tập trung trước Toà Bạch Ốc hôm 5 tháng 3, 2012, để yểm trợ cho phái đoàn đại diện người Việt Nam tại Hoa Kỳ vào dinh Tổng thống hội kiến với giới hành pháp Mỹ.

RFA photo

Một góc trong khung cảnh 1500 người tập trung trước toà Bạch ốc

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Phái đoàn gần 200 người Việt sáng nay vào dinh Tổng thống Mỹ trình thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Washington đòi hỏi Việt Nam thực hiện tự do, nhân quyền cho người dân Việt trong nước, dùng đòn bẩy thương mại, kinh tế để gây áp lực cho đòi hỏi đó.  

Đông đảo người Việt hải ngoại tập trung trước toà Bạch ốc, yểm trợ cho hoạt động ấy và cũng muốn hành pháp Hoa Kỳ  buộc Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, đặc biệt là nhạc sĩ Việt Khang, người đang bị giam cầm vì sáng tác hai nhạc phẩm đòi giành độc lập cho Việt Nam, làm rung động tấm lòng mọi người Việt trên khắp thế giới.  

 

Khung cảnh một góc cuộc tập trung- RFA photo
Khung cảnh một góc cuộc tập trung- RFA photo

 

Một đại biểu:  Tôi từ Philadelphia, về đây để yểm trợ cho phái đoàn người Việt vào toà Bạch Ốc yêu cầu Tổng thống Obama đòi nhân quyền cho Việt Nam. Từ Philadelphia về có 47 người, dùng 3 xe van.

Ông Trần Thế Trình từ Connecticutt:  Chúng tôi về đây để cùng đồng hương Việt Nam trên khắp thế giới ủng hộ tinh thần cho cuộc gặp hôm nay, để  chính quyền Obama phải vận động làm sao cho chính quyền phải thả Việt Khang.

Một người Việt đến từ California:  Chúng tôi là Nguyễn Thanh Trang, thuộc Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, từ San Diego tới đây, với hai mục đích.

Thứ nhất là đi cùng phái đoàn vào Toà Bạch Ốc, ủng hộ thình nguyện thư nạp lên Tổng thống Obama đòi nhân quyền cho Việt Nam. Mục đích thứ hai là đi vào quốc hội Hoa Kỳ  để vận động dự luật nhân quyền cho Việt Nam.

Chúng tôi biết Hạ viện Hoa Kỳ  đã thông qua dự luật này cho năm nay Việt ởng ở Thượng Viện chưa được cứu xét, nên lần này chúng tôi tích cực vận động, đặc biệt là nghị sĩ John Kerry, chủ tịch Uỷ Ban ngoại giao Thượng Viện, và nghị sĩ Jim Webb của Tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương sự vụ.

Cuộc vận động kỳ này có nhiều hy vọng hơn những năm trước đây, bằng cớ là thỉnh nguyện thư gởi Tổng thống Obama đến nay đã có được hơn 120 ngàn chữ ký. Thứ nhì là dự luật nhân quyền cho Việt Nam năm nay được đệ nạp từ năm ngoái đã không đòi hỏi những biện pháp trừng phạt về thương mại và cắt viện trợ không nhân đạo. Dự luật này chỉ đòi hỏi hai điều, nếu Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đó là trừng phạt những giới chức Cộng Sản xâm phạm nhân quyền …. 

Đoàn Illinois- RFA Photo
Đoàn Illinois- RFA Photo

 

Một đại biểu từ Illinois: Chúng tôi là Nguyễn Văn Phong thuộc cộng đổng người Việt quốc gia ở Illinois, hôm nay đến nơi đây với những mục đích, thứ nhất là nói lên tiếng nói đấu tranh cho một đất nước tự do dân chủ  nhân quyền cho Việt Nam với Tổng thống Obama, đòi hỏi Tổng thống đặt vấn đề một cách nghiêm chỉnh, buộc chế độ Hà Nội phải trả lại dân tộc Việt Nam những quyền căn bản nhất của con người mà chế độ Cộng Sản đã ký kết khi gia nhập cộng đồng quốc tế.

Chúng tôi đồng thời cũng muốn Tổng thống Obama yêu cầu chính quyền Cộng Sản trả tự do cho tất cả  những người đang bị cầm tù, những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, để họ được hưởng tự do dân chủ.

Chúng tôi cũng muốn đồng bào trong nước nhìn thấy chúng tôi hiện đang đứng ở đây với những tâm huyết hướng về tự do dân chủ cho đồng bào ở quê nhà.

Một người Mỹ trẻ cầm biểu ngữ chung với những người trẻ VIỆT NAM: Tôi ở Michigan nhưng có mặt chung với cộng đồng người Việt Illinois để cùng đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam.

Thiếu nữ bên cạnh: Dạ đến để ủng hộ cho nhân quyền ở Việt Nam.

Thiếu nữ Mỹ: Tôi ở đây cũng đấu tranh cho nhân quyền của Việt Nam, và để bảo đảm rằng chính quyền Mỹ thực hiện nhân quyền cho mọi người Việt Nam và cũng dành cho cộng đồng Việt Nam quyền tranh đấu cho nhân quyền giống như mọi người Mỹ được hưởng.

Tôi cũng đến hỗ trợ cộng đồng người Việt tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam .

 

Một đồng bào khuyết tật đến tập trung- RFA photo
Một đồng bào khuyết tật đến tập trung- RFA photo

Thanh niên Mỹ: Tôi ở đây với cùng những lý do đó, và căn bản là là cũng để góp phần đại diện cho giới trẻ Việt Nam.

 

Tôi từ Chicago tới nhưng cũng thay mặt cho văn hóa của người Việt và người Mỹ, để nói lên tiếng nói yểm trợ cho nhân quyền của người Việt Nam trong nước.

Một đại biểu người H’Mong:  Tôi tên là John Kang thuộc cộng đồntg sắc tộc H’Mong. Tôi xin lỗi không nói được tiếng Việt nhưng tôi muốn dùng tiếng Mỹ để nói lên rằng 50 ngàn người H’mong ở Mường Nhé tập trung đòi hỏi công bằng và nhân quyền, đã bị bộ đội, công an giải tán.

Sau đó Mường Nhé còn bị bao vây không ai ra vào được. Nhiều trưởng làng, lãnh đạo bộ tộc đã bị bắt, bị giết,.  Nhiều người H’Mong phải trốn lánh sang Trung Quốc, Lào, Thái Lan… trốn vào rừng ng chính quyền Việt Nam vẫn theo dõi truy lùng, bắt bớ…

Tôi mong nói lên những điều này cho cộng đồng quốc tế can thiệp giúp đỡ cho giòng tộc H’mong chúng tôi. 

Đại biểu từ Úc về: Tôi là Bảo Khánh, làm việc cho Sydney Radio và khối 1706 yểm trợ dân chủ từ Úc châu. Sau khi bài hát của Việt Khang đến được Úc Chạu thì chúng tôi cũng có nhiều cuộc vận động cho Việt Khang nhưng khi anh Trúc Hồ và anh Nguyễn Đình Thắng làm được việc này thì đồng bào Úc Châu rất phấn khởi, mong muốn đóng góp và đã đóng góp cho Bảo Khánh đến đây góp phần với đồng bào nơi đây.

Và bây giờ, là một phái đoàn đến từ California.

Nhạc sĩ Xuân Điềm: Hôm nay phải nói là ngày hội của dân tộc, ngày tìm nhân quyền và tự do cho Việt Nam bằng bức thỉnh nguyện thư, mà hiện toà Bạch ốc đang tiếp đón phái đoàn Việt Nam. Chúng tôi đến để yểm trợ tinh thần cho những người bên trong và cũng yểm trợ cho đồng bào đang có mặt nơi đây. 

Ông Thông Lương, chủ tịch cộng đồng người Việt ở New Mexico: Cộng đồng chúng tôi thấy việc đệ nạp thình nguyện thư lên Tổng thống Obama đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam là một việc rất có ích lợi, cần phải tham gia, biểu dương lực lượng để cho thấy  người Việt chúng ta có đoàn kết, hầu đấu tranh cho Việt Nam có nhân quyền.   

Ban nhạc nhẹ từ California- RFA photo
Ban nhạc nhẹ từ California- RFA photo

 

Bây giờ đã là 12 giờ 20 tại Washington D.C. Các cộng đồng Việt Nam đã tập trung khá đầy đủ. Chúng tôi ước lượng có đến khoảng 1500 người nơi đây. Và đây là một blogger khá quen thuộc với quý vị, anh Trần Đông Đức:

– Anh vui lòng cho biết cảm tưởng của anh nhân ngày hôm nay.

Blogger Trần Đông Đức: Tôi có cảm tưởng rất đặc biệt, bởi tôi nghĩ đây là một cuộc biểu dương mang tính tự phát, không chuẩn bị nhiều, có chất nghệ sĩ với yếu tố nhạc sĩ Việt Khang trong đó. Những cuộc biểu tình trước được tổ chức rất lâu, nhưng cuộc biểu dương này trong thời gian rất ngắn đã huy động được một số người đông đảo như vậy. Tôi cảm thấy rất đặc biệt, tinh thần của hải ngoại rất cao.

Bây giờ trước mặt chúng tôi là:

Ông Tạ Cự Hải, chủ tịch Liên Hội Cựu chiến sĩ VNCH vùng Washington D.C. VA và MD: Thưa quý thính giả . Thành phần tham dự hôm nay gồm có cộng đồng Việt Nam vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, các quân nhân, cán bộ, cảnh sát VNCH vùng Hoa Thịnh Đốn, quy đồng hương và quân cán cảnh của các tiểu bang vùng đông bắc Hoa Kỳ, và một số từ các tiểu bang California, Minnesota, Illinois… vân vân… Rất nhiều tiểu bang, có thể nói hầu như 50 tiểu bang đều có người về nơi đây.

Việt-Long của đài Á Châu Tự Do tường trình từ Washington D.C.  Kính chào quý vị.

Video: Cuộc biểu dương cho Nhân quyền VN tại Tòa Bạch Ốc

DÂN OAN XUỐNG ĐƯỜNG ĐÒI LẠI ĐẤT ĐAI CỦA ÔNG BÀ ĐỂ LẠI

Dân oan các tỉnh tập trung khiếu kiện tại Hà Nội

Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok

2012-02-21

Theo tin RFA nhận được, vào lúc khoảng 12 giờ trưa hôm nay, thứ Ba, mấy trăm dân oan mất đất từ ba vùng: tỉnh Dak Nông, Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) tập trung tại Văn phòng Quốc hội ở số 35 Ngô Quyền, Hà Nội để đòi quyền lợi.

RFA screen capture/congbangphapluat

Hàng trăm dân oan mất đất từ ba vùng: tỉnh Dak Nông, Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) tập trung tại Văn phòng Quốc hội ở số 35 Ngô Quyền, Hà Nội.

Xác nhận tin này với chúng tôi, một người dân oan từ đoàn Văn Giang cho biết:

“Đúng rồi đó. Người ta đều đi đòi quyền lợi cả nên tập trung lại thành một nhóm. Họ lấy đất ba năm nay mà không nói gì cả thì chúng tôi đòi thôi”.

Cũng theo người này, mỗi đoàn có khoảng 300 người. Trong hôm nay, họ sẽ đi đến tất cả các cơ quan nhà nước bao gồm văn phòng quốc hội, báo chí, các trụ sở tiếp dân… Mục đích của họ là gởi văn bản, đơn từ khiếu nại… để yêu cầu thúc đẩy quá trình giải quyết cho bà con.

Tôi đang ở số 35 Ngô Quyền. Rất đông, có cả nghìn người tập trung để đòi quyền lợi. Bà con bị mất hết đất. Họ cứ thế là họ thu hồi. Bây giờ người dân rất đói khổ, đi đòi quyền lợi đến gần chục năm nay. Bản thân tôi là cũng đi 4 năm rồi. Nhưng họ chẳng giải quyết cho dân

Dân oan Dương Nội
Bà con Dương Nội lên Hà Nội kêu cứu
Bà con Dương Nội lên Hà Nội kêu cứu

Một người dân oan khác từ đoàn Dương Nội cũng cho đài RFA biết:

 “Tôi đang ở số 35 Ngô Quyền. Rất đông, có cả nghìn người tập trung để đòi quyền lợi. Bà con bị mất hết đất. Họ cứ thế là họ thu hồi. Bây giờ người dân rất đói khổ, đi đòi quyền lợi đến gần chục năm nay. Bản thân tôi là cũng đi 4 năm rồi. Nhưng họ chẳng giải quyết cho dân để bây giờ hết sạch tư liệu sản xuất. Cả bao nhiêu cánh đồng lúa mênh mông sắp thu hoạch mà họ cho mười mấy xe ủi vào ủi hết lúa của dân. Bây giờ chúng tôi đói khát, chẳng biết làm gì, chỉ biết kêu chính phủ, quốc hội giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho dân”.

Theo những người tham gia đoàn người cho biết, thời điểm bà con tập trung đông người để chuẩn bị đi gõ cửa các cơ quan tại Hà Nội thì cảnh sát cũng đã có mặt.

Hình chụp từ một người chứng kiến sự kiện được đăng trên Facebok cho thấy nhiều cảnh sát và một chiếc xe buýt lớn cũng đậu sẵn để chắn người qua lại. Tuy nhiên, theo lời một người thuộc đoàn Dak Nông thì cảnh sát không gây

Trưa ngày 21 tháng 2, 2012 bà con Dương Nội, Văn Giang, Đắk Nông đã có mặt ở Hà Nội để khiếu kiện. Source blog Nuyễn Xuân Diện
Trưa ngày 21 tháng 2, 2012 bà con Dương Nội, Văn Giang, Đắk Nông đã có mặt ở Hà Nội để khiếu kiện. Source blog Nuyễn Xuân Diện

khó khăn mà chỉ yêu cầu họ đi trên lề đường, không kích động và giữ trật tự.

Mất đất thì chúng tôi còn khổ hơn cả chết. Sống là phải có đất cho nên chúng tôi quyết tâm đến cùng là đòi lại tư liệu sản xuất. Chúng tôi tuyên bố với chính quyền là nếu không giải quyết cho bà con thì chúng tôi sẽ ra TW tuyệt thực, tự thiêu

Dân oan Dương Nội

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tập trung đông người ở các cơ quan TW Nhà nước hay ĐCSVN tại Hà Nội. Tuy nhiên, sự việc được giải quyết một cách chậm chạp, trì trệ. Một người thuộc đoàn Dương Nội cho biết họ sẽ tự thiêu nếu không được giải quyết thỏa đáng:

“Mất đất thì chúng tôi còn khổ hơn cả chết. Sống là phải có đất cho nên chúng tôi quyết tâm đến cùng là đòi lại tư liệu sản xuất. Chúng tôi tuyên bố với chính quyền là nếu không giải quyết cho bà con thì chúng tôi sẽ ra TW tuyệt thực, tự thiêu để Đảng và Chính phủ thấy nhằm cứu lại những nơi sắp bị cưỡng chế khác”.

Được biết, những người này đại diện cho khoảng 10 ngàn hộ mất đất tại Dak Nông, Dương Nội và Văn Giang.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ ủng hộ cuộc tranh đấu của người Tây Tạng

Hòa Thượng Thích Quảng Độ ủng hộ cuộc tranh đấu của người Tây Tạng 

 

Hòa thượng Thích Quảng Độ

Hình: AFP Photo
Hòa thượng Thích Quảng Độ

Một chức sắc cao cấp nhất về tôn giáo tại Việt nam bị quản chế đã gửi một thư đến đức Đạt Lai Lạt Ma nói hành động của Trung Quốc đàn áp tại nhiều nơi của người dân Tây Tạng là một thách thức cho toàn thể nhân loại. 

Văn phòng Thông Tin Quốc Tế của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có trụ sở tại Pháp cho hay hòa thượng Thích Quảng Độ vẫn bị quản chế tại một tu viện ở thành phố Hồ Chí Minh đã bí mật gửi được một bức thư bày tỏ sự ủng hộ cho các tăng ni Tây Tạng đã tự thiêu.   

Ngài nói có những giây phút khi hành động cuối cùng là cúng dường tự thân “thắp lên một ngọn đuốc từ bi để xua tan những u tối và lầm lạc, là phương tiện khả dĩ cuối cùng.”

Ngài cũng hoàn toàn ủng hộ cho cuộc đấu tranh dũng cảm để sống còn của nhân dân Tây Tạng, và nói ngài có cùng chung khát vọng về quyền tự do.

Ngài nói: “Nỗi thống khổ của quí vị là nỗi thống khổ của chúng tôi.”

Những vụ tự thiêu tại Tây Tạng và ở những nơi nhiều người Tây Tạng sinh sống tại Trung Quốc đề ra một thách thức có nguy cơ gây bất ổn cho các chính sách cấp vùng của Trung Quốc. 

Bắc Kinh đã gán cho những người tự thiêu là quân khủng bố và siết chặt an ninh trong vùng.

Theo như chỗ được biết, có ít nhất 14 người Tây Tạng đã chết vì những thương tích do tự thiêu.

Lá thư của Hòa thượng Thích Quảng Độ đề cập đến 21 trường hợp tự thiêu trong năm qua. 

Người Tây Tạng lưu vong nói họ lo sợ sẽ xảy ra một vụ đàn áp trong vùng của người Tây Tạng tại Trung Quốc trùng hợp với dịp năm mới ngày 22 tháng Hai của người Tây tạng. 

Hòa thượng Thích Quảng Độ cho biết 22 tăng ni và người dân thường của Việt Nam cũng đã tự thiêu như vậy để kêu gọi tự do tôn giáo kể từ khi cộng sản chiếm quyền cai trị năm 1975.

Nguồn: radioaustralianews.net, Reuters

NHỮNG MẢNH ĐỜI KHỐN CÙNG… DO AI? BỞI ĐÂU???

“Đời thừa!”

Quỳnh Chi, RFA
2012-02-13

Có những cuộc đời đơn độc, lẻ loi. Có những người sống lặng lẽ, chấp nhận đi bên lề xã hội. Họ loay hoay giữa quá khứ và không biết được tương lai. Và họ gọi đời họ là “đời thừa”.

Ảnh Thành Nguyễn

Nhà tôi là mái hiên người!

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Mang ơn chiếc mái hiên nhà

Khi ánh đèn từ các cửa hiệu tạp hóa cũng dần tắt và đường phố đã thưa người qua lại, là lúc ông Phước lủi thủi trở về cái ngõ tối vắng tanh quen thuộc. Vẫn đôi dép Lào mòn đế, vẫn chiếc xe đạp gãy sườn chất đầy những gì ông nhặt được, và vẫn dáng dấp mệt mỏi, ông Phước ngồi bệt xuống nghỉ lưng trước khi loay hoay chuẩn bị chỗ ngủ.

Đã hơn một năm nay, bà con ở đường Quang Trung, P.11, Q. Gò Vấp, Tp. HCM quen thuộc với hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ cứ mỗi tối lại lặng lẽ, nằm cong queo ngã lưng trước cửa một nhà thuốc tây. Ông Nguyễn Hữu Phước tâm sự:   

Giấc ngủ đêm hè- ảnh Thanh Nguyên
Giấc ngủ đêm hè. Ảnh Thành Nguyễn

 

“Bây giờ nhà cửa đâu còn nữa, ở vất vả lắm”

Nói thì nói vậy nhưng trong thâm tâm ông Phước rất mang ơn cái mái hiên nhà thuốc. Nhờ nó mà ông tránh được mưa gió đã gần một năm nay. Trước đó, nhà của ông là những vỉa hè và bệ đá công viên, nơi mà mỗi sáng thức giấc điều duy nhất ông biết được mình vẫn còn sống.

Trời tháng Giêng âm lịch ở Sài Gòn không lạnh như Hà Nội, nhưng những cơn gió thi thoảng lướt qua trong đêm và những cây mưa rào đầu xuân cũng đủ làm sởn da người vô gia cư dưới làn áo mỏng và đủ làm tăng thêm cái cô đơn của kẻ không nhà.

Đói rét có lẽ cũng chẳng mang ý nghĩa gì đối với một người từng vất vả như ông Phước nhưng dường như ông không đánh lừa được cảm xúc của mình với cái cô độc trong tâm hồn. Chính vì thế mà ông bỗng thèm được tâm sự. Ông Phước bắt đầu kể chuyện về những người bạn của mình:

“Tôi cũng có vài người bạn già, lâu lâu gặp thì hủ hỉ vậy thôi. Sống ngoài đường, gặp nhau chào hỏi vậy thôi, cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở”

Những người bạn của ông Phước là những người bán vé số và những người già cơ nhỡ. Họ gặp nhau trên đường phố, tại công viên, kết thân với nhau mà cũng không biết ngày mai có còn gặp nhau không.

Có những người bạn già mới hôm qua còn tâm sự với nhau hôm sau đã thấy nằm cong queo, cứng ngắc trên ghế đá vì không qua nổi một đêm giông.

Có những người bạn gặp nhau được một lần bỗng dưng biến mất vì bị đưa vào trại bảo trợ xã hội hoặc bị đưa đi ăn xin ở bến khác.

Ông Phước gọi cái đời sống tạm bợ này là “đời thừa”. Và mỗi khi phải giải thích cho những bất hạnh, ông Phước chỉ thở dài buông lõng một câu “Cái đời thừa nó thế” – nửa như cam chịu, nửa như mỉa mai.

Ở tuổi ngoài sáu mươi, nhưng ông Phước trông như đã tám mươi với chòm râu trắng dài đến ngực. Ông lão tâm sự, đã ba mươi mấy năm nay ông chưa có một bữa cơm gia đình. Đối với ông cuộc sống thực sự chỉ là một ngày. Ông không định nghĩa được một ngày buồn hay một ngày vui mà chỉ có một ngày sống hay một ngày chết.

Đi kinh tế mới, mất nhà

Lúc kể về cái tan tác của cuộc đời mình, ông buồn nhưng không khóc như để chấp nhận một cuộc sống bên lề giữa muôn ngàn nuộc đời khác trong xã hội.

“Đương nhiên là tôi cũng tủi thân nhưng cũng qua thôi, cũng không sao cả”, ông nói.

Không phải ngẫu nhiên mà ông Phước bắt đầu câu chuyện về những người bạn. Đối với ông lúc này, được nói chuyện với những người đồng cảnh ngộ là niềm vui duy nhất. Mỗi khi nhắc đến nhân thân, nhà cửa, giọng lại có vẻ cao hơn, chòm râu trắng lại bật theo đôi môi vừa run vừa mấp máy.

Ông Phước cho biết ông chỉ có một người em duy nhất nhưng cũng mất từ lúc năm tuổi. Lớn lên, ông ở tại Sài Gòn trong ngôi nhà của ông nội của mình. Sau năm 1975, ông bị đưa đi vùng kinh tế mới và khi trở về thì căn nhà đã thuộc về người khác trong sự ngỡ ngàng và phẫn uất của chính ông.

Từ đó ông sống đời lang thang, không vợ con, không bầu bạn. Người thân duy nhất của ông là gia đình một người dì ở Vũng Tàu. Tuy nhiên, từ khi bị mắc bệnh lao, ông cũng bị đuổi ra ngoài sống đời phiêu bạt. 

 

Tâm sự với người có lòng- ảnh Thanh Nguyên
Tâm sự với người có lòng. Ảnh Thành Nguyễn

Trở lại Sài Gòn, ông Phước sống lang thang bán vé số nuôi thân nhưng chỉ được một thời gian thì mất cả vốn vì phần bị gạt và phần bị giật. Ngày bị giật hết tấm vé số cuối cùng trên tay, ông Phước như chết trân, ngơ ngáo giữa Sài Gòn, mặt nhăn lại mà không khóc. Ông bắt đầu mượn một người bạn bán vé số 500 ngàn và mua dụng cụ bơm xe đạp kiếm sống.

 

“Tôi bơm xe đạp kiếm sống. Thu nhập cũng vô chừng vì tôi làm ngoài đường chứ đâu phải có tiệm cố định. Cũng như câu cá vậy. Có hôm thì được 50 ngàn, có hôm thì 20 ngàn, có hôm cũng không có gì cả. Tự tôi học, kiên nhẫn rèn luyện rồi hành nghề. Không ai lo được cho mình thì mình phải tự kiếm sống chứ sao”.

Mặc dù đã già, nhưng do lòng tự trọng, ông Phước quyết không lợi dụng lòng tốt của người khác. Cứ mỗi sáng, trước khi hiệu thuốc tây mở cửa là ông đã thức dậy thu xếp ra một góc phố ngồi bơm xe đạp. Anh Thành, một người tình cờ biết ông Phước khi ông ngủ lang thang trên đường phố, cho biết:

“Chú bơm xe hoàn toàn bằng tay, coi như là bằng cách thô sơ nhất. Bơm xe thì được 1 – 2 ngàn đồng; vá xe thì được 8 – 10 ngàn. Chú hoàn toàn rất tỉnh táo mà cũng không bao giờ xin ai cái gì. Người ta cho cái gì, nếu cần thì chú mới lấy còn không thì chú cũng từ chối”

Bây giờ bệnh lao của ông đã giảm nhưng lúc trước ông vừa bơm xe mà vừa ho sặc sụa. Vậy mà ông không bao giờ vòi tiền thêm của khách. Ai muốn cho bao nhiêu ông lấy bấy nhiêu, miễn sao ngày hôm đó ông có đủ tiền ăn và trả 5 ngàn đồng cho nhà tắm công cộng.

Nhiều khi ngồi không có khách, ông đạp xe vòng quanh Sài Gòn vá xe dạo. Mỗi khi ông Phước di chuyển là ông chở cả “ngôi nhà” của mình trên chiếc xe cũ kỷ. Anh Thành nói thêm:

“Trên chiếc xe đạp là toàn bộ hành trang của chú hết. Khi di chuyển thì coi như là di chuyển cả căn nhà. Trên xe có 3 túi lớn: một túi để đồ nghề vá xe, một túi để áo quần, một túi đựng chai lọ. Trên xe còn chở mấy cái bao bố. Chú lượm mấy cái bao để sẵn, khi cần thì trải ra ngủ”

Lúc nào trên xe đạp của ông Phước cũng có vài chai nước và một cái thau nhôm – là dụng cụ vá xe của ông. Có lẽ vì phải chở nhiều đồ: nào đồ cá nhân, nào đồ nghề và nào các thứ ông nhặt được ở thùng rác… mà chiếc xe đạp cũ đã gãy sườn vài lần. Ông cũng đã nhiều lần hàn lại và lấy cây nẹp lại dùng tạm.

Từ một năm nay, ông ngủ cố định tại mái hiên của nhà thuốc tây ở quận Gò Vấp này. Ban ngày ông đi vá xe, khi mệt thì tìm bóng mát mà nghỉ. Ban đêm, chờ khi nhà thuốc đóng cửa và tắt đèn thì ông lại mắc võng vào hai đầu cửa sắt mà nằm. Có những ngày mưa thúi trời, ông lão ngồi lạnh co ro mà cũng chẳng kiếm được đồng nào. Tối về ai cho cái gì thì ông ăn nấy, nếu không thì nhịn đói đi ngủ chứ ông quyết không xin ăn hay làm điều xấu:

“Cũng vô chừng lắm. Có khi người ta cho tôi mì gói, có khi cho bánh mì…nói chung tùy lòng hảo tâm, người ta có gì thì cho đó thôi. Lúc cực khổ mà người ta giúp được như vậy là quý lắm. Giày dép còn có số. Bây giờ tôi có muốn đòi hỏi cũng đâu có được. Số phận mình là “chén đá” thì phải chịu chứ sao. Bá tánh giúp cho tôi như vậy là quý rồi, không dám đòi hỏi gì đâu”

Tim đập, chân cuống, mắt hoe

Có một dạo, ông lão bị đưa vào một trung tâm bảo trợ xã hội vì không có chứng minh nhân dân. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn người ta lại thấy ông còng lưng bơm xe trên đường. Cái lý do vì sao cũng không được ông nhắc đến, và trở thành một phần quá khứ nằm bộn bề bên cạnh những mảnh quá khứ khác của đời ông.

Ông Phước tâm sự, đôi khi đạp xe qua khu phố ngày xưa, nơi ông và người em trai từng chạy chơi trong căn nhà của ông nội; là tim ông lại đập mạnh, chân lại cuống và mắt lại hoe. Bởi tại đó, đời ông đã trở thành “đời thừa”.

Ông Phước gọi cuộc đời mình là “đời thừa” vì sự tồn tại của ông không mang đến một sự khác biệt nào trong xã hội. Tuy nhiên, nếu không có những người như ông, xã hội lại mất đi những người bơm xe chân chính.   

Một cảnh không nhà: cụ Phước, 78 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh-ảnh dalathoa.com/diendan/threads

Một cảnh không nhà: cụ Phước, 78 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh-ảnh dalathoa.com/diendan/threads

 

Quý thính giả vừa đến với chương trình “Câu chuyện hàng tuần”, mời quý vị chia sẻ câu chuyện của mình, cũng như đóng góp ý kiến với Quỳnh Chi tại email QUYNHCHI@RFA.ORG. Hẹn gặp lại quý vị vào thứ Ba tuần tới.

VIỆT NAM TÔI ĐÂU??? HỊCH CỨU QUỐC CỦA NHẠC SĨ VIỆT KHANG

 

 HỊCH CỨU QUỐC

CỦA NHẠC SĨ VIỆT KHANG
 
 
Vụ ám sát Nghệ sĩ Thanh Nga và chồng là Phạm Duy Lân vào đêm khuya 26-11-1978 cũng từ hành động nữ nghệ sĩ này dám đóng vai Trưng Trắc (Tiếng trống Mê Linh) và Thái hậu Dương Vân Nga với những lời lẽ đanh thép như tạt … nước sôi vào cấp lãnh đạo CSVN:

Trưng Trắc:

– Tổ tiên ta không chịu lùi bước trước quân thù, không nhân nhượng một tấc đất nào cả. Phải chém đầu những kẻ có ý lùi bước trước quân thù.”

– Đói rét chịu được, nhưng nhục mất nước không bao giờ chịu được! Đó là đạo lý của dân tộc ta đời đời truyền lại”

– Nước đã mất thì tránh sao cho được nhục! Phu tướng, giờ đây ta hãy tế cáo với tổ tiên, thề lấy máu mà rửa nhục!”

Hỡi đồng bào trăm họ! Giặc Đông Hán đang xéo dày đất nước, nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang! Thà chết mà đứng thẳng, không cam chịu sống quỳ. Đất nước Nam cẩm tú, người dân Nam anh hùng, trước đền thờ Quốc Tổ, thề hy sinh giết giặc cứu non sông!”

Thái hậu Dương Vân Nga:

– Không! không! Ta không nhượng quân thù một tấc đất nào cả!

– Đây là thanh gươm của tiên vương đã từng dẹp loạn sứ quân để sơn hà bền vững đến hôm nay, Tướng quân hãy nhận lấy để chém đầu kẻ nào có ý lùi bước trước quân thù, cho dù lùi nửa bước để toan liệu về sau”

Dù nước nhỏ, đây là tấm áo đầu tiên dân ta dám may, người Đại Cồ Việt dám mặc để lên ngôi Hoàng Đế. Tấm long bào nầy là niềm kiêu hãnh của dân ta, một dân tộc dám tự xưng là Đại Cồ Việt. Tôi tin rằng trăm họ sẽ tay nối vòng tay, quyết chống lại sức mạnh bạo tàn của giặc. Đây, bức thơ của nước Đại Cồ Việt phúc đáp với sứ thần. Tấm long bào nầy, tấm áo Thiên Tử đầu tiên nầy, ta quyết không bao giờ dâng nạp. Hãy cùng nhau sống lại hào khí của Tiếng trống Mê Linh!”

Đó là trên sân khấu cải lưong 34 năm về trước, hôm nay Nhạc sĩ trẻ Việt Khang may mắn hơn nghệ sĩ Thanh Nga là vẫn còn sống trong…tù khi anh hiên ngang cất cao lời hát và tiếng nhạc do chính mình sáng tác. Lời nhạc “cực kỳ phản động” bội phần so với Nghệ sĩ Thanh Nga vì lời ca vạch thẳng mặt “Anh là ai?” để thính giả và đặc biệt nhà cầm quyền Hà Nội tự hiểu đó là…ai và cảm thấy như bị tạt …acid vào mặt:

Xin hỏi anh là ai?
sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai..
…Xin hỏi anh ở đâu?
ngăn bước tôi, chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi
Dân tộc anh ở đâu?
sao đang tâm, làm tay sai cho Tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào…

Và nhạc phẩm Việt Nam Tôi Đâu mang nặng tình đất nước với nỗi đau của một người dân Việt Nam. Với hai nhạc phẩm nầy, sở dĩ nhạc sĩ Việt Khang còn sống sót trong…tù là trong thời đại mở ngõ thông tin toàn cầu, nhà cầm quyền Hà Nội không dám mạnh tay như đã mạnh tay với nghệ sĩ Thanh Nga cách đây 34 năm.

Nhạc sĩ Việt Khang tự ý mình sáng tác nhạc nói lên nỗi bi phẫn của người dân nước Việt dưới sự cai trị của cộng đảng Việt Nam. Nếu bị nhà cầm quyền Hà Nôi kết án thì …cũng có thể nhẹ hơn là khi anh bị gán ghép vào tội sáng tác nhạc theo chỉ thị của “một tổ chức phản động nước ngoài”, từ đó CSVN làm lý do giết dần mòn anh trong ngục tù bằng bản án nặng nề về tội “phản quốc”!

Trong cao trào đấu tranh của NVHN đòi CS Hà Nội phóng thích nhạc sĩ Việt Khang, chúng ta cần lưu ý một điều quan trọng là: Thận trọng với các tổ chức nào ở hải ngọai tự ý lôi kéo Việt Khang vào tổ chức của họ mà chính Việt Khang trước khi và đang ngồi tù cũng không hề biết đến! Theo ý người viết, tổ chức nầy: một là họ làm chuyện đã rồi, tức dùng Việt Khang nhằm tạo cho họ credit…chống Cộng và có thể dẫn đến quyên góp tiền bạc…! Hai, tổ chức nầy là sản phẩm của CSVN có mục đích tạo chứng cớ kết tội nặng nề Việt Khang cấu kết với…”bọn phản động nước ngoái có âm mưu tuyên truyền lật đổ chế độ”!

Dù ở trường hợp nào, việc có một tổ chức hải ngọai tự cho Nhạc Sĩ Việt Khang nằm trong tổ chức của họ là một điều không nên, vô tình chúng ta đã giết chết phong trào yêu nước của tuồi trẻ đang lên, chúng ta chỉ tiếp tay, ủng hộ vận động chính giới bản địa áp lực ngụy quyền CSVN vi phạm nhân quyền, như chúng ta đang tiến hành hiện nay, đừng để CS lợi dụng những sơ hở mà qui tội Việt Khang do sự xúi giục thế lực bên ngoài.

Chúng ta chỉ tiếp lửa đấu tranh bằng một hình thức khôn ngoan, hiệu quả hơn, chứ đừng xác nhận là một vai trò của tồ chức nhúng tay vào hành động yêu nước, chống chế độ CSVN của nhạc sĩ Việt Khang đều gây tai hại khôn lường cho anh! Người Việt hải ngọai chúng ta tranh đấu cho Nhạc sĩ Việt Khang, một thanh niên tài hoa do lòng yêu nước đã tự phát và can đảm đối đầu với bạo quyền CSVN bằng tiếng hát uất nghẹn và chính sản phẩm tim óc của anh; đồng thời Người Việt hải ngọai chúng ta cần bảo vệ anh trước sự lợi dụng của bất cứ tổ chức nào ở hải ngọai dù thật hay giả do nhà cầm quyền Hà Nội dựng lên để có lý do kết tội hủy họai cuộc đời của anh.

Huỳnh T Hiếu – cư dân Seattle
Nguồn:http://www.congdongnguoiviet.fr/Thoi…eNSVKhangH.htm

———————————————————————–
TND:Hoan hô tinh thần TTYN Hà Nội, Huế, SaiGon đã rải truyền đơn để bài tỏ lòng yêu nước suốt mấy năm qua , việc làm nầy đáng được đề cao và trân trọng . Xin hảy phổ biến nhiều hơn nữa , để cho bọn việt cộng biết thế nào là sức mạnh bất khuất của TTYN ngày nay (thế kỷ 21)

TRƯỚC TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI , VIỆT CỘNG RẤT SỢ CỘNG ĐỒNG VN HẢI NGOẠI ĐOÀN KẾT LẠI

Ký tên Thỉnh Nguyện bạn ơi ! Cùng nhau giúp nước, cứu người lầm than.
Vậy là chúng ta đạt con số 25,000 trong thời gian kỷ lục, không đầy bốn ngày từ khi chiến dịch được Nhạc Sĩ Trúc Hồ của SBTN chính thức phát động.
Chiến dịch đang vào giai đoạn 2 , (Total signatures on this petition 27,052).

Chiến dịch vận động dân chủ nhân quyền cho VN thời điểm này là quá hay , vì tháng 11 tới đây là bầu cử tổng thống Mỹ cho nên tổng thống Obama nhất định nghiêm chỉnh lắng nghe tiếng nói của mọi người VN về vấn đề này. Hơn nữa Hạ Viện Hoa Kỳ đã ra nghị quyết tố cáo bọn VC vi phạm nhân quyền , đồng thời Thượng Nghị Viện của Hoa Kỳ cũng lên tiếng đòi VC phải cải thiện nhân quyền , nếu muốn Hoa Kỳ bán vũ khí , rất có lợi cho xu thế đấu tranh của người Việt trong nước cũng như hải ngoại .
Xin Quí vị TGNV góp ý cho nội dung bài :”Tin mới nhất về Anh Việt Khang => về sự lo sợ” của tác giả Huỳnh T Hiếu – cư dân Seattle

ĐẦU XUÂN “KÉO CÀY THAY TRÂU” Ở “THIÊN ĐƯỜNG CHXHCNVN”!!!

‘Khai ruộng’, người kéo bừa thay trâu
 
TPO – Trong khi nhiều người vẫn còn đang ăn Tết, du xuân… thì nông dân ở nhiều nơi phải ra đồng làm việc. Không trâu, không tiền thuê máy, một số hộ nông dân ở  Hưng Yên phải dùng sức người kéo bừa.
Bố con ông Kháng đi bừa trên đồng. Ảnh: Trường Phong
Bố con ông Kháng đi bừa trên đồng. Ảnh: Trường Phong.
Sáng mùng 6 Tết, ông Phạm Văn Kháng, 47 tuổi (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng con trai ra bừa khoảnh ruộng nhỏ ngay giáp quốc lộ 5. Sợi dây thừng được buộc vào hai đầu chiếc bừa, con trai ông Kháng vòng qua bụng, hai tay nắm chặt dây, kéo bừa đi. Đằng sau, ông Kháng lựa chiếc bừa đi theo bước chân con trai.
“Nhà tôi không có trâu. Mà trong làng cũng chẳng còn ai nuôi trâu, bò để mượn. Khoảnh ruộng thì nhỏ, thuê máy bừa vừa tốn tiền, vừa hỏng bờ, nên hai bố con làm cho tiện” – Ông Kháng cho biết.
Cách ruộng của ông Kháng vài khoảnh, dù ruộng khá rộng, nhưng cô Hòe (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng ba con gái cũng đang bừa ruộng bằng sức người. Cô Hòe cầm bừa, trong khi ba cô con gái ra sức kéo chiếc bừa trên ruộng cạn.
Ông Kháng cho biết, với những cánh đồng lớn, cả làng thường thuê máy cày, máy bừa, nhưng với những khoảnh ruộng nhỏ, làm riêng rẽ từng hộ… do không có trâu, bò, tiết kiệm tiền thuê máy, nên thường tận dụng sức người để cuốc, bừa ruộng.
 
 
 
 
Không có trâu, con trai ông Kháng phải kéo bừa cho bố. Ảnh: Trường
 Phong
Không có trâu, con trai ông Kháng phải kéo bừa cho bố. Ảnh: Trường Phong.
 
 
 
 
 
Bốn mẹ con cô Hòe cũng đang cố gắng bừa thửa ruộng cạn. Ảnh: Trường Phong
Bốn mẹ con cô Hòe cũng đang cố gắng bừa thửa ruộng cạn. Ảnh: Trường Phong .
Trường Phong

NHỮNG MÙA XUÂN DÂN TỘC

 

 

NHỮNG MÙA XUÂN DÂN TỘC

 

“Đánh cho được để đen răng

Đánh cho được để dài tóc

Đánh cho xe giặc tan tành

Đánh cho kẻ thù tơi tả

Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh hùng

chi hữu chủ”

 

ĐẠI DANH TƯỚNG NGUYN HUỆ

QUANG TRUNG ĐẠI ĐẾ

  

Trong suốt dòng lịch sử, Hán tộc thường xuyên xâm lược nước ta khiến tộc Việt đã phải rời bỏ quê hương xa xưa ở Trung Quốc xuống phần lãnh thổ VN hiện nay. Lịch sử Việt là lịch sử trường kỳ chiến đấu chống kẻ thù truyền kiếp Hán tộc phương Bắc. Năm 938, Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán mở ra một kỷ nguyên mới, “Kỷ nguyên Độc lập Tự chủ” của dân tộc Việt. Bản chất xâm lược bành trướng cố hữu của Hán tộc xuyên suốt dòng lịch sử, biết bao lần Hán tộc đem quân xâm lược nước ta đều bị thảm bại nhục nhã. Tinh thần bất khuất hào hùng của dân tộc Việt tô thắm cho trang sử chiến đấu để bảo vệ giang sơn tổ quốc, chiến đấu để tự tồn để bảo vệ nền độc lập, giành lại quyền sống làm người Việt Nam.  

 

     Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Dân tộc Việt đã phải chịu đựng suốt một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử của Ngô Quyền đã mở hội mùa Xuân cho dân tộc Việt. Trải qua được gần một ngàn năm thanh bình thịnh trị thì thực dân Pháp đã xâm chiếm rồi đô hộ dân tộc Việt gần một trăm năm. Toàn dân Việt đã vùng lên chiến đấu giành độc lập dân tộc, phong trào kháng chiến đã bị đảng Cộng sản Việt Nam lợi dụng để thỏa hiệp với thực dân Pháp ký  hiệp định Genève 20-7-1954 chia đôi đất nước. Ngày 20-12-1960 Cộng sản Việt Nam thành lập cái gọi là mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, kích động lòng yêu nước của nhân dân để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản, đưa dân tộc vào cuộc chiến tranh ý hệ tương tàn. Sau khi xé bỏ hiệp định Paris, CSVN đã xâm chiếm miền nam, đưa dân tộc vào vòng nô dịch của văn hoá Mác Lê dưới sự thống trị bạo tàn của Việt gian CS.

 

          Trong suốt dòng lịch sử, dân tộc Việt đã đương đầu với 7 cuộc xâm lược của Hán tộc phương Bắc, tiền nhân chúng ta đã chống trả quyết liệt nhưng kẻ thù Hán tộc là tộc người du mục chuyên sống trên lưng ngựa, thạo việc chiến tranh chém giết nên đánh thắng Việt tộc là cư dân nông nghiệp hiền hòa, đời sống thiên về văn hóa, lễ hội… nên Việt tộc đã phải thiên cư xuống phương Nam. Xâm lược bành trướng là bản chất cố hữu của giặc Tầu-Hán, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc nên đất nước chúng ta bị Tàu đô hộ 4 lần tổng cộng 1008 năm. (1) Thế nhưng, sức sống vô biên của dân tộc Việt đã tạo nên những kỳ tích oai hùng, những chiến công có một không hai trong lịch sử nhân loại để “Mùa Xuân Dân tộc” nở hoa. Trên thế giới không có một dân tộc nào đã chiến đấu để giành độc lập sau cả ngàn năm bị kẻ thù  thống trị. Lịch sử nhân loại đã phải ghi lại “Kỳ tích” có một không hai này của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến với nền văn minh đạo đức xa xưa. Chính truyền thống YÊU NƯỚC THƯƠNG NÒI của dân tộc CON RỒNG CHÁU TIÊN đã viết lên những trang sử đẹp nhất nhân loại. Nữ sĩ Blaga Dimitrova viết: “Việt Nam là xứ sở của địa linh nhân kiệt, một dân tộc với truyền thuyết đầy bí ẩn và một lịch sử quá oai hùng đến nỗi khó mà phân biệt đâu là huyền thoại, đâu là hiện thực nữa!”.

     L’aurroussau một học giả Pháp nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã nhận định về “Sức sống” huyền diệu của một dân tộc nông nghiệp bị Hán tộc du mục thống trị gần 1 ngàn năm mà vẫn kiên cường bất khuất, vùng lên chiến đấu để giành lại độc lập của dân tộc Việt:

Không có gì thắng được cái sức sống mạnh mẽ của người Việt Nam”.

Nhà Việt Nam học Paul Mus cũng phải thừa nhận một sự thật mà không một dân tộc nào có được:

“ Ngay từ ngày lập quốc, tất cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cái tinh thần đối kháng đã biết kết hợp một cách kỳ lạ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là ý chí quật khởi quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu bị thua trận, bị phân tán, bị chinh phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên đến thế kỷ thứ mười sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt trở nên hùng cường …”.

Đặc biệt, trong bộ Bách khoa từ điển (Encyclopaedia Universalis) xuất bản ở Paris năm 1992 đã viết về Việt Nam do nhà sử học Phillipe Devilière chủ biên với sự tham khảo hơn 60 học giả Âu Mỹ, Danielle Emeri đặt câu hỏi “ Lịch sử Việt Nam là gì?” rồi ông tự trả lời

Đó là cuộc đấu tranh không ngừng cho sự tồn vong của cả một dân tộc. Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ có một sức sống phi thường. Suốt 10 thế kỷ bị Trung Quốc thôn tính, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc và liên tiếp nổi dậy đánh đuổi kẻ xâm lược ỷ vào sức mạnh tưởng có thể khuất phục được họ. Lịch sử đã đặt lòng tin vào dân tộc ấy và đã chứng minh khả năng đề kháng, óc sáng tạo, tính kiên trì và sự thích ứng với mọi cuôïc chiến gian khổ nhất, khó khăn nhất và kể cả không cân sức nhất. Người Việt Nam tự hào với quá khứ của mình, tôn vinh những bậc vĩ nhân đã tô điểm rạng rỡ quá khứ đó và quá khứ dù xa xăm hay gần đây luôn luôn có mặt khắp nơi trên đất Việt Nam, tác động mạnh mẽ vào hiện tại và tương lai.  Việt Nam giữ một vị trí chiến lược rất quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam có bề dày lịch sử hơn hẳn nhiều vương quốc châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha dù rằng đối với phương Tây, hai tiếng Việt Nam vẫn còn mới mẻ”.…”

 

     Đón xuân Nhâm Thìn, chúng ta cùng ôn lại những mùa Xuân Dân tộc để tri ân những anh hùng liệt nữ đã đời đời hy sinh để tổ quốc trường tồn. Nhớ ơn  tiền nhân chưa đủ mà chúng ta phải học tập, noi gương các danh nhân anh hùng khai sáng văn hoá, các anh hùng dân tộc của thời xa xưa thấm đậm trong tâm thức Việt để rồi dân tộc sẽ sản sinh ra những anh hùng của một ngày mai. Chính vì vậy, có thể nói

 lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước, chính lịch sử quá khứ hào hùng của một dân tộc sẽ là tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc đó.

Nói theo sử gia thời danh Arnol Toynbee thì

Nếu thiếu những sự thách thức tức là thiếu yêu cầu bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng được một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Chính sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức, sự vận dụng một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế, đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói lịch sử hình thành một nền văn minh lớn, không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản…”.”

     Trên thế giới có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong 35 nền văn minh của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay. Chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng hãnh tiến hướng về tương lai trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ III. Tuy nhiên chúng ta không thể đứng yên mà trông chờ vào cái gọi là “Định mệnh lịch sử” mà nên nhớ rằng,

Lịch sử hôm nay là chính trị của những ngày qua và  chính trị ngày nay sẽ là lịch sử ở ngày mai. Lịch sử là cuộc trưng cầu dân ý mỗi ngày của một dân tộc thế nên chính chúng ta, mỗi ngày đang góp phần lịch sử vào tương lai của dân tộc chúng ta.

Người xưa nói rằng “Ôn cố  tri tân”, chúng ta cùng ôn lại những trang sử hào hùng oanh liệt để cùng nắm chặt tay nhau quyết tâm “Diệt kẻ nội thù  chống quân xâm lược”, đế quốc mới Trung Cộng ngày nay.

 1.            TRIỆU VŨ ĐẾ, NGƯỜI ANH HÙNG VIỆT TỘC

 Trong suốt trường kỳ lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc, mùa xuân dân tộc đầu tiên nở hoa với sự thành lập quốc gia Nam Việt hùng mạnh năm 207 TDL của người anh hùng Việt tộc, Triệu Vũ Đế. Hán Cao Tổ phải cử Lục Giả sang Nam Việt dâng ấn tín có dây tua đỏ và phong Triệu Đà làm vua Nam Việt. Sử chép rằng: “Khi Lục Giả vào yết kiến, Triệu Vũ Vương vẫn ngồi xếp vòng tròn chứ không đứng dậy quì lạy tiếp chiếu của Thiên tử như một nước chư hầu”. Thái độ Triệu Đà ngồi tiếp sứ Hán đã chứng tỏ khí phách anh hùng của Việt tộc khi Triệu Vũ Vương với tư cách là Vua của một quốc gia độc lập tự chủ không chịu khuất phục trước Hán triều phương Bắc.  Trong lịch sử bành trướng của Hán tộc, trường hợp Hán Cao Tổ cử sứ giả sang phong vương và xin thông hiếu với nước ta là điều chưa bao giờ xảy ra. Sở dĩ, Lưu Bang phải cử Lục Giả sang Nam Việt vì mới lên ngôi chưa ổn định được tình hình, sợ Triệu Vũ Vương đem quân sang chiếm lại những phần đất của Bách Việt nên buộc phải hoà hoãn. Hiểu rõ tương quan lực lượng lúc bấy giờ nên Hán triều phải chủ trương mềm mỏng để Triệu Vũ Vương chấp nhận lễ thụ phong dù chỉ là hình thức. Để thực hiện ý đồ này, Hán tộc lợi dụng việc thân thích của Triệu Vũ Vương còn ở bên phần đất của Hán triều để đe dọa giết hại, triệt phá mồ mả ông bà tổ tiên buộc Triệu Vũ Vương chấp nhận nghi thức phong vương. Triệu Vũ Vương sợ người thân bị giết hại nên đứng dậy tiếp sứ nhưng vẫn cười ha hả rồi nói rằng: “Tiếc rằng ta không khởi nghiệp ở nước Tàu chứ không ta chẳng kém gì Hán đế cả”.”

 

     Năm 188 TDL, sau khi Hán Cao Tổ chết, Lã Hậu ra lệnh cấm bán cho Nam Việt khí cụ làm ruộng bằng sắt, ngựa dê trâu bò thì chỉ cho bán những con đực mà không cho bán con cái. Triệu Vũ Vương tức giận nói: “Khi Hán Cao Tổ lên ngôi, ta cho thông sứ giao hảo 2 nước dùng chung đồ vật với nhau. Nay Cao Hậu nghe bầy tôi sàm nịnh, phân biệt vật dụng bên Hán bên Việt ắt là mưu kế của Trường Sa Vương muốn dựa vào uy lực Hán triều để mưu lấy nước ta”. Mùa xuân năm Mậu Ngọ 183 TDL, nhà Vua lên ngôi Hoàng Đế, phát binh đánh Trường Sa. Sau khi đánh thắng mấy quận rồi đem quân trở về. Từ đó, thanh thế Triệu Vũ Đế lừng lẫy khắp Trung Nguyên, đi đâu cũng dùng xe ngựa theo nghi vệ của bậc Hoàng đế. Các chi tộc khác như Mân Việt, Âu Việt đều về theo Triệu Vũ Đế. Đại Việt Sử Ký toàn thư chép: “Nhà Vua nhân đó lấy uy lực binh bị và tiền của chiêu dụ vỗ về Mân Việt và Tây Âu, hai nước đều phục tùng lệ thuộc theo. Triệu Vũ Đế mở rộng lãnh thổ từ Đông sang Tây được hơn muôn dặm, đi xe mui vàng cắm cờ “tả đạo”, xưng Đế hiệu ngang hàng với Hán”. Khi Lã Hậu vợ Hán Cao Tổ chết, Trần Bình và Chu Bột dẹp xong loạn ngoại thích lập Hán văn Đế lên ngôi. Trước uy thế của Triệu Vũ Đế và sự lớn mạnh của Nam Việt, Hán Triều phải dùng sách lược thương lượng điều đình trả lại phần lãnh thổ phía Nam núi Ngũ Lĩnh cho Nam Việt để đổi lấy hòa bình và thông thương 2 nước. Đây chỉ là sách lược giai đoạn có tính cách nhất thời, hoà hoãn nhượng bộ vì sợ Triệu Vũ Đế đem quân sang đánh chiếm lại đất đai của Việt Tộc thuở xa xưa. Hán văn Đế lại cử Lục Giả là Thái Trung đại phu và một viên yết giả làm phó sứ sang trình thư của Hán văn Đế gửi Triệu Vũ Đế với lời lẽ rất khiêm nhượng như sau: “Kính cẩn thăm hỏi Nam Việt vương …”.”Trẫm là con dòng thứ của Hán Cao Đế bị bỏ ở ngoài, vâng mệnh triều đình giữ phiên trấn ở đất Đại, đường xá xa xôi, trí não bị che lấp mà chất phác ngu tối nên chưa gởi thư sang thăm nhà Vua. Mới đây, nghe Vương gửi cho tướng quân Lâm Lư Hầu bức thư nhờ tìm các anh em ruột của Vương và xin bãi chức hai tướng quân ở Trường Sa. Trẫm đã vì bức thư của Vương mà bãi chức tướng quân Bác Dương Hầu. Còn những anh em ruột của Vương ở Chân Định, trẫm đã sai người thăm viếng và sửa sang mồ mả tiên nhân của Vương. Nay được đất của Vương thì Trung Quốc cũng không đủ để lớn rộng, được tài sản của Vương thì cũng không đủ để giàu có.

VẬY TỪ NGŨ LĨNH TRỞ VỀ NAM, VƯƠNG TỰ CAI TRỊ LẤY… Trẫm mong cùng Vương PHÂN BỎ HỜN TRƯỚC, TỪ NAY VỀ SAU CHO THÔNG SỨ NHƯ XƯA”. Nhân đây, trẫm cho đem 50 cái áo hạng thượng trữ, 30 cái áo hạng trung trữ, 20 cái áo hạng hạ trữ biếu tặng Vương. Mong Vương nghe nhạc mà tiêu sầu và xin thăm hỏi đến nước láng giềng”. Đây là thời kỳ vàng son, hiển hách nhất của Việt tộc với sự kiện lịch sử hết sức quan trọng “Hán văn Đế phải giao trả toàn bộ vùng đất phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh ở Trung Quốc (Lĩnh Nam) cho Nam Việt” đã xác nhận chủ quyền lịch sử của Việt Nam trên toàn vùng Nam Trung Quốc (Hoa Nam).

 

2. TRƯNG NỮ VƯƠNG PHỤC QUỐC MÙA XUÂN NĂM KỶ HỢI 39

 

     Sau khi Hán tộc xâm chiếm Nam Việt, triều  Hán chia Nam Việt ra thành 7 quận, nước ta trên danh nghĩa bị Hán tộc thống trị từ năm 111 TDL nhưng trên thực tế, triều Hán vẫn chưa kiểm soát được toàn bộ miền Nam TQ (Hoa Nam) nên 2 quận Giao Chỉ Cửu Chân ở Bắc VN vẫn do 2 viên Điển sứ và các Lạc Tướng cai trị. Đầu năm Kỷ Hợi (39DL), Trưng nữ Vương xuất quân đánh ngay vào Trường Sa, trị sở Đô Úy của Hán triều. Trận chiến do Trưng Nhị cùng các nữ tướng Phật Nguyệt, Trần Thiếu Lan, Trần Năng, Lại Thế Cường. Chiến thắng quân Hán ở Đô Uý trị huyện Mê Linh thuộc Trường Sa, giết chết Tô Định, tàn quân Hán tháo chạy về nước. Đây là chiến thắng vang dội mở đầu cho các chiến thắng liên tiếp trên các quận huyện. Trong vòng hơn 1 tháng, nghĩa quân đã chiếm được 65 thành trì trên khắp Hoa Nam. Quân Hán cuốn vó chạy dài, Hán triều thất điên bát đảo. Nhân dân suy tôn Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Trưng Nữ Vương cảm thông nỗi khốn khó của nhân dân nên ban hành chiếu chỉ miễn thuế cho nhân dân 2 năm liền.

 

     Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên chép: “Trưng Trắc công phá châu quận, hàng phục được các Lạc Tướng, họ đều suy tôn Trắc làm vua”.  Khi lên ngôi, Trưng Vương đặt quốc hiệu là Hùng Lạc  để  tiếp nối nghiệp xưa của vua Hùng và miễn thuế cho nhân dân 2 năm để phục hồi sức dân. Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi chép Bà Trưng lên ngôi vua, đóng đô ở Mê  Linh và đặt tên nước là Hùng Lạc (Đô kỳ đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta…). Hàng năm toàn dân Việt vẫn tổ chức Đại lễ kỷ niệm “Hai Bà Trưng” với tất cả sự thành kính xen lẫn niềm tự hào về hai Bà, bậc nữ lưu Việt tộc đã lưu lại trang sử oanh liệt hào hùng đã mở ra “một mùa Xuân Dân tộc”. Với lòng yêu nước thương nòi và tấm lòng trung trinh tiết liệt thanh cao vời vợi của người phụ nữ Việt Nam, Hai Bà đã biểu trưng cho khí phách anh hùng của bậc nữ lưu. Giá trị tinh thần này không chỉ riêng cho Việt Nam mà còn là di sản văn hoá của cả nhân loại nữa.

 

3. LÝ NAM ĐẾ LẬP QUỐC VẠN XUÂN (544)

 

    Sau thắng lợi vang dội của Hai Bà Trưng hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của dân tộc giành lại nền độc lập dân tộc từ thế kỷ thứ nhất đến mùa xuân dân tộc năm 544 với người anh hùng Lý Bí(2).  Lý Bí chính thức lên ngôi Hoàng Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy niên hiệu là Thiên Đức. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Năm Giáp Tý, năm đầu niên hiệu Thiên Đức, mùa Xuân, tháng giêng nhà vua đánh tan quân giặc, lên ngôi xưng là NAM VIỆT ĐẾ, đặt niên hiệu, dựng trăm quan, đặt tên nước là VẠN XUÂN ý mong mỏi xã tắc bền vững đến muôn đời vậy. Vua cho xây đền Vạn Thọ để làm nơi triều hội, phong Triệu Túc làm Thái Phó, Tinh Thiều giữ chức Tướng văn, Phạm Tu giữ chức Tướng Võ ..” Lý Nam Đế phong cho Lý Phục Man giữ chức Tướng quân trấn giữ biên ải và cho đúc tiền đồng riêng để lưu hành trong cả nước khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước có chủ quyền. Đây là một trang sử oanh liệt của Việt tộc tiếp nối người anh hùng Triệu Vũ Đế, Lý Nam Đế cũng xưng đế hiệu là NAM VIỆT ĐẾ sánh ngang với Hán đế và đặt tên nước là Vạn Xuân. Điểm đặc biệt là chỉ sau khi đánh thắng quân Lương có 2 năm nhưng Lý Nam Đế đã tổ chức được lễ nghi  triều đình gồm Tướng văn Tướng võ, xây cung điện, dưng chùa Khai Quốc hàm ý thời kỳ mở nước Vạn Xuân. Đặc biệt, Lý Nam Đế đã thể hiện chủ quyền quốc gia ngay từ thế kỷ thứ VI qua việc đúc tiền đồng Vạn Xuân …Tất cả đã chứng tỏ ý thức quốc gia dân tộc cao độ của Việt Nam với hơn bốn ngàn năm văn hiến ngay từ thế kỷ thứ VI, một thực tế mà khó có quốc gia nào có thể sánh được.

 

4. NGÔ QUYỀN GIÀNH ĐỘC LẬP  939

 

     Sau khi giết chết tên phản phúc Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền ráo riết chuẩn bị việc phòng thủ rồi đích thân đem quân đón đánh quân Nam Hán. Mùa Đông năm 938, đạo binh thuyền của Hoàng Tháo nối đuôi nhau tiến ào ạt vào cửa sông Bạch Đằng như chỗ không người. Hoàng Tháo đang giương tự đắc, bất ngờ bị tấn công ồ ạt từ 3 phía, quân giặc hốt hoảng náo loạn  quay đầu lại chạy ra cửa biển. Thế nhưng chưa kịp ra tới cửa biển thì đâm vào trận địa “bãi cọc ngầm” đã nổi lên đâm thủng thuyền giặc vỡ tan tành, từng chiếc từ từ chìm xuống dòng sông đỏ ngầu vì máu quân giặc. Hàng ngàn xác giặc ngập cả dòng sông trong đó có cả Thái tử Hoàng Tháo của quân Nam Hán… Nhận được hung tin đạo thủy binh thảm bại tan tành, vua Nam Hán vội cho lệnh rút quân không kịp làm tang lễ cho người con xấu số. Sau chiến thắng Bạch Đằng Giang vang dội, quân Nam Hán không dám xâm phạm bờ cõi Giao Châu nữa.

   

     Năm Kỷ Hợi 939 Ngô Quyền chính thức lên ngôi, bãi bỏ chế độ Tiết Độ Sứ của thời trước. Ngô Vương đóng đô ở thành Cổ Loa, huyện Đông Anh Hà Nội bây giờ. Nhà vua đặt phong các quan chưc trong triều, ấn định nghi thức triều đình cũng như qui định sắc phục các quan trong triều. Ngô Quyền tổ chức lại việc điều hành đất nước để mang lại an cư lạc nghiệp cho dân chúng trong nước. Ngô Quyền ở ngôi vua được 6 năm thì mất để lại sự kính thương tiếc nhớ của toàn dân …   

 

5. MÙA XUÂN DÂN TỘC 981LÊ ĐẠI HÀNH PHÁ TỐNG BÌNH CHIÊM”

 

     Lợi dụng triều đình nhà Đinh đang bất hòa, Tống triều đem quân sang đánh nước ta. Trước sự an nguy của đất nước, triều đình tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Đại Hành. Quân Tống hùng hổ tiến vào nước ta theo 2 đường thủy bộ nhưng cả hai đạo quân đều bị quân ta mai phục đánh cho tan tành không còn manh giáp. Hầu Nhân Bảo tử trận, Lê Đại Hành đích thân cầm quân đánh thẳng vào tỉnh Quảng Đông, tiêu diệt toàn bộ hậu cần quân Tống. Sau khi đại phá quân Tống, nhà vua lại thân chinh cầm quân đánh chiếm kinh đô Chiêm Thành rồi rút quân về nước. Năm 997, vua Tống phải phong Lê Đại Hành là Nam Bình Vương. Vua Lê Đại Hành đặc biệt quan tâm đến việc nội trị, phát triển nông nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân. Vua Lê cho xây đài Kính Thiên để hàng năm tế cáo trời đất, làm lễ tịch điền và mở ra những lễ hội dân gian để dân chúng vui chơi.

 

    Khi sứ Tống sang, nhà vua đã cho dàn chiến thuyền đón sứ để biểu dương sức mạnh của quốc gia “Đại Cồ Việt”. Với cung cách của một Hoàng Đế ngang hang với Bắc phương, lúc nhận sắc phong nhà vua không quì lạy chiếu mà còn nói với sứ Tống là lần sau có quốc thư chỉ việc giao nhận ở biên giới là được rồi. Vua Lê Đại Hành vẫn duy trì truyền thống “Quân Trưởng Việt”, lúc vui chơi không phân biệt vua tôi như phong kiến Hán tộc. Khi đón sứ thì dàn thuyền chiến để biểu dương sức mạnh rồi cho sứ “Đi bắt câu” là một trò chơi truyền thống của người Việt cổ  luyện tập vũ bộ để sứ Tống thấy rõ bản lĩnh và sức mạnh của Việt tộc. Từ đó, triều Tống không bao giờ dám nghĩ đến việc xâm lăng Đại Cồ Việt hùng cường. Không những không dám xâm lăng mà chính vua Lê Đại Hành đã cho hơn 100 chiến thuyền Đại Cồ Việt đánh phá Trấn Như Hồng để cảnh cáo triều Tống. Vua tôi Tống triều biết rõ nhưng không dám động binh mà chỉ sai sứ sang giao hảo và hỏi khéo việc chiến thuyền Đại Cồ Việt đánh phá Như Hồng. Vua Lê cười ha hả rồi nói “Nếu Đại Cồ Việt có đánh thì trước hết phải đánh vào Phiên Ngung rồi đánh Mân Việt, há chỉ có trấn Như Hồng mà thôi ư?”. Khẩu khí của bậc anh hùng cái thế khiến sứ Hán là Lý Giác phải kính phục, làm 2 câu thơ để tặng Vua Lê Đại Hành hàm ý ngoài thiên tử Hán triều cũng có vị Hoàng đế Lê Đại Hành của Việt tộc nữa: “Ngoài Trời còn có trời soi sáng,Vầng nguyệt trong in ngọn sóng đầm”.

 

6. MÙA XUÂN ĐẠI CỒ VIỆT 1075: “LÝ THƯỜNG KIỆT ĐÁNH TAN TÀNH TRUNG QUỐC”

 

       Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Lý Thái Tổ. Lý Thái Tổ vẫn giữ quốc hiệu Đại Cồ Việt và chọn Hoa Lư làm kinh đô. Đại Việt Sử lược chép:“Việc làm đầu tiên của vị hoàng đế nhân từ này là ban ân đại xá cho thiên hạ, tha hết những người bị tù tội và đốt bỏ hình cụ tra tấn phạm nhân”.  Tháng 8 năm 1010, nhà vua dời đô ra Thăng Long ở vùng đồng bằng thoáng rộng nằm ngay ở trung tâm đất nước. Nhà Lý chấp nhận tước phẩm và giữ lệ triều cống nhưng vẫn giữ vững chủ quyền quốc gia. Nhà Lý không những không nhường một tấc đất mà còn chuẩn bị cho việt đánh Tống để thâu hồi vùng đất Lĩnh Nam xa xưa của Việt tộc. Năm 1022, quân Tống xâm nhập Quảng Ninh để thăm dò phản ứng cuả ta. Vua Lý Thái Tổ đem quân đánh thẳng vào Khâm Châu, đốt phá trại giặc Như Hồng rồi rút quân về nước khiến Tống triều không dám xâm phạm cõi bờ nước ta nữa.

 

    Năm 1054, Lý Thánh Tông lên ngôi đổi tên nước là ĐẠI VIỆT. Lý Thánh Tông nối tiếp truyền thống của ông cha nên hết sức cứng rắn với kẻ thù phương Bắc. Năm 1062, nhà vua cử sứ sang Tống triều đòi lại đất và dân 3 động ở vùng biên giới. Tống triều đã phải giao trả đất và dân 3 động cho nhà Lý. Sau Triệu Vũ Đế đây là lần thứ nhì kẻ thù phải giao trả đất đai cho Việt Nam. Ngay từ thời vua Lý Thái Tổ đã cho tổ chức mạng lưới tình báo ngay trên lãnh thổ Trung Quốc. Hầu hết những người gọi là người Tàu nhưng thực ra chính là dòng dõi của Bách Việt xa xưa nên hết lòng theo dõi địch tình, báo cáo tin tức về triều đình kịp thời. Năm 1075, Từ Bá Tường ở Quảng Tây đã mật báo cho biết quân Tống đang sửa soạn đánh nước ta. Sau khi nhận được tin quân Tống đang chuẩn bị đánh nước ta, Lý Thường Kiệt chủ trương “Tiên phát chế nhân, tiên hạ thủ vi cường” nên ta phải chủ động tấn công trước để triệt hạ các căn cứ hậu phương làm đầu cầu chiến lược cho cuộc xâm lăng của quân Tống. Chiến sách “Tiên hạ thủ vi cường” này bất ngờ tiêu diệt sinh lực giặc là cách phòng thủ hiệu quả nhất. Để ổn định phương Nam trước khi Bắc phạt, Lý Thường Kiệt đã đem quân đánh Chiêm Thành chiếm lại 3 châu lúc trước đã nhường cho Đại Việt. Lý Thường Kiệt cho vẽ lại bản đồ, bố trí phòng thủ rồi đưa dân cư Việt vào sinh sống.

 

    Triều đình gửi giác thư chính thức yêu cầu Tống triều phải giao trả Nùng Thiện Mỹ và 700 thuộc hạ đã trốn sang Trung Quốc. Trong khi đó, Lý Thường Kiệt huy động 10 vạn quân tinh nhuệ, chia làm 2 đạo bất ngờ tiến đánh quân Tống. Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Lý Thường Kiệt ban bố hịch xuất quân “ Phạt Tống Lộ Bố văn” để nói rõ mục đích của cuộc chinh phạt là để hỏi tội Tống Thần Tông ngu hèn và bè lũ Vương An Thạch đã bày ra trò “Thanh miêu trợ dịch” để bóc lột hà hiếp dân chúng. Sau 42 ngày công phá, danh tướng Lý Thường Kiệt cho quân sĩ bỏ đất vào bị rồi cho xếp hàng vạn bao chồng lên nhau thành những bậc thềm cao vài trượng để lên thành. Ngày 1 tháng 3 năm 1076, hiệu lệnh tổng tấn công được ban ra, quân ta nối tiếp nhau như đàn kiến ào ạt xông lên theo điệu kèn thúc quân dồn dập, chọc thủng phòng tuyến cắm cờ chiến thắng trên kỳ đài thành châu Ung (Quảng Đông). 

 

     Vua Tống sững sờ hoảng hốt trước thất bại nhục nhã của “Thiên triều”!. Sử Tàu chép mãi 8 ngày sau, vua Tống mới hoàn hồn vội triệu hồi Quách Qùi, một viên tướng tài ba nhất nước vừa đánh thắng quân Liêu trở về và cử làm Tổng Quản An Nam Hành doanh Mã bộ quân. Triệu Tiết làm phó huy động 10 vạn quân sang đánh báo thù. Sau nhiều lần cho kỵ binh thiện chiến vượt sông thất bại, quân Tống bị thiệt hại nặng nề nên Quách Quì đóng quân áng binh bất động. Lý Thường Kiệt biết quân Tống lâm vào thế khốn cùng, đang đêm vượt sông bất ngờ tập kích, đại phá quân Tống, mười phần chết hơn năm, sáu bèn rút lui về châu Quảng Nguyên. Danh tướng Lý Thường Kiệt chủ động đưa đề nghị giảng hòa để mở con đường sống cho giặc. Hành động khôn khéo của danh tướng họ Lý để giữ thể diện cho “Thiên triều”, đồng thời “Không nhọc công tướng sĩ, khỏi phải tốn thêm xương máu mà vẫn bảo toàn được tôn miếu xã tắc vậy”. Tống sử chép lại như sau “ Quì muốn rút quân về nhưng sợ giặc tập kích nên bắt quân lính khởi hành ban đêm, hàng ngũ rối loạn không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn giẫm xéo lên nhau mà chạy …!”. Tống sử dù đã giảm bớt con số nhưng vẫn phải thừa nhận những thiệt hại to lớn “Từ trận Ung Châu đến trận tập kích Như Nguyệt là 30 vạn quân lính và dân phu bị tử trận, mười vạn quân ra đi, lúc về còn hơn 2 vạn tám và 20 vạn dân phu đã bỏ mạng tại An Nam. Toàn bộ chiến phí tính ra cả thảy là 5.100.000 lạng vàng …!”. Đây là thất bại thảm bại trong lịch sử Trung Quốc, một bài học để đời cho giặc Tàu xâm lược.  

 

8. MÙA XUÂN ĐẠI VIỆT 1258: VUA TRẦN THÁI TÔNG ĐẠI THĂNG QUÂN MÔNG CỔ

 

     Năm 1253, Hốt Tất Liệt và Ngột Lương Hợp Thai đem quân Mông Cổ đánh thẳng xuống Tây Nam Trung Quốc, tiêu diệt nước Đại Lý chiếm toàn bộ vùng Vân Nam uy hiếp trực tiếp nước ta. Đạo quân gồm 3 vạn kỵ binh này chuẩn bị đánh thẳng xuống nước ta rồi đánh ngược lên Ung Châu và Quế Châu (Quảng Tây) hợp với đạo quân của Khubilai ở Ngạc Châu, tạo thành thế gọng kìm chiếm toàn bộ Nam Tống. Trước khi tiến công, Hốt Tất Liệt cử sứ giả sang chiêu dụ buộc nước ta phải thần phục nhưng vua Trần Thái Tông cương quyết chống trả. Vua Trần cho bắt sứ giả và cử Trần Quốc Tuấn đem đại binh trấn giữ cửa ải phía Bắc. Quân Mông chia làm 2 mũi tiến xuống dọc sông Thao để hội quân ở Việt Trì. Trận huyết chiến xảy ra bên dòng sông Thao, đích thân nhà vua chỉ huy nhưng trước sức tiến công như vũ bão của đội quân thiện chiến, nhà vua phải cho lệnh phá cầu Phù Lỗ rồi rút lui để bảo toàn lực lượng. Thừa thế, quân Mông tiến công thẳng về Thăng Long. Vua Trần cho bỏ ngỏ thành Thăng Long rút quân về đóng ở khúc sông Thiên Mạc khiến một số quần thần lo sợ nhưng Thái sư Trần Thủ Độ vẫn vững tâm tâu với vua rằng : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ chớ lo”. Quân Mông tràn vào kinh thành chỉ thấy thành không nhà trống. Theo Nguyên sử thì khi Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng Long thấy 3 tên sứ giả đang bi giam cầm trong ngục, người nào cũng bị những thanh tre bó chặt vào mình, hằn vào hẳn da thịt. Khi cởi trói thì có tên đã chết. Hợp Thai tức giận cho lệnh tiêu hủy kinh thành, giết hết những người già cả ốm đau bệnh tật vô tội còn ở lại Thăng Long. Sau đó quân Mông lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng.

 

    Biết giặc đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan, ngày 29 tháng 1, vua Trần Thái Tông ra lệnh Tổng phản công. Đại quân ta tiến ngược dòng sông về Thăng Long, từ các hướng quân ta khép chặt vòng vây rồi nhất loạt tiêu diệt tòan bộ quân giặc tại Đông Bộ Đầu. Thừa thắng, đại quân tiến thẳng về kinh thành, đánh bật quân giặc ra khỏi Thăng Long. Tàn quân giặc tháo chạy về hướng Vân Nam. Trên đường tháo chạy, đến Qui Hóa Yên Bái lại bị dân quân sơn cước dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Hà Bổng đánh cho tan tác. Viên đại tướng nổi tiếng thiện chiến Uriankhadai bỏ xác tại trận, số còn lại chạy thục mạng về Vân Nam.  Vua Trần Thái Tông tổ chức lễ mừng chiến thắng vào đúng dịp tết Nguyên Đán 1258 rồi tuyên bố nhường ngôi cho Thái Tử, lên làm Thái Thượng Hoàng ở phủ Thiên Trường sau 33 năm giúp dân giúp nước.

 

9. MÙA XUÂN MẬU TÝ 1283 “CHIẾN THẮNG NGUYÊN MÔNG LẦN THỨ BA”

 

     Trong lịch sử chiến tranh xâm lược, vó ngựa Mông Cổ chưa một lần thất bại. Trong nửa thế kỷ XIII, một đế chế rộng lớn chưa từng thấy “Đế quốc” Mông Cổ trải dài từ Á sang Âu, từ bờ Thái Bình Dương đến bên kia bờ Hắc Hải châu Âu. Thế mà 2 lần xâm lược nước ta đều thất bại thảm hại. Đạo quân Nguyên Mông gồm 50 vạn tinh binh bách chiến bách thắng bị tiêu diệt chỉ trong 6 tháng trước ý chí sống còn của dân tộc Việt Nam. Bài học lịch sử về Hội nghị Diên Hồng thể hiện quyết  tâm muôn người như một bảo vệ đất nước đã đánh thắng đạo quân hung hãn nhất trong lịch sử nhân loại còn giá trị đến muôn đời.

 

      Hốt Tất Liệt tức giận quyết tâm chiếm Đại Việt bằng mọi giá để rửa mối nhục cho cả Mông Cổ. Đầu năm 1287, vua Nguyên lại cử Thoát Hoan làm Đại nguyên súy đem 30 vạn quân sang đánh phục thù. Để thực hiện ý đồ này, Hốt Tất Liệt hủy bỏ ý định tấn công Nhật Bản để dốc toàn bộ lực lượng vào chiến trường Đại Việt. Ngoài bộ binh và kỵ binh còn huy động lực lượng thủy binh hùng hậu gồm 600 chiến thuyền chở vũ khí lương thực đầy đủ cho một cuộc chiến lâu dài. Ngày 25 tháng 12, đại quân Mông vượt biên giới tiến vào nước ta để phục hận.Cánh quân Vân Nam do A Lỗ chỉ huy vượt biên giới tiến xuống Bạch Hạc rồi hội quân với Thoát Hoan ở Phú Lương. Đại chiến thuyền của Ô Mã Nhi thẳng tiến vào cửa Quảng Ninh. Tướng Trần Khánh Dư được lệnh chặn đánh lấy lệ chờ đoàn thuyền lương tới. Khi đoàn quân lương vừa tới cửa Vân Đồn thì đại quân ta xông ra tiêu diệt toàn binh thuyền hộ tống, tịch thu toàn bộ vũ khí lương thực. Hưng Đạo Vương sai Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái dẫn 3 vạn quân lên trấn giữ Lạng Sơn, Trần Quốc Toản và Lê Phụ Trần dẫn 3 vạn quân trấn giữ Nghệ An. Đích thân Hưng Đạo Vương thống lĩnh đại binh đóng ở núi Phù Sơn trấn giữ Quảng Yên.

 

     Thế giặc mạnh tiến như vũ bão, quân ta chống cự không nổi phải rút về Vạn Kiếp. Thoát Hoan điều động Trịnh Bằng Phi đánh Vạn Kiếp, Ô Mã Nhi và A Bát Xích đem quân từ sông Lục Đầu tiến đánh dọc lưu vực sông Hồng. Hưng Đạo Vương lại rút quân về giữ Thăng Long. Quân Mông dưới sự chỉ huy của Lý Hằng và Khoan Triệt đang truy đuổi đoàn binh thuyền chở vua tới sông Tam Trì thì Hưng Đạo Vương rước vua lên bờ rồi xuống thuyền của Dã Tượng đậu sẵn ở sông Bạch Đằng khúc Hải Dương để vượt qua cửa bể Đại Bàng vào Thanh Hóa rồi cử danh tướng Trần Nhật Duật đem đại quân chặn đánh Toa Đô ở Hải Dương. Ô Mã Nhi tức giận không bắt được vua Trần nên cho lính quật mồ vua Trần Thái Tông, phá nát lăng miếu nhà Trần ở Long Hưng cho hả giận để trả mối thù ô nhục năm xưa. Quân Nguyên đốt nhà cướp của, giết chồng hiếp vợ, tàn sát bất kỳ già trẻ lớn bé đến nỗi Nguyên sử cũng phải ghi lại tội ác tầy trời như sau: “ Đốt phá chùa chiền, đào bới lăng mộ, giết người già cả lẫn trẻ em, cướp của tàn phá sản nghiệp của trăm họ, không có điều gì mà không làm khiến một dải đồng bằng từ Thăng Long đến các lộ xơ xác tiêu điều …”. Thoát Hoan đem đại quân đánh chiếm Thăng Long mãi không được bèn rút về giữ Vạn Kiếp, Chí Linh và Phả Lại. Hưng Đạo Vương đem đại binh tới bao vây quân giặc. Quân Nguyên lâm vào thế phòng ngự, lương thực cạn kiệt dần, tinh thần binh sĩ sa sút …Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi dẫn thủy quân ra cửa bể Đại Bàng đón thuyền binh lương của Trương văn Hổ. Trần Nhật Duật chặn đánh nhưng bị thua nên quay đầu bỏ chạy. Ô Mã Nhi giương giương tự đắc dẫn đoàn binh lương chạy vào cửa bể. Khi đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi mở đường tiến nhanh đi trước, đoàn binh lương của Trương văn Hổ vừa vào vịnh cửa Lục thì bị đoàn binh thuyền của Trần Nhật Duật phục sẵn nhất loạt tấn công. Trương văn Hổ bỏ chạy sang đảo Quỳnh Châu, quân ta cướp toàn bộ lương thực vũ khí của giặc.  

 

     Chờ mãi không thấy đoàn quân lương, Ô Mã Nhi dẫn đoàn chiến thuyền ra biển tìm kiếm nhưng vừa đến cửa Đại Bàng thì bị quân ta chặn đánh bắt giữ hơn 300 chiến thuyền. Biết tin đoàn quân lương bị tiêu diệt, Thoát Hoan hoảng sợ vội bỏ Thăng Long lui về Vạn Kiếp. Nguyên sử chép “Ở Giao Chỉ không có thành trì để chống giữ, không còn lương thực để ăn. Khí trời nóng nực, lương hết quân mệt mỏi thì làm sao mà chống giữ nổi. Thật là hổ thẹn cho triều đình …chi bằng rút quân về là thượng sách”. Thoát Hoan vội vã ra lệnh rút chạy theo 2 đường: Đại quân do Thoát Hoan chỉ huy rút theo đường Lạng Sơn, Tướng A Bát Xích Abatri cho kị binh đi trước mở đường. Quân thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp, Thân vương Tích Lệ Cơ, Vạn Hộ Thủy quân Trương Ngọc rút theo đường thủy có kị binh đi dọc 2 bờ sông để bảo vệ cho thủy quân.        Địch quân tháo chạy đúng như tiên liệu của Hưng Đạo Vương nên khi giặc đến Vạn Kiếp rồi tiế về Thăng Long thì quân ta được lệnh vừa đánh để tiêu hao sinh lực địch, vừa kềm chế để bảo toàn lực lượng rồi rút về hướng Đông Bắc chờ lệng tổng phản công. Đây là trận chiến mở đầu cho chiến dịch tổng phản công của quân ta. Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương phân công cho các danh tướng Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa dẫn quân lên phối hợp với dân quân thiểu số địa phương mai phục sẵn ở ải Nội Bàng Lạng Sơn. Tướng Nguyễn Soái cũng nhận lệnh chặn giặc tại đây. Ngày 30 tháng 3 năm 1288, thủy binh của giặc với kị binh hộ tống bắt đầu rút chạy nhưng quân ta đã cho phá hết các cầu nên kị binh phải quay trở lại Vạn Kiếp. Trong khi đó, đoàn thuyền vẫn di chuyển chậm chạp mãi đến ngày 8 tháng 4 mới đến sông Bạch Đằng. Khi thuyền giặc vừa tiến vào trận địa mai phục thì tướng Nguyễn Khoát dẫn chiến thuyền ra nghênh chiến rồi giả vờ thua quay thuyền bỏ chạy. Ô Mã Nhi thừa thắng cho chiến thuyền đuổi theo, đúng lúc thủy triều xuống nên chiến thuyền giặc lao nhanh theo dòng nước đụng phải những hàng rào chông, những bãi cọc ngầm khiến chiến thuyền giặc thủng vỡ tan tành chìm xuống dòng sông. Giữa lúc quân giặc còn đang hoảng hốt bối rối không biết xoay trở làm sao thì quân ta gồm cả thủy bộ do nhà vua cùng với Quốc Công Tiết chế chỉ huy tấn công ào ạt tứ phía. Cuộc chiến diễn ra hết sức ác liệt, cuối cùng quân ta đại thắng, đạo thủy binh của giặc bị tiêu diệt toàn bộ, xác giặc chết máu loang đỏ ngầu cả một khúc song. Tướng giặc Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ bị quân ta bắt sống, trên 400 chiến thuyền cùng với những chiến lợi phẩm bị tịch thu. Chính lời thề của Hưng Đạo Vương cùng toàn thể quân sĩ “Trận này mà không phá tan giặc Nguyên thì quyết không về đến sông này nữa” đã tạo nên kỳ tích Bạch Đằng Giang lịch sử.

 

     Thoát Hoan nhận được hung tin đạo thủy quân đã bị tiêu diệt, Thoát Hoan hồn vía lên mây hốt hoảng lên ngựa tháo chạy.  Đoàn kị binh của Trịnh Bắng Phi, A bát Xích, A Lỗ Xích chạy trước mở đường, ộ binh chạy tho sau về hướng Lạng Sơn. Vừa đến ải Nội Bàng thì đạo quân của danh tướng Phạm Ngũ Lão tứ các ngõ ngách đổ ra vây đánh tới tấp, quân giặc hoảng loạn mạnh ai nấy chạy về Nữ Nhi, Khâu Cấp thuộc Bắc Giang Lạng Sơn đều bị phục kích tiêu diệt gần hết. Thoát Hoan quát tháo thúc giục tàn binh mở đường máu tháo chạy. Tướng hộ tống Thoát Hoan tử trận, xác giặc nằm chết ngổn ngang suốt từ Ải Nội Bàng đến Tư Minh. Thoát Hoan len lỏi trong đám tàn quân may mắn thoát chết, chạy thục mạng về đến nước rồi mà vẫn chưa hoàn hồn. Quân Nguyên Mông về đến nước hú hồn vừa thoát chết, lòng còn lo sợ nên không trình diện mà mạnh ai nấy bỏ về nhà. Đội quân Nguyên Mông xâm lược xem như tan rã hoàn toàn.

 

     Cuộc xâm lược của đế quốc Nguyên Mông lần thứ ba đã thất bại hoàn toàn, quân dân nhà Trần vang ca khúc khải hoàn. Tháng 3 năm 1288, sau chiến thắng Mậu Tý Hưng Đạo Vương cùng các tướng sĩ dẫn quân rước xa giá Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông về kinh đô. Khi về đến Long Hưng, vua Trần đem bọn tướng Nguyên gồm Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc vào quì chịu tội làm lễ “Hiến phù” trước Chiêu Lăng. Với đức hiếu sinh, lòng từ bi độ lượng, vua Trần quì lạy Chiêu Lăng rồi xin tha tội chết cho những kẻ thù đã đốt nhà cướp của, tàn sát dân Việt dã man … Kể cả Ô Mã Nhi, kẻ  đã cho lính quật mồ vua Trần Thái Tông, phá nát lăng miếu nhà Trần ở Long Hưng. Nghĩ tới đất nước vừa trải qua cơn binh lửa nay lại thanh bình, Thái Thượng Hoàng cảm khái làm 2 câu thơ đi vào lịch sử:“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu”

 

Đất nước hai phen chồn ngựa đá,

Non sông thiên cổ vững âu vàng …

 

Về đến Thăng Long, nhà vua cho mở tiệc khao thưởng tướng sĩ. Nhân dân vui hội “Thái Bình Diên Yến” suốt 3 ngày đêm bù lại những tháng ngày chiến đấu gian khổ với bao tang thương chết chóc của toàn quân toàn dân Việt.

 

10. QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ ĐẠI PHÁ QUÂN THANH MÙA XUÂN K Ỷ  DẬU 1789

 

Với bản chất cố hữu của “Đại Hán xâm lược” nên triều Thanh nhân cớ Lê Chiêu Thống cầu cứu, Càn Long  điều động binh mã 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Qúi Châu gồm 20 vạn quân lính và dân phu. Tổng Đốc lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị được cử làm Tổng chỉ huy 4 đạo quân xâm lược tiến vào nước ta theo 4 đường. Tháng 11 năm 1788, 20 vạn quân Thanh ồ ạt vượt biên giới ồ ạt tìến vào nước ta. Quân Thanh tiến chiếm Thăng Long không tốn một mũi tên một viên đạn nên nảy sinh uý kiêu căng tự mãn. Tôn Sĩ Nghị giương giương tự đắc huênh hoang tuyên bố : “Giặc còn gầy, ta hãy nuôi cho béo, để cho chúng tự đem mình đến nạp mạng cho ta …”. Thế nhưng,những bài học đầy xương máu của lịch sử buộc Tôn Sĩ Nghị ngoài miệng nói huênh hoang nhưng trong lòng lo sợ nên y phải án binh bất động để nghe ngóng tình hình chưa dám manh động. Hơn nữa ngày tết cận kề nên bọn tướng sĩ giặc lo vui chơi hưởng thụ, quân lính giặc nhân cơ hội này tha hồ cướp bóc hãm hiếp phụ nữ ban ngày ban mặt giữa chốn kinh thành …Lê Chiêu Thống thì ngày ngày sang chầu chực bên dinh Tôn Sĩ Nghị, dâng hết cao lương này đến mỹ vị nọ, nem công chả phượng, rượu thịt ê hề. Để cung ứng nhu cầu không bao giờ đủ cho quân Thanh, tên vua bán nước cầu vinh này phải ra sức đốc thúc quân lương, các châu huyện kêu trời vì không cung ứng nổi. Mấy năm trước nhân dân bị mất mùa nên thóc gạo không đủ ăn, năm nay lại đói kém hơn nữa, thế mà Chiêu Thống lại chia quan đi các nơi hạch sách đốc thúc vơ vét tài sản cuối cùng của người dân đến nỗi “ Nhiều nơi dân nghèo phải van xin khóc lóc mà dâng nộp, bao nhiêu lương thực tiền bạc thu được của dân đều đem dâng nộp hết cho bọn giặc …”. Nhân dân ta thán, nhà nhà uất hận … Ngay cà Thái hậu và các trung thần của nhà Lê cũng phải “Kêu trời khi thấy họa diệt vong đến nơi rồi. Lịch sử nước Nam ta từ khi có đế vương đến giờ chưa thấy bao giờ có tên vua luồn cúi đê hèn như thế !!!”.

 

     Ngày 22 tháng 12 năm 1788 tức ngày 25 tháng chạp tết Mậu Thân, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn lập đàn “Tế cáo Trời đất” ở phía nam núi Ngự Bình kinh đô Phú Xuân, lên ngôi Hoàng đế “ Giương cao ngọn cờ đại nghĩa, thuận lòng trời hợp ý dân” để làm lễ xuất quân đại phá quân Thanh xâm lược.. Sách sử chép rằng “ Quân đi đến đâu, các bậc phụ lão bày hương án bên đường còn thanh niên trai tráng khắp nơi đổ  về  náo nức tòng quân. Quân đến Nghệ An, chỉ trong mấy ngày mà quân số lên đến hơn mười vạn người …”. Danh sĩ Nguyễn Thiếp đất Nghệ An đã về ở ẩn nhưng hết lòng ủng hộ người anh hùng dân tộc chống quân Thanh xâm lược. Trước khí thế của toàn quân toàn dân, danh sĩ đã tiên đoán: “ Nếu đánh gấp thì không qúa 10 ngày, còn nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà đoán được …”.

 

     Ngày 15 tháng 1 năm 1789, hai đạo quân của Ngô văn Sở và Ngô Thì Nhậm đã hội quân với đại quân tại phòng tuyến Tam Điệp để chuẩn bị cho chiến dịch tổng tiến công thần tốc quét sạch quân thù ra khỏi đất nước. Chiến dịch “ Tổng tiến công thần tốc” đã được hoạch định với 5 đạo quân tạo thành 5 mũi tiến công đồng loạt các doanh trại, đồn lũy giặc để bẻ gãy thế liên hoàn không cho chúng có thì giờ tiếp cứu lẫn nhau. Ngày 29 tháng chạp, Hoàng Đế Quang Trung tổ chức mở tiệc khao quân cho quân sĩ ăn tết trước để rạng sáng 30 tết xuất quân thần tốc, bất ngờ, quyết chiến quyết thắng. Đêm 29 tết, toàn quân làm lễ “Thệ sư” giữa núi rừng u linh vang lên lời hịch xuất quân của Quang Trung Hoàng Đế:

 

Đánh cho được để đen răng

Đánh cho được để dài tóc

Đánh cho chích luân bất phản, phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng

chi hữu chủ …”.

 

     Hoàng đế Quang Trung cùng toàn thể quân sĩ thề quyết tâm giết giặc để mồng 7 tết sẽ vào thành Thăng Long làm lễ “Hạ Nêu” mừng chiến thắng. Hỡi ba quân tướng sĩ, các ngươi nhớ xem lời ta nói có đúng không? Đại danh tướng, Hoàng đế Quang Trung vừa dứt lời, toàn quân hô dạ vang trời như sấm rền, rung động cả núi rừng … Tiếng trống lệnh xuất quân dồn dập, toàn quân ai nấy náo nức trong lòng, dồn dập tiến bước trong màn đêm lạnh lẽo của núi rừng Tam Điệp chập chùng …Tảng sáng 30 tết, đại quân đã vượt sông Gián Khẩu tức sông Đáy tấn công các cứ điểm tiền tiêu của giặc. Lần lượt Gián Khẩu, Thanh Quyết rồi Nhật Tảo bị tiêu diệt gọn, không một tên giặc nào chạy thoát. Chiến dịch hành quân thần tốc, bất ngờ bốn hướng tập kích đồng bộ khiến quân giặc bị tiêu diệt gọn không kịp tháo chạy. Đúng nửa đêm mồng 3 tết, quân ta đã bao vây đồn Hà Hồi ở Thường Tín Hà tây cách Thăng Long chưa đầy 20 cây số. Quân giặc đang say sưa ngủ thì từ 4 phiá, tiếng loa gọi hàng vang như sấm dậy,tiếng trống thúc quân dồn dập, quân ta hàng hàng lớp lớp hô vang “ xung phong, xung phong” khiến quân giặc thất kinh hồn vía lên mây chỉ kịp quì xuống đầu hang, một số hoảng hốt chống cự bị giết tại trận. Đêm mồng 4 tết, cánh quân “Kỵ” của Đô Đốc Đông bất ngờ tập kích vào cứ điểm Đống Đa của giặc. Trong đêm tối, những con rồng lửa từ trên trời đổ ập xuống đầu quân giặc, chúng chưa kịp phản ứng gì thì quân ta đã tràn ngập cứ điểm. Quân giặc hốt hoảng tháo chạy tán loạn, dẫm đạp lên nhau mà chết tạo thành từng gò đống chồng chất xác giặc nên dân gian gọi tên nơi này là gò Đống Đa. Tướng giặc Sầm Nghi Đống cùng đường phải treo cổ lên cành Đa tự vẫn. Cửa ngõ Tây Nam thành đã mở toang cho đoàn kỵ binh tiến như vũ bão vào Thăng Long.

 

     Cùng lúc đó, đại quân do Hoàng Đế Quang Trung đích thân chỉ huy ào ạt tấn công Ngọc Hồi, một cứ điểm quân sự trọng yếu của giặc. Cứ điểm Ngọc Hồi được xây cất công phu kiên cố và có quân số đông nhất do Phó tướng Hứa Thế hanh chỉ huy để bảo vệ cho đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị. Trong tiếng hò reo, quân ta nhất loạt xung phong, đoàn voi chiến hung hãn xông trận. Hứa Thế Hanh tung đoàn kỵ binh thiện chiến nhất ra ngăn chặn nhưng bị các xạ thủ ngồi trên lưng voi nã từng loạt pháo vào đoàn kỵ binh giặc khiến người ngựa tan thây, hàng ngũ giặc náo loạn, đội hình giặc tan vỡ tức thì, quân giặc hoảng loạn quay đầu dẫm đạp lên nhau chạy vào trong thành tử thủ. Hàng loạt đạn pháo từ trong thành bắn ra nhưng quân ta vẫn tiến công như vũ bão. Đoàn voi chiến chia thành 2 cánh mở đường cho đội xung kích xông lên. Sáu trăm chiến sĩ cảm tử chia thành 20 toán, cứ 10 người dao ngắn dắt bên hông khiêng một tấm mộc lớn ghép bằng nhiều tấm ván, bên ngoài bện rơm ướt thành một lớp dày, phía sau tấm một là 20 chiến sĩ được trang bị “Bạch lhí” “Hỏa hổ”, “Hỏa cầu lưu hoàng” và súng “Điểu Thương” lớp lớp tiến lên, tạo thành một bức tường thành di động từ từ áp sát chân thành. Đại bác, cung nỏ, hỏa mù của giặc bắn ra tới tấp … Khói tỏa mù trời nhưng vẫn không cản được đoàn quân cảm tử. Khi áp sát chân thành lũy, các chiến sĩ xung kích nhất loạt bỏ tấm mộc rồi rút dao xông vào chém giết quân gìặc. Kèn thúc quân, tiếng trống trận Tây Sơn vang lên như sấm dồn chớp giật, hàng hàng lớp lớp quân ta ào ạt xông lên như vũ bão. Tuyến phòng thủ của giặc bị quân ta chọc thủng, quân giặc la hét hoảng loạn tháo chạy tán loạn. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết giặc thù, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối …”. Trận chiến khốc liệt xảy ra từ sáng sớm đến buổi trưa mồng 5 tết, cứ điểm cuối cùng của quân Thanh bị diệt gọn. Tướng giặc Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thanh bị giết tại trận. Tàn quân tháo chạy vào mũi đột kích của Đô Đốc Bảo, quân ta dồn giặc vào vùng Đầm Mực giết chết hang vạn tên. Sách sử chép Mờ sáng ngày mồng 5 tết,Tôn Sĩ Nghị còn đang hoảng hốt khi được tin Đống Đa thất thủ, Sầm Nghi Đống tự vận. Nghị chưa kịp hoàn hồn thì lại nhận được tin cấp báo đồn Ngọc Hồi bị tấn công tan tành. Sợ qúa, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp vội nhảy lên mình ngựa chưa kịp thắng yên cương rồi phóng như bay về cầu phao chạy thẳng lên hướng Bắc. Thấy Tướng Tổng chỉ huy bỏ chạy, các tướng sĩ thi nhau tháo chạy như ong vỡ tổ … tràn ngập cầu phao, dẫm đạp lên nhau chết vô số kể...”. Để thoát thân và sợ bị truy đuổi Tôn Sĩ Nghị đã ra lệnh chặt đứt cầu phao, quân Thanh rơi xuống sông chết thây ngập cả dòng sông. Tàn quân Thanh còn lại chạy đến Phượng Nhân thì lại lọt vào ổ phục kích của Đô Đốc Lộc chờ sẵn xông ra tiêu diệt không một tên nào sống sót.

 

     Trưa mồng 5 tết Kỷ Dậu 1789, Hoàng đế Quang Trung ngồi trên lưng voi, chiến bào ướt đẫm mồ hôi, đen xạm khói sung dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào kinh thành trong tiếng reo hò hoan mừng khôn xiết của già trẻ lớn bé thành Thăng Long. Hai dãy bàn “Hương án” được các bô lão bày dọc hai bên đường nghinh đón Đại đế Quang Trung và đoàn quân bách chiến bách thắng Tây Sơn. Ngày mồng 7 tết, Đại đế Quang Trung tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng vào đúng lễ Hạ Nêu như đã hứa với ba quân theo truyền thống của Việt tộc. Tổng kết chiến dịch diễn ra chưa đầy 5 ngày, đại danh tướng Nguyễn Huệ đã đánh tan tành 20 vạn quân Thanh xâm lược, một kỳ tích có một không hai của thiên tài quân sự lỗi lạc không những của Việt Nam mà cả trong quân sử của thế giới nữa.

 

     Đại đế Quang Trung không những là một thiên tài quân sự, bách chiến bách thắng” mà còn là một nhà chiến lược đại tài ấp ủ hoài bão thu hồi lãnh thổ xa xưa của Việt tộc. Sau khi dùng kế sách ngoại giao mềm mỏng để có thời gian củng cố quốc phòng, xây dựng một đội quân chủ lực thiện chiến. Hoàng Đế Quang Trung không chấp nhận cống người bằng vàng, cái nợ Liễu Thăng bị chém. Bay đầu từ thời vua Lê. Vua Thanh Càn Long phải nhượng bộ, trong bài thơ tặng vua Quang Trung, Càn Long tỏ ý hổ thẹn về việc các triều vua trước băt Việt Nam cống “người vàng”. Hoàng Đế Quang Trung lệnh cho Ngô Thời Nhiệm làm biểu gửi Tổng Đốc Lưỡng Quảng đòi lại 7 châu thuộc Hưng Hóa của nước ta. Khi thấy triều Thanh làm ngơ chưa chịu giao trả, Quang Trung tức giận nói với các tướng lãnh “Được rồi, cứ thư thả cho ta vài năm nữa, ta nuôi vững uy lực, đầy đủ nhuệ khí thì có gì mà sợ chúng …”.

 

     Đầu năm 1792, Hoàng Đế Quang Trung cử Đại tướng Vũ văn Dũng cầm đầu Sứ bộ sang triều Thanh để cầu hôn công chúa con gái Càn Long, đồng thời đưa biểu đòi lại đất Lưỡng Quảng gồm 2 tỉnh Quảng Đông (tên cũ là Việt Đông) và Quảng Tây (Việt Tây) cho Việt tộc. Nhận được biểu tâu, viên Tổng đốc Lưỡng Quảng lo sợ nhưng vẫn phải tâu lên Càn Long. Theo gia phả họ Vũ thì Vũ văn Dũng đã bệ kiến Càn Long và vua Càn Long đã giao cho bộ Lễ nghiên cứu việc gả công chúa cho Quang Trung và đồng ý cho đất tỉnh Quảng Tây làm của hồi môn. Sự việc mới tiến triển đến đó thì Hoàng Đế Quang Trung đột ngột băng hà. Việc cử một võ tướng cầm đầu sứ bộ sang cầu hôn để nắm vững đường đi nước bước, địa hình chiến lược mai mốt sẽ tiến đánh Trung Quốc, đồng thời để Càn Long thấy rõ quyết tâm đòi lại đất xưa của Việt tộc. Việc cầu hôn chỉ là cái cớ để chọc giận Càn Long, nếu Càn Long từ chối không giao trả Lưỡng Quảng thì Hoàng Đế sẽ xuất quân đánh chiếm lại Lưỡng Quảng mà thôi. Vua Thanh Càn Long hẳn cũng hiểu rõ ý định của Quang Trung nhưng cũng biết khả năng quân sự của Quang Trung nên đành chấp nhận gả công chúa và trả lại tỉnh Quảng Tây làm qùa sính lễ rồi tính sau.

 

     Hoàng Đế Quang Trung không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là một vị vua đức độ, thương dân và trân trọng bảo lưu truyền thống văn hiến của Việt tộc, nhà vua ban chiếu sử dùng chữ Nôm trong việc triều chính thi cử để phục hưng văn hóa Việt … Thế nhưng bất hạnh thay cho dân tộc, thù trong chưa dẹp, mộng lớn chưa thành thì người anh hùng dân tộc, một đại danh tướng lỗi lạc chưa một lần thất bại đã đột ngột qua đời ở tuổi bốn mươi vào tháng 9 năm 1792 để lại sự mất mát lớn lao cho cả một dân tộc. Bách Việt Từ Đường Tộc Phả đã ghi lại lời nói của Hoàng Đế Quang Trung với các bô lão làng Vân Nội như sau:

 Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cứ là trai gái già trẻ, không cứ là chi tộc nào, dòng họ nào. Mọi người đều là ”CON RỒNG CHÁU TIÊN”, đều từ một bào thai của mẹ Âu nên tất cả từ một mẹ sinh ra các ngành các chi mà thôi. Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ. Nước có nghìn dòng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật còn như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng dìu dắt vậy. Ngưỡng mộ và tưởng nhớ Tổ Tiên, chúng ta hãy lấy việc siêng năng mà bồi đắp cho gốc rễ. Lấy sự cần kiệm làm răn rồi tu nhân tích đức, giàu lòng thương người hơn là chê bai ghen ghét người. Là con cháu thì chúng ta phải nối tiếp truyền thống của Tổ Tiên, chứ lẽ nào con cháu mà lại không suy nghĩ về ý nghĩa thâm trầm cao đẹp nói trên hay sao?”.

 

      Đọc lại những trang sử hào hùng của dân tộc, không một ai trong chúng ta không tự hào hãnh diện về dân tộc Việt. Thế nhưng tự hào hãnh diện bao nhiêu thì chúng ta lại ngậm ngùi tủi nhục bấy nhiêu trước tình hình Việt Nam hiện tại. Trong suốt dòng lịch sử Việt, chưa có một triều đình nào lại cam tâm bán nước như tập đoàn Việt gian cộng sản. Vận mệnh đất nước đang nằm trong tay của tập đoàn việt gian hại dân bán nước nên chúng ta lại cần một Quang Trung thời đại để dẹp bỏ bọn Việt gian bán nước, kẻ nội thù của dân tộc để huy động sức mạnh của toàn dân chống giặc ngoại xâm Trung Cộng. Thật vậy, hoàn cảnh đất nước Việt Nam ngày nay còn tệ hại thê thảm gấp trăm lần thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Đất nước nghèo nàn, chậm tiến, nhân dân thống khổ, lòng người ly tán và đặc biệt, lịch sử lại tái diễn một lần nữa với thù trong giặc ngoài. Kẻ nội thù mà dân gian thường gọi là “Thù trong” chính là tập đoàn tay sai cõng rắn cắn gà nhà ngày xưa là Lê Chiêu Thống thì nay là tập đoàn Việt gian bán nước từ Hồ Chí Minh, Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẫn, Đỗ Mười, Lê Khả hiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng … Chưa bao giờ lịch sử Việt lại trải qua một giai đoạn bi thảm như hiện nay. Bộ mặt thật hại dân bán nước của tập đoàn Việt gian Cộng sản phơi bày trắng trợn. Tập đoàn Việt gian đã lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản, đưa dân tộc vào vòng nô dịch đói khổ chưa từng thấy trong lịch sử. Tội ác do tập đoàn Việt gian CS gây ra “Trời không dung, đất chẳng tha. Thần người đều căm hận, Trời đất chẳng dung tha”. Sự xuất hiện của người anh hùng Cứu dân cứu nước đáp ứng đúng nguyện vọng của quần chúng nhân dân chống kẻ thù trong để tạo một sức mạnh tổng lực chống quân xâm lược: “Đế quốc mới Trung Cộng ngày nay …”.

 

     Lịch sử Việt đã chứng minh rằng, một khi kẻ nội thù bị dẹp bỏ thì muôn người như một, đồng tâm nhất chí chống giặc ngoại xâm thì không một kẻ thù nào, dù hung hãn thiện chiến đến đâu cũng bị quân dân ta đánh tan tành. Cách đây đúng 728 năm, đội quân Mông Cổ “Bách chiến bách thắng” tràn xuống tấn công nước ta. Trong lịch sử chiến tranh xâm lược, vó ngựa Mông Cổ chưa một lần thất bại. Trong nửa thế kỷ XIII, một đế chế rộng lớn chưa từng thấy “Đế quốc” Mông Cổ trải dài từ Á sang Âu, thế mà 3 lần xâm lược nước ta đều thất bại thảm hại. Để huy động sức mạnh của toàn dân tham gia kháng chiến chông quân Mông Cổ xâm lược, Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông mời các bô lão trên toàn quốc về kinh đô Thăng Long dự hội nghị Diên Hồng bàn việc nước “Hòa hay chiến”. Toàn thể bô lão cả nước đồng thanh hô lớn “Quyết chiến, quyết chiến”, thề chiến đấu cho tới người Việt Nam cuối cùng để bảo vệ sơn hà xã tắc của Tổ Tông muôn đời vun xới. Đại Việt Sử ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép: Muôn người cùng nói như một miệng phát ra … Quyết chiến, quyết chiến. Giặc đi đến đâu, tất cả quận huyện trong cả nước phải liều chết mà đánh. Nếu sức không địch nổi thì phải lẩn tránh vào rừng núi … Tuyệt đối, không được hàng giặc …”.

 

 

     Tình hình chính trị ở Việt Nam đã hội đủ những yếu tố cần thiết đủ chin muồi để nở hoa dân chủ trên khắp nẻo đường đất nước. Ngày nay, nhân dân Việt Nam không còn gì để mất nữa, không còn sợ hãi gì nữa, muôn người như một căm hận bè lũ “Thái thú xác Việt-hồn Tàu”, hại dân bán nước như một “Diên Hồng Thời Đại” phát xuất từ tầng lớp bần cùng tận đáy xã hội. Khi một yếu tố khách quan bất ngờ tác động thời cuộc thì tất cả đồng loạt xuống đường làm lịch sử. Tất cả đã hội đủ những điều kiện cần thiết để bùng nổ một cuộc “cách mạng Trống Đồng” trong nay mai. Một cuộc cách mạng của quần chúng tự đứng lên đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, giành lại quyền dân chủ tự do, quyền làm chủ đất nước. Giới trẻ thanh niên, sinh viên, học sinh Việt Nam là đội quân tiên phong, quần chúng nghèo khổ sẽ xuống đường hưởng ứng mà không cần một lãnh tụ nào từ trên trời rơi xuống mà từ chính chúng ta. Trong đấu tranh sẽ có những người nhiệt tình bản lĩnh đứng ra lãnh đạo cuộc cách mạng của giới trẻ, cách mạng dân chủ phát khởi tự quần chúng ở đáy tầng xã hội đến thành công.

 

    Bài học lịch sử của Việt Nam nói riêng và các nước chậm tiến nói chung, tiếng nói của giới trí thức, giới trẻ và lãnh đạo tinh thần các tôn giáo được nhân dân tôn trọng. Chính vì vậy mà hàng ngũ sinh viên học sinh luôn luôn là những người dũng cảm đứng lên tranh đấu, họ là đội quân tiên phong đốt lên ngọn lửa cách mạng, lãnh đạo tinh thần các tôn giáo từ Đại Lão HT Thích Quảng Độ đến Linh mục Nguyễn văn Lý, Mục sư Nguyễn Công Chính, Nguyễn Trung Tôn, nhân sĩ Lê Quang Liêm đều đã kêu gọi tất cả sẵn sàng xuống đường đấu tranh ôn hòa bất bạo động nhưng cương quyết bất họp tác với chính quyền như đình công, bãi thị, bãi trường, bãi khoá để nói lên quyết tâm của toàn dân Việt Nam. Lòng dân lòng quân muôn người như một, căm hận phẫn uất tột cùng. Bài học lịch sử lại tái diễn trong thời gian trước mắt, bất cứ lúc nào. Thật là điều may mắn cho đất nước nếu có những người cộng sản thức tỉnh, biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết thì có thể có một Góc Ba Chốp, một En- xin Việt Nam khi một số đảng viên CS thức tỉnh đứng về phiá nhân dân cùng với một số tướng Tá trong quân đội nhân dân đứng lên làm lịch sử. Nếu không, chắc chắn là đất nước Việt Nam sẽ sản sinh ra không phải chì một Quang Trung mà là cả một thế hệ Quang Trung thời đại, đó là tất cả anh chi em thanh niên sinh viên học sinh yêu nước cùng với đồng bào cả nước xuống đường làm lịch sử hôm nay …

 

     Vấn đề đặt ra là tại sao làn sóng cách mạng từ Bắc Phi Trung Đông chưa tới Việt Nam. Chế độ cộng sản với trên 3 triệu đảng viên chưa kể đối tượng Đoàn, đối tượng đảng và một bộ máy công anh dày đặc với chính sách khủng bố trấn áp từ bao lâu nay đã tạo ra một xã hội nghi kỵ, e dè, sợ sệt. Vợ chồng cha con e dè lẫn nhau, bạn bè nghi ngờ lẫn nhau, bà con khu xóm sợ sệt lẫn nhau nên lòng người hoang mang ly tán. Hầu như tất cả mọi người Việt Nam đều căm hờn uất hận chế độ bạo tàn bất nhân hại dân bán nước này nhưng chưa dám đứng lên tranh đấu. Tất cả  điều kiện ắt có  của bài toán cách mạng đã  hội đủ, chỉ  còn chờ  điều kiện đủ đó là yếu tố  khách quan tác động vào tình hình thời cuộc Việt Nam. Cuộc cách mạng Trống Đồng của dân tộc Việt hết sức cam go vì đất nước chúng ta đang bị cai trị bởi những tên Việt gian tinh ma quỷ quyệt, với một hệ  thống mạng lưới đảng viên,  công an dày đặc phá vỡ mọi mưu toan manh động. Thế  nên, khi nào giới trẻ Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm từ bài học Tunisie, Ai Cập tận dụng tối đa ưu thế của internet, thành lập những emailgroups, những Facebook để truyền bá tin tức, rỉ tai anh em trong quân đội đứng về phiá nhân dân, vận động quân chúng trẻ tập hợp sẵn sàng trên mạng để chờ thời cơ sẽ đến do những tác động khách quan như vật giá leo thang, đồng tiền mất giá, kinh tế khủng hoảng, thất nghiệp lan tràn, bắt bớ đánh đập dân oan, khủng bố trấn áp công nhân …Lúc đó, chỉ cần một hiệu lệnh được thông báo tất cả đồng loạt xuống đường khắp mọi nơi trên cả nước vào cùng một lúc để cùng đứng lên tranh đấu đòi hỏi những mục tiêu thiết thực của cuộc sống, buộc chính quyền phải giải quyết. Chúng ta kiên trì đấu tranh không lùi bước trước những đàn áp, những hứa hẹn nhượng bộ nhất thời để giành thắng lợi từng bước một, từ thắng lợi nhỏ dẫn đến thắng lợi hoàn toàn.

 

  Kính thưa toàn thể đồng bào,  

 

     Trước hiểm họa đất nước sắp trở thành một khu tự trị của Trung Cộng, tên đế quốc mới của thời đại!!! Nếu đồng bào trong nước, nhất là tầng lớp thanh niên sinh viên, các quân nhân yêu nước không dũng cảm đứng lên và đồng bào hải ngọai thờ ơ thì sự sống còn của dân tộc như sợi chỉ treo chuông. Đây là một hiểm họa không lường được ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc.  Việt Nam thân yêu của chúng ta sẽ trở thành một Tây Tạng thứ hai trong thế kỷ 21 này!!!??? (6)  Chúng ta sẽ trở lại thời “ngàn năm đô hộ giặc Tàu”? Lịch sử của ngàn năm Hán thuộc với những đau thương tủi nhục, những u uất căm hờn lại tái diễn trên đất Việt, không phải là “Bắt dân ta lên rừng tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai” nữa mà tinh vi hơn, thâm độc qủi quái hơn ngàn lần. Tổ quốc lâm nguy !!! Chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm của nguy cơ mất nước. Tất cả đồng bào Việt Nam chúng ta, trong và ngoài nước phải làm gì trước khi đã qúa muộn ???

 

     Đất nước chúng ta đang lâm vào một tình thế hết sức bi đát, dân tộc ta đang phải đương đầu với thù trong giặc ngoài nên cuộc cách mạng tại Việt Nam là một cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải lấy biểu tượng TRỐNG ĐỒNG của nền văn minh Việt, giương cao ngọn cờ đại nghĩa dân tộc với hào khí Diên Hồng và Tây Sơn Thời Đại để hoàn thành sứ mạng cấp thiết của lịch sử là Cứu Dân Cứu nước. Tất cả đồng bào Việt Nam chúng ta, muôn người như một sẵn sàng đứng lên đòi hỏi quyền được no cơm ấm áo, quyền được có công ăn việc làm bảo đảm tương lai cho con cháu chúng ta, đòi hỏi quyền tự do cơ bản nhất: Tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, giành lại quyền làm chủ của nhân dân để chúng ta được sống xứng đáng là một người công dân trong một đất nước Việt Nam thực sự độc lập, thực sự tự do, thực sự hạnh phúc.

 

     Năm 2011 đã qua với những biến động làm thay đổi nhận thức của tất cả đồng bào Việt Nam trong đó có cả hàng ngũ đảng viên Cộng sản. Trước nguy cơ mất nước, phản  ứng của giới trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên sinh viên đồng loạt xuống đường biểu tình gọi là chống Trung Quốc nhưng thực tế cũng là chống lại những tên “Thái thú xác Việt hồn Tầu” đã cúi đầu “Dâng đất nhường biển” cho Trung Cộng. Sự kiện Hoa Kỳ cam kết bảo vệ an ninh hàng hải, chống lại khuynh hướng bá quyền độc chiếm biển Đông Nam Á của đế quốc mới Trung Cộng đã dẫn tới đấu tranh quyết liệt trong hàng ngũ lãnh đạo đòi bảo vệ chủ quyền Việt Nam sau khi bị TQ chèn ép quá đáng. Cuộc đấu tranh nội bộ quyết liệt có khả năng dẫn tới những chuyển biến ngoạn mục bất ngờ. Gần cuối năm, hiện tượng Đoàn văn Vươn nổ súng chống lại bạo quyền như một phản ứng bắt buộc phải xảy ra khi người nông dân bị tước đoạt đất đai để trở thành bần cùng không đất dung thân.

 

    Chế độ Cộng sản Việt Nam đang đứng trước một thời điểm quyết định sự mất còn sau 81 năm kể từ ngày thành lập đảng như TBT đảng Nguyễn Phú Trọng đã thú nhận trong hội nghị TU đảng vừa qua. Hai vấn đề sinh tử được xem là tử huyệt của đảng VGCS, đó là lòng yêu nước của nhân dân Việt nam trước hành động bán nước của tập đoàn tay sai Tầu Cộng trong bộ chính trị, hai là tập đoàn tham quan lợi dụng quyền hành nhân danh quyền sở hữu đất đai của nhà nước, đã cướp đoạt đất đai mà nhân dân đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt kể cả xương máu để tạo dựng. Hiện tượng hàng trăm ngàn dân oan mất đất của cha ông bao đời để lại nay bỗng dưng trở thành của nhà nước cho quyền tạm thời sử dụng và có thể bị lấy lại, trở thành trắng tay không chốn dung thân bất cứ lúc nào…  Đầu năm Nhâm Thìn 2012, đảng CSVN sẽ phải tự quyết định “ Đổi  mới hay là chết” và nhân dân cả nước cũng đang âm thầm chờ đợi một yếu tố khách quan tác động để “Cùng đứng lên lật đổ bạo quyền bán nước hay là chết”. Một khi ngọn lửa cách mạng TRỐNG ĐỒNG đã bùng lên thì muôn người như một sẽ đồng loạt xuống đường tạo thành một đợt sóng thần cuốn trôi tất cả những xấu xa tệ hại, những rác rưởi tàn dư của chế độ CS xuống biển Đông trong một sớm một chiều.

 

Hỡi những người con ưu tú của Tổ Quốc Việt Nam, các bạn còn chờ gì nữa?

Hãy đứng lên cùng với toàn dân chuyển đổi lịch sử.

Nhân dân Việt Nam đang quằn quại rên xiết…

Tổ quốc Việt Nam đang lâm nguy … Sơn hà đang nguy biến …

Không còn khốn khó thương đau nào hơn thống khổ hôm nay!!!

Không còn nhục nhã hờn căm nào bằng ô nhục căm hờn hôm nay khi nhìn giặc Tàu – Cộng ngang nhiên chiếm đoạt đất đai, biển đảo của chúng ta!!!

Chúng ta không còn gì nữa để mất …

Chúng ta không thể để thế hệ con cháu chúng ta phải hy sinh mất mát thương đau như chúng ta bây giờ…

 

     Đã đến lúc thanh niên, sinh viên, học sinh tương lai của đất nước, chúng ta phải nhất loạt xuống đường biểu tình ôn hòa nhưng cương quyết, chúng ta đồng loạt bãi trường, không hợp tác với chính quyền để dấu tranh giành lại quyền làm chủ của nhân dân.

 

     Đã đến lúc chúng ta, toàn dân Việt Nam muôn người như một phải đứng lên tranh đấu giành lại những gì đã mất trước, dẹp bỏ kẻ nội thù Việt gian bán nước để cùng với đồng bào Hải ngoại chống giặc ngoại xâm Tàu Cộng. Lịch sử đã chứng minh, một khi dẹp bỏ nội thù thì toàn dân Việt quyết tâm một lòng đánh cho quân Tàu Hán xâm lược tan tành không còn manh giáp.

 

     Đã đến lúc, toàn thể anh em quân đội và cả những người đang phục vụ trong đội ngũ công an CS, Hãy sớm thức tỉnh để nhận rõ bộ mặt thật hại dân bán nước của tập đoàn Việt gian lãnh đạo, đừng nghe theo lệnh của bọn Thái Thú xác Việt hồn Tàu đàn áp nhân dân mà hãy quay mũi súng vào tập đoàn lãnh đạo Cộng sản đang ăn trên ngồi chốc, đang ăn chơi trác táng trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Các anh hãy theo gương quân đội công an Liên Sô, quân đội công an Đông Âu, quân đội công An Tunisie và Ai Cập để đứng về phía nhân dân trước khi đã quá muộn…

 

QUYẾT VÙNG  LÊN, ĐÁP LỜI SÔNGNÚI

ĐỨNG VÙNG LÊN, HỠI ĐỒNG BÀO ƠI !

         

Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam đang chờ đợi chúng ta…

Giành lại chính quyền về tay nhân dân

Dân chủ tự do là xu thế tất yếu của thời đại.

 

Hồn thiêng sông núi sẽ phù trợ chúng ta.

 

Đại nghĩa tất thắng hung tàn, Chí nhân phải thay cường bạo

 

Cuộc đấu tranh chính nghĩa của toàn dân chắc chắn sẽ thành công trong mùa Xuân Nhâm Thìn này…

 

Việt Nam Muôn năm !!!

 

         

      PHẠM TRẦN ANH

 

 

(1) Bốn thời kỳ vong quốc:

–       Vong Quốc lần thứ nhất kéo dài 150 năm từ khi triều Hán đem quân xâm chiếm Nam Việt năm 111 TDL(trước Dương Lịch) đến cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng mùa xuân năm 39.

–       Vong quốc lần thứ 2 kéo dài 501 năm, từ cuộc thất bại của 2 bà Trưng năm 43 tới cuộc nổi dậy của Lý Bôn năm 544 lập nước Vạn Xuân mà lịch sử Việt chép là nhà tiền Lý (544-602).

–       Vong quốc lần thứ 3 kéo dài 337 năm, từ năm 602 cuối thời tiền Lý tới khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938.

–       Vong quốc lần thứ 4 kéo dài 20 năm từ cuối đời nhà Hồ năm 1407 tới cuộc khởi nghĩa thành công của Lê Lợi năm 1427. 

(2). Ngoài ra phải kể các cuộc khởi nghĩa mở ra một mùa xuân dân tộc gồm:

 

1. Tháng 3 năm 101, nhân dân Tượng Lâm lại nhất tề nổi dậy đánh chiếm quận sở, giết toàn bộ quân Hán. Quân dân Tượng Lâm đã giành lại độc lập, tự chủ được 7 năm.

 

2. Năm 136, nhân dân Tượng Lâm nổi lên tiêu diệt quân Hán, năm sau cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp quận Nhật Nam. Sử Tàu “ Hậu Hán thứ” chép: “Man di ngoài cõi Tương Lâm, quận Nhật Nam là bọn Khu Liên, vài nghìn người đánh huyện Tượng Lâm, đốt phủ thành,, giết Trưởng lại”. Nhân dân Nhật Nam nổi lên đánh chiếm rồi đốt cháy phủ thành, tiêu diệt phần lớn quân Hán đồn trú tại đây. Một số tháo chạy về Giao Chỉ cầu cứu.

 

3. Năm 157, nhân dân Cửu Chân nổi dậy đánh chiếm quận huyện, giết chết tên Thái thú Nghê Thức.  Anh hùng Chu Đạt lãnh đạo nhân dân đánh chiếm Quận trị và tiêu diệt toàn bộ quân Hán trú đóng tại Nhật Nam.

4.  Năm 163, nhân dân Nam Việt nổi lên chiếm Quế Dương, Thương Ngô. Tên Thứ sử Hầu Phụ và Thái thú Cam Định bỏ cả ấn tín hổ phù bằng đồng để chạy thoát thân. Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Hoa nam thuộc lãnh thổ nam Việt xưa. Tháng 12 năm 163, nhân dân Nam Hải đánh chiếm thành trì quân Hán, mở rộng lãnh thổ tự trị đến vùng biên giới giáp ranh với  Hán.

 

5. Tháng giêng năm 170, nhân dân Hợp Phố, Giao Chỉ, Uất Lâm (Quảng Tây), Ô Hử đồng loạt nổi lên tiêu diệt quân Hán, đánh chiếm quận huyện. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ khắp lãnh thổ Văn Lang xưa.

 

6. Tháng 1 năm 178, anh hùng dân tộc Lương Long cùng Thái Thú Nam Hải lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân các quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Nhân dân các quận đồng loạt nổi lên đánh chiếm các quận huyện, quân Hán tháo chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi oanh liệt, đất nước độc lập tự chủ hơn 11 năm.

 

7. Tháng 6 năm 184, binh lính đồn trú ở Giao Chỉ lại nổi dậy bắt Thứ sử Chu Ngung. Thái thú Hợp Phố là Lai Đại xưng là Trụ Thiên Tướng quân tiếp tục lãnh đạo nhân dân nổi lên bắt sống tên Thứ sử. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này xưng là Trụ Thiên Tướng quân dể phục hồi thời đại Hùng Vương.

 

8. Năm 186, nhân dân Tượng Lâm lại nổi lên giết chết Thứ sử Chu Phù. Hán triều cử Trương Tân sang làm thứ sử Giao Chỉ nhưng Tân cũng bị giết chết. Thái thú Sĩ Nhiếp nhân cơ hội trung nguyên rối loạn cho em là Sĩ Vĩ làm Thái thú Cửu Chân, Sĩ Vũ làm Thái thú Nam Hải, ba anh em họ Sĩ cát cứ như một triều đình ở Giao Chỉ. Sĩ Nhiếp khôn ngoan nên thương lượng giao trả quyền tự chủ cho nhân dân, để các Lạc Hầu Lạc Tướng tự điều hành công việc của mỗi địa hương. Thời kỳ này được xem là thời kỳ tự chủ của nhân dân ta (18

9. Tình hình Trung Quốc rối loạn tạo điều kiện cho người anh hùng dân tộc Khu Liên thành lập vương quốc Lâm Ấp. Trên thực tế, vương Quốc Lâm Ấp có thể đã thành hình từ năm 138, khi nhân dân Tượng Lâm nổi lên đánh chiếm quận huyện. Thế nhưng Hán sử (sử Tàu) chép là quốc gia Lâm Ấp sau này là Chiêm Thành Chămpa chỉ mới thành lập vào cuối thế kỷ thứ II 190-192 mà thôi.

 

10. Năm 248, Triệu thị Trinh, người thiếu nữ vừa tròn 20 tuổi đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt đứng lên lãnh đạo phong trào khởi nghĩa của nhân dân quận Cửu Chân. Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp nhiều doanh trại, thành lũy của giặc bị tiêu diệt. Các tên huân sang cứu viện.

 

11. Năm 380, Phạm Phật mất, Phạm Hồ Đạt lên nối ngôi. Tiếp nối truyền thống của ông cha quyết thu hồi lãnh thổ xưa cũ, năm 399 Phạm Hồ Đạt đem đại quân tiến đánh Nhật Nam bắt sống Thái thú Cảnh Nguyên rồi tiến đánh Cửu Chân bắt sống Thái thú Tào Bình. Thừa thắng, quân Lâm Ấp tiến ra vây hãm thành Long Biên. Tấn triều lo sợ gửi quân tiếp viện nên Thái thú Giao Chỉ mới đẩy lui được quân Lâm Ấp. Năm 407, nhân thời cơ Lư Tuấn nổi lên đánh chiếm Quảng Châu, Phạm Hồ Đạt lại đem quân tiến đánh Nhật Nam, Cửu Đức. Giao Châu lâm vào tình thế nguy ngập không thể liên lạc với tấn triều được nữa…

 

12. Năm 411, các Hào trưởng Việt ở Giao Châu gồm Lý Tử Tốn, Lý Địch, Lý Thoát lãnh đạo nhân dân Giao Chỉ và Cửu Chân phối hợp với các Thủ lĩnh Lư Tuần, Từ Đạo Kính ở Triết Giang (nước U Việt cũ của Việt Vương Câu Tiễn) cùng tiến đánh Hợp Phố, vây hãm thành Long Biên.

 

13. LÝ TRƯỜNG NHÂN GIÀNH  LẠI TỰ CHỦ (468-485)

 

 Cuối đời Tống, tình hình Trung Quốc rối loạn. Năm 468, Thứ sử Giao Châu là Trương Mục bị bệnh chết, Hào trưởng địa phương Lý Trường Nhân lãnh đạo nhân dân nổi lên diệt hết quan quân đô hộ và cả đám dân Hán đi theo quân xâm lược để vơ vét bóc lột nhân dân ta. Tính từ khi Lý Trường Nhân lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành lại độc lập cho đến khi Lý Thúc Hiến bị bắt, tính ra nước ta tự chủ được 17 năm. Đây là bước ngoặt chuyển biến của lịch sử chứng tỏ ý thức độc lập tự chủ của toàn thể nhân dân Giao Châu đã chín muồi, để chuẩn bị cho công cuộc giành độc lập của Lý Nam Đế hơn nửa thế kỷ sau.

 

15. NHÂN DÂN NAM VIỆT NỔI DẬY : Cuối đời Tùy, triều đình không kiểm soát được các địa phương. Nhân cơ hội tình hình Trung Quốc rối loạn, Lâm Sĩ Hoàng chiếm toàn bộ đất đai Bách Việt cũ rồi xưng là Sở Vương.  Họ Lâm hùng cứ cả một vùng rộng lớn từ Cửu Long đến tận Châu Giang Quảng Đông. Trong khi đó, Phùng Áng chiếm đất Thương Ngô, Phiên Ngung, Cao Lương, Châu Nhai thuộc Quản Đông gồm cả đảo Hải Nam. Để tạo thêm sức mạnh của Bách Việt, Phùng Áng đem quân về theo Sở Lâm Vương. Sau khi chiếm được Kiền Châu, Sở Lâm Vương lên ngôi Hoàng đế. Năm 617, Lý Uyên khởi binh lật đổ triều Tùy thành lập triều đại Đường nhưng Ninh Trường Chân vẫn giữ Châu Liêm, Thái thú Cửu Chân là Lê Ngọc cũng không chịu thần phục triều Đường. Năm 822, triều Đường đem quân đánh tan Tiêu Tiễn nên thế lực càng ngày càng thêm mạnh. Trước thế mạnh của quân Đường, Ninh Trường Chân, Lê Ngọc và Phùng Áng liệu chống cự không nổi nên phải đem đất Nam Việt, Cửu Chân và Nhật Nam về hàng phục Đường triều.

 

16. MAI HẮC ĐẾ (722-725): Năm 722, Mai Thúc Loan là một nông dân nghèo ở Hà Tĩnh bị bắt đi làm phu gánh trái vải nộp cho giặc Đường đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa. Vua Lâm Ấp và Phù Nam đã đem 20 vạn quân cùng với 20 vạn dân quân khởi nghĩa đánh bại 20 vạn quân Đường trú đóng trên nước ta. Trong niềm vui chiến thắng, nhân dân đã suy tôn Mai Thúc Loan lên ngôi Hoàng Đế. Mai Thúc Loan có nước da ngăm ngăm đen nên nhân dân gọi ông một cách thân thương là Mai Hắc Đế. Mai Hắc Đế chọn thành Vạn An bên bờ song Lam làm nơi đóng đô. Chính Hán sử cũng phải thừa nhận là Mai Thúc Loan đã liên kết dân chúng cả 32 châu nổi lên đánh bại quân Đường. Cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế đã vang dội trong cộng đồng Bách Việt. Theo “ Đường thư” thì nhiều Tù trưởng người Lý Lão (Việt) ở Quí Châu, Quảng Tây, Quảng Đông đã nổi lên đánh chiếm 40 thành giặc. Dương Tư Húc lại phải đem quân đi đánh dẹp, quân giặc giết hơn 6 vạn người Việt yêu nước khắp nơi trên lãnh thổ Văn Lang xưa.

 

17. BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG (784-791): Năm 784 Phùng Hưng một hào trưởng uy tín lẫy lừng oở Đường Lâm đứng lên phất cờ khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa chiếm cứ Đường Lâm rồi tỏa ra đánh chiếm cả Phong Châu, quân Đường phải lui về cố thủ thành Tống Bình. Phùng Hưng và em là Phùng Hải cùng Tù trưởng Đỗ Anh Hàn kéo quân về bao vây phủ Tống Bình.Tên Kinh Lược sứ An Nam Đô hộ phủ hết đường tháo chạy, lo âu sợ sệt rồi sinh bệnh mà chết. Quân khởi nghĩa muôn người như một tràn lên đánh chiếm thành Tống Bình, bọn giặc thây phơi chồng chất lên nhau. Bọn giặc không kịp tháo chạy về nước, vất khí giới quì lạy xin hàng, quân ta lấy lượng từ bi tha cho bọn chúng. Quân ta chiếm được thành trong nỗi hân hoan nô nức của toàn dân. Toàn dân Việt  đã giành lại độc lập tự chủ sau đêm dài nô lệ. Phùng Hưng an ủi phủ dụ dân chúng, giảm thuế khóa sưu dịch và bắt tay ngay vào việc phòng thủ, tổ chức ngay việc điều hành đất nước. Phùng Hưng ở ngôi vua được 7 năm thì qua đời. Nhân dân cả nước suy tôn ông là Đại thủ lĩnh, một vị vua nhân đức như cha mẹ là “ Bố Cái Đại Vương”(*).

 

18. THỦ LĨNH VƯƠNG QÚI NGUYÊN NỔI DẬY  (803-806): Năm 803, Vương Quí Nguyên một thủ lĩnh quân sự người Việt đã đứng lên kêu gọi binh lính Việt đánh chiếm phủ thành, giết hết quân Đường. làm cuộc binh biến nổi lên đánh phá, Quan Đô hộ Bùi Thái cùng đoàn hộ tống tháo chạy về Trung Quốc. Nước ta tự chủ được 3 năm.

 

19. DƯƠNG THANH KHỞI NGHĨA: Năm 819, đồng bào Tày Nùng và Choang nổi lên chiếm cứ Việt Giang, Quảng Tây. Vua Đường hạ chiếu cử Dương Thanh đi đánh dẹp. Chờ đợi đã lâu, nay cơ hội ngàn vàng đến bất ngờ nắm 3 ngàn quân trong tay, Dương Thanh quay lại đánh chiếm phủ thành Tống Bình, giết chết Lý Tượng Cổ và hơn một ngàn bộ hạ thân thuộc của y.

20. ĐỒNG BÀO MƯỜNG KHỞI NGHĨA 838, 841, 858, 863: Cuối thế kỷ thứ VIII, tình hình Trung Quốc rối loạn. Sử sách cho biết liên tiếp các những năm 838, 841, 858 và 863 dân chúng cùng binh lính yêu nước dưới sự lãnh đạo của các Hào trưởng đã nhiều lần khởi nghĩa đánh đuổi quan quân đô hộ phải tháo chạy về nước. Cuối đời Đường, Lý Trác làm An Nam Đô hộ sứ tha hồ bóc lột, vơ vét tài sản của dân ta bằng nhiều sắc thuế. Sử chép rằng 1 con trâu hoặc ngựa ở vùng sơn cước, quan Tầu đô hộ ép bán chỉ trả có 1 đấu muối. Bị Tù trưởng Đỗ Tồn Thành phản đối, y bắt giết luôn để thị uy. Tháng giêng năm 863, đồng bào Mường cùng với quân Nam Chiếu vào đánh chiếm phủ thành. Tên Đô Hộ sứ Thái Tập hết đường trốn chạy phải tự vẫn. Tướng Mường Dương Tư Tấn tiêu diệt cả 15 vạn quân Đường. Sách Việt sử lược chép lại như sau : “ Lúc bấy giờ đất đai của Giao Châu đã lọt vào tay quân Nam Chiếu hết cả …”. Vua Nam Chiếu là Mông Thế Long cử Đoàn Tư Thiên làm Tiết Độ sứ Giao Châu. Đây là cuộc khởi của đồng bào Mường với sự yểm trợ của Nam Chiếu, 1 chi tộc Việt thế mà sử sách Việt Nam từ trước đến giờ vì thiếu tài liệu nghiên cứu nên cứ ghi là “Quân Nam Chiếu sang cướp phá Nước Ta”.

 

21. KHÚC THỪA DỤ DỰNG NỀN TỰ CHỦ (905-930): Năm 905, Khúc Thừa Dụ, Hào trưởng ở đất Hồng Châu tỉnh Hải Dương đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa lật đổ chính quyền đô hộ của triều Đường. Khúc Thứa Dụ dung chính sách ngoại giao mềm mỏng nên không lên ngôi vua mà chỉ xưng là Tiết Độ sứ và xin vua Đường sắc phong trên hình thức để tránh việc triều Đường đem quân sang cứu viện. Triều Đường đang phải lo giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng nên buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ sứ. Trên danh nghĩa là một viên Tiết Độ Sứ của triều Đường nhưng trên thực tế, Khúc Thừa Dụ điều hành Giao Châu như một chính quyền độc lập tự chủ hoàn toàn. Khúc Hạo kế nghiệp cha cũng xưng là Tiết Độ Sứ. Khúc Hạo chủ trương chính sách “Khoan thư sức dân: tha bỏ lực dịch, sửa sang việc thuế khóa sưu dịch, quân bình thuế khóa để xóa bỏ bất công áp bức trong chế độ tô thuế”. Khúc Hạo bãi bỏ bộ máy chính quyền đô hộ áp bức người dân để thiết lập một chính quyền quản lý đất nước độc lập tự chủ nhưng chưa chính thức xưng vương nên lịch sử Việt mới chép Ngô Quyền mở đầu kỷ nguyên độc lập của dân tộc Việt.

 

22.  Năm 907, Chu Ôn cướp ngôi Đường lập ra triều Hậu Lương. Họ Lưu chiếm giữ Quảng Châu  thế lực rất mạnh nên Hậu Lương phải phong cho Lưu Ẩn làm Tiết Độ Sứ Quảng Châu kiêm Tĩnh Hải quân Tiết Độ sứ An Nam Đô hộ phủ. Khi Lưu Ẩn chết, Lưu Cung lên thay tiếp nối ý chí phục hồi Việt tộc nên chính thức xưng đế, đặt tên nước là Đại Việt nhằm thống nhất các chi tộc Việt. Về sau, Lưu Cung lại đổi tên nước là Nam Hán nghĩa là ở phía Nam sông Hán. Vì vậy, Đại Việt Sử ký Toàn thư của sử gia Ngô Sĩ Liên mới gọi thời kỳ này là thời Nam Bắc triều “Nam Bắc phân tranh”. Lưu Ẩn giữ Phiên Ngung Quảng Châu và Khúc Hạo giữ Giao Châu. Thời kỳ này, lãnh thổ Nam Việt xưa hoàn toàn tự chủ không thống thuộc triều Lương bên Trung Quốc.

 

Năm 930, sau khi biết rõ Khúc Thừa Mỹ đã thần phục triều Lương, Lưu Cung sai Lý Khắc Chính đem quân xuống bắt Khúc Thừa Mỹ giải về Quảng Châu. Triều Nam Hán cử Lý Tiến làm Tiết Độ sứ Giao Châu. Nhân dân châu Giao dưới sự lãnh đạo của Dương đình Nghệ, một bộ tướng trung thành của Họ Khúc đứng lên đánh đuổi quân Nam Hán Lý Tiến và Lý Khắc Chính bỏ chạy về Quảng Châu. Nam Hán cử Trần Bảo đem quân sang cứu viện bị Dương Đình Nghệ chặn đánh tan tành. Trần Bảo tử trận, quân Nam Hán tháo chạy về nước. Quân dân Giao Châu suy tôn Dương Đình Nghệ lên làm Tiết Độ sứ để tiếp nối sự nghiệp độc lập tự chủ của Tiên chúa Khúc Thứa Dụ. Dương Đình Nghệ ủy lạo phủ dụ dân chúng, phong thưởng công thần. Đinh Công Trứ được cử làm Thứ sử châu Hoan, Ngô Mân làm Thứ sử châu Đường Lâm. Sử chép Dương Đình Nghệ cai quản đất nước được 6 năm thì bị phản tướng là Kiều Công Tiễn ám hại đoạt chức Tiết Độ sứ.

 

3. DANH TƯỚNG LÝ THƯỜNG KIỆT: Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt là người văn võ song toàn, đa mưu túc trí đã góp phần to lớn làm cho dân tộc Việt vẻ vang. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt, Đại danh tướng Lý Thường Kiệt đã đem quân chinh phạt “Thiên triều” Tống để con cháu ngàn đời sau hãnh diện tự hào là con cháu Lý Thường Kiệt, dòng giống Rồng Tiên nên mãi đến ngày nay, dân gian Việt vẫn ngạo nghễ ví von rằng : “ Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng …”. Danh Tướng họ Lý tài trí xuất chúng đã viết “PHẠT TỐNG LỘ BỐ VĂN”, một áng văn bất hủ có một không hai được xem như “Thiên cổ hùng văn” trong văn học sử nước nhà. Để rửa mối nhục ngàn năm, năm 1075 Tống triều cử danh tướng bách chiến bách thắng Quách Qùi đã đánh thắng cả Liêu lẫn Hạ sang đánh nước ta. Quách Quì cho đội quân xung kích thiện chiến gồm trên 2 ngàn kỵ binh xung kích bắc cầu phao vượt sông Như Nguyệt đánh quân ta. Quân ta tuy đẩy lùi được nhiều đợt tấn công vũ bão của giặc nhưng cũng bị thiệt hại nhiều. Để khích lệ quân sĩ, Lý Thường Kiệt đã cho người giữa đêm vào đền thờ Trương Hát, Trương Hống là những tướng tài thời Triệu Việt Vương đánh đuổi quân Lương để đọc bài thơ “Thần” khiến tinh thần quân sĩ dâng lên cao độ. Quân sĩ truyền miệng nhau bài thơ “Thần” do Thần nhân phù trợ nên dốc lòng quyết chiến quyết thắng. Bài thơ “Thần” này, ngày nay được xem như Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc chúng ta:

 

Nam Quốc Son hà Nam Đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư …?

 

Sông núi trời Nam của nước Nam

Sách trời định rõ tự muôn ngàn

Cuồng ngông giặc dữ vào xâm lấn

Chuốc lấy bại vong lấy nhục tàn …!

 

Đại danh tướng Lý Thường Kiệt không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là một nhà Đạo học Việt Nam. Bia chùa Linh Xứng còn khắc ghi áng văn bất hủ chan chứa vẻ nhân văn, thấm đậm truyền thống nhân đạo Việt Nam:“Cái mà kẻ trí người nhân ưa thích là núi là sông. Cái mà thế đạo gây mầm là danh là đạo. Nếu mở núi đắp sông làm cho đạo và danh rạng rỡ, há không đáng quí lắm ru?”. Danh tướng họ Lý mất năm 1105, hưởng thọ 86 tuổi. Vua Lý Nhân Tông tuyên phong “Việt Quốc công, Thái Úy Bình chương Quân quốc Trọng sự”.

CHÚC MỪNG TOÀN THỂ ĐỒNG BÀO VIỆT NAM

      

CHÚC MỪNG

TOÀN THỂ ÐỒNG BÀO VIỆT NAM

CHÀO ÐÓN

MÙA XUÂN DÂN TỘC NHÂM THÌN 2012

 

“Ðại nghĩa Tất thắng hung tàn

Chí nhân phải thay cường bạo”

 

HỘI NHÂN SĨ DIÊN HỒNG THỜI ÐẠI

 

Bô Lão Võ Toàn

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm

Nhà Biên khảo Lịch sử Phạm Trần Anh

 

  

 

 

 

KÍNH CHÚC QUÝ VỊ MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG

 

“ÐẠI NGHĨA TẤT THẮNG HUNG TÀN

CHÍ NHÂN PHẢI THAY CƯỜNG BẠO”

 

HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM

 

PHẠM TRẦN ANH

 

  

CHÚC MỪNG

TOÀN THỂ ÐỒNG BÀO VIỆT NAM

CHÀO ÐÓN

MÙA XUÂN DÂN TỘC NHÂM THÌN 2012

  

“ÐẠI NGHĨA TẤT THẮNG HUNG TÀN 

CHÍ NHÂN PHẢI THAY CƯỜNG BẠO”

  

MẶT TRẬN DÂN TỘC CỨU QUỐC 

TM HỘI ÐỒNG CHẤP HÀNH

 

PHẠM TRẦN ANH

 

 

 

 Phamtrananh.net

Vietnamngaymai.net

Vietnamtomorrow.wordpress.com

 

 

           

  Cuï Ñoà   Doanh  Doanh 

THIỆP XUÂNCÂU ĐỐI TẾT

 

 

 

 

 

 

 

Kính chúc quý vị một năm mới nhiều may mắn.

    

CHÚNG TÔI MUỐN NÓI

Đất nước chúng ta đang lâm vào một tình thế hết sức bi đát, dân tộc ta đang phải đương đầu với thù trong giặc ngoài nên cuộc cách mạng tại Việt Nam là một cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải lấy biểu tượng TRỐNG ĐỒNG của nền văn minh Việt, giương cao ngọn cờ đại nghĩa dân tộc với hào khí Diên Hồng và Tây Sơn Thời Đại để hoàn thành sứ mạng cấp thiết của lịch sử là Cứu Dân Cứu nước. Tất cả đồng bào Việt Nam chúng ta, muôn người như một sẵn sàng đứng lên đòi hỏi quyền được no cơm ấm áo, quyền được có công ăn việc làm bảo đảm tương lai cho con cháu chúng ta, đòi hỏi quyền tự do cơ bản nhất: Tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, giành lại quyền làm chủ của nhân dân để chúng ta được sống xứng đáng là một người công dân trong một đất nước Việt Nam thực sự độc lập, thực sự tự do, thực sự hạnh phúc.

 

     Năm 2011 đã qua với những biến động làm thay đổi nhận thức của tất cả đồng bào Việt Nam trong đó có cả hàng ngũ đảng viên Cộng sản. Trước nguy cơ mất nước, phản  ứng của giới trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên sinh viên đồng loạt xuống đường biểu tình gọi là chống Trung Quốc nhưng thực tế cũng là chống lại những tên “Thái thú xác Việt hồn Tầu” đã cúi đầu “Dâng đất nhường biển” cho Trung Cộng. Sự kiện Hoa Kỳ cam kết bảo vệ an ninh hàng hải, chống lại khuynh hướng bá quyền độc chiếm biển Đông Nam Á của đế quốc mới Trung Cộng đã dẫn tới đấu tranh quyết liệt trong hàng ngũ lãnh đạo đòi bảo vệ chủ quyền Việt Nam sau khi bị TQ chèn ép quá đáng. Cuộc đấu tranh nội bộ quyết liệt có khả năng dẫn tới những chuyển biến ngoạn mục bất ngờ. Gần cuối năm, hiện tượng Đoàn văn Vươn nổ súng chống lại bạo quyền như một phản ứng bắt buộc phải xảy ra khi người nông dân bị tước đoạt đất đai để trở thành bần cùng không đất dung thân.

 

    Chế độ Cộng sản Việt Nam đang đứng trước một thời điểm quyết định sự mất còn sau 81 năm kể từ ngày thành lập đảng như TBT đảng Nguyễn Phú Trọng đã thú nhận trong hội nghị TU đảng vừa qua. Hai vấn đề sinh tử được xem là tử huyệt của đảng VGCS, đó là lòng yêu nước của nhân dân Việt nam trước hành động bán nước của tập đoàn tay sai Tầu Cộng trong bộ chính trị, hai là tập đoàn tham quan lợi dụng quyền hành nhân danh quyền sở hữu đất đai của nhà nước, đã cướp đoạt đất đai mà nhân dân đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt kể cả xương máu để tạo dựng. Hiện tượng hàng trăm ngàn dân oan mất đất của cha ông bao đời để lại nay bỗng dưng trở thành của nhà nước cho quyền tạm thời sử dụng và có thể bị lấy lại, trở thành trắng tay không chốn dung thân bất cứ lúc nào…  Đầu năm Nhâm Thìn 2012, đảng CSVN sẽ phải tự quyết định “ Đổi  mới hay là chết” và nhân dân cả nước cũng đang âm thầm chờ đợi một yếu tố khách quan tác động để “Cùng đứng lên lật đổ bạo quyền bán nước hay là chết”. Một khi ngọn lửa cách mạng TRỐNG ĐỒNG đã bùng lên thì muôn người như một sẽ đồng loạt xuống đường tạo thành một đợt sóng thần cuốn trôi tất cả những xấu xa tệ hại, những rác rưởi tàn dư của chế độ CS xuống biển Đông trong một sớm một chiều.

 

Hỡi những người con ưu tú của Tổ Quốc Việt Nam, các bạn còn chờ gì nữa?

Hãy đứng lên cùng với toàn dân chuyển đổi lịch sử.

Nhân dân Việt Nam đang quằn quại rên xiết…

           Tổ quốc Việt Nam đang lâm nguy … Sơn hà đang nguy biến …

            Không còn khốn khó thương đau nào hơn thống khổ hôm nay!!!

Không còn nhục nhã hờn căm nào bằng ô nhục căm hờn hôm nay khi nhìn giặc Tàu – Cộng ngang nhiên chiếm đoạt đất đai, biển đảo của chúng ta!!!

Chúng ta không còn gì nữa để mất …

Chúng ta không thể để thế hệ con cháu chúng ta phải hy sinh mất mát thương đau như chúng ta bây giờ…

 

     Đã đến lúc thanh niên, sinh viên, học sinh tương lai của đất nước, chúng ta phải nhất loạt xuống đường biểu tình ôn hòa nhưng cương quyết, chúng ta đồng loạt bãi trường, không hợp tác với chính quyền để dấu tranh giành lại quyền làm chủ của nhân dân.

 

     Đã đến lúc chúng ta, toàn dân Việt Nam muôn người như một phải đứng lên tranh đấu giành lại những gì đã mất trước, dẹp bỏ kẻ nội thù Việt gian bán nước để cùng với đồng bào Hải ngoại chống giặc ngoại xâm Tàu Cộng. Lịch sử đã chứng minh, một khi dẹp bỏ nội thù thì toàn dân Việt quyết tâm một lòng đánh cho quân Tàu Hán xâm lược tan tành không còn manh giáp.

 

     Đã đến lúc, toàn thể anh em quân đội và cả những người đang phục vụ trong đội ngũ công an CS, Hãy sớm thức tỉnh để nhận rõ bộ mặt thật hại dân bán nước của tập đoàn Việt gian lãnh đạo, đừng nghe theo lệnh của bọn Thái Thú xác Việt hồn Tàu đàn áp nhân dân mà hãy quay mũi súng vào tập đoàn lãnh đạo Cộng sản đang ăn trên ngồi chốc, đang ăn chơi trác táng trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Các anh hãy theo gương quân đội công an Liên Sô, quân đội công an Đông Âu, quân đội công An Tunisie và Ai Cập để đứng về phía nhân dân trước khi đã quá muộn…

 

QUYẾT VÙNG  LÊN, ĐÁP LỜI SÔNGNÚI

ĐỨNG VÙNG LÊN, HỠI ĐỒNG BÀO ƠI !

       

Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam đang chờ đợi chúng ta…

Giành lại chính quyền về tay nhân dân

Dân chủ tự do là xu thế tất yếu của thời đại.

 

Hồn thiêng sông núi sẽ phù trợ chúng ta.

Đại nghĩa tất thắng hung tàn, Chí nhân phải thay cường bạo

Cuộc đấu tranh chính nghĩa của toàn dân chắc chắn sẽ thành công trong mùa Xuân Nhâm Thìn này…

Việt Nam Muôn năm !!!         

 PHẠM TRẦN ANH

 

TẠP GHI HUY PHƯƠNG

LY NƯỚC ĐÃ ĐẦY

 

“Ly nước đã đầy chờ giọt cuối

Rừng khô đợi ngọn lửa bùng lên!

 

Xin nhắc lại một vài chuyện cũ: Vào tháng 8-2010, hằng trăm người dân tại xã Tam Lãnh, Quảng Nam đã kéo nhau đến nhà máy vàng Bồng Miêu đập phá tài sản và cướp đi 5 tấn quặng vàng của nhà máy, trị giá hàng chục tỷ đồng vì một em bé vào bãi thải của nhà máy Bồng Miêu để  mót quặng, đã  bị công an bắt giữ và đánh bằng roi điện để lại nhiều vết thương trong người. Cuộc tấn công vào nhà máy, thoạt tiên là một cuộc trả thù khi con em của họ bị đánh đập, trở thành một vụ cướp phá cuồng nộ khi dân làng la hét, dùng gạch đá tấn công các cơ sở và cuối cùng cắt kẽm gai tràn vào khu vực chứa, cướp quặng vàng mang đi. Nổi loạn vì bị hà hiếp, bất công và đói khổ, nên người dân vừa đập phá cho hả lòng hả dạ, vừa bị sự nghèo đói thôi thúc trở thành cướp bóc.

 

Trưa ngày 25/7/2010 hàng chục nghìn người dân huyện Việt Yên – Bắc Giang đã đi theo đám tang, mang quan tài một thanh niên bị công an đánh chết, một số cơ phận của nạn nhân đã bị cắt bỏ, có kèn trống lên thành phố Bắc Giang biểu tình. Công an và người dân đã đối đầu nhau trên đường phố, xe công an đã bị dân chúng tấn công và đập phá. Lực lượng công an tỉnh đã huy động cảnh sát cơ động của thành phố và các huyện tiếp ứng, nổ lựu đạn cay, chặn đường tiến của đoàn biểu tình, bắt đi nhiều người dân.

 

Ngày 21 tháng 12-2010, lực lượng công an quận Kiến An (Hải Phòng) đã phải huy động cả loại xe bọc sắt mới giải cứu được 5 công an bị hằng trăm người dân bao vây vì bất bình vì cách đối xử của công an với người dân quá tàn bạo. Một đôi thanh niên nam nữ đi xe máy, người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm đã bị một tên sĩ quan công an địa phương đuổi theo, dùng chân đạp vào xe hai người này khiến cho họ bị ngã và bị trọng thương. Sau khi 5 tên công an  được giải cứu, những người dân sau đó còn tiếp tục kéo đến trụ sở Công an phường Quán Trữ bao vây phản đối, la ó dữ dội.

 

 Ngày 14 tháng 5-2011, hằng trăm người dân đang di chuyển trên đường Hồng Bàng, Saigon, chặn bắt một công an đã vô cớ chặn xe và đánh một người dân bị thương, gây nên cảnh kẹt xe trên đường khoảng một tiếng đồng hồ.

 

Lâu nay vẫn xảy ra những vụ người dân bị đánh chết tại trụ sở công an như trường hợp thanh niên Nguyễn Văn Nhương ở Bắc Giang, vụ ông Trịnh Xuân Tùng, ở Hà Nội, hay vụ anh Nguyễn Công Nhựt tử vong tại đồn công an Bình Dương… Chỉ mới ngày 21 tháng 7-2011 gần đây, tại Ba Vì, Hà nội, 3,000 dân địa phương đã tập họp, đắp mô, dùng người già, trẻ em làm chiến lũy sống quyết bám trụ, chặn đường 200 công an cơ động cùng 1 xe ủi dự định cướp đất của dân cho các doanh nghiệp. Cuộc đương đầu kéo dài suốt ngày. Công an Cộng Sản càng ngày càng để rõ mặt là kẻ thù của quần chúng đang bị bóc lột, để bảo vệ cho giới cầm quyền và tư bản đang xâu xé, tàn phá đất nước.

 

Hiện tượng dân chúng tụ tập, bao vây, chận đường công an, hay đập phá các cơ sở của chính quyền Cộng Sản, thậm chí còn tấn công cướp bóc tài sản của chính phủ, những năm gần đây không còn là một chuyện lạ ở Việt Nam nữa. Thái độ, ngang ngược hống hách của công an, một lực lượng tôi tớ bảo vệ chế độ, đứng đối lập với người dân trong nước càng ngày càng rõ nét. Công an là lực lượng tuyệt đối trung thành với những kẻ cầm quyền có thế lực, trên danh nghĩa là với đảng. Sau năm 1975, để trấn áp dân miền Nam, công an được tuyển mộ từ “đất thánh” Nghệ Tĩnh, về sau lực lượng công an càng ngày càng đông đảo, chọn lọc trong các thành phần trung kiên, ba đời mang ơn đảng. Để tăng cường sự hữu hiệu của lực lượng công an, trên tiêu chuẩn sắt máu, tàn bạo, chế độ này đã không từ nan việc tuyển chọn nhân viên công an từ phường du côn, tội phạm, lấy công chuộc tội, và trung thành là tiêu chuẩn nồng cốt. Theo Vũ Thư Hiên, trong “Đêm Giữa Ban Ngày” thì Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Công An quyền lực đầu tiên của Việt Công nguyên là dân móc túi, gật dọc, trộm cắp được Trường Chinh thu nạp.

 

“Công an nhân dân” là lực lượng bị người dân căm ghét nhất trong chế độ Cộng Sản. Ở đất Bắc ngày xưa, trai tráng cầm súng vào Nam, để làng xóm, vợ con nghèo đói lại cho bọn công an, thôn xã nhũng lạm, “ngồi mát ăn bát vàng”, nên giữa công an và bộ đội đã có những mâu thuẫn về quyền lợi, thù ghét xung khắc với nhau. Cứ nhìn cảnh những “công an khu vực” hằng ngày “ tác oai, tác quái” trong thành phố của chúng ta sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng sản, mới thấy thế nào là “nghiệp vụ chuyên môn” của chúng. Chúng lùng sục vào mọi nhà, đi từ cửa chính ra nhà sau mà chẳng hề xin phép ai, chúng nhòm ngó đến từng bữa ăn, từng hành động, chuyện đi đứng của từng người. Từ những ngày đói khổ cơm không có ăn ở những vùng đất Bắc xa xôi, vào Nam thời đó, chúng đã tậu nhà cửa, mua xe cộ, phương tiện sống giàu có hơn hẳn bà con lối xóm, nhờ vào mọi thủ đoạn từ cứng rắn như dọa nạt, đòi hối lộ, đến mềm mỏng, “con con, cháu cháu”, xin xỏ một bữa nhậu, hay vòi tiền sửa xe, cha mẹ ốm, về Bắc thăm nhà. Mỗi “công an khu vực” là mỗi ông Vua con!

 

Trong suốt những năm miền Nam dậy lên phong trào vượt biển, công an là những thành phần “béo bở’ nhất, từ chuyện mua bến bãi, đến các nhà tạm giam, trại “cải tạo” với những chuyện thả người, chuộc người, chạy án. Trẻ em thời “xã hội chủ nghĩa” trong bài luận văn cũng như trong những giấc mơ đều có hình ảnh của “chú công an”: nhà cửa khang trang, ăn nhậu dàn trời, ai cũng nể nang.

 

Xin đừng quên những chuyện mới: Những năm gần đây, với các cuộc đình công khắp nước, các cuộc biểu tình chống cướp đất đuổi nhà, chống bá quyền Trung Cộng, công an càng ngày càng trở nên hung hãn, mất nhân tính. Chúng dùng vũ lực khóa tay, đạp vào đầu, đánh vào mặt người, kể cả dùng roi diện, dùi cui. Danh hiệu mị dân của chúng là “công an nhân dân”, cũng như chúng thường rêu rao công an là “con cái của nhân dân”, nhưng chúng gọi nhân dân bằng giọng khinh miệt “mày tao”! Cả thế giới đã thấy hình ảnh tên sĩ quan công an Hà Nội đứng trên cửa xe buýt đạp vào mặt một người yêu nước đang bị hai tên công an khác giữ chặt chân tay khiêng lên xe trong ngày biểu tình chống Tàu Cộng mới nhất tại Hà Nội, hay những cảnh công an khiêng, đẩy con người như những con vật.

 

           Trong xã hội Cộng Sản hiện nay, công an là tiêu biểu bộ mặt của chính quyền. Chúng đại diện cho bọn cai trị, được đặc quyền đặc lợi, (chỉ với chúc vụ Giám Đốc Công An Hà Nội đã mang cấp bậc Trung Tướng), chúng có quyền sinh sát, bắt bớ, giam cầm và giết chết những kẻ “phản động”, “chống đối”, “quá khích”, “bị kẻ xấu lôi kéo”, nhưng tiếc thay đó chính là toàn thể nhân dân, hiện nay là kẻ thù của chế độ Cộng Sản. Chống công an, vây đánh công an chính là do sự bất mãn với chế độ, nhất là vì việc cường quyền dung túng cho bọn này đặc quyền sinh sát, đánh đập người dân một cách dã man, thù hận, khốn nạn gấp bội thái độ và hành động của những tên lính “Partisan”, “Marocain” rạch mặt thời Pháp thuộc.

 

Trước những chuyện người dân trong nước bất bình, uất ức tụ tập, bao vây tấn công đồn, đánh công an trọng thương là chuyện sẽ phải xẩy ra.Tôi muốn mượn lời một người trong nước, giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam cho rằng phản ứng của người dân là “chuyện tức nước vỡ bờ cũng xưa như trái đất này thôi, tích tiểu thành đại, đến một lúc nào đó khi mà sức nước đã dồn, đê yếu thì nó bung ra.” 

 

            Cường quyền dùng công an là lực lượng bảo vệ cho mình và là công cụ trấn áp nhân dân, nhưng cuối cùng sẽ nhận những hậu quả do những thành phần này mang lại. Bất công, áp bức, tham nhũng, cướp đất… đã lan tràn. Một cuộc cách mạng trong ngày tới, không thể là một cuộc “cách mạng nhung”, vì thù oán đã chất chồng, oan khuất chưa được giải. Lúc bấy giờ bọn đầu sỏ, quyền lực đã có phương tiện cao bay xa chạy, nhưng chắc chắn những tên côn đồ đội lốt công an như tên Minh đạp vào mặt người dân yêu nước, phải trả món nợ này bằng máu! Giờ này một giọt nước cũng có thể làm tràn ly, một cánh đồng cỏ khô hạn chỉ cần một tia lửa. Nhà văn Lâm Ngữ Đường đã nói rằng: “Bất bình nhỏ trong lòng, có thể dùng rượu để tiêu sầu; bất bình lớn trong đời, phải dùng gươm để giải quyết.”

 

 

‘Đảng không phải là muôn thuở’

Quốc Phương

BBC Tiếng Việt

Hiến pháp sửa đổi sẽ điều chỉnh quan hệ giữa các vị trí quyền lực nhất tại Việt Nam?

Một năm trước kỳ hạn Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp phải trình lên Quốc hội bản dự thảo đầu tiên vào cuối 2012, một cựu Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam nêu quan điểm riêng về ‘Luật về Đảng’ và khả năng cải cách thể chế.

Đề cập với BBC về khả năng sửa đổi Điều 4 liên quan vị thế “lãnh đạo độc tôn” của Đảng Cộng sản trong Hiến pháp 1992, Tiến sỹ luật học Nguyễn Đình Lộc, nguyên Ủy viên Ủy ban Luật pháp Quốc hội, cho hay đang có cân nhắc về việc soạn thảo một bộ luật riêng về sự lãnh đạo của đảng, nhưng trích dẫn Chủ nghĩa Marx, ông lưu ý “đến một lúc nào đó đảng không còn nữa” và “đảng không phải là muôn thuở.”

Tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng cũng trả lời câu hỏi về việc có thành lập hay không Tòa án Hiến pháp, soạn Luật Biểu tình hay Luật chống biểu tình và các điều luật ngăn ngừa điều được một phần dư luận quan ngại và cho là hiện tượng ‘công an trị’ trong xã hội.

Trong phần đầu cuộc phỏng vấn gồm hai phần với BBC, ông Nguyễn Đình Lộc lưu ý vì sao Quốc hội Việt Nam khóa XIII (2011-2016) cần đặc biệt coi trọng với việc sửa đổi, bổ sung bản Hiến pháp 1992.

Ông Nguyễn Đình Lộc: Đây là một công việc hệ trọng vì liên quan tới luật mà đây là luật cơ bản. Nó đề cập tới những vấn đề cơ bản của đất nước, từ chế độ chính trị tới chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, rồi bộ máy tổ chức nhà nước… Đó là tất cả những vấn đề cơ bản của xã hội, làm thế nào mà không hệ trọng được. Rồi quyền và nghĩa vụ công dân là những vấn đề rất cơ bản.

BBC: Theo ông, vấn đề Luật về Đảng có được tích hợp trong Hiến pháp ở một hay một số điều nào đó không? Có thay đổi gì đáng kể liên quan nội dung điều 4 không?

“Chủ nghĩa Marx đã nói đến một lúc nào đó đảng không còn mà nhà nước cũng không còn thì Đảng “muôn thuở” thế nào được”

Ông Nguyễn Đình Lộc: Vấn đề đó cũng đã có người nêu ra nhưng chưa rõ nét lắm vì nó cũng có một đạo lý của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ đang là đảng cầm quyền chứ không chỉ là đảng lãnh đạo chung chung. Và điều 4 của Hiến pháp đã ghi rồi. Vấn đề là rồi đây sẽ tính thêm xem có cần xây dựng “sự lãnh đạo của Đảng” thành một đạo luật không. Cái đó phải tính thêm.

BBC: Nhưng cũng có người đặt ra câu hỏi rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang tại vị như vậy, một đảng cầm quyền như ông đã nói, nay lại ra một điều luật về đảng, thì những chủ thể khác cũng muốn lập đảng có thể lập luận rằng “Đã có một đạo luật nguyên tắc về đảng như thế, chúng tôi cũng muốn lập đảng phái chính trị, thì chúng tôi phải được phép thành lập.” Ý kiến của ông?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Bây giờ Việt Nam mới có một đảng. Bao giờ có đảng khác thì sẽ tính thêm. Việt Nam hiện chỉ có một đảng thôi.

BBC: Trung Quốc hiện vẫn có một số đảng phái, bên cạnh Đảng Cộng sản Trung Quốc đương quyền, theo ông hình mẫu một đảng duy nhất tồn tại là Đảng Cộng sản và đồng thời cầm quyền như ở Việt Nam có phải sẽ kéo dài tới “muôn thuở”?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Nói một thời gian đã là khó rồi chứ nói “muôn thuở” thì nói thế nào được. Đến một lúc nào đó đảng không còn và nhà nước không còn. Chủ nghĩa Marx đã nói đến một lúc nào đó đảng không còn mà nhà nước cũng không còn thì Đảng “muôn thuở” thế nào được.

 

TS Nguyễn Đình Lộc xác nhận chủ đề về ‘Tòa Hiến pháp’ đang được bàn thảo sôi động ở Việt Nam

BBC: Trước đây, ở miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, bên cạnh Đảng Cộng sản cầm quyền, đã có lúc có hơn một đảng cùng tồn tại. Liệu Đảng Cộng sản có hình dung là tới một lúc nào đó sẽ có sự trở lại của mô hình có nhiều hơn một đảng cùng tồn tại hay là không?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Cái đó hơi khó nói vì bây giờ thực tế là một đảng. Và cũng chưa có chỗ nào nói là xây dựng đảng thêm. Chưa có chỗ nào nói cả. Bây giờ chỉ biết là Đảng CSVN là đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo.

“Phân công quyền lực?”

BBC: Nhưng cũng có ý kiến lâu nay nói mô hình một đảng duy nhất, lãnh đạo và cầm quyền đó làm dẫn tới tình trạng đảng này thâu tóm “tam quyền phân lập” giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quan điểm của ông?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Chúng tôi không theo quan điểm tam quyền phân lập, mà chúng tôi nói quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có phân công, phối hợp giữa các quyền lực đó, chứ không nói tam quyền phân lập. Đó là điểm khác.

BBC:Theo dự kiến được công bố, dự thảo sửa đổi hiến pháp của Quốc hội khi hoàn tất sẽ báo cáo lên Bộ Chính trị. Tại sao vậy, trong khi Quốc hội về nguyên tắc đã là cơ quan lập pháp và quyền lực cao nhất của nhà nước và nhân dân rồi? Theo đó có thể hiểu Bộ Chính trị là “cao nhất” chăng?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Khi nói tới Bộ Chính trị là nói tới “lãnh đạo”, chứ có phải nói là “cao nhất” đâu.

BBC: Còn quyền phúc quyết với Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp của nhân dân thì ra sao trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp này, thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Nhiều khả năng lần này Hiến pháp (sửa đổi) sẽ quy định trưng cầu dân ý và dân phúc quyết về Hiến pháp.

BBC: Vấn đề Tòa án Hiến pháp có được đặt ra không?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Đây cũng là vấn đề đang sôi động. Có khả năng là sẽ có Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng Hiến pháp, cơ quan Bảo Hiến.

Phỏng vấn cựu Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam, TS Nguyễn Đình Lộc trả lời phỏng vấn của BBC về các vấn đề sửa đổi Hiến pháp và thể chế chính trị.

“Lưỡng viện hay không?”

BBC: Liệu còn quá sớm hay không khi đặt ra vấn đề cải cách thể chế chính trị. Gần đây, nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói với BBC về phương án có thể thành lập ‘lưỡng viện’, trong đó Bộ Chính trị, Trung ương Đảng là Thượng nghị Viện, Quốc hội do dân bầu là Hạ nghị Viện. Liệu có kịch bản này không, hay còn kịch bản nào khác?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Cái đó tôi thấy hơi trừu tượng. Năm 1945, ngay dưới thời Cụ Hồ, lúc đó cũng đã bàn Việt Nam một viện hay hai viện. Chính Quốc hội lúc bấy giờ rất là dân chủ, cũng quyết định là một viện thôi. Vì Việt Nam khác các nước.

BBC:Liệu có khả năng sẽ có điều khoản nào đó trong bản Hiến pháp sửa đổi quy định là người dân có quyền thực sự lập đảng phái, hội đoàn chính trị – xã hội đích thực của họ hay không, ngoài Đảng Cộng sản?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Hiến pháp đã nói (dân) có quyền lập Hội rồi.

BBC: Còn đảng phái thì không? Vì một số thành phần trong giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và có thể cả một số thành phần trong giới tư bản, tư sản trong nước có thể tiếp tục đảng Cộng sản của mình, thì tại sao các thành phần khác trong các tầng lớp, giai cấp, khuynh hướng trong xã hội lại không thể lập được đảng phái chính trị của riêng họ?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Cái đó đi vào cụ thể phải tính thêm. Vấn đề đó là tế nhị.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc từng giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ 1992 đến 2002, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội luật gia và Đại biểu Quốc hội các khóa VII, IX, X và XI.

 

VN chưa có tầng lớp trí thức đúng nghĩa

Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Khoa học – Công nghệ, nói về triển vọng năm mới 2012, sửa Hiến pháp, luật về đảng và đặc biệt bình luận về tư cách trí thức Việt Nam.

Giáo sư Chu Hảo tin tưởng năm mới có nhiều yếu tố mới đáng để hy vọng, tuy năm 2011 vừa qua ‘còn rất nhiều điều gợn và những điều đáng phải suy nghĩ.’

Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Việt Nam cho rằng năm mới 2012 chứa đựng những yếu tố mới, đem lại hy vọng cho sự phát triển của đất nước.

Trao đổi với BBC hôm 01/01/2012, Giáo sư Hảo, người đồng thời là Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, thuộc Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), tỏ ra lạc quan:

“Trước sau gì thì những cái tốt đẹp cũng sẽ dần dần tới, mọi sự cuộc sống đều sẽ đổi thay. Tất cả mọi sự tốt đẹp bao giờ cũng ở phía trước,” ông nói.

“Cái biểu hiện mới nhất mà tôi nghĩ, cũng đang hy vọng nhất là chính Thủ tướng đã đề nghị ra Luật Biểu tình. Điều đó là điều đáng hoan nghênh và tôi hy vọng điều đó sẽ được thực thi.”

Giáo sư cũng cho biết quan điểm riêng của mình về một số vấn đề như nên sửa đổi Hiến pháp, soạn thảo luật về đảng ra sao và đặc biệt, ông cho biết đánh giá của mình về tư cách của trí thức Việt Nam ở trong nước thời gian vừa qua và hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

“Với đúng định nghĩa về trí thức mà tôi hiểu, thì thực sự chưa hình thành ở Việt Nam từ sau năm 1954 và sau năm 1975 cho tới bây giờ,”

“… Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình, khả năng dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội chưa có nhiều. Và tôi nghĩ đấy là điều đáng thất vọng,” Giáo sư Chu Hảo nói với Quốc Phương của BBC.

 

Đảng và trí thức VN trong bối cảnh mới

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói đang có một quá trình chuyển đổi về sự lãnh đạo của Đảng và vị thế của tầng lớp trí thức ở trong nước.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói với BBC từ Hà Nội, hôm 16/01/2012 rằng ở Việt Nam đang diễn ra một quá trình” biến đổi liên quan tới sự lãnh đạo của Đảng và vị thế của tầng lớp trí thức.

 

“Ở Việt Nam hiện nay, Đảng lãnh đạo toàn bộ xã hội, trong đó có tầng lớp trí thức. Từ sự lãnh đạo bằng mệnh lệnh, chuyển dần sang lãnh đạo thông bằng luật pháp, rồi tới chỗ xuất hiện một xã hội dân sự, xã hội dân chủ, đó là một quá trình,” ông Nguyên giải thích rõ thêm.

Trước câu hỏi liệu giữa Đảng Cộng sản và trí thức trong nước, có cần tới việc ai phải “lãnh đạo” ai không, nhà phê bình cho rằng việc lãnh đạo của đảng cộng sản đã được ghi “chính thức” trong các nghị quyết của đảng, trong khi nội bộ tầng lớp trí thức cũng có các đảng viên và những người ngoài đàng.

Dưới sự lãnh đạo của đảng, vẫn theo ông Nguyên, trí thức là một tầng lớp nằm trong Mặt trận Tổ quốc, tuy nhiên, theo ông bản thân trí thức “đúng nghĩa” phải biết tự ý thức về sứ mạng của mình:

“Ở đây không phải là ai lãnh đạo ai hiều theo nghĩa là làm thay công việc của nhau, nhưng hiện nay ngay cả việc lãnh đạo trí thức vẫn là một quá trình đang phải tìm hiểu, hoàn thiện, khắc phục.”

“Có thể nói, đội ngũ trí thức đã tỏ rõ sự độc lập và vai trò xã hội của mình,” nhà phê bình đưa ra nhận xét.

Mời quý vị nghe cuộc phỏng vấn của ông Phạm Xuân Nguyên với Quốc Phương của BBC. Ban Biên tập sẽ tiếp tục đăng bài và ý kiến về Bấm Đảng và Trí thức.

 

‘Sự lạc quan vô tận’

Nhà văn Phạm Thị Hoài

 

Nhà văn Phạm Thị Hoài nhấn mạnh đang có một tầng lớp đối lập trung thành tại Việt Nam.

Sau bài phỏng vấn với Giáo sư Chu Hảo về trí thức trong xã hội và hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, BBC nhận được nhiều bài viết đáp lời. Xin giới thiệu với quý vị bài của nhà văn Phạm Thị Hoài từ Berlin:

Ông Chu Hảo là mẫu mực của một người đối lập trung thành.

Đối lập trung thành tại Việt Nam là ai? Theo quan niệm của tôi, họ là những người không hài lòng với hệ thống chính trị trong nhiều vấn đề lớn, công khai phản biện và tìm giải pháp thay đổi trong phạm vi các vấn đề đó, nhưng không đụng chạm, hay tránh đụng chạm đến nền tảng tồn tại của hệ thống.

Họ gắn bó với hệ thống vì xác tín, vì thói quen hoặc vì không có, hay không biết đến lựa chọn nào khác. Họ góp phần tích cực xây dựng và duy trì hệ thống, và qua đó có địa vị, uy tín và những quyền lợi nhất định trong hệ thống. Mong muốn của họ là cải tạo hệ thống nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của nó. Sự sụp đổ này đồng nghĩa với sự phủ định họ ở một số phương diện căn bản. Điều đó chắc chắn là đau đớn.

“Dĩ nhiên không có chuẩn để so sánh nỗi đau tâm lí. Ở người không được đếm xỉa, nó có thể lớn hơn ở người bị trừng phạt.”

Phạm Thị Hoài

Họ thường là đảng viên Đảng Cộng sản, lực lượng chính trị duy nhất độc quyền cầm quyền và độc quyền xác quyết sự độc quyền của mình trong Hiến pháp Việt Nam. Giới hạn xa nhất mà họ có thể đi là thỉnh cầu Đảng của họ nhượng cho những lực lượng chính trị khác thuê vài mét vuông để ngụ cư trong lãnh địa mênh mông của Đảng mà hợp đồng thuê đương nhiên do Đảng soạn thảo. Như thế là đã quá nhiều hào phóng.

So với một số nhà đối lập trung thành đi trước, ông Chu Hảo còn đứng vững ở bên này giới hạn cho phép. Thay vì bị trừng phạt như Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Hộ hay bị thanh lí như Trần Độ, bị vô hiệu hóa như Trần Xuân Bách, những người đã đặt ít nhất là một nửa bàn chân sang phía bên kia hoặc ở giai đoạn cuối đã đoạn tuyệt hệ thống, ông Chu Hảo còn được đảm đương những chức vị tuy không có thực quyền nhưng có một bục đứng để phát ngôn trong một không gian nhất định, còn được phép dấn thân vào những Bấm dự án tâm huyếtchừng nào chúng chưa bị hệ thống coi là nguy hiểm, còn được xuất hiện như một Bấm nhân vật của công chúngchừng nào ông biết làm cho hình ảnh của mình giống một bông hoa cài lên ve áo chế độ hơn là một cái gai.

Ông cũng còn được yên ổn sau khi phát biểu trên những cơ quan truyền thông ngoại quốc như Bấm BBC hay Bấm RFA Việt ngữ, chừng nào ông vẫn đủ cảnh giác trước nguy cơ “các thế lực thù địch có thể lợi dụng” “thông tin sai lệch”, như mới đây ông đã Bấm cảnh báo. Lê Công Định và Cù Huy Hà Vũ cũng phát biểu trên những cơ quan truyền thông này và họ đang ngồi sau song sắt.

‘Trả giá mềm’

 

Giáo sư Chu Hảo cho rằng chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với trí thức ở trong nước.

Đối lập trong một chế độ toàn trị tất nhiên là phải trả giá. Tuy những người cộng sản nổi tiếng về sự thanh trừng nội bộ trong chính hàng ngũ của mình không thua gì sự đàn áp kẻ thù bên ngoài, nhưng cái giá của đối lập trung thành chưa bao giờ cao chạm trần và có thể thỏa thuận, tùy ở tài mặc cả của những người trong cuộc và cũng tùy thời giá. Thời giá hôm nay, theo tôi, thuận lợi cho những người đối lập trung thành hơn hẳn các đồng chí của họ vài thập kỉ trước.

Cái giá duy nhất mà họ phải trả, như ông Chu Hảo phàn nàn, là tiếng nói phản biện của họ Bấm không có hồi âm. Tôi nghĩ, đó là một cái giá rất mềm, so với những ví dụ chúng ta được biết từ hơn nửa thế kỉ qua. Thay vì bị trừng phạt, bị thanh lí, bị vô hiệu hóa, họ chỉ không được đếm xỉa.

Dĩ nhiên không có chuẩn để so sánh nỗi đau tâm lí. Ở người không được đếm xỉa, nó có thể lớn hơn ở người bị trừng phạt.

Từng là một quan chức nhà nước tương đối cao cấp, dù chỉ ở một chức vụ không có nhiều quyền bính, ông Chu Hảo hiểu rõ hơn hàng chục triệu người, vì sao số phận của phản biện ở Việt Nam lại hẩm hiu như thế. Được hỏi, vì sao các trí thức phản biện chỉ phản biện khi đã về hưu, Bấm ông giải thíchrằng khi đang còn chức quyền, “họ là con người của guồng máy đó nên phải tôn trọng những kỉ luật của guồng máy” đã được xác lập.

Tình thế thực ra quá rõ ràng. Hoặc là bạn đứng trong guồng máy và tôn trọng kỉ luật của nó, bạn chẳng phản biện gì hết và cũng không buồn nghe ai phản biện. Hoặc là bạn vẫn đứng trong guồng máy và thử giới hạn khoan dung của nó cũng như giới hạn chịu đựng của bạn, bạn hơi phản biện một chút và nó khạc bạn ra như một miếng đờm.

Hoặc là bạn tự nguyện ra khỏi guồng máy và xắn tay lên phản biện, nhưng xin đừng gửi về địa chỉ của guồng máy và cũng đừng trách nó dửng dưng với bạn. Với nó, bạn đã không còn tồn tại và bạn nên lấy đó làm mừng, đừng gửi gắm nốt phần đời vừa được giải phóng của bạn vào chính cái cũi đã nhốt bạn chừng ấy năm trời.

“Với tôi, phát ngôn của ông Chu Hảo, rằng “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, là thông điệp tệ nhất.”

Phạm Thị Hoài

Ra khỏi guồng máy dễ hơn thoát khỏi hệ thống. Hệ thống bủa vây những người đối lập trung thành trong tư duy, trong diễn đạt, trong cả vốn từ vựng của họ.

Vì sao cùng một người, ở đây là ông Chu Hảo, vừa có thể phàn nàn rằng Việt Nam không có tầng lớp trí thức đích thực theo ông định nghĩa, tức những người có một số phẩm chất, trong đó nổi bật là năng lực tư duy độc lập, lại vừa có thể nhận định rằng cái giới trí thức (chưa có) đó tiếp tục cần đến sự lãnh đạo (có thực) của Đảng Cộng sản Việt Nam, như trong Bấm phát biểu mới đây của ông trên BBC?

Tôi xin thử một câu trả lời: nửa thế kỉ qua, hệ thống toàn trị của Đảng đã biến đổi thành công bộ nhiễm sắc thể của các đảng viên, “sự lãnh đạo của Đảng” đã ăn vào gen trong cơ thể họ và tự động phát tiết, trong cả những tình huống không phù hợp nhất.

Năm 2012 mở đầu với nhiều tin xấu: vụ bắt giữ nhà báo Hoàng Khương, vụ xung đột ở Tiên Lãng, vụ xét xử Lê Văn Luyện, những vụ xe cứ cháy người cứ chết từ cuối năm ngoái chưa dứt…

Với tôi, phát ngôn của ông Chu Hảo, rằng “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, là thông điệp tệ nhất. Nếu nó đến từ ông Đinh Thế Huynh, sếp tư tưởng đương chức của Đảng, thì tôi có chút cảm thông. Ông ấy cần công ăn việc làm, vì chắc chắn không được đâu Bấm mời làm trưởng thônnhư Bộ trưởng Đinh La Thăng nếu mất chức, mà cũng không làm thơ hay như ông Nguyễn Khoa Điềm, người tiền nhiệm của ông hai khóa trước, để cuộc sống tiếp tục có ý nghĩa.

Hơn hai mươi năm trước, các nhà lãnh đạo tư tưởng Đông Đức cũng rất bế tắc khi bỗng nhiên không ai cần đến sự lãnh đạo của họ nữa. Nhưng thông điệp nói trên đến từ vị giám đốc, linh hồn và trụ cột của Nhà xuất bản Tri Thức, cái nôi quý giá cho những tác phẩm quan trọng của tri thức nhân loại có thể lọt lòng tại Việt Nam.

Tinh thần toát lên từ khối tri thức mà ông Chu Hảo tổ chức truyền bá bằng một sự dấn thân đáng khâm phục ấy là tình yêu, ý thức và khát vọng tự do, trước hết là tự do tư tưởng. Vừa cổ vũ cho tự do tư tưởng, vừa biện minh cho sự cần thiết của chiếc gông tròng vào cổ trí thức Việt Nam và đè nặng lên họ, khiến họ chỉ còn nhận thức độ cao trí tuệ bằng khoảng cách từ cổ xuống đất chứ không bằng khoảng cách từ đầu lên trời? Nghịch lí, những điều chỉ có ở Việt Nam, cũng không chừa ông Chu Hảo.

Nghịch lí ấy hẳn có tên khác, “biện chứng cách mạng”, trong từ vựng chính thống. Không để ý tên tác giả, có thể nhầm phát biểu của ông Chu Hảo với phát biểu của nguyên Tổng Bí thư Đảng CSVN Bấm Lê Khả Phiêu đăng trên Quân đội Nhân dân hay phát biểu của đương kim Tổng Bí thưBấm Nguyễn Phú Trọng, người mà ông Chu Hảo Bấm thiết tha đặt kì vọng, vì cả ba ông đều sử dụng vô tư và vô trách nhiệm vốn từ vựng sáo mòn đang từng ngày làm tổ trong năng lực ngôn ngữ, công cụ và thành quả của tư duy, của cộng đồng.

“Đổi mới” thì luôn đi kèm “quyết tâm” như thuở nào và hai thứ này cộng lại luôn phải “triệt để và sâu rộng” cũng như “chỉ đạo” thì cần “quyết liệt”, “sửa đổi” thì phải “căn bản”, “thực hiện” thì “nghiêm túc”; các “thảo luận” thì không tránh khỏi “thẳng thắn, dân chủ” và chỉ có cách “ưu tiên, mở rộng” chúng; “hạn chế, yếu kém” thì Đảng cần “khắc phục” và “chủ nghĩa cá nhân” thì cần “đấu tranh triệt để”.

Lại “triệt để” rồi. Có doping “triệt để” lên nữa và lên nữa cũng vô ích, nhờn ngôn từ không khác nhờn thuốc kháng sinh. Không một nội dung cụ thể nào có thể sờ được trong cái cẩm nang từ vựng chính trị lười biếng đó.

Nếu cách tư duy, cách diễn đạt, nếu ngôn ngữ chính thống này hoàn toàn thắng thế thì trong vòng ba thế hệ tới, sẽ không còn ai đọc và hiểu những cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành.

‘Lạc quan vô tận’

 

Đảng Cộng sản vẫn có ảnh hưởng lãnh đạo đối với nhiều trí thức Việt Nam

Nhiều người đối lập trung thành tin rằng mình phải đứng trong hệ thống, phải thuộc về nó mới có cơ hội thay đổi nó, hay ít nhất mới có điều kiện để “làm một cái gì đó có ích” như cách nói nôm na. Những cống hiến của ông Chu Hảo và nhiều trí thức đứng trong hệ thống nhưng đứng ngoài guồng máy đủ lớn để bỏ qua sự xỉa xói vô liêm sỉ từ phía những người thường xuyên đem họ ra dè bỉu, trong khi mình thì đóng tất cả các vai, từ vai em ngoan biết phận qua vai đàn anh đàn chị khinh bạc, chưa kể vai chỉ điểm, chỉ trừ vai bồi bàn trong đại tiệc thủ lợi khổng lồ của các cá nhân do hệ thống đẻ ra.

Và cũng đủ lớn để bỏ qua sự mạt sát bạt mạng từ những người hùng Việt kiều ẩn danh trên mạng, những kẻ thừa khí phách để chê bai giới trí thức trong nước xu phụ quyền lực, trong khi mình thì chỉ thiếu một giọt can đảm để chính danh. Tôi kính trọng những cống hiến của ông Chu Hảo, nhưng không chia sẻ tọa độ chính trị của ông. Tôi cũng tin rằng những lựa chọn đối lập khác có thể có ích không kém, nếu không muốn nói là càng ngày càng cần thiết hơn.

Song mỗi lựa chọn đều là một thực đơn trọn gói chứ không phải một buffet trong tiệc đứng để ta lẩy riêng những món vừa miệng. So với các lựa chọn đối lập khác, vị đắng trong gói đối lập trung thành còn là ít hơn cả.

Tôi biết rằng mình đứng từ xa, không thể nhìn thấu những họa tiết đang từng ngày biến hóa trong bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam, nơi vài thập niên trước có nằm mơ cũng không thấy những cánh cửa đã mở của hôm nay. Những bước đi rất nhỏ, rất chậm, rất vất vả, đã gộp thành một chặng đường.

“Giải phẫu thẩm mĩ cho một chế độ toàn trị là giúp nó tồn tại mĩ miều hơn.”

Phạm Thị Hoài

Tôi biết rằng từ một vị trí ưu đãi, không có gì để mất trừ hi vọng gặp lại quê hương và gia đình, mình dễ bất công hay dễ đánh mất sự cảm thông với những thỏa hiệp không tránh khỏi của những người phải tồn tại trong một chế độ toàn trị. Nhưng từ vị trí nào thì cuối cùng chúng ta cũng đứng trước câu hỏi phải làm gì với nó. Giải phẫu thẩm mĩ cho một chế độ toàn trị là giúp nó tồn tại mĩ miều hơn.

Đến tận những ngày cuối cùng của Cộng hòa Dân chủ Đức, một số trí thức và văn nghệ sĩ hàng đầu của quốc gia này còn theo đuổi mô hình một chủ nghĩa xã hội nhân đạo. Họ cũng là những nhà đối lập trung thành, muốn cải tạo chứ không phá bỏ hệ thống.

Sứ mệnh không thành của họ, ở thời lịch sử sắp cáo chung, còn dễ định nghĩa. Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam nay chỉ còn trên giấy tờ, trong sách giáo khoa và trong tâm tưởng của thế hệ những người từng coi nó là lí tưởng sống. Các nhà đối lập trung thành ở Việt Nam phải theo đuổi một chủ nghĩa xã hội hồng có bộ mặt người trên lí thuyết và đối diện với một chủ nghĩa tư bản đỏ có bộ mặt rừng rú trong thực tế. Sứ mệnh của họ là cải tạo hệ thống nào để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống nào, thật không dễ trả lời, chưa nói tới việc thực hiện.

Nhưng ông Chu Hảo là Bấm người lạc quan. Lạc quan vô tận. Tạp chí Xây dựng Đảng Xuân Nhâm Thìn này có bài “Bấm Tết đến rồi…!” của ông. Cứ từ từ, “tất cả mọi sự tốt đẹp bao giờ cũng ở phía trước”, như ông tuyên bố.

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của nhà văn, nhà báo Phạm Thị Hoài, chủ nhiệm trang blog Bấm pro & contra, cựu chủ biên tạp chí Bấm Talawas. Tác giả đang sống tại Berlin, CHLB Đức.

 

Phát biểu của GS Chu Hảo là sự “phản tỉnh”

GS Nguyễn Minh Thuyết cho ý kiến của GS Chu Hảo như sự phản tỉnh của một trí thức.

Sau khi BBC đăng ý kiến trả lời phỏng vấn của Giáo sư Chu Hảo, qua bài viết “Bấm Đảng cần lắng nghe trí thức”, chúng tôi tiếp tục nhận được các ý kiến phản hồi, bình luận về quan điểm của Bấm Giáo sư xung quanh chủ đề trí thức và sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

Ngoài ý kiến của nhà văn Bấm Phạm Thị Hoài đã đăng riêng trong một bài viết trên mục diễn đàn của BBC hôm 17/01/2012, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bình luận khác.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc Hội:

“Về phát biểu của Giáo sư Chu Hảo trên BBC, tôi có ý kiến như sau. Tôi muốn hiểu ý kiến của GS Chu Hảo như là sự phản tỉnh của một trí thức về vai trò, đóng góp của giới mình đối với đất nước và dân tộc trong hàng chục năm qua.

“Tự phủ định nhiều khi là biểu hiện của thức tỉnh.

“Còn trên thực tế, khó có thể nói đến sự đứt đoạn của tầng lớp này trong lịch sử. Khó có thể đồng ý rằng trước một thời điểm nào đó, ở một nước có tầng lớp trí thức, nhưng chỉ sau thời điểm đó, tầng lớp này bỗng nhiên biến mất.

“Tự phủ định nhiều khi là biểu hiện của thức tỉnh”

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

“Tài sản của người trí thức là tài sản trí tuệ, nó ở trong đầu, trong tim, không ai có thể dễ dàng tịch thu hay xóa bỏ nó như đối với tiền bạc hay nhà xưởng.

“Về ảnh hưởng của đảng cầm quyền hay nói rộng ra là giới cầm quyền đối với tầng lớp trí thức, chắc chắn là ảnh hưởng này rất mạnh.

“Nhưng chính sách của giới cầm quyền chỉ có thể hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức sáng tạo và phát triển, chứ không quyết định được sự tồn tại của cả tầng lớp này.

“Tôi tin rằng ngay cả dưới những chế độ tận diệt trí thức như chế độ Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa hay chế độ Pol Pot ở Campuchia trước đây, tầng lớp trí thức vẫn tồn tại, dù công khai hay ngấm ngầm, để góp phần tỉnh thức dân tộc đứng lên lật đổ chế độ tàn bạo và xây dựng lại đất nước.”

 

Tiến sỹ Khuất Thu Hồng –Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS):

 

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói nhà nước phải có một hệ thống pháp luật để cho tầng lớp trí thức thực hiện được vai trò, sứ mệnh của mình

“Xã hội Việt Nam đang trải qua những thay đổi rất lớn và báo hiệu những bước ngoặt trong thời gian không xa. Tôi nghĩ như vậy.

“Ý thức của người dân về quyền, về dân chủ, về sự công bằng xã hội, yêu cầu về sự minh bạch và khả năng giải trình của hệ thống quản lý ngày càng mạnh mẽ.

“Nếu Đảng CSVN và Nhà nước không có những hành động phù hợp thì sự bức xúc sẽ ngày càng tăng và tạo thành căng thẳng xã hội.

“Tôi hoàn toàn đồng ý với phát biểu của giáo sư Chu Hảo về đội ngũ trí thức Việt Nam; tuy nhiên tôi cũng không rõ Giáo sư căn cứ trên định nghĩa nào để nói rằng Việt Nam chưa có trí thức theo đúng nghĩa của nó.

“Theo tôi đúng hơn là trí thức ở Việt Nam chưa được đối xử theo đúng cách cần có. Trí thức Việt Nam được quản lý mà chưa được tạo điều kiện để sáng tạo và phát huy trí tuệ của mình một cách phù hợp.

“Chính vì vậy trí thức VN chưa thực sự sánh vai được với các “cường quốc năm châu” như Hồ Chủ tịch mong muốn ngày nào.

“Tôi nhất trí với GS. Chu Hảo rằng lãnh đạo Việt Nam chưa lắng nghe trí thức, nói chung là ít lắng nghe, chứ không chỉ trong năm qua.

“Về việc giải tán sự lãnh đạo của đảng đối với trí thức, tôi nghĩ là sẽ rất khó vì nếu như vậy trong hoàn cảnh Việt nam hiện nay thì trí thức sẽ càng trở thành một nhóm ngoài lề”

Tiến sỹ Khuất Thu Hồng

“Tuy nhiên năm vừa qua do có nhiều sự kiện xã hội quan trọng xảy ra nên việc lãnh đạo không lắng nghe sự cảnh báo của giới trí thức càng làm cho bản thân giới trí thức thấy mình không được tin tưởng.

“Về việc giải tán sự lãnh đạo của đảng đối với trí thức, tôi nghĩ là sẽ rất khó vì nếu như vậy trong hoàn cảnh Việt nam hiện nay thì trí thức sẽ càng trở thành một nhóm ngoài lề.

“Ở nước nào cũng vậy, một đảng lên cầm quyền sẽ tập hơp sức mạnh của toàn thể công dân của nước đó, bao gồm tất cả các tầng lớp xã hội.

“Nếu đặt trí thức ngoài sự lãnh đạo của đảng đó thì trí thức càng không thể phát huy vai trò của mình.

“Tôi nghĩ vấn đề là ở chỗ thay đổi cách đối xử đối với trí thức, tin tưởng hơn, trọng dụng hơn.

“Đảng nào cũng vậy thôi, tin tưởng trí thức thì có nghĩa là sẽ nắm được phần tinh túy nhất trong trí tuệ của dân tộc và trong thời đại hiện nay thì đó là sức mạnh.

“Tôi sợ rằng đảng không tin tưởng trí thức, cho rằng trí thức quá tự mãn hay quá yêu sách. Ngược lại trí thức cũng ngại đảng đánh giá mình thế này thế khác nên cũng không nhiệt tình lắm. Tóm lại cả hai bên đều ngại ngần và đề phòng nhau. Đấy là hình dung của tôi, một người không phải là đảng viên.”

Một giáo sư triết học ở Việt Nam không muốn tiết lộ danh tính:

“Cần phải đổi ngôi khinh trọng trong công thức cũ “Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ” để thành công thức mới “Nhân dân làm chủ – Nhà nước quản lý – Đảng lãnh đạo””

Một Giáo sư triết học từ trong nước

“Cảm ơn BBC về cuộc trao đổi. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, đặc biệt vào thời điểm hiện nay để trí thức tham gia vào cuộc đối thoại này. Hoàn cảnh của nhiều trí thức ở trong nước như đã biết, không hèn nhát nhưng cũng không thể ‘điếc không sợ súng’ được.

“Tôi có thể trao đổi mấy ý như sau về ý kiến của Giáo sư Chu Hảo. Thứ nhất, tầng lớp trí thức Việt Nam vừa có vừa không, tùy theo góc nhìn và đánh giá.

“Thứ hai, nó có thực, do Đảng và Nhà nước tạo ra và phục vụ Đảng và Nhà nước.

“Thứ ba, nó chưa có theo nghĩa không có năng lực và bản lĩnh phản biện xã hội và chưa thật sự vì nhân dân, vì sự phát triển của xã hội theo đúng các mục tiêu mà mọi người dân đều đồng tình: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh hiện đại hoá.

“Làm thế nào để có tầng lớp trí thức nhân dân?

“Tôi nghĩ cần phải đổi ngôi khinh trọng trong công thức cũ “Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ” để thành công thức mới “Nhân dân làm chủ – Nhà nước quản lý – Đảng lãnh đạo”.

“Nhân dân sẽ thực sự làm chủ khi dựa vào tầng lớp trí thức nhân dân, tức là tầng lớp trí thức của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”

Bấm Phạm Xuân Nguyên – Nhà phê bình văn học:

“Nhà nước phải có một hệ thống pháp luật để cho tầng lớp trí thức thực hiện được vai trò, sứ mệnh của mình”

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

“Cũng như Giáo sư Chu Hảo nói về trí thức. Tôi nghĩ trí thức là một tầng lớp và họ có tri thức và có bản lĩnh độc lập của mình. Tất nhiên, dù là một tầng lớp đặc biệt đi nữa, trí thức vẫn là công dân của một nước. Cho nên họ hoạt động theo thể chế, trong luật pháp của nhà nước hiện hành.”

“Ở Việt Nam hiện nay là một nhà nước XHCN, do đảng cộng sản lãnh đạo, tôi nghĩ, đảng lãnh đạo nhưng cũng phải qua một hệ thống luật pháp, pháp luật.

“Như câu khẩu hiệu của đảng nêu ra xây dựng xã hội Việt Nam thành một ‘Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại.” Trong này có một từ là từ “dân chủ” mà trong quá trình phát triển mới được đưa thêm vào như một mục tiêu chiến lược lâu dài.

“Thế thì nhà nước phải có một hệ thống pháp luật để cho tầng lớp trí thức thực hiện được vai trò, sứ mệnh của mình.

“Tôi nghĩ khi đó mới có thể nói đến được sự phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam, cũng như để đội ngũ đó thực hiện được các vai trò, trách nhiệm của mình.”

BBCVietnamese.com sẽ tiếp tục đăng bài và ý kiến về chủ đề Đảng Cộng sản và Trí thức Việt Nam.