VIỆT NAM NĂM NGÀN NĂM VĂN HIẾN

Giới Thiệu Tác Phẩm Lịch Sử Việt của Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh

https://www.facebook.com/vietnamnuoctoi2016/videos/1124429307752876/?t=0

 

ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC

CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ TRƯỚC KHI ĐÃ QUÁ MUỘN!

Kính Thưa Quý vị Quan khách

     Thật là một vinh hạnh lớn lao cho chúng tôi hôm nay được tham dự Buổi Lễ Tưởng niệm 44 năm Ngày Quốc Hận để chúng ta cùng nhau thảo luận về hiện tình bi thảm của đất nước và vai trò của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS chúng ta trước Đại họa mất nước.

     Thưa quý vị, Thượng viện Tiểu bang California Hoa Kỳ vừa thông qua quyết nghị SCR 7 tưởng niệm 44 năm ngày cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam và quyết nghị tháng 4 năm 2019 là “Black April-Tưởng Niệm Tháng Tư Đen”. Nội dung bản Quyết nghị ghi rõ “Ngày 30 tháng 4 năm 2019 đánh dấu 44 năm ngày Cộng sản Việt Nam xâm chiếm miền Nam VN. Điều quan trọng là chúng ta không bao giờ quên thảm kịch Black April-Tháng Tư Đen này và nhận thức được mối quan tâm hàng đầu hiện nay của những người Mỹ gốc Việt – Nhân quyền, tự do tôn giáo, dân chủ và đấu tranh chống lại nguy cơ đất nước Việt Nam bị xâm lược.

CHÚNG TA CÙNG NHAU NHÌN LẠI LỊCH SỬ                                                                                     

TẠI SAO TÀU HÁN XƯA, ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG LÀ KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP CỦA DÂN TỘC?

     Nhìn lại tiến trình vận động của lịch sử Việt từ thời lập quốc cho đến này nay, ai trong chúng ta cũng hãnh diện tự hào xen lẫn bi phẫn thương đau qua những thăng trầm của một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất, một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến. Dân Quân Cán Chánh Việt Nam Cộng Hòa chúng ta với di sản tinh thần cao quý, hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của hai chữ tự do cũng như ý thức được trách nhiệm của một con dân đất Việt luôn đặt “Tổ Quốc Danh Dự và Trách nhiệm” lên trên hết, việc nước trước việc nhà… Đặc biệt, ngày nay lý tưởng Dân chủ Tự do cũng như Quốc kỳ Quốc gia Việt Nam với tôn chỉ “Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm” không còn là của riêng Dân Quân Cán Chánh Việt Nam Cộng Hòa nữa mà đã trở thành một biểu tượng tranh đấu của giới trẻ Việt Nam và toàn thể đồng bào Việt Nam trong nước. Thật vậy, trong lịch sử thế giới chưa hề có một quốc gia nào, chế độ nào đã bị xâm chiếm mà sau gần nửa thế kỷ ngọn cờ quốc gia vẫn phất phới tung bay trên toàn thế giới. Cả thế giới đã phải nghiêng mình thán phục vì không có một quân đội nào đã phải buông súng trong tức tưởi nghẹn ngào mà 5 vị tướng, một bộ trưởng, hàng chục sĩ quan cấp tá và hàng trăm quân nhân đã tuẫn tiết lưu lại tấm gương hào hùng dũng liệt, “Anh hùng tử khí hùng nào tử” cho muôn đời sau. Điều mỉa mai là khi đoàn quân gọi là “Giải Phóng” tràn xuống xâm chiếm miền Nam thì hàng triệu người dân Việt đã phải bỏ nước ra đi. Hàng trăm ngàn người đã bỏ thây trên biển cả trong rừng sâu vì lý tưởng tự do… Đây là cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

     Tại sao đất nước VN lại có những anh hùng tuẫn tiết như một huyền thoại như thế, xin thưa đó là lòng yêu nước thương nòi, khí phách hào hùng bất khuất bắt nguồn từ lý tưởng chính nghĩa quốc gia cao cả. Nói tới lòng yêu nước thương nòi thì chỉ có dân tộc VN mới gắn liền yêu nước với thương nòi từ ý niệm “Đồng bào” thân thương tuyệt vời… Ngày nay cả nước đang sống dưới sự thống trị bạo tàn bất nhân của tập đoàn Việt gian CS với nền văn hóa Mác Lê phi nhân bản, phản dân tộc nên con em chúng ta bị nhồi nhét cái gọi là duy vật sử quan, lịch sử bị xuyên tạc, sửa đổi bóp méo để viết theo nghị quyết của đảng CS nên lịch sử không còn là lịch sử nữa như nhà sử học Phan Huy Lê đã thừa nhận và đau đớn hơn khi sử gia Đào Duy Anh đã chua chát thốt lên câu nói để đời “Người ta biết tôi vì lịch sử và hậu thế cũng lên án tôi vì lịch sử!”. Trong khi đó con em chúng ta thành đạt ở hải ngoại nhưng do cuộc sống thực tế nên ít nhiều cũng quên đi phần nào bản sắc văn hóa cũng như cội nguồn dân tộc.

     Truyền thuyết khởi nguyên dân tộc Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn, tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”. Chính vì vậy, chỉ có dân tộc Việt Nam mới có hai chữ “Đồng bào” thân thương ruột thịt, từ đó dẫn đến ý niệm “Yêu Nước” gắn liền với “Thương nòi” vì tất cả con dân Việt Nam cùng chung một dòng máu mủ ruột rà… yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam.

    Trên thế giới Việt Nam là dân tộc duy nhất từ xa xưa cho đến ngày nay vẫn tôn thờ vị Quốc Tổ, Ông Tổ khai sinh ra đất nước Việt Nam cách đây 4.898 năm. Tại sao chúng ta có con số 4.898 năm này vì tính từ thời Đế Nghi và Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2879 năm TDL cộng với 2019 năm nên Việt lịch là 4.898 năm. Đây là đạo lý truyền thống cao đẹp của một dân tộc tôn trọng giá trị của con người, truyền thống Nhân bản xem con người là căn bản, là đích điểm để phục vụ. Đây cũng là truyền thống “Uống nước nhờ nguồn” đạo lý làm người là phải biết ơn người có công lập quốc, biết ơn “ Tổ Tiên”  nguồn cội của dòng họ cho đến ông bà cha mẹ của mỗi chúng ta… Quý vị và các bạn đã biết rằng duy chỉ có dân tộc Việt Nam còn tôn thờ Quốc Tổ mà tiền nhân chúng ta chỉ đảo ngược Quốc Tổ thành Tổ Quốc biểu tượng của Hồn thiêng sông núi u linh bàng bạc kết tụ anh linh của các anh hùng dân tộc, anh thư liệt nữ cùng các chiến sĩ vô danh bao đời bảo quốc an dân mà không một dân tộc nào có được ý niệm Tổ Quốc biểu trưng của hồn thiêng sông tuyệt vời như dân tộc Việt Nam.

    Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay trải qua gần một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch tà thuyết Cộng sản với nền văn hóa Mác Lê phi nhân phản dân tộc. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại toàn bộ lịch sử Việt để phục hồi sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử bởi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Trong suốt dòng lịch sử, Tàu Hán xưa và đế quốc mới Tàu Cộng ngày nay đã xâm lược nước ta tổng cộng lớn nhỏ 26 lần và thống trị dân ta 9 lần gần 1 ngàn năm.

     Thế nhưng sức sống mãnh liệt của dân tộc đã vùng lên giành lại độc lập từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, bậc Nữ lưu Anh Thư không chỉ của Việt Nam mà còn là của nhân loại đã được TT HK Donald Trumg ngợi ca trong lần tham dự hội nghị Apec 2017 tại Việt Nam. Đặc biệt, sau chiến thắng lịch sử của anh hùng dân tộc Ngô Quyền năm 938 giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc VN mà mới đây bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ tướng Mattis đã phải đến thăm trận địa bãi cọc ngầm dưới lòng sông và dâng hương tưởng nhớ các anh hùng dân tộc Việt tài ba lỗi lạc. Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ triều đại nào, tập đoàn cầm quyền nào của Tàu Hán cũng chủ trương xâm chiếm nước ta bằng mọi giá nên Đế quốc Tàu Hán xưa và đế quốc mới Tàu Cộng ngày nay chính là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam.

    Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay.  Trong lịch sử nhân loại, không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung Quốc xuống phương Nam. Các nhà Việt Nam học khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam vẫn đặt ra 2 câu hỏi mà vẫn chưa được lý giải thỏa đáng, đó là tại sao triều đại nào của Trung Quốc cũng chủ trương xâm chiếm lãnh thổ và tiêu diệt Việt tộc bằng mọi giá và yếu tố nào đã giúp dân tộc Việt Nam tạo nên kỳ tích là sau gần 1 ngàn năm bị thống trị mà dân tộc Việt vẫn vùng lên giành lại được độc lập dân tộc? Thật ra, tìm hiểu suy ngẫm lại toàn bộ tiến trình lịch sử thì chúng ta thấy ngoài lý do vị trí địa lý chiến lược và tài nguyên, có 2 lý do chính để Hán tộc phải tiêu diệt Việt tộc bằng mọi giá. Lý do chính là Hán tộc đã lấy văn hóa Việt cải biến thành văn hóa Hán, văn minh Hán và lãnh thổ Trung Quốc ngày nay chính là địa bàn cư trú của tộc Việt mà Hán tộc đã xâm chiếm và quan trọng hơn nữa là quá nửa dân số Trung Quốc là người gốc Việt cổ. Đây là một nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự sống còn của Trung Quốc nên triều đại nào, giới cầm quyền nào cũng chủ trương xâm lược tiêu diệt dân tộc chúng ta.

     Thưa quý vị, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên toàn thế giới được kết quả khoa học mới nhất thuyết phục nhất đã phục hồi một sự thật lịch sử là đại chủng Hoabinhian Protoviets là một đại chủng lớn của những người Tiền sử từ châu Phi tới định cư ở vùng Hòa Bình lưu vực sông Hồng sông Việt (Việt Giang) cách đây từ 70 tới 85 ngàn năm và thành lập nền văn hóa Hòa Bình được xem là cổ nhất của nhân loại. Người Hòa Bình chính là người Tiền Việt, người Việt cổ sau này là cư dân đầu tiên cư trú trên toàn lãnh thổ Trung Quốc mà Hội thảo các nhà Trung Hoa học trên toàn thế giới kể cả TQ, Đài Loan tại Đại học Berkeley năm 1978 đã các định người Di Việt cư trú trên lãnh thổ TQ đầu tiên và tiếp nhận văn hóa văn minh của Di Việt nên cái gọi là văn minh TQ chính là văn minh Bách Việt. Kết quả phân tích cấu trúc mã di truyền DNA cho biết Dân tộc Việt là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất. Dân tộc Việt có cấu trúc di truyền khác hẳn người Trung Quốc (Tàu Hán) và người Việt có cùng một mã di truyền Genom DNA với Haloptype A,B,C,D và yếu tố đột biến di truyền châu Á với cư dân Đông Nam Á lục địa và Hải đảo kể cả người TQ gốc Việt cổ ở miền Đông Bắc, miền Nam và với thổ dân châu Mỹ Ameriviets nữa. Kết quả genome mã di truyền cũng cho biết là gần 2/3 dân số Trung Quốc là người TQ gốc Việt cổ vì có cùng DNA với Việt Nam. Xâm chiến toàn bộ lãnh thổ cổ xưa của tộc Việt, lấy văn hóa văn minh Việt làm văn minh và quá nửa dân số TQ là người Việt cổ, đây là tử huyệt của đế quốc mới TC nên triều đại nào của Tàu Hán và Tàu Cộng đều chủ trương xâm chiếm và tiêu diệt VN bằng mọi giá.

ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM CÒN HAY ĐÃ MẤT?!

     Thời Thực dân Pháp đô hộ VN thì nhà cách mạnh Phan Bội Châu đã viết Ái Quốc Ca rồi Huyết lệ Thư, ngày nay nhạc sĩ yêu nước Việt Khang đã viết Huyết Lệ Ca “Việt Nam Tôi đâu?” VN còn hay đã mất mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương tôi?!!! Ngày nay mà còn một số người còn bán tín bán nghi rằng có mật ước Thành Đô hay không?. Chúng ta chỉ xem những gì Việt gian Cộng sản thực hiện từ 4-9-1990 tới nay và đặt câu hỏi “Tại sao…” Việt gian bán nước phải làm thì câu trả lời Mật Ước bán nước Thành Đô là có thật. Nếu không phải là Mật ước bán nước thì tại sao Nguyễn Cơ Thạch, bộ trưởng ngoại giao CHXHCNVN phải cay đắng thốt lên “Một Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu!!!” và nếu không có mật ước bán nước thì tại sao Việt gian Nguyễn Phú Trọng lại phải thêm 1 ngôi sao chư hầu cùng với 4 ngôi sao Mông, Mãn, Tạng, Hồi trên lá cờ Trung Quốc? Nếu không có mật ước bán nước thì tại sao và tại sao sẽ trả lời cho chúng ta …

     Không phải năm 1990 Việt gian CS mới ký Mật ước Thành Đô mà ngay từ năm 1953 Hồ Chí Minh đã ký “Giao Ước Ghi Nhớ Hợp tác Việt Trung” số VT/GU-0212 ngày 12-6-1953 tại Quảng Tây trong đó có các điều khoản cam kết chấp nhận Việt Nam là 1 quân khu như quân khu Quảng Châu của Trung Quốc ngày 12-6-1953 tại Quảng Tây. Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận giao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, sau đó là cả Việt Nam trở thành một bang của Trung cộng theo mô thức Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết sau khi chiếm được toàn cõi Việt Nam.[1]( Điều 1: Chính phủ Trung Quốc sẽ đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam. Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc. Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa với quy chế của một liên bang theo mô hình các quốc gia nằm trong Liên Bang Xô Viết (Phụ lục đính kèm)…

     Cuộc xâm chiếm VN lần thứ 27 này không cần tiếng súng mà qua quyền lực ngầm của đế quốc mới Trung Cộng khống chế VN toàn diện với những tên Thái thú xác Việt hồn Tàu nên phần lớn chúng ta chưa thấy rõ được đại họa mất nước! Ngày nay, chúng ta đau đớn nhìn những gì tập đoàn Việt gian bán nước đã và đang thực hiện từ khi Nguyễn Phú Trọng ký 15 văn kiện bán nước đến 17 văn kiện Nguyễn Xuân Phúc sắp ký tại Bắc Kinh để thực hiện những bước cuối cùng để biến VN thành một khu tự trị dân tộc Kinh thuộc TQ. Chúng ta thực sự đã và đang mất nước dần dần vào tay Tàu Cộng. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm gì trước khi đã quá muộn? Toàn dân VN chúng ta phải làm gì trước khi đất nước Việt Nam bị xóa tên trên bản đồ thế giới và dân tộc Việt sẽ tiêu vong. Chúng ta sẽ đắc tội với tiền nhân và con cháu muôn đời sau sẽ nguyền rủa oán hận thái độ thờ ơ vô cảm của những người Việt Nam hôm nay…

     Đế quốc Trung Cộng chỉ mới xâm chiếm Tây Tạng từ năm 1959 đến nay mới có hơn một nửa thế kỷ mà Đức Đạt lai Lạt Ma của Tây Tạng đã ngậm ngùi cay đắng thốt lên: “Tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ và nhân cách của các thế hệ Tây Tạng, vốn quý giá hơn mạng sống của họ, nay đã gần như bị tiêu diệt ! Đảng cộng sản và nhà nước Trung Cộng đã biến Tây Tạng thành một “Địa ngục trần gian”!. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết toàn thể đồng bào Việt Nam chúng ta ở Hải ngoại phải đoàn kết một lòng, quyết tâm ủng hộ cho tiền tuyến VN cho hơn chin chục triệu đồng bào VN trong nước như cộng đồng Ba Lan đã gửi tiền của về yểm trợ cuộc đấu tranh giải thể bạo quyền Cộng Sản.  Chúng ta sẽ thành lập một Quỹ Cứu Quốc do các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo cùng vận động giám sát để yểm trợ cho các tù nhân lương tâm, các nhà đấu tranh dân chủ và đồng bào dân oan trong nước như cộng đồng lưu vong Ba Lan đã thực hiện để cứu dân cứu nước. Đồng bào Hải ngoại quyết tâm đoàn kết, yểm trợ Quốc nội, Dệt kẻ Nội thù, chống quân Tàu Cộng xâm lược. Hồn thiêng sông núi, anh linh của anh hùng liệt nữ sẽ phù trợ cho chúng ta trong sứ mạng cao cả cứu dân cứu nước này. Nếu mỗi con dân đất Việt ở hải ngoại chỉ ủng hộ quỹ Cứu Nước 1 dollar, chúng ta sẽ có ngân khoản hơn 4 triệu dollars chưa kể các mạnh thường quân yêu nước sẽ ủng hộ. Hành động vì dân vì nước này sẽ lưu danh trong sách sử đến muôn đời.

     Thưa quý vị, chúng ta đôi khi chán nản khi thấy cộng đồng người Việt Hải ngoại đang sa vào cái gọi là nghị quyết 36 nên thay vì chống Cộng chúng ta quay ra đánh phá nhau. Không phải Việt gian CS mạnh mà do chúng đang suy yếu nên mới tìm cách tung tin gây chia rẽ phân hóa sức mạnh của chúng ta. Chúng tôi xin thông báo cùng quý vị sự đánh phá lẫn nhau chỉ là hiện tượng nổi do một số cá nhân mà đằng sau là bàn tay của đặc công nằm vùng CS nhưng đồng bào VN ở khắp thế giới đã thống nhất một tiếng nói chung “Diệt Kẻ Nội Thù-Chống quân xâm lược”. Đó là Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại VN đã thành lập được hơn 3 năm qua, hội đồng Liên kết bao gồm 5 vị lãnh đạo tinh thần trong Hội Đồng Liên Tôn VN và các đại diện hội đoàn đoàn thể khắp các châu lục đã tạo thành một tổng lực đánh ngay vào tử huyệt của tập đoàn Việt gian CS. Đã đến lúc tất cả con dân đất Việt chúng ta phải đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết quên đi mọi tị hiềm đố kỵ cá nhân, quyên đi địa phương tôn giáo, hội đoàn đoàn thể để cùng với toàn dân trong nước chung lưng đấu cật diệt kẻ nội thù trong một chiến tuyến chung “Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước” để góp phần chuyển đổi lịch sử. Xin được thay mặt cho Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam trân trọng gửi lời chào mừng đến quý đồng hương ở Canada và tha thiết kính mời quý vị chúng ta cùng nhau góp sức lo cho đại cuộc cứu dân cứu nước .

    Thưa quý vị, mặt khác đất nước Việt Nam của chúng ta sau ngày 30-4-1975 với sự thống trị của tập đoàn Việt gian Cộng Sản là một chuỗi những tang thương mất mát, lòng người ly tán, nghèo nàn lạc hậu, đất nước mất dần vào tay Tầu Cộng. Bên cạnh những mất mát đó, điều kiện khách quan của lịch sử khiến hàng triệu đồng bào phải rời bỏ quê hương ra đi tỵ nạn trên khắp thế giới.  Sau hơn 43 năm đồng bào Việt Nam cư trú tại Hải ngoại đã lên tới hơn 4 triệu người Việt Nam với số lượng trí thức chuyên viên giỏi nhất và nhiều nhất thế giới mà không một dân tộc nào có được. Tinh thần hiếu học cùng với ý chí tiến thủ, con em của chúng ta đã thành đạt và đã đóng góp rất nhiều với những quốc gia sở tại như những công dân danh dự của nước này.

    Điều kiện khách quan của lịch sử cũng đã tạo cho Việt Nam chúng ta có những người Mỹ gốc Việt, người Canada gốc Việt, người Nhật gốc Việt, người Đức gốc Việt, người Anh gốc Việt, người Pháp gốc Việt, người Nga gốc Việt, người Ba Lan gốc Việt… người Việt chúng ta, ngôn ngữ của chúng ta trải ra khắp thế giới. Với điều kiện khách quan của lịch sử và với sức sống vô biên của dân tộc, chúng ta đã thành hình một Đại Việt Nam siêu biên cương trên toàn thế giới. Với truyền thống yêu nước thương nòi của người Việt khắp nơi trên thế giới mặc dù sinh sống ở đâu lòng vẫn hướng về tổ quốc, về quê hương đất nước Việt Nam vẫn quây quần tụ hội trong tình ruột thịt, nghĩa đồng bào dưới “Mái Nhà Việt Nam” tại mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang, mỗi quận hạt thành phố. Giới trẻ Việt Nam thành đạt ở Hải ngoại sẽ hội nhập vào dòng chính để có những dân biểu nghị sĩ như cộng đồng Do Thái để hỗ trợ cho tiến trình dân chủ hóa VN tiến tới giải thể bạo quyền CS như lời kêu gọi của TTHK Donald Trump.

      Sau khi chế độ Cộng sản xụp đổ, những người Việt Nam lưu vong sẽ trở về mang theo tài sản, vốn tri thức để đóng góp tài năng trong công cuộc kiến quốc và hưng quốc Việt Nam. Thế hệ trẻ sẽ ở lại hội nhập vào dòng chính của đất nước, quê hương thứ hai sau Việt Nam.    Yêu cầu lịch sử đặt ra cho giới trẻ tại Hải Ngoại mà điều kiện khách quan của lịch sử đã tạo cho dân tộc chúng ta một thế hệ trẻ có đầy đủ tri thức thời đại để hoàn thành một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật siêu vượt, đưa đất nước chúng ta bước lên sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Trước mắt, chúng ta phải hội nhập vào dòng chính trên các lãnh vực từ khoa học kỹ thuật tới văn hóa xã hội, từ kinh tế tới chính trị như cộng đồng Do Thái để trở thành những dân biểu nghị sĩ đóng góp công sức xây dựng quốc gia sở tại, đồng thời không quên yểm trợ cho quê hương Việt Nam của chúng ta như cộng đồng Ba Lan lưu vong đã làm để giải thể bạo quyền Cộng sản. Tất cả sẽ tạo nên một sức mạnh Việt Nam tiềm tàng, một Việt Nam siêu biên cương chắc chắn sẽ đóng góp hết sức to lớn trong công cuộc kiến thiết quốc gia và phục hưng quốc gia Đại Việt Nam sau đại nạn CS.

     Chúng ta phải làm sao xứng đáng với tiền nhân, chúng ta phải làm gì để không hổ thẹn với hồn thiêng sông núi, với anh linh của những anh hùng liệt nữ Việt Nam. Chúng ta hãnh diện được làm người Việt Nam thuộc một đại chủng lớn của nhân loại để ngẩng cao đầu sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Chính niềm tự hào dân tộc sẽ thôi thúc lòng yêu nước của toàn thể đồng bào Việt Nam chúng ta, nhất là thế hệ trẻ trong nước và Hải ngoại quyết tâm làm một cuộc cách mạng Dân tộc Cứu Quốc.

    Đất nước Việt Nam đang bước qua một khúc quanh lịch sử quyết định sự sống còn của dân tộc nếu toàn thể đồng bào Việt Nam trong nước không đứng lên đáp lời sông núi trên toàn quốc đồng loạt xuống đường đấu tranh giải thể bạo quyền, giành lại dân chủ tự do và quyền sống làm người, quyền làm chủ đất nước. Sứ mạng lịch sử của tất cả chúng ta và đặc biệt là thanh niên sinh viên giới trẻ quốc nội và Hải ngoại, tương lai của đất nước phải kết hợp thành một Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước để quyết tâm hoàn thành một cuộc cách mạng Dân tộc Cứu Quốc và kế tiếp là cuộc cách mạng dân tộc kiến quốc để hưng quốc Việt Nam

    Như chúng ta đã biết thời đại của chúng ta là thời đại của cách mạng truyền thông với không gian mạng internet toàn cầu mà giới trẻ Ai Cập và mới đây Algerie đã vận dụng Facebook, tistter để chuyển đổi lịch sử. Chính vì vậy, nhiệm vụ trước tiên mà giới trẻ chúng ta phải làm là xây dựng từng nhóm liên kết quốc nội Hải ngoại để cùng nhau trao đổi kiến thứcgóp phần nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, phục hồi hào khí Việt để cứu quốc và phục hưng Đại Việt Nam. Hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa đã và đang phát triển vượt bực, yêu cầu của chúng ta đặt ra là phải thành lập Phong trào Hậu duệ tại các nước, tại mỗi tiểu bang, mỗi thành phố lớn. Đồng thời chúng ta tổ chức một Biệt đoàn Văn nghệ Đấu tranh do ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, ca sĩ Thế Sơn, ca sĩ Huỳnh Phi Tiễn… đi khắp các nơi phát động Phong Trào Toàn Dân Cứu Nước chắc chắn sẽ được sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào VN ở Hải ngoại.

     Giới trẻ trong nước phải vận dụng tối đa phương tiện messenger, tistter để vận động các nhóm truyền thông, mỗi nhóm 10 người, mỗi người xây dựng phát triển 10 bạn bè thân hữu đồng chí hướng để thông báo mục tiêu tranh đấu trước đại họa mất nước, đặc khu nhượng địa, luật an ninh mạng, nạn ô nhiễm môi trường Fomosa, nạn chiếm đoạt đất đai nhà cửa của đồng bào dân oan… Đặc biệt giới trẻ chúng ta phải phát động các cuộc đấu tranh bảo vệ đời sống thiết thực của người dân như vật giá lên cao, tăng giá xăng dầu, BOT, Xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, nạn sách nhiễu tình dục học sinh trẻ em, nạn bạo hành ở trường học, vấn đề tệ trạng y tế sán lợn… Chúng ta nhắn tin vận động các nhóm theo cấp số nhân tăng lên 10 x 10 = 100 x 10 = 1000 x 10 = 10000 x 10 = 100.000 x 10 = 1.000.000, thông báo địa điểm tập họp, linh hoạt thay đổi địa điểm để an ninh CS không kịp trở tay đối phó và một khi có số lượng đông đảo đồng bào tham gia xuống đường đồng loạt cùng một ngày giờ, đồng loạt trên cả nước thì bạo quyền sẽ quỳ gối đầu hàng… và lịch sử sẽ bước sang một trang mới xán lạn huy hoàng chấm dứt thảm họa Cộng sản hãi hùng hơn 2/3 thế kỷ qua…

     Toàn thể đồng bào trong nước và Hải ngoại cùng nắm chặt tay nhau, muôn người như một cùng đứng lên đáp lời sông núi để cứu quốc và hưng quốc, tô điểm giang sơn gấm vóc, xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng. Với sức sống vô biên của người Việt Nam chúng ta, với “Đại Nghĩa Cao cả” của Hào khí Diên Hồng-Tây Sơn Thời Đại, chúng ta nguyện làm hết sức mình, quyết tâm tranh đấu cho: Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn, Dân Tộc Việt Nam bất diệt, Đất nước Việt Nam Phú Cường, Toàn dân Việt Nam sung túc an lạc. Chân thành cám ơn quý vị, quý đồng hương đã lắng nghe tâm tình của một con dân yêu nước và trân trọng kính chào quý vị.

 

LỊCH SỬ VIỆT

 

 

 

 

 

 

 

    https://youtu.be/fLfBQJLTzEY

HUYẾT LỆ THƯ
CỨU DÂN CỨU NƯỚC

Quốc phá Gia vong, vong Quốc nhục
Ngàn năm Quốc hận, Quốc dân ơi!?

Trước bàn thờ Quốc Tổ, biểu trưng của Hồn thiêng sông núi, của Tổ Quốc Việt Nam, chúng con toàn thể đồng bào Việt Nam xin cúi đầu tưởng niệm những anh hùng dân tộc đã hy sinh để tổ quốc Việt Nam trường tồn, Dân tộc Việt Nam bất diệt.

Nhớ xưa Quốc Tổ mở nền, Văn Lang một cõi

Văn hiến ngàn năm, Trải bao hưng phế thăng trầm

Tổ Quốc vẫn trường tồn, Dân tộc Việt bất diệt

Sử sách Việt ngàn năm ghi nhớ

Phù Đổng Thiên Vương đại thắng giặc Ân

An Dương Vương đánh tan 50 vạn quân Tần, Đồ Thư bỏ mạng

Triệu Vũ Đế dựng xây Nam Việt

Uy danh lừng lẫy, Bách Việt rạng rỡ trời Nam

Hán Văn Đế cầu xin hòa hiếu

Giao trả Lĩnh Nam, Đường đường một cõi

Lịch sử Việt hào hùng bất khuất

Gần ngàn năm nô lệ Bắc phương

Anh hùng Liệt Nữ, Đời đời nối tiếp

Đứng vùng lên cứu nước Việt Nam

Anh Thư nước Việt

Trưng Nữ Vương đánh đuổi Tô Định xâm lăng

Phục hồi Hùng Lạc, hậu duệ vua Hùng

Lý Trường Nhân giành quyền tự chủ…

Lý Nam Đế đánh dẹp quân Lương

Xưng Nam Việt Đế, Quốc hiệu Vạn Xuân

Những Anh hùng Dân Tộc

Kể sao cho hết, từ Mai Hắc Đế đến Bố Cái Đại Vương

Vì dân cứu nước

Danh nhân lịch sử, tài trí phi thường

Khúc Thừa Dụ, Chiếm Lĩnh Nam chỉ xưng Tiết Độ

Mở nền tự chủ, Tế thế an bang

Bờ cõi vững vàng, Việt Nam sang trang sử mới

Chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử, Nam Hán tan hàng

Ngô Quyền dựng nên, Kỷ nguyên Độc lập

Đinh Tiên Hoàng Đế Dẹp loạn Sứ quân, Đại Cồ Việt nước

Phạt Tống bình Chiêm, Đại Hành Hoàng Đế

Đại Việt Triều Lý, Rạng rỡ trời Nam

Danh Tướng Lý Thường Kiệt, Tiến đánh Ung-Liêm, Tan tành Trung Quốc

Vận nước đổi thay, Thái bình thịnh trị

Cả thế giới cúi đầu kinh sợ

Đạo quân Mông hung hãn bạo tàn

Ba lần sang đánh Việt Nam, Ba lần đại bại rành rành sử ghi

Hốt Tất Liệt hung hăng, Buộc ta quy phục

Đại Đế Thái Tông

Đại thắng quân Mông, manh giáp không còn

Chiến tích thần kỳ, Thế giới ghi công

Đạo quân “Bách chiến bách thắng”

Từ Á sang Âu, Chỉ thua Đại Việt

Hào khí Diên Hồng, Toàn dân quyết chiến

Hưng Đạo Đại Vương, Hai lần chiến thắng

Quân Nguyên xâm lược, Lừng danh thế giới

Mười năm kháng chiến, Lam Sơn khởi nghĩa

Lê Lợi lên ngôi, Danh thần Nguyễn Trãi tuyên xưng “Bình Ngô Đại Cáo”

Duy Ngã Đại Việt Chi Quốc, Thực vi văn hiến Chi Bang

Chỉ có nước Đại Việt ta từ trước, Mới có nền văn hiến ngàn năm

Từ Triệu, Đinh, Lê, Lý Trần, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh

Mỗi bên hùng cứ một phương, Phong tục Bắc Nam cũng khác…

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Nhưng Hào Kiệt đời nào cũng có…

Đánh cho để đen răng, Đánh cho được để dài tóc

Đánh cho xe giặc tan tành, Đánh cho quân thù tơi tả

Đánh cho lịch sử biết rằng, Đất nước Việt Nam hùng anh ta có chủ

Hoàng Đế Quang Trung,                                                        

Chiến thắng Rạch Gầm, 5 vạn quân Xiêm phơi xác

Tốc chiến tốc thắng, Diệt gọn 20 vạn quân Thanh, Thần kỳ lịch sử…

Hỏa Hồng Nhật Tảo kinh thiên Địa, Yên Bái ngàn sau đuốc sáng soi

Việt Nam Muôn Năm, Đầu người rơi rụng

Việt Nam Muôn năm, Người khác tiến lên

Việt Nam Muôn năm, Người người nằm xuống

Việt Nam muôn năm, Anh dũng đứng lên

Việt Nam Muôn năm, Anh hùng cứu quốc

Việt Nam Muôn năm, Sống mãi muôn đời…

Kính thưa toàn thể đồng bào,

Lịch sử Việt hào hùng bất khuất, thế mà bất hạnh thay cho dân tộc vì trong lịch sử Việt chưa có triều đại nào bất nhân hại dân bán nước như tập đoàn Việt gian Cộng sản ngày nay. Kể từ thành lập ngày 3-2-1930, đảng Cộng sản Việt Nam đã hủy diệt văn hóa truyền thống Việt, cấm đoán các tôn giáo chơn truyền để tôn thờ chủ nghĩa duy vật vô thần, thực hiện nền văn hóa Mác Lê vô Tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo.

Hơn 2/3 thế kỷ, tập đoàn Việt gian Cộng sản Bất nhân Hại dân Bán nước đã đào tạo những con người lạnh lùng vô cảm, những cỗ máy vô cảm công cụ phục vụ cho chế độ độc tài toàn trị, đồng thời thành lập các tôn giáo quốc doanh để mua chuộc phân hóa tôn giáo, thế tục hóa tôn giáo để người dân mất niềm tin vào đạo giáo hầu dễ bề thống trị. Nền văn hóa vô sản đã thay thế văn hóa dân tộc, luân lý đạo đức suy đồi, xã hội sa đọa, con người lạnh lùng vô cảm mất hết tính người chà đạp lên nhau mà sống, giết người không gớm tay, xã hội không còn đạo lý tình người của truyền thống nhân bản Việt Nam.

Thưa toàn thể đồng bào, tội ác của tập đoàn Việt gian Cộng sản ngày càng chồng chất, tiếng kêu khóc oán than uất hận của người dân thấu tận trời xanh đến nỗi “Chặt hết trúc rừng Nam cũng không ghi đủ tội ác, Tát cạn biển Đông cũng không rửa sạch tanh hôi của loài quỷ Đỏ nên Thần-Người đều căm hận, Trời-Đất chẳng dung tha!!!”.

Tập đoàn Việt gian CS đã gia nhập hàng ngũ Cộng sản quốc tế nên ngày 18-1-1950 và ngày 31-1-1950, nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Cộng hòa Liên bang Sô Viết (Liên Sô) đã công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Chính vì vậy, ngày 7-2-1950 Hoa Kỳ, Anh và các nước thế giới tự do công nhận chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Đức Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo. Chính tập đoàn Việt gian Cộng sản đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc chiến tranh ý thức hệ hy sinh gần 1 chục triệu người dân vô tội.

Ngày 20-7-1954, tuân theo chỉ thị của Trung Quốc và Liên Sô ký kết hiệp định Genève chia đôi đất nước. Trong thời gian thống trị miền Bắc, tập đoàn Việt gian Cộng sản đã phát động phong trào đấu tố để cướp đất đai ruộng vườn tư hữu của người dân, thực hiện chiến lược “Bần Cùng hóa” nhân dân, giết chết gần 200 ngàn người dân vô tội.

Ngày 20-12-1960, thi hành chỉ thị của Mao Trạch Đông phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam. Sau cuộc “Tổng Công Kích” tết Mậu Thân thất bại, Việt gian Cộng sản đã tàn sát dã man, chôn sống hơn 5 ngàn người dân kể cả đàn bà và trẻ em.

Ngày 30-4-1975, vi phạm hiệp định Paris đem quân xâm chiếm miền Nam, thực hiện chế độ độc tài toàn trị, tước đoạt mọi quyền tự do căn bản của người dân, đưa nhân dân vào cảnh khốn cùng và khiến đất nước Việt Nam trở thành những nước nghèo nàn lạc hậu nhất thế giới thậm chí thua cả Lào và Cambodia…

Sau khi Liên Sô và các nước Đông Âu sụp đổ hết chỗ nương tựa, tập đoàn Việt gian Cộng sản vội vàng quỳ gối xin lập lại quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh nên cúi đầu ký kết Cái gọi là Mật Ước Thành Đô. Chính vì vậy, tập đoàn Việt gian đã nhường đất nhường biển, thỏa thuận nguyên tắc cơ bản và mới đây ký kết những văn bản cuối cùng thực hiện trước thời hạn trở thành khu Tự trị năm 2020.
Chủ trương Hán hóa dân tộc Việt đư

ợc thực hiện từng bước một với việc Tập Cẩm Bình ban chỉ dụ tại quốc hội, thành lập viện Khổng Tử, cung hữu nghị Việt Trung, đồng thời, bắt các em học sinh từ cấp 1 tới cấp 3 phải học tiếng Trung kể từ niên học 2018 để Hán hóa người Việt ngay từ khi còn đi học. Ngày 07 tháng 4 năm 2015, Tập Cận Bình hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nam Hải. Trung Quốc – Việt Nam nhấn mạnh ” Phát triển lành mạnh và ổn định trên một lãnh thổ có hai dân tộc. Đồng thời thực hiện Hiệp ước (2016-2020) do lưỡng đảng ký kết” để từng bước trở thành Khu Tự trị của Đế quốc mới Trung Cộng.

Năm 2017 vừa qua, tập đoàn Việt gian Cộng sản đứng đầu là tên phản quốc Nguyễn Phú Trọng đã ký kết thực hiện những văn kiện cuối cùng thi hành trước năm 2020, thời điểm mà mật ước bán nước Thành Đô 4-9-1990 quy định Việt Nam trở thành Khu tự trị của Trung Quốc. Mới đây, tên tay sai Bùi Hiền từng đi du học Trung Quốc, đảng viên của đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra đề nghị thay lối chữ mới. Đây là chủ trương hết sức thâm độc quỷ quyệt của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc để xóa bỏ, triệt tiêu văn hóa Việt vì một khi bỏ chữ quốc ngữ, thay vào lối chữ mới lai Tàu thì 5, 10 năm sau, con em chúng ta sẽ không còn biết gì về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt nữa.

Năm 2018 vừa qua, sau khi kiêm nhiệm chức CT nhà nước CHXHCNVN Việt gian Nguyễn Phú Trọng quyết tâm thực hiện những bước cuối cùng để biến Việt Nam thành Khu Tự trị Dân tộc Kinh của Trung Quốc. Tập đoàn Việt gian CS đã thông qua luật an ninh mạng, luật thiết quân luật, tiến hành đặc khu kinh tế Quảng Ninh, cho Hải quân tham gia tập trận chung với Trung Quốc, cử Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch sang Bắc Kinh cam kết chiến đấu đến người Việt Nam cuối cùng để bảo vệ thành trì Xã Hội Chủ Nghĩa…

Hồi chuông báo tử của tập đoàn Việt gian Cộng sản đã điểm nên điên cuồng bắt bớ xét xử các nhà tranh đấu dân chủ, Khủng hoảng kinh tế tài chánh, ngân sách cạn kiệt, nợ công ngập đầu và nhất là nội bộ đang đấu đá quyết liệt, chắc chắn sẽ tiêu vong trong một ngày gần đây. Đặc biệt là Hoa Kỳ đã chính thức trở lại Biển Đông Nam Á với sự hiện diện tại Đà Nẵng của Hàng Không Mẫu Hạm vì quyền lợi thiết thân của họ nên sẽ là đồng minh của chúng ta đối đầu với đế quốc mới Trung Cộng.

Thưa toàn thể đồng bào, chỉ còn không đầy 1 năm nữa thì đất nước Việt Nam sẽ trở thành một khu Tự trị của đế quốc mới Trung Cộng, đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới, dân tộc Việt Nam sẽ bị tiêu vong!!!

Trong giờ phút thiêng liêng Giao Thừa của Tết Kỷ Hợi, vang lên lời kêu gọi cứu dân cứu nước của Hồn thiêng sông núi, anh linh của các anh hùng liệt nữ bao đời cứu quốc an dân, toàn thể đồng bào Việt Nam phải quyết tâm đứng lên đáp lời sông núi trước khi đã quá muộn. Lịch sử Việt đã ghi dấu ấn tích về “Mùa Xuân Kỷ Hợi” 39 Trưng Nữ Vương phục quốc Hùng Lạc và đặc biệt, “mùa Xuân Kỷ Hợi” 939 Anh hùng Dân Tộc Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên Bạch Đằng Giang, chấm dứt thời kỳ nô lệ Tàu Hán mở ra Kỷ nguyên Độc Lập của dân tộc Việt.

Kính Thưa toàn thể đồng bào,

Là con dân đất Việt lẽ nào chúng ta cam chịu cúi đầu khuất phục chấp nhận thân phận nô lệ, sống kiếp ngựa trâu, để tập đoàn Việt gian phản quốc ngang nhiên dâng hiến đất đai của Tổ Quốc, Dân Tộc Việt bị tiêu diệt, thế hệ hôm nay sẽ đắc tội với Tổ Tông, với con cháu muôn đời sau.

– Không còn khốn khó thương đau nào hơn thống khổ hôm nay khi 90 triệu đồng bào sống trong ngục tù Cộng Sản!

– Không còn nhục nhã hờn căm nào bằng ô nhục căm hờn hôm nay khi “Giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta”!

– Toàn dân hãy đứng lên giành quyền làm chủ của nhân dân, để chuyển đổi lịch sử, đón mừng mùa xuân dân tộc trên quê hương Việt Nam thân yêu. .

Toàn dân Việt phải tự quyết định số phận của chính mình và vận mệnh của đất nước chúng ta mở ra một Mùa Xuân Kỷ Hợi 2019 cho Dân tộc Việt.

Đại Nghĩa Tất Thắng Hung Tàn, Chí Nhân Phải thay Cường Bạo

Nguyện cầu Hồn Thiêng Sông Núi phù trì cho Dân Tộc Việt Nam

Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn, Dân Tộc Việt Nam Bất Diệt.

Giao Thừa Kỷ Hợi 2018-2019

1. Diên Hồng Thời Đại Việt Nam: Phạm Trần Anh. 2. Liên Minh Dân Chủ Tự Do Việt Nam: Huỳnh Hưng Quốc. 3. Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền VN: HT Thích Nguyên Trí. 4. Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: HT Thích Không Tánh, Phó Viện Trưởng kiêm Tổng Ủy Viên Từ thiện Xã hội. 5. Liên ủy Ban Chống CS và Tay Sai: Nhân sĩ Phan Kỳ Nhơn. 6. Phong Trào Phụ Nữ Hành Động Cứu Nước: Nữ Sĩ Hồng Khương. 7. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam: Nhân sĩ Cao Xuân Khải.
8. Ủy Ban Chống Văn hóa Tôn Giáo Vận CS: MS Nguyễn Công Chính. 9. Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy: Nhân sĩ Lê Quang Hiển, Nhân sĩ Lê văn Sóc.
10. Radio Toàn Dân Cứu Nước: Trần Việt Lê Chân.
11. Phong Trào Tân Dân: Nhân sĩ Trần Sinh Cát Bình. 12. Khối 8406 Hoa Kỳ: Đại diện Ô Vũ Hoàng Hải. 13. Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết: Nhân sĩ Nguyễn Lý. 14. Liên Hiệp Hội Thánh EM: Phó Trị Sự Trần Viết Hùng. 15. Đoàn Thanh niên Dân Chủ: Trần Long. 16. Hội Đồng Liên Kết Tranh Đấu Nhân Quyền VN: Trần Ngọc Bính. 17. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam: Nguyễn Hữu Ninh. 18. Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hoá Việt Nam tại BC Canada: Đại diện Bà Mai Kim Huyền. 19. Phong Trào Yểm Trợ Khối 8406 Canada: Đại diện Ông Lạc Việt. 20. Hội Người Việt Tự Do tại BC: Đại diện Ông Phan Mật. 21. Little Saigon Vancouver Foundation: Đại diện Ông Nguyễn hữu Ninh. 22. Tập Hợp Quốc Dân Việt Vancouver Canada: Đại diện Ông Lê ngọc Điệp. 23. Hội Diên Hồng Thời Đại Tây Bắc Hoa Kỳ: Nhân sĩ Phạm văn Tường. 24. Văn Đàn Thời Đại: Nhân sĩ Vũ Lang.
25. Giáo Hội Cộng Đồng Tin Lành Lutheran Việt Nam Hoa Kỳ: MS Nguyễn Hoàng Hoa. 26. Truyền Hình Việt Nam Hải Ngoại: Ký giả Nguyễn Đình Toàn. 27. Hội Cảng Sát Quốc Gia Úc Châu: Nhân sĩ Vũ Trọng Khải.</strong>

CHIỀU CUỐI NĂM GỢI NHỚ…

https://www.vntv.online/?p=5908

VIỆT NAM TÔI ƠI…

https://www.vntv.online/?p=5928

https://www.facebook.com/vietnamnuoctoi2016/videos/988495471346261/?t=12

TÂM THƯ

Kính thưa toàn thể Đồng bào

Trước thềm năm mới, Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước chân thành kính chúc toàn thể đồng bào vui đón một năm mới An khang thịnh vượng, một mùa Xuân Dân tộc sẽ đến với toàn dân Việt chúng ta trên quê hương Việt Nam không còn bóng dáng Việt gian cộng sản bất nhân hại dân bán nước.  

Trước bàn thờ Tổ Quốc biểu tượng của Hồn thiêng sông núi, chúng ta nguyện chung sức chung lòng quyết tâm đấu tranh cho nền Độc lập thực sự của dân tộc, đấu tranh cho quyền dân chủ tự do thực sự, Nhân dân Việt Nam sung túc An lạc thực sự, đấu tranh xây dựng một quốc gia Việt Nam phú cường để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trường tồn, Dân tộc Việt Nam Bất diệt.

Hồn thiêng sông núi, Anh linh của Anh hùng Liệt nữ Việt Nam sẽ phù trì cho Dân tộc chúng ta.

Xin được thay mặt cho Quý vị Cố vấn và Hội Đồng Sáng lập Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước, chúng tôi xin đọc bức Tâm Thư kính gửi toàn thể con dân đất Việt.

 

Kính Gửi

Toàn thể Đồng bào Việt Nam

Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể, Quý nhân sĩ trong nước và Hải ngoại.

Kính Thưa quý vị,

Sau hơn 43 năm thống trị đất nước, tập đoàn Việt gian Cộng sản đã đem lại hậu quả nặng nề cho dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện. Toàn dân Việt đã thấy rõ bộ mặt thật “Hại dân bán nước” của tập đoàn Việt gian Cộng Sản là những tên Thái Thú thời đại “Xác Việt hồn Tàu”. Việt gian Nguyễn Phú Trọng đã kiêm nhiệm chức vụ Chủ Tịch nước để thi hành những bước cuối cùng biến Việt Nam thành một “Khu Tự Trị Dân Tộc Kinh” theo đúng Mật ước Bán Nước Thành Đô 4-9-1990.

Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm của suy vong, nguy cơ mất nước cận kề. Đây là thời kỳ đau thương ô nhục nhất trong lịch sử dân tộc Việt. Thật bất hạnh cho cả một dân tộc khi tập đoàn Việt gian bất nhân, hại dân bán nước phản bội công lao của tiền nhân bao đời dựng nước và giữ nước để duy trì địa vị thống trị tha hồ bóc lột vơ vét tài sản của nhân dân.

Chúng ta đã và đang mất nước từng phần, chỉ còn 1 năm nữa thì đất nước Việt Nam sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới, dân tộc Việt sẽ tiêu vong. Chưa bao giờ hiểm họa mất nước lại đè nặng lên con tim khối óc của những người Việt Nam yêu nước như bây giờ.

Trước thảm trạng dở sống dở chết của hơn 90 triệu đồng bào Việt Nam. Trước nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng, đế quốc mới của thời đại.

Đáp ứng yêu cầu bức thiết của lịch sử, Chúng tôi những người Việt Nam yêu nước, chuộng dân chủ tự do, công bình và tiến bộ xã hội ở trong nước và Hải ngoại, Long trọng tuyên bố trước Quốc dân Việt Nam và trước toàn thế giới:

I. MẶT TRẬN TOÀN DÂN CỨU NƯỚC là một Tập hợp Quốc Dân Việt bao gồm tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, chính kiến trong và ngoài nước cùng đấu tranh cho nền Độc lập thực sự của dân tộc, đấu tranh cho quyền dân chủ tự do thực sự, Nhân dân Việt Nam sung túc An lạc thực sự, đấu tranh xây dựng một quốc gia Việt Nam phú cường để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trường tồn, Dân tộc Việt Nam Bất diệt.

II. MẶT TRẬN TOÀN DÂN CỨU NƯỚC lấy truyền thống Nhân đạo Việt Nam, đạo làm người Việt Nam làm tư tưởng chủ đạo. Khởi đi từ sự tôn trọng phẩm gía con người, cùng đích là phục vụ con người. Tất cả cho con người nói chung để người Việt Nam nói riêng và cả nhân loại nói chung cùng chung sống trong hòa bình an lạc.

III. MẶT TRẬN TOÀN DÂN CỨU NƯỚC đặt quyền lợi Dân tộc lên trên hết để thực hiện 3 nhiệm vụ cấp bách của lịch sử:

  1. CỨU QUỐC:

–  Giải cứu đồng bào Việt Nam khỏi sự thống trị bạo tàn của chế độ Cộng sản Việt Nam.

– Giải cứu đất nước khỏi sự xâm lăng bành trướng của đế quốc đỏ Tầu Cộng.

  1. KIẾN QUỐC:

– Xây dựng một nền Đệ Tam Cộng Hòa: Dân chủ Tự Do thực sự, một xã hội Công Bằng và bình đẳng, bảo đảm sự thăng tiến đồng đều cho mọi công dân.

–  Bảo lưu truyền thống tốt đẹp của đạo lý làm người Việt Nam, Phục hoạt Văn hóa truyền thống Việt: Dân tộc, Nhân bản và Thời đại.

– Vận dụng trí tuệ Việt Nam, nhân lực và tài lực của đồng bào Việt Nam tại Hải ngoại cùng với đồng bào trong nước xây dựng kiến thiết quốc gia sau đại nan Cộng sản trên quê hương Việt Nam.

  1. HƯNG QUỐC: Để kiến quốc và hưng quốc, Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước chủ trương:

  1. Cách mạng hoá, Hiện đại hoá Việt Nam.

  1. Phục Hưng Dân tộc Đại Việt Nam.

Việt Nam ngày 1 tháng 1 năm 2019.

 HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

  • Hòa Thượng Thích Nguyên Trí: CT Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền Việt Nam.

  • Hòa Thượng Thích Đức Huệ.

  • HT Thích Không Tánh: Phó Viện Trưởng kiêm Tổng Vụ Trưởng Tù Thiện Xã Hội Tăng Đoàn GHPGVNTN.

  • Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Tập Hợp Quốc Dân Việt.

  • Linh Mục Nguyễn Công Thanh.

  • Mục Sư Nguyễn Công Chính: CT Hội Đồng Các Sắc Tộc và Tôn giáo Việt Nam.

  • Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa.

  • Nhân sĩ Phan Kỳ Nhơn: Cố Vấn Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  • Nhân sĩ Trần Minh Xuân: Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy.

 

HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP MẶT TRẬN TOÀN DÂN CỨU NƯỚC

  • Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh (Hoa Kỳ): Đồng CT kiêm TTK Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam, CT Hội Đồng Điều Hành Đại Hội Diên Hồng Thời Đại VN, CT HĐ Điều Hành Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo VN.

  • TS Phan Văn Song (Pháp Quốc): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  • Nhân sĩ Trần văn Đông (Canada): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  • BS Võ Đình Hữu (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam, Đại diện Hải Ngoại.

  • Nhân sĩ Nguyễn văn Tánh (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  • Nhân sĩ Lưu văn Tươi (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  • Nhân sĩ Cao Xuân Khải (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  • Nhân sĩ Nguyễn Trung Châu (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  • Nhân sĩ Đặng Thị Danh (Canada): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  • Nhân sĩ Đoàn Hữu Định (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  • BS Lê Thuần Kiên (Canada): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  • BS Hoàng Thị Mỹ Lâm (Cộng Hòa Liên Bang Đức): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

Trân Trọng Kính Chào Toàn Thể Đồng bào

Thành viên của Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước có mặt khắp nơi trên cả nước, để bảo mật, chúng tôi chưa công bố các Thành Viên Sáng lập trong Quốc Nội.

Trân trọng Kính mời quý Nhân sĩ Trưởng thượng, Quý Hội Đoàn Đoàn Thể tham gia vào Mặt Trận với tư cách đồng sáng lập Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước và Thành viên của Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước.

Xin quý Đồng bào trong nước và Hải ngoại liên lạc với chúng tôi qua Điện thoại 1(714) 332 9243 hoặc Email: phamtrananh2015@gmail.com, dongvantran@gmail.comdienhongthoidai@gmail.com 

https://youtu.be/Lmk6Fb8dv5g

TUYÊN BỐ CỦA MẶT TRẬN TOÀN DÂN CỨU NƯỚC

Nhận định rằng:

1. Sau khi loại trừ Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng TBT đảng Cộng sản Việt Nam đã kiêm nhiệm chức CT nhà nước CHXHCNVN theo đúng kế hoạch của Tàu Cộng để thực hiện những bước cuối cùng biến Việt Nam thành khu tự trị “Dân Tộc Kinh” của Trung Quốc năm 2020.

Ngay sau khi tuyên thệ nhận chức Chủ Tịch Nước CHXHCNVN, Nguyễn Phú Trọng đã cho lưu hành đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc trong khi bắt phạt người dân đổi tiền USD của Hoa Kỳ và trấn áp trí thức đối lập qua vụ kiểm điểm kỷ luật giáo sư Chu Hảo. Đồng thời ra lệnh đàn áp đánh đập dã man các công dân yêu nước và xử án thật nặng hơn 100 người dân yêu nước biểu tình ngày 10-6-2018 vừa qua ở Biên Hòa và Bình Thuận…

Đối ngoại, Việt gian Nguyễn Phú Trọng đã cam kết với Đặc sứ của Tập Cẩm Bình xác nhận mối quan hệ Việt Trung chưa bao giờ tốt đẹp như ngày nay rồi cử hải quân tham dự tập trận với Trung Quốc, cử Bộ Trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch sang Bắc Kinh nguyện làm tiền đồn, cam kết sẽ hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng để bảo vệ “Thành trì Xã Hội Chủ Nghĩa Trung Quốc”.

2. Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đọc bài diễn văn nảy lửa trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc Lên án Xã Hội Chủ nghĩa và kêu gọi toàn thế giới đứng lên chống cái ác, sự nghèo khó của chế độ Cộng sản độc tài toàn trị.

Đặc biệt, Hoa Kỳ chính thức không công nhận những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Tàu Cộng xâm chiếm bất hợp pháp và kêu gọi Trung Cộng tháo dỡ các căn cứ mới xây dựng trên những đảo này. Đồng thời phát động một cuộc chiến tranh thương mại nhằm suy yếu nền kinh tế của đế quốc mới Trung Cộng.  

Mặt khác, Hoa Kỳ tăng cường tối đa sức mạnh của Hải Quân, Không Quân và Liên minh Ấn Độ Thái Bình Dương Indo-Pacific tại vùng biển Hoa Đông và biển Đông Nam Á để sẵn sàng đè bẹp Trung Cộng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ đang là đồng minh thật sự của dân tộc Việt Nam chúng ta chống Đế quốc mới Trung Cộng.

3. Toàn dân Việt Nam đã nhận thức được bản chất hại dân bán nước của Tập đoàn Việt gian Cộng sản nên hơn 100 ngàn đồng bào đã đồng loạt xuống đường biểu tình ngày 10 tháng 6 – 2018 để chống cái gọi là luật Đặc Khu, Luật An ninh mạng với một khí thế sục sôi căm hận chưa từng có.  

Toàn thể đồng bào Việt Nam trong nước và ở Hải ngoại đang mong chờ một Mặt Trận tổng lực giương cao ngọn cờ chính nghĩa “Diệt kẻ nội thù-Chống quân xâm lược” ra đời đáp ứng nguyện vọng của toàn thể đồng bào Việt Nam.

Trước đại họa mất nước cận kề, đáp ứng nguyện vọng cấp thiết của toàn thể đồng bào Việt Nam, Chúng tôi những công dân yêu nước trong Quốc nội và ở Hải ngoại long trọng công bố trước toàn thể đồng bào Việt Nam và Công luận Quốc tế:

  1. Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước là một tập hợp rộng lớn của toàn thể đồng bào Việt Nam yêu nước ở Quốc nội và Hải ngoại được thành lập để hoàn thành sứ mạng lịch sử Cứu Dân Cứu Nước. 

  1. Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước đặt quyền lợi của Tổ Quốc Dân tộc lên trên hết, tất cả vì Độc lập Dân Tộc, Dân Chủ Tự Do và Ấm no Hạnh Phúc thật sự của toàn dân.

Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước chủ trương hoàn thành 2 nhiệm vụ chiến lược cách mạng:

  • Hoàn thành cuộc cách mạng Dân Tộc Cứu Quốc: Diệt kẻ Nội thù “tập đoàn Việt gian Cộng sản” chống quân xâm lược “Đế Quốc mới Trung Cộng” để bảo vệ giang sơn gấm vóc Việt Nam của chúng ta.

  • Thực hiện cuộc cách mạng Dân chủ xã hội để Kiến Quốc và Hưng Quốc sau đại nạn Cộng sản.

  • “Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước chủ trương xây dựng một nền Đệ Tam Cộng Hòa được toàn dân lựa chọn: Tam quyền phân lập bảo đảm Dân chủ Tự Do thật sự, Ấm no hạnh phúc thật sự trong một xã hội Công Bằng và bình đẳng thật sự, bảo đảm sự thăng tiến đồng đều cho mọi công dân Việt Nam.

Nguyện cầu Hồn Thiêng Sông núi Phù trì cho Dân Tộc ViệtNam                                          Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn                                                                                                  Dân Tộc Việt Nam Bất Diệt                                                                                                            Quốc Gia Việt Nam Muôn Năm.

Việt Nam ngày 1 Tháng 1  Năm 2019

HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

  • Hòa Thượng Thích Nguyên Trí: CT Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền Việt Nam.

  • Hòa Thượng Thích Đức Huệ.

  • Hòa Thượng Thích Không Tánh: Phó Viện Trưởng kiêm Tổng Vụ Trưởng Từ Thiện Xã Hội Tăng Đoàn GHPGVNTN.

  • Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

  • Linh Mục Nguyễn Công Thanh.

  • Mục Sư Nguyễn Công Chính: CT Hội Đồng Các Sắc Tộc và Tôn giáo Việt Nam.

  • Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa.

  • Nhân sĩ Phan Kỳ Nhơn: Cố Vấn Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  • Nhân sĩ Trần Minh Xuân: Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy.

 

HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP MẶT TRẬN TOÀN DÂN CỨU NƯỚC

  1. Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh (Hoa Kỳ): Đồng CT kiêm TTK Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam, CT Hội Đồng Điều Hành Đại Hội Diên Hồng Thời Đại VN, CT HĐ Điều Hành Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo VN.

  2. TS Phan Văn Song (Pháp Quốc): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  3. Nhân sĩ Trần văn Đông (Canada): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  4. BS Võ Đình Hữu (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam, Đại diện Hải Ngoại.

  5. Nhân sĩ Nguyễn văn Tánh (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  6. Nhân sĩ Lưu văn Tươi (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  7. Nhân sĩ Cao Xuân Khải (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  8. Nhân sĩ Nguyễn Trung Châu (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  9. Nhân sĩ Đoàn Hữu Định (Hoa Kỳ): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  10. Nhân sĩ Đặng Thị Danh (Canada): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  11. BS Lê Thuần Kiên (Canada): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

  12. BS Hoàng Thị Mỹ Lâm (Cộng Hòa Liên Bang Đức): Đồng CT Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

Trân Trọng Kính Chào Toàn Thể Đồng bào 

Thành viên của Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước có mặt khắp nơi trên cả nước, để bảo mật, chúng tôi chưa công bố các Thành Viên Sáng lập trong Quốc Nội.

Trân trọng Kính mời quý Nhân sĩ Trưởng thượng, Quý Hội Đoàn Đoàn Thể tham gia vào Mặt Trận với tư cách đồng sáng lập Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước hoặc là Thành viên của Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước.

Xin quý Đồng bào trong nước và Hải ngoại liên lạc với chúng tôi qua Điện thoại 1(714) 332 9243 hoặc Email: phamtrananh2015@gmail.com, dongvantran@gmail.comdienhongthoidai@gmail.com 

 HOÀNG SA TRƯỜNG SA

CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM

https://www.vntv.online/?p=5868

 

TAO BABE: Ancient Viet, Cradle of Asian Civilization

Tao Babe

https://taobabe.wordpress.com

Tôi sinh ra ở Việt Nam.

Khi viết những lời này, tôi suy nghĩ tới ý nghĩa thực sự và sâu sắc nhất của chúng. Ra khỏi cái bóng tối tăm của quê hương tôi trong quá khứ, trộn lẫn sương mù và khói thuốc pháo, tôi hầu như không thể nhìn thấy diện mạo của những người đến trước tôi; những khuôn mặt quen thuộc thoáng qua của hàng ngàn năm xa xưa: những người tự gọi mình là người Việt Nam.

Khói và sương mù trở nên dày hơn, xa xăm hơn, tôi cố gắng nhìn về quá khứ. Sau hai ngàn năm, không khuôn mặt nào còn lại, chỉ có những hình ảnh mơ hồ. Quá khứ, chỉ có bóng tối. Và nó ở lại … hàng ngàn năm Bóng Tối.

Tôi lớn lên với ý nghĩ, chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé của một nền văn minh khổng lồ và mạnh mẽ ở phía bắc, xa hơn rất nhiều trong lịch sử được ghi lại; một nền văn minh đã phát minh ra hàng ngàn điều quan trọng, từ gốm, giấy, lụa. Đối với người Việt Nam, chúng tôi đã được chứng minh là hoàn toàn không có sáng tạo, tích cực gì; xã hội của chúng ta không có kỹ thuật và tiên tiến đủ để có những người khổng lồ tinh thần có khả năng làm những kỳ công như vậy. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã phát minh ra nước mắm, nhưng rồi cũng thất bại trong cuộc tranh luận vì trong lịch sử, người Hy Lạp đã khẳng định trước ý tưởng đó.

Người Trung Quốc ở phía Bắc là một quốc gia giàu có và mạnh mẽ mà chúng tôi là những người nghèo khó ở phía Nam, những người hầu như trần truồng và đói khát. Tôi lớn lên với suy nghĩ rằng sở dĩ tiếng nói và phong tục tập quán Việt tương tự như Trung Quốc bởi vì chúng tôi đã sao chép của họ, mà không hề có nguyên bản gốc của mình.

Tôi rất đau buồn và thành kính xin lỗi tất cả.

Tôi chỉ có thể xin tổ tiên của tôi tha thứ. Tôi không biết gì về quá khứ của dân tộc tôi. Làm sao mà tôi có thể biết được? Chúng tôi chưa bao giờ biết sự thật đã bị chôn vùi xuyên tạc, và sự thật là: Đất Việt cổ, phía nam sông Hoàng Hà, là cái nôi của nền văn minh châu Á!

Vậy làm sao chúng tôi có thể trở thành cái nôi của nền văn minh châu Á? Rõ ràng, chúng tôi không có các tác phẩm lịch sử ghi lại điều này. Tất cả lịch sử lâu đời và nổi tiếng của chúng tôi đã bị xoá bỏ hơn hai ngàn năm trước và bị đàn áp trong đau thương và chết chóc. Ngoài ra, các bài viết lịch sử không phải bao giờ cũng là chứng cứ bởi lẽ mọi người đều biết lịch sử được viết bởi những người chiến thắng và không nhất thiết gần với sự thật.

Không, đây là một tuyên bố phi thường, và như Carl Sagan nói, ‘yêu sách phi thường đòi hỏi phải có bằng chứng phi thường.’ Vì vậy, với ít tác phẩm lịch sử trưng dẫn này, cái “bằng chứng bất thường của tôi”đến từ đâu? Xn thưa nó đến từ khảo cổ di truyền học và khảo cổ học.

Khảo cổ di truyền học

Hãy bắt đầu với Archaeogenetics (khảo cổ di truyền học), vì nó có các gen để tìm ra những người tạo ra một nền văn minh. Archaeogenetics là một phương pháp tương đối mới để nghiên cứu khoa học quá khứ của con người bằng cách áp dụng các kỹ thuật di truyền phân tử: phân tích DNA thu được từ các di tích khảo cổ học, phân tích DNA từ dân số hiện đại và áp dụng các phương pháp toán thống kê các tài liệu khảo cổ học và vật liệu di truyền.

Phương pháp này gần đây đã có sẵn do công việc đột phá của các nhà di truyền học khám phá bộ gen của con người. Với bản in màu xanh khoa học này, các nhà khoa học đã có thể khảo sát dòng dõi con người từ quá khứ xa xôi và làm sáng tỏ những gì trước đây không rõ ràng.

Đây là tuyên bố công khai từ một tài liệu được phát hành vào năm 1992 bởi một nhóm các nhà di truyền học thuộc Hiệp hội Di truyền Hoa Kỳ.

DNA của ty thể (mtDNAs) từ 153 mẫu độc lập bao gồm bảy quần thể châu Á đã được khảo sát về biến thể tuần tự bằng cách sử dụng phản ứng chuỗi polymerase (PCR), phân tích endonuclease hạn chế và lai tạo oligonucleotide.

Tất cả các quần thể châu Á chia sẻ hai hình thái đa dạng sinh học AluIIDdI cổ ở 10394 và 10397 và tương tự về mặt di truyền cho thấy chúng có chung tổ tiên. Sự đa dạng mtDNA lớn nhất và tần số cao nhất của mtDNAs với HfiaI / HincII morph 1 đã được quan sát thấy ở người Việt Nam cho thấy một nguồn gốc Mongoloid Nam của người châu Á.

Tần số đa dạng cao của người Việt Nam và tần số cao của HincII / H # aI morph 1 haplotypes cho thấy phía Nam Trung Quốc là trung tâm của phát tán mtDNA châu Á (BLANC et al.1983) … Các tần số cao của nhóm haplotype xóa D * mtDNAs ở Đông Nam Á, các hòn đảo Thái Bình Dương và Thế giới Mới ngụ ý rằng những người di cư mang nhãn hiệu này là hậu duệ từ một cộng đồng người sáng lập đơn lẻ. ( Hiệp hội Genetics của Mỹ) *

Nghiên cứu kỹ càng của về trình tự gen của họ đã cho thấy một sự thật đáng kinh ngạc: “Dữ liệu cung cấp bằng chứng cho thấy người Việt Nam đa dạng nhất, và do đó, dân số già nhất.” * Điều này có nghĩa là lịch sử mà con người liên quan đến chúng ta, thực hiện những lời dạy thầm vì thiếu bằng chứng bằng văn bản, về Đế quốc Việt Nam vĩ đại của chúng ta, thật sự là tất cả.

Khảo cổ học

Bây giờ chúng ta đến với Khảo cổ học. Sách có thể bị đốt cháy và các nhà sử học có thể bị chôn sống để trấn áp sự thật và lịch sử, nhưng số lượng lớn các hiện vật cổ xưa nằm không bị xáo trộn, dưới lòng đất ngàn năm không dễ bị phá hủy như vậy. Với việc khôi phục các hiện vật cũng đi đến sự phục hồi của quá khứ cổ xưa của dân tộc tôi.

Tất cả những gì cần làm là:

1) Xác định di cốt và những thứ khác

2) Niên đại của chúng

3) Ghi lại các vị trí địa chất của chúng

Sự thật sẽ xuất hiện một khi các hiện vật cổ đã được tìm thấy.

Niên đại và vị trí là rất quan trọng bởi vì trước năm 111 TCN, khu vực Nam sông Dương Tử, từ Thái Bình Dương đến biên giới phía đông của Miến Điện, là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Bản đồ dưới đây cho biết đâu là lãnh thổ của Việt Nam và được gọi là gì.

Bản đồ này không cho thấy Đài Loan, mặc dù các mô hình di cư cho thấy tổ tiên cổ của tôi đã đi tới đảo đó ít nhất là ba đợt liên tiếp. Làn sóng đầu tiên là vào năm 4.000 trước Công nguyên từ khu vực gần Hòa Bình (trong vùng Bắc Việt Nam hiện nay). Dụng cụ đá và vật liệu di truyền từ các mảnh xương khớp với những vật liệu được tìm thấy từ cả hai địa điểm.

Làn sóng thứ hai xuất phát từ khu vực Bắc Sơn (cũng tại Bắc Việt Nam ngày nay) và cũng có các công cụ, rìu, di truyền … làn sóng thứ ba là đa dạng nhất, đến từ Java và Malaysia. Đợt cuối cùng này định cư dọc theo khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam và tạo nên người Champa ngày nay (mô hình chuyển đổi này sẽ được trình bày kỹ hơn trong bài đăng sau).

Bản đồ cho thấy thời cổ đại Bách Việt (百越 / 百 粵) cổ xưa như thế nào. Thuật ngữ Bách Việt có nghĩa là một trăm bộ lạc người Việt, nối lại câu chuyện cổ đại của Lạc Long Quân và Âu Cơ, và 100 con của họ sinh ra từ một túi trứng với 100 quả trứng. Mặc dù thần thoại giống như câu chuyện cổ tích của trẻ em nhưng nó là nghiên cứu khoa học về di truyền học xác định sự lan rộng địa lý của người Việt Nam trong khu vực đó chứ không phải trí tưởng tượng kỳ diệu của ai đó về một quá khứ vinh quang mà có thể hoặc không thể tồn tại.

Bất cứ thứ gì tìm thấy trong vùng đó có niên đại trước năm 111 TCN là nguồn gốc Việt Nam vì đó là nơi mà người Việt Nam đã sống hàng ngàn năm trước năm 111 TCN. Vâng, bây giờ là lãnh thổ Trung Quốc và bất cứ điều gì xảy ra sau năm 111 TCN đều có thể được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nhưng điều đó không phủ nhận thực tế là người Việt Nam sống ở khu vực đó trước khi bị người Hán chiếm giữ. Điều này có nghĩa là bất kỳ hiện vật cổ nào cũng phải thuộc về người Việt Nam chứ không phải người Hán.

Vì tôi không thể đi vào chi tiết của tất cả các hiện vật khác nhau có nguồn gốc Việt Nam do phạm vi bài viết nhỏ này, bây giờ tôi sẽ tập trung vào gốm sứ. Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu chi tiết những khám phá khảo cổ khác trong các bài đăng sau này.

Theo LADIR Dynamics, Phòng thí nghiệm Tương tác và Phản ứng ở Đại học Paris 6, các miếng gốm cổ có từ 4000 năm trước Công nguyên (đã hơn 6.000 năm trước). Trong phân tích của họ, đồ sứ và đồ trang sức đã xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á, nơi người Việt đang sinh sống vào thời đó.

Những mảnh gốm cổ nhất (<4000 B.C.) được tìm thấy ở Đài Loan, ở Philippines và ở Việt Nam. Các đồ gốm sứ Việt Nam đầu tiên có từ thời Hùng (700 TCN). Mẫu vật bao gồm từ màu nâu đỏ đến màu be-vàng, từ màu xám đến trắng, và phong cách của chúng rất đơn giản, theo truyền thống Phật giáo. Đồ gốm Celadon xuất hiện với sự độc lập về chính trị, dưới triều Lý (1009-1225) và Trần (1225-1400) và trở nên phổ biến ở Trung Quốc.

Cũng có bằng chứng bằng văn bản về điều này vẫn còn tồn tại ở Mông Cổ theo yêu cầu của Kubilai Khan: Kubilai Khan, vị hoàng đế Mông Cổ, đã yêu cầu “bát sứ trắng” bao gồm trong cống mà ông hoàng của Việt Nam nợ ông. Các đồ gốm đơn sắc của Lý và Trần được phủ ba loại men (màu ngà, nâu và ngọc bích); chúng bao gồm các bình lớn, bát, đĩa, chén, bình, và có thể được trang trí bằng lá, hoa, động vật…

Các phân tích cũng xác định loại đất sét, nguyên liệu cùng các kỹ thuật được sử dụng và khu vực địa lý mà đất sét được lấy. Cấu trúc vi mô của gốm sứ chứa rất nhiều thông tin về các kỹ thuật và vật liệu được sử dụng vào thời điểm đó. Nhờ quang phổ Raman, thành phần có thể được phân tích mà không gây nguy hiểm cho bản thân đối tượng. Có vẻ như đồ gốm Việt Nam có tỷ lệ ôxít sắt tương đối cao, nó giải thích màu sắc của chúng, cũng như oxit kali và đặc biệt là nhôm (> 30%) và phải được nung ở nhiệt độ rất cao. Quang phổ Raman có thể cho thấy sự khác biệt giữa các bản sao hiện đại và cổ đại.

Với tất cả những bằng chứng này, tôi đã nhận ra rằng tổ tiên tôi là một đế quốc hùng mạnh một thời, rộng khắp khắp lục địa Châu Á. Chúng tôi đã có một quá khứ dài và nổi tiếng, đầy những anh hùng vĩ đại và các vị vua hùng mạnh.

Người Việt cổ lan rộng khắp nơi, di cư đến các vùng đất xa về phía bắc của nước Việt Nam ngày nay. Các gen của chúng ta-máu mẹ của chúng ta chảy qua anh em chúng ta ở phía bắc (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) và phía Nam (Malaysia, Indonesia, Philippines).

Sự thật đau đớn là, chúng ta là một đế chế sụp đổ. Chúng ta đã mất lịch sử, chữ viết, kiến thức, mất cả mối quan hệ máu- máu huyết với đất nước chúng ta, thậm chí chúng ta đã mất đi ký ức về vương quốc hùng mạnh đó. Nhưng từ tro tàn, một con phượng mới tri thức sống dậy. Sự thật đã giải phóng tôi khỏi phức cảm tự ti mà tôi thường mang theo từ khi còn nhỏ.

Bây giờ tôi biết rằng chúng tôi đã không sao chép bất cứ ai và chúng tôi không phải là kẻ bắt chước. Kiến thức và trí tuệ của chúng tôi đã được kết hợp chặt chẽ với lối sống Hán, ngôn ngữ và phong tục của chúng tôi, lộn xộn và đồng hóa cho đến khi chúng tôi, những đứa trẻ Việt Nam, thậm chí còn không nhận ra nó là gì, như đã từng thuộc về chúng ta. Nhưng trong động mạch và tĩnh mạch của tôi chảy dòng máu cổ từ một đế chế tuyệt vời và vinh quang. Ngay cả khi tôi là người duy nhất nhận ra điều này, ít nhất trong khi tôi vẫn còn sống, những ký ức về tổ tiên của tôi vẫn còn.

Hầu hết người Hán miền Nam trên thực tế là người lai hoặc người Việt / Yueh hoàn toàn. Máu không bao giờ bị mất vì hầu hết người Hán ở Giang Nam vẫn có thể cảm nhận được một số kết nối với Việt Nam. Thử nghiệm DNA không nói dối. Miền Bắc Việt Nam không khác biệt với người Hán phía Nam Trung Quốc.

T.B.

TTV

TỰ HÀO VIỆT NAM

Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam.

Huyền sử con Rồng cháu Tiên là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả uyên bác đến bác nông dân suốt đời chân lấm tay bùn, không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc Mẹ Âu” mở đầu thời kỳ lập quốc của dòng giống Việt.

Truyền thuyết Việt Nam nói đúng hơn đó là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất lại đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn, tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”.

Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam. Henri Bernard Maitre đã ca tụng nét đẹp văn hiến của Việt tộc qua đền thờ gọi là “Văn miếu”: “Văn Miếu không phải để cầu kinh hay làm bùa phép mà là nơi trang trọng ghi ơn các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, các vị Tiến sĩ với những chuẩn mực đạo đức để con cháu đời sau ghi sâu vào tâm khảm bài học về đạo làm người Việt Nam, xứng đáng với hoài bão của Tiền Nhân”.

Đối với người Việt, việc thờ cúng Ông bà Tiên tổ là đạo lý làm người trong đời sống tâm linh của người Việt. Từ xa xưa người Việt coi trọng đạo nghĩa nên thường nghĩ tới ngày giỗ của người thân hơn là chú trọng đến ngày sinh nhật của mình. Ngày nay, dù giới trẻ quan tâm nhiều đến ngày sinh nhật nhưng cũng không quên những ngày kỵ giỗ người thân trong gia đình. Đạo thờ cúng ông bà là một “Việt đạo” thể hiện đạo lý làm người của Việt tộc. Linh mục Cadière một thừa sai ngoại quốc đến Việt Nam truyền giáo phải thốt lên “Việt Nam là một dân tộc có tinh thần tôn giáo cao độ”.

Học giả P. Mus nghiên cứu về Việt Nam cũng thừa nhận rằng “Dân tộc Việt có một đời sống tâm linh cao, người Việt không làm việc, họ tế tự”. Thật vậy, người ngoại quốc ngạc nhiên khi thấy “Mỗi gia đình Việt Nam là một nhà thờ, nhà nào cũng có bàn thờ gia Tiên ở chính giữa nhà. Trong đời sống tâm linh Việt, Nhất cử nhất động, việc gì cũng tràn đầy tính chất thiêng liêng, thờ phượng, tế lễ, cúng giỗ với tất cả tấm lòng chí thành”. Đây chính là điểm đặc thù độc đáo thấm đậm bản sắc dân tộc, tràn đầy vẻ nhân văn của triết lý văn hoá nhân chủ Việt Nam.

Trong đời sống tâm linh Việt không chỉ hiển hiện ở bàn thờ Gia Tiên mà đền thờ ngự trong tâm thức mỗi người. “Người Việt không tham dự vào các buổi lễ để được ban phát ân sủng, mà họ hiệp thông cầu nguyện như một người “Tư Tế” với tất cả tính chất thiêng liêng của một tôn giáo”. Điều này thể hiện giá trị cao đẹp đặc trưng đời sống tâm linh của người Việt cổ.

Thờ cúng tổ tiên chính là đạo lý làm người, là cái gì thiêng liêng cao cả truyền từ đời này sang đời khác. Chính dòng sống tâm linh này đã góp phần bảo tồn dòng giống Việt. Truyền thống thờ cúng ông bà không còn là một tập tục, một tín ngưỡng đơn thuần mà đã trở thành đạo lý của dân tộc. Thờ cúng ông bà được xem như Tổ Tiên chính giáo của đạo làm người Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu một sĩ phu yêu nước thế kỷ XIX đã ân cần nhắc nhở “Thà đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. Người Việt Nam ai cũng biết uống nước phải nhớ nguồn vì “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn đạo hiếu mới là đạo con … Ơn cha mẹ thề không lỗi đạo, Thờ sống sao thờ thác làm vầy. Công cha nghĩa mẹ xưa nay, Con nguyền ghi nhớ thảo ngay một lòng”.

Đây chính là điểm độc đáo của dòng sống tâm linh Việt vẫn tiếp nối truyền lưu trong mỗi con người Việt Nam chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Thật vậy bên cạnh đời sống thực tế khổ đau trước mắt, vẫn hiển hiện một đời sống tâm linh sâu thẳm, thấm đậm tính nhân bản hiện thực cao đẹp. Chính dòng sống tâm linh đó đã tạo cho mỗi người Việt Nam một quan niệm sống lạc quan yêu đời, an nhiên tự tại nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh mạng sống cho nền độc lập thực sự, quyền tự do thực sự và sự ấm no hạnh phúc thực sự cho toàn dân Việt Nam.

Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay trải qua gần một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch văn hóa ngoại lai. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của một nước lớn đất rộng người đông cùng với những thủ đoạn thâm độc quỉ quyệt xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong cái gọi là “chính sử” hỗn độn mơ hồ. Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của gần một ngàn năm nô dịch văn hóa khiến ta chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm. Thế nhưng, lịch sử vẫn là lịch sử của sự thật dù bị sửa đổi vùi lấp hàng nghìn năm dưới ánh sáng của chân lý khách quan trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, ánh sáng của sự thật soi rọi vào quá khứ bị che phủ hàng ngàn năm bởi kẻ thù Hán tộc bành trướng. Trong thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại sửng sốt trước cái gọi là “Nghịch lý La Hy” khi trước đây nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương là của đế quốc Hy Lạp La Mã, để rồi phải xác nhận đó chính là nền văn minh của Trung Quốc. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng khi thấy rằng cái gọi là nền văn minh Trung Quốc lại chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt.

Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại toàn bộ lịch sử Việt để phục hồi sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử bởi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung quốc xuống phương Nam để rồi trụ lại phần đất Việt Nam bây giờ. Trải qua gần một ngàn năm đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938 của Ngô Quyền mới chính thức mở ra thời kỳ độc lập của Việt tộc. Trong suốt trường kỳ lịch sử, tuy bị Hán tộc xâm lấn phải bỏ trung nguyên xuống phương Nam nhưng nền văn hóa của Việt tộc đã thẩm nhập vào đất nước và con người Hán tộc để hình thành “cái gọi là văn minh Trung Quốc”. Chính sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên đã phải thừa nhận một sự thực là: “Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy …”.

Vạn thế sư biểu của Hán tộc là Khổng Tử, Người Thầy muôn đời của Hán tộc đã ca tụng nền văn minh rực rỡ, xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau: “Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử ứng xử như vậy… Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo hành động như thế ..”.

Trong kinh “Xuân Thu”, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh chị em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa … Điều này chứng tỏ Hán tộc du mục vẫn còn dã man mạnh được yếu thua, bất kể tình người, bất kể luân lý đạo đức. Thế mà chính sử Trung Quốc cứ vẫn miệt thị Việt tộc là man di, các Thứ sử Thái Thú Hán vẫn lên mặt giáo hóa dân Việt trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào nền nếp của văn minh nông nghiệp từ lâu. “Vạn thế Sư biểu” của Hán tộc là Khổng Tử cũng đã phải đem những nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam đặt để thành những tôn ti trật tự, những giá trị đạo lý cho xã hội Trung Quốc. Tất cả những “Tứ thư, ngũ kinh” được xem như tinh hoa của Hán tộc đã được chính Khổng Tử xác nhận là ông chỉ kể lại “Thuật nhi bất tác”, chép lại của tiền nhân chứ không phải do ông sáng tác.

Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi khi giới nghiên cứu đều xác nhận hầu hết các phát minh gọi là văn minh Trung Quốc từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách làm giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu dao cong vút … tất cả đều là của nền văn minh Bách Việt. Chính Hán Hiến Đế, vị vua cuối cùng của triều Hán đã phải thừa nhận như sau: “Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất ..!”.

Lịch sử nhân loại đã phải ghi lại “Kỳ Tích” có một không hai này của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến với nền văn minh đạo đức xa xưa. Chính truyền thống yêu nước thương nòi của dòng giống Rồng Tiên đã viết lên những trang sử đẹp nhất nhân loại. Nữ sĩ Blaga Dimitrova viết: “Việt Nam là xứ sở của địa linh nhân kiệt, một dân tộc với truyền thuyết đầy bí ẩn và một lịch sử quá oai hùng đến nỗi khó mà phân biệt đâu là huyền thoại, đâu là hiện thực nữa!”. L’aurroussau một học giả Pháp nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã nhận định về sức sống huyền diệu của một dân tộc nông nghiệp bị Hán tộc du mục thống trị gần 1 ngàn năm mà vẫn kiên cường bất khuất, vùng lên chiến đấu để giành lại độc lập dân tộc: “Không có gì thắng được cái sức sống mạnh mẽ của người Việt Nam”.

Nhà Việt Nam học Paul Mus cũng phải thừa nhận một sự thật mà không một dân tộc nào có được: “Ngay từ ngày lập quốc, tất cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cái tinh thần đối kháng đã biết kết hợp một cách kỳ lạ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là ý chí quật khởi quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu bị thua trận, bị phân tán, bị chinh phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ hai trước kỷ nguyên đến thế kỷ thứ mười sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt trở nên hùng cường”.

Đặc biệt, trong bộ Bách khoa từ điển “Encyclopaedia Universalis” xuất bản ở Paris năm 1990 do nhà sử học Phillipe Devilière chủ biên với sự tham khảo hơn 60 học giả Âu Mỹ đã viết: “Lịch sử Việt Nam là gì? Đó là cuộc đấu tranh không ngừng cho sự tồn vong của cả một dân tộc. Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ có một sức sống phi thường. Suốt 10 thế kỷ bị Trung Quốc thôn tính, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc và liên tiếp nổi dậy đánh đuổi kẻ xâm lược ỷ vào sức mạnh tưởng có thể khuất phục được họ.

Lịch sử đã đặt lòng tin vào dân tộc ấy và đã chứng minh khả năng đề kháng, óc sáng tạo, tính kiên trì và sự thích ứng với mọi cuộc chiến gian khổ nhất, khó khăn nhất và kể cả không cân sức nhất. Người Việt Nam tự hào với quá khứ của mình, tôn vinh những bậc vĩ nhân đã tô điểm rạng rỡ quá khứ đó và quá khứ dù xa xăm hay gần đây luôn luôn có mặt khắp nơi trên đất Việt Nam, tác động mạnh mẽ vào hiện tại và tương lai. Việt Nam giữ một vị trí chiến lược rất quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam có bề dày lịch sử hơn hẳn nhiều vương quốc châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha dù rằng đối với phương Tây, hai tiếng Việt Nam vẫn còn mới mẻ”. 

Là người Việt Nam yêu nước, chúng ta phải tri ân những anh hùng liệt nữ đã đời đời hy sinh để tổ quốc trường tồn. Nhớ ơn tiền nhân chưa đủ mà chúng ta phải học tập, noi gương các danh nhân anh hùng khai sáng văn hoá, các anh hùng dân tộc của thời xa xưa thấm đậm trong tâm thức Việt để rồi dân tộc sẽ sản sinh ra những anh hùng của một ngày mai. Chính vì vậy, có thể nói lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước, chính lịch sử quá khứ hào hùng của một dân tộc sẽ là tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc đó.

Nói theo sử gia thời danh Arnol Toynbee thì “Nếu thiếu những sự thách thức tức là thiếu yêu cầu bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng được một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Chính sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức, sự vận dụng một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế, đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói lịch sử hình thành một nền văn minh lớn, không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản”. Trên thế giới có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong những nền văn minh cổ của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay.

Bước sang thế kỷ XX, dân tộc Việt chưa tháo gỡ được cái ách thống trị của thực dân Pháp thì chủ nghĩa cộng sản đã tràn vào Việt Nam đưa dân tộc Việt vào thế khốn cùng. Cộng sản Việt Nam đã núp dưới chiêu bài giải phóng dân tộc để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, tạo cơ hội cho tư bản nhân danh thế giới tự do nhảy vào can thiệp, ngăn chặn làn sóng đỏ xuống Đông Nam Á. Hậu qủa là hàng triệu người đã phải hi sinh oan uổng để rồi gần chín mươi triệu đồng bào đang phải sống dở chết dở dưới chế độ cộng sản bạo tàn phi nhân.

Với chủ trương nô dịch của cộng sản, biết bao thế hệ Việt Nam bị nhồi nhét nền văn hóa Mác-Lê phi nhân tàn bạo mà hậu qủa là tạo ra những cỗ máy vô hồn, những con người vô cảm lạnh lùng, mất gốc. Trong khi đó, gần 4 triệu đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng sản trên khắp thế giới nên thế hệ con em chúng ta ở hải ngoại phần nào bị ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai mang tinh thực dụng, quên đi bản sắc văn hóa truyền thống Việt chan chứa tình người. Chính vì vậy, vấn đề hết sức khẩn thiết là làm sao phải phục hoạt văn hóa Việt, phục hưng minh triết Việt để tẩy rửa mọi ý hệ ngoại lai, mọi ý đồ truyền bá văn hóa “Trung Quốc” đang được “những tên Thái thú mới”, “xác Việt hồn Tàu” đang thi hành mệnh lệnh của quan thầy Trung Cộng ra sức nhồi sọ dân tộc Việt.

Hơn lúc nào hết, tìm hiểu về huyền thoại Rồng Tiên, khởi nguyên dân tộc Việt Nam kiểm chứng với những kết quả khoa học thuyết phục nhất sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc dân tộc và cội nguồn văn hóa Việt Nam. Trong ý hướng đó, Lược Sử Việt Nam tóm lược lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc cho đến ngày nay để thế hệ trẻ Việt Nam hiểu rõ tường tận lịch sử Việt Nam. Khi thế hệ con em chúng ta hiểu rõ về bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Việt, về đời sống văn hoá tâm linh Việt, về những lễ tết, hội hè đình đám của dân tộc Việt thì thế hệ con em chúng ta sẽ thấy rõ hơn gía trị cao đẹp của bản sắc văn hóa truyền thống nhân bản Việt. Con em chúng ta có quyền tự hào là “con Rồng cháu Tiên” của một dân tộc có lịch sử lâu đời như danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã tuyên xưng: “Chỉ nước Đại Việt ta từ trước, mới có nền văn hiến ngàn năm”.

Chúng ta phải làm sao xứng đáng với tiền nhân, chúng ta phải làm gì để không hổ thẹn với hồn thiêng sông núi, với anh linh của những anh hùng liệt nữ Việt Nam. Chúng ta hãnh diện được làm người Việt Nam thuộc một đại chủng lớn của nhân loại để ngẩng cao đầu sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Chính niềm tự hào dân tộc sẽ thôi thúc lòng yêu nước của toàn thể đồng bào Việt Nam chúng ta, nhất là thế hệ trẻ trong nước và Hải ngoại để vươn lên làm một cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ xã hội.

Điều kiện khách quan của lịch sử đã tạo cho dân tộc chúng ta một thế hệ trẻ có đầy đủ tri thức thời đại để hoàn thành một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật siêu vượt, đưa đất nước chúng ta bước lên sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Toàn thể đồng bào trong nước và Hải ngoại cùng nắm chặt tay nhau, muôn người như một cùng đứng lên đáp lời sông núi để cứu quốc và hưng quốc, tô điểm giang sơn gấm vóc, xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.

MỘT ĐẠI VIỆT NAM, SIÊU BIÊN CƯƠNG

Việt Nam Minh Châu trời Đông,
Việt Nam giống thiêng Tiên Rồng…

Việt Nam trên đường tương lai
Lửa thiêng soi toàn thế giới, Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời…
Tình yêu đây là khí giới
Tình thương đem về muôn nơi, Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người…
Việt Nam Muôn năm Muôn Năm
Việt Nam Muôn Năm Muôn Năm…
Việt Nam Muôn Đời…

Đất nước Việt Nam của chúng ta sau ngày 30-4-1975 với sự thống trị của tập đoàn Việt gian Cộng Sản là một chuỗi những tang thương mất mát, lòng người ly tán, nghèo nàn lạc hậu, đất nước mất dần vào tay Tầu Cộng. Bên cạnh những mất mát đó, điều kiện khách quan của lịch sử khiến hàng triệu đồng bào phải rời bỏ quê hương ra đi tỵ nạn trên khắp thế giới. Sau hơn 43 năm đồng bào Việt Nam cư trú tại Hải ngoại đã lên tới hơn 4 triệu người Việt Nam với số lượng trí thức chuyên viên giỏi nhất và nhiều nhất thế giới mà không một dân tộc nào có được. Tinh thần hiếu học cùng với ý chí tiến thủ, con em của chúng ta đã thành đạt và đã đóng góp rất nhiều với những quốc gia sở tại như những công dân danh dự của nước này.

Điều kiện khách quan của lịch sử cũng đã tạo cho Việt Nam chúng ta có những người Mỹ gốc Việt, người Nga gốc Việt, người Nhật gốc Việt, người Đức gốc Việt, người Anh gốc Việt, người Pháp gốc Việt… người Việt chúng ta, ngôn ngữ của chúng ta trải ra khắp thế giới. Với truyền thống yêu nước thương nòi của người Việt khắp nơi trên thế giới mặc dù sinh sống ở đâu lòng vẫn hướng về tổ quốc, về quê hương đất nước Việt Nam vẫn quây quần tụ hội trong tình ruột thịt, nghĩa đồng bào dưới “Mái Nhà Việt Nam” tại mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang, mỗi quận hạt thành phố.

Sau khi chế độ Cộng sản xụp đổ, những người Việt Nam yêu nước sẽ trở về mang theo tài sản, vốn tri thức để đóng góp tài năng trong công cuộc kiến quốc và hưng quốc Việt Nam. Thế hệ trẻ sẽ ở lại hội nhập vào dòng chính của đất nước, quê hương thứ hai sau Việt Nam. Tất cả sẽ tạo nên một sức mạnh Việt Nam tiềm tàng, một Việt Nam siêu biên cương chắc chắn sẽ đóng góp hết sức to lớn trong công cuộc kiến thiết quốc gia và phục hưng quốc gia Đại Việt Nam trong tương lai.

Với sức sống vô biên của người Việt Nam chúng ta, với “Đại Nghĩa Cao cả” của Hào khí Diên Hồng-Tây Sơn Thời Đại, chúng ta nguyện làn hết sức mình, quyết tâm tranh đấu cho:

Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn
Dân Tộc Việt Nam bất diệt
Đất nước Việt Nam Phú Cường
Nhân dân Việt Nam sung túc an lạc. 

PHẠM TRẦN ANH

HISTORY OF VIETNAM

Cover History of VN

PREFACE

Historically, each nation has a tradition and culture that was made into a legend for the purpose of promotion of the national pride with its epics. Indeed, the legend of Dragon and Fairy about the origin of the Vietnamese race seems to be mysterious, but in reality, it reflects the humanist characteristics of Vietnamese tradition. The legend of the Fairy and the Dragon is the pride of Vietnamese people. Vietnamese people from babies to ripe old-aged elders, poor peasants to scholars, all have heard of the fairy tales about Hong Bang Family. Indeed, we all know about our source, with the great love of Father Dragon and Mother Fairy or “Luo (Lac) Father and Ou (Au) Mother”, ancestors of the Vietnamese race.

Suffice to say that the Vietnamese original legend in its historical tradition is imaginary. However, it heightens our traditional humanism. The legend of Vietnamese origin represents a noble cultural philosophy, for it is full of humanity, of fellow countrymen’s love fictionized in the image of ‘a bag of one hundred eggs, producing one hundred babies’ commonly known as ‘people of the same womb’. From the fellow-citizen concept to patriotism, love for homeland, all these have become the moral and traditional values of Vietnamese ethic and civilization. Henri Bernard Maitre praised the significance of Vietnamese culture through the ‘Temple of Literature’: “This Temple is not a place to pray or to make amulets. It is a formal place to honor our national heroes, our cultural elites, our doctorates with high ethical standards, and their names were engraved on stone-slabs, so that the future generations of Vietnamese would learn about our proper behaviors, worthy of the aspirations of our ancestors.”

For Vietnamese, the act of worshiping our ancestors is the moral standards in the spiritual life of the Vietnamese people. Since the ancient time, Vietnamese people have highly revered moral principles, so we often think about the commemoration of our relatives’ deaths rather than focusing on our birthdays. Today, although young people are more interested in their birthdays, they do not forget to commemorate their passed-away relatives. Worshiping our ancestors is a ‘Vietnamese religion’ showing moral standards of the Vietnamese. Cadière, a Catholic priest who came to Vietnam to evangelize Christianity, had once confessed that Vietnam was a nation of high religious spirit.

P. Mus, a scholar, when observing the Vietnamese, also acknowledged that Vietnamese people had a high spiritual life: “Vietnamese people did not work, they worship. Indeed, foreigners were surprised to see that every Vietnamese family had an ancestor altar in the middle of their homes. In the Vietnamese spiritual life, every movement is full of a sacred nature, and they worshipped their ancestors with all their hearts. This is the unique characteristic that is imbued with the deep national identity, full of the democratic and humanistic cultural philosophy. As a matter of fact, the Vietnamese spiritual life does not only emblem through the ancestral altar, but also in the altar on the mind of each person. Vietnamese people do not participate in ceremonies to pray for themselves, but they pray as a priest with all the sacred characteristics of a religion.” This represents the good values that characterize the spiritual life of the ancient Vietnamese people. Ancestors worshiping is human morality; it is something noble and spiritual handed down from generation to generation.

This spiritual life has contributed to the conservation of the Vietnamese heredity. Ancestor worshiping tradition is no longer a practice, a simple creed, but it has become a national standard of morality. Ancestor worshiping is considered the orthodox religion of Vietnamese people. Do Chieu, a patriot in the 19th century graciously reminded us, “It’s better to be blind to conserve our moral conformity than not worshiping our ancestors while our eyes are good.” Everyone of us Vietnamese knows that when we drink water, we need to know where it comes from, because “Our father’s kindness is as great like Great Mountain, and our mother’s love is as sourceful as the water flowing out from a stream. We must respect our parents and fulfill our filial duties…! Parents’ kindness to us is undeniably great and unforgettable, regardless of their being alive or in the great beyond. Past and present, we ought to be grateful to parents’ kindness forever.”

This is the uniqueness of Vietnamese’s spiritual life that each Vietnamese observes today and forever after. Undeniably, besides the real life’s sufferings and hardships, we all enjoyed being embraced by our traditional deep and noble spiritual life. It enlivens within each Vietnamese an optimistic living concept, love for life and leisure, together with the will to readily sacrifice our lives for the true independence, the true freedom, prosperity and happiness for all Vietnamese people.

Vietnamese history is the one full of rises and falls of a nation from the dawn of its foundation till today, in which it suffered for nearly one thousand years under Chinese domination, nearly one hundred years under French colonialism, and more than a half century of subjugation by foreign ideologies. During the course of our history, many a time, Chinese people, simmering in their expansionism by all means and with wicked and diabolic tricks, have attempted to invade our country.

Every time they were able to occupy our land, they exerted any way possible to destroy all traces of our roots, our civilization, and our culture. Simultaneously they distort and flip our history and replace it with something vague and chaotic that hampers the later generations Vietnamese from their aboriginal race and pride of their people. Each Chinese dynasty kept renaming the names of places purposefully, the chorographical features of our lands and rivers. More or less the Vietnamese people for nearly one thousand years under Chinese domination had been severely influenced by their mischievous policy of the cultural slavery that made us accept all the “false”, without questioning. However, history must be the truth, whether it has been distorted or buried for thousands of years. We need to see the light of the objective truth now.

At the threshold of the third millennium, the light of truth illuminates the true past that had been covered for thousands of years by our Chinese enemy. In the second millennium, mankind was shocked before the so-called ‘Greece-Roman paradox’ as the whole world previously discerned that all the Western civilization belonged to the Roman and Greece Empires, and then they had to confirm that it was from the civilization of old China too. At the end of the second millennium, mankind was shocked again to find that the so-called Chinese civilization was originally from Malyo-Viets.
The key thing for us is to review the entire history of Vietnam to restore the historical truth in order to dispel the dark clouds that have palled over our history for thousands of years. In the human history, perhaps no people have experienced so many glorious ups and painful downs in the course of our history as did the Vietnamese people. Right from the national foundation, Vietnamese people were hit and chased by Chinese people with the power of nomads, and then Vietnamese people had to leave their homeland and moved southward to settle on the land where Vietnam is now. After nearly one thousand years under China’s domination, Ngo Quyen defeated the South Han in the battle on Bach Dang river in 938, officially opening an era of independence for Vietnam.

Periodically, although we were invaded by China and forced to migrate to the south, the culture of Vietnamese people made its way into China, creating a so-called Chinese civilization. Sigma Qian, a noted historian of Chinese people, had to admit the fact that: “Although the Vietnamese were viewed as barbarians, at the beginning they had the great merit to all peoples …”.

Confucius, a great Chinese scholar, praised the brilliant civilization and confirmed the superiority of Bai-Yue Civilization in the southern part of China: Vietnam. In the book ‘Doctrine of the Mean,’ Confucius wrote: “Tolerance, generosity and kindness, no sense of vengeance against the immoral man: these are the source of power of the South, and it is the quality of a gentleman .. ! Wearing armor, riding horse, going to the battle field without fear of death: these are the source of power of the North, and it’s the strength of a bellicose man”.

In Spring and Autumn Analects, Confucius typified many incidents where a father killed his son, a son murdered his father, a father disgraced his son’s wife, a son abused his father’s concubine, a brother and a sister engaged in incestuous relationship, a subject assassinated his king, and so on. This proved nomadic Han-Chinese were barbarous in the manner of survival, regardless of human love and morality. Ironically, the invaders viewed Vietnamese as barbarians. On the contrary, the Baiyue in the south already had the agricultural civilization for a long time prior to the “Han civilization” interference. Confucius, the ever master of all times of Han Chinese, himself researched, collected, and learned from the civilization of Baiyue in the south, from which he brought the moral rules to the savage society in the north.

All ‘Five Classics’, the quintessence of Han-Chinese, were authored by Confucius who admitted that he just repeated what his predecessors left without any inventions of his own. Nowadays, the truth of history is recovered when all researchers affirm that most inventions which used to be considered as of the Chinese civilization-the agricultural advancement to the metallurgy, bronze-casting techniques, paper-making, glass-melting, gunpowder-making, architecture of sweeping roofs and curved knives… all belonged to Baiyue’s civilization. The Emperor Xian of Han, the last emperor of the Han dynasty, also admitted that: “Jiaozhi is a civilized land with many rivers, mountains, jewels, cultural objects and talented people”.

Coeval with the dawning of Vietnamese civilization, it is necessary to learn about the legend of The Fairy and The Dragon, foundation of Vietnamese nation and the beginning of the State by the National Ancestor ‘Hung King.’ Our filial generations will know clearly about the traditional cultural characteristics of the Vietnamese together with the spiritual cultural life, such as Tet holidays, and the meanings of other Vietnamese festivities. As such, our filial generations will thoroughly understand more clearly about the noble and beautiful values of the traditional culture characteristics of the Vietnamese.

We are proud that we are the children of ‘The Fairy and The Dragon’, the ancestors of a nation which has a long-standing history. Nguyen Trai, a cultural celebrity, declared: “To this day, only our Great Yueh (Viet) had thousands of years’ civilization.”. We are proud to be the Vietnamese, one of the biggest races of mankind, and we can keep abreast with powerful countries in the third millennium. We have to make sure that we deserve all the things that our ancestors have founded, and we must do good things for our country and sing of the sacred souls of Vietnamese heroes’ and heroines’ praises.

All Vietnamese at home and abroad, let’s hold our hands and let’s stay united as one. We will save our country, and turn it into a developed nation, which deserves the fame of Lac Hong-another name of the Vietnamese race. It’s our pride as the Vietnamese which excites patriotism within all Vietnamese people, especially the young generations, at home and abroad, to carry out a democratic revolution, to modernize our nation. Objective conditions of history help our young generations to have modern knowledge to fulfill transcendent scientific and technical revolution and make our country prosperous and powerful, to keep abreast with powerful countries in the third millennium.

VIỆT NAM NĂM NGÀN NĂM VĂN HIẾN

Giở trang Quốc sử trước đèn,                                                                                                  Truyền kỳ lịch sử bao phen thăng trầm                                                                                      Phục hưng dân tộc quyết tâm,                                                                                                      Việt Nam văn hiến tỏa trầm kỳ hương…

    Thời kỳ Triệu Vũ Đế và quốc gia Nam Việt là thời kỳ vàng son chói lọi của Việt tộc kể từ thời Kinh Dương Vương mở nước. Quốc gia Nam Việt chỉ tồn tại được một thế kỷ nhưng đã mở ra một thời đại mới: Thời đại độc lập tự chủ rạng rỡ của Việt tộc. Triệu Vũ Đế là một thiên tài lịch sử, bậc anh hùng khai quốc, vị hoàng đế đầu tiên của Việt tộc cùng thời với Hán Cao Tổ bên Tàu. Triệu Vũ Đế chính là niềm tự hào của Việt tộc nên đại thi hào Nguyễn Trãi đã trân trọng Triệu Vũ Đế và quốc gia Nam Việt trong áng văn bất hủ “Bình Ngô Đại cáo”, bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc:

“Chỉ nước Đại Việt ta từ trước                                                                                                          Mới có nền văn hiến ngàn năm                                                                                                    Sơn hà cương vực đã chia,                                                                                                                Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần                                                                                                                    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên                                                                                                    Mỗi bên hùng cứ một phương                                                                                                          Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau                                                                                                      Nhưng hào kiệt thời nào cũng có…”.

    Danh nho Nguyễn Trãi đã khẳng định là: “Duy ngã Đại Việt chi quốc, Thực vi văn hiến chi bang” có nghĩa là “Chỉ có nước Đại Việt ta từ trước, Mới có nền văn hiến ngàn năm…”. Một dân tộc có nền văn hiến là một dân tộc có một nền văn hóa cao với những điển chương định chế, những phong tục tập quán tốt đẹp, sinh hoạt tinh thần cao cả, hướng thượng đạt tới trình độ văn minh với quan niệm sống “Chân-Thiện-Mỹ”.

    Truyền thuyết khởi nguyên dân tộc khai mở cho chúng ta nét văn hiến của một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất với một nền văn hóa cổ nhất của nhân loại. Truyền thuyết kể rằng khi Đế Minh phong cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và Kinh Dương Vương làm vua phương Nam năm 2879 TDL thì xã hội lúc đó đã có văn hóa điển chương và đã có định chế xã hội với nền nếp kỷ cương tôn ti trật tự rồi. Thời đại Hùng Vượng đã đi vào định chế dựa trên nền tảng văn minh đạo đức nông nghiệp hẳn hòi qua truyền thuyết khởi nguyên dân tộc.

    Thật vậy, khi vua cha Đế Minh thương yêu muốn truyền ngôi cho Lộc Tục nhưng Lộc Tục không dám vâng mệnh để nhường ngôi cho anh là Đế Nghi. Đế Minh thấy vậy, phong cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Quy. Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân dạy dân lễ nghĩa, đạo đức của một con người: “Bố lạc đã dạy dân cày cấy, ăn mặc”. Trong nước từ đây mới có thứ tự quân thần, tôn ti trật tự, xã hội mới có luân thường đạo lý giữa cha con: “Cha hiền từ, Con hiếu thảo,” đạo lý vợ chồng: “Chồng tín nghĩa, Vợ tiết trinh”.

    Truyền thuyết kể tiếp: Bố Lạc dặn dò các con: “Lên núi xuống biển, các con nhớ cưu mang giúp đỡ lẫn nhau. Trăm con cúi đầu vâng lời rồi từ biệt mà đi… Năm mươi con ở lại miền cao cùng suy cử tôn người anh lên ngôi vua, lấy hiệu là Hùng Vương…”. Trong kho tàng cổ tích Việt Nam, sự tích Trầu Cau cũng mang một ý nghĩa cao đẹp của đạo lý vợ chồng, tình anh em máu mủ ruột thịt nên vua Hùng đã phán truyền là trong lễ cưới hỏi phải có mâm trầu cau biểu trưng cho tiết nghĩa thủy chung chồng vợ. Tất cả đã nói lên nền tảng luân lý, phong tục của một dân tộc sống về nghề nông với nền văn minh đạo đức nông nghiệp.

    Theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên thì “Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi. Đế Minh đi tuần du phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quý lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh nên Đế Minh lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc và phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỷ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân húy là Sùng Lãm, nhà vua lấy con gái của Đế Lai là nàng Âu Cơ, sinh ra trăm trai. Tục truyền là sinh ra trăm trứng, ấy là Tổ của Bách Việt…”.[1]

    Hán tộc là tộc người du mục, sống về lý trí, thiên về sức mạnh nên bản chất của họ là xâm lược, là đế quốc bành trướng bá quyền. Lịch sử Trung Quốc là lịch sử của sự xâm lược, thôn tính để đồng hóa các dân tộc khác. Họ lại nhận là nước ở trung tâm thiên hạ, là con trời “Đại Hán” để trị vì thiên hạ. Vua Hán xưng là Thiên tử, triều Hán là Thiên triều nên xem các nước chung quanh là tứ di nghĩa là Man di mọi rợ gồm Bắc Địch, Nam Man, Đông Di và Tây Nhung (Khuyển Nhung).

    Trong suốt trường kỳ lịch sử, tuy bị Hán tộc xâm lấn phải bỏ trung nguyên xuống phương Nam nhưng nền văn hóa của Việt tộc đã thẩm nhập vào đất nước và con người Hán tộc để hình thành cái gọi là văn minh Trung Quốc. Vạn thế sư biểu, Người Thầy Muôn Đời của Hán tộc là Khổng Tử đã phải ca tụng nền văn minh rực rỡ, xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt ở phương Nam. Khổng Tử khi viết lại Thi Kinh đã lấy phần “Chu Nam” và “Chiêu Nam” là những Phong dao Việt, luân thường đạo lý Việt trong Kinh Thi được Khổng Tử xem là “Chính Phong” để mở mang tâm hồn, giáo hóa dân Chu du mục. Sách Luận Ngữ ghi lại lời nói của Khổng Tử như sau: “Xem Kinh Thi có thể phấn khởi được ý chí. Xem xét được việc hay dở, hòa hợp được với mọi người, bày tỏ được nỗi sầu oán, gần thì học việc thờ cha, xa thì học việc thờ vua, lại biết được nhiều tên chim muông, cỏ cây…”.

     Trong Thi Kinh Tập truyện, Khổng Tử San định, Chu Hy (1130-1200), một học giả Hán chỉ nổi tiếng đã chú giải về Thi Kinh như sau “Theo thuyết xưa, thơ Nhị Nam (Chu Nam và Chiêu Nam) là thơ chính phong, ứng dụng những thơ ấy vào gia đình, làng xóm và nước nhà mà giáo hóa cả thiên hạ”.  Khổng Tử đã giảng giải cho Tử Lộ về sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa Việt và Hán trong sách Trung Dung như sau: “Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử cư xử như vậy..! Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo hành xử như thế đó…”.[2]

    Trong kinh “Xuân Thu”, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh chị em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa. Điều này chứng tỏ Hán tộc du mục vẫn còn dã man mạnh được yếu thua, bất kể tình người, bất kể luân lý đạo đức. Thế mà chính sử Trung Quốc cứ vẫn miệt thị Việt tộc là man di, các Thứ Sử Thái Thú Hán vẫn lên mặt giáo hóa dân Việt trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào nền nếp của văn minh nông nghiệp từ lâu. Chính “Vạn thế Sư biểu” của Hán tộc là Khổng Tử cũng đã phải đem những nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam đặt để thành những quy luật, trật tự cho xã hội phương Bắc. Chính vì vậy, sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên đã phải thừa nhận một sự thực là: “Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy…”.

    Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi khi giới nghiên cứu đều xác nhận hầu hết các phát minh gọi là văn minh Trung Quốc từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách làm giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu dao cong vút… tất cả đều là của nền văn minh Bách Việt. Chính vì vậy, Hán Hiến Đế một vị vua của Hán tộc, đã phải thừa nhận: “Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông hun đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất!”. Ngay cả Tiền Hy Tộ sử quan triều Thanh với quan niệm Đại Hán đã sửa đổi nội dung của bộ Đại Việt Sử Lược, nhưng vẫn phải thừa nhận một thực tế là: “Người Việt phong tục thuần lương chân chất.”. Như vậy, nếu tính từ năm 2879 TDL là năm Kinh Dương Vương lên ngôi tính tới ngày nay 2018, Việt Nam đã có 2879+2018= 4.897 năm tức gần năm ngàn năm văn hiến.

    Giới nghiên cứu đã thống nhất quan điểm xác định văn hóa Hòa Bình là nền văn hóa cổ nhất của nhân loại và Việt Nam là quê hương của nền văn hóa Hòa Bình. Các nhà văn hóa nghiên cứu về triết học phương Đông, văn minh phương Đông đều xác nhận ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa Việt Nam. Nhà văn hóa học Đông Nam Á, học giả Pière Gourou viện Viễn Đông Bác Cổ đã nhận định trung thực về nền văn hoá tiền sử ở Đông Nam Á nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng đã minh chứng dân tộc Việt đã có nền văn minh đạo đức như sau:

“Những cư dân tiền sử sống trong nền văn hóa thực vật ở Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng, một mặt là cư dân sớm định cư định canh, do đó sớm phát triển và đạt được trình độ văn minh. Mặt khác, đó là những cư dân hiếu hòa chứ không hiếu chiến, hiếu sinh chứ không hiếu sát”.[3]

    Giáo sư Wilhelm Solheim, Viện trưởng viện khoa học Đông Tây tại Honolulu đã kết luận: “Những hiện vật khảo cổ tìm thấy như trống đồng Đông Sơn mà 18 viện khảo cổ phương Tây đều đồng ý rằng nền văn minh trống đồng Đông Sơn chứng tỏ Việt Nam đã có nền văn hóa sớm nhất thế giới, cách nay trên 15 ngàn năm. Nền văn hóa đó bao trùm và ảnh hưởng trên toàn thế giới. Thực tế này phản bác mọi quan niệm cũ cho rằng văn minh thế giới xuất phát từ Phi Châu”.

    Việt tộc là cư dân sống về nghề nông, trồng lúa nước nên thiên về văn hóa, đạo đức, tâm linh. Dân tộc Việt là một dân tộc có truyền thống nhân đạo với đạo lý tôn trọng con người, lấy con người là mục đích tiên khởi và cùng đích cũng là phục vụ con người. Trong khi các dân tộc khác tôn thờ sùng kính thần linh thì chỉ có dân tộc Việt Nam trân trọng giá trị đích thực của con người nên những người có công với dân tộc, với làng xã thì sau khi chết cũng được tôn thờ như một “Nhân Thần” như những thần linh.

    Một viên Toàn Quyền Pháp ở Đông Dương là học giả Couve De Pouvourville (1921-1926) đã phải thừa nhận truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam:

“Chúng ta thấy ở đây là cả một nền văn minh, mọi thứ được xây dựng từ lâu. Nghệ thuật, khoa học, kể cả khoa quản lý quốc gia đều phát triển mạnh. Luật pháp, phong tục, tôn giáo, văn học, tất cả đều đã hoàn chỉnh và hòa hợp với nhau, trải qua bao nhiêu thế kỷ, đã được điều hòa và ngày càng hoàn hảo hơn. Những vết tích man rợ đã hết từ lâu.

    Dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục có tổ chức, trong khi người phương Tây còn ở trong tình trạng bán khai. Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói Thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn trọng lẽ phải, ghét xa hoa, không ham tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, sẵn sàng hy sinh… Đó là đức tính của người dân Việt. Tất cả người Việt Nam bình thường mà người ta gặp bất cứ nơi đâu cũng đều như thế”.

    Paul Mus, nhà nghiên cứu nổi tiếng về văn hoá Việt Nam đã viết: “Việt Nam đầy rẫy những triết gia hiểu biết theo nghĩa là những con người có chiều sâu tư tưởng, biết suy nghĩ trăn trở. Càng về đồng quê, thôn cùng xóm vắng thì càng nhiều, đó là xã hội lý tưởng của Platon mơ ước đã hiện thực ở Việt Nam từ lâu rồi”.

    Nền minh triết Việt khởi nguyên từ thần tổ kép Tiên Rồng, uyên nguyên của triết lý Âm Dương Việt cổ, tinh túy của triết học phương Đông. Âm Dương biểu tượng cho 2 mặt đối lập tương sinh tương khắc nhưng không dẫn đến triệt tiêu, hủy diệt lẫn nhau mà cùng nhau tương hoà theo lý đối lập thống nhất. Trong vũ trụ vạn vật muôn loài đều có 2 mặt đối lập với nhau nhưng vẫn cần thiết có nhau, tương hòa để tồn tại. Nếu thiếu một trong 2 yếu tố căn bản hoặc âm hoặc dương thì sẽ không có muôn loài muôn vật.

    Thực tế cuộc sống được chiêm nghiệm suốt chiều dài của lịch sử loài người, đó là tuy đối lập nhưng vẫn hài hòa, thống nhất trong đa dạng thì loài người mới tồn tại mãi tới ngày nay. Bất cứ muôn loài muôn vật muốn tồn tại phải “Tương Hòa” đó chính là đạo “Thái Hòa” của nền minh triết Việt Nam.

    Hòa hợp ngay tự bản chất mỗi vật, hòa hợp ngay chính bản thân mỗi người như thể xác với tâm hồn, tình cảm với lý trí, tâm với tính, hài hòa với thiên nhiên, hài hòa trong ứng xử giao tiếp với tha nhân, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa dân tộc này với dân tộc khác để cùng tồn tại chứ không cực đoan, mưu đồ tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cùng tôn trọng nhau, chấp nhận nhau dù có sự khác biệt. Phải chấp nhận thống nhất trong đa dạng, lấy yếu tố con người làm đích điểm để cùng chung sống trong hòa bình. Đó chính là triết thuyết Nhân bản Cộng tồn, lấy con người là chính để cùng chung sống trong hòa bình an lạc của nền minh triết Việt.

    Nhân loại đang trải qua thời kỳ khủng hoảng, bế tắc của tư tưởng nên hết chiến tranh ý hệ lại quay sang chiến tranh dân tộc và tôn giáo đe dọa sự sống còn của nhân loại. Chỉ có nền minh triết siêu việt nhân bản tâm linh Việt mới đưa nhân loại thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay để giải quyết vấn đề nhân sinh bước vào thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

[1]. Ngô Sĩ Liên:Đại Việt Sử Ký Toàn Thư bản Nội các quan bản Tập 1 được dịch, chú giải và hiệu đính bởi các dịch giả Ngô Đức Thọ, Hoàng văn Lâu, Ngô Thế Long, Hà văn Tấn Năm nhà xuất bản Khoa học xã hội cho xuất bản năm 1983.

[2].  Khổng Tử: Trung Dung, bài thứ 10, Tử Lộ vấn cường.

[3]. Pièrre Gourou: Pière Gourou: Le Tonkin, Hanoi 1931. Les paysans du delta Tonkinoises, Etude de Geographie Humane, Publ. BEFEO, XXVII, 1936.

        VIỆT NAM: DÂN TỘC CÓ LỊCH SỬ LÂU ĐỜI                                 

    Trước đây, chúng ta thường nói dân tộc Việt có hơn 4 ngàn năm lịch sử và Việt tộc từ phương Bắc di chuyển dần xuống phương Nam. Các sử gia Mác Xít viết sử theo nghị quyết, của đảng Cộng sản Việt Nam đã không dám nhắc gì đến phần đất của Việt tộc ở lãnh thổ Trung Quốc hiện nay. Họ tìm cách kéo lùi lịch sử lại cho phù hợp với quyển “Việt Sử Lược” mà bản duy nhất còn trong Tứ khố Toàn Thư triều Thanh đã bị sử quan Thanh triều là Tiền Hy Tộ sửa đổi, bóp méo lịch sử. Họ nhân danh khoa học lịch sử cho rằng Việt Nam mới có hơn 2 ngàn năm lịch sử. Đây là sự phản bội công lao xương máu của tiền nhân, phản bội dân tộc đê hèn ô nhục nhất trong lịch sử Việt.

    Trong khi đó, sự thật khách quan của lịch sử đã được giới nghiên cứu quốc tế trong hội nghị các nhà Trung Hoa học kể cả Trung Quốc và Đài Loan ở đại học Berkeley, California Hoa Kỳ năm 1978 công nhận là Việt tộc mà họ gọi là Di Việt cư trú đầu tiên tại Trung nguyên Trung Quốc bây giờ. Vào thời điểm đó, tri thức nhân loại còn ít nhiều hạn chế nên đã nhận định: “Không có đủ yếu tố để xác nhận chủng tộc nhưng Hán tộc đã tiếp thu văn hóa của Di Việt…”.

    Năm 1766 TDL, tộc Thương đánh đuổi nhà Hạ của Việt tộc và thành lập triều Thương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Lịch sử Trung Quốc là lịch sử của sự xâm lược, bành trướng xuống phương Nam. Chính sử Trung Quốc đã xác nhận là triều Ân đem quân đánh chiếm Xích Quy Phương, Tần Mục Công đánh đuổi Lạc Bộ Chuy năm 659 TDL và triều Tần, Hán đánh chiếm Lĩnh Nam, Nam Việt và các chi tộc Việt ở Tây Nam Trung Quốc và Nam Việt năm 111 TDL. Các chi tộc Việt phải rời bỏ phần đất trung nguyên Trung Quốc xuống trụ lại ở lãnh thổ Việt Nam bây giờ. Chính vì vậy nên trước đây các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng dân tộc Việt từ phương Bắc di chuyển dần xuống phương Nam. Thế nhưng, công trình khoa học nghiên cứu cấu trúc di truyền Genome DNA của một tộc người và công trình nghiên cứu nạn Biển Tiến của học giả lừng danh Stephen Oppenheimer được công bố trong tác phẩm “Thiên đàng ở phương Đông, Lục địa bị chìm đắm ở Đông Nam Á” đã làm đảo lộn mọi nhận thức từ xưa tới nay.[1]

    Khoa Di Truyền học đã chứng minh người Tiền Sử từ châu Phi tiến sang định cư ở Hòa Bình Đông Nam Á cách ngày nay khoảng từ 60 đến 70 ngàn năm và Đại Dương học cũng đã xác nhận là cách đây khoảng 8.000 năm, lần biển tiến gần đây nhất đã nhận chìm nền văn minh Đông Nam Á cổ đại. Lục địa Đông Nam Á thời đó gồm cả 2 đại lục: Đại lục Sundaland bao gồm lưu vực sông Cửu Long trải dài xuống Nam Dương và đại lục Nanhailand bao gồm lưu vực sông Hồng kéo dài tới bờ biển phiá Đông đảo Hải Nam ngày nay.

    Mực nước biển dâng cao đột ngột còn để lại ấn tích trong Kinh Thánh về nạn đại hồng thủy và truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh của Việt Nam. Mực nước biển dâng cao 150 mét tới đỉnh Việt Trì nên cư dân Hòa Bình Hoabinhian phải dời lên vùng cao để tránh nạn biển tiến. Những cư dân Hoabinhian này chính là những người tiền Việt (Proto-Viets) đã lên vùng núi cao Hòa Bình, Bắc Sơn và theo hướng Tây Bắc tiến lên Vân Nam, qua Ba Thục tức Tứ Xuyên Trung Quốc bây giờ để tiến tới vùng cao nguyên Tây Tạng nằm giữa hai dãy núi Hi Mã Lạp Sơn Himalaya và Côn Luân Kunlun.

    Cư dân Hòa Bình Hoabinhian Protoviets tức là người tiền Việt đã từ Nanhailand và Sundaland hội tụ về Bắc Việt Nam rồi tiếp tục tiến lên phía Bắc và cách đây 5.500 năm khi mực nước biển rút dần thì người Việt cổ lại tiến dần xuống vùng đồng bằng châu thổ 3 con sông lớn Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long rồi tiến xuống dọc theo lưu vực sông Hồng, sông Mã trở về nơi đất Tổ xa xưa.

    Thực tế này đã được các nhà khoa học trường Viễn Đông Bác cổ xác định lộ trình thiên di của những người Việt cổ này căn cứ vào kết quả đo chỉ số sọ của các nhà Khảo Tiền sử. Người Việt thuộc loại sọ tròn, dung lượng sọ là 1341,48 và chỉ số sọ trung bình là 82.13 hoàn toàn khác biệt với Hán tộc (Tàu) sọ dài, dung lượng sọ là 1440 và chỉ số sọ là 76,51. Kết quả khảo tiền sử cho biết người Việt cổ từ vùng cao nguyên giữa 2 dãy núi cao nhất và cổ nhất là Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya) và Côn Luân (Kunlun) tiến dần xuống vùng lưu vực đồng bằng châu thổ các con sông lớn là Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long, sông Hồng.

    Kết quả của khoa Khảo Tiền sử được khoa Đại Dương học minh kiểm chứng là cách nay 5.500 năm, khi nước biển rút dần thì người Hoabinhian = Proto-Viets => Malaysian xuống định cư ở vùng đất phì nhiêu dọc lưu vực các con sông để khai khẩn canh tác. Khoa Khảo Tiền Sử cho biết cách nay khoảng 6 ngàn năm một nhánh người Việt cổ, từ thượng nguồn dọc theo lưu vực sông Dương Tử và Cửu Long xuống định cư ở vùng lòng chảo đất đỏ Dạ Lang vùng Ba Thục tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc bây giờ.

    Sách cổ “Thượng Thư” gọi là vùng đất đỏ từ Tam giang Bắc gồm sông Hoàng, sông Vị và sông Lạc trở xuống tới Tam Giang Nam gồm sông Nguyên, sông Tương và sông Dương Tử là Xích Quy Phương còn gọi là Cửa Việt hay Giao Chỉ. Chữ “Phương” chỉ đòng đòng lúa hàm nghĩa cư dân nông nghiệp trồng lúa. Như vậy, Thủ lĩnh hai châu Kinh Dương đã lấy tên đất để đặt tên cho nước là “Xích Quy” hàm nghĩa là nước của cư dân trồng lúa ở vùng đất đỏ Xích Quy.[2]

    Tộc Chu là tộc người du mục mang dòng máu Thổ (Turc) và Mông Cổ tóc màu hung nên đã gọi người dân bị trị là Lê dân (dân tóc đen) và miệt thị các nước chung quanh là cửu quỷ. Các sử gia Hán tộc đã viết Xích Quy là Xích Quỷ để miệt thị dân tộc ta là tộc người man di mọi rợ. Ngay từ thời Thương kế tiếp là Chu, Hán tộc tự cho mình là “Thiên Triều,” vua Tàu xưng là Thiên Tử là con trời, thay trời hành đạo, nước Tàu ở trung tâm các nước nên lấy tên nước là Trung Quốc và miệt thị các tộc người xung quanh Trung Quốc là tứ di gồm: Đông Di, Tây Nhung, Bắc Địch và Nam Man.

    Theo kết quả của khoa Khảo Tiền Sử thì cách đây khoảng 5 ngàn năm, một nhánh người Việt cổ Malaysian tiến xuống vùng Tam Giang Bắc gồm 3 con sông Hoàng, sông Vị và sông Lạc. Tên con sông Lạc này viết với bộ “Chuy” chỉ loài chim đuôi ngắn vật biểu của người Việt cổ chi Âu Việt thờ chim ở tỉnh Thiểm Tây. Theo truyền thuyết thì đây chính là dòng Thần Nông phương Bắc đã thành lập các triều đại Đế Nghi, Đế Lai, Đế Du Võng…[3] Như vậy, kết quả của khoa Khảo Tiền Sử đã chứng minh tính hiện thực của truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc.

     Tư Mã Thiên, sử gia chính thống của Hán tộc đã phải thừa nhận một sự thực là “Việt tuy gọi là Man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy.”.[4] Chính Tư Mã Thiên đã lấy Đế Hoàng nguyên là một vị thần được nhân dân sùng kính ở Sơn Đông lên làm cộng chủ và viết là Hoàng Đế theo ngữ pháp Hán là người khai sáng lịch sử Trung Quốc.

    Trong khi đó, Chu Cốc Thành một sử gia Trung Quốc trong “Trung Quốc Thông Sử” đã thừa nhận: “Viêm tộc đã có mặt khắp nước Trung Hoa thời cổ đại trước khi các dòng tộc khác tràn vào nên được xem là chủ nhân phần đất Trung Quốc đầu tiên. Khi Viêm Việt đã định cư thì Hán tộc còn sống du mục ở vùng Tân Cương, Thanh Hải. Về sau, họ men theo Hoàng Hà tràn vào Hoa Bắc, chiếm đất của Việt tộc”. Nhóm “Nghi cổ phái” của nhà văn Quách Mạt Nhược cũng đã bác bỏ thời Tam Hoàng Ngũ Đế là của Trung Quốc vì những vị vua cổ đại không thấy ghi trong những mai rùa (Giáp cốt) đời Thương.

    Các nhân vật huyền sử từ Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, “Tam Hoàng Ngũ Đế” chỉ mới xuất hiện vào thời Xuân Thu Chiến Quốc là thời kỳ cực thịnh của các quốc gia Bách Việt. Chính vì vậy, Lương Khải Siêu cho rằng lịch sử Trung Quốc mới chỉ có hơn 4 ngàn năm. Đây là một sự thật lịch sử mà các học giả, các nhà nghiên cứu Trung Quốc không thể phản bác được.

    Như vậy, nếu căn cứ trên kết quả đo chỉ số sọ người Việt cổ của Khoa Tiền sử học thì nước ta có ít nhất là hơn 6 ngàn năm lịch sử.[5] Mặt khác, công trình nghiên cứu Đại Dương cũng như những kết qủa phân tích di truyền DNA thì người Tiền sử từ châu Phi đến vùng Đông Nam Á từ 60-85 ngàn năm trước. Như vậy, người cổ Đông Nam Á đã có mặt tại lưu vực sông Hồng sông Mã từ rất lâu và đã hình thành nền văn hóa Hòa Bình. Cư dân Hòa Bình chính là những người Tiền Việt Protoviets mà cho tới nay, giới khảo cổ học mới tìm thấy được người vượn ở Bình Gia (Lạng Sơn) và các dụng cụ bằng đá của người nguyên thủy vào thời kỳ đồ đá cũ ở núi Ðọ (Thanh Hóa) từ trên 30.000 năm trước.

    Khảo cổ học cũng đã tìm được những chiếc răng của người hóa thạch vào thời kỳ địa chất Pleistocene cách nay khoảng 300.000 năm. Khảo cổ học cũng đã tìm được di tích của đời sống của người nguyên thủy ở Sơn Vi (Lâm Thao, Vĩnh Yên), ở Bắc Sơn, Hòa Bình, ở Hang Muối và Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Họ chính là những người Tiền Việt (Hoabinhian-Protoviets).

     Kết quả mới nhất, thuyết phục nhất của các nhà Di Truyền học đã xác định người Hoabinhian-Protoviets, chủ nhân của nền văn hóa Hòa Bình được xem là cổ nhất của vùng Đông Nam Á nói riêng và nhân loại nói chung. Kết quả mới nhất về phân tích cấu trúc di truyền của nhà bác học Trung Quốc J.Y. Chu và 13 đồng nghiệp đã khẳng định rằng nguồn gốc của người Trung Quốc và người Á Ðông là do giống người Ðông Nam Á đi lên.[6] Việt Nam có Haplogroups chính gồm A, B, C, D và không có cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII/ tRNA.LYS nên các nhà di truyền học gọi là có “Đột biến đặc biệt Á Châu” (9bp deletation bettween CO/II tRNALYS genes,” bp= base pair).[7]

    Mặt khác, Ballinger và đồng nghiệp nghiên cứu dùng mtDNA, ghi nhận rằng chỉ số biến thiên F-value của người Việt cao nhất trong các sắc dân vùng Đông Nam Á. Người Việt có 1 tỷ lệ cao nhất về biến đổi di truyền trong dân tộc 0.236% và về Hinc II/ Hpal nên được xem là dân tộc cổ nhất Đông Nam Á nên là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất.

    Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã công nhận Việt Nam là trung tâm của nền văn hoá Hòa Bình và từ đây Mitochondrial DNA Á Châu (Asian Mitochondrial DNA) lan toả ra toàn vùng Đông Nam Á và cả châu Mỹ nữa. Cư dân Hoabinhian Protoviets này đã mang theo những phát minh quan trọng như nghề trồng lúa nước, thiên văn, chữ viết cổ (Khoa Đẩu), kỹ thuật hàng hải, kỹ thuật xây cất các đô thị đến nơi khác để hình thành những nền văn minh cổ đại trên thế giới như Trung Hoa, Ấn Độ và Trung Đông.

     Kết quả khoa học của khoa Di truyền học đã chứng minh là cư dân Trung Quốc ở miền Đông và miền Nam kể cả Đài Loan, cư dân Đông Nam Á gồm Miến Điện, Miên, Lào, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Brunei và Đông Timor, thổ dân Đa Đảo Polynesian, thổ dân Hawai, thổ dân Maya ở Trung và Nam Mỹ, Pima ở Bắc châu Mỹ có cùng Halogroups và có Đột biến châu Á Mitochondrial DNA (Asian Mitochondrial DNA). Vì vậy, Việt Nam được xem là trung tâm của nền văn hoá Hòa Bình ảnh hưởng bao trùm Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ, Trung Cận Đông và cả châu Mỹ nữa.

    Từ những kết quả khoa học thuyết phục trên, ngày nay giới nghiên cứu xác định nền văn hóa Hòa Bình là nền văn hóa tối cổ của nhân loại, Hoabinhoid là một đại chủng của nhân loại và Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất

[1].  Stephen Oppenheimer: Eden in the East: The Drowned continent of South-East-Asia.

[2]. Âu Đại Nhậm: Bách Việt Tiên Hiền Chí, Trần Lam Giang dịch, Trung tâm Nghiên cứu Văn Hóa Việt Nam xuất bản 2010. Việt Nam Suối Nguồn Văn minh phương Đông của Du Miên trích dẫn, NXB TTNC Văn Hóa Việt Nam tr 223 và 224.

  1. Kinh Thi chép tên núi và sông vùng Tam Giang Bắc là Quy. Tích xưa kể lại rằng khi Đế Nghiêu gả 2 cô con gái về làm dâu ở nhà họ Ngu ở bến sông Vị, khuỷu sông Quy là “Vu Quy nhuế” nên ngày nay, chúng ta gọi ngày con gái về nhà chồng là lễ “Vu quy.”

[4]. Âu Đại Nhậm: Bách Việt Tiên Hiền Chí, Trần Lam Giang dịch, Trung tâm Nghiên cứu Văn Hóa Việt Nam xuất bản 2010. Việt Nam Suối Nguồn Văn minh phương Đông của Lê Thanh Hoa trích dẫn, NXB TTNC Văn Hóa Việt Nam tr 223 và 224.

  1. Có thể niên đại còn cao hơn nhiều nhưng vì khoa Khảo Tiền sử không thể đo chỉ số sọ của những sọ trên 6 ngàn năm vì đã bị mục rữa.

[6]. Dr Chu: Chu JY, et al. Genetic relationship of populations in China.

[7]. S.W. Ballinger& đồng nghiệp: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992 số 130 p.139-45.

national geographic

                                                                       BẢN ĐỒ LỊCHSỬ TRUNG HOA                                                                                 Tạp chí National Geographic Hoa Kỳ 1991
– Trên bản đồ phần nhỏ tô đậm là lãnh thổ của triều Chu (Zhou), chữ CHU chỉ nước Sở, YUE nước Việt, Qin nước Tần và Shu chỉ nước Thục. Tộc Thương, Chu là tộc người du mục từ phía Tây Bắc tràn xuống đánh chiếm nhà Hạ của tộc Việt năm 1766 TDL.
– Cách đây hơn 7 ngàn năm, cư dân Malayo-Viets ở miền Nam sông Dương Tử là cư dân đầu tiên trên thế giới trồng lúa nước.
– Cách đây 6 ngàn năm (4.000 BC), nền văn hóa Ngưỡng Thiều và văn hóa miền duyên hải phía Đông thời đá mới của cư dân Malayo-Viets.
– Cách đây 5 ngàn năm (3.000 BC), cư dân Nam Trường Giang (Dương Tử) sản xuất ra tơ lụa và chạm trổ ngọc bích để trang điểm.

PHỤC HỒI SỰ THẬT LỊCH SỬ

VIỆT TỘC LÀ MỘT ĐẠI CHỦNG

    Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay. Dân tộc Việt đã phải chống lại 26 lần xâm lược của đế quốc Đại Hán xưa và Đế quốc mới Trung Cộng ngày nay và chịu đựng gần một ngàn năm giặc Tàu thống trị. Sau chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử năm 938 của Ngô Quyền đã mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của kẻ thắng trận và thủ đoạn thâm độc quỷ quyệt đã dùng mọi phương cách để đồng hóa Việt tộc bằng cách xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong cái gọi là “chính sử” của Trung Quốc.

    Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của gần một ngàn năm của sự đồng hóa nô dịch văn hóa khiến một số người chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm. Trình Bá Âu Đại Nhậm, trong tác phẩm “Bách Việt Tiên Hiền Chí” thời Minh đã viết: “Vốn xưa Cối Kê là đất của Việt, miêu duệ của vua Hạ Vũ cai trị đất này. Từ sau biến cố lìa tan, đến định cư trên miền duyên hải Giang Nam, kẻ làm Vương người làm Quân Trưởng, dòng dõi Bách Việt sinh sôi đông đảo, sống đời hạnh phúc, nức danh rạng rỡ ở đây.  

    Đất nước của các Quân Trưởng, xa đến tận Nam Hải, Quế Lâm. Từ Hán về sau, để tiện việc cất quân đánh chiếm đã vẽ họa đồ phân chia Việt thành châu, thành quận lấy lệ mà thôi. Tên đất cũng là tự ý đặt, sai khác khá nhiều với tên đích thực”.[1]

    Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, ánh sáng của sự thật soi rọi vào quá khứ bị che phủ hàng ngàn năm bởi kẻ thù Hán tộc xâm lược bành trướng. Trong thiên niên kỷ thứ hai, trước đây nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương là của đế quốc Hy Lạp La Mã để rồi sau đó thấy rằng hầu hết các phát minh đến từ Trung Quốc ở phương Đông. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng khi thấy rằng cái gọi là nền văn minh Trung Quốc lại chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt.

    Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại toàn bộ lịch sử để phục hồi sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử bởi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc khiến chúng ta hoài nghi về nguồn gốc của dân tộc mình. Hàng loạt câu hỏi đặt ra như lịch sử Việt với huyền thoại Rồng Tiên hoang đường huyền hoặc vì thời buổi này ai mà tin người đẻ ra trứng rồi trứng lại nở ra người?

    Trước đây, một số sách lịch sử không tìm hiểu nghiên cứu về truyện họ Hồng Bàng nên cho rằng dòng Thần Nông phương Bắc là Trung Quốc, dân tộc ta là dòng Thần Nông phương Nam cùng một ông Tổ Thần Nông nên từ Tầu mà ra. Trên thực tế, Hán tộc là tộc người du mục thì làm sao có thể là con cháu của ông Tổ nghề trồng lúa nước Thần Nông?. Ngay cả danh từ trăm họ, bách tính bá tánh và các dòng họ Việt Nam do ảnh hưởng của sự nô dịch văn hoá nên cũng cho là của Tàu, từ Tàu di cư qua Việt Nam mà quên rằng chính truyền thuyết mẹ Âu sinh trăm trứng đã dẫn đến ý niệm trăm họ của tộc Việt.

    Biết bao vấn đề cần làm sáng tỏ vì sau gần một ngàn năm dưới ách thống trị của Tầu Hán với chủ trương thâm độc quỷ quyệt, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đã xuyên tạc bóp méo, sửa đổi lịch sử để đồng hoá dân ta. Có một thực tế đau lòng là sau gần một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ của giặc Tây khiến dân tộc chúng ta dường như mang mặc cảm thua kém văn minh Tàu, cái gì hay đẹp cũng nói là của Tàu, cái gì to lớn văn minh cũng bảo là của Tây… đã tạo nên cái tự ti mặc cảm của một dân tộc nhược tiểu.

    Ai trong chúng ta cũng đều biết rõ mình không phải là Tàu nhưng không dẫn ra những chứng cớ thuyết phục để chứng minh. Thậm chí, ảnh hưởng của sự nô dịch văn hóa khiến một số người tỏ ra hoài nghi tất cả những gì mới lạ cho dù đó là một công trình nghiên cứu có tính khoa học thuyết phục của các học giả ngoại quốc mà vẫn khư khư chấp nhận những tư tưởng nô lệ từ ngàn năm qua. Chính vì vậy, một học giả thời danh ngoại quốc J. Needham đã phải viết rằng: “Sự thật bị che phủ hàng ngàn năm cùng với ảnh hưởng của ngàn năm thống trị nô dịch văn hóa khiến ngay cả người Việt cũng ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật!”.

    Trong lịch sử nhân loại, không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung Quốc xuống phương Nam. Các nhà Việt Nam học khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam vẫn đặt ra 2 câu hỏi mà vẫn chưa được lý giải thỏa đáng, đó là tại sao triều đại nào của Trung Quốc cũng chủ trương xâm chiếm lãnh thổ và tiêu diệt Việt tộc bằng mọi giá và yếu tố nào đã giúp dân tộc Việt Nam tạo nên kỳ tích là sau gần 1 ngàn năm bị thống trị mà dân tộc Việt vẫn vùng lên giành lại được độc lập dân tộc?

     Tìm hiểu suy ngẫm lại toàn bộ tiến trình lịch sử thì chúng ta thấy ngoài lý do vị trí địa lý chiến lược và tài nguyên, có 2 nguyên do chính để Hán tộc phải tiêu diệt Việt tộc bằng mọi giá. Thứ nhất là Hán tộc đã lấy văn hóa Việt cải biến thành văn hóa Hán, văn minh Hán và lãnh thổ Trung Quốc ngày nay chính là địa bàn cư trú của tộc Việt mà Hán tộc đã xâm chiếm. Nguyên do thứ hai quan trọng hơn là quá nửa dân số Trung Quốc là người gốc Việt cổ. Đây là một nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự sống còn của Trung Quốc nên triều đại nào, giới cầm quyền nào cũng chủ trương xâm lược tiêu diệt dân tộc chúng ta.

    Người Việt là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi chi tộc cư trú trên một địa bàn nằm rải rác trên khắp lãnh thổ Trung Quốc bây giờ và thường đánh lẫn nhau để giành quyền lãnh đạo nên cộng đồng Bách Việt bị phân hóa và suy yếu. Vì vậy, khi Hán tộc du mục thiện chiến từ Tây Bắc tràn xuống đánh chiếm các nước Việt một cách dễ dàng. Thời Xuân Thu Chiến Quốc hết Ngô đến Việt rồi Sở đánh lẫn nhau giành ngôi bá chủ trung nguyên, cuối cùng bị đế quốc Tần đánh đuổi phải chạy xuống phương Nam hội nhập vào phần còn lại của quốc gia Văn Lang ở Việt Nam bây giờ. 

    Chính hoàn cảnh lịch sử đã hun đúc lòng yêu nước thương nòi của con dân đất Việt, mỗi người Việt Nam sinh ra đã có một gene di truyền yêu nước thương nòi. Lãnh thổ Việt Nam hiện tại tập trung đồng bào thuộc các chi tộc Việt đã tạo thành một sức mạnh tổng lực để vùng lên quật khởi giành lại nền độc lập dân tộc sau gần 1 ngàn năm nô lệ vào đúng thời điểm Hán tộc phương Bắc suy yếu.

    Hán tộc là một tộc người du mục, bản chất hiếu chiến hiếu sát với tư tưởng chủ đạo “Độc tôn Đại Hán,” tự cho mình là trung tâm của thiên hạ nên ngay từ triều Thương, sau khi đánh đuổi nhà Hạ của tộc Việt đã chọn tên nước là Trung Quốc. Trung Quốc là nước trung tâm của thiên hạ, triều đình Trung Quốc là “Thiên Triều” trong khi các nước khác là chư hầu, vua Trung Quốc là Thiên tử.

    Sau khi đã xâm chiếm nhà Hạ và các nước Bách Việt, hết Thương rồi đến Chu đã xâm thực văn hóa, tiếp thu tinh hoa của nền văn minh Việt rồi cải biến thành văn hóa Hán. Từ mặc cảm tự ti của tộc người du mục, sau những chiến thắng Hán tộc trở nên tự tôn, cho rằng Hán tộc là siêu việt, là trung tâm nên đặt tên nước là Trung Quốc.

    Lịch sử đã chứng minh rằng Hán tộc đã tiếp thu văn hóa Việt, cải biến thành văn minh Trung Quốc rồi xem tất cả các nước là man di mọi rợ nên Hán sử viết tên của những dân tộc xung quanh họ kèm theo bộ khuyển (chó), bộ trãi (côn trùng), bộ mã (ngựa). Các sử gia Hán tộc với quan niệm: “Đại nhất thống” tự nhận là tộc người ưu việt, trung tâm của thế giới là cái rốn của nhân loại. Chủ trương trước sau như một của Đại Hán bành trướng là “Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy Tứ phương” nghĩa là: “Lấy ân huệ Trung Quốc để yên định bốn phương”. Đó là chủ trương bành trướng Đại Hán “Dĩ Hạ biến Di” nghĩa là lấy cái cao thượng, tao nhã của Đại Hán để cải hoá man di mọi rợ!

    Các công trình nghiên cứu văn hóa đã chứng minh Hán tộc  tiếp nhận văn hóa Việt, triều Chu  lấy chữ viết của  tộc Việt sửa đổi thành chữ Hán. Với sức mạnh của kẻ thống trị, Hán tộc đã triệt tiêu văn hóa, chữ viết Việt cổ bắt buộc phải nói và viết lối chữ Quan Thoại. Lợi dụng Hán tự là văn tự duy nhất, các sử gia Trung Quốc từ cổ đại đến nay đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, sửa đổi cho phù hợp với sử quan Đại Hán để đánh đổ lòng tự hào dân tộc của các dân tộc bị trị để dễ bề thống trị và đồng hoá. Đó là chủ trương nhất quán, là bản chất bành trướng thâm độc của họ xuyên suốt dòng lịch sử từ xưa tới nay. Chính vì thế, lịch sử Trung Quốc là lịch sử của những cuộc chiến tranh xâm lược bành trướng, thôn tính và đồng hóa các dân tộc khác.

    Lịch sử Trung Quốc khởi từ triều Thương với lãnh thổ chỉ rộng bằng 2 tỉnh ngày nay mà bây giờ đã trở thành một đế quốc rộng lớn thống trị các dân tộc Mông, Mãn, Tạng và Hồi. Nhà Trung Hoa học Terrien De LaCouperie trong tác phẩm “China Before the Chinese” đã nhận định rằng đế quốc Trung Quốc đã thôn tính và đồng hóa 21 sắc dân khác.

    Chủ trương tiêu diệt văn hóa Việt của quân Minh được sử gia Trần Trọng Kim ghi lại trong như sau: “Triều Minh xóa sạch văn hóa và bản sắc người Việt, bắt người Việt phải sinh hoạt giống người Tàu, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế. Đàn ông Việt Nam bị hoạn thiến rất nhiều. Sách vở bị đốt phá, báu vật, sách quý và những người tài giỏi đều bị đem về Tàu. Các sách lịch sử, binh pháp có giá trị của Đại Việt được lưu truyền từ nhiều đời, đặc biệt là binh pháp đời Trần, đã bị thất truyền là do vậy. Trong số hơn 7600 nhân tài của Đại Việt trong đó có nhà chế tạo súng Hồ Nguyên Trừng, kiến trúc gia Nguyễn An bị bắt sang Tàu để phục vụ chính quyền nhà Minh, đồng hóa họ, sinh con đẻ cháu và chết luôn bên Tàu. Ngoài ra, triều Minh còn áp dụng hệ thống sưu cao thuế nặng, ra sức khai thác tài nguyên của Đại Việt đem về Trung Hoa”.[2]

    Đế quốc Trung Cộng chỉ mới xâm chiếm Tây Tạng từ năm 1959 đến nay mới có hơn một nửa thế kỷ mà Đức Đạt lai Lạt Ma của Tây Tạng đã ngậm ngùi cay đắng thốt lên: “Tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ và nhân cách của các thế hệ Tây Tạng, vốn quý giá hơn mạng sống của họ, nay đã gần như bị tiêu diệt ! Đảng cộng sản và nhà nước Trung Cộng đã biến Tây Tạng thành một “Địa ngục trần gian!”.

    Đã đến lúc phải trả lại lịch sử những gì của lịch sử. Dưới ánh sáng của chân lý khách quan, lịch sử vẫn là lịch sử của sự thật dù bị sửa đổi vùi lấp hàng nghìn năm bởi sức mạnh của kẻ thống trị. Kết quả của khoa Phân tích Di truyền hoàn toàn phù hợp với thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử kể cả truyền thuyết Rồng Tiên về thời kỳ dựng nước của Việt tộc.

    Chứng cớ khoa học mới nhất có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau. Genome mã di truyền DNA của đại tộc Việt và Tàu Hán hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, Việt tộc và các dân tộc Đông Nam Á, kể cả người Trung Quốc ở miền Đông và miền Nam Trung Quốc có cùng một Haplotype A B C D và có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á trong khi Hán tộc không có yếu tố này.[3] Các công trình khoa học cũng xác định địa bàn cư trú của tộc người Malaysian=Malayo-Viets từ rặng Tần Lĩnh, hạ lưu sông Hoàng Hà ở Trung nguyên trải dài xuống tận vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới hạ lưu sông Hoàng Hà, phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt.

[1]. Âu Đại Nhậm: Bách Việt Tiên Hiền Chí, Trần Lam Giang dịch, Ban Tu Thư Thư viện Việt Nam ấn hành 2006. Việt Nam Suối Nguồn Văn minh phương Đông của Du Miên trích dẫn, NXB TTNC Văn Hóa Việt Nam tr 223.

[2]. Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược, NXB Tân Việt Sài Gòn tr 235.

[3].  S.W. Ballinger& đồng nghiệp: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992 số 130 Tr.139-45. “The greatest mtDNA diversity and the highest frequency of mtDNA with HpaI/HincII were observed in the Vietnamese…”

Ngày Tù Nhân Lương Tâm

LỊCH SỬ VIỆT

Ý nghĩa của ngày tù nhân lương tâm

Kính thưa
Quý vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo
Quý vị quan khách, Quý vị lãnh đạo các Hội đoàn Đoàn thể
Quý Đồng hương và quý cơ quan truyền thông báo chí,

Kính thưa quý vị,

Hôm nay là ngày kỷ niệm 70 năm ngày Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền 10-12-1948, tuyên dương lý tưởng nhân bản cao đẹp của nhân loại, đồng thời cũng là ngày kỷ niệm năm thứ mười hai ngày thành lập hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền long trọng tuyên cáo trước toàn thể nhân loại rằng: “ Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền sống làm người, quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… để mọi người không còn nghèo khó và sợ hãi bạo quyền, nhân quyền phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người”.

Bản tuyên ngôn cũng là sự kết hợp tính nhân đạo thuộc nhiều nền văn minh trên thế giới, từ ý niệm về nhân phẩm của phương Đông đến các quyền con người, quyền công dân được đúc kết từ các bản Tuyên ngôn trước đó như: Habeas corpus của Anh quốc năm 1679, Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1789 và 1793).

Ngày nay, nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba nhưng chỉ còn vài ba nước CS trong đó có nhà nước CSVN vẫn không tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Họ cho rằng không thể áp đặt quan niệm phương Tây vào những hoàn cảnh điều kiện khác nhau của mỗi nước để bao biện cho chế độ Cộng sản độc tài toàn trị mà thôi … Nhân loại văn minh đều tôn trọng giá trị nhân bản có tính phổ quát vì khi một người sinh ra thì họ đã là một người nên phải được hưởng đầy đủ những quyền căn bản của một con người, sau đó mới tới người đó sinh ra ở quốc gia nào và theo tôn giáo nào… Cho đến ngày nay mà nhà nước CHXHCNVN vẫn rêu rao là một nhà nước pháp quyền, có cả một rừng luật nên họ áp dụng luật rừng,  luật giang hồ, luật xã hội đen đối với đồng bào yêu nước ngay trong thời đại văn minh này.

Thưa quý vị, Liên Hiệp Quốc trên danh nghĩa là bảo vệ nhân quyền khắp nơi trên thế giới nhưng mỉa mai thay trên thực tế, các nước theo XHCN đã dùng thương mại vận động ngoại giao loby để những nước chà đạp nhân quyền như CHXHCNVN, CHNDTH vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ nên TT Hoa Kỳ, Donald Trump đã quyết định rút tên Hoa Kỳ ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, một cơ chế lỗi thời không hiệu quả… thay vào đó một hội nghị gồm 85 bộ trưởng ngoại giao các nước đã họp tại Washington DC để công bố một bản “Tuyên Bố Potomac” ngày 26-7-2018 để đối đầu trực diện với những vi phạm quyền tự do tôn giáo và tội ác diệt chủng, các tội ác ảnh hưởng đến một số đông người trên toàn thế giới.

Ngay sau khi Bản Tuyên Bố Potomac ra đời, nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ phải trả tự do cho một mục sư công dân Hoa Kỳ, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc bước xuống tham gia vào cuộc biểu tình của người dân Venezuela tuyên bố ủng hộ nguyện vọng chính đáng của người dân Venezuela tranh đấu loại bỏ TT độc tài. Đặc biệt TT Hoa Kỳ Donald Trump đã đọc bài diễn văn nảy lửa lên án xã hội chủ nghĩa và kêu gọi mọi người trên toàn thế giới hãy cùng nhau loại bỏ cái chủ nghĩa độc tài, lỗi thời chỉ mang đến nghèo đói khốn khó cho người dân ở những nước nào theo chủ nghĩa CS… Chính vì vậy, khi đến Việt Nam tham dự Hội nghị Apec 2017, TT Hoa Kỳ Donald Trump đã ca ngợi tinh thần hào hùng bất khuất của Hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa giành lại độc lập từ tay đế quốc Tàu Hán xưa… Sau đêm dài sống đời nô lệ của kiếp ngựa trâu dưới sự thống trị bạo tàn của tập đoàn Việt gian Cộng sản, toàn dân Việt Nam đang sống lại “Hào Khí Diên Hồng”, chắc chắn dân tộc Việt sẽ sản sinh ra những Bà Trưng Bà Triệu, những Quang Trung Thời đại để cứu dân cứu nước…

Đứng trước đại họa mất nước cận kề, toàn thể đồng bào trong nước chúng ta phải quyết tâm xuống đường đấu tranh giành lại quyền dân chủ tự do, quyền sống làm người để chống quân Tàu Cộng xâm lược trước khi đã quá muộn. Một khi toàn dân xuống đường đấu tranh ôn hòa bất bạo động mà nhà cầm quyền đàn áp đổ máu thì Hoa Kỳ và các nước dân chủ tự do cam kết trong Tuyên bố Potomac sẽ can thiệp trực tiếp như các cuộc cách mạng ở Ai Cập vừa qua để chuyển đổi lịch sử…

Thưa quý vị,

Hôm nay chúng ta tổ chức “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” chính là để để vinh danh những tù nhân chính trị, Tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ sau ngày mất nước 30-4-1975. Chúng ta cùng tưởng niệm hơn 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam, những anh hùng dân tộc đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử.  Thưa quý vị, Ngày Tù nhân Lương tâm Việt nam đã được sự  ủng hộ  nhiệt tình của 109 Hội đoàn, Đoàn thể  trong nước và  Hải ngoại cho “Ngày Tù Nhân Lương tâm Việt Nam” nên Quốc Hội Tiểu Bang California ngày 10-12-2012 đã vinh danh “NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM” đúng vào ngày “Quốc Tế Nhân Quyền” 10-12 hàng năm.

Ngày Tù nhân Lương Tâm năm 2017, chúng tôi đã trao 9 giải Dân Quyền cho các tù nhân Lương Tâm Trần Anh Kim, Trần Thị Nga, MS Nguyễn Trung Tôn, KS Phạm văn Trội, nhà báo Trương Minh Đức, PT Liên Đới Dân Oan, nhà văn Trần Đức Thạch, LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Bắc Truyển…Đặc biệt, năm nay Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam sẽ trao giải dân quyền và Cây Mùa Xuân Dân chủ để chia xẻ với những đồng bào bị đánh dã man và bị xử án nặng nề sau ngày 10-6-2018, ngày tổng biểu tình của toàn dân yêu nước chống cái gọi là Luật An ninh mạng, Luật Đặc Khu nhượng địa cho Tàu Cộng.

Kính Thưa Quý vị,

Trong không khí trang nghiêm này, chúng ta cùng thắp nén hương lòng tưởng nhớ và tri ân những anh hùng dân tộc, vinh danh những chiến sĩ dân chủ, giới nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các thanh niên sinh viên yêu nước và nhất là cuộc Tổng biểu tình ngày 10-6-2018 biểu dương sức mạnh của toàn dân chống luật Đặc Khu, luật an ninh mạng của tập đoàn Việt gian CS bất nhân hại dân bán nước. Đồng bào Việt Nam yêu nước trên toàn quốc sẽ xuống đường đấu tranh đòi dân chủ tự do, đòi cơm áo và quyền sống làm người, đòi lại tài sản đất đai đã bị tước đoạt để giải thể bạo quyền Cộng sản bất nhân hại dân bán nước…

Thưa Quý vị, Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ chế độ độc tài nào cũng phải xụp đổ khi quần chúng nhất loạt xuống đường chống độc tài tham nhũng, chống áp bức bất công để giành lại quyền sống làm người, quyền làm chủ đất nước. “Đại nghĩa tất thắng hung tàn, chí nhân phải thay cường bạo”, Tập đoàn Việt gian bán nước cũng sẽ chịu chung một số phận trong một ngày gần đây.

Trân trọng kính chào quý vị.

PHẠM TRẦN ANH.

 

 

Ý nghĩa của ngày tù nhân lương tâm

Ý nghĩa của ngày tù nhân lương tâm

Kính thưa

Quý vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo

Quý vị quan khách, Quý vị lãnh đạo các Hội đoàn Đoàn thể

Quý Đồng hương và quý cơ quan truyền thông báo chí,

Kính thưa quý vị,

Hôm nay là ngày kỷ niệm 70 năm ngày Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền 10-12-1948, tuyên dương lý tưởng nhân bản cao đẹp của nhân loại, đồng thời cũng là ngày kỷ niệm năm thứ mười hai ngày thành lập hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền long trọng tuyên cáo trước toàn thể nhân loại rằng: “ Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền sống làm người, quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… để mọi người không còn nghèo khó và sợ hãi bạo quyền, nhân quyền phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người”.

Bản tuyên ngôn cũng là sự kết hợp tính nhân đạo thuộc nhiều nền văn minh trên thế giới, từ ý niệm về nhân phẩm của phương Đông đến các quyền con người, quyền công dân được đúc kết từ các bản Tuyên ngôn trước đó như: Habeas corpus của Anh quốc năm 1679, Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1789 và 1793).

Ngày nay, nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba nhưng chỉ còn vài ba nước CS trong đó có nhà nước CSVN vẫn không tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Họ cho rằng không thể áp đặt quan niệm phương Tây vào những hoàn cảnh điều kiện khác nhau của mỗi nước để bao biện cho chế độ Cộng sản độc tài toàn trị mà thôi … Nhân loại văn minh đều tôn trọng giá trị nhân bản có tính phổ quát vì khi một người sinh ra thì họ đã là một người nên phải được hưởng đầy đủ những quyền căn bản của một con người, sau đó mới tới người đó sinh ra ở quốc gia nào và theo tôn giáo nào… Cho đến ngày nay mà nhà nước CHXHCNVN vẫn rêu rao là một nhà nước pháp quyền, có cả một rừng luật nên họ áp dụng luật rừng,  luật giang hồ, luật xã hội đen đối với đồng bào yêu nước ngay trong thời đại văn minh này.

Thưa quý vị, Liên Hiệp Quốc trên danh nghĩa là bảo vệ nhân quyền khắp nơi trên thế giới nhưng mỉa mai thay trên thực tế, các nước theo XHCN đã dùng thương mại vận động ngoại giao loby để những nước chà đạp nhân quyền như CHXHCNVN, CHNDTH vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ nên TT Hoa Kỳ, Donald Trump đã quyết định rút tên Hoa Kỳ ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, một cơ chế lỗi thời không hiệu quả… thay vào đó một hội nghị gồm 85 bộ trưởng ngoại giao các nước đã họp tại Washington DC để công bố một bản “Tuyên Bố Potomac” ngày 26-7-2018 để đối đầu trực diện với những vi phạm quyền tự do tôn giáo và tội ác diệt chủng, các tội ác ảnh hưởng đến một số đông người trên toàn thế giới.

Ngay sau khi Bản Tuyên Bố Potomac ra đời, nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ phải trả tự do cho một mục sư công dân Hoa Kỳ, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc bước xuống tham gia vào cuộc biểu tình của người dân Venezuela tuyên bố ủng hộ nguyện vọng chính đáng của người dân Venezuela tranh đấu loại bỏ TT độc tài. Đặc biệt TT Hoa Kỳ Donald Trump đã đọc bài diễn văn nảy lửa lên án xã hội chủ nghĩa và kêu gọi mọi người trên toàn thế giới hãy cùng nhau loại bỏ cái chủ nghĩa độc tài, lỗi thời chỉ mang đến nghèo đói khốn khó cho người dân ở những nước nào theo chủ nghĩa CS… Chính vì vậy, khi đến Việt Nam tham dự Hội nghị Apec 2017, TT Hoa Kỳ Donald Trump đã ca ngợi tinh thần hào hùng bất khuất của Hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa giành lại độc lập từ tay đế quốc Tàu Hán xưa… Sau đêm dài sống đời nô lệ của kiếp ngựa trâu dưới sự thống trị bạo tàn của tập đoàn Việt gian Cộng sản, toàn dân Việt Nam đang sống lại “Hào Khí Diên Hồng”, chắc chắn dân tộc Việt sẽ sản sinh ra những Bà Trưng Bà Triệu, những Quang Trung Thời đại để cứu dân cứu nước…

Đứng trước đại họa mất nước cận kề, toàn thể đồng bào trong nước chúng ta phải quyết tâm xuống đường đấu tranh giành lại quyền dân chủ tự do, quyền sống làm người để chống quân Tàu Cộng xâm lược trước khi đã quá muộn. Một khi toàn dân xuống đường đấu tranh ôn hòa bất bạo động mà nhà cầm quyền đàn áp đổ máu thì Hoa Kỳ và các nước dân chủ tự do cam kết trong Tuyên bố Potomac sẽ can thiệp trực tiếp như các cuộc cách mạng ở Ai Cập vừa qua để chuyển đổi lịch sử…

Thưa quý vị,

Hôm nay chúng ta tổ chức “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” chính là để để vinh danh những tù nhân chính trị, Tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ sau ngày mất nước 30-4-1975. Chúng ta cùng tưởng niệm hơn 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam, những anh hùng dân tộc đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử.  Thưa quý vị, Ngày Tù nhân Lương tâm Việt nam đã được sự  ủng hộ  nhiệt tình của 109 Hội đoàn, Đoàn thể  trong nước và  Hải ngoại cho “Ngày Tù Nhân Lương tâm Việt Nam” nên Quốc Hội Tiểu Bang California ngày 10-12-2012 đã vinh danh “NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM” đúng vào ngày “Quốc Tế Nhân Quyền” 10-12 hàng năm.

Ngày Tù nhân Lương Tâm năm 2017, chúng tôi đã trao 9 giải Dân Quyền cho các tù nhân Lương Tâm Trần Anh Kim, Trần Thị Nga, MS Nguyễn Trung Tôn, KS Phạm văn Trội, nhà báo Trương Minh Đức, PT Liên Đới Dân Oan, nhà văn Trần Đức Thạch, LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Bắc Truyển…Đặc biệt, năm nay Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam sẽ trao giải dân quyền và Cây Mùa Xuân Dân chủ để chia xẻ với những đồng bào bị đánh dã man và bị xử án nặng nề sau ngày 10-6-2018, ngày tổng biểu tình của toàn dân yêu nước chống cái gọi là Luật An ninh mạng, Luật Đặc Khu nhượng địa cho Tàu Cộng.

Kính Thưa Quý vị,

Trong không khí trang nghiêm này, chúng ta cùng thắp nén hương lòng tưởng nhớ và tri ân những anh hùng dân tộc, vinh danh những chiến sĩ dân chủ, giới nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các thanh niên sinh viên yêu nước và nhất là cuộc Tổng biểu tình ngày 10-6-2018 biểu dương sức mạnh của toàn dân chống luật Đặc Khu, luật an ninh mạng của tập đoàn Việt gian CS bất nhân hại dân bán nước. Đồng bào Việt Nam yêu nước trên toàn quốc sẽ xuống đường đấu tranh đòi dân chủ tự do, đòi cơm áo và quyền sống làm người, đòi lại tài sản đất đai đã bị tước đoạt để giải thể bạo quyền Cộng sản bất nhân hại dân bán nước…

Thưa Quý vị, Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ chế độ độc tài nào cũng phải xụp đổ khi quần chúng nhất loạt xuống đường chống độc tài tham nhũng, chống áp bức bất công để giành lại quyền sống làm người, quyền làm chủ đất nước. “Đại nghĩa tất thắng hung tàn, chí nhân phải thay cường bạo”, Tập đoàn Việt gian bán nước cũng sẽ chịu chung một số phận trong một ngày gần đây.

Trân trọng kính chào quý vị.

PHẠM TRẦN ANH.

 

 

TT Donald Trump Cương Quyết bảo vệ Thương mại Công bằng

Trong tuần này, TT Trump đã áp đặt các mức thuế mới đối với các mặt hàng nhập cảng như máy giặt gia dụng và các bản điện thu nhận năng lượng mặt trời.

Ông còn không tới 90 ngày nữa để quyêt định có nên áp dụng luật thuế mới cho các hàng nhập cảng như nhôm, thép, và ông cũng sẽ phải quyết định có nên rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước NAFTA với Canada và Mễ Tây Cơ không, nếu ông không cảm thấy hài lòng với kết quả đàm phán nhằm tu chính lại hiệp định thương mại này.

Ngoài ra, tổng trưởng thương mại Wilbur Ross cũng đã đọc bài diễn văn, nhằm đưa ra những chính sách thương mại, cũng tại Diễn Đàn này. Ông Wilbur Ross nói rằng “lãnh vực thách thức kế đến” chính là ngành kỹ thuật của Trung Quốc.

Vào hôm thứ tư rồi, khi nói chuyện với các ký giả, ông Wilbur Ross nói rằng “nhiều quốc gia rất giỏi khi hùng biện về thương mại tự do, nhưng trên thực tế thì áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch một cách cực đoan. Đó chính là vấn đề mà tổng thống quyết tâm đối phó.”

TrungQuốc đã hỗ trợ mạnh mẽ đàng sau hậu trường của các ngành trí thông minh nhân tạo, xe hơi điện và các con chips điện tử. Họ bơm tiền vào để tạo ra các công ty vô địch với ảnh hưởng toàn cầu.

Tổng trưởng Wilbur Ross cũng nói thêm: “Đó là những sự đe dọa trực tiếp, và sự đe dọa trực tiếp này được thực hiện bằng các đòi hỏi chuyển giao công nghệ, bằng sự không tôn trọng quyền sở hữu sản phẩm trí tuệ, và bằng tình báo thương mại, dưới nhiều hình thức xấu xa và tồi tệ.”

Phải chăng hai bài nói chuyện của TT Trump và tổng trưởng Wilbur Ross là những dấu hiệu tuyên chiến về chiến tranh thương mại mở đầu năm 2018 này tại Davos.

Nguyễn Dương (Cali Today)</strong><img src=”https://www.vntv.online/wp-content/uploads/2018/01/Trump-Davos-300×169.jpg&#8221; alt=”” width=”300″ height=”169″ class=”alignnone size-medium wp-image-3783″ />

Tuyên Bố chung Ấn Độ Asean

Biển Đông: Ấn Độ – ASEAN yêu cầu giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế
Trọng Thành Đăng ngày 26-01-2018 Sửa đổi ngày 26-01-2018 13:52
media
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ( giữa ) chụp ảnh lưu niệm với các lãnh đạo ASEAN tại thượng đỉnh New Delhi 25/01/2018.
Handout / AFP
Ấn Độ và ASEAN vừa có cuộc họp thượng đỉnh lịch sử, với việc lần đầu tiên New Delhi mời toàn bộ 10 lãnh đạo khối các nước Đông Nam Á tham dự lễ kỉ niệm Ngày Cộng Hòa Ấn Độ. Trong bản « Tuyên bố chung Delhi », được công bố hôm qua, 25/01/2018, hai bên đặc biệt nhấn mạnh rằng các tranh chấp tại Biển Đông phải được giải quyết thể theo luật pháp quốc tế.

Hợp tác về « chính trị và an ninh » là lĩnh vực được hai bên quan tâm trước hết. Trong Tuyên bố chung Delhi, Ấn Độ và ASEAN tái khẳng định vai trò trung tâm của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á trong kiến trúc an ninh quốc tế đang hình thành tại khu vực, với nguyên tắc « rộng mở, minh bạch, không loại trừ ai và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế ».

Thông cáo chung khẳng định « tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định an toàn hàng hải và an ninh, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực » nói chung, và mọi tranh chấp cần được « giải quyết bằng con đường hòa bình », thể theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, mà trong đó Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 là một trụ cột.

Biển Đông là khu vực địa chiến lược duy nhất được Ấn Độ và ASEAN nêu tên trong văn bản nói trên. Tuyên bố chung Delhi khẳng định ủng hộ việc thực thi « hoàn toàn và đầy đủ » Tuyên Bố về Ứng Xử của Các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) và kêu gọi các bên liên quan sớm hoàn tất Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), nhằm phòng ngừa và tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các xung đột tại khu vực này.

Tuyên bố chung Delhi cũng thúc đẩy các hợp tác về kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN trong khuôn khổ không gian thương mại tự do song phương, « bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên trên biển tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương », tăng cường hợp tác về giao thông đường bộ, đường biển và hàng không, công nghệ tin học. Trong số các hợp tác văn hóa xã hội, hợp tác đào tạo Anh ngữ, cổ vũ cho các quan hệ văn hóa, văn minh lâu đời giữa các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Mê Kông, được chú ý hàng đầu.

LỊCH SỬ VIỆT 1

NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT PHẠM TRẦN ANH

3 phút ago

2 Views
 

LỜI GIỚI THIỆU

Ông Phạm Trần Anh là một người anh em kết nghĩa của tôi, tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh và đã dấn thân tranh đấu cho dân chủ ngay thời còn sinh viên. Anh có một tấm lòng rộng rãi tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Anh có trình độ nhận thức cao, có đầy đủ chí khí và tinh thần nhiệt huyết, phong cách bình dị, sống gần gũi với anh em, rất thông cảm với anh em bạn tù đặc biệt là những người nghèo khổ bệnh hoạn và anh em đồng bào thiểu số. Anh thường lui tới an ủi tâm sự với những anh em có trình độ thấp hoặc khốn khó, bơ vơ trong tù. Anh đã từng leo rào vào ăn uống với anh em bị bệnh lao trong trại tù Xuân Lộc mà không sợ bị lây nhiễm hoặc bị cùm còng kỷ luật của công an Cộng Sản…

Tháng 5 năm 1996, ông Phạm Trần Anh và tôi đã cùng Thượng Tọa Thích Trí Siêu, Thầy Nguyễn Viết Huân dòng Đồng Công, giáo sư Nguyễn Mạnh Bảo Cao Đài, cụ Nguyễn văn Đấu Phật Giáo Hòa Hảo đã đấu tranh chống lao động và học tập chính trị. Chúng tôi đã biến lớp học chính trị của Cộng Sản trong tù thành diễn đàn đấu tranh công khai đòi dân chủ tự do, đòi hủy bỏ điều 4 hiến pháp của cái gọi là nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đòi quyền sống tối thiểu của con người …

Nhân danh hội Bảo vệ Tù nhân Chính trị bao gồm các thành viên đủ màu sắc tôn giáo đứng lên đấu tranh và cùng ký tên gửi Kháng Thư tới Liên Hiệp quốc. Bản Kháng Thư đã được Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam đưa ra trước Phân ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc như sau: “Ngày 27 tháng 5 năm 1996, tập thể tù nhân chính trị tại trại Z30A K1 đã biểu tình đưa kiến nghị đòi cải thiện chế độ lao tù theo đúng như những quy định trong điều 36 về những quy định tối thiểu về việc đối xử tù nhân của Liên Hiệp quốc. Tất cả tù nhân chính trị đã ký tên gồm Đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: TT Thích Thiện Minh, Đại diện Thiên Chúa giáo: Thầy Nguyễn Viết Huân Dòng Đồng Công, đại diện Cao Đài: GS Nguyễn văn Bảo, đại diện Phật Giáo Hòa Hảo cụ Nguyễn văn Đấu và Hội Bảo vệ Tù nhân Chính trị Việt Nam: Huỳnh Hưng Quốc tức Phạm Trần Anh …”. Cũng thời gian này, anh em tù nhân chính trị tại trại tù Xuân Phước cũng đứng lên đấu tranh đòi dân chủ nhân quyền cùng viết lên thiên sử ca kiêu hùng ngay trong các trại tù khổ sai của chế độ Cộng sản.

Trải qua nhiều năm dài chung sống trong tù, ông luôn luôn giữ trọn khí tiết và tình nghĩa, tôi vô cùng trân trọng mặc dù trong thời gian tù tội ông cũng gặp những nghịch cảnh thương đau như bao nhiêu người tù khác khi người vợ thân yêu của mình vì thời gian xa cách và hoàn cảnh cuộc sống đã quyết định chia tay… Ông không nói gì về việc này, không có vẻ buồn phiền gì nhưng thỉnh thoảng tôi bắt gặp ông ngồi trầm ngâm với điếu thuốc trên tay, đôi mắt đăm chiêu nhìn về phương trời xa vắng. Tôi hiểu và thương ông nhiều hơn. Tuy là người tu hành nhưng nhưng tôi cũng hiểu rằng, người chiến sĩ cách mạng cũng là một con người bình thường, ngoài lý tưởng cao đẹp còn mang tâm hồn của một người nghệ sĩ lãng mạn và còn là một người chồng người cha. Nếu không yêu nước thương dân, không có một chút lãng mạn bất cần đời, bất cần thân thể thì làm sao dám đánh đổi cuộc đời mình với những rủi ro bất trắc kể cả với cái chết. Tôi chưa kịp hỏi và an ủi anh thì như hiểu được ý tôi nên ông nói ngay: “Thầy Ba đừng bận tâm nhiều. Đây là chuyện đời thường, chuyện nhỏ mà …”. Tôi nói ngay “Bộ ông không buồn à?”. Ông chậm rãi trả lời: “Buồn thì có buồn chứ, mình là con người mà chứ có phải cỏ cây gỗ đá gì đâu nhưng cũng may, nói theo thi sĩ Tản Đà thì mình đã có một mối tình lớn, mối tình với đất nước dân tộc thì sá gì một mối tình con! Phải thế không thầy Ba?”. Tuy ông nói vậy nhưng trong thâm tâm tôi vẫn hiểu và thương anh nhiều. Mai kia, nếu còn sống sót trở về sau một thời gian tù ngục bằng nửa đời người, anh sẽ sống trong cô đơn với những nỗi ưu phiền chồng chất. Chắc chắn là ông sẽ phải đương đầu hoặc tìm cách ẩn nhẫn với một kẻ thù nguy hiểm luôn rình rập mưu hại người yêu nước. Tôi luôn luôn tin tưởng một người có nghị lực và ý chí cao như ông sẽ vượt qua tất cả những khúc khuỷu gập ghềnh, cam go nguy hiểm chờ đợi từng ngày từng giờ để vươn lên, vượt qua tất cả. Suốt chín năm sống ngoài xã hội nhưng thực sự là một nhà tù vĩ đại ông đã phải đương đầu với biết bao khó khăn cản trở nhưng ông vẫn nhẫn nại, âm thầm tiếp xúc với quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo và các chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ trong nước để vận động thành lập Hội Ái hữu Tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam trước khi lên đường sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình, đồng thời dành hết tâm sức để hoàn thành một công trình lớn tìm về “Cội nguồn Dân tộc”, một đóng góp to lớn cho dân tộc Việt. Công trình nghiên cứu vô giá của ông rất đáng khâm phục, thật xứng đáng là con dân nước Việt, con cháu của dòng giống Rồng Tiên. Tôi nghĩ tới câu nói của người xưa thật là đúng với con người nặng lòng với đất nước này: “Đi một mình không thẹn với bóng, ngủ một mình không thẹn với chăn vì đã giữ vẹn một tinh thần cao đẹp tinh khiết!”.

Mãi đến tháng 9 năm 2006, sau nhiều lần tìm cách ngăn cản nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải để ông xuất ngoại đoàn tụ với gia đình sau hơn 29 năm xa cách. Ông được Hội Đồng Cố Vấn và Giám Sát Hội Ái hữu Tù nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam trao phó nhiệm vụ Phó Hội trưởng Đặc trách ngoại vụ kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành Hải ngoại của Hội. Hội đang sưu tầm danh sách hàng trăm tù nhân chính trị bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam xử tử hình và xuất bản tập Thơ Tù “Bất khuất” để giới thiệu với đồng bào trong và ngoài nước những đóng góp hi sinh của tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam.

Trong ý hướng đó, chúng tôi xin mời quý đồng bào đọc những vần thơ của anh em tù nhân chính trị viết từ tận đáy địa ngục trần gian tuy lắm đoạn trường nhưng vẫn thể hiện tinh thần bất khuất vô song của những người Việt Nam yêu nước đấu tranh cho quyền sống làm người: quyền dân chủ, tự do thực sự, để nhân dân Việt Nam được ấm no hạnh phúc thực sự.

THÍCH THIỆN MINH
Hội Trưởng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo VN.

Tạ Ơn Đời, Tạ Ơn Người… Đã cho Ta…

TA ON DOI TA ON NGUOI DA CHO TA…

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi, mọi người đang ăn, món ăn và trong nhà
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi, bàn, trẻ em, món ăn và trong nhà
+5
Phamtran Anh
Phamtran Anh Họp mặt Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam tại Lều Cỏ PTA. Người lớn tuổi nhất là Nữ sĩ Việt Nữ Hoan Châu học trò của nhà cách mạng Phan Bội Châu 97 tuổi và người trẻ nhất là Nhà văn, giáo sư Quyên Di…

VĂN ĐÀN THỜI ĐẠI

VĐTĐ số Đặc biệt

TRIẾT GIA KIM ĐỊNH

Sử gia lớn nhất (không ai biết đến/không được công nhận) của Việt Nam

KelleyLê Minh Khải, Trà Mi dịch – Vietnam’s Greatest (unknown/unrecognized) Historian, Lê Minh Khải, Le Minh Kha’s SEAsian History Blog, 19 Jun 15

11:56′ SA – Thứ hai, 06/07/2015

Đọc thêm bài phản biện:

Tôi dành mùa hè để đọc các tác phẩm của Kim Định, một linh mục Công giáo, một triết gia và một nhà sử học đã viết rất nhiều trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 ở miền Nam Việt Nam.

Khi đọc những gì ông đã viết, không cần nhiều thời gia để kết luận rằng Kim Định, cho đến nay, là sử gia táo bạo nhất và giàu trí tưởng tượng nhất mà Việt Nam đã từng biết.

Nói đơn giản, Kim Định là một thiên tài. Tuy nhiên, theo như tôi có thể nói, không ai có thể nhìn thấy thiên tài trong những gì ông đã làm, nhưng đồng thời, giống như nhiều thiên tài khác, ông cũng đã đẩy tư tưởng của mình quá xa.

Kết quả là nhiều người ngày nay là một là không biết gì về Kim Định đã hoặc bỏ qua sự uyên bác của ông. Điều này, tôi cho là một sai lầm to lớn.

Để tôi giải thích lý do tại sao tôi nghĩ như thế.

Cửa Khổng

Trước khi đọc bài viết của ông, tôi chỉ nghe nói về Kim Định và đã chỉ đọc những gì người khác đã viết về ông. Từ thông tin này, tôi đã nghĩ Kim Định là một người quốc gia quá khích, người đã có tư tưởng điên rồ cho rằng kinh điển Nho giáo (Ngũ Kinh) là những sáng tạo của người Việt, và kết quả là, về căn bản tất cả mọi thứ mà chúng ta bây giờ nghĩ là văn hóa “Trung Quốc” đã thực sự tự nguồn là văn hóa “Việt”.

Đúng là Kim Định đã có một lập luận như thế. Tuy nhiên, con đường trí tuệ dẫn ông đến kết luận này đã đi qua một số tư tưởng học thuật vĩ đại nhất của thế kỷ XX, và đây là lý do tại sao tôi nói rằng Kim Định được cho là sử gia quan trọng nhất Việt Nam trong mọi thời đại (không phải là “hạng nhất” nhưng “quan trọng nhất”).

Cơ cấu Viêt Nho

Hành trình trí tuệ của Kim Định đã dẫn ông qua các tác phẩm của hai học giả Pháp nổi tiếng, Marcel Granet và Claude Lévi-Strauss.

Marcel Granet vừa là một nhà Hán học và một nhà Xã hội học. Ông là một trong những học giả đầu tiên đi tìm những giải thích xã hội về những điều ông đọc thấy trong các văn bản cổ điển Trung Quốc. Trong quá trình đó, ông đã cách mạng hóa quan điểm của mọi người (cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc) về thời cổ đại Trung Quốc.

Nổi tiếng nhất, Granet giải thích lại Kinh Thi (Shijing 詩經). Qua nhiều thế kỷ học giả ở Trung Quốc đã giải thích những vần thơ trong Kinh Thi bằng thuật ngữ đạo đức. Granet, tuy nhiên, xem chúng như các sản phẩm của nghi lễ và lễ hội địa phương, không có gì liên quan đến sự diễn giải về đạo đức của truyền thống học thuật ở Trung Quốc.

Có lẽ quan trọng hơn cho những sáng tác của Kim Định là cuốn “La Pensée Chinoise” (Tư tưởng Trung Quốc) của Granet. Trong tác phẩm dày đặc và uyên bác này, Granet tìm cách chứng minh các khái niệm trong những văn kiện Trung Hoa cổ đại như thuyết nhị nguyên âm và dương, và số học trong ngũ hành, v.v. không chỉ khái niệm số, nhưng là “biểu tượng” (hoặc những gì mà giới theo chủ nghĩa cấu trúc sau này gọi là “dấu hiệu”) cho các cấu hình của xã hội, và nếu chúng ta nhìn vào hiện tượng như thân tộc và hôn nhân chúng ta có thể nhìn thấy bằng chứng về các khái niệm trong cách những hiện tượng đã được sắp xếp và thực hiện.

La Pensée Chinoise

Trong khi tác phẩm của Granet như một nhà Hán học, đã bị các học giả như Bernhard Karlgren chỉ trích là không phân biệt giữa văn bản từ các giai đoạn khác nhau, thì những tác phẩm khác của Granet như là một nhà khoa học xã hội có ảnh hưởng đến những tác phẩm của các học giả như Claude Lévi-Strauss, một người tầm cỡ trong lĩnh vực cấu trúc nhân chủng học .

Tư tưởng của Lévi-Strauss bật lên chống lại những ý tưởng của các học giả như Bronisław Malinowski. Malinowski cho rằng chúng ta có thể hiểu được xã hội bằng cách quan sát và giải thích những gì chúng ta thấy.

Mặt khác Lévi-Strauss lập luận rằng những gì chúng ta thấy trong các xã hội trên toàn thế giới khác nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn dưới mặt nổi của những gì chúng ta thấy và tìm cách hiểu được “cấu trúc” của những ý tưởng cho biết mọi người làm gì thì chúng ta có thể hiểu khác đi, và cuối cùng có thể thấy rằng có những điểm chung trên toàn thế giới.

Strutural Anthropologysa

Khi Kim Định đọc các tác phẩm của Claude Lévi-Strauss trong năm 1960, ông cảm thấy rằng Marcel Granet đã tiết lộ những gì mà “cấu trúc” bên dưới bề mặt đã được – đó là âm dương (âm dương), và năm giai đoạn (ngũ hành) , v.v…

Hơn thế nữa, ông cảm thấy rằng tất cả những điều này là “Việt.” Đó không phải là một cái gì đó “Trung Quốc” đã được “nhập cảng” vào Việt Nam sau đó. Đây là những gì học thuật của Kim Định muốn chứng minh.

Lạc thư minh triết

Như vậy, tại sao Kim Định lại quan trọng đến thế? Trước hết, ông là sử gia duy nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại, mà tôi biết, đã thực sự đa ngành. Ý tưởng cho rằng học thuật cần phải được đa ngành là một điều được đề cập rất nhiều, nhưng để đa ngành người ta phải biết những thông tin “cập nhật” mới nhất trong các lĩnh vực khác nhau. Đây là điều mà người ta không thấy trong học thuật Việt Nam. Thay vào đó, nhiều học giả chỉ đơn giản là “chọn” thông tin từ các lĩnh vực khác nhau để phù hợp với một ý tưởng (và thường là một ý tưởng dân tộc chủ nghĩa) mà họ đã có sẵn.

Kim Định, mặt khác, đã biết đến những thông tin cập nhật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông hiểu Saussure (ngôn ngữ học), Lévi-Strauss (nhân chủng học), Granet, Creel, Needham (tất cả trong Trung Hoa học), Foucault (triết học), v.v… Và ông đã xây dựng ý tưởng của mình trên những tư tưởng của các học giả khác. Đó mới thực sự có nghĩa là đa ngành.

Thế vấn đề với các tác phẩm của Kim Định là gì? Nó cũng giống như vấn đề với học thuật của Marcel Granet. Kim Định đã không phân biệt giữa văn bản. Đối với ông, những gì đã được viết trong Sử ký của Tư mã Thiên hoặc Kinh Thi (cả hai từ thời BC) cũng giống như những gì đã được viết trong Lĩnh Nam chích quái ở thế kỷ thứ mười lăm, v.v… Thông tin trong tất cả các văn bản đó đều có thể được sử dụng để chứng minh sự hiện hữu của một “cấu trúc” của nghĩa ẩn dưới những văn bản này. Đó là vấn đề.

Tuy nhiên, các nhà nhân chủng học như Lévi-Strauss, đã xây dựng tư tưởng của mình bằng cách nghiên cứu các xã hội (“nguyên thủy”) hiện đại, và thông tin mà họ có đã phải là của những thời đại khác. Điều này, tôi cho rằng, đã khiến những lập luận như vậy có sức thuyết phục hơn.

Tinh hoa ngũ điển

Học thuật tiến bộ khi các học giả sử dụng lý thuyết để đưa ra những tuyên bố táo bạo. Những tuyên bố đó đôi khi “quá” táo bạo, khiến các học giả khác thách thức những tuyên bố đó và dẫn đến một sự hiểu biết hợp lý hơn. Tuy nhiên, kết quả là học thuật tiến bộ.

Nói cách khác, nó là điều tốt để có những học giả đã tuyên bố táo bạo (như Edward Said, Benedict Anderson, James Scott, v.v…), bởi vì nó khiến các học giả khác thách thức và điều chỉnh những tuyên bố đó. Tuy thế; để điều đó xảy ra, các học giả thách thức những tuyên bố táo bạo cần phải tinh thông về mặt lý thuyết như các học giả đã đưa ra những tư tưởng ban đầu.

Đây là điều đã không bao giờ xảy ra với Kim Định. Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước, nhưng kể từ thời điểm đó đã không có người nào có những kiến ​​thức về lý thuyết như Kim Định, vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết.

Kết quả là tư tưởng Kim Định hoặc đã bị gạt bỏ hoặc bị nhạo báng, hoặc ý tư tưởng của ông đã bị hiểu lầm.

Đây là một điều xấu hổ, vì Kim Định, tôi cho là sử gia Việt Nam duy nhất trong thời hiện đại, người đã thực sự đi đến một giải thích mới về lịch sử thời sơ khai của nước Việt (Nam).

Để có thể gạt bỏ ý tưởng của Kim Đinh, trước tiên người ta phải cọ sát với tư tưởng của ông. Cho đến nay, chưa ai làm được điều đó. Một khi ai đó làm việc đó, họ sẽ thấy rằng có lẽ có cái gì đó trong những tư tưởng của Kim Định thật là sâu sắc (cũng như các học giả vẫn tìm thấy những điểm sâu sắc trong các tác phẩm của Marcel Granet), và đó là những gì sẽ đưa học thuật lịch sử tiến về phía trước. Cho đến khi đó…

Nguồn: Vietnam’s Greatest (unknown/unrecognized) Historian, Lê Minh Khải, Le Minh Kha’s SEAsian History Blog, 19 Jun 15

Tiểu sử Triết gia Lương Kim Định

Triết gia KIM ĐỊNH sinh ngày 15.6.1915 tại Trung Thành, Nam Định. Sau khi tốt nghiệp triết học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Sait Albert Le Grand, ông dạy triết tại Đại Chủng Viện Bùi Chu (1943-1946). Năm 1947, ngài sang Pháp 10 năm nghiên cứu về triết học tại Institut des Hautes Etudes Chinoise để thâu thập tài liệu xây đắp nền triết lý Việt Nam. Trở về nước năm 1957, ngài dạy triết Đông tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh và Đại Học Đà Lạt.

Từ năm 1960, triết gia bắt đầu cho ra mắt một loạt những cuốn sách về triết Việt, mở đầu là cuốn Cửa Khổng, Triết Lý Giáo Dục, Nhân Bản, Căn Bản Triết Lý Trong Văn Hóa Việt Nam . . . Học giả Linh Mục Vũ Đình Trác viết về công trình của ngài như sau:

“Nhờ công phu mở đường trở về triết Đông của Giáo Sư Bửu Dưỡng và Nguyễn Văn Thích cũng như tâm huyết của Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục, chương trình triết học Đông Phương được khai giảng tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn năm 1958. Sẵn đường trở về Đông Phương, triết gia Kim Định tiện đường, đơn thương độc mã, ông lên một nước táo bạo, mở đường đi vào Triết Lâm Việt Nam. Trong suốt 16 năm trời tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Sàigòn, giáo sư đã ảnh hưởng sâu rộng cho cả một thế hệ thanh niên và sinh viên. Mặc dầu bao chống đối, ông đã im lặng xây dựng một hệ thống Việt Nho khá trung thực và hấp dẫn. Không ai có thể chối cãi công phu xây dựng và ảnh hưởng sâu rộng của ông trong lãnh vực văn hóa dân tộc. Từ Đại Học Văn Khoa Sàigòn, ông mở rộng mặt trận tới các Đại Học khác: Đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Thành Nhân và An Giang. Chính trong giai đoạn này ông đã sáng lập chủ thuyết AI VI và ViỆT NHO”.

Nhận định về địa vị của triết gia Kim Định trên trường Việt Nho, Việt Triết – học giả Linh Mục Vũ Đình Trác còn viết như sau:

“Nhờ công khai thác và biên khảo, sáng tác của giáo sư, những bậc thức giả khắp nơi đã suy tôn ông là Triết Gia Việt Nam. Aûnh hưởng Việt Triết và Việt Nho của ông đã gây ý thức cho người Việt khắp nơi nhìn lại thực tại văn hóa của mình. Các đồ đệ của ông đã đáp ứng nguyện vọng của Thầy để khai thác và phổ biến Việt Lý của Thầy qua tổ chức AN VIỆT. Các nhóm An Việt được thành lập khắp nơi: San Jose, Orange, Houston, Louisiana, Washington DC, Philadelphia, Seattle, và tại Canada, Uùc Châu, Anh, Pháp, Đức v.v … An Vi đã như một luồng gió dân tộc bùng lên khắp nơi có người Việt định cư. Các nhóm này coi Triết Gia Kim Định như bậc Đại Sư, mà họ tôn làm Tổ: TỔ SƯ AN VI, TỘC PHỤ AN VIỆT. Aûnh hưởng của Triết Gia không những thế mà còn lan rộng tới các học giả, triết gia ngoại quốc: Âu Mỹ và khối Viễn Đông”.

Năm 1987 hội nghị Quốc Tế về “Khổng Học Với Thế Giới Ngày Nay” (International Symposium on Confucianism and the Modern World) tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan, qui tụ 400 học giả khắp thế giới. Triết gia Kim Định cùng với Lm Vũ Đình Trác đã thuyết trình đề tài “Đạo Trường Chung Cho Đông Nam Á” (A Tao-Field for South East Asia). Bài tham luận do Giáo Sư Trần Văn Đoàn, Giáo Sư Đại Học Quốc Gia Đài Loan trình bày (Professor of Philosophy at Taiwain National University). Đề tài này đã gây tiếng vang rất lớn trong giới Nho Lâm Á Châu.

Sau đó ngài còn tham dự Hội Nghị Triết Học tại Brighton Anh Quốc năm 1988 (The World Congress of Philosophy) – Hội Nghị Triết Học Á Châu và Bắc Phi lần thứ 33 tại Toronto Canada năm 1990 (The XXXIII International Conference on Asian and North African Studies). Ngài nói với các đồ đệ; “Thầy phải đi để nói cho thế giới biết con người, tư duy và đạo sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam”.

Triết gia Kim Định từ trần ngày 25 tháng 3 năm 1997 tại dòng Đồng Công hải ngoại, Carthage, Missouri, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi. Ngài để lại cho đời bộ triết Việt Nho và An Vi, gồm 42 cuốn để giúp cho dân tộc có Chủ Đạo để tránh cảnh vô hướng vô hồn và giúp cho dân tộc có một Minh Triết để sống an vui hạnh phúc giữa Trời và Đất./.

Nguồn:Vietnam’s Greatest (unknown/unrecognized) Historian, Lê Minh Khải, Le Minh Kha’s SEAsian History Blog, 19 Jun 15

Kinh dịch linh thể – Kỳ 1

23.04.2011 BY BÁCH VIỆT

  1. KHI TỔ TIÊN VIỆT TỘC ĐÓNG DẤU TRÊN KINH DỊCH

Đánh dấu trên một vật gì là ghi nhân vật đó thuộc về mình, cho nên nói Việt tộc đóng dấu trên kinh Dịch, hay nói kinh Dịch là của Việt Nam cũng đồng một ý. Cả hai câu này thọat nghe sẽ dễ bị hiểu như một câu nói khôi hài vô duyên, nhưng có thể tha thứ vì phát xuất từ một lòng ái quốc quá trớn nên đân ra nói nhảm. Sở dĩ có thể nghĩ như thế là vì hiện trạng là thế, nghĩa là Kinh Dịch hiện nay là của Tàu chớ không phải là của Việt Nam, nên trong bao ngàn năm có người Việt Nam nào dám đả động tới Kinh Dịch. Đó là việc mới được làm gần đây và tất nhiên cũng lại học theo lối Tàu lối Tây, chứ đã có ai đọc theo lối của nó. Phải là chủ cũ của nó mới đọc được và chủ cũ của nó tôi bảo là người Việt. Kinh Dịch là của người Việt vì tổ tiên tổ chúng ta đã đóng dấu trên nó và hôm nay xin mời các bạn cùng tôi đi nhận lại dấu. Xin báo trước là dấu đóng đã lâu đời nên phai mờ nhiều quá không thể giương hai mắt ốc biêu ra mà thấy được, phải dùng tia sáng hồng ngoại, lý ngọai gì đó mới trông nhận ra. Bạn nào không thích thứ ánh sáng lung linh “hốt hề hoang hề” xin ở lại nhà, vì không có lỗi khác. Con dấu bị phai mờ không những vì đã quá lâu mà còn vì đã bị bôi cọ đi do người ăn cắp. Ai ăn cắp? Thưa là Trọng Thủy từ Bắc phương tới. Nhưng sao lại đổ oan như vậy? Thưa là vì có văn tự tuy đã bị phai nhưng còn đọc được như sau: “Thần Kim Quy cho An Dương Vương cái vuốt để làm nỏ thần nhờ đó đánh bại được Triệu Đà. Đà biết thế nên sai con là Trọng Thủy câu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu cốt để đánh cắp cái vuốt rùa, và Trọng Thuỷ đã thành công đánh lừa được Mỵ Châu đồi lấy nỏ thần đem về Bắc, rồi thay vào bằng cái nỏ giả làm vuốt rùa. Câu truyện này ai cũng biết thuộc lòng nhưng không mấy ai nghĩ rằng đó là câu truyện thật đã gây một ảnh hưởng quyết liệt trên sử mệnh nước Việt Nam hơn bất cứ câu truyện nào có chứng tích lịch sử cụ thể, vì nó còn ảnh hưởng đến đời chúng ta hiện nay, khiến chúng ta đang điêu đứng vì cộng sản hay các tư trào khác, bởi vì chúng ta đã không còn hồn nước nữa. Cái hồn đó là móng châu kim quy đã bị đánh tráo mất rồi. Sự đánh tráo này quả là một biến cố tương đương với tội Adong Evà bên trời Tây, vì nó làm cho lịch sử rẽ sang một lối khách, nó ghi dấu một sự mất mát nền tảng tức là mất cái đạo làm người. Đạo người là Thiên Địa chi Đức, được biểu tượng trong con rùa có lưng tròn tượng Thiên 4 chân tượng Địa. Vưốt rùa chính là tinh hoa của cái đạo trời đất, tức cũng là nhơn đạo. Cái nhơn đạo đó đã bị Hán Nho choán mất chỗ, và nước Việt Nam cổ đại của Hồng Bàng đã chấm dứt với Triệu Đà. Cái nước Việt Nam do Triệu Đà khai sáng không còn là nước lý tưởng Văn Lang nữa. Người Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi cái nước lý tưởng kia rồi và hiện nay có còn nói bốn ngàn năm văn hiến thì cũng chỉ là biểu lộ một tấm lòng hòai cổ về một nơi xa xôi ở mãi tận xa xưa, chẳng còn mấy âm vang trong lòng, nên không còn gây được hiệu lực nào nữa. Tuy nhiên có điều khác với cảnh huống Adong Evà vì hai ông bà không những bị đuổi ra khỏi địa đàng, nhưng còn bị một thiên thần coi chừng không cho trở lại cây hằng sống, còn chúng ta “ai bắt được ngọc châu ở Đông Hải (hiểu là triết Đông) mà múc nước giếng Mỵ Châu lên rửa thì càng rửa, sắc ngọc càng thêm rực rỡ”. Biết đâu nó sẽ rực rỡ đủ để soi đàng cho chúng ta trở lại được Văn Lang.

Văn Lang là gì?

Thưa là nước lý tưởng nhất vì được cai trị (trị thủy theo đúng tinh thần Kinh Dịch là âm dương hòa). Am là thiên, dương là địa, hòa là Nhân. Nói âm dương hòa là nói đến trạng thái con người chưa ly tính, chưa vong thân, vẫn còn sống cái sống tràn đầy viên mãn của Người. Có ai đã sống trong đó chưa thì khó mà biết vì không một lịch sử nào nói tới, chỉ có huyền sử, mà huyền sử thì không những nói đên hôm xưa mà nói đến truyện hôm nay và ngày mai, nghĩa là nói đến cái lý tưởng của con người muôn thưở. Khi cái lý tưởng ấy chung cho nhiều người một nước một phương thì tôi gọi là sử mệnh, hiểu như thế và quay trở lại câu hỏi đã có một nước Văn Lang chăng? Đã có ai sống trong nước ấy chưa thì tôi sẽ thưa rằng đã có, và những người sống trong nước ấy tên là Phục Hy và Nữ Oa. Hai ông bà tiên tổ này đã hiện thực đúng câu “kỳ thiên địa chi đức” vì ông nắm cái củ (địa phương) còn bà bế cái quy (thiên viên). Vuông tròn thì trái ngược ấy thế mà đuôi hai nguyên tổ lúc nào cũng “giao chỉ” xoắn xúyt để viết lên chữ Văn Sơ Thủy. Vì chữ Văn gồm hai nét đất trời giao hội, nét phải chỉ đất, nét móc chỉ trời xoay ngược chiều nhưng cả hai đều nằm dưới bộ đầu (không có nghĩa chi cả) và nhờ đó thiết lập được một hòang kim thời đại kêu là Bình văn, nghĩa là nền thái bình do Văn trị. Đấy là cảnh trí của nước Văn Lang, của Việt Nho nguyên thủy, trải khắp địa vực nước Trung Hoa cổ đại. Thế rồi một ngày kia văn minh du mục của Tây Bắc dưới quyền điều khiển của Hòang Đế đã vào chiếm đất, chiếm người và chiếm luôn cả đạo Dịch. Sự chiếm kinh Dịch ở đây có nghĩa là sự chấp nhận. Sự chấp nhận này được báo hiệu bằng vua Đế Nghi có nghĩa là thích nghi với đạo Dịch. Đế Nghi cùng với Lộc Tục là con của cha Đế Minh lấy mẹ Vụ Tiên. Đây là đôi nguyên tố thứ hai sau Nữ Oa Phục Hy, nói thứ hai là tính theo tiến trình biến dịch đi từ đồng nhất vào đường phân biệt nên cặp thứ hai đãnói tới chồng Bắc vợ Nam. Nhưng còn là Bắc Nam của chung một nền hóa nông nghiệp. Chưa đến đọan Bắc du mục Nam nông nghiệp như Trọng Thủy và Mỵ Châu. Ở đây Đế Minh là châu Thần Nông mà lấy tiên nữ nước Việt cũng thờ Thần Nông thì nhất định tinh thần Văn Lang vẫn duy trì đẹp đẹp: hai nét âm dương giao hội như thường. Những sự việc trở nên rắc rối dần do ngành phía Bắc là Đế Nghi. Bởi vì Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, ông này nhân nhớ lại việc ông nội mình là Đế Minh tuần thú phươngNam găp tiên, nên cũng bỏ nhà đi tuần thú phía Nam nhưng thay vì gặp tiên thì lại mất tiên, tiên đó gọi là Au Cơ. Au Cơ là vợ của Đế Lai lẽ ra phải khắng khít cuốn lấy đuôi vợ như Phục Hy đã làm, đàng này Đế Lai lại bỏ vợ đi chu du cùng khắp nước Việt. Như vậy là dọn đường cho tội tổ tông xảy ra. Tội tổ tông ở tại âm dương ly biệt. Vậy sự ly biệt đó đã xảy ra khi Trọng Thủy bỏ vợ ra đi với cái vuốt thần và như thế cái nỏ còn lại không  phải là nỏ thần mà An Dương Vương vẫn tưởnglà thần y như thế giới hiện nay kêu là thần những cái chẳng có chút thần nào hết. Sự lầm tưởng đó cũng là phát nguồn từ tội tổ tông lẫn vật chất làm tinh thần. Tuy nhiên tội tổ tông bên Đông phương nhẹ hơn bên Tây phương vì nhiều lẽ. Lẽ đầu tiên là tội không phải do phía các bà mà do phía các ông. Bên Tây bà Evà bỏ ra ngòai còn bên này thì là Trọng Thủy đựa rựa. Đàn ông mà chạy việc ngòai là trúng. Nhưng trúng mà vẫn có tội, có tội vì chỗ quá đáng là “nước đi đi miết không về cùng non”. Đế Lai không về cùng Au Cơ có nghĩa là văn minh Bắc phương chuộng “bình võ” hơn “bình văn” nên tỏ ra lơ là với nền minh triết đại biểu bằng Au Cơ (nền vàng: trung dung). Nhưng Minh triết chưa chết bởi vì có Lạc Long Quân đến với Au Cơ và Au Cơ lại đâm mê Lạc Long Quân. Mê là phải bởi vì Minh triết nông nghiệp đã phát xuất từ phương Nam, mang nặng tính chất nhu hòa phương Nam vì đó mà bị chồng phương Bắc lơ là, nhưng lại tìm đựơc ở quê ngoại cái môi trường thuận lợi cho nó, nhờ đó nó trở nên nữ hòang cai trị mọi ngành văn hóa trong nước: “la philosophie doit être la Reine des sciences”, triết phải là bà chúa các khoa. Điều ấy đã được hiện thực trong nước Văn Lang nơi mà Lạc Long Quân chơi vai trò mờ nhạt còn chính chủ tịch lại là Au Cơ. Huyền sử chép rằng: trong nước không vua nên Au Cơ cùng với bộ chúng thị thiếp ở lại hành tại. Khoa xã hội sẽ gọi đây là thời mẫu hệ và đa phu, vì Au Cơ có hai chồng là Đế lai và Lạc Long Quân. Tục Táo quân có lẽ khởi từ đây vì trong ba đầu rau thì có hai ông, một bà. Cái mà xã hội học kêu là mẫu hệ và đa phu thì triết lý kêu là Bình Văn tức thời Minh triết ngự trị, nên đáng gọi là một nước cai trị bằng văn hóa theo nghĩa cao quý nhất của hai chữ văn hóa: là lấy văn mà cảm hóa. Huyền sử chép: Lạc Long Quân nhận định với Au Cơ rằng vì vợ Bắc chồng Nam: phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu nên chia nhau con đi ở riêng nhưng có việc thì cùng nghe không được bò nhau”, tội tổ tông đã manh nha ở chỗ âm dương đã không xoắn xúyt với nhau nữa, tuy nhiên chưa đến bước quyết liệt nên còn hẹn “hễ có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau”. Nhờ đó mà nước vẫn là Văn Lang, dưới quyền Minh triết của Au Cơ vì 50 còn theo bố xuống thủy phủ không xuất hiện. Huyền sử chép rằng: “50 theo cha xuống biển, 50 theo mẹ lên núi: tự suy tôn người trưởng lên làm vua hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang. Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ tôn”. Đó chỉ là bờ cõi của nền văn hóa phương Nam dưới quyền của Au Cơ nghi mẫu khác nhau với phía Bắc đã bị phụ hệ chinh phục dần cho Hòang Đế: óc pháp hình nổi hơn không để cho tinh thần Minh triết thấm nhuần. Huyền sử chép rằng: “Lạc Long Quân ở dưới thùy phủ, mẹ con Au Cơ nhớ về Bắc quốc, liền đi lên biên cảnh, Hòang Đế nghe tin lấy làm sợ, mới phân binh trấn giữ quan tải, mẹ con không về Bắc được”. Tức văn hóa nông nghiệp không chiếm cứ lại được miền Bắc đã bị rơi vào tay văn minh du mục. Thế là hết nước Xích Quỷ cái nước lan rộng khắp cõi Trung Hoa cổ đại, mênh mông như một châu, nên cũng gọi là “thần châu xích huyện” và tự Hòang Đế trở đi thì chỉ còn có Văn Lang tức tự miền Dương Tử giang trở xuống mà thôi, mà cũng không còn thông thường được với miền Bắc nữa, vì miền Bắc đã rơi hẳn vào quyền lực du mục rồi.

Về phía Nam thì Lạc Long Quân đã không xuất hiện, mà về Bắc thì sự giao hội hai nềnv ăn hóa rất hạn hẹp. Huyền sử gởi vào truyện Chức Nữ một năm được gặp Ngưu Lang có một lần vào đêm thất tịch, đã vậy sự gặp gỡ cũng chẳng lấy gì làm vui vẻ, mà trái lại:

“Trong đêm gặp gỡ mơ màng khóc nhau.

Tục truyền tháng bảy mưa ngâu.

Con trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền”.

Đây là hiểu sai Chức Nữ. Chức Nữ có khóc vì phải lấy đứa mục đồng đâu, nhưng khóc vì nó không chịu giáo hóa, cứ dùng võ lực mà chen lấn áp đỏa hòai hòai, nên không còn thể về thăm quê Bắc được đã vậy mà từ đây mẹ con Au Cơ cứ phải bồng bế nhau di cư mãi mãi, chạy dài trên con đường Nam tiến. Bởi chưng văn minh du mục củaNgưu Lang đặc chuyên chú trọng hình thức và võ lực nên rồi sẽ đàn áp được văn minh nông nghiệp của phương Nam. Tuy nhiên còn phải qua biết bao cuộc giao tranh. Huyền sử có ghi lại trong truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh nhau lấy con gái vua Hùng Vương tên là Mỵ Nương. Vì Sơn Tinh đến ban sáng nên lấy được Mỵ Nương. Thủy Tinh đến ban chiều mới hàm oán đem cả lòai thủy tộc đánh Sơn Tinh để cướp Mỵ Nương, nhưng Sơn Tinh vươn lên nên Thủy Tinh không làm chi được. Câu chuyện này tả lại lúc Văn Lan còn đang mạnh, nên còn chống cự nổi văn minh du mục Bắc phương. Tuy chống cự nổi nhưng cũng cũng chỉ là trên đường rút lui. Và hầu chắc chung quanh giai đoạn này rảy ra chuyện đổi chữ Việt Mễ thay vào bằng chữ Việt Tẩu để thích nghi với Thời Lữ. Quẻ Lữ kép bởi Ly và Cấn: nên Lạc Long Quân mới nói với Au Cơ là nước lửa bất đồng. Sao Au Cơ lên núi màlại nói đến lửa do thời Lữ vậy. Nước lửa bất đồng nhưng tinh thần Kinh Dịch mạnh nên vẫn còn giữ được nét tương sinh tương tức nằm ngầm, nên Lạc Long Quân còn nói với Au Cơ có chuyện gì thì cùng nghe nhau, đó là “Văn Đạo”. Nghe được nhau vì đây chưa đến giai đoạn Bắc Nam đối kháng như sau thời Hòang đế đem văn minh du mục vào nhưng còn là văn hóa nông nghiệp: và Au Cơ tuy sinh ra ở Bắc nhưng là Bắc còn nằm trong tay Viêm tộc, nên Au Cơ vẫn là biểu tượng nền Minh triết của Văn Lang. Chỉ tự đời Hòang Đế thì danh từ Bắc mới chỉ văn minh du mục đầy óc hung hăng chiếm đọat và Việt tộc mới hiện thực quẻ Lữ, và trở thành mũi dùi cho cuộc Nam tiến mang theo nền văn hóa nông nghiệp đi cùng như sẽ đọc thấy trong truyện Hùng Vương. Chỉ cần nói trước rằng tuy Việt tộc có tinh thần chống cự bất khuất nhưng đất đai có hạn: Nam tiến mãi rồi cũng có ngày đất hết phải gặp biển và lúc ấy thì chỉ còn có phép như An Dương Vương “quay lại giết Mỵ Châu rồi cầm sừng văn tê bảy tấc, theo Kim Quy rẽ nước đi vào biển”. Thế là hết nước Việt Nam như một Văn Lang, vì chưng tội tổ tông đã phạm rồi: không phải trong việc ăn một trái cấm như Evà mà trong lát gươm của An Dương Vương giáng xuống đầu Mỵ Châu: thế là văn minh Tây Bắc đã giết chết nền văn hóa nông nghiệp để rồi trở về với văn minh Tây Bắc. Tây tượng trưng bằng cái sừng văn tê bảy tấc, do An Dương Vương cầm để theo Kim Quy dẫn vào biển. Biển là nước, nước chỉ phương Bắc. Còn số bảy chỉ phương Tây (theo Lạc Thư) và từ đấy “Nam thất thắng nữ cửu”. Oc Hán tộc đã bủa vây màng lưới trên cương vực Văn Lang. Bắc giáp Động Đình hồ v.v… và vì thế ngày nay không còn ai thấy được Văn Lang đâu nữa. Không trông thấy được vì Việt Nho đã ngã quy dưới lát gươm oan nghiệt của Hán Nho.

 

Bạn sẽ hỏi về số kiếp của cái vuốt rù Trọng Thủy đã ăn cắp đưa về ra sao, có làm ích chi cho Hán tộc chăng? Thưa rằng không, nó cũng mất luôn với chủ nó: huyền sử chép rằng “Trọng Thủy hối hận về ác quả nên đã đâm đầu xuống giếng Mỵ Châu mà chết. Chết là phải vì “độc dương bất sinh”. Sách Nhĩ Nhã chép về một Hoàng Đế kia có con chim Loan mà nhà vua rất quý mến, và chỉ ước ao được nghe tiếng nói của nó, nhưng không bao giờ được mãn nguyện. Hòang hậu mới bàn rằng: tôi thường nghe thấy nói chim sẻ hót khi thấy một con chim khác cùng giống. Tại sao bệ hạ không để nó trước một tấm gương? Nhà vua nghe lời bàn ấy, nhưng khi con chim Loan thấy hình của nó liền hót lên những tiếng thật bi ai đọan đập cánh mà chết”. Tại sao Loan chết vì không còn con đực là Phụng mà chỉ thấy hình bóng của Loan. Hình bóng là biểu tượng, là ý niệm làm sao có đối cực để làm nên biến dịch, mà thiếu biến dịch là chết cho nên Loan chết; Trọng Thủy thiếu Mỵ Châu là dương thiếu âm nên bất thành cũng lại chết. Loan phải đi với Phụng mới có khả năng “Loan Phụng hòa minh, chữ hán”, còn nay “Loan phiêu Phụng bạt, chữ hán” thì làm sao sống nổi mà chả chết. Loan chết là Minh triết Kinh Dịch chết. Và đây là tội tổ tông của Viễn Đông: cũng y như bên trời Tây, Trọng Thủy đã đem óc tính toán của Bắc phương đến làm nghẹt thở tinh thần phương Nam, khác nhau vài nét đặc biệt: trước hết là chồng đánh lừa vợ chứ không như bên Tây vợ đánh lừa chồng. Vì đàn bà biểu thị Minh triết mà lại thủ vai đánh lừa thì tội nặng hơn nhiều.

Thứ đến văn hóa mẹ bên Viễn Đông đã chống chọi trải qua nhiều giai đoạn, cuối cùng mới bị thua và trước khi bị gục ngã còn cố gắng cứu vãn tình hình như được ghi trong việc Au Cơ trở về Bắc phương mà bị Hòang Đế ngăn chặn, hoặc trong trận Sơn Tinh Thủy Tinh tranh đua nhau. Ở trận này tuy loài thủy tộc (phương Bắc) bị thua nhưng Sơn tộc cũng bị hại. Vì thế cuối cùng đuối sức dần để gục ngã, nhưng chết đi mà vẫn còn lưu lại cho con cháu một cái giếng làm kỷ niệm. Và việc trước hết của giếng là nó đã đón nhận Trọng Thủy nhảy xuống đó tử tự. Vậy là Trọng Thủy chết, nhưng còn giữ được một điều là sống chết có nhau. Đúng hơn sống cónhau được một đạo còn chết thì ở với nhau hòai trong một mồ gọi là Việt tỉnh, để làm như dấu vết, như con chấm đã đóng vào Kinh Dịch. Chính vì Trọng Thủy và Mỵ Châu đã chết nên nước Văn Lang không còn và vì thế mà hôm nay khi nghe nói đến con dấu Việt Nho đã đóng lên Kinh Dịch thì như nghe một truyện tiểu thuyết. Nghe như tiểu thuyết vì chúng ta đã đi hẳn vào nhị nguyên chỉ thấy có một chiều, nói như Heidegger, chúng ta đã mất ý thức về nét gấp gôi nên chỉ còn đi tìm những cái gì độc khối kiểu duy sử nên không hiểu nổi nét gấp đôi của Kinh Dịch nằm trong những trang huyền sử của nước. Vì thế chúng ta hãy cố gắng tìm trở lại những nét gấp đôi mà tôi gọi là con chấm của tiên tổ đóng trên Kinh Dịch.

Nét gấp lớn lao hơn hết nằm trong Hà Đô và Lạc Thư. Hà Đồ có thể gọi là con chấm của Bách Việt nằm từ vùng sông Hòang Hà trở xuống. Còn Lạc Thư là con dấu của Việt tộc một ngành có tính chất đại diện hơn hết của Bách Việt, cũng như Bách Việt là đại diện nổi nhất của Viêm tộc. Hà Đồ có 55 điểm tròn. Lạc Thư có 45, cộng lại là 100 cái vòng tròn nên gọi là 100 trứng. Tuy là 100 nhưng cùng nằm trong một bào thai do mẹ Au Cơ đẻ ra. Mẹ Au Cơ biểu hiệu quẻ Khôn chỉ bụng “Khôn vi phúc” (thuyết quái) hay nói khác Au Cơ chỉ nền Minh triết của Dịch lý. Nền Minh triết này xây trên hai trụ âm dương là trời và đất: cũng gọi là ngang dọc hay thập tự nhai được bồng trong tay Nữ Oa, nay thay bằng Au Cơ. Khi trị nước theo tinh thầnđó thì gọi là “Văn Lang” hay là “Bình Văn”. Bao giờ cũng nên nhớ văn là hai nét trời đất giao hội. Vì thế vua gọi là Hùng Vương và truyền 18 đời. Vì có Hùng có Dũng lắm mới ở chỗ chí thiện là ngang dọc giao thoa, nét dọc lại cũng là 9: hai lần 9 vị chi là 18. Đó là cương vị tiên thiên (nguyên lý) đến khi áp dụng thì dùng hậu thiên, lúc ấy sẽ là ly 3, khảm 6 là 9. Chấn 4 đòai 2 là 6, công 9 với 6 vị chi 15. Vì thế mà nước Văn Lang phải chia ra 15 bộ thì mới hợp với sách của dân Lạc gọi là Lạc thư gốm 9 lô số mà cộng chiều nào cũng được con số 15, nên gọi là Ma phương, khi đọc đếnn hững tên Châu Diên (thuộc chim), Việt Thường (vươn tới chỗ Thường Hằng), Bình Văn (cai trị bằng văn)… thì chớ nên tìm ỏ Sơn Tây, Quảng Trị v.v… Đó chỉ là đợt sau mượn tên xưa để đặt cho đất mới, để làm kỷ niệm, chứ nước Văn Lang không ở đó, đúng hơn, không chỉ có ở miền Bắc Việt mà nó còn vươn lên đến bên kia bờ Dương Tử giang, cũng như chữ Bạch Hạc thì trước hết phải hiểu là “Tây Nam đắc bằng của quẻ khôn”, vì khôn vận hành trong Tây Nam. Tây sắc trắng (bạch), Nam lông vũ (hạc), cũng như khi nói Lạc Việt thì phải vươn trí khôn lên tận bờ sông Lạc vùng Lạc Dương thì mới đạt tầm thước cân xứng với nội dung của huyền sử. Vì huyền sử nước ta đã trải qua nhiều giai đọan được ghi theo chu kỳ tiên thiên của Kinh Dịch là nguyên, hanh, lợi, trinh được trình bày tho vòng 4 mùa như sau:

 

Hạ: Hanh

 

Xuân: Nguyên                                      Lợi: Thu

 

Trinh: Đông

 

Nguyên là thời manh nha nó hợp với mùa Xuân. Đời nhà Tiền Lý (544-604) nước ta gọi là Van Xuân có lẽ là để kỷ niệm thời sơ nguyên này. Đây gọi là thời của Hồng Bàng Thị với vật tổ chim là vật tổ chính của Việt Nam, vì trong nguyệt lệnh thì phương Nam mục trùng là Vũ chỉ các lòai chim Loại quẻ khôn chỉ văn, “Khôn vi văn, chữ hán” (thuyết quái). Vì thế khi nói tới Văn Lang hay Hồng Bàng thì ta thường chỉ thị bằng chim, bằng tiên nữ, bao gồm cả mẹ lẫn chim. Câu nói “nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng” thường được giải nghĩa theo lượng tức vật to lớn nhất là chi, nhì là rắn… nhưng đó là điều không thấy xảy ra, dầu là giống cổ điểu Epiornis nay đã biến mất và người ta tìm được dấu vết ở Madagasca, trứng to hơn trứng gà 150 lần. Vậy nếu căn cứ vào đó mà nói nó to hơn con gà 150 lần, thì cũng mới nặng từ 1 tấn trở lại, còn lâu lắm mới bằng con cá voi nặng cả từng chục tấn. Cho nên câu nói trên của người Việt Nam nên hiểu đã trải qua Điểu, Long, Ngư, Tượng. Giai đoạn nhất là Điểu cũng là văn minh Mẹ, nên ta thấy những cử chỉ gán cho mẹ thì cũng gán cho chim, nếu mẹ Nữ Oa đội đá vá trời thì chim cũng đội đá vá trời, chim cũng ngậm hòn lấp bể… và nếu sâu quá lấp không xuể như sông Ngân Hà thì bắc cầu “Ô thước”. Vậy chim là giai đọan hòan tòan mẹ giai đoạn của Điểu đi trước giai đọan rồng thuộc vật tổ thú nên nói nhất điểu nhì xà. Xà là long, long là giai đoạn hai hay nói theo Kinh Dịch là hanh sau nguyên.

Hanh thuộc mùa Hạ khi mặt trời phương Nam trút xuống những tia nằng chói nên nước đặt tên là Nhật Nam, là Xích Quỷ. Hanh là hanh thông tức là thời mà Sơn Tinh và Thủy Tinh còn kết nghĩa và Ngư chưa thành Ngư tinh ăn thịt người nên Nam Bắc giao thông không gì ngãng trở. Huyền sử chỉ bằng Đế Minh (bắc) lấy Vụ Tiên (nam). Lạc Long Quân (nam) lấy Au Cơ (bắc). Lúc ấy chưa xảy ra chuyện Au Cơ về thăm quê tổ bị Hoàng Đế ngãng đường. Hòang Đế đại biểu phương Bắc là thuộc hành thủy. Thủy là nơi sanh sống của cá, nên khi nói Ngư tinh hay Thủy tộc thì đều chỉ văn minh du mục phương Bắc. Như vậy nói giai đọan Ngư là nói đến sự ngự trị của tinh thần du mục phương Bắc chủ lợi thuộc giai đọan lợi, đến sau nguyên và hanh.

Lợi mùa Thu. Lợi trong chu kỳ tiên thiên kêu là Mỹ Lợi (quẻ Kiền), nhưng nói đến lợi là rất dễ đâm ra tư lợi. Vì tư lợi nên Hòang Đế ngăn không cho Au Cơ về Bắc, vì tư lợi nên Trọng Thủy đánh tráo vuốt rùa. Vì thế văn minh phương Nam còn cầm cự được là phải có đức dũng cùng cực gọi là Hùng Vương thì có nghĩa là cần một tinh thần can đảm phi thường vì thế tiền nhân ta nói về ngày mồng 9 tháng 9 (trùng cửu) bằng câu nói “trùng cửu đăng cao” thì nghĩa đen là chỉ lúc cao nhất trong mùa Thu, còn ý sâu xa là chỉ tinh thần bất khuất của Lạc Long Quân đã dám cầm khối sắt nung đỏ (tinh thần quẻ ly phương Nam) ném vào miệng Ngư tinh: chống văn minh du mục, để duy trì văn hóa phương Nam. Nhờ đó mà văn hóa phương Nam vẫn còn sống được và nội dung là sự hòa hợp thủy hỏa một kim được gởi vào một số truyện huyền sử như việc thi gia chánh của Hùng Vương với giải thưởng dành cho đôi bánh dày, bánh chưng, cũng như trong truyện Chử Đồng Tử thôn dân kết hôn với công chúa Tiên Dung… đều nói lên tinh thần dân chủ không phân giai cấp của Việt tộc, nhưng tất cả đều hòa hợp trong một phẩm trật đẹp đẽ như truyện trầu cau: kim mộc và hỏa đồng làm nên màu đỏ của nước Xích Quỷ. Tuy nhiên sức người có hạn, bé tí hon chống khổng lồ mãi cũng có ngày thua và phải đành bước vào giai đoạn “tam ngư” tức là giai đoạn đen tối mà các nhà huyền sử Tây phương nói đến là thời cả (poisson) xảy ra vào quãng vài ba thế kỷ trước kỷ nguyên. Cũng như giai đọan sắp tới thuộc cung Verseau (xem chẳng hạn La nouvelle culture de l’ère du Verseau, par M.Konstantinov, Courier du livre. Paris). Vậy giai đọan Ngư này đối với nước ta là lúc Triệu Đà khai quốc và dọn đường cho sự ngự trị của Hán học, là cái học nhiễm óc chuyên chế… của văn minh du mục Bắc phương. Hán học nối tiếp sang cả giai đọan thứ 4 là tượng.

Tượng là giai đoạn nước ta lấy lại được nền độc lập chính trị để tiến vào các miền theo văn minh của tượng như Chân Lạp, Chiêm Thành (Chàm) là những miền lắm voi. Đấy là giai đọan mở mang nước về phía cùng cực Nam và được tương đối độc lập về chính trị. Nhưng về văn hóa thì còn năm hầu trọn vẹn trong tinh thần Ngư tinh của Hán nho nên đã mất ý thức về nền văn hóa của dân tộc, đến nỗi ngày nay không còn ai đọc được tờ “bằng khóan cơ nghiệp” tô tiên giối lại, bởi vì chỉ còn biết có chữ Hán mà không biết chữ Nho. Hán Nho thì chuyên môn chỉ giải từng chữ nên không thấy vi ngôn đại nghĩa, nên cũng như cái nỏ giả của Trọng Thủy không cứu được nước. Chỉ có lối đọc theo Việt Nho nhìn toàn diện mới đọc ra được Đại Đạo. Tuy nhiên cái đạo đó vẫn còn tàng ẩn trong tiềm thức dân tộc nên đã nhiều lần cứu được nước đến nỗi ta có thể nói không một nước nào trong cõi Viễn Đông lại mang đậm màu sắc Kinh Dịch cho bằng Việt Nam. Hãy nói từ quốc hiệu trở đi: Xích Quỷ, Văn Lang, Giao Chỉ. đã bàn rồng trong bài lễ vấn danh trong Việt Lý. Ơ đây chỉ xin nhắc tới danh hiệu Gia Chỉ là hai nét lớn “chỉ” âm dương giao hội: quẻ ngọai giao với quẻ nội. Kinh Dịch có 64 quẻ là có 64 chữ Giao Chỉ khác nhau, tức cũng là 64 thứ con dâu của Việt tộc đóng vào. Vì lẽ đó Việt Nam rất đáng kêu là văn hiến chi bang. Văn đây phải hiểu là nét gấp đôi uyên nguyên tức đất trời giao hội, và nền văn hóa lênc ao nhấtlà khi ở đâu không đánh mất nét gấp đôi đó (Pli en deux). Con người ngày nay vong thân là tại đã đánh mất ý thức về nét gấp đôi và sa đọa vào cõi người ta chỉ thấy có một chiều đồng nhất. Chiều duy nhất đó là vụ lợi, là thành công, là lấy công. Đây là sự sa đọa không còn phải là văn hiến. Văn hiến cũng đi cấy vì thuộc nông nghiệp nhưng văn hiến nói rằng: “người ta đi cấy lấy công, tôiđây đi cấy còn trông nhiều bề”. Tôi đi cấy cũng lấy công, nhưng công mới chỉ là một, còn ba bè nữa là trời, đất, người mà để đạt được phải có Tâm, nên nói: “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” với chữ tài chữ lợi, chữ “lấy công” thì chỉ cần lý trí. Còn thành nhân thì phải kiêm cả đạo trời đạo đất như hai hạn từ nòng cốt làm nên con người viên mãn như thập tự nhai là thứ cũng tỏ ra nhiều bề: cả Đông, Tây, Nam, Bắc, nghĩa là thần, vì thần vô phương nên không đâu không ở, rất linh nghiệm, nên người nào cảm nghiệm được thì hy hiến tòan thân cho cái Văn đó, nên gọi là Văn hiến. Và nước có nhiều văn hiến thì gọi là “văn hiến chi bang”. Ơ thời xa xưa dưới những triều đại của Hùng Vương có bóng dịu hiền của mẹ Au Cơ thì Việt Nam đã có nhiều văn hiến, nên cũng đáng tên là Văn hiến chi bang. Đến nay nhiềunhà duy sử đang cố phủ định nước Văn Lang. Bởi chưng “người ta đi học lấy công. Chúng ta nay đi học cũng chỉ trông kiếm tiền”.

Vì đã hết rồi cái học trông trời trông đất trông mây. Cái học biến thông của Lạc Thư, sách gối đầu giường của tiên tổ Lạc Việt, nhưng đến nay hỏi còn được mấy ai biết ý nghĩa ra sao nữa? Huyền sử nói: “vì giếng bị bỏ hoang bẩn thỉu” (xem truyện Việt tỉnh). Truyện kể về Thôi Vũ được Ma-cô-Tiên đền ơn đã chuộc tội, nên tiên cho một hạt ngọc Long Toại, nói đó là ngọc châu từ thưở trời đất mới khai tịch đã có một cặp trống mái, từ đời Hòang Đế trải đến đời An, truyền làm thế bào. Trong trận đánh Trâu Sơn, An Vương bị Phù Đổng Thiên Vương giết nên đeo nó mà chết, ngọc châu cũng chôn trong đất mà tia sáng chiếu thẳng lên trời. Đời nhà Tần binh hỏa liên miên nhưng vật trân bảo đều bị đốt cháy, các nhà Vọng khí đều biết hòn ngọc Long Toại còn ở phương Nam. Người Tàu đem vàng bạc gấm vóc trị giá trăm vạn để tìm mua. Vĩ nhân đây đại phú. Sau Ma-cô-Tiên rước vợ chồng Thôi Vĩ đi, không biết đi đâu. Nay giếng bỏ hoang bẩn thỉu, hang thì còn ở núi Trâu Sơn. Người Việt gọi là Việt tỉnh Cương vậy (Lĩnh Nam).

Đọc truyện trên chúng ta được chứng kiến một trang huyền sử tuyệt đẹp: Thôi là lớn lao, Vĩ cũng là lớn lao nhưng tự dạng gợi nên cái gì tế vi, cái vi ngôn đại nghĩa, mà vi ngôn đại nghĩa lớn nhát là âm dương hòa kết thành thái cực viên đồ, đã xuất hiện từ khi trời đất khai tịch, đã có một cặp trống mái gọi là Long Toại. Chữ Toại có nghĩa là khoan cây lấy lửa, nhắc lại thời Toại nhân, phát minh ra lửa. Còn Long là thuộc về Lạc Long Quân, vua Viêm tộc. Nhưng đến lúc Hoàng Đế vào xâm lăng thì chiếm luôn cả Kinh Dịch truyền cho đến đời An. Nhà An nửa trước kêu là nhà Thương là một nhà thấm nhuần văn hóa nông nghiệp cao độ nhất, nên huyền sử nói về vua Thành nhà Thương là có bệnh “tê hết nửa mình, Thang bán thể khô, chữ hán” (Danses 55). Trong danh từ huyền sử thì câu đó có nghĩa là đã “thể nghiệm được đạo âm dương dịch lý”, nên có lưỡng nghi tính vừa thích nghi với vòng ngòai thế sự, vừa thích nghi với vòng trong đại ngã tâm linh, nên nói bóng là bán thân bất toại, mà thực nghĩa là nhà Thương An đã trở nên cùng dòng với nền văn hóa Viêm tộc (xem Việt điện tr.57).

Nhà Thương bị nhà Chu diệt, thì ngọc Long Toại cũng bị chôn vùi nhưng chôn vùi bên phương Nam, mà nước tiêu biểu nhất là Việt Nam. Còn bên kia thì mất, về sau có người tên là Khổng Tử dòng tộc nhà Thương An nước Tống cứu vớt được một phần đạo lý ghi lại trong Kinh điển. Vì thế tuy sống ở mạn Bắc nhưng lòng Khổng Tử vẫn hướng về phương Nam, lấy làm nơi an trụ: “Nam phương chi cường dã quân tử cư chi” (TD). “Nam phương chi cường” cũng gọi là Hùng Vương. Và vua nhà An đã chết chôn ở đất Việt cũng như ngọc Long Toại cũng nằm trên đất vua Hùng Vương thứ ba. Nghĩa là trong vẹn đạo Dịch gồm tam tài ngũ hành: 3 lần 5 = 15 thuộc về nước Văn Lang. Người Tàu cũng phải công nhận y như Khổng Tử. Khổng Tử nói kiểu minh triết, còn huyền sử nói kiểu u linh rằng: “các nhà Vọng khí đều biết hòn ngọc Long Toại ở phương Nam”. Thế là “vật bất ly chủ”. Chủ nó là Phục Hy Thần Nông, Nữ Oa, rồi bị Hoàng Đế chiếm lấy trao cho đến An Vương, vì An Vương cảm hóa được nên dẫn thân sang chôn táng ở bên đất Việt, y như Trọng Thủy lại trở về phương Nam ôm xác Mỵ Châu và nhảy xuống Việt Tỉnh, cùng một trường hợp như chim Loan của Hòang Đế đập cánh mà chết. Tất cả đều nói lên câu nói của Khổng Tử “Nam phương chi cường dã quân tử cư chi”. Thế có nghĩa là chủ sách kinh Dịch là Việt Nam. Cái phiền duy nhất là “giếng bỏ hoang thành bẩn thỉu”.

Trong khi đọc truyện Việt Tỉnh có một điều lạ là trong truyện không nói đến giếng mà đến cuối truyện lại thêm một câu “nay giếng bỏ hoang”. Giếng nào? Không tìm ra trong truyện XII, nhưng khi đọc xuống truyện XIII tiếp liền gọi là “truyện kim quy” thì mới nhận được câu trả lời là “xác Mỵ Châu hóa thành giếng ngọc” (1). Vậy là Việt Tỉnh Cương với giếng ngọc là một. Và nó không là chi khác hơn là khung của Lạc Thư. Vì Lạc Thư thành hình chung quanh chữ Tỉnh cho nên nói Việt Tỉnh chỉ là nói lối khác câu “Lạc Thư là sách của Lạc Việt đã được gợi hứng trên bờ sông Lạc, nên gọi là Lạc Thư”. Nhiều người không dám nhận ra Lạc Thư là của Lạc Việt vì chữ Lạc viết với bộ Trãi, hoặc mã hoặc Tuy (chữ hán) mà không với bộ Thủy. Nghĩ như vậy là không suy tư theo dòng biến chuyển (génétique) tức là dòng Nam tiến liên tục, vì có cuộc Nam tiến nên tiếng Việt từ bộ Mễ chuyển sang bổ Tẩu (chữ hán) thì Lạc Thư tự bộ Thủy phương Bắc đổi sang bộ Mã phương Nam (quẻ khôn là tân mã, thay được bằng bộ Trãi) hay bộ Trĩ (quẻ ly phương Nam chim trĩ) là truyện thường trong lốiviết chữ Nho. Thí dụ như chư Trâu chỉ miền Khổng Tử có 4 lối viết (xem Legge I. 59) cũng có thể nghĩ rằng lúc ấy phương Bắc đã hòan tòan rơi vào tinh thần du mục, ngư đã đốc ra ngư tinh nên Lạc Long Quân phải giết, thì cũng là lúc bỏ chự lạc thủy đổi ra lạc chim từ… biến sang … (… là chữ hán). C1i lối đổi bộ trong chữ viết là chuyện đã xảy ra nhiều lần mội khi sửa đổi văn tự nhất là đời Tần là đời chôn táng chữ viết của Việt Nam. Đấy cũng là một lối làm cho việc đọc huyền sử khó thêm lên một độ. Tuy nhiên khi biết được qua tiểu tiết mà đọc cả Kinh điển lẫn huyền sử thì câu nói chủ quyền của Việt Nam đối với Kinh Dịch có nhiều bằng cớ và chứng tích. Điều quan trọng nhất là nếu nhận làm chủ thì phải biết đọc theo chính chủ. Đó là điểm chúng ta sẽ bàn trong chương sau. Cần thêm mấy nhận xét cuối cùng về tên sách Dịch. Hiện nay Hán Nho quen gọi là Chu Dịch để chỉ Dịch của nhà Chu, vì trước đã có hai tên káhc là Liên Sơn của nhà Hạ (2205-1776), vì bắt đầu với quẻ Cấn là núi và Quy Tàng của nhà Thương An (1776-1150) bắt đầu với quẻ Khôn. Nhà Hạ thì rõ ràng thuộc văn hóa Việt tộc (xem Việt Lý) nên nói Dịch Liên Sơn của nhà Hạ cũng là nói của Việt tộc. Còn nhà Thương An thì đã cảm hóa theo Việt Nho hầu trọn vẹn nên huyền sử mới nói An Vương bị chết chôn cùng với ngọc Long Toại bên đất Việt có lẽ vì bị chôn như thế nên gọi Dịh nhà Thương là Quy Tàng.

(1) Trong bản dịch ông Lê Hữu Mục viết là giếng còn trong bản chữ Nho lại viết là Thạch cả hai cùng có nghĩa: thạch là một thứ hạt Châu (Mỵ Châu). Nhưng giếng có nghĩa hơn vì chữ Tỉnh là nềnn cho Khung Hồng phạm, nên chúng tôi viết giếng.

Xét về phương diện tiền sử nước ta được chia ba giai đoạn là Thái Sơn, Ngũ Lĩnh, và Phong Châu. Thái Sơn thuộc thời tam hoàng trong đó ông tổ Việt tộc là Thần Nông cũng có hiệu là Liệt Sơn cùng với Thái Sơn là một. Thái Sơn ở tỉnh Sơn Đông giáp với tỉnh An Huy, nơi khởi xuất của núi Ngũ Lĩnh, nên từ Thái Sơn sang Ngũ Lĩnh liền nhau nên có thể vì đó mà gọi là Liên Sơn. Hoặc một mình Ngũ Lĩnh cũng đã đủ gọi là Liên Sơn vì đó là dãy núi rất dài khởi tự An Huy mà chạy qua tỉnh Chiết Giang. Giang Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đôn, Quảng Tây, Quý Châu. Rồi đến giai đoạn Phong Châu tận cùng bằng câu truyện Việt Tỉnh nơi tàng ẩn xác của Trọng Thủy với Mỵ Châu nên gọi là Quy Tam. Hoặc vì Phong Châu là miền Nam nhất trên con đường Nam tiến của Việt tộc mà phương Nam là quẻ Khôn mà tài quẻ Khôn là tàng trữ nên gọi là Quy tàng. Đàng nào cũng hợp lý và đều nói lên chủ của Kinh Dịch là Viêm Việt còn hán tộc chỉ là mượn lại thôi, và vì không phải là chủ nên đọc Dịch không trúng cách. Vì thế điều quan trọng nhất là chúng ta phải bàn về lối học Dịch của Việt Nho.

Kim Định
Advertisements

Kinh dịch linh thể – Kỳ 1

23.04.2011 BY BÁCH VIỆT

  1. KHI TỔ TIÊN VIỆT TỘC ĐÓNG DẤU TRÊN KINH DỊCH

 

Đánh dấu trên một vật gì là ghi nhân vật đó thuộc về mình, cho nên nói Việt tộc đóng dấu trên kinh Dịch, hay nói kinh Dịch là của Việt Nam cũng đồng một ý. Cả hai câu này thọat nghe sẽ dễ bị hiểu như một câu nói khôi hài vô duyên, nhưng có thể tha thứ vì phát xuất từ một lòng ái quốc quá trớn nên đân ra nói nhảm. Sở dĩ có thể nghĩ như thế là vì hiện trạng là thế, nghĩa là Kinh Dịch hiện nay là của Tàu chớ không phải là của Việt Nam, nên trong bao ngàn năm có người Việt Nam nào dám đả động tới Kinh Dịch. Đó là việc mới được làm gần đây và tất nhiên cũng lại học theo lối Tàu lối Tây, chứ đã có ai đọc theo lối của nó. Phải là chủ cũ của nó mới đọc được và chủ cũ của nó tôi bảo là người Việt. Kinh Dịch là của người Việt vì tổ tiên tổ chúng ta đã đóng dấu trên nó và hôm nay xin mời các bạn cùng tôi đi nhận lại dấu. Xin báo trước là dấu đóng đã lâu đời nên phai mờ nhiều quá không thể giương hai mắt ốc biêu ra mà thấy được, phải dùng tia sáng hồng ngoại, lý ngọai gì đó mới trông nhận ra. Bạn nào không thích thứ ánh sáng lung linh “hốt hề hoang hề” xin ở lại nhà, vì không có lỗi khác. Con dấu bị phai mờ không những vì đã quá lâu mà còn vì đã bị bôi cọ đi do người ăn cắp. Ai ăn cắp? Thưa là Trọng Thủy từ Bắc phương tới. Nhưng sao lại đổ oan như vậy? Thưa là vì có văn tự tuy đã bị phai nhưng còn đọc được như sau: “Thần Kim Quy cho An Dương Vương cái vuốt để làm nỏ thần nhờ đó đánh bại được Triệu Đà. Đà biết thế nên sai con là Trọng Thủy câu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu cốt để đánh cắp cái vuốt rùa, và Trọng Thuỷ đã thành công đánh lừa được Mỵ Châu đồi lấy nỏ thần đem về Bắc, rồi thay vào bằng cái nỏ giả làm vuốt rùa. Câu truyện này ai cũng biết thuộc lòng nhưng không mấy ai nghĩ rằng đó là câu truyện thật đã gây một ảnh hưởng quyết liệt trên sử mệnh nước Việt Nam hơn bất cứ câu truyện nào có chứng tích lịch sử cụ thể, vì nó còn ảnh hưởng đến đời chúng ta hiện nay, khiến chúng ta đang điêu đứng vì cộng sản hay các tư trào khác, bởi vì chúng ta đã không còn hồn nước nữa. Cái hồn đó là móng châu kim quy đã bị đánh tráo mất rồi. Sự đánh tráo này quả là một biến cố tương đương với tội Adong Evà bên trời Tây, vì nó làm cho lịch sử rẽ sang một lối khách, nó ghi dấu một sự mất mát nền tảng tức là mất cái đạo làm người. Đạo người là Thiên Địa chi Đức, được biểu tượng trong con rùa có lưng tròn tượng Thiên 4 chân tượng Địa. Vưốt rùa chính là tinh hoa của cái đạo trời đất, tức cũng là nhơn đạo. Cái nhơn đạo đó đã bị Hán Nho choán mất chỗ, và nước Việt Nam cổ đại của Hồng Bàng đã chấm dứt với Triệu Đà. Cái nước Việt Nam do Triệu Đà khai sáng không còn là nước lý tưởng Văn Lang nữa. Người Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi cái nước lý tưởng kia rồi và hiện nay có còn nói bốn ngàn năm văn hiến thì cũng chỉ là biểu lộ một tấm lòng hòai cổ về một nơi xa xôi ở mãi tận xa xưa, chẳng còn mấy âm vang trong lòng, nên không còn gây được hiệu lực nào nữa. Tuy nhiên có điều khác với cảnh huống Adong Evà vì hai ông bà không những bị đuổi ra khỏi địa đàng, nhưng còn bị một thiên thần coi chừng không cho trở lại cây hằng sống, còn chúng ta “ai bắt được ngọc châu ở Đông Hải (hiểu là triết Đông) mà múc nước giếng Mỵ Châu lên rửa thì càng rửa, sắc ngọc càng thêm rực rỡ”. Biết đâu nó sẽ rực rỡ đủ để soi đàng cho chúng ta trở lại được Văn Lang.

 

Văn Lang là gì?

 

Thưa là nước lý tưởng nhất vì được cai trị (trị thủy theo đúng tinh thần Kinh Dịch là âm dương hòa). Am là thiên, dương là địa, hòa là Nhân. Nói âm dương hòa là nói đến trạng thái con người chưa ly tính, chưa vong thân, vẫn còn sống cái sống tràn đầy viên mãn của Người. Có ai đã sống trong đó chưa thì khó mà biết vì không một lịch sử nào nói tới, chỉ có huyền sử, mà huyền sử thì không những nói đên hôm xưa mà nói đến truyện hôm nay và ngày mai, nghĩa là nói đến cái lý tưởng của con người muôn thưở. Khi cái lý tưởng ấy chung cho nhiều người một nước một phương thì tôi gọi là sử mệnh, hiểu như thế và quay trở lại câu hỏi đã có một nước Văn Lang chăng? Đã có ai sống trong nước ấy chưa thì tôi sẽ thưa rằng đã có, và những người sống trong nước ấy tên là Phục Hy và Nữ Oa. Hai ông bà tiên tổ này đã hiện thực đúng câu “kỳ thiên địa chi đức” vì ông nắm cái củ (địa phương) còn bà bế cái quy (thiên viên). Vuông tròn thì trái ngược ấy thế mà đuôi hai nguyên tổ lúc nào cũng “giao chỉ” xoắn xúyt để viết lên chữ Văn Sơ Thủy. Vì chữ Văn gồm hai nét đất trời giao hội, nét phải chỉ đất, nét móc chỉ trời xoay ngược chiều nhưng cả hai đều nằm dưới bộ đầu (không có nghĩa chi cả) và nhờ đó thiết lập được một hòang kim thời đại kêu là Bình văn, nghĩa là nền thái bình do Văn trị. Đấy là cảnh trí của nước Văn Lang, của Việt Nho nguyên thủy, trải khắp địa vực nước Trung Hoa cổ đại. Thế rồi một ngày kia văn minh du mục của Tây Bắc dưới quyền điều khiển của Hòang Đế đã vào chiếm đất, chiếm người và chiếm luôn cả đạo Dịch. Sự chiếm kinh Dịch ở đây có nghĩa là sự chấp nhận. Sự chấp nhận này được báo hiệu bằng vua Đế Nghi có nghĩa là thích nghi với đạo Dịch. Đế Nghi cùng với Lộc Tục là con của cha Đế Minh lấy mẹ Vụ Tiên. Đây là đôi nguyên tố thứ hai sau Nữ Oa Phục Hy, nói thứ hai là tính theo tiến trình biến dịch đi từ đồng nhất vào đường phân biệt nên cặp thứ hai đãnói tới chồng Bắc vợ Nam. Nhưng còn là Bắc Nam của chung một nền hóa nông nghiệp. Chưa đến đọan Bắc du mục Nam nông nghiệp như Trọng Thủy và Mỵ Châu. Ở đây Đế Minh là châu Thần Nông mà lấy tiên nữ nước Việt cũng thờ Thần Nông thì nhất định tinh thần Văn Lang vẫn duy trì đẹp đẹp: hai nét âm dương giao hội như thường. Những sự việc trở nên rắc rối dần do ngành phía Bắc là Đế Nghi. Bởi vì Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, ông này nhân nhớ lại việc ông nội mình là Đế Minh tuần thú phươngNam găp tiên, nên cũng bỏ nhà đi tuần thú phía Nam nhưng thay vì gặp tiên thì lại mất tiên, tiên đó gọi là Au Cơ. Au Cơ là vợ của Đế Lai lẽ ra phải khắng khít cuốn lấy đuôi vợ như Phục Hy đã làm, đàng này Đế Lai lại bỏ vợ đi chu du cùng khắp nước Việt. Như vậy là dọn đường cho tội tổ tông xảy ra. Tội tổ tông ở tại âm dương ly biệt. Vậy sự ly biệt đó đã xảy ra khi Trọng Thủy bỏ vợ ra đi với cái vuốt thần và như thế cái nỏ còn lại không  phải là nỏ thần mà An Dương Vương vẫn tưởnglà thần y như thế giới hiện nay kêu là thần những cái chẳng có chút thần nào hết. Sự lầm tưởng đó cũng là phát nguồn từ tội tổ tông lẫn vật chất làm tinh thần. Tuy nhiên tội tổ tông bên Đông phương nhẹ hơn bên Tây phương vì nhiều lẽ. Lẽ đầu tiên là tội không phải do phía các bà mà do phía các ông. Bên Tây bà Evà bỏ ra ngòai còn bên này thì là Trọng Thủy đựa rựa. Đàn ông mà chạy việc ngòai là trúng. Nhưng trúng mà vẫn có tội, có tội vì chỗ quá đáng là “nước đi đi miết không về cùng non”. Đế Lai không về cùng Au Cơ có nghĩa là văn minh Bắc phương chuộng “bình võ” hơn “bình văn” nên tỏ ra lơ là với nền minh triết đại biểu bằng Au Cơ (nền vàng: trung dung). Nhưng Minh triết chưa chết bởi vì có Lạc Long Quân đến với Au Cơ và Au Cơ lại đâm mê Lạc Long Quân. Mê là phải bởi vì Minh triết nông nghiệp đã phát xuất từ phương Nam, mang nặng tính chất nhu hòa phương Nam vì đó mà bị chồng phương Bắc lơ là, nhưng lại tìm đựơc ở quê ngoại cái môi trường thuận lợi cho nó, nhờ đó nó trở nên nữ hòang cai trị mọi ngành văn hóa trong nước: “la philosophie doit être la Reine des sciences”, triết phải là bà chúa các khoa. Điều ấy đã được hiện thực trong nước Văn Lang nơi mà Lạc Long Quân chơi vai trò mờ nhạt còn chính chủ tịch lại là Au Cơ. Huyền sử chép rằng: trong nước không vua nên Au Cơ cùng với bộ chúng thị thiếp ở lại hành tại. Khoa xã hội sẽ gọi đây là thời mẫu hệ và đa phu, vì Au Cơ có hai chồng là Đế lai và Lạc Long Quân. Tục Táo quân có lẽ khởi từ đây vì trong ba đầu rau thì có hai ông, một bà. Cái mà xã hội học kêu là mẫu hệ và đa phu thì triết lý kêu là Bình Văn tức thời Minh triết ngự trị, nên đáng gọi là một nước cai trị bằng văn hóa theo nghĩa cao quý nhất của hai chữ văn hóa: là lấy văn mà cảm hóa. Huyền sử chép: Lạc Long Quân nhận định với Au Cơ rằng vì vợ Bắc chồng Nam: phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu nên chia nhau con đi ở riêng nhưng có việc thì cùng nghe không được bò nhau”, tội tổ tông đã manh nha ở chỗ âm dương đã không xoắn xúyt với nhau nữa, tuy nhiên chưa đến bước quyết liệt nên còn hẹn “hễ có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau”. Nhờ đó mà nước vẫn là Văn Lang, dưới quyền Minh triết của Au Cơ vì 50 còn theo bố xuống thủy phủ không xuất hiện. Huyền sử chép rằng: “50 theo cha xuống biển, 50 theo mẹ lên núi: tự suy tôn người trưởng lên làm vua hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang. Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ tôn”. Đó chỉ là bờ cõi của nền văn hóa phương Nam dưới quyền của Au Cơ nghi mẫu khác nhau với phía Bắc đã bị phụ hệ chinh phục dần cho Hòang Đế: óc pháp hình nổi hơn không để cho tinh thần Minh triết thấm nhuần. Huyền sử chép rằng: “Lạc Long Quân ở dưới thùy phủ, mẹ con Au Cơ nhớ về Bắc quốc, liền đi lên biên cảnh, Hòang Đế nghe tin lấy làm sợ, mới phân binh trấn giữ quan tải, mẹ con không về Bắc được”. Tức văn hóa nông nghiệp không chiếm cứ lại được miền Bắc đã bị rơi vào tay văn minh du mục. Thế là hết nước Xích Quỷ cái nước lan rộng khắp cõi Trung Hoa cổ đại, mênh mông như một châu, nên cũng gọi là “thần châu xích huyện” và tự Hòang Đế trở đi thì chỉ còn có Văn Lang tức tự miền Dương Tử giang trở xuống mà thôi, mà cũng không còn thông thường được với miền Bắc nữa, vì miền Bắc đã rơi hẳn vào quyền lực du mục rồi.

 

Về phía Nam thì Lạc Long Quân đã không xuất hiện, mà về Bắc thì sự giao hội hai nềnv ăn hóa rất hạn hẹp. Huyền sử gởi vào truyện Chức Nữ một năm được gặp Ngưu Lang có một lần vào đêm thất tịch, đã vậy sự gặp gỡ cũng chẳng lấy gì làm vui vẻ, mà trái lại:

 

“Trong đêm gặp gỡ mơ màng khóc nhau.

 

Tục truyền tháng bảy mưa ngâu.

 

Con trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền”.

 

Đây là hiểu sai Chức Nữ. Chức Nữ có khóc vì phải lấy đứa mục đồng đâu, nhưng khóc vì nó không chịu giáo hóa, cứ dùng võ lực mà chen lấn áp đỏa hòai hòai, nên không còn thể về thăm quê Bắc được đã vậy mà từ đây mẹ con Au Cơ cứ phải bồng bế nhau di cư mãi mãi, chạy dài trên con đường Nam tiến. Bởi chưng văn minh du mục củaNgưu Lang đặc chuyên chú trọng hình thức và võ lực nên rồi sẽ đàn áp được văn minh nông nghiệp của phương Nam. Tuy nhiên còn phải qua biết bao cuộc giao tranh. Huyền sử có ghi lại trong truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh nhau lấy con gái vua Hùng Vương tên là Mỵ Nương. Vì Sơn Tinh đến ban sáng nên lấy được Mỵ Nương. Thủy Tinh đến ban chiều mới hàm oán đem cả lòai thủy tộc đánh Sơn Tinh để cướp Mỵ Nương, nhưng Sơn Tinh vươn lên nên Thủy Tinh không làm chi được. Câu chuyện này tả lại lúc Văn Lan còn đang mạnh, nên còn chống cự nổi văn minh du mục Bắc phương. Tuy chống cự nổi nhưng cũng cũng chỉ là trên đường rút lui. Và hầu chắc chung quanh giai đoạn này rảy ra chuyện đổi chữ Việt Mễ thay vào bằng chữ Việt Tẩu để thích nghi với Thời Lữ. Quẻ Lữ kép bởi Ly và Cấn: nên Lạc Long Quân mới nói với Au Cơ là nước lửa bất đồng. Sao Au Cơ lên núi màlại nói đến lửa do thời Lữ vậy. Nước lửa bất đồng nhưng tinh thần Kinh Dịch mạnh nên vẫn còn giữ được nét tương sinh tương tức nằm ngầm, nên Lạc Long Quân còn nói với Au Cơ có chuyện gì thì cùng nghe nhau, đó là “Văn Đạo”. Nghe được nhau vì đây chưa đến giai đoạn Bắc Nam đối kháng như sau thời Hòang đế đem văn minh du mục vào nhưng còn là văn hóa nông nghiệp: và Au Cơ tuy sinh ra ở Bắc nhưng là Bắc còn nằm trong tay Viêm tộc, nên Au Cơ vẫn là biểu tượng nền Minh triết của Văn Lang. Chỉ tự đời Hòang Đế thì danh từ Bắc mới chỉ văn minh du mục đầy óc hung hăng chiếm đọat và Việt tộc mới hiện thực quẻ Lữ, và trở thành mũi dùi cho cuộc Nam tiến mang theo nền văn hóa nông nghiệp đi cùng như sẽ đọc thấy trong truyện Hùng Vương. Chỉ cần nói trước rằng tuy Việt tộc có tinh thần chống cự bất khuất nhưng đất đai có hạn: Nam tiến mãi rồi cũng có ngày đất hết phải gặp biển và lúc ấy thì chỉ còn có phép như An Dương Vương “quay lại giết Mỵ Châu rồi cầm sừng văn tê bảy tấc, theo Kim Quy rẽ nước đi vào biển”. Thế là hết nước Việt Nam như một Văn Lang, vì chưng tội tổ tông đã phạm rồi: không phải trong việc ăn một trái cấm như Evà mà trong lát gươm của An Dương Vương giáng xuống đầu Mỵ Châu: thế là văn minh Tây Bắc đã giết chết nền văn hóa nông nghiệp để rồi trở về với văn minh Tây Bắc. Tây tượng trưng bằng cái sừng văn tê bảy tấc, do An Dương Vương cầm để theo Kim Quy dẫn vào biển. Biển là nước, nước chỉ phương Bắc. Còn số bảy chỉ phương Tây (theo Lạc Thư) và từ đấy “Nam thất thắng nữ cửu”. Oc Hán tộc đã bủa vây màng lưới trên cương vực Văn Lang. Bắc giáp Động Đình hồ v.v… và vì thế ngày nay không còn ai thấy được Văn Lang đâu nữa. Không trông thấy được vì Việt Nho đã ngã quy dưới lát gươm oan nghiệt của Hán Nho.

 

 

 

Bạn sẽ hỏi về số kiếp của cái vuốt rù Trọng Thủy đã ăn cắp đưa về ra sao, có làm ích chi cho Hán tộc chăng? Thưa rằng không, nó cũng mất luôn với chủ nó: huyền sử chép rằng “Trọng Thủy hối hận về ác quả nên đã đâm đầu xuống giếng Mỵ Châu mà chết. Chết là phải vì “độc dương bất sinh”. Sách Nhĩ Nhã chép về một Hoàng Đế kia có con chim Loan mà nhà vua rất quý mến, và chỉ ước ao được nghe tiếng nói của nó, nhưng không bao giờ được mãn nguyện. Hòang hậu mới bàn rằng: tôi thường nghe thấy nói chim sẻ hót khi thấy một con chim khác cùng giống. Tại sao bệ hạ không để nó trước một tấm gương? Nhà vua nghe lời bàn ấy, nhưng khi con chim Loan thấy hình của nó liền hót lên những tiếng thật bi ai đọan đập cánh mà chết”. Tại sao Loan chết vì không còn con đực là Phụng mà chỉ thấy hình bóng của Loan. Hình bóng là biểu tượng, là ý niệm làm sao có đối cực để làm nên biến dịch, mà thiếu biến dịch là chết cho nên Loan chết; Trọng Thủy thiếu Mỵ Châu là dương thiếu âm nên bất thành cũng lại chết. Loan phải đi với Phụng mới có khả năng “Loan Phụng hòa minh, chữ hán”, còn nay “Loan phiêu Phụng bạt, chữ hán” thì làm sao sống nổi mà chả chết. Loan chết là Minh triết Kinh Dịch chết. Và đây là tội tổ tông của Viễn Đông: cũng y như bên trời Tây, Trọng Thủy đã đem óc tính toán của Bắc phương đến làm nghẹt thở tinh thần phương Nam, khác nhau vài nét đặc biệt: trước hết là chồng đánh lừa vợ chứ không như bên Tây vợ đánh lừa chồng. Vì đàn bà biểu thị Minh triết mà lại thủ vai đánh lừa thì tội nặng hơn nhiều.

 

Thứ đến văn hóa mẹ bên Viễn Đông đã chống chọi trải qua nhiều giai đoạn, cuối cùng mới bị thua và trước khi bị gục ngã còn cố gắng cứu vãn tình hình như được ghi trong việc Au Cơ trở về Bắc phương mà bị Hòang Đế ngăn chặn, hoặc trong trận Sơn Tinh Thủy Tinh tranh đua nhau. Ở trận này tuy loài thủy tộc (phương Bắc) bị thua nhưng Sơn tộc cũng bị hại. Vì thế cuối cùng đuối sức dần để gục ngã, nhưng chết đi mà vẫn còn lưu lại cho con cháu một cái giếng làm kỷ niệm. Và việc trước hết của giếng là nó đã đón nhận Trọng Thủy nhảy xuống đó tử tự. Vậy là Trọng Thủy chết, nhưng còn giữ được một điều là sống chết có nhau. Đúng hơn sống cónhau được một đạo còn chết thì ở với nhau hòai trong một mồ gọi là Việt tỉnh, để làm như dấu vết, như con chấm đã đóng vào Kinh Dịch. Chính vì Trọng Thủy và Mỵ Châu đã chết nên nước Văn Lang không còn và vì thế mà hôm nay khi nghe nói đến con dấu Việt Nho đã đóng lên Kinh Dịch thì như nghe một truyện tiểu thuyết. Nghe như tiểu thuyết vì chúng ta đã đi hẳn vào nhị nguyên chỉ thấy có một chiều, nói như Heidegger, chúng ta đã mất ý thức về nét gấp gôi nên chỉ còn đi tìm những cái gì độc khối kiểu duy sử nên không hiểu nổi nét gấp đôi của Kinh Dịch nằm trong những trang huyền sử của nước. Vì thế chúng ta hãy cố gắng tìm trở lại những nét gấp đôi mà tôi gọi là con chấm của tiên tổ đóng trên Kinh Dịch.

 

Nét gấp lớn lao hơn hết nằm trong Hà Đô và Lạc Thư. Hà Đồ có thể gọi là con chấm của Bách Việt nằm từ vùng sông Hòang Hà trở xuống. Còn Lạc Thư là con dấu của Việt tộc một ngành có tính chất đại diện hơn hết của Bách Việt, cũng như Bách Việt là đại diện nổi nhất của Viêm tộc. Hà Đồ có 55 điểm tròn. Lạc Thư có 45, cộng lại là 100 cái vòng tròn nên gọi là 100 trứng. Tuy là 100 nhưng cùng nằm trong một bào thai do mẹ Au Cơ đẻ ra. Mẹ Au Cơ biểu hiệu quẻ Khôn chỉ bụng “Khôn vi phúc” (thuyết quái) hay nói khác Au Cơ chỉ nền Minh triết của Dịch lý. Nền Minh triết này xây trên hai trụ âm dương là trời và đất: cũng gọi là ngang dọc hay thập tự nhai được bồng trong tay Nữ Oa, nay thay bằng Au Cơ. Khi trị nước theo tinh thầnđó thì gọi là “Văn Lang” hay là “Bình Văn”. Bao giờ cũng nên nhớ văn là hai nét trời đất giao hội. Vì thế vua gọi là Hùng Vương và truyền 18 đời. Vì có Hùng có Dũng lắm mới ở chỗ chí thiện là ngang dọc giao thoa, nét dọc lại cũng là 9: hai lần 9 vị chi là 18. Đó là cương vị tiên thiên (nguyên lý) đến khi áp dụng thì dùng hậu thiên, lúc ấy sẽ là ly 3, khảm 6 là 9. Chấn 4 đòai 2 là 6, công 9 với 6 vị chi 15. Vì thế mà nước Văn Lang phải chia ra 15 bộ thì mới hợp với sách của dân Lạc gọi là Lạc thư gốm 9 lô số mà cộng chiều nào cũng được con số 15, nên gọi là Ma phương, khi đọc đếnn hững tên Châu Diên (thuộc chim), Việt Thường (vươn tới chỗ Thường Hằng), Bình Văn (cai trị bằng văn)… thì chớ nên tìm ỏ Sơn Tây, Quảng Trị v.v… Đó chỉ là đợt sau mượn tên xưa để đặt cho đất mới, để làm kỷ niệm, chứ nước Văn Lang không ở đó, đúng hơn, không chỉ có ở miền Bắc Việt mà nó còn vươn lên đến bên kia bờ Dương Tử giang, cũng như chữ Bạch Hạc thì trước hết phải hiểu là “Tây Nam đắc bằng của quẻ khôn”, vì khôn vận hành trong Tây Nam. Tây sắc trắng (bạch), Nam lông vũ (hạc), cũng như khi nói Lạc Việt thì phải vươn trí khôn lên tận bờ sông Lạc vùng Lạc Dương thì mới đạt tầm thước cân xứng với nội dung của huyền sử. Vì huyền sử nước ta đã trải qua nhiều giai đọan được ghi theo chu kỳ tiên thiên của Kinh Dịch là nguyên, hanh, lợi, trinh được trình bày tho vòng 4 mùa như sau:

 

 

 

Hạ: Hanh

 

 

 

Xuân: Nguyên                                      Lợi: Thu

 

 

 

Trinh: Đông

 

 

 

Nguyên là thời manh nha nó hợp với mùa Xuân. Đời nhà Tiền Lý (544-604) nước ta gọi là Van Xuân có lẽ là để kỷ niệm thời sơ nguyên này. Đây gọi là thời của Hồng Bàng Thị với vật tổ chim là vật tổ chính của Việt Nam, vì trong nguyệt lệnh thì phương Nam mục trùng là Vũ chỉ các lòai chim Loại quẻ khôn chỉ văn, “Khôn vi văn, chữ hán” (thuyết quái). Vì thế khi nói tới Văn Lang hay Hồng Bàng thì ta thường chỉ thị bằng chim, bằng tiên nữ, bao gồm cả mẹ lẫn chim. Câu nói “nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng” thường được giải nghĩa theo lượng tức vật to lớn nhất là chi, nhì là rắn… nhưng đó là điều không thấy xảy ra, dầu là giống cổ điểu Epiornis nay đã biến mất và người ta tìm được dấu vết ở Madagasca, trứng to hơn trứng gà 150 lần. Vậy nếu căn cứ vào đó mà nói nó to hơn con gà 150 lần, thì cũng mới nặng từ 1 tấn trở lại, còn lâu lắm mới bằng con cá voi nặng cả từng chục tấn. Cho nên câu nói trên của người Việt Nam nên hiểu đã trải qua Điểu, Long, Ngư, Tượng. Giai đoạn nhất là Điểu cũng là văn minh Mẹ, nên ta thấy những cử chỉ gán cho mẹ thì cũng gán cho chim, nếu mẹ Nữ Oa đội đá vá trời thì chim cũng đội đá vá trời, chim cũng ngậm hòn lấp bể… và nếu sâu quá lấp không xuể như sông Ngân Hà thì bắc cầu “Ô thước”. Vậy chim là giai đọan hòan tòan mẹ giai đoạn của Điểu đi trước giai đọan rồng thuộc vật tổ thú nên nói nhất điểu nhì xà. Xà là long, long là giai đoạn hai hay nói theo Kinh Dịch là hanh sau nguyên.

 

Hanh thuộc mùa Hạ khi mặt trời phương Nam trút xuống những tia nằng chói nên nước đặt tên là Nhật Nam, là Xích Quỷ. Hanh là hanh thông tức là thời mà Sơn Tinh và Thủy Tinh còn kết nghĩa và Ngư chưa thành Ngư tinh ăn thịt người nên Nam Bắc giao thông không gì ngãng trở. Huyền sử chỉ bằng Đế Minh (bắc) lấy Vụ Tiên (nam). Lạc Long Quân (nam) lấy Au Cơ (bắc). Lúc ấy chưa xảy ra chuyện Au Cơ về thăm quê tổ bị Hoàng Đế ngãng đường. Hòang Đế đại biểu phương Bắc là thuộc hành thủy. Thủy là nơi sanh sống của cá, nên khi nói Ngư tinh hay Thủy tộc thì đều chỉ văn minh du mục phương Bắc. Như vậy nói giai đọan Ngư là nói đến sự ngự trị của tinh thần du mục phương Bắc chủ lợi thuộc giai đọan lợi, đến sau nguyên và hanh.

 

Lợi mùa Thu. Lợi trong chu kỳ tiên thiên kêu là Mỹ Lợi (quẻ Kiền), nhưng nói đến lợi là rất dễ đâm ra tư lợi. Vì tư lợi nên Hòang Đế ngăn không cho Au Cơ về Bắc, vì tư lợi nên Trọng Thủy đánh tráo vuốt rùa. Vì thế văn minh phương Nam còn cầm cự được là phải có đức dũng cùng cực gọi là Hùng Vương thì có nghĩa là cần một tinh thần can đảm phi thường vì thế tiền nhân ta nói về ngày mồng 9 tháng 9 (trùng cửu) bằng câu nói “trùng cửu đăng cao” thì nghĩa đen là chỉ lúc cao nhất trong mùa Thu, còn ý sâu xa là chỉ tinh thần bất khuất của Lạc Long Quân đã dám cầm khối sắt nung đỏ (tinh thần quẻ ly phương Nam) ném vào miệng Ngư tinh: chống văn minh du mục, để duy trì văn hóa phương Nam. Nhờ đó mà văn hóa phương Nam vẫn còn sống được và nội dung là sự hòa hợp thủy hỏa một kim được gởi vào một số truyện huyền sử như việc thi gia chánh của Hùng Vương với giải thưởng dành cho đôi bánh dày, bánh chưng, cũng như trong truyện Chử Đồng Tử thôn dân kết hôn với công chúa Tiên Dung… đều nói lên tinh thần dân chủ không phân giai cấp của Việt tộc, nhưng tất cả đều hòa hợp trong một phẩm trật đẹp đẽ như truyện trầu cau: kim mộc và hỏa đồng làm nên màu đỏ của nước Xích Quỷ. Tuy nhiên sức người có hạn, bé tí hon chống khổng lồ mãi cũng có ngày thua và phải đành bước vào giai đoạn “tam ngư” tức là giai đoạn đen tối mà các nhà huyền sử Tây phương nói đến là thời cả (poisson) xảy ra vào quãng vài ba thế kỷ trước kỷ nguyên. Cũng như giai đọan sắp tới thuộc cung Verseau (xem chẳng hạn La nouvelle culture de l’ère du Verseau, par M.Konstantinov, Courier du livre. Paris). Vậy giai đọan Ngư này đối với nước ta là lúc Triệu Đà khai quốc và dọn đường cho sự ngự trị của Hán học, là cái học nhiễm óc chuyên chế… của văn minh du mục Bắc phương. Hán học nối tiếp sang cả giai đọan thứ 4 là tượng.

 

Tượng là giai đoạn nước ta lấy lại được nền độc lập chính trị để tiến vào các miền theo văn minh của tượng như Chân Lạp, Chiêm Thành (Chàm) là những miền lắm voi. Đấy là giai đọan mở mang nước về phía cùng cực Nam và được tương đối độc lập về chính trị. Nhưng về văn hóa thì còn năm hầu trọn vẹn trong tinh thần Ngư tinh của Hán nho nên đã mất ý thức về nền văn hóa của dân tộc, đến nỗi ngày nay không còn ai đọc được tờ “bằng khóan cơ nghiệp” tô tiên giối lại, bởi vì chỉ còn biết có chữ Hán mà không biết chữ Nho. Hán Nho thì chuyên môn chỉ giải từng chữ nên không thấy vi ngôn đại nghĩa, nên cũng như cái nỏ giả của Trọng Thủy không cứu được nước. Chỉ có lối đọc theo Việt Nho nhìn toàn diện mới đọc ra được Đại Đạo. Tuy nhiên cái đạo đó vẫn còn tàng ẩn trong tiềm thức dân tộc nên đã nhiều lần cứu được nước đến nỗi ta có thể nói không một nước nào trong cõi Viễn Đông lại mang đậm màu sắc Kinh Dịch cho bằng Việt Nam. Hãy nói từ quốc hiệu trở đi: Xích Quỷ, Văn Lang, Giao Chỉ. đã bàn rồng trong bài lễ vấn danh trong Việt Lý. Ơ đây chỉ xin nhắc tới danh hiệu Gia Chỉ là hai nét lớn “chỉ” âm dương giao hội: quẻ ngọai giao với quẻ nội. Kinh Dịch có 64 quẻ là có 64 chữ Giao Chỉ khác nhau, tức cũng là 64 thứ con dâu của Việt tộc đóng vào. Vì lẽ đó Việt Nam rất đáng kêu là văn hiến chi bang. Văn đây phải hiểu là nét gấp đôi uyên nguyên tức đất trời giao hội, và nền văn hóa lênc ao nhấtlà khi ở đâu không đánh mất nét gấp đôi đó (Pli en deux). Con người ngày nay vong thân là tại đã đánh mất ý thức về nét gấp đôi và sa đọa vào cõi người ta chỉ thấy có một chiều đồng nhất. Chiều duy nhất đó là vụ lợi, là thành công, là lấy công. Đây là sự sa đọa không còn phải là văn hiến. Văn hiến cũng đi cấy vì thuộc nông nghiệp nhưng văn hiến nói rằng: “người ta đi cấy lấy công, tôiđây đi cấy còn trông nhiều bề”. Tôi đi cấy cũng lấy công, nhưng công mới chỉ là một, còn ba bè nữa là trời, đất, người mà để đạt được phải có Tâm, nên nói: “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” với chữ tài chữ lợi, chữ “lấy công” thì chỉ cần lý trí. Còn thành nhân thì phải kiêm cả đạo trời đạo đất như hai hạn từ nòng cốt làm nên con người viên mãn như thập tự nhai là thứ cũng tỏ ra nhiều bề: cả Đông, Tây, Nam, Bắc, nghĩa là thần, vì thần vô phương nên không đâu không ở, rất linh nghiệm, nên người nào cảm nghiệm được thì hy hiến tòan thân cho cái Văn đó, nên gọi là Văn hiến. Và nước có nhiều văn hiến thì gọi là “văn hiến chi bang”. Ơ thời xa xưa dưới những triều đại của Hùng Vương có bóng dịu hiền của mẹ Au Cơ thì Việt Nam đã có nhiều văn hiến, nên cũng đáng tên là Văn hiến chi bang. Đến nay nhiềunhà duy sử đang cố phủ định nước Văn Lang. Bởi chưng “người ta đi học lấy công. Chúng ta nay đi học cũng chỉ trông kiếm tiền”.

 

Vì đã hết rồi cái học trông trời trông đất trông mây. Cái học biến thông của Lạc Thư, sách gối đầu giường của tiên tổ Lạc Việt, nhưng đến nay hỏi còn được mấy ai biết ý nghĩa ra sao nữa? Huyền sử nói: “vì giếng bị bỏ hoang bẩn thỉu” (xem truyện Việt tỉnh). Truyện kể về Thôi Vũ được Ma-cô-Tiên đền ơn đã chuộc tội, nên tiên cho một hạt ngọc Long Toại, nói đó là ngọc châu từ thưở trời đất mới khai tịch đã có một cặp trống mái, từ đời Hòang Đế trải đến đời An, truyền làm thế bào. Trong trận đánh Trâu Sơn, An Vương bị Phù Đổng Thiên Vương giết nên đeo nó mà chết, ngọc châu cũng chôn trong đất mà tia sáng chiếu thẳng lên trời. Đời nhà Tần binh hỏa liên miên nhưng vật trân bảo đều bị đốt cháy, các nhà Vọng khí đều biết hòn ngọc Long Toại còn ở phương Nam. Người Tàu đem vàng bạc gấm vóc trị giá trăm vạn để tìm mua. Vĩ nhân đây đại phú. Sau Ma-cô-Tiên rước vợ chồng Thôi Vĩ đi, không biết đi đâu. Nay giếng bỏ hoang bẩn thỉu, hang thì còn ở núi Trâu Sơn. Người Việt gọi là Việt tỉnh Cương vậy (Lĩnh Nam).

 

Đọc truyện trên chúng ta được chứng kiến một trang huyền sử tuyệt đẹp: Thôi là lớn lao, Vĩ cũng là lớn lao nhưng tự dạng gợi nên cái gì tế vi, cái vi ngôn đại nghĩa, mà vi ngôn đại nghĩa lớn nhát là âm dương hòa kết thành thái cực viên đồ, đã xuất hiện từ khi trời đất khai tịch, đã có một cặp trống mái gọi là Long Toại. Chữ Toại có nghĩa là khoan cây lấy lửa, nhắc lại thời Toại nhân, phát minh ra lửa. Còn Long là thuộc về Lạc Long Quân, vua Viêm tộc. Nhưng đến lúc Hoàng Đế vào xâm lăng thì chiếm luôn cả Kinh Dịch truyền cho đến đời An. Nhà An nửa trước kêu là nhà Thương là một nhà thấm nhuần văn hóa nông nghiệp cao độ nhất, nên huyền sử nói về vua Thành nhà Thương là có bệnh “tê hết nửa mình, Thang bán thể khô, chữ hán” (Danses 55). Trong danh từ huyền sử thì câu đó có nghĩa là đã “thể nghiệm được đạo âm dương dịch lý”, nên có lưỡng nghi tính vừa thích nghi với vòng ngòai thế sự, vừa thích nghi với vòng trong đại ngã tâm linh, nên nói bóng là bán thân bất toại, mà thực nghĩa là nhà Thương An đã trở nên cùng dòng với nền văn hóa Viêm tộc (xem Việt điện tr.57).

 

Nhà Thương bị nhà Chu diệt, thì ngọc Long Toại cũng bị chôn vùi nhưng chôn vùi bên phương Nam, mà nước tiêu biểu nhất là Việt Nam. Còn bên kia thì mất, về sau có người tên là Khổng Tử dòng tộc nhà Thương An nước Tống cứu vớt được một phần đạo lý ghi lại trong Kinh điển. Vì thế tuy sống ở mạn Bắc nhưng lòng Khổng Tử vẫn hướng về phương Nam, lấy làm nơi an trụ: “Nam phương chi cường dã quân tử cư chi” (TD). “Nam phương chi cường” cũng gọi là Hùng Vương. Và vua nhà An đã chết chôn ở đất Việt cũng như ngọc Long Toại cũng nằm trên đất vua Hùng Vương thứ ba. Nghĩa là trong vẹn đạo Dịch gồm tam tài ngũ hành: 3 lần 5 = 15 thuộc về nước Văn Lang. Người Tàu cũng phải công nhận y như Khổng Tử. Khổng Tử nói kiểu minh triết, còn huyền sử nói kiểu u linh rằng: “các nhà Vọng khí đều biết hòn ngọc Long Toại ở phương Nam”. Thế là “vật bất ly chủ”. Chủ nó là Phục Hy Thần Nông, Nữ Oa, rồi bị Hoàng Đế chiếm lấy trao cho đến An Vương, vì An Vương cảm hóa được nên dẫn thân sang chôn táng ở bên đất Việt, y như Trọng Thủy lại trở về phương Nam ôm xác Mỵ Châu và nhảy xuống Việt Tỉnh, cùng một trường hợp như chim Loan của Hòang Đế đập cánh mà chết. Tất cả đều nói lên câu nói của Khổng Tử “Nam phương chi cường dã quân tử cư chi”. Thế có nghĩa là chủ sách kinh Dịch là Việt Nam. Cái phiền duy nhất là “giếng bỏ hoang thành bẩn thỉu”.

 

Trong khi đọc truyện Việt Tỉnh có một điều lạ là trong truyện không nói đến giếng mà đến cuối truyện lại thêm một câu “nay giếng bỏ hoang”. Giếng nào? Không tìm ra trong truyện XII, nhưng khi đọc xuống truyện XIII tiếp liền gọi là “truyện kim quy” thì mới nhận được câu trả lời là “xác Mỵ Châu hóa thành giếng ngọc” (1). Vậy là Việt Tỉnh Cương với giếng ngọc là một. Và nó không là chi khác hơn là khung của Lạc Thư. Vì Lạc Thư thành hình chung quanh chữ Tỉnh cho nên nói Việt Tỉnh chỉ là nói lối khác câu “Lạc Thư là sách của Lạc Việt đã được gợi hứng trên bờ sông Lạc, nên gọi là Lạc Thư”. Nhiều người không dám nhận ra Lạc Thư là của Lạc Việt vì chữ Lạc viết với bộ Trãi, hoặc mã hoặc Tuy (chữ hán) mà không với bộ Thủy. Nghĩ như vậy là không suy tư theo dòng biến chuyển (génétique) tức là dòng Nam tiến liên tục, vì có cuộc Nam tiến nên tiếng Việt từ bộ Mễ chuyển sang bổ Tẩu (chữ hán) thì Lạc Thư tự bộ Thủy phương Bắc đổi sang bộ Mã phương Nam (quẻ khôn là tân mã, thay được bằng bộ Trãi) hay bộ Trĩ (quẻ ly phương Nam chim trĩ) là truyện thường trong lốiviết chữ Nho. Thí dụ như chư Trâu chỉ miền Khổng Tử có 4 lối viết (xem Legge I. 59) cũng có thể nghĩ rằng lúc ấy phương Bắc đã hòan tòan rơi vào tinh thần du mục, ngư đã đốc ra ngư tinh nên Lạc Long Quân phải giết, thì cũng là lúc bỏ chự lạc thủy đổi ra lạc chim từ… biến sang … (… là chữ hán). C1i lối đổi bộ trong chữ viết là chuyện đã xảy ra nhiều lần mội khi sửa đổi văn tự nhất là đời Tần là đời chôn táng chữ viết của Việt Nam. Đấy cũng là một lối làm cho việc đọc huyền sử khó thêm lên một độ. Tuy nhiên khi biết được qua tiểu tiết mà đọc cả Kinh điển lẫn huyền sử thì câu nói chủ quyền của Việt Nam đối với Kinh Dịch có nhiều bằng cớ và chứng tích. Điều quan trọng nhất là nếu nhận làm chủ thì phải biết đọc theo chính chủ. Đó là điểm chúng ta sẽ bàn trong chương sau. Cần thêm mấy nhận xét cuối cùng về tên sách Dịch. Hiện nay Hán Nho quen gọi là Chu Dịch để chỉ Dịch của nhà Chu, vì trước đã có hai tên káhc là Liên Sơn của nhà Hạ (2205-1776), vì bắt đầu với quẻ Cấn là núi và Quy Tàng của nhà Thương An (1776-1150) bắt đầu với quẻ Khôn. Nhà Hạ thì rõ ràng thuộc văn hóa Việt tộc (xem Việt Lý) nên nói Dịch Liên Sơn của nhà Hạ cũng là nói của Việt tộc. Còn nhà Thương An thì đã cảm hóa theo Việt Nho hầu trọn vẹn nên huyền sử mới nói An Vương bị chết chôn cùng với ngọc Long Toại bên đất Việt có lẽ vì bị chôn như thế nên gọi Dịh nhà Thương là Quy Tàng.

 

(1) Trong bản dịch ông Lê Hữu Mục viết là giếng còn trong bản chữ Nho lại viết là Thạch cả hai cùng có nghĩa: thạch là một thứ hạt Châu (Mỵ Châu). Nhưng giếng có nghĩa hơn vì chữ Tỉnh là nềnn cho Khung Hồng phạm, nên chúng tôi viết giếng.

 

Xét về phương diện tiền sử nước ta được chia ba giai đoạn là Thái Sơn, Ngũ Lĩnh, và Phong Châu. Thái Sơn thuộc thời tam hoàng trong đó ông tổ Việt tộc là Thần Nông cũng có hiệu là Liệt Sơn cùng với Thái Sơn là một. Thái Sơn ở tỉnh Sơn Đông giáp với tỉnh An Huy, nơi khởi xuất của núi Ngũ Lĩnh, nên từ Thái Sơn sang Ngũ Lĩnh liền nhau nên có thể vì đó mà gọi là Liên Sơn. Hoặc một mình Ngũ Lĩnh cũng đã đủ gọi là Liên Sơn vì đó là dãy núi rất dài khởi tự An Huy mà chạy qua tỉnh Chiết Giang. Giang Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đôn, Quảng Tây, Quý Châu. Rồi đến giai đoạn Phong Châu tận cùng bằng câu truyện Việt Tỉnh nơi tàng ẩn xác của Trọng Thủy với Mỵ Châu nên gọi là Quy Tam. Hoặc vì Phong Châu là miền Nam nhất trên con đường Nam tiến của Việt tộc mà phương Nam là quẻ Khôn mà tài quẻ Khôn là tàng trữ nên gọi là Quy tàng. Đàng nào cũng hợp lý và đều nói lên chủ của Kinh Dịch là Viêm Việt còn hán tộc chỉ là mượn lại thôi, và vì không phải là chủ nên đọc Dịch không trúng cách. Vì thế điều quan trọng nhất là chúng ta phải bàn về lối học Dịch của Việt Nho.

 

Kim Định

 

AdvertisementsKinh dịch linh thể – Kỳ 1

23.04.2011 BY BÁCH VIỆT

  1. KHI TỔ TIÊN VIỆT TỘC ĐÓNG DẤU TRÊN KINH DỊCH

Đánh dấu trên một vật gì là ghi nhân vật đó thuộc về mình, cho nên nói Việt tộc đóng dấu trên kinh Dịch, hay nói kinh Dịch là của Việt Nam cũng đồng một ý. Cả hai câu này thọat nghe sẽ dễ bị hiểu như một câu nói khôi hài vô duyên, nhưng có thể tha thứ vì phát xuất từ một lòng ái quốc quá trớn nên đân ra nói nhảm. Sở dĩ có thể nghĩ như thế là vì hiện trạng là thế, nghĩa là Kinh Dịch hiện nay là của Tàu chớ không phải là của Việt Nam, nên trong bao ngàn năm có người Việt Nam nào dám đả động tới Kinh Dịch. Đó là việc mới được làm gần đây và tất nhiên cũng lại học theo lối Tàu lối Tây, chứ đã có ai đọc theo lối của nó. Phải là chủ cũ của nó mới đọc được và chủ cũ của nó tôi bảo là người Việt. Kinh Dịch là của người Việt vì tổ tiên tổ chúng ta đã đóng dấu trên nó và hôm nay xin mời các bạn cùng tôi đi nhận lại dấu. Xin báo trước là dấu đóng đã lâu đời nên phai mờ nhiều quá không thể giương hai mắt ốc biêu ra mà thấy được, phải dùng tia sáng hồng ngoại, lý ngọai gì đó mới trông nhận ra. Bạn nào không thích thứ ánh sáng lung linh “hốt hề hoang hề” xin ở lại nhà, vì không có lỗi khác. Con dấu bị phai mờ không những vì đã quá lâu mà còn vì đã bị bôi cọ đi do người ăn cắp. Ai ăn cắp? Thưa là Trọng Thủy từ Bắc phương tới. Nhưng sao lại đổ oan như vậy? Thưa là vì có văn tự tuy đã bị phai nhưng còn đọc được như sau: “Thần Kim Quy cho An Dương Vương cái vuốt để làm nỏ thần nhờ đó đánh bại được Triệu Đà. Đà biết thế nên sai con là Trọng Thủy câu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu cốt để đánh cắp cái vuốt rùa, và Trọng Thuỷ đã thành công đánh lừa được Mỵ Châu đồi lấy nỏ thần đem về Bắc, rồi thay vào bằng cái nỏ giả làm vuốt rùa. Câu truyện này ai cũng biết thuộc lòng nhưng không mấy ai nghĩ rằng đó là câu truyện thật đã gây một ảnh hưởng quyết liệt trên sử mệnh nước Việt Nam hơn bất cứ câu truyện nào có chứng tích lịch sử cụ thể, vì nó còn ảnh hưởng đến đời chúng ta hiện nay, khiến chúng ta đang điêu đứng vì cộng sản hay các tư trào khác, bởi vì chúng ta đã không còn hồn nước nữa. Cái hồn đó là móng châu kim quy đã bị đánh tráo mất rồi. Sự đánh tráo này quả là một biến cố tương đương với tội Adong Evà bên trời Tây, vì nó làm cho lịch sử rẽ sang một lối khách, nó ghi dấu một sự mất mát nền tảng tức là mất cái đạo làm người. Đạo người là Thiên Địa chi Đức, được biểu tượng trong con rùa có lưng tròn tượng Thiên 4 chân tượng Địa. Vưốt rùa chính là tinh hoa của cái đạo trời đất, tức cũng là nhơn đạo. Cái nhơn đạo đó đã bị Hán Nho choán mất chỗ, và nước Việt Nam cổ đại của Hồng Bàng đã chấm dứt với Triệu Đà. Cái nước Việt Nam do Triệu Đà khai sáng không còn là nước lý tưởng Văn Lang nữa. Người Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi cái nước lý tưởng kia rồi và hiện nay có còn nói bốn ngàn năm văn hiến thì cũng chỉ là biểu lộ một tấm lòng hòai cổ về một nơi xa xôi ở mãi tận xa xưa, chẳng còn mấy âm vang trong lòng, nên không còn gây được hiệu lực nào nữa. Tuy nhiên có điều khác với cảnh huống Adong Evà vì hai ông bà không những bị đuổi ra khỏi địa đàng, nhưng còn bị một thiên thần coi chừng không cho trở lại cây hằng sống, còn chúng ta “ai bắt được ngọc châu ở Đông Hải (hiểu là triết Đông) mà múc nước giếng Mỵ Châu lên rửa thì càng rửa, sắc ngọc càng thêm rực rỡ”. Biết đâu nó sẽ rực rỡ đủ để soi đàng cho chúng ta trở lại được Văn Lang.

Văn Lang là gì?

Thưa là nước lý tưởng nhất vì được cai trị (trị thủy theo đúng tinh thần Kinh Dịch là âm dương hòa). Am là thiên, dương là địa, hòa là Nhân. Nói âm dương hòa là nói đến trạng thái con người chưa ly tính, chưa vong thân, vẫn còn sống cái sống tràn đầy viên mãn của Người. Có ai đã sống trong đó chưa thì khó mà biết vì không một lịch sử nào nói tới, chỉ có huyền sử, mà huyền sử thì không những nói đên hôm xưa mà nói đến truyện hôm nay và ngày mai, nghĩa là nói đến cái lý tưởng của con người muôn thưở. Khi cái lý tưởng ấy chung cho nhiều người một nước một phương thì tôi gọi là sử mệnh, hiểu như thế và quay trở lại câu hỏi đã có một nước Văn Lang chăng? Đã có ai sống trong nước ấy chưa thì tôi sẽ thưa rằng đã có, và những người sống trong nước ấy tên là Phục Hy và Nữ Oa. Hai ông bà tiên tổ này đã hiện thực đúng câu “kỳ thiên địa chi đức” vì ông nắm cái củ (địa phương) còn bà bế cái quy (thiên viên). Vuông tròn thì trái ngược ấy thế mà đuôi hai nguyên tổ lúc nào cũng “giao chỉ” xoắn xúyt để viết lên chữ Văn Sơ Thủy. Vì chữ Văn gồm hai nét đất trời giao hội, nét phải chỉ đất, nét móc chỉ trời xoay ngược chiều nhưng cả hai đều nằm dưới bộ đầu (không có nghĩa chi cả) và nhờ đó thiết lập được một hòang kim thời đại kêu là Bình văn, nghĩa là nền thái bình do Văn trị. Đấy là cảnh trí của nước Văn Lang, của Việt Nho nguyên thủy, trải khắp địa vực nước Trung Hoa cổ đại. Thế rồi một ngày kia văn minh du mục của Tây Bắc dưới quyền điều khiển của Hòang Đế đã vào chiếm đất, chiếm người và chiếm luôn cả đạo Dịch. Sự chiếm kinh Dịch ở đây có nghĩa là sự chấp nhận. Sự chấp nhận này được báo hiệu bằng vua Đế Nghi có nghĩa là thích nghi với đạo Dịch. Đế Nghi cùng với Lộc Tục là con của cha Đế Minh lấy mẹ Vụ Tiên. Đây là đôi nguyên tố thứ hai sau Nữ Oa Phục Hy, nói thứ hai là tính theo tiến trình biến dịch đi từ đồng nhất vào đường phân biệt nên cặp thứ hai đãnói tới chồng Bắc vợ Nam. Nhưng còn là Bắc Nam của chung một nền hóa nông nghiệp. Chưa đến đọan Bắc du mục Nam nông nghiệp như Trọng Thủy và Mỵ Châu. Ở đây Đế Minh là châu Thần Nông mà lấy tiên nữ nước Việt cũng thờ Thần Nông thì nhất định tinh thần Văn Lang vẫn duy trì đẹp đẹp: hai nét âm dương giao hội như thường. Những sự việc trở nên rắc rối dần do ngành phía Bắc là Đế Nghi. Bởi vì Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, ông này nhân nhớ lại việc ông nội mình là Đế Minh tuần thú phươngNam găp tiên, nên cũng bỏ nhà đi tuần thú phía Nam nhưng thay vì gặp tiên thì lại mất tiên, tiên đó gọi là Au Cơ. Au Cơ là vợ của Đế Lai lẽ ra phải khắng khít cuốn lấy đuôi vợ như Phục Hy đã làm, đàng này Đế Lai lại bỏ vợ đi chu du cùng khắp nước Việt. Như vậy là dọn đường cho tội tổ tông xảy ra. Tội tổ tông ở tại âm dương ly biệt. Vậy sự ly biệt đó đã xảy ra khi Trọng Thủy bỏ vợ ra đi với cái vuốt thần và như thế cái nỏ còn lại không  phải là nỏ thần mà An Dương Vương vẫn tưởnglà thần y như thế giới hiện nay kêu là thần những cái chẳng có chút thần nào hết. Sự lầm tưởng đó cũng là phát nguồn từ tội tổ tông lẫn vật chất làm tinh thần. Tuy nhiên tội tổ tông bên Đông phương nhẹ hơn bên Tây phương vì nhiều lẽ. Lẽ đầu tiên là tội không phải do phía các bà mà do phía các ông. Bên Tây bà Evà bỏ ra ngòai còn bên này thì là Trọng Thủy đựa rựa. Đàn ông mà chạy việc ngòai là trúng. Nhưng trúng mà vẫn có tội, có tội vì chỗ quá đáng là “nước đi đi miết không về cùng non”. Đế Lai không về cùng Au Cơ có nghĩa là văn minh Bắc phương chuộng “bình võ” hơn “bình văn” nên tỏ ra lơ là với nền minh triết đại biểu bằng Au Cơ (nền vàng: trung dung). Nhưng Minh triết chưa chết bởi vì có Lạc Long Quân đến với Au Cơ và Au Cơ lại đâm mê Lạc Long Quân. Mê là phải bởi vì Minh triết nông nghiệp đã phát xuất từ phương Nam, mang nặng tính chất nhu hòa phương Nam vì đó mà bị chồng phương Bắc lơ là, nhưng lại tìm đựơc ở quê ngoại cái môi trường thuận lợi cho nó, nhờ đó nó trở nên nữ hòang cai trị mọi ngành văn hóa trong nước: “la philosophie doit être la Reine des sciences”, triết phải là bà chúa các khoa. Điều ấy đã được hiện thực trong nước Văn Lang nơi mà Lạc Long Quân chơi vai trò mờ nhạt còn chính chủ tịch lại là Au Cơ. Huyền sử chép rằng: trong nước không vua nên Au Cơ cùng với bộ chúng thị thiếp ở lại hành tại. Khoa xã hội sẽ gọi đây là thời mẫu hệ và đa phu, vì Au Cơ có hai chồng là Đế lai và Lạc Long Quân. Tục Táo quân có lẽ khởi từ đây vì trong ba đầu rau thì có hai ông, một bà. Cái mà xã hội học kêu là mẫu hệ và đa phu thì triết lý kêu là Bình Văn tức thời Minh triết ngự trị, nên đáng gọi là một nước cai trị bằng văn hóa theo nghĩa cao quý nhất của hai chữ văn hóa: là lấy văn mà cảm hóa. Huyền sử chép: Lạc Long Quân nhận định với Au Cơ rằng vì vợ Bắc chồng Nam: phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu nên chia nhau con đi ở riêng nhưng có việc thì cùng nghe không được bò nhau”, tội tổ tông đã manh nha ở chỗ âm dương đã không xoắn xúyt với nhau nữa, tuy nhiên chưa đến bước quyết liệt nên còn hẹn “hễ có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau”. Nhờ đó mà nước vẫn là Văn Lang, dưới quyền Minh triết của Au Cơ vì 50 còn theo bố xuống thủy phủ không xuất hiện. Huyền sử chép rằng: “50 theo cha xuống biển, 50 theo mẹ lên núi: tự suy tôn người trưởng lên làm vua hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang. Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ tôn”. Đó chỉ là bờ cõi của nền văn hóa phương Nam dưới quyền của Au Cơ nghi mẫu khác nhau với phía Bắc đã bị phụ hệ chinh phục dần cho Hòang Đế: óc pháp hình nổi hơn không để cho tinh thần Minh triết thấm nhuần. Huyền sử chép rằng: “Lạc Long Quân ở dưới thùy phủ, mẹ con Au Cơ nhớ về Bắc quốc, liền đi lên biên cảnh, Hòang Đế nghe tin lấy làm sợ, mới phân binh trấn giữ quan tải, mẹ con không về Bắc được”. Tức văn hóa nông nghiệp không chiếm cứ lại được miền Bắc đã bị rơi vào tay văn minh du mục. Thế là hết nước Xích Quỷ cái nước lan rộng khắp cõi Trung Hoa cổ đại, mênh mông như một châu, nên cũng gọi là “thần châu xích huyện” và tự Hòang Đế trở đi thì chỉ còn có Văn Lang tức tự miền Dương Tử giang trở xuống mà thôi, mà cũng không còn thông thường được với miền Bắc nữa, vì miền Bắc đã rơi hẳn vào quyền lực du mục rồi.

Về phía Nam thì Lạc Long Quân đã không xuất hiện, mà về Bắc thì sự giao hội hai nềnv ăn hóa rất hạn hẹp. Huyền sử gởi vào truyện Chức Nữ một năm được gặp Ngưu Lang có một lần vào đêm thất tịch, đã vậy sự gặp gỡ cũng chẳng lấy gì làm vui vẻ, mà trái lại:

“Trong đêm gặp gỡ mơ màng khóc nhau.

Tục truyền tháng bảy mưa ngâu.

Con trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền”.

Đây là hiểu sai Chức Nữ. Chức Nữ có khóc vì phải lấy đứa mục đồng đâu, nhưng khóc vì nó không chịu giáo hóa, cứ dùng võ lực mà chen lấn áp đỏa hòai hòai, nên không còn thể về thăm quê Bắc được đã vậy mà từ đây mẹ con Au Cơ cứ phải bồng bế nhau di cư mãi mãi, chạy dài trên con đường Nam tiến. Bởi chưng văn minh du mục củaNgưu Lang đặc chuyên chú trọng hình thức và võ lực nên rồi sẽ đàn áp được văn minh nông nghiệp của phương Nam. Tuy nhiên còn phải qua biết bao cuộc giao tranh.

 

Huyền sử có ghi lại trong truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh nhau lấy con gái vua Hùng Vương tên là Mỵ Nương. Vì Sơn Tinh đến ban sáng nên lấy được Mỵ Nương. Thủy Tinh đến ban chiều mới hàm oán đem cả lòai thủy tộc đánh Sơn Tinh để cướp Mỵ Nương, nhưng Sơn Tinh vươn lên nên Thủy Tinh không làm chi được. Câu chuyện này tả lại lúc Văn Lan còn đang mạnh, nên còn chống cự nổi văn minh du mục Bắc phương. Tuy chống cự nổi nhưng cũng cũng chỉ là trên đường rút lui. Và hầu chắc chung quanh giai đoạn này rảy ra chuyện đổi chữ Việt Mễ thay vào bằng chữ Việt Tẩu để thích nghi với Thời Lữ. Quẻ Lữ kép bởi Ly và Cấn: nên Lạc Long Quân mới nói với Au Cơ là nước lửa bất đồng. Sao Au Cơ lên núi màlại nói đến lửa do thời Lữ vậy. Nước lửa bất đồng nhưng tinh thần Kinh Dịch mạnh nên vẫn còn giữ được nét tương sinh tương tức nằm ngầm, nên Lạc Long Quân còn nói với Au Cơ có chuyện gì thì cùng nghe nhau, đó là “Văn Đạo”. Nghe được nhau vì đây chưa đến giai đoạn Bắc Nam đối kháng như sau thời Hòang đế đem văn minh du mục vào nhưng còn là văn hóa nông nghiệp: và Au Cơ tuy sinh ra ở Bắc nhưng là Bắc còn nằm trong tay Viêm tộc, nên Au Cơ vẫn là biểu tượng nền Minh triết của Văn Lang. Chỉ tự đời Hòang Đế thì danh từ Bắc mới chỉ văn minh du mục đầy óc hung hăng chiếm đọat và Việt tộc mới hiện thực quẻ Lữ, và trở thành mũi dùi cho cuộc Nam tiến mang theo nền văn hóa nông nghiệp đi cùng như sẽ đọc thấy trong truyện Hùng Vương. Chỉ cần nói trước rằng tuy Việt tộc có tinh thần chống cự bất khuất nhưng đất đai có hạn: Nam tiến mãi rồi cũng có ngày đất hết phải gặp biển và lúc ấy thì chỉ còn có phép như An Dương Vương “quay lại giết Mỵ Châu rồi cầm sừng văn tê bảy tấc, theo Kim Quy rẽ nước đi vào biển”. Thế là hết nước Việt Nam như một Văn Lang, vì chưng tội tổ tông đã phạm rồi: không phải trong việc ăn một trái cấm như Evà mà trong lát gươm của An Dương Vương giáng xuống đầu Mỵ Châu: thế là văn minh Tây Bắc đã giết chết nền văn hóa nông nghiệp để rồi trở về với văn minh Tây Bắc. Tây tượng trưng bằng cái sừng văn tê bảy tấc, do An Dương Vương cầm để theo Kim Quy dẫn vào biển. Biển là nước, nước chỉ phương Bắc. Còn số bảy chỉ phương Tây (theo Lạc Thư) và từ đấy “Nam thất thắng nữ cửu”. Oc Hán tộc đã bủa vây màng lưới trên cương vực Văn Lang. Bắc giáp Động Đình hồ v.v… và vì thế ngày nay không còn ai thấy được Văn Lang đâu nữa. Không trông thấy được vì Việt Nho đã ngã quy dưới lát gươm oan nghiệt của Hán Nho.

 

Bạn sẽ hỏi về số kiếp của cái vuốt rù Trọng Thủy đã ăn cắp đưa về ra sao, có làm ích chi cho Hán tộc chăng? Thưa rằng không, nó cũng mất luôn với chủ nó: huyền sử chép rằng “Trọng Thủy hối hận về ác quả nên đã đâm đầu xuống giếng Mỵ Châu mà chết. Chết là phải vì “độc dương bất sinh”. Sách Nhĩ Nhã chép về một Hoàng Đế kia có con chim Loan mà nhà vua rất quý mến, và chỉ ước ao được nghe tiếng nói của nó, nhưng không bao giờ được mãn nguyện. Hòang hậu mới bàn rằng: tôi thường nghe thấy nói chim sẻ hót khi thấy một con chim khác cùng giống. Tại sao bệ hạ không để nó trước một tấm gương? Nhà vua nghe lời bàn ấy, nhưng khi con chim Loan thấy hình của nó liền hót lên những tiếng thật bi ai đọan đập cánh mà chết”. Tại sao Loan chết vì không còn con đực là Phụng mà chỉ thấy hình bóng của Loan. Hình bóng là biểu tượng, là ý niệm làm sao có đối cực để làm nên biến dịch, mà thiếu biến dịch là chết cho nên Loan chết; Trọng Thủy thiếu Mỵ Châu là dương thiếu âm nên bất thành cũng lại chết. Loan phải đi với Phụng mới có khả năng “Loan Phụng hòa minh, chữ hán”, còn nay “Loan phiêu Phụng bạt, chữ hán” thì làm sao sống nổi mà chả chết. Loan chết là Minh triết Kinh Dịch chết. Và đây là tội tổ tông của Viễn Đông: cũng y như bên trời Tây, Trọng Thủy đã đem óc tính toán của Bắc phương đến làm nghẹt thở tinh thần phương Nam, khác nhau vài nét đặc biệt: trước hết là chồng đánh lừa vợ chứ không như bên Tây vợ đánh lừa chồng. Vì đàn bà biểu thị Minh triết mà lại thủ vai đánh lừa thì tội nặng hơn nhiều.

Thứ đến văn hóa mẹ bên Viễn Đông đã chống chọi trải qua nhiều giai đoạn, cuối cùng mới bị thua và trước khi bị gục ngã còn cố gắng cứu vãn tình hình như được ghi trong việc Au Cơ trở về Bắc phương mà bị Hòang Đế ngăn chặn, hoặc trong trận Sơn Tinh Thủy Tinh tranh đua nhau. Ở trận này tuy loài thủy tộc (phương Bắc) bị thua nhưng Sơn tộc cũng bị hại. Vì thế cuối cùng đuối sức dần để gục ngã, nhưng chết đi mà vẫn còn lưu lại cho con cháu một cái giếng làm kỷ niệm. Và việc trước hết của giếng là nó đã đón nhận Trọng Thủy nhảy xuống đó tử tự. Vậy là Trọng Thủy chết, nhưng còn giữ được một điều là sống chết có nhau. Đúng hơn sống cónhau được một đạo còn chết thì ở với nhau hòai trong một mồ gọi là Việt tỉnh, để làm như dấu vết, như con chấm đã đóng vào Kinh Dịch. Chính vì Trọng Thủy và Mỵ Châu đã chết nên nước Văn Lang không còn và vì thế mà hôm nay khi nghe nói đến con dấu Việt Nho đã đóng lên Kinh Dịch thì như nghe một truyện tiểu thuyết. Nghe như tiểu thuyết vì chúng ta đã đi hẳn vào nhị nguyên chỉ thấy có một chiều, nói như Heidegger, chúng ta đã mất ý thức về nét gấp gôi nên chỉ còn đi tìm những cái gì độc khối kiểu duy sử nên không hiểu nổi nét gấp đôi của Kinh Dịch nằm trong những trang huyền sử của nước. Vì thế chúng ta hãy cố gắng tìm trở lại những nét gấp đôi mà tôi gọi là con chấm của tiên tổ đóng trên Kinh Dịch.

Nét gấp lớn lao hơn hết nằm trong Hà Đô và Lạc Thư. Hà Đồ có thể gọi là con chấm của Bách Việt nằm từ vùng sông Hòang Hà trở xuống. Còn Lạc Thư là con dấu của Việt tộc một ngành có tính chất đại diện hơn hết của Bách Việt, cũng như Bách Việt là đại diện nổi nhất của Viêm tộc. Hà Đồ có 55 điểm tròn. Lạc Thư có 45, cộng lại là 100 cái vòng tròn nên gọi là 100 trứng. Tuy là 100 nhưng cùng nằm trong một bào thai do mẹ Au Cơ đẻ ra. Mẹ Au Cơ biểu hiệu quẻ Khôn chỉ bụng “Khôn vi phúc” (thuyết quái) hay nói khác Au Cơ chỉ nền Minh triết của Dịch lý. Nền Minh triết này xây trên hai trụ âm dương là trời và đất: cũng gọi là ngang dọc hay thập tự nhai được bồng trong tay Nữ Oa, nay thay bằng Au Cơ. Khi trị nước theo tinh thầnđó thì gọi là “Văn Lang” hay là “Bình Văn”. Bao giờ cũng nên nhớ văn là hai nét trời đất giao hội. Vì thế vua gọi là Hùng Vương và truyền 18 đời. Vì có Hùng có Dũng lắm mới ở chỗ chí thiện là ngang dọc giao thoa, nét dọc lại cũng là 9: hai lần 9 vị chi là 18. Đó là cương vị tiên thiên (nguyên lý) đến khi áp dụng thì dùng hậu thiên, lúc ấy sẽ là ly 3, khảm 6 là 9. Chấn 4 đòai 2 là 6, công 9 với 6 vị chi 15. Vì thế mà nước Văn Lang phải chia ra 15 bộ thì mới hợp với sách của dân Lạc gọi là Lạc thư gốm 9 lô số mà cộng chiều nào cũng được con số 15, nên gọi là Ma phương, khi đọc đếnn hững tên Châu Diên (thuộc chim), Việt Thường (vươn tới chỗ Thường Hằng), Bình Văn (cai trị bằng văn)… thì chớ nên tìm ỏ Sơn Tây, Quảng Trị v.v… Đó chỉ là đợt sau mượn tên xưa để đặt cho đất mới, để làm kỷ niệm, chứ nước Văn Lang không ở đó, đúng hơn, không chỉ có ở miền Bắc Việt mà nó còn vươn lên đến bên kia bờ Dương Tử giang, cũng như chữ Bạch Hạc thì trước hết phải hiểu là “Tây Nam đắc bằng của quẻ khôn”, vì khôn vận hành trong Tây Nam. Tây sắc trắng (bạch), Nam lông vũ (hạc), cũng như khi nói Lạc Việt thì phải vươn trí khôn lên tận bờ sông Lạc vùng Lạc Dương thì mới đạt tầm thước cân xứng với nội dung của huyền sử. Vì huyền sử nước ta đã trải qua nhiều giai đọan được ghi theo chu kỳ tiên thiên của Kinh Dịch là nguyên, hanh, lợi, trinh được trình bày tho vòng 4 mùa như sau:

 

Hạ: Hanh

 

Xuân: Nguyên                                      Lợi: Thu

 

Trinh: Đông

 

Nguyên là thời manh nha nó hợp với mùa Xuân. Đời nhà Tiền Lý (544-604) nước ta gọi là Van Xuân có lẽ là để kỷ niệm thời sơ nguyên này. Đây gọi là thời của Hồng Bàng Thị với vật tổ chim là vật tổ chính của Việt Nam, vì trong nguyệt lệnh thì phương Nam mục trùng là Vũ chỉ các lòai chim Loại quẻ khôn chỉ văn, “Khôn vi văn, chữ hán” (thuyết quái). Vì thế khi nói tới Văn Lang hay Hồng Bàng thì ta thường chỉ thị bằng chim, bằng tiên nữ, bao gồm cả mẹ lẫn chim. Câu nói “nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng” thường được giải nghĩa theo lượng tức vật to lớn nhất là chi, nhì là rắn… nhưng đó là điều không thấy xảy ra, dầu là giống cổ điểu Epiornis nay đã biến mất và người ta tìm được dấu vết ở Madagasca, trứng to hơn trứng gà 150 lần. Vậy nếu căn cứ vào đó mà nói nó to hơn con gà 150 lần, thì cũng mới nặng từ 1 tấn trở lại, còn lâu lắm mới bằng con cá voi nặng cả từng chục tấn. Cho nên câu nói trên của người Việt Nam nên hiểu đã trải qua Điểu, Long, Ngư, Tượng. Giai đoạn nhất là Điểu cũng là văn minh Mẹ, nên ta thấy những cử chỉ gán cho mẹ thì cũng gán cho chim, nếu mẹ Nữ Oa đội đá vá trời thì chim cũng đội đá vá trời, chim cũng ngậm hòn lấp bể… và nếu sâu quá lấp không xuể như sông Ngân Hà thì bắc cầu “Ô thước”. Vậy chim là giai đọan hòan tòan mẹ giai đoạn của Điểu đi trước giai đọan rồng thuộc vật tổ thú nên nói nhất điểu nhì xà. Xà là long, long là giai đoạn hai hay nói theo Kinh Dịch là hanh sau nguyên.

Hanh thuộc mùa Hạ khi mặt trời phương Nam trút xuống những tia nằng chói nên nước đặt tên là Nhật Nam, là Xích Quỷ. Hanh là hanh thông tức là thời mà Sơn Tinh và Thủy Tinh còn kết nghĩa và Ngư chưa thành Ngư tinh ăn thịt người nên Nam Bắc giao thông không gì ngãng trở. Huyền sử chỉ bằng Đế Minh (bắc) lấy Vụ Tiên (nam). Lạc Long Quân (nam) lấy Au Cơ (bắc). Lúc ấy chưa xảy ra chuyện Au Cơ về thăm quê tổ bị Hoàng Đế ngãng đường. Hòang Đế đại biểu phương Bắc là thuộc hành thủy. Thủy là nơi sanh sống của cá, nên khi nói Ngư tinh hay Thủy tộc thì đều chỉ văn minh du mục phương Bắc. Như vậy nói giai đọan Ngư là nói đến sự ngự trị của tinh thần du mục phương Bắc chủ lợi thuộc giai đọan lợi, đến sau nguyên và hanh.

Lợi mùa Thu. Lợi trong chu kỳ tiên thiên kêu là Mỹ Lợi (quẻ Kiền), nhưng nói đến lợi là rất dễ đâm ra tư lợi. Vì tư lợi nên Hòang Đế ngăn không cho Au Cơ về Bắc, vì tư lợi nên Trọng Thủy đánh tráo vuốt rùa. Vì thế văn minh phương Nam còn cầm cự được là phải có đức dũng cùng cực gọi là Hùng Vương thì có nghĩa là cần một tinh thần can đảm phi thường vì thế tiền nhân ta nói về ngày mồng 9 tháng 9 (trùng cửu) bằng câu nói “trùng cửu đăng cao” thì nghĩa đen là chỉ lúc cao nhất trong mùa Thu, còn ý sâu xa là chỉ tinh thần bất khuất của Lạc Long Quân đã dám cầm khối sắt nung đỏ (tinh thần quẻ ly phương Nam) ném vào miệng Ngư tinh: chống văn minh du mục, để duy trì văn hóa phương Nam. Nhờ đó mà văn hóa phương Nam vẫn còn sống được và nội dung là sự hòa hợp thủy hỏa một kim được gởi vào một số truyện huyền sử như việc thi gia chánh của Hùng Vương với giải thưởng dành cho đôi bánh dày, bánh chưng, cũng như trong truyện Chử Đồng Tử thôn dân kết hôn với công chúa Tiên Dung… đều nói lên tinh thần dân chủ không phân giai cấp của Việt tộc, nhưng tất cả đều hòa hợp trong một phẩm trật đẹp đẽ như truyện trầu cau: kim mộc và hỏa đồng làm nên màu đỏ của nước Xích Quỷ. Tuy nhiên sức người có hạn, bé tí hon chống khổng lồ mãi cũng có ngày thua và phải đành bước vào giai đoạn “tam ngư” tức là giai đoạn đen tối mà các nhà huyền sử Tây phương nói đến là thời cả (poisson) xảy ra vào quãng vài ba thế kỷ trước kỷ nguyên. Cũng như giai đọan sắp tới thuộc cung Verseau (xem chẳng hạn La nouvelle culture de l’ère du Verseau, par M.Konstantinov, Courier du livre. Paris). Vậy giai đọan Ngư này đối với nước ta là lúc Triệu Đà khai quốc và dọn đường cho sự ngự trị của Hán học, là cái học nhiễm óc chuyên chế… của văn minh du mục Bắc phương. Hán học nối tiếp sang cả giai đọan thứ 4 là tượng.

Tượng là giai đoạn nước ta lấy lại được nền độc lập chính trị để tiến vào các miền theo văn minh của tượng như Chân Lạp, Chiêm Thành (Chàm) là những miền lắm voi. Đấy là giai đọan mở mang nước về phía cùng cực Nam và được tương đối độc lập về chính trị. Nhưng về văn hóa thì còn năm hầu trọn vẹn trong tinh thần Ngư tinh của Hán nho nên đã mất ý thức về nền văn hóa của dân tộc, đến nỗi ngày nay không còn ai đọc được tờ “bằng khóan cơ nghiệp” tô tiên giối lại, bởi vì chỉ còn biết có chữ Hán mà không biết chữ Nho. Hán Nho thì chuyên môn chỉ giải từng chữ nên không thấy vi ngôn đại nghĩa, nên cũng như cái nỏ giả của Trọng Thủy không cứu được nước. Chỉ có lối đọc theo Việt Nho nhìn toàn diện mới đọc ra được Đại Đạo. Tuy nhiên cái đạo đó vẫn còn tàng ẩn trong tiềm thức dân tộc nên đã nhiều lần cứu được nước đến nỗi ta có thể nói không một nước nào trong cõi Viễn Đông lại mang đậm màu sắc Kinh Dịch cho bằng Việt Nam. Hãy nói từ quốc hiệu trở đi: Xích Quỷ, Văn Lang, Giao Chỉ. đã bàn rồng trong bài lễ vấn danh trong Việt Lý. Ơ đây chỉ xin nhắc tới danh hiệu Gia Chỉ là hai nét lớn “chỉ” âm dương giao hội: quẻ ngọai giao với quẻ nội. Kinh Dịch có 64 quẻ là có 64 chữ Giao Chỉ khác nhau, tức cũng là 64 thứ con dâu của Việt tộc đóng vào. Vì lẽ đó Việt Nam rất đáng kêu là văn hiến chi bang. Văn đây phải hiểu là nét gấp đôi uyên nguyên tức đất trời giao hội, và nền văn hóa lênc ao nhấtlà khi ở đâu không đánh mất nét gấp đôi đó (Pli en deux). Con người ngày nay vong thân là tại đã đánh mất ý thức về nét gấp đôi và sa đọa vào cõi người ta chỉ thấy có một chiều đồng nhất. Chiều duy nhất đó là vụ lợi, là thành công, là lấy công. Đây là sự sa đọa không còn phải là văn hiến. Văn hiến cũng đi cấy vì thuộc nông nghiệp nhưng văn hiến nói rằng: “người ta đi cấy lấy công, tôiđây đi cấy còn trông nhiều bề”. Tôi đi cấy cũng lấy công, nhưng công mới chỉ là một, còn ba bè nữa là trời, đất, người mà để đạt được phải có Tâm, nên nói: “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” với chữ tài chữ lợi, chữ “lấy công” thì chỉ cần lý trí. Còn thành nhân thì phải kiêm cả đạo trời đạo đất như hai hạn từ nòng cốt làm nên con người viên mãn như thập tự nhai là thứ cũng tỏ ra nhiều bề: cả Đông, Tây, Nam, Bắc, nghĩa là thần, vì thần vô phương nên không đâu không ở, rất linh nghiệm, nên người nào cảm nghiệm được thì hy hiến tòan thân cho cái Văn đó, nên gọi là Văn hiến. Và nước có nhiều văn hiến thì gọi là “văn hiến chi bang”. Ơ thời xa xưa dưới những triều đại của Hùng Vương có bóng dịu hiền của mẹ Au Cơ thì Việt Nam đã có nhiều văn hiến, nên cũng đáng tên là Văn hiến chi bang. Đến nay nhiềunhà duy sử đang cố phủ định nước Văn Lang. Bởi chưng “người ta đi học lấy công. Chúng ta nay đi học cũng chỉ trông kiếm tiền”.

Vì đã hết rồi cái học trông trời trông đất trông mây. Cái học biến thông của Lạc Thư, sách gối đầu giường của tiên tổ Lạc Việt, nhưng đến nay hỏi còn được mấy ai biết ý nghĩa ra sao nữa? Huyền sử nói: “vì giếng bị bỏ hoang bẩn thỉu” (xem truyện Việt tỉnh). Truyện kể về Thôi Vũ được Ma-cô-Tiên đền ơn đã chuộc tội, nên tiên cho một hạt ngọc Long Toại, nói đó là ngọc châu từ thưở trời đất mới khai tịch đã có một cặp trống mái, từ đời Hòang Đế trải đến đời An, truyền làm thế bào. Trong trận đánh Trâu Sơn, An Vương bị Phù Đổng Thiên Vương giết nên đeo nó mà chết, ngọc châu cũng chôn trong đất mà tia sáng chiếu thẳng lên trời. Đời nhà Tần binh hỏa liên miên nhưng vật trân bảo đều bị đốt cháy, các nhà Vọng khí đều biết hòn ngọc Long Toại còn ở phương Nam. Người Tàu đem vàng bạc gấm vóc trị giá trăm vạn để tìm mua. Vĩ nhân đây đại phú. Sau Ma-cô-Tiên rước vợ chồng Thôi Vĩ đi, không biết đi đâu. Nay giếng bỏ hoang bẩn thỉu, hang thì còn ở núi Trâu Sơn. Người Việt gọi là Việt tỉnh Cương vậy (Lĩnh Nam).

Đọc truyện trên chúng ta được chứng kiến một trang huyền sử tuyệt đẹp: Thôi là lớn lao, Vĩ cũng là lớn lao nhưng tự dạng gợi nên cái gì tế vi, cái vi ngôn đại nghĩa, mà vi ngôn đại nghĩa lớn nhát là âm dương hòa kết thành thái cực viên đồ, đã xuất hiện từ khi trời đất khai tịch, đã có một cặp trống mái gọi là Long Toại. Chữ Toại có nghĩa là khoan cây lấy lửa, nhắc lại thời Toại nhân, phát minh ra lửa. Còn Long là thuộc về Lạc Long Quân, vua Viêm tộc. Nhưng đến lúc Hoàng Đế vào xâm lăng thì chiếm luôn cả Kinh Dịch truyền cho đến đời An. Nhà An nửa trước kêu là nhà Thương là một nhà thấm nhuần văn hóa nông nghiệp cao độ nhất, nên huyền sử nói về vua Thành nhà Thương là có bệnh “tê hết nửa mình, Thang bán thể khô, chữ hán” (Danses 55). Trong danh từ huyền sử thì câu đó có nghĩa là đã “thể nghiệm được đạo âm dương dịch lý”, nên có lưỡng nghi tính vừa thích nghi với vòng ngòai thế sự, vừa thích nghi với vòng trong đại ngã tâm linh, nên nói bóng là bán thân bất toại, mà thực nghĩa là nhà Thương An đã trở nên cùng dòng với nền văn hóa Viêm tộc (xem Việt điện tr.57).

Nhà Thương bị nhà Chu diệt, thì ngọc Long Toại cũng bị chôn vùi nhưng chôn vùi bên phương Nam, mà nước tiêu biểu nhất là Việt Nam. Còn bên kia thì mất, về sau có người tên là Khổng Tử dòng tộc nhà Thương An nước Tống cứu vớt được một phần đạo lý ghi lại trong Kinh điển. Vì thế tuy sống ở mạn Bắc nhưng lòng Khổng Tử vẫn hướng về phương Nam, lấy làm nơi an trụ: “Nam phương chi cường dã quân tử cư chi” (TD). “Nam phương chi cường” cũng gọi là Hùng Vương. Và vua nhà An đã chết chôn ở đất Việt cũng như ngọc Long Toại cũng nằm trên đất vua Hùng Vương thứ ba. Nghĩa là trong vẹn đạo Dịch gồm tam tài ngũ hành: 3 lần 5 = 15 thuộc về nước Văn Lang. Người Tàu cũng phải công nhận y như Khổng Tử. Khổng Tử nói kiểu minh triết, còn huyền sử nói kiểu u linh rằng: “các nhà Vọng khí đều biết hòn ngọc Long Toại ở phương Nam”. Thế là “vật bất ly chủ”. Chủ nó là Phục Hy Thần Nông, Nữ Oa, rồi bị Hoàng Đế chiếm lấy trao cho đến An Vương, vì An Vương cảm hóa được nên dẫn thân sang chôn táng ở bên đất Việt, y như Trọng Thủy lại trở về phương Nam ôm xác Mỵ Châu và nhảy xuống Việt Tỉnh, cùng một trường hợp như chim Loan của Hòang Đế đập cánh mà chết. Tất cả đều nói lên câu nói của Khổng Tử “Nam phương chi cường dã quân tử cư chi”. Thế có nghĩa là chủ sách kinh Dịch là Việt Nam. Cái phiền duy nhất là “giếng bỏ hoang thành bẩn thỉu”.

Trong khi đọc truyện Việt Tỉnh có một điều lạ là trong truyện không nói đến giếng mà đến cuối truyện lại thêm một câu “nay giếng bỏ hoang”. Giếng nào? Không tìm ra trong truyện XII, nhưng khi đọc xuống truyện XIII tiếp liền gọi là “truyện kim quy” thì mới nhận được câu trả lời là “xác Mỵ Châu hóa thành giếng ngọc” (1). Vậy là Việt Tỉnh Cương với giếng ngọc là một. Và nó không là chi khác hơn là khung của Lạc Thư. Vì Lạc Thư thành hình chung quanh chữ Tỉnh cho nên nói Việt Tỉnh chỉ là nói lối khác câu “Lạc Thư là sách của Lạc Việt đã được gợi hứng trên bờ sông Lạc, nên gọi là Lạc Thư”. Nhiều người không dám nhận ra Lạc Thư là của Lạc Việt vì chữ Lạc viết với bộ Trãi, hoặc mã hoặc Tuy (chữ hán) mà không với bộ Thủy. Nghĩ như vậy là không suy tư theo dòng biến chuyển (génétique) tức là dòng Nam tiến liên tục, vì có cuộc Nam tiến nên tiếng Việt từ bộ Mễ chuyển sang bổ Tẩu (chữ hán) thì Lạc Thư tự bộ Thủy phương Bắc đổi sang bộ Mã phương Nam (quẻ khôn là tân mã, thay được bằng bộ Trãi) hay bộ Trĩ (quẻ ly phương Nam chim trĩ) là truyện thường trong lốiviết chữ Nho. Thí dụ như chư Trâu chỉ miền Khổng Tử có 4 lối viết (xem Legge I. 59) cũng có thể nghĩ rằng lúc ấy phương Bắc đã hòan tòan rơi vào tinh thần du mục, ngư đã đốc ra ngư tinh nên Lạc Long Quân phải giết, thì cũng là lúc bỏ chự lạc thủy đổi ra lạc chim từ… biến sang … (… là chữ hán). C1i lối đổi bộ trong chữ viết là chuyện đã xảy ra nhiều lần mội khi sửa đổi văn tự nhất là đời Tần là đời chôn táng chữ viết của Việt Nam. Đấy cũng là một lối làm cho việc đọc huyền sử khó thêm lên một độ. Tuy nhiên khi biết được qua tiểu tiết mà đọc cả Kinh điển lẫn huyền sử thì câu nói chủ quyền của Việt Nam đối với Kinh Dịch có nhiều bằng cớ và chứng tích. Điều quan trọng nhất là nếu nhận làm chủ thì phải biết đọc theo chính chủ. Đó là điểm chúng ta sẽ bàn trong chương sau. Cần thêm mấy nhận xét cuối cùng về tên sách Dịch. Hiện nay Hán Nho quen gọi là Chu Dịch để chỉ Dịch của nhà Chu, vì trước đã có hai tên káhc là Liên Sơn của nhà Hạ (2205-1776), vì bắt đầu với quẻ Cấn là núi và Quy Tàng của nhà Thương An (1776-1150) bắt đầu với quẻ Khôn. Nhà Hạ thì rõ ràng thuộc văn hóa Việt tộc (xem Việt Lý) nên nói Dịch Liên Sơn của nhà Hạ cũng là nói của Việt tộc. Còn nhà Thương An thì đã cảm hóa theo Việt Nho hầu trọn vẹn nên huyền sử mới nói An Vương bị chết chôn cùng với ngọc Long Toại bên đất Việt có lẽ vì bị chôn như thế nên gọi Dịh nhà Thương là Quy Tàng.

(1) Trong bản dịch ông Lê Hữu Mục viết là giếng còn trong bản chữ Nho lại viết là Thạch cả hai cùng có nghĩa: thạch là một thứ hạt Châu (Mỵ Châu). Nhưng giếng có nghĩa hơn vì chữ Tỉnh là nềnn cho Khung Hồng phạm, nên chúng tôi viết giếng.

Xét về phương diện tiền sử nước ta được chia ba giai đoạn là Thái Sơn, Ngũ Lĩnh, và Phong Châu. Thái Sơn thuộc thời tam hoàng trong đó ông tổ Việt tộc là Thần Nông cũng có hiệu là Liệt Sơn cùng với Thái Sơn là một. Thái Sơn ở tỉnh Sơn Đông giáp với tỉnh An Huy, nơi khởi xuất của núi Ngũ Lĩnh, nên từ Thái Sơn sang Ngũ Lĩnh liền nhau nên có thể vì đó mà gọi là Liên Sơn. Hoặc một mình Ngũ Lĩnh cũng đã đủ gọi là Liên Sơn vì đó là dãy núi rất dài khởi tự An Huy mà chạy qua tỉnh Chiết Giang. Giang Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đôn, Quảng Tây, Quý Châu. Rồi đến giai đoạn Phong Châu tận cùng bằng câu truyện Việt Tỉnh nơi tàng ẩn xác của Trọng Thủy với Mỵ Châu nên gọi là Quy Tam. Hoặc vì Phong Châu là miền Nam nhất trên con đường Nam tiến của Việt tộc mà phương Nam là quẻ Khôn mà tài quẻ Khôn là tàng trữ nên gọi là Quy tàng. Đàng nào cũng hợp lý và đều nói lên chủ của Kinh Dịch là Viêm Việt còn hán tộc chỉ là mượn lại thôi, và vì không phải là chủ nên đọc Dịch không trúng cách. Vì thế điều quan trọng nhất là chúng ta phải bàn về lối học Dịch của Việt Nho.

Kim Định

PHẠM QUANG SÁNG – PAX THIÊN ĐƯỢC VỢ CHỒNG NHÀ JOLIE – PITT NHẬN NUÔI VÀ TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG CÁI TÊN ĐANG ĐƯỢC SĂN ĐÓN Ở HOLLYWOOD KHI CẬU BƯỚC SANG TUỔI 14. 

Pax Thiên – từ cậu bé người Việt bị bỏ rơi đến anh chàng bảnh bao, nam tính nhờ Angelina Jolie

PHẠM QUANG SÁNG – PAX THIÊN ĐƯỢC VỢ CHỒNG NHÀ JOLIE – PITT NHẬN NUÔI VÀ TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG CÁI TÊN ĐANG ĐƯỢC SĂN ĐÓN Ở HOLLYWOOD KHI CẬU BƯỚC SANG TUỔI 14. 

Trong số 6 người con nhà minh tinh Angelina Jolie tại liên hoan phim quốc tế Toronto hôm 11/9 vừa qua, cậu con trai gốc Việt – Pax Thiên nhận được sự quan tâm lớn hơn cả của khán giả và truyền thông.
Từ một cậu nhóc 3 tuổi chỉ cao 93cm và nặng 14,5 kg, Pax Thiên giờ đã lớn phổng phao và trở thành quý tử cao nhất nhà Jolie-Pitt. Cậu bé gốc Việt trông chững chạc trong bộ suit màu xanh và phảng phất dáng dấp của một người đàn ông trưởng thành, vững chãi khi chuẩn bị bước sang tuổi 14.
Sự “lột xác” của Pax Thiên được nhiều người ví như phép màu bởi hơn 10 năm trước, cậu là đứa trẻ bị bỏ rơi ở trung tâm Tam Bình (TP Hồ Chí Minh).

Cậu con trai của bà mẹ nghiện ma túy

Một đêm vào cuối năm 2003, một cô gái trẻ đau đẻ và được chuyển vào bệnh viện Từ Dũ trong tình trạng vẫn đang say ma túy. Sau khi sinh bé trai và đặt tên cho bé là Phạm Quang Sáng, cô gái đã bỏ trốn và để lại đứa con trai mới sinh còn đỏ hỏn, cùng khoản nợ 480.000 đồng tiền viện phí.
Người mẹ đáng trách và đáng thương ấy tên Phạm Thu Dung – cô gái từng nổi tiếng ăn chơi khắp các vũ trường Sài Gòn từ những năm 2…000. Ba của đứa trẻ là tổ trưởng trong xưởng sản xuất của Thu Dung khi cô về Bình Dương xin làm công nhân năm 2002. Mối tình ngoài luồng với người đàn ông đã có gia đình khiến Thu Dung phải bỏ lại đứa bé ngay khi vừa sinh để tránh những dị nghị của gia đình, xã hội.
Chính người mẹ ấy có lẽ cũng không thể ngờ rằng cuộc đời của Phạm Quang Sáng sau này tươi sáng, rạng ngời như chính ước mong của cô khi đặt tên cho con.
Khi Sáng được vài tháng, cậu bé được chuyển về Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Tam Bình. Định mệnh đã cho cậu bé gặp được ngôi sao điện ảnh Angelina Jolie khi cô có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006. Nữ diễn viên sinh năm 1975 tới Trung tâm Tam Bình và đặc biệt có ấn tượng với Sáng dù cậu bé là đứa trẻ lầm lì, ít nói và thường đứng riêng ở một chỗ trong phòng.
Angelina từng chia sẻ, hình ảnh Phạm Quang Sáng ám ảnh cô ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Cô ngỏ ý muốn nhận nuôi cậu bé. Đầu tháng 1/2007, Jolie chính thức nộp đơn xin con nuôi tại Việt Nam.
Hồ sơ của cô được giải quyết nhanh chóng do đã chọn đích danh Phạm Quang Sáng. Tháng 3/2007, Phạm Quang Sáng trở thành con nuôi của Angelina Jolie. Cô nhận nuôi Sáng dưới tư cách là mẹ đơn thân vì pháp luật Việt Nam chưa cho phép các cặp vợ chồng chưa đăng ký kết hôn như Angelina và Brad Pitt nhận con nuôi chung. Từ đó, Angelina đặt tên cho cậu bé là Pax Thiên với ý nghĩa là bầu trời bình yên..

Trở thành cậu bé được quan tâm ở Hollywood

Pax Thiên là một trong 6 người con nuôi từ 4 quốc gia của cặp đôi quyền lực Angelina và Brad Pitt. 
Là con của Angelina và Brad Pitt, Pax Thiên nghiễm nhiên và trở thành một trong những cậu bé được quan tâm bậc nhất thế giới. Lúc đầu cậu bé rất nhút nhát. Mỗi khi ra đường cùng các anh chị em, Pax Thiên đều lấy gấu bông che mặt, thậm chí còn thể hiện thái độ khó chịu với các tay săn ảnh.
Pax Thiên có một cuộc sống “thiên đường”. Mẹ cậu đã chi hơn 600.000 USD mỗi năm để thuê riêng cho mỗi người con một gia sư nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục tốt nhất.
Cậu bé gốc Việt còn nhận được sự chăm sóc của một bảo mẫu người Việt Nam do chính Angelina Jolie tuyển chọn. Cô muốn các con được học ngôn ngữ và văn hóa quê hương để không quên đi nguồn gốc của mình.
“Pax Thiên có nhiều sở thích như thể thao, du lịch nhưng cậu bé tỏ ra có hứng thú đặc biệt với âm nhạc và công việc DJ”.
Angielina
Ông bố Brad Pitt từng tiết lộ Pax Thiên là người rất tình cảm. Cậu nhóc thể hiện rõ sự chín chắn khi làm anh cả và luôn quan tâm với các em nhỏ, nhất là khi đám nhóc ra đường cùng nhau.
Dưới bàn tay chăm sóc của bố mẹ nuôi, từ một cậu nhóc 3 tuổi chỉ cao 93cm và nặng 14,5 kg, Pax Thiên phổng phao và cao gần bằng mẹ Jolie khi mới hơn 10 tuổi. Được bố mẹ cho một cuộc sống nhung lụa nhưng cậu bé luôn tỏ ra chững chạc và chọn phong cách ăn mặc đơn giản.
Năm 2011, Pax Thiên được mẹ Angielina đưa trở lại Việt Nam.  4 năm trôi qua, Pax Thiên vẫn là một cậu bé Việt rụt rè, đáng yêu đứng nép sát vào mẹ.
Phải đợi đến khi được mẹ động viên và ôm vào người, Pax Thiên mới lí nhí lời chào “Hi” và ngay sau đó là câu “Cảm ơn”. Trông dáng vẻ ngượng nghịu trước đám đông và cách phát âm tiếng Việt lơ lớ, Pax Thien làm nhiều người dõi theo hành trình của cậu, nhớ về bé Phạm Quang Sáng “ngày xưa”.
‘Người đàn ông nhỏ tuổi’ bảnh bao
Năm 2016, một biến cố đến với cuộc đời cậu bé gốc Việt khi Jolie chính thức đâm đơn ly hôn với Brad Pitt vào ngày 20/9 sau những bất đồng về việc nuôi dạy con cái.  
Pax Thiên từng chia sẻ với truyền thông rằng đây là khoảng thời gian khó khăn của cậu và các anh em trong gia đình.
Nhưng mới đây, cặp đôi Angielina và Brad Pitt đã tái hợp sau quá trình điều trị tâm lý căng thẳng. Họ gặp gỡ trực tiếp và quyết định nối lại tình cũ sau một năm xa cách. Đây chắc chắn là tin không thể vui hơn với Pax Thiên và những người anh em của cậu.
Mới đây nhất, hình ảnh Pax Thiên và anh trai Maddox “hộ tống” mẹ đến thảm đỏ buổi công chiếu phim First They Killed My Father tại liên hoan phim Toronto, Canada ngày 11/9 khiến báo giới bất ngờ. Dù mới ở tuổi teen nhưng cả hai con trai của Jolie đều cao lớn gần bằng mẹ.
“Pax Thiên trông rất chững chạc trong bộ suit màu xanh. Ngày 29/11 tới, Pax đón sinh nhật tuổi 14. Tuy nhỏ hơn cậu anh gốc Campuchia – Maddox – 2 tuổi nhưng giờ Pax cao hơn, trở thành quý tử cao nhất nhà Angelina Jolie”, báo Mỹ nói về vẻ ngoài bảnh bao của cậu bé gốc Việt.
Với một nền tảng giáo dục chất lượng cao cùng ngoại hình ngày càng trưởng thành, bảnh bao, thời gian tới Pax Thiên được kỳ vọng là một sao nhí đáng chú ý nhất trong làng giải trí thế giới.

 

Người ta thường không tin vào những thứ màu nhiệm, diệu kỳ trong cuộc sống nhưng con người có thể làm nên nhiều “phép màu” bằng cách giúp đỡ, chia sẻ và thay đổi vận mệnh của người khác.

 

“Trường hợp của Pax Thiên là minh chứng cho sự hiện diện của phép màu có thật và Angelina Jolie chính là “bà tiên” biến cuộc sống của một cậu bé mồ côi bỗng trở nên hạnh phúc và rộng mở hơn bao giờ hết“, một fan của Pax bình luận và nhận được hàng ngàn lượt like.
Huy Tuấn
 Giống Vn mà đuợc nuôi dưỡng đầy đủ như Pax Thiên cũng to con khỏe mạnh tự tin, đâu thua Âu Mỹ. Thuơng cho con nít VN thiếu ăn nhỏ con, tự ti, rụt rè sợ hãi…
Cậu bé lọ lem này có thể nhờ uy tín Mẹ cha mà sau trở thành tài tử không?.
 Giống cậu bé mồ côi VN, có cha nuôi là bác sĩ Đức, đuợc nuôi ăn học thành bác sĩ và thành phó thủ tướng Đức năm nào.

INTRODUCTION

PREFACE

Historically, each nation has a tradition and culture that was made into a legend for the purpose of promotion of the national pride with its epics. Indeed, the legend of Dragon and Fairy about the origin of the Vietnamese race seems to be mysterious, but in reality, it reflects the humanist characteristics of Vietnamese tradition. The legend of the Fairy and the Dragon is the pride of Vietnamese people. Vietnamese people from babies to ripe old-aged elders, poor peasants to scholars, all have heard of the fairy tales about Hong Bang Family. Indeed, we all know about our source, with the great love of Father Dragon and Mother Fairy or “Luo (Lac) Father and Ou (Au) Mother”, ancestors of the Vietnamese race.

Suffice to say that the Vietnamese original legend in its historical tradition is imaginary. However, it heightens our traditional humanism. The legend of Vietnamese origin represents a noble cultural philosophy, for it is full of humanity, of fellow countrymen’s love fictionized in the image of ‘a bag of one hundred eggs, producing one hundred babies’ commonly known as ‘people of the same womb’. From the fellow-citizen concept to patriotism, love for homeland, all these have become the moral and traditional values of Vietnamese ethic and civilization. Henri Bernard Maitre praised the significance of Vietnamese culture through the ‘Temple of Literature’: “This Temple is not a place to pray or to make amulets. It is a formal place to honor our national heroes, our cultural elites, our doctorates with high ethical standards, and their names were engraved on stone-slabs, so that the future generations of Vietnamese would learn about our proper behaviors, worthy of the aspirations of our ancestors.”

For Vietnamese, the act of worshiping our ancestors is the moral standards in the spiritual life of the Vietnamese people. Since the ancient time, Vietnamese people have highly revered moral principles, so we often think about the commemoration of our relatives’ deaths rather than focusing on our birthdays. Today, although young people are more interested in their birthdays, they do not forget to commemorate their passed-away relatives. Worshiping our ancestors is a ‘Vietnamese religion’ showing moral standards of the Vietnamese. Cadière, a Catholic priest who came to Vietnam to evangelize Christianity, had once confessed that Vietnam was a nation of high religious spirit.

P. Mus, a scholar, when observing the Vietnamese, also acknowledged that Vietnamese people had a high spiritual life: “Vietnamese people did not work, they worship. Indeed, foreigners were surprised to see that every Vietnamese family had an ancestor altar in the middle of their homes. In the Vietnamese spiritual life, every movement is full of a sacred nature, and they worshipped their ancestors with all their hearts. This is the unique characteristic that is imbued with the deep national identity, full of the democratic and humanistic cultural philosophy. As a matter of fact, the Vietnamese spiritual life does not only emblem through the ancestral altar, but also in the altar on the mind of each person. Vietnamese people do not participate in ceremonies to pray for themselves, but they pray as a priest with all the sacred characteristics of a religion.” This represents the good values that characterize the spiritual life of the ancient Vietnamese people. Ancestors worshiping is human morality; it is something noble and spiritual handed down from generation to generation.

This spiritual life has contributed to the conservation of the Vietnamese heredity. Ancestor worshiping tradition is no longer a practice, a simple creed, but it has become a national standard of morality. Ancestor worshiping is considered the orthodox religion of Vietnamese people. Do Chieu, a patriot in the 19th century graciously reminded us, “It’s better to be blind to conserve our moral conformity than not worshiping our ancestors while our eyes are good.” Everyone of us Vietnamese knows that when we drink water, we need to know where it comes from, because “Our father’s kindness is as great like Great Mountain, and our mother’s love is as sourceful as the water flowing out from a stream. We must respect our parents and fulfill our filial duties…! Parents’ kindness to us is undeniably great and unforgettable, regardless of their being alive or in the great beyond. Past and present, we ought to be grateful to parents’ kindness forever.”

This is the uniqueness of Vietnamese’s spiritual life that each Vietnamese observes today and forever after. Undeniably, besides the real life’s sufferings and hardships, we all enjoyed being embraced by our traditional deep and noble spiritual life. It enlivens within each Vietnamese an optimistic living concept, love for life and leisure, together with the will to readily sacrifice our lives for the true independence, the true freedom, prosperity and happiness for all Vietnamese people.

Vietnamese history is the one full of rises and falls of a nation from the dawn of its foundation till today, in which it suffered for nearly one thousand years under Chinese domination, nearly one hundred years under French colonialism, and more than a half century of subjugation by foreign ideologies. During the course of our history, many a time, Chinese people, simmering in their expansionism by all means and with wicked and diabolic tricks, have attempted to invade our country.

Every time they were able to occupy our land, they exerted any way possible to destroy all traces of our roots, our civilization, and our culture. Simultaneously they distort and flip our history and replace it with something vague and chaotic that hampers the later generations Vietnamese from their aboriginal race and pride of their people. Each Chinese dynasty kept renaming the names of places purposefully, the chorographical features of our lands and rivers. More or less the Vietnamese people for nearly one thousand years under Chinese domination had been severely influenced by their mischievous policy of the cultural slavery that made us accept all the “false”, without questioning. However, history must be the truth, whether it has been distorted or buried for thousands of years. We need to see the light of the objective truth now.

At the threshold of the third millennium, the light of truth illuminates the true past that had been covered for thousands of years by our Chinese enemy. In the second millennium, mankind was shocked before the so-called ‘Greece-Roman paradox’ as the whole world previously discerned that all the Western civilization belonged to the Roman and Greece Empires, and then they had to confirm that it was from the civilization of old China too. At the end of the second millennium, mankind was shocked again to find that the so-called Chinese civilization was originally from Malyo-Viets.
The key thing for us is to review the entire history of Vietnam to restore the historical truth in order to dispel the dark clouds that have palled over our history for thousands of years. In the human history, perhaps no people have experienced so many glorious ups and painful downs in the course of our history as did the Vietnamese people. Right from the national foundation, Vietnamese people were hit and chased by Chinese people with the power of nomads, and then Vietnamese people had to leave their homeland and moved southward to settle on the land where Vietnam is now. After nearly one thousand years under China’s domination, Ngo Quyen defeated the South Han in the battle on Bach Dang river in 938, officially opening an era of independence for Vietnam.

Periodically, although we were invaded by China and forced to migrate to the south, the culture of Vietnamese people made its way into China, creating a so-called Chinese civilization. Sigma Qian, a noted historian of Chinese people, had to admit the fact that: “Although the Vietnamese were viewed as barbarians, at the beginning they had the great merit to all peoples …”.

Confucius, a great Chinese scholar, praised the brilliant civilization and confirmed the superiority of Bai-Yue Civilization in the southern part of China: Vietnam. In the book ‘Doctrine of the Mean,’ Confucius wrote: “Tolerance, generosity and kindness, no sense of vengeance against the immoral man: these are the source of power of the South, and it is the quality of a gentleman .. ! Wearing armor, riding horse, going to the battle field without fear of death: these are the source of power of the North, and it’s the strength of a bellicose man”.
In Spring and Autumn Analects, Confucius typified many incidents where a father killed his son, a son murdered his father, a father disgraced his son’s wife, a son abused his father’s concubine, a brother and a sister engaged in incestuous relationship, a subject assassinated his king, and so on. This proved nomadic Han-Chinese were barbarous in the manner of survival, regardless of human love and morality. Ironically, the invaders viewed Vietnamese as barbarians. On the contrary, the Baiyue in the south already had the agricultural civilization for a long time prior to the “Han civilization” interference. Confucius, the ever master of all times of Han Chinese, himself researched, collected, and learned from the civilization of Baiyue in the south, from which he brought the moral rules to the savage society in the north.

All ‘Five Classics’, the quintessence of Han-Chinese, were authored by Confucius who admitted that he just repeated what his predecessors left without any inventions of his own. Nowadays, the truth of history is recovered when all researchers affirm that most inventions which used to be considered as of the Chinese civilization-the agricultural advancement to the metallurgy, bronze-casting techniques, paper-making, glass-melting, gunpowder-making, architecture of sweeping roofs and curved knives… all belonged to Baiyue’s civilization. The Emperor Xian of Han, the last emperor of the Han dynasty, also admitted that: “Jiaozhi is a civilized land with many rivers, mountains, jewels, cultural objects and talented people”.

Coeval with the dawning of Vietnamese civilization, it is necessary to learn about the legend of The Fairy and The Dragon, foundation of Vietnamese nation and the beginning of the State by the National Ancestor ‘Hung King.’ Our filial generations will know clearly about the traditional cultural characteristics of the Vietnamese together with the spiritual cultural life, such as Tet holidays, and the meanings of other Vietnamese festivities. As such, our filial generations will thoroughly understand more clearly about the noble and beautiful values of the traditional culture characteristics of the Vietnamese.

We are proud that we are the children of ‘The Fairy and The Dragon’, the ancestors of a nation which has a long-standing history. Nguyen Trai, a cultural celebrity, declared: “To this day, only our Great Yueh (Viet) had thousands of years’ civilization.”. We are proud to be the Vietnamese, one of the biggest races of mankind, and we can keep abreast with powerful countries in the third millennium. We have to make sure that we deserve all the things that our ancestors have founded, and we must do good things for our country and sing of the sacred souls of Vietnamese heroes’ and heroines’ praises.

All Vietnamese at home and abroad, let’s hold our hands and let’s stay united as one. We will save our country, and turn it into a developed nation, which deserves the fame of Lac Hong-another name of the Vietnamese race. It’s our pride as the Vietnamese which excites patriotism within all Vietnamese people, especially the young generations, at home and abroad, to carry out a democratic revolution, to modernize our nation. Objective conditions of history help our young generations to have modern knowledge to fulfill transcendent scientific and technical revolution and make our country prosperous and powerful, to keep abreast with powerful countries in the third millennium.

Ngoclu Bronze Drum

Ban Chấp hành Trung ương tiếm quyền Đại hội XII?

Trụ sở đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội.

Trụ sở đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội.

Cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lần thứ 13/Khóa XI đã diễn ra để «đề cử xong Bộ Chính trị khóa XII».

Chuyện thật mà cứ như đùa.

Vì không thể tưởng tượng được cả 2 cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng CS là BCHTƯ và Bộ Chính trị khóa XI lại mù mờ về Điều lệ đảng đến như vậy.

Điều lệ đảng cuối cùng, thông qua ngày 19/1/2011, không hề có điều khoản nào quy định BCHTƯ khóa trước lại họp đề cử, như là bầu chính thức Bô Chính trị khóa tiếp theo. Theo Điều lệ đảng CSVN đó là hoàn tòan thuộc thẩm quyền của Đại Hội XII, sẽ họp vào tháng 1 năm 2016.

Trong Chương II ghi rõ:

-Điều 9: Nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc; giữa 2 kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo của đảng là BCHTƯ.

Do đó việc BCHTƯ hiện tại bỏ ra 3 cuộc hội nghị TƯ liền để bàn riêng việc giới thiệu, bầu cử, đề cử người vào Bộ Chính trị là việc làm phạm nguyên tắc tổ chức của đảng. Việc này còn sẽ bàn xong vào cuộc họp BCHTƯ lần thứ 14 nữa. Thật không thể hiểu nổi. Công việc này xưa nay là hoàn toàn công việc của Đại hội đảng, khi Đại hội đang họp.

Xưa nay chưa có Đại hội nào mà trước đó BCHTƯ khóa trước lại tổ chức giới thiệu, bầu cử, đề cử danh sách tên tuổi cả 16 hay 17 ủy viên Bộ Chính trị khóa sau, như đinh đóng cột như thế.

Đây là việc làm vượt quá quyền hạn, là một kiểu tiếm quyền, phản ánh tình hình chưa bao giờ có cuộc tranh dành ghế căng thẳng khốc liệt như hiện nay, không những tranh nhau 16 hay 17 chức ủy viên Bộ Chính trị, mà đặc biệt là dành nhau 4 chiếc ghế Tổng bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.

Cuộc tranh dành ngoạn mục, dơ dáng này biểu hiện rõ bản chất xôi thịt của các cường hào kỳ mục thời phong kiến, giành nhau đến chết cái thủ lợn, hai tai lợn hay cái đuôi lợn giữa đình làng.

Cùng lắm là BCHTƯ khóa trước chỉ bàn và giới thiệu một danh sách nhiều hơn hay ít hơn số ủy viên BCT cần bầu, gợi ý một danh sách tham khảo mà thôi. Không làm cũng được, không bắt buộc vì điều lệ không quy định rõ.

Còn việc xem xét, thăm dò, bầu thử rồi bầu thật số lượng bao nhiêu, bao gồm những ai là do Đại hội XII mới tòan quyền quyết định, không có sự can thiệp của ai hết, vì lúc ấy cả BCHTƯ và Bộ Chính trị cũ đều đã mãn hạn, không còn quyền gì nữa hết. Cho nên nếu cần thì BCHTƯ cũ chỉ giới thiệu một danh sách tạm thời, sơ bộ. Xưa nay, các đại hội đảng cũ đều làm như thế. Không lần nào làm như lần này là BCHTƯ cũ bầu ra Bộ Chính trị cho khóa sau, coi đó là chính thức, tuy chưa công bố nhưng rồi mọi người sẽ biết là những ai do cuộc tranh dành sát phạt nhau giữa các phe phái đặc quyền đặc lợi là rất quyết liệt.

Rõ ràng là các cơ quan lãnh đạo cao nhất đã hoặc là mù tịt, coi thường, vi phạm nghiêm trọng Điều lệ đảng, do đó đã “cầm đèn chạy trước ô tô”, hoặc là cố tình chà đạp điều lệ đảng, nghĩa là đạo Luật cao nhất của đảng CSVN.

Đại hội đảng XII hoàn toàn có quyền phớt lờ cuộc bầu cử tiền chế trơ trẽn này, để tự mình tìm ra và bâu lên những con người mới, có đức có tài, bác bỏ hẳn các cánh cường hào xôi thịt CS tham nhũng vô độ, quay lưng lại với nhân dân, bỏ bê việc “cầm quyền” thật sự do chỉ quen thói “cầm tiền”, cầm phong bì.

* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.

Ông Thảo ‘mong nhân dân thủ đô cảm thông’

 
Image copyright Nguyen Lan Thang
Image caption Biểu tình phản đối TQ ở Hà Nội hồi giữa năm 2013

Phát biểu khi từ nhiệm, ông Nguyễn Thế Thảo thừa nhận ‘những thiếu sót, tồn tại’ khi làm Chủ tịch Hà Nội và mong ‘nhân dân thủ đô cảm thông’.

Báo chí Việt Nam trích lời ông Thảo thừa nhận: “Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, bản thân tôi còn những thiếu sót, tồn tại, tôi rất mong các vị đại biểu Hội đồng Nhân dân, các cử tri và nhân dân Thủ đô cảm thông, chia sẻ. ”

Ông cũng nói: “tới đây, với trách nhiệm là công dân Thủ đô, nguyên lãnh đạo Thành phố, tôi nguyện sẽ mang hết sức mình tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp phát triển Thủ đô,” theo trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam ( VOV).

Bài trên trang này cũng viết:

“Trong thời gian làm lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân Thành phố, ông Thảo đã có nhiều đóng góp lớn để thay đổi diện mạo của Thủ đô như: Nhiều việc lớn, việc mới, việc khó có tính lịch sử như: Hợp nhất mở rộng địa giới hành chính, xây dựng Luật Thủ đô, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, các sự kiện trọng đại của Quốc gia, quốc tế… được tổ chức thực hiện rất thành công.”

Image copyright facebook
Image caption Tên tuổi ông Thế Thảo (trái) gắn liền với vụ chặt cây Hà Nội

“Nhiều việc phát sinh phức tạp như thiên tai úng ngập, an ninh tôn giáo, an ninh biển đảo… được khắc phục và giải quyết kịp thời, hiệu quả…”

Đây có vẻ như là lời khen cho hành động ngăn các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở thủ đô Hà Nội.

Ông Nguyễn Thế Thảo cũng ca ngợi người kế nhiệm, Thiếu tướng Công an Nguyễn Đức Chung:

“Trong công tác, ông Chung luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo, quyết liệt, quyết đoán”.

Vẫn theo VOV, ông Thảo tin tưởng, tân Chủ tịch Nguyễn Đức Chung sẽ thực hiện tốt trọng trách trên cương vị mới được giao.

Sinh năm 1952 và từng du học tại Ba Lan, ông Thảo có bằng kiến trúc sư, tiến sỹ kinh tế và từng nắm chức Chủ tịch Bắc Ninh.

Làm chủ tịch Hà Nội nhiệm kỳ 2004 – 2011, ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2011- 2016 nhưng xin về từ nhiệm sau một năm có nhiều chỉ trích.

Trả lời Bàn tròn Trực tuyến của BBC Tiếng Việt tuần này, tiến sỹ Trần Tuấn, giám đốc một trung tâm thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học, Kỹ thuật, Việt Nam nói:

“Giai đoạn vừa rồi, khi mà Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo ở vị trí lãnh đạo, không có một di sản nào mà tôi cho rằng gọi là tích cực đọng lại trong tôi.”

Image caption Hà Nội bùng ra một phong trào chống đốn hạ cây xanh.
Image copyright Hoang Dinh Nam AFP GETTY

Còn tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện từ Viện Nghiên cứu Hán – Nôm ở Hà Nội thì cho rằng, “ông Nguyễn Thế Thảo đã để lại một nhiệm kỳ tồi tệ”.

Nhà văn Trần Quốc Quân từ Warsaw thì đăng trên trang Facebook cá nhân nhận định về người từng du học Ba Lan rằng:

“Tên tuổi ông Thế Thảo nghĩa là thay cây như định mệnh gắn liền với vụ bê bối định thảm sát 6700 cây cổ thụ Hà Nội. May nhờ các anh hùng bàn phím và đông đảo nhân dân ngăn chặn kịp thời nên đã cứu được hơn 6.000 cụ cây. Tuy nhiên đến nay coi như ông đã hạ cánh an toàn.”

Bình Thuận: Người biểu tình đụng độ công an

BBC, 16-4-2015

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/04/150416_binhthuan_protesters_clash_police

 
Người biểu tình được nhìn thấy đã ném gạch đá và bom xăng về phía công an

Nhiều người bị thương sau khi cuộc biểu tình phản đối một nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc xây dựng gây ô nhiễm môi trường leo thang thành bạo lực tại miền Trung Việt Nam.

Người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận cáo buộc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả bụi xỉ than gây ô nhiễm môi trường.

Giới chuyên gia cảnh báo việc rò rỉ bụi xỉ than có thể gây tác hại đến phổi, đường hô hấp và nguồn nước, đồng thời cho rằng vụ việc thuộc trách nhiệm của cả doanh nghiệp điều hành nhà máy lẫn chính quyền địa phương.

Các cuộc biểu tình bắt đầu hôm 14/4 khá ôn hòa, với sự tham gia của hàng trăm người, nhưng sau đó đã leo thang thành bạo lực trong chiều tối 15/4.

Vụ việc đã gây tắc nghẽn 50km trên đường Quốc lộ 1A.

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, 22:30 tối 15/4, lực lượng cảnh sát cơ động Bình Thuận đã phải rút lui khỏi hiện trường sau khi bị người dân “dùng gạch, đá và bom xăng tự chế ném vào”.

Báo này cũng cho biết rất nhiều người bị thương trong lúc đụng độ.

Một số video đăng tải trên mạng cho thấy lực lượng an ninh cũng đáp lại bằng lựu đạn khói, hơi cay.

Đến 23:00 giờ, sau khi lực lượng cảnh sát rút lui, người dân tại đây cũng giải tán.

Tuy nhiên trong bài ngày 16/4, báo điện tử Chính phủ dẫn lời lãnh đạo địa phương cho biết người dân đã giải tán sau khi được cơ quan chức năng “thuyết phục”.

Báo này cũng dẫn lời Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương nói “không có chuyện người dân đốt xe, đập phá khách sạn” như một số báo điện tử đã đưa.

Tuy nhiên một số báo điện tử đã đăng tải hình ảnh cho thấy một nhiều ô tô bị đập phá làm biến dạng và vỡ cửa kính.

Báo Thanh Niên cho biết nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 từng bị Tổng cục Môi trường xử phạt 1,4 tỷ đồng vì để khói bụi.

Lãnh đạo Bình Thuận cùng EVN đang chỉ đạo nhanh chóng khắc phục sự cố bụi xỉ từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Pháp Luật TP.HCM cho biết thêm.

Trong Thông cáo báo chí chiều 15/4, EVN cho biết các đơn vị liên quan đang làm sạch, gia cố đường dân sinh trong thời gian hoàn thiện đường vận hành chính thức, đồng thời giám sát không cho phép các xe chở xỉ che chắn không kỹ lưỡng tham gia vận chuyển.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bác bỏ tin nhiều xe bị đập phá

‘Trách nhiệm của doanh nghiệp và chính quyền’

Trả lời BBC ngày 16/4, Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Đình Tuấn, giảng viên khoa môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, giải thích về tác hại của bụi xỉ than đối với con người và môi trường xung quanh:

“Bụi xỉ than thì dễ dẫn đến các bệnh phổi và đường hô hấp”, ông nói.

“Bụi kích thước càng nhỏ thì tác động hô hấp càng cao, bụi lớn cũng gây phiền toái cho người dân vì làm dơ bề mặt nước và đường xá”.

“Trong trường hợp [nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2] thì bụi có hai nguồn, một là từ lò đốt thải qua ống khói thì theo như họ nói đã có hệ thống lọc bụi tĩnh điện, lẽ ra có thể xử l‎y’ đạt tiêu chuẩn nhưng không biết họ vận hành như thế nào.”

“Nguồn thứ hai là từ xe vận chuyển thì phải có các biện pháp quản l‎ý như tuyến đường vận chuyển ,xe vận chuyển, vải che chắn”.

Tiến sỹ Tuấn cho biết nguyên liệu than vẫn được sử dụng rộng rãi tại các nhà máy nhiệt điện trên thế giới.

“Nguyên liệu than thì các nhà máy nhiệt điện trên thế giới vẫn dùng rất nhiều và chỉ cần có biện pháp xử lý đúng”, ông cho biết.

“Hệ thống lọc tĩnh điện vẫn là hệ thống lọc hiện đại nhất, có thể xử lý‎ 99,9%. Tôi thấy họ có nhưng không biết là vận hành thế nào.”

“Sau vụ việc này, tôi nghĩ trách nhiệm đầu tiên là trách nhiệm của doanh nghiệp, khi lắp đặt phải đảm bảo tiêu chuẩn, nhưng chính quyền địa phương, với vai trò là cơ quan quản lý, phải đảm bảo các doanh nghiệp này thực hiện đúng trách nhiệm”.

Cả hai công trình nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và 2 ở Bình Thuận đều do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (Trung Quốc) làm tổng thầu EPC.

Hoài niệm và thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dũng

Nhạc sĩ Việt Dzũng (Ảnh: Dân Huỳnh/Người Việt)
Nhạc sĩ Việt Dzũng (Ảnh: Dân Huỳnh/Người Việt)

Tin ca nhạc sĩ Việt Dũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, qua đời đột ngột vào sáng ngày 20 -12-2013 tại Miền Nam California, Hoa Kỳ, sau cơn trụy tim, đã gây chấn động trong công luận người Việt khắp nơi ở hải ngoại cũng như trong nước.
      
Phản ứng chung của đa số người Việt là thương tiếc một nhân tài đa năng, đa hiệu, đa diện, dù có số phận không may mang phế tật bẩm sinh đi lại khó khăn, song đã thắng nghịch cảnh, vươn lên, đã có nhiều hoạt động hữu ích cho con người, xã hội và đất nước trên lãnh vực văn học nghệ thuật và truyền thông đại chúng, vận dụng hữu hiệu vào công cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân chủ hóa cho Quê Mẹ Việt Nam. Có lẽ vì vậy mà, trong khi tại hải ngoại, nhiều đoàn thể và cá nhân đã lên tiếng cách này hay cách khác bầy tỏ sự tiếc thương, ngưỡng phục trước sự ra đi của cố ca nhạc sĩ Việt Dũng, thì nhà cầm quyền chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam hiện nay đã hoàn toàn im lặng, không loan tin, và cho đến lúc này, chưa bình luận gì vế cái chết của một người mà họ từng kết án như một kẻ “đại phản động”. Thế nhưng dường như họ đã ngầm ra lệnh cho các tổ “Đặc tình truyền thông” lõm bõm viết bài theo kiểu “lội nước ngược” nhằm xuyên tạc, bôi đen, hạ nhục cố ca nhạc sĩ Việt Dũng đang được nhiều người tôn vinh như một thần tượng anh hùng trên mặt trận văn nghệ truyền thông chống cộng, vì lý tưởng tự do, dân chủ và nhân  quyền cho Việt Nam.

Vì sao cố ca nhạc sĩ Việt Dũng thì được hầu hết người Việt quốc gia hay là Việt Nam không cộng sản tại hải ngoại cũng như trong nước tiếc thương, ngưỡng phục, tôn vinh, trong khi nhà cầm quyền chế độ độc tài trong nước thì giữ im lặng, chỉ ngầm có những hoạt động yếu ớt nhằm xuyên tạc, bôi đen, hạ nhục cố ca nhạc sĩ Việt Dũng?
    
Chẳng cần nói ra thì mọi người ai cũng biết lý do tổng quát là vì những hoạt động văn hóa, văn nghệ và truyền thông trong nhiều năm qua của cố ca nhạc sĩ Việt Dũng đã có lợi cho công cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhưng có hại cho nhà cầm quyền trong chế độ độc tài đảng trị hiện nay tại Việt Nam.

Thật vậy, trên lãnh vực văn hóa, văn nghệ, hầu hết các sáng tác, bài viết hay bài ca của Việt Dũng đều có nội dung vận động cho cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho đất nước. Tiêu biểu như “Một Chút Quà Cho Quê Hương”, “Tình Ca Cho Nguyễn Thị Saigon”, “Lời Kinh Đêm” hay “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa”, “Bên Đời Hiu Quạnh” và rất nhiều ca khúc khác, tổng cộng có đến hơn 450 bài. Những bài viết hay những bài ca này được chính tác giả trực tiếp trình bầy, phổ biến trên báo chí, băng nhạc, các băng hình video của Trung tâm băng nhạc ASIA, trong các đại nhạc hội được mời ở khắp nơi, vừa thực hiện xuất sắc và lôi cuốn trong vai trò người điều hợp chương trình (MC), vừa cất cao lời ca một mình hay trình diễn chung với các nghệ sĩ khác, để truyền đạt tính chiến đấu của nhạc phẩm do mình hay do đồng nghiệp khác sáng tác, đến đồng bào đang sống tha hương mà lòng luôn hướng về Quê Mẹ Việt Nam.

Trên lãnh vực truyền thông, trong nhiều năm qua, Việt Dũng đã làm báo, làm phát thanh, truyền hình với tư cách cộng tác với nhiều tờ báo, đài phát thanh – truyền hình Việt ngữ ở hải ngoại (tiêu biểu như Đài Truyền Hình SBTN…) hay cùng một số anh chị em có tâm huyết đứng ra thực hiện các cuộc du ca đó đây (Phong trào du ca với cặp bài trùng Nguyệt Ánh – Việt Dũng), làm báo, đài phát thanh độc lập (tiêu biểu như đài phát thanh Radio Bolsa …).
      
Chính trong môi trường phát thanh này, chúng tôi đã có thời gian làm việc chung với Việt Dũng với tư cách là cộng tác viên của đài Little Saigon, chi nhánh Houston, vào nhũng năm cuối thập niên 1990. Khi đó, bộ ba Minh Phượng – Việt Dũng và Nguyễn Văn Phú được đài mẹ Little Saigon ở Nam California giao nhiêm vụ quản lý và thực hiện chương trình phát thanh Little Saigon Radio ở Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Người viết làm công việc đặc phái viên thực hiện các phóng sự cộng đồng.
      
Sau khi trở về Nam California, bộ ba Minh Phượng – Việt Dũng và Nguyễn Văn Phú đã cùng một số người khác thành lập đài phát thanh độc lập Radio Bolsa. Trải qua nhiều thăng trầm, cả ba trụ cột này đã vững tay chèo lái để tồn tại và phát triển không ngừng trong hơn 10 năm qua, kể từ ngày thành lập cho đến hôm nay. Thời gian làm việc chung với bộ ba này tuy không lâu, song đã để lại nhiều cảm tình tốt đẹp cho nhau. Sau này mỗi khi có dịp qua vùng nắng ấm Nam California, chúng tôi thường ghé trụ sở đài Radia Bolsa nằm trong một building trên đường Brookhurst, thành phố Westminter, để thăm ba người. Lần thăm cuối cùng là vào tháng 7 năm nay (2013) nhân nghỉ Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ (July 4Th), chúng tôi có ghé đài, song chỉ gặp Minh Phượng; Nguyễn Văn Phú ra ngoài làm nhiệm vụ nuôi sống cho đài; còn Việt Dũng đến gần giờ làm chương trình phát thanh mới đến, nên chúng tôi chỉ kịp bắt tay và hỏi thăm nhau:

–    Anh có khỏe không?
–    Khỏe, còn Việt Dũng thì sao?
–    Em vẫn khỏe như voi.

Dũng có hẹn tôi trở lại, nhưng chúng tôi đã không có thì giờ để trở lại, nên không ngờ cái bắt tay tạm biệt với Việt Dũng nay đã là cái bắt tay cuối cùng vĩnh biệt Việt Dũng, một đồng nghiệp, một người em hiền hòa lúc nào cũng tỏ ra hồn nhiên, khiên tốn, vô tư lự và dễ mến đối với bất cứ ai khi có dịp tiếp xúc với Việt Dũng.

Như vậy là cố ca nhạc sĩ Việt Dũng Nguyễn Ngọc Hùng Dũng nay đã ra đi vĩnh viễn sang một thế giới khác. Thế giới ấy, theo niềm tin tôn giáo của Việt Dũng, là nước Thiên Đàng mà Thượng Đế hứa ban cho những ai đã sống tin yêu, trung thành thực hành đúng giáo lý của Ngài. Trong tâm tín và căn cứ theo những điều chúng tôi và nhiều người biết về cách sống và các hoạt động của Việt Dũng sau 55 năm sống trong cuộc đời trần gian, chắc chắn giờ đây linh hồn Việt Dũng Joseph Nguyễn Ngọc Hùng Dũng đã và đang an hưởng hạnh phúc vĩnh cửu nơi Nước Trời là quê thật đời đời.

Thiện Ý
Houston, ngày 25 Tháng 12 năm 2013

**********

Đối với nhiều người Việt hải ngoại khi phải rời bỏ quê hương, vượt biển ra nước ngoài trong cuối thạp niên 1970 và đầu thập niên 1980, họ đã không khỏi nhỏ lệ mỗi khi nghe bản nhạc “Một Chút Quà Cho Quê Hương” do Việt Dzũng sáng tác và bản nhạc “Saigon Vĩnh Biệt” viết chung với Nhạc sĩ Nam Lộc. Anh cũng là tác giả những nhạc phẩm được nhiều người yêu thích như Tình Ca Cho Nguyễn Thị Saigon – Lời Kinh Đêm hay Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa, Bên Đời Hiu Quạnh và rất nhiều ca khúc khác, tổng cộng có đến hơn 450 bài. Việt Dzũng thường hát chung với ca sĩ Nguyệt Ánh những nhạc phẩm đấu tranh.

Việt Dzũng đã từng làm chủ bút nguyệt san Nhân Chứng ở Nam California và ra đĩa nhạc với tên Trung tâm Việt Productions. Sau một thời gian làm phóng viên và xướng ngôn viên cho đài Little Saigon Radio, năm 1996 Việt Dzũng lập đài phát thanh Radio Bolsa, cùng với Minh Phượng, hai chị em luôn truyền tải đến đồng hương những tin tức nóng bỏng về thời sự và các sinh hoạt cộng đồng.


Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.

Võ Thị Hảo : Huyền ảo, độc tài và tội ác

Bìa quyển "Ngồi hong váy ướt" của Võ Thị Hảo.

Bìa quyển “Ngồi hong váy ướt” của Võ Thị Hảo.

DR
Thụy Khuê

Dưới tựa đề khá xếch-xy Ngồi hong váy ướt là một tập 17 truyện ngắn, với những bức tranh siêu thực hoang vu, ngập mùi tử khí, viết từ ngòi bút của một người đàn ông đã chết “chấm bút lông vào mạch máu đang chảy ở khuỷu tay mình viết lên những trang giấy trắng“, về cái thế giới mà ông ta đã sống.

Sau hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản. 

Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Diễn Châu, Nghệ An, nổi tiếng trên văn đàn với các tập truyện ngắn Biển cứu rỗi, 1992, Chuông vọng cuối chiều, 1994, Người sót lại của rừng cười, truyện dài Giàn thiêu, 2003, vv…
 
Trong tác phẩm mới nhất, Võ Thị Hảo nhìn hội chứng chiến tranh, độc tài và tội ác như tác dụng nhân quả thể hiện qua những truyện ngắn huyền ảo. Cảm giác bị tấn công mãnh liệt bởi những mạnh vụn trái phá và những chân rết ung thư tội ác tàn phá nội tạng người đọc.
 
Người ta đã và sẽ còn bỏ nhiều thời giờ, ngân quỹ để nghiên cứu, viết sách, làm phim, phân tâm những lính Mỹ bị điên sau khi tham dự chiến tranh Việt Nam. Nhưng chưa ai nghĩ đến việc phân tâm lính Việt, người Việt, bởi dân tộc ta thuộc dạng “hơn người”, hùng tính hơn người, chịu đựng hơn người, cần gì đến thứ khoa học phô trương, tốn tiền, phù phiếm, vô bổ.
 
Võ Thị Hảo chẳng phân tâm ai cả mà dùng phép phù thủy, cho chiến tranh, độc tài, hủ lậu và tham nhũng vào chung một rọ, xóc cho ngầu, phơi cho bốc hơi, toả khói, biến các chứng liệu hoá thân thành cây cỏ, đất trời, rắn rít, con ong, con nhện, đám mây, ngọn gió… Toàn bộ thiên nhiên trong không gian Võ Thị Hảo, sau nửa thế kỷ chiến tranh và độc tài, trở thành hậu thân của một thế giới, trước kia đã từng có người, đã từng là người. Những giá trị “vĩnh cửu” như tình yêu, tình người, nhân tính… đều đã bốc khói, bay đi, chỉ còn trơ lại đống sắt vỡ vụn của trái phá, sắc nhọn, đâm chém, vô luân và tàn ác.
 
Dưới tựa đề khá xếch-xy Ngồi hong váy ướt là một tập 17 truyện ngắn, với những bức tranh siêu thực hoang vu, ngập mùi tử khí, viết từ ngòi bút của một người đàn ông đã chết “chấm bút lông vào mạch máu đang chảy ở khuỷu tay mình viết lên những trang giấy trắng”, về cái thế giới mà ông ta đã sống.
 
Trang đầu tiên là Bùa, một truyện xẩy ra ở Thành Cổ Sơn Tây, là miền đất tổ lâu đời nhất. Sơn Tây, chính là nước Văn Lang, kinh đô Hùng Vương, Trưng Vương, Phùng Hưng và Ngô Quyền. Người ta nghi người chết đã lầm Sơn Tây với Quảng Trị, hoặc Sơn Tây bị biến thành Quảng Trị. Hoặc đoán chừng người Sơn Tây bị lệnh “câm” trở thành người Quảng Trị. Hoặc Sơn Tây sau khi “cháy chợ”, bọn yêu quái bỗng “lớn phỗng lên”, nhân dân Sơn Tây vỡ nợ, phá sản, trốn vào ma túy hoặc tự tử, biến thành nhân dân Quảng Trị, một thành cổ đang “thiu thiu ngủ” với những “oan hồn nửa thức nửa ngủ trên những đám mây trĩu sương tù đọng. Nước không chẩy và mây không bay”. Một quán phở đêm, quy tụ đủ mọi hạng người đến gặm xương đáy nồi, thứ “xương bốc mả”. Hàng phở bốc mả là trạm cuối của sông mê. Tại đây, người ta kể những chuyện rùng rợn, trong một thế giới người ma lẫn lộn. Một xã hội ăn xương bốc mả, ăn táo lê Trung Quốc ướp thuốc không thối, có người chết của quý chĩa thẳng lên trời, có con ma thiếu máu, chân quắp vào cột cây số 12, có người bán máu lấy tiền tiếp máu cho ma…
 
Bùa chỉ là khúc dạo đầu để đi vào những mạch sống, mà Mỵ Châu thả bước xuống trần mở vào lịch sử ngàn năm của những mạch sống khốc liệt ấy:
 
Pho tượng đá cụt đầu trong am Mỵ Châu một đêm chợt tỉnh sau bao nhiêu thế kỷ. Chiếc thân đi tìm lại đầu mình. Mỵ Châu nhớ lại những giây phút chót của cuộc đời, nhớ những mảnh lông ngỗng trắng tinh nàng rứt từ chiếc áo Trọng Thuỷ tặng, để dẫn đường cho chồng tìm mình trong cơn nguy biến, nhớ tiếng quân Triệu reo hò, nhớ tiếng vó ngựa Trọng Thuỷ “dựng ngược trên đầu hai cha con”, nhớ tiếng thét rách gió của chàng, nhớ nhát kiếm cha già loáng trên gáy, đầu nàng rơi xuống, máu hoà với nước biển mặn chát. Đầu Mỵ Châu lưu lạc không ngừng, không bao giờ lắp lại được với thân. Mỵ Nương đi xuyên nhiều thế kỷ, lầm lũi, không đầu, lần từng trang sử, dừng chân trên am thờ nàng, nay đã trùng tu, nàng đã được xây nhà mới. Người ta dúi vào tay nàng cơ man của đút, lót tiền giả để mua tiền thật, mua sự bất tử. Cái giếng Trọng Thủy trầm mình, nay đã trùng tu thành lỗ huyệt láng xi măng cho tiện vét tiền du khách ném xuống. Thân nàng được phủ những chuỗi hạt nhựa, phủ lụa là gấm vóc “bóng lộn và hăng hắc độc” dệt từ quê hương Trọng Thủy. Mỵ Châu choáng váng, tìm chốn nương thân nhưng vô ích. Nàng không còn chỗ trên quê hương mình. Trong đền An Dương Vương đã trùng tu quê kệch, một đám mặt mũi đẹp đẽ béo tốt đang yến tiệc, “miệng ngo ngoe những cái đầu rắn”. Mỵ Nương thấy mạch sống thế kỷ XXI tàn tệ hơn thế kỷ của nàng, trên đất nước Văn Lang đang xum xoe chào đón một thời kỳ bắc thuộc mới.
 
Hội ngộ là những bức tranh siêu thực chồng nhau theo một trật tự hắc ám: Một người đàn bà chồn đu đưa thân thể trong khu rừng độc, “nàng chun mũi nghiêng sang hướng bắc. Hướng bắc đến từ ngọn gió mang mùi của những đám cháy và của xương người. Nàng nghiêng hông về đằng nam. Hướng nam lờ lợ mùi bột ngọt và gươm đao.” Một người đàn ông chỉ còn bả vai, không cổ, không tay, “một cánh tay đã chia cho phương nam, một cánh tay đã chia cho phương bắc. Chúng bị đạn tiện đứt lìa, trong hai lần khác nhau, một ở rừng, một ở biển”. Một con ong lạc tổ loạng choạng trong đêm… Trên cánh và tấm lưng eo thắt, nồng nặc mùi ong Chúa, mùi ngục tù và tử khí. Con ong lạc đàn quờ quạng đâm sầm vào đầu vú người đàn ông không cổ không tay. Một con ong Chúa đang nằm thoi thóp, bỗng trở mình, nhận ra mùi phản trắc, nó hoàn toàn lai tỉnh, gửi “mật” lệnh “ngòn ngọt từ tử cung” -thứ mật ong Chúa dùng để mê hoặc và cầm tù đồng loại- huy động toàn bộ đàn ong thám tử đi truy lùng, xé xác con ong lạc tổ, bay trật đường rầy…
 
Hội ngộ giữ trọn vẹn sự bí mật của một văn bản thuần túy huyền ảo, là một bản thi họa giao duyên giữa đầu Ngô và mình Sở, tạo ra một thứ phi lý bức tử của một thế giới mà cõi sống phi nhân là phiên bản, là hậu thân của chiến tranh và đàn áp.
 
Người chăn bò thần thánh, là thứ hiện thực huyền ảo trắng trợn, vẽ hẳn một bức tranh khôi hài, hãi hùng: Tổ chức nhân đạo quốc tế gửi tặng đàn bò sữa cho một vùng mà nhà nghiên cứu của tổ chức này đã mục kích tận mắt cảnh cả trăm người cầm dao quắn xông vào tranh nhau xẻo thịt một con trâu chết, loáng cái hết nhẵn. Lễ “khánh thành bò” được tổ chức vô cùng trọng thể, vú bò được thắt nơ, cổ bò được đeo các khẩu hiệu kinh điển: “cần kiệm liêm chính”, “học tập đạo đức Hồ Chí Minh”, “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, v.v… Mọi việc được phân công rành rẽ, đàn bò trở thành bò tập thể dưới sự quản lý của nông trường.
 
Rủi thay, ông chủ tịch nông trường lại có đứa con cậu trời. Một hôm ông đi họp vắng, nó và lũ bạn thèm rượu thịt bèn lấy dao xẻo phắt miếng vai con bò ngoại, xơi tái. Người cha về la rầy, thằng con Khổng Minh rỉ tai hiến kế… xẻo thịt bò mà vô can. Mỗi miếng thịt xẻo được thay thế bằng một chiếc bong bóng thổi phồng dán vào thân bò. Kết cục đàn bò ngoại trở thành trong suốt như bong bóng, một đàn bò thuần xương, không thịt. Thịt bò mừa mứa, ăn, bán không hết, đem đấm mõm cấp trên. Các nông trường viên chăn bò sợ bị đuổi không dám ho he. Các đoàn kiểm tra đã được nếm mùi bò ngoại đều chứng nhận những cỗ xương bò di động là bò đích thực. Thậm chí cả bọn rận, bọ chét, ve, mòng… cũng thoả mãn, chúng thả cửa no nê xơi tiệc sẵn trên thân bò lở lói, máu tràn vào miệng như lũ không cần vòi hút. Khi đã quán triệt nguồn lợi bò, ông chủ tịch nông trường bèn nhường chức lại cho người khác, xin cất nhắc lên chức to hơn, lần này có thể là nông trường chăn voi ngoại.
 
Bỗng đâu nhà nước nhận được một đơn kiện, bọn đầu đơn không ai xa lạ mà lại là bọn rận, bọ chét, ve, mòng, dĩn… thấy quyền lợi của chúng ngày càng có nguy cơ tận diệt, viết đơn tố cáo như vầy: “Đau xót vì tình trạng thịt rơi máu chảy của đàn bò, của tài sản tập thể bị xâm hại… Đàn bò hiện nay con nào cũng chỉ sót lại một mẩu thịt ở mông, còn tất cả da thịt và gân của chúng đều bị các chủ bò lần lượt xẻo đi và thay thế bằng những quả bóng trong suốt. Xin cấp trên trừng trị để làm gương…” Bọn ve mòng hý hửng đợi phép nước nghiêm minh, nào ngờ kết quả ngược lại: Trên đem toà án di động về “xét xử các tội phạm Ve, Mòng, Rận, Dĩn, bởi tiền sử chúng đen tối, hiện tại chúng mờ ám và tương lai của chúng không cải tạo được“. Toà tuyên án tử hình cả bọn, hả hê coi như “đã triệt được nguyên nhân của mọi nguyên nhân“. Nào ngờ vẫn chưa hết, một tin sét đánh, ban kiểm tra đoàn bò quốc tế phôn về, đích thân đến tham quan. Thế là hoảng loạn, các phòng, các ban, các chủ bò xôn xao bàn cãi, quy trách nhiệm. Cuối cùng họ nhất trí ra chỉ thị :“Bởi các nông trường viên chăn bò vô trách nhiệm, trình độ khoa học kém cỏi, nên đã để cho đàn bò mất hết thịt, nay phải xẻo thịt mình đền vào”. Bọn chăn bò thấp cổ bé miệng không dám kêu ca, đành xẻo thịt mình đắp vào những chỗ trống. Đàn bò có da thịt trở lại. Một thế hệ Người chăn bò thần thánh mới lại xuất hiện, lần này họ không xẻo thịt bò nguyên chất, mà xẻo đàn bò đã được đắp thịt người.
 
Người đọc giật mình, quái đản, không hiểu từ đâu ra lối huyền ảo này ?
 
Truyện Huyền ảo, huyền hoặc hay hoang đường, tiếng Pháp fantastique, tiếng Việt có  nghiã: truyện ma quái, truyện hoang đường, truyện không có thật. Liêu trai chí dị là một loại huyền ảo kinh điển phương Đông, hoàn toàn khác với lối huyền ảo phương Tây hoặc châu Mỹ la tinh. Huyền ảo gắn bó sâu sắc với tôn giáo, triết lý và môi trường sống khác nhau của mỗi dân tộc.
 
Dòng huyền ảo lâu đời nhất có lẽ là huyền ảo Châu Mỹ la tinh, gắn bó với thánh kinh Maya, trong đó, con người được thần ngô nặn lên từ bắp ngô. Ngô đối với người Maya như gạo đối với người Việt. Những truyện cổ tích của người Maya xưa xây dựng trên một vũ trụ mà thiên nhiên là chủ thể. Mây, núi, sông nước, cỏ, cây… điều hoà sự quân bình thế giới và sinh ra con người. Trái ngược với các hình thức cổ tích Đông Tây: con người là chủ thể của muôn loài, thần thánh cũng là người.
 
Từ sự kiện thiên nhiên cây cỏ, muông thú đều có tiếng nói, đều có thể họa nên những hình thái nên thơ và dưỡng nuôi sự sống, người Maya đã tạo nên một khái niệm huyền ảo tự nhiên như ta ăn và thở. Sau này, các tác giả nổi tiếng Châu Mỹ la tinh đều dựa vào nguồn gốc văn hoá Maya của họ để tự tạo cho mình những hình thức huyền ảo cá biệt.
 
Ở Asturias, nhà văn Guatemala, là một thứ huyền ảo thuần khiết Maya, khái niệm “người ngô” (l’homme de maïs) vừa hiền lành, vừa bao quát thực tế: nếu không có ngũ cốc, làm sao con người sống sót, làm sao còn người. Asturias tranh đấu cho quê hương ông, chống lại chế độ thực dân, chống lại các thể chế độc tài, chống lại quyền lực của tư bản Mỹ áp đảo sự sống còn của nông dân trên nền đất Châu Mỹ la tinh.
 
Ở Marquez, nhà văn Colombia, là sự huyền ảo khốc liệt của những người dân da đỏ hận thù những kẻ chinh phục (conquistadors) đã cưỡng hiếp tổ tiên mình để sinh ra mình. Một mối căm thù tổ tiên, căm thù tác giả đẻ ra mình. Những quái thai, những bạo tàn, những tha hoá, loạn luân, những điềm, những mộng, những đầu người mình thú… trong truyện của Marquez, phản ảnh niềm uất ức truyền kiếp, khôn nguôi của những con người là sản phẩm, không phải của tình yêu mà của cuộc hãm hiếp tập thể một giống nòi, một dân tộc.
 
Về huyền ảo, Jean Paul Sartre phân tích: “Mô tả sự kỳ dị phi thường chưa phải là điều kiện cần và đủ để đạt tới huyền ảo. Một biến cố lạ kỳ, xẩy ra trong một xã hội có trật tự, có pháp lý, sẽ bị rơi vào vòng trật tự chung: Nếu bạn cho một con ngựa đột nhiên nói, thì tôi bảo nó bị ma làm trong chốc lát. Nhưng nếu bạn cho nó diễn thuyết dông dài suốt dọc hành trình qua rừng cây im lìm, trên nền đất bất động, tôi chấp nhận cho nó cái quyền nói, nhưng tôi không coi nó là ngựa nữa mà cho nó là người trá hình ngựa. Ngược lại, nếu bạn muốn làm cho tôi tin rằng con ngựa này là huyền ảo, thì bạn phải làm sao cho những hàng cây, đất đai và đồng ruộng cũng là huyền ảo nữa, mà bạn không cần nói ra”.
 
Sartre viết tiếp: “Huyền ảo là một thế giới toàn diện mà sự vật biểu hiện một tư tưởng quyến rũ đòi đoạn, vừa bất thường vừa lôi cuốn, gặm nhấm trong cơ thể nhưng không thể diễn tả thành lời”.
 
Và ông đưa ra một định nghiã huyền ảo: “Huyền ảo trình bầy hình ảnh lật ngược của sự hội tụ linh hồn và thể xác. Linh hồn chiếm chỗ của thể xác và thể xác chiếm chỗ của linh hồn. Để nhận diện hình ảnh này, chúng ta không thể dùng những ý tưởng sáng tỏ khúc triết, mà phải dùng những ý tưởng rắm rối, “huyền ảo”, nói cách khác, chúng ta phải đi vào chỗ mờ ảo, với đầu óc trưởng thành, có văn hoá, với cá tính nhiệm mầu của một kẻ mơ mộng, của con người nguyên thuỷ, con người trẻ thơ.” (Sartre, Aminadab, Situations I, Folio essais, trg 115).
 
Lối huyền ảo trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, phát sinh từ sự tùng xẻo, một “nghệ thuật” hành quyết mang đặc tính đông phương, có trong sử sách Tầu, Việt. Lối huyền ảo của Võ Thị Hảo mang chất nồi da xáo thịt, đặc tính Việt Nam. Lối huyền ảo của Võ Thị Hảo mang tính áp đảo phụ quyền, cha truyền con nối trong gia đình, trong dòng họ, trong xã hội, trong chính quyền, từ Khổng Mạnh truyền thẳng sang Xít Ta Lin, Mao Hồ, Lê Duẩn… không trung gian, không đứt đoạn. Lối huyền ảo của Võ Thị Hảo giao thoa độc tài và tham nhũng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã, tạo nên những quái thai người ăn thịt người kiểu Lỗ Tấn. Lối huyền ảo của Võ Thị Hảo có cái dã man trong xã hội Mạc Ngôn.
 
Những nhà văn phụ nữ miền Bắc như Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, có đặc tính khốc liệt mà những nhà văn nữ trong Nam không có. So cái khốc liệt trong văn chương Võ Thị Hảo thì cái sắc sảo trong văn chương Túy Hồng hiền như bụt. Tại sao? Bởi miền Nam đàn bà chưa phải đi lính, chưa nhìn thấy cái khốc liệt của chiến tranh. Bởi Dương Thu Hương, Võ Thị Hảo… sinh ra và lớn lên trong một môi trường không nhân nhượng. Dương Thu Hương đã chứng kiến cảnh đấu tố, đã đi đánh nhau. Võ Thị Hảo sinh sau, nhưng đã thu thập vốn liếng bạo lực của những người đã nhận nhưng phải gói ghém, giấu diếm trong lòng: những người mẹ, người chị, xung phong đi lính, đi hộ lý, trở về điên dại trong Rừng cười. Như nam châm, Hảo thu hút những khối u mà người xấu số để lại hôm qua, và hôm nay con em họ vẫn còn tiếp tục cúi đầu nhận độc tố của một gia đình, một xã hội, một thể chế, gọi là mới, nhưng tất cả đều cũ, đều cổ, đều mục nát, như đầu óc, như sự phục tòng của họ.
 
Là nhà văn dấn thân trong chiều dầy của hai chữ dấn thân, là phụ nữ tranh đấu, Võ biết nếu con người không thay đổi suy nghĩ, không biết suy nghĩ, thì đất nước không thể đứng dậy. Điều kiện tiên quyết làm thay đổi xã hội, thay đổi chính trị là người phụ nữ phải thay đổi trước. Sự bất phục tòng của họ sẽ là nền tảng của tất cả mọi thay đổi.
 
Chất huyền ảo trong truyện của Võ Thị Hảo, là sự huyền ảo của những bức tranh siêu thực trong đó con người đã bị cắt chân tay, mỗi tứ chi ném đi một nơi, nam bỏ ra bắc, bắc bỏ vào nam, chúng gọi nhau, đầu tìm cổ, cổ tìm vai, trong một định mệnh điên cuồng của xã hội âm ty trần thế. Cái thác loạn ấy sống lại trong những thông tin hàng ngày, trong những vụ án mạng như cơm bữa, trong những hàng tin xe cán chó: con giết cha, chồng giết vợ, dẫy đầy trên mặt báo. Võ Thị Hảo lượm lặt những tin tức chó cán, viết ra, đặt nó trong cái huyền hoặc hàng ngày của cuộc sống. Ngòi bút của chị lột trần mặt trái bi kịch, tìm đến chiều sâu lịch sử của bi kịch, từ đấy Hảo chỉ đích danh tội ác, chỉ cái thủ phạm nấp đằng sau tội ác, chỉ cái cha đẻ của tội ác để vạch ra sự ngu muội của con người. Mục đích của Võ Thị Hảo là vén màn phát giác sự ngu muội của con người. Con người mụ mị chấp nhận độc tài, con người gật đầu tất cả để được yên thân, con người bị đàn áp tư tưởng, cúi mọp chịu phận. Võ Thị Hảo muốn giải phẫu, móc cái mê, cái sợ, ra khỏi trái tim con người.
 
Một mình một ngựa, vén màn đối lập bằng cách xây dựng thành lũy huyền ảo trên những con người đã bị xé xác, hồn phanh trăm mảnh, để chống lại thành trì kiên cố xây bằng vi khuẩn tham nhũng, lừa đảo, trộm cắp, điêu ngoa của những con ong Chúa mê hoặc đồng loại bằng thứ mật ngọt giết người. Hiện thực huyền ảo của Võ Thị Hảo là cuộc trực chiến giữa hai thành trì. Võ một mình một trận chiến. Một mình một nghiã địa.
 
Thụy Khuê

 Paris, 24/11/2012

 

tags: Hồ sơ lịch sửVăn họcViệt Nam

 

 
Viết từ Sài Gòn, ngày 24.12.2013
         Đi du lịch VN coi chừng bị “chặt chém”

Tôi không rõ bạn đọc bài này vào ngày nào, trước năm 2013 hay đầu năm 2014, nhưng dù vào thời gian nào trên đây, cũng chưa đến Tết Nguyên Đán, xin gọi nôm na là “Tết Ta”. Trong khoảng thời gian từ “Tết Tây” đến “Tết Ta” cách nhau đúng 1 tháng, rất có thể môt số bạn đọc hoặc có người nhà, bạn bè về VN thăm nhà, ít có bạn về VN du lịch bởi bạn ở nước ngoài thiếu gì chỗ để đi du lịch. Cho nên hầu hết người nước ngoài gốc Việt về VN là những cuộc viếng thăm không thể không có. Ví như các con tôi, không thể không về thăm bố. Ví như có cha mẹ, anh em đau ốm hoặc “ra đi”, không thể không về. Tuy nhiên khi đến VN, bạn vẫn có thì giờ đi thăm thú một vài nơi, đi tìm lại những kỷ niệm vàng son một thời xa xưa.
Những điều tôi sẽ tường thuật với bạn đọc trong bài này chỉ có ý nhắc nhở bạn về những điều đã và đang xảy ra mà các bạn cần đề phòng trong dịp “Tết Ta” này nếu có việc phải về VN.
Tôi không có ý nói xấu xã hội mà tôi đang sống. Tôi chỉ nhặt ra những “hạt sạn”, những “bụi bẩn” làm xấu mặt con người và làm hình ảnh xã hội VN trở nên bất an với toàn thể du khách. Hy vọng từ mỗi con người đến những cơ quan có trách nhiệm với văn hóa dân tộc nhìn rõ từng vấn đề kịp thời chấn chỉnh, đừng để mọi người dân VN cùng chịu cảnh “mất mặt” như thế nữa.
 
An toàn để lên hàng đầu
Tôi dùng chữ “chặt chém” trên đây không có nghĩa đen là du khách bị mang ra chặt chém… thành từng mảnh mà chỉ là bị tính giá “cắt cổ” ở mọi nơi, mọi lúc với mọi mánh khóe mà bạn không ngờ tới. Từ khi mua vé du lịch đến khi mua bán ở vỉa hè và ngay cả trong các cửa hàng, nhất là hàng ăn uống, hàng bán đồ kỷ niệm… Nhưng trước hết và trên hết vẫn là chuyện an toàn cho bản thân mình khi đi trên hè phố, ở khách sạn… Bởi ở những mơi đó bạn dễ bị lừa, bị cướp giật, bị hành hung và bị đủ thứ phiền toái nếu không đề phòng cẩn thận.
 
                                  alt
                        Các hàng rong vây kín khách du lịch ở Hà Nội
                                    alt
                               Nạn chèo kéo du khách ở Sài Gòn
 
Nhưng trước hết và trên hết vẫn là chuyện an toàn cho bản thân mình khi đi trên hè phố, ở khách sạn… Bởi ở những Bài học những năm trước đến nay vẫn còn nguyên giá trị, năm nay còn đáng sợ hơn bởi kinh tế suy thoái, thất nghiệp ngày càng nhiều nên sự liều lĩnh gia tăng, sự “liều mạng cùi” của bọn lang thang đói rách kinh niên, còn ghê gớm hơn, đó là những con nghiện ma túy đến cơn vật vã thì bất cứ chuyện gì cũng dám làm, không sợ cảnh sát, không sợ đám đông, không sợ ai cả vì giản dị là chúng không sợ chết.
                                  alt
                        Mua xăng ở cửa hàng đông người vẫn bị cướp
 
Bạn đã từng biết những cô gái đi xe gắn máy loại sang bị côn đồ chặt luôn cánh tay để cướp xe; người đứng đổ xăng giữa chốn đông người, tiền để trong cóp xe cũng bị giựt nhanh như điện.
Tôi có ông bà bạn từ nước ngoài về ghé thăm nhà. Bà xã ông đã cố gắng “cải trang” thành bà già nhà quê, xách túi quà cho bà con bằng cái bao ni lông đen ngòm để chứng tỏ đó chỉ là gói hàng tầm thường. Còn ông chồng thì mặc chiếc áo blouson rộng thùng thình trong khi trời nắng nóng. Lúc vào nhà rồi, cần gọi điện thoại, ông mới móc chiếc tablet từ túi áo trong ra dùng. Các thứ vật dụng lỉnh kỉnh như đồng hồ đắt tiền cũng được giấu trong đó. Nhìn có vẻ khôi hài, nhưng tôi hiểu đó là sự cẩn thận không bao giờ thừa. Tôi đề nghị các bạn cũng nên cẩn thận như thế mỗi khi đi trên hè phố từ Sài Gòn đến Hà Nội và ở tất cả những thành phố lớn cùng những địa danh du lịch ở VN.
 
Hãy cẩn thận khi bị “dàn cảnh” gây gổ giữa đường
Đây là một “chiêu” không mới nhưng vẫn thường xảy ra. Nếu bỗng dưng bạn bị một anh hay cô nào đó đi xe đụng vào người chút xíu hoặc cũng có thể là đang cùng đi trên hè phố, tức khắc bạn bị ngay “đối phương” la ó ầm ỹ, dùng những lời lẽ tục tĩu côn đồ gây sự. Trò đểu này bây giờ thành rất thông dụng. Bạn nóng máu cãi lại là có chuyện ngay. Đó là một kiểu ăn vạ rồi bọn đàn anh đàn em xông đến trấn lột “con mồi” đã bị theo dõi từ trước mà không hề hay biết. Bạn hãy bình tĩnh mỉm cười và cho họ biết “Tôi biết manh lới của các anh rồi, để tôi gọi cảnh sát đến phân xử”. Cho nên trong máy điện thoại của bạn luôn có số của cảnh sát kể cả cảnh sát cấp cứu. Đây là vài số bạn nên có:
Số 113 : Lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh – Số điện thoại 113 là số điện thoại gọi miễn phí. Có thể quay số 113 từ bất kỳ máy điện thoại nào.
Số 114 : Số khẩn chữa cháy hay khi cần cứu hộ cứu nạn.
Chỉ như thế may ra bạn mới có hy vọng thoát ra khỏi bàn tay những kẻ gây sự giả vờ để cướp đoạt tài sản, bạn dằng co sẽ nguy hiểm đến tính mạng là điều rất có thể sẽ xảy ra. Trường hợp bạn chưa kịp gọi cảnh sát thì cố tránh xung đột cãi cọ, hãy để chúng “hoành hành” rồi ngay sau đó vừa tri hô vừa gọi số 113 là tốt nhất.
 
Đề phòng trộm cắp
Bạn Chiến trên VNExpress kể: Có một câu chuyên hài thế này, một nhà khoa hoc phái minh ra chiếc máy bắt trộm. Mọi người đều nghi ngờ về hiệu quả của chiếc máy ,nhà khoa học bèn mang nó đi thử..Đầu tiên, ông mang nó qua Singapore .Trong một ngày chiếc máy bắt được 5 tên trộm..Sau đó ông mang máy qua Trung Quốc, kết quả thật tuyệt vời, chiếc máy bắt được 100 tên trộm..Cuối cùng,nhà khoa hoc mang chiếc máy thần kỳ sang Việt Nam .Đến cuối ngày mọi người ra kiểm tra xem máy bắt được bao nhiêu tên trộm thì… chiếc máy thần kỳ đã bị trộm lấy mất từ lúc nào không hay!
Chỉ là chuyện khôi hài nhưng nhắc nhở bạn cần đề phòng, ngay cả khi để hành lý bên chỗ ngồi. Chỉ cần sơ sảy một chút thôi, hành lý của bạn sẽ “biến mất”. Bạn cần thực hiện đúng câu “vật bất ly thân”. Nhất là khi bạn vào mua hàng, móc bóp trả tiền là có thể đã bị theo dõi hoặc bị giật như cảnh người mua xăng, để tiền trong cóp xe, mở cóp ra lấy tiền là bị giật ngay và kẻ cướp phóng mất dạng. Mời bạn đọc vài thủ đoạn của kẻ cắp ngày nay giữa Hà Nội.
 
Những chiêu “độc” táo tợn
Ở Hà Nội mới xuất hiện “chiêu cướp” rất táo tợn. Có phụ nữ đi xe máy dừng đèn đỏ ở ngã tư vào 8h sáng bị một thanh niên nhảy phắt lên yên xe phía sau gí dao khống chế. Hắn yêu cầu nạn nhân đến khu vực ít người qua lại rồi cướp tài sản, sau đó chuồn mất dạng.
Ngoài các thủ đoạn trên, một số tên cướp còn theo dõi những cô gái đi rút tiền ở máy ATM. Một tối tháng 9, chị Lan vừa rời máy ATM ở quận Thanh Xuân- Hà Nội, ngồi sau xe máy của bạn trai đi về hướng cầu vượt Ngã Tư Sở thì bị nam thanh niên áp sát. Bị hắn giật mất chiếc túi, chị Lan chỉ kịp ứ ớ la “cướp, cướp”. Cậu bạn đuổi theo, nhưng tên cướp đã mất dạng giữa dòng xe cộ đông đúc…
 
Bị cướp ngay khi ngồi trong xe hơi 
Một nữ độc giả kể lại: Khi chị dừng xe vì đèn đỏ ở ngã tư Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc, một người đàn ông đi đến mở cửa trước xe chị (vì sơ ý không chốt trong). Hắn hành động thản nhiên như người chồng mở xe của vợ để lấy đồ để quên. Chị kể: “Mình bất ngờ, chưa kịp định thần thì thấy túi xách để cạnh ghế lái đã nằm trong tay hắn.
Theo phản xạ, mình kéo tay giật lại, nhưng không kịp. Thế là mất tiêu cả số tiền vừa lãnh ở ngân hàng trả lương cho nhân viên”.
Một điều tra viên CA cho biết tình trạng cướp giật tại Hà Nội vẫn là vấn nạn “nổi cộm” với thủ đoạn ngày càng tinh vi và táo tợn. Các tên cướp không chỉ gây án trên đoạn đường vắng mà ra tay ngay cả trên các phố đông người.
Cảnh sát mới có khuyến cáo, không nên đeo vàng, hay trang sức để lộ liễu khiến kẻ gian nảy lòng tham. Đặc biệt, không nên nghe điện thoại khi đang chạy xe vì dễ mất tập trung, không quan sát được xung quanh.
Tất nhiên bạn không bao giờ trưng diện những món trang sức “hàng hiệu”, cần đi ăn cưới, dự tiệc, bạn hãy cất kỹ, chỉ đeo nó khi đến nơi hẹn. Tuy nhiên có một điều khó xử là bạn đang đi đường, nghe điện thoại reo.
Bọn cướp giật rất thích điện thoại của các ông bà “Việt kiều”, hầu hết là loại đắt tiền và là hàng thật chính hiệu chứ không phải hàng nhái của Trung Quốc, chúng đã nhiều phen cướp phải loại ĐT nhái này, đó là lý do chúng theo khách nước ngoài khi nói chuyện trên đường phố. Hạn chế những cuộc gọi càng ít càng tốt. Nếu cần trả lời gấp, bạn nên đứng vào trong một cửa hàng, hoặc đứng trong một góc khuất và để ý những người quanh bạn. Phương tiện tốt nhất để di chuyển ở các Thành phố là đi taxi.
 
Đi taxi cũng coi chừng taxi lừa, taxi “dù”
Ngay từ khi xuống đến phi trường, bạn sẽ phải “đối đầu” với nhiều chuyện phức tạp. Tôi bỏ qua không nói đến chuyện khách “Việt kiều” bỏ ra 10 USD hay hơn nữa để qua “cửa ải” trong và ngoài phi trường. Đó là thứ chuyện từ “muôn năm cũ” nhưng vẫn còn diễn ra… bình thường cho đến nay. Tôi chỉ nói đền về nạn bắt chẹt khách khi bạn gọi taxi.
                                     alt
   Khu du lịch di tích tôn nghiêm ở Huế cũng bị con buôn lợi dụng chặt chém
 
Vừa ra đến nơi đón khách quốc tế hoặc nội địa của sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất du khách sẽ gặp rất nhiều “cò” taxi trà trộn giả vờ đón khách đi theo đoàn, khách của Công ty để mời khách đi về nội thành. Nếu đi taxi có tên tuổi, niêm yết giá rõ ràng, mức giá đi từ sân bay Nội Bài đến nội thành khoảng từ 300-340 ngàn đồng/chuyến. Nhưng đám “cò” sẽ chào khách với giá rẻ hơn với lý do, tiện một công đi đón đoàn nhưng thừa xe nên chỉ lấy từ 200- 250 ngàn đồng/chuyến. Có khách đi về phố Thái Hà, bị xin thêm từ 100-150 ngàn đồng vin vào lý do phải vào ngõ sâu và đây không phải nội thành?! “Kinh nghiệm bắt khách” của đám taxi dù này sẽ nhằm vào những “con mồi” là khách nói giọng tỉnh khác, khách nước ngoài ham rẻ, khi khách đã vào xe, sẽ tùy tình hình để bắt chẹt.
Điển hình là vụ việc giữa tháng 8-2013, một nữ du khách người Mỹ đi taxi từ sân bay Nội Bài đến Hà Nội đã bi lái xe ép rút 4 triệu đồng tại cây ATM. Sau ít ngày, cũng một nữ du khách bị hai thanh niên cầm biển đón khách chờ sẵn đưa lên xe về nội thành, trên đường đi, họ bắt cô rút 600 USD từ cây ATM để trả tiền xe. Đã lên tới cả trăm trường hợp môi giới, dẫn khách bị phát hiện, bàn giao cho CA nhưng một thời gian sau lại quay trở lại hoạt động như thường!
Vào đến nội thành, muốn di chuyển đi chỗ này chỗ kia, khách du lịch phải dùng taxi hoặc xích lô. Dư luận vẫn còn nóng chuyện 3 du khách người Pháp bị tài xế taxi, nhân viên khách sạn trên phố cổ Hà Nội lừa đảo, dọa giết, hay một du khách đi xích lô 1,5km phải trả 1,3 triệu đồng.
 
Taxi “dù” Sai Gòn còn “ác” hơn
Tình trạng taxi dù chặt chém khách, nhất là người nước ngoài đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Taxi “dù” là loại xe có “nhãn mác” của một Công ty lớn nhưng là nhãn hiệu giả. Thú thật với bạn, tôi là người địa phương đi taxi thường xuyên nhưng cũng khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, đâu là taxi xịn, đâu là taxi “dù”, taxi nào là taxi “nhái”. Với khách du lịch nước ngoài và kể cả người ở các tỉnh khác không thể phân biệt được các logo nhái, số điện thoại nhái, kiểu đồng phục của tài xế taxi. Khi kéo được khách lên xe rồi, các lái xe taxi dù tha hồ chặt chém, móc túi trước sự bất lực của hành khách. Cãi nhau với chúng là có cả bọn kéo đến vây kín đe dọa.

Vào tối ngày 25/6/2012, 2 du khách người Tây Ban Nha là Jose Angel Matas và Raquel Rvis đón 1 chiếc taxi ở khu vực chợ Bến Thành (Quận 1) để đi đến chợ Nguyễn Thái Bình (Quận 1). Khoảng cách giữa 2 địa điểm chỉ gần 1km.
Khi đến nơi, người tài xế taxi đã yêu cầu 2 vị khách này phải trả số tiền là 394.500 đồng đúng theo số tiền đã hiện trên đồng hồ bên trong xe taxi này. Khi nêu lên sự thắc mắc vì số tiền cước quá cao, mà khoảng cách lại quá gần, người tài xế đã không thể giải thích gì cho vị khách này.
Sau đó, để cho rõ ràng hơn, tài xế taxi còn lấy ra 1 biên lai của Mai Linh taxi để ghi ra số tiền, đưa cho 2 vị khách theo đúng số tiền đã nói lúc ban đầu. Hai vị khách đành ngậm ngùi đưa số tiền 400.000 đồng cho người tài xế bất lương nói trên. Vì du khách dọa sẽ báo Công an với hành vi của người tài xế, nên đã được “thương tình” trả lại 200.000 đồng.

Trước đó, ông Jorenson (49 tuổi, quốc tịch Úc) đón một chiếc taxi mang nhãn hiệu giống như của hãng Sài Gòn tourist từ bến tàu cánh ngầm trên đường Tôn Đức Thắng, Quận 1 (Sài Gòn) về sân bay Tân Sơn Nhất với quãng đường hơn 6 km.
Khi tới nơi, ông bị tài xế đòi lấy 6 triệu đồng. Biết bị chém nhưng nhìn vẻ mặt dữ tợn của gã tài xế và đến giờ phải lên máy bay, ông phải vét sạch túi lấy 2 triệu đồng và hơn 100 đô la Úc để trả.

Vào bất kỳ hàng nào cũng nên hỏi giá trước khi ăn
Đến chuyện vào các hàng ăn càng dễ bị chặt chém hơn. Một khách du lịch từ Sài Gòn ra Hà Nội, đã phải trả hóa đơn cho 4 con ghẹ bé bằng bàn tay kèm hai chai bia tại một quán hải sản vỉa hè phố cổ với giá gần 2 triệu đồng mà chỉ biết ngậm ngùi rút ví vì… quên không hỏi giá trước khi ăn.
Du khách xa lạ, hỏi đường mấy anh xe ôm, bà bán hàng nước, chị bán rong là y như rằng phải mặc cả tiền nong mới chỉ đường. Vị khách này khi hỏi anh xe ôm xem quán bún đậu mắm tôm nào ngon ở gần nhất thì bị yêu cầu: “Chi hai chục ngàn sẽ chỉ rõ ràng bằng bản đồ”. Có nơi khách phải mua hàng mới được chỉ đường.
Ở nhiều nơi du khách nước ngoài chạy thục mạng vì bị “nữ quái” đeo bám xin xỏ, mời mọc, quyết không tha du khách nào ghé thăm.
Bi hài đến nỗi, một đoàn du khách người Đức đã phải tìm cách chạy thục mạng sang đường để tránh khỏi sự đeo bám của đội quân bán hàng rong.
Đấy là chuyện Hà Nội, còn Sài Gòn cũng không thiếu những trò bẫy khách.
 
Hàng rong “bẫy” du khách ở Sài Gòn
Nạn chặt chém, chèo kéo, đeo bám du khách hoạt động một cách ngang nhiên ở trung tâm TP Sài Gòn, Hòn ngọc của Viễn Đông. Tôi chỉ nêu vài chuyện điển hình. Chỉ cần dạo quanh các con đường gần Bưu điện Thành phố, Hội trường Thống nhất… khách sẽ nhanh chóng sập bẫy.
 
Thậm chí mua một trái dừa bên  vỉa hè cũng bị tính giá 200 ngàn đồng, trong khi bình thường, một trái dừa tươi bán ở vỉa hè có giá cao lắm 25.000 đồng.
Hình ảnh đôi quang gánh con con vài nải chuối, miếng dứa… mang nét độc đáo rất Việt Nam được nhiều du khách yêu thích. Nhưng vì yêu thích, nhiều vị muốn được gánh thử, chụp ảnh lưu niệm, bị tính giá 10 – 20 USD, sau đó các “gánh” này thoải mái “chặt chém” với giá bán một nải chuối, một túi vài miếng dứa lên tới cả vài trăm ngàn đồng khiến du khách nhăn mặt ngỡ ngàng mà vẫn phải trả đủ.
 
Nạn “chặt chém” điên đảo ở các di tích Huế, Nha Trang Vũng Tàu, Bãi Cháy…
Thật ra những kiểu chặt chém du khách ở hầu hết mọi nơi đều có cùng một “phiên bản” giống nhau. Ở Huế, các khu di tích được coi là linh hồn của Văn hóa dân tộc, bãi biển Nha Trang – Vũng Tàu – Hạ Long là những nơi nổi tiếng về cảnh đẹp của đất nước cũng không thoát cảnh này.
Đi thăm Lăng Khải Định giữa cái nắng chang chang 39-40 độ C, nhiều du khách đã tấp vào quán giải khát đơn sơ, tranh tre mái lá ngay dưới chân lăng, trước khi leo hàng trăm bậc thang bỏng rát. uống 4 chai nước ngọt, 7 chiếc kem socola ốc quế. Khi tính tiền, chị chủ hàng hét: 360.000 đồng. 
Ngay gần đó, chị bán nón, mũ phục vụ du khách cũng hét giá cao ngất ngưởng và miễn mặc cả: nón Huế bằng lá dừa mỏng manh một lớp không quai 40.000 đồng/chiếc; mũ lá 20.000 đồng/chiếc; mũ tắc kè hẹp vành 50.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, những dân bản địa mua nón Huế một lớp 18.000 đồng/chiếc; mũ lá 8.000 đồng/chiếc; mũ tắc kè hẹp vành là 20.000 đồng/chiếc.

Đến Nha Trang thuê khách sạn vào hàng ăn bạn hãy coi chừng giá cả.
Một thí dụ như giá phòng niêm yết chỉ từ 70.000-200.000 đồng nhưng khách sạn thu của khách 700.000 đồng/phòng. Phòng không đạt chất lượng, máy lạnh không lạnh, nước yếu, không đảm bảo vệ sinh… khách yêu cầu sửa chữa hoặc đổi phòng nhưng không được đáp ứng.
Khi khách trả phòng để đi thuê khách sạn khác thì bị ép trả tiền 2 ngày trong khi khách mới ở 1 đêm… Không chỉ vậy, khi khách báo cơ quan Công an còn bị nhân viên khách sạn lớn tiếng đe dọa…, đó là sự việc xảy ra vào sáng ngày 7-8 tại khách sạn Thanh Thủy (số 96B Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa).
 
                                     alt
            Nhà hàng Hiệp Ký tại Vũng Tàu bị liệt kê vào “danh sách đen”
 
Các báo đã có nhiều thông tin rợn người, tại Bãi Cháy, Đà Lạt, Nha Trang đã có nơi du khách bị đánh đến ngất xỉu. Nạn chặt chém ở Vũng Tàu đã khá nổi tiếng ngay cả với những du khách trong nước. Sở Công Thương Tỉnh Bà Rịa-Vũng đã phải cho niêm yết “sổ đen” tên 7 cửa hàng giá cả bất thường, giá trên trời giá dưới… địa ngục. Trong đó có cửa hàng Hiệp Ký.
 
Món ăn ở VN nhiễm độc hàng loạt
Sau cùng, xin bàn đến các loại đồ ăn thức uống ở VN vào lúc này. Đây là “báo động của cac cơ quan chức năng”. Tôi xin tóm tắt rất ngắn gọn, còn ăn hay không, tùy bạn.
– Nem chua, giò chả, pa tê không đạt chất lượng.
                                     alt
 
– Nội tạng gia súc, gia cầm  được chất thành đống trên nền gạch, một vài người tay cầm vòi xịt, chân đi ủng còn bám đầy phân, nước thải, dùng hết sức giậm vào từng đống nội tạng.
– Bên cạnh các loại gia súc, gia cầm không bảo đảm an toàn thực phẩm liên tiếp đưa vào Sài Gòn để tiêu thụ thì các loại thực phẩm khác phục vụ cho nhu cầu Tết như bánh kẹo, mứt, hạt dưa,… kém chất lượng cũng chen vào tràn lan và công khai tại các chợ.
– Các mẫu xét nghiệm sản phẩm rau quả, phát hiện hàn the, một loại hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm. Riêng các sản phẩm thịt nguội có đến 5 mẫu không đạt, trong đó một mẫu patê không đạt về chỉ tiêu natri benzoat; hai mẫu giò chả, hai mẫu nem chua không đạt về chỉ tiêu natri benzoat và polyphosphate.
– Mứt dừa làm từ dừa phế thải, ômai lẫn trong khói bụi
– Thịt ngựa giả thịt bò ở châu Âu
– Bún, phở chứa chất tẩy trắng huỳnh quang
– Trà chanh, nước mía vỉa hè nhiễm khuẩn, độc tố kim loại
– Phù phép thịt heo thối thành thịt bò khô…
                                    alt
                    Hóa chất để biến thịt heo thối thành khô bò

 
Trên đây chỉ là những sự việc đáng buồn không chỉ cho ngành du lịch VN mà người VN nào cũng cảm thấy đau lòng. Dường như thời đại này “văn hóa xấu hổ” không còn chỗ đứng.

“Đó là một thực trạng mà Đảng đang phải đối phó: Bị mất lòng tin và có dấu hiệu tan rã từ bên trong.”.

Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân chính Đảng TP HCM vừa tuyên bố khai trừ Đảng đối với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng hôm 25/12.

Tuyên bố này được đưa ra khoảng ba tuần sau khi ông nộp đơn xin ra khỏi Đảng hồi 5/12.

Tuy nhiên, ông Dũng nói ông không nhận quyết định khai trừ Đảng này và nói Đảng Cộng sản Việt Nam ‘đang tan rã từ bên trong’.

Trả lời BBC hôm thứ Năm ngày 26/12, ông Phạm Chí Dũng nói “Chiều 25/12, họ mời tôi đến để thi hành kỷ luật đảng viên bằng cách đọc quyết định khai trừ Đảng.”

“Nhưng sau đó tôi cho rằng tôi không vi phạm gì trong điều lệ Đảng cũng như các văn bản liên quan và đã đề nghị với họ là cho phép tôi không nhận quyết định”.

“Họ nói tôi là truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng và tôi xét thấy mình không vi phạm, không truyền bá những quan điểm đó.”

Ông cũng cho biết trước đó, vào ngày 18/11, Đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM cũng đã tiến hành một cuộc họp để xem xét những vi phạm Điều lệ Đảng của ông.

“Họ tổ chức kiểm điểm tôi theo hai vấn đề: Một là nói và viết trái với đường lối và quan điểm của Đảng và hai là phát tán những tài liệu trên Internet trái với đường lối và quan điểm của Đảng”.

Ngăn chặn ‘thoái Đảng?

Ông Dũng cũng cho biết rằng việc khai trừ Đảng đối với ông “diễn ra rất nhanh”.

“Tôi nhớ trước đây, đối với trường hợp anh Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập của tờ Sài Gòn Giải phóng, tờ báo Đảng của TP HCM, đã phải mất hai năm để xin ra khỏi Đảng.”

“Nhưng sau đó người ta cho anh ra khỏi Đảng với lý do là mất niềm tin vào Đảng, nhưng không khai trừ.”

“Đối với nhà văn Phạm Đình Trọng, một trong những người ký kiến nghị 72, thì vào năm 2009, ông cũng đã nêu ra một số quan điểm bất đồng với Đảng.”

“Sau quá trình vận động ông rút đơn không thành công, người ta đã tìm cách khai trừ ông ra khỏi Đảng, nhưng thời gian từ lúc ông nộp đơn ra khỏi Đảng cho tới lúc bị khai trừ cũng đến 5 tháng.”

Tôi thà làm một công dân tự do để có thể có trách nhiệm với xã hội hơn là làm một đảng viên mà không có ý kiến gì cả.

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng

Trong khi đó, trường hợp của ông lại “quá nhanh, chưa có tiền lệ, chỉ mất trong vòng 19 ngày.”

Ông cho rằng hành động này của nhà cầm quyền là để “ngăn chặn làn sóng bỏ Đảng, thoái Đảng” như hiện nay.

“Theo một báo cáo năm 2012 của một cơ quan Đảng thì có tới 36-40% các đảng viên không sinh hoạt đảng.”

‘Tan rã từ bên trong’

Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP HCM, cũng vừa ra khỏi Đảng

“Đó là một thực trạng mà Đảng đang phải đối phó: Bị mất lòng tin và có dấu hiệu tan rã từ bên trong.” ông nói.

Nhà báo tự do này cho biết trước khi tuyên bố quyết định khai trừ, chính quyền cũng vận động ông rút đơn xin ra khỏi Đảng.

“Người ta cố gắng đề nghị tôi là không nên ra khỏi Đảng vì trong Đảng thì có điều kiện để đấu tranh với những vấn đề tiêu cực như tham nhũng mà tôi thường nêu ra”.

“Nhưng tôi trả lời họ là chúng tôi đã chờ đợi những điều kiện để đấu tranh trong Đảng suốt bao nhiêu năm. Thế nhưng những cơ hội này cứ nhỏ dần và cho đến lúc biến mất và không xuất hiện thêm cơ hội nào nữa”.

“Tôi thà làm một công dân tự do để có thể có trách nhiệm với xã hội hơn là làm một đảng viên mà không có ý kiến gì cả”.

Hồi 5/12, ông Dũng đã có bức tâm thư thư từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam với lý do “Tất cả những gì mà Đảng Cộng sản thể hiện vai trò ‘lãnh đạo toàn diện’ trong ít nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm”.

Ông Phạm Chí Dũng, Tiến sỹ Kinh tế, từng làm cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Ông là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM.

Sau ông Dũng và đảng viên kỳ cựu Lê Hiếu Đằng, bác sỹ Nguyễn Đắc Diên – một nhà hoạt động xã hội khác ở TP HCM, cũng đã quyết định từ bỏ Đảng CSVN.

MỜI THƯỞNG THỨC NHẠC PHẨM BẤT HỦ VÀ NỔI TIẾNG NHẤT “MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG” DO NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG

MỜI THƯỞNG THỨC NHẠC PHẨM BẤT HỦ VÀ NỔI TIẾNG NHẤT “MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG” DO NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG SÁNG TÁC QUA TIẾNG HÁT CỦA :

– NS VIỆT DZŨNG :

http://www.youtube.com/watch?v=W1otdoWJ8AA

– Ca sĩ KHÁNH LY :

MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG KARAOKE QUA NGHỆ THUẬT TRÌNH BÀY CỦA :

– GIA HUY, KHÁNH LY, VIỆT DZŨNG, NGỌC LAN :

TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG

Đỗ Bình

Ở Pháp những ngày cuối năm đường phố khắp nơi rực sáng những ánh đèn màu lóng lánh muôn sắc như ngàn hoa để đón những ngày lễ lớn của tôn giáo đó là Ngày Giáng Sinh và Ngày Tết Dương Lịch. Ngày Giáng Sinh ngoài tính thiêng liêng của tôn giáo người Pháp còn xem ngày lễ này như ngày sum họp gia đình, những thành viên trong gia đình dù ở phương xa trong ngày này đều trở về với mái gia đình chung vui, tặng quà lẫn nhau. Trong mùa vui, tôi chạnh nhớ đến những mùa Noel  năm xưa ở quê nhà mà lòng bỗng xao xuyến nhớ về Noel  Sài Gòn thuở nào. Đang suy tư hoài niệm bỗng tiếng diện thoại reo lên, bên kia đầu máy là tiếng nói đứt đoạn của nhà văn Nguyễn Thùy,, anh báo tin nhạc sĩ Việt Dzũng, một trong các thành viên sáng lập Phong Trào Hưng ca Việt Nam từ 1985, và hiện là Phong Trào Trường, đã qua đời lúc 11 giờ 15 phút sáng 20 tháng 12 năm 2013 tại bệnh viện Fountain Valley-California, hưởng thọ 55 tuổi. Nghe hung tin người nhệ sĩ đa tài Việt Dzũng qua đời tôi bàng hoàng, vì mới đây nhà văn Kim Long vừa gởi cho tôi xem đoạn youtbe NIỀM VUI GIÁNG SINH (2012) do Trung Tâm ASIA thực hiện. Tiếng cười nói của Việt Dzũng trong màn ảnh còn âm vang  thế mà người nhạc sĩ mang cho đời những niềm vui đã vội ra đi !
Nhà văn Nguyễn Thùy bên kia đầu giây nói đề nghị viết mấy lời phân ưu nhạc sĩ Việt Dzũng để đăng trên các Diễn Đàn, rồi anh đọc .: «Việt Dũng đã ra đi! Buồn!!! Nơi bên kia, xin anh hướng về chúng tôi, phù trợ chúng tôi trên đường đấu tranh cho quê hương, đất nước thêm hùng, thêm mạnh. Nơi xa, xin tiễn đưa anh với tất cả nhớ thương và nhớ ơn.
Ðỗ Bình, Sơn Khôi, Nguyễn Thùy cùng anh chị em nghệ sĩ Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris. ». Tôi đồng ý ngay, và sẽ viết ít dòng cảm nhận.

Nói đến Việt Dzũng người nhạc sĩ có những nhạc phẩm về quê hương : “Lời Kinh Đêm“…“Thuyền trôi xa ..về đâu ai biết ? Thuyền có về …ghé bến tự do ? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt, Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ? Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?” Lời thơ ray rứt đượm chút triết lý nhân sinh như than trách tạo hóa và thương xót  cho số phận con người. Những hình ảnh trong ca từ dựa trên tâm cảnh của người vượt biển, được dàn trải trên cung bực thành giai điệu buồn mênh mông làm xao xuyến những tâm hồn cùng cảnh ngộ. Bài thơ được người nhạc sĩ tài hoa phổ đã chắp cánh đến với công chúng hải ngoại, và được công chúng đón nhận như một lời tâm sự của mình. Ca khúc đã diễn tả cái đẹp của biển cả lúc oàng hôn, nỗi tuyệt vọng chen lẫn niềm hy vọng của những con người khốn khổ khát khao tự do, mơ ngày đến bến bờ tự do, nhưng biển cả mênh mông thầm lặng vẫn ẩn chứa một sự hãi hùng, đang rình rập, đe dọa  những con thuyền mong manh nhưng chứa đầy những con người bất hạnh, bất chấp mọi hiểm nguy để tìm đường  trốn hiểm họa CS đang xảy ra trên quê hương.Thân phận của con người thật bé nhỏ,  cũng bấp bênh như con thuyền trước gió bão, sóng cuồng ! Dạo ấy những ca khúc viết về người tị nạn vượt biên rất nhiều nhưng ít có dịp may để phổ biến đến công chúng. Những Ca khúc đi vào lòng người, ngoài cái dịp may được phổ biến nó còn đòi hỏi ca khúc phải có tính nghệ thuật thì mới thực sự ở lâu trong tâm hồn người thưởng ngoạn. Những nhạc sĩ như Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Trần Chí Phúc, Nam Lộc, Trầm Tử Thiêng, Phạm Duy…vv….đã  gom tim óc diễn tả cảnh vượt biên, tạo thành những nhạc phẩm nghệ thuật để cống hiến cho đời.  Nhưng có lẽ ca Khúc : Chút Quà Cho Quê Hương đã đưa tên tuổi người nhạc sĩ trẻ mới bước vào con đường sáng tác đã mau chóng vang đi khắp nơi. Ca từ và giai điệu làm thổn thức hàng triệu con tim ở hải ngoài, và làm bùi ngùi những tâm hồn những người còn ở lại nơi quê nhà. “Một Chút Quà Cho Quê Hương” là một ca khúc hay, xuất sắc của Việt Dzũng, nhạc phẩm đẹp cả lời đến giai điệu được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay. Nhạc phẩm ra đời vào đúng thời điểm mà người Việt trong nước ồ ạt bỏ bước ra đi tìm tự do trốn chế độ CSVN, còn người Việt tỵ nạn hải ngoại bắt đầu gửi quà về cho thân nhân đang nghèo đói ở quê nhà. Ca từ như một bài thơ thống thiết, diễn tả cái thực trạng của tâm hồn những người tỵ nạn đành phải xa quê hương, chia lìa người thân. Ca từ là những giọt nước mắt dấu trong tim  được ngân lên trong giai điệu buồn chan chứa tình thương, như chia sẻ nỗi niềm u uất của những ngưòi tị nạn xa xứ. Những lời ca sau đây: “Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay … Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may Mẹ may hộ con quê hương quá đoạ đày … Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn …. Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …” Đây là những câu thơ mang ngôn ngữ hình tượng. Hình ảnh người mẹ ngồi vá quê hương là hình ảnh đẹp trong nghệ thuật trừu tượng của tạo hình, nó diễn tả niềm đau tột độ của người mẹ Việt Nam  nhìn thấy bày con xâu xé, tranh giành , đày đọa và giết nhau ! « Em gỏi về cho anh dăm bao thuốclá, Anh đốt cuộc đờicháy mòn trên ngón tay… » Ngày bỏ trốn ra đi khỏi nước Việt Dzũng chưa một ngày ở tù CSVN, thế mà nhạc sĩ đã cảm thấu được nỗi đau của người mất tự do, và sự thiếu thốn vật chất của những tù nhân CSVN trong các trại tù. Những ai đã từng bị tù CSVN chắc hẳn không quên những ngày đói cơm, mảnh áo cũng không che đủ thân, huống chi là mẩu thuốc lá, cục đường được xếp loại xa xỉ phẩm ! Tthuốc lá trở thành báu vật đối với những ai đã từng quen dùng nó để suy tư, để gậm nhấm nỗi cô đơn. Ở đây tác giả không diễn tả sự thèm hơi thuốc mà dùng khói thuốc như một ẩn dụ để diễn tả sự mòn mỏi của người tù, có người bỏ xác trong các trại tù, sự đợi chờ ngày được tự do tan như khói thuốc đốt dần cuộc đời !

Vào tháng hai năm 1994 ở thế kỷ trước, Việt Dzũng cùng một phái đoàn Người Việt tị nạn ở Mỹ sang Genève, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Thụy Sĩ, chúng tôi ở Pháp gồm : cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, GS Lại Thế Hùng, TS Trần Bình Tịnh…và một số Nhân sĩ người Việt tị nạn ở Thụy Sĩ.. Mục đích của buổi hôm đó là tiếp kiến vị đại diện Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Tranh đấu cho Các Thuyền Nhân bị chối từ quy chế Tị Nạn csvn, cưỡng bách hồi hương vì các trại tiếp nhận đã được lệnh đóng cửa không tiếp người tị nạn. Hôm đó mưa tuyết phủ trắng trước sân phủ Cao Ủy, tôi thấy nhạc sĩ Việt Dzũng chống hai nạng gỗ, mặc chiếc áo khoác không dày lắm, tôi sợ anh bị lạnh vì không quen thời tiết mùa đông Âu Châu, nhất là ở Thụy Sĩ. Anh cảm động và cảm ơn tôi, và nói là không lạnh vì trước khi về định cư ở Cali anh cũng đã đi nhiều nơi trên xứ Mỹ nên đã quen với cái lạnh. Tôi ngưỡng mộ Việt Dzũng từ dạo ấy, một con người dấn thân không những cho quê hương mà cho ngay chính những đồng bào của mình còn kẹt lại trong các trại tị nạn ở Á Châu. Những năm sau đó, nhiều lần Nhóm Hưng Ca qua Âu Châu và có ghé Paris cùng Cộng Đồng Người Việt Paris tranh đấu cho Nhân Quyền VN, với những khuôn mặt trong nhóm Hưng Ca : Huỳnh Công Ánh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyệt Ánh, Việt Dzũng Tuấn Minh, Đào Trường Phúc, Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v.. Ở Paris với sự tham dự của  Tổng Hội Sinh Viên Paris, người chủ tịch của Tổng hội SV Paris ngày đó là nhạc sĩ Lê Như Quốc Khánh, phụ trách Ca Đoàn Lam Sơn của Tổng Hội là nhạc sĩ  Phương Khanh… nhóm Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris : Danh ca Thanh Hùng, Thúy Hằng , Nhạc sĩ  Trịnh Hưng và tôi, chúng tôi cùng Nguyệt Ánh, Việt Dzũng và các bạn đồng hát những bài ca tranh đấu cho Nhân Quyền  VN trên quảng trường Nhân QuyềnTrocadéro.

Việt Dzũng là người dấn thân nên đã  hoạt động liên tục không ngừng nghỉ trong nhiều lãnh vực. Nhà văn Nguyễn Thùy viết mấy lời cảm ơn anh, vì Nguyễn Thùy cũng là một thuyền nhân đến muộn. Trong nhiều năm Việt Dzũng cùng các bạn đã làm những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People. Tôi qúy mến Việt Dzũng vì anh là những Hậu Duệ của gia đình Lính, tiếp nối truyền thống của ông, cha, biết ơn và vinh danh những người đã hy sinh vì nước, nên đã ca ngợi Người Lính VNCH qua nhiều chương trình văn nghệ nói về Lính và tổ chức những buổi văn nghệ giúp anh em TPBVNCH.

Sau năm 1975 anh em TPBVNCH như bầy chim trúng đạn tan tác khắp nơi, họ bệnh tật, nghèo đói, ẩn mình sống trong những xóm nghèo tăm tối, hẻo lánh. Những dấu đạn, vết tích của chiến tranh mà có thời được vinh danh là chiến tích Anh Hùng thì nay với chế độ mới đó là những tàn tích « phản động». Họ sống trong âm thầm và trong số ấy có rất nhiều người già yếu đã ra đi ! Cứu giúp TPBVNCH là một cách nhớ ơn, một nghĩa cử đẹp về tinh thần, làm xoa dịu nỗi đau mất mát một phần thân thể của những người đã vì sự tự do quê hương.  Với những điều cao đẹp mà Việt Dzũng và các bạn đã phụng sự cho quê hương, và cho tha nhân nên tôi ngưỡng mộ. Từ ngày bỏ nước ra đi đến nay đã 38 năm, Việt Dzũng chưa một lần trở lại quê hương, anh giữ trọn những điều anh đã viết, đã nói, dù thời gian qua đã có quá nhiều thay đổi mà lòng anh vẫn son sắt trọn một đời cho lý tưởng TỰ DO. Giờ đây anh chọn một thế giới xa, một cõi vĩnh hằng để an nghỉ, vứt bỏ nhưng ưu tư trăn trở muộn phiền chốn thế gian. Dù anh ra đi nhưng những nhạc phẩm của nhạc sĩ Việt Dzũng viết về quê hương vẫn còn ở lại trong lòng người ly hương.

Nguyện cầu cho linh hồn anh Việt Dzũng đời đời an nghỉ ở Nuớc Trời cùng Thiên Chúa.
Đỗ Bình
Paris 23.12. 2013

Xin chia tay ‘Một chút quà cho quê hương’

 
Nh¡c s) ViÇt Dzing (¢nh: Dân Huónh/Ng°Ýi ViÇt)

Nhạc sĩ Việt Dzũng (Ảnh: Dân Huỳnh/Người Việt)