TỐ CÁO Nhà Nước CHXHCNVN vi phạm Nhân quyền trước ĐHĐ LIÊN HIỆP QUỐC

Ngày Tù Nhân Lương Tâm

LỊCH SỬ VIỆT

Ý nghĩa của ngày tù nhân lương tâm

Kính thưa
Quý vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo
Quý vị quan khách, Quý vị lãnh đạo các Hội đoàn Đoàn thể
Quý Đồng hương và quý cơ quan truyền thông báo chí,

Kính thưa quý vị,

Hôm nay là ngày kỷ niệm 70 năm ngày Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền 10-12-1948, tuyên dương lý tưởng nhân bản cao đẹp của nhân loại, đồng thời cũng là ngày kỷ niệm năm thứ mười hai ngày thành lập hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền long trọng tuyên cáo trước toàn thể nhân loại rằng: “ Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền sống làm người, quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… để mọi người không còn nghèo khó và sợ hãi bạo quyền, nhân quyền phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người”.

Bản tuyên ngôn cũng là sự kết hợp tính nhân đạo thuộc nhiều nền văn minh trên thế giới, từ ý niệm về nhân phẩm của phương Đông đến các quyền con người, quyền công dân được đúc kết từ các bản Tuyên ngôn trước đó như: Habeas corpus của Anh quốc năm 1679, Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1789 và 1793).

Ngày nay, nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba nhưng chỉ còn vài ba nước CS trong đó có nhà nước CSVN vẫn không tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Họ cho rằng không thể áp đặt quan niệm phương Tây vào những hoàn cảnh điều kiện khác nhau của mỗi nước để bao biện cho chế độ Cộng sản độc tài toàn trị mà thôi … Nhân loại văn minh đều tôn trọng giá trị nhân bản có tính phổ quát vì khi một người sinh ra thì họ đã là một người nên phải được hưởng đầy đủ những quyền căn bản của một con người, sau đó mới tới người đó sinh ra ở quốc gia nào và theo tôn giáo nào… Cho đến ngày nay mà nhà nước CHXHCNVN vẫn rêu rao là một nhà nước pháp quyền, có cả một rừng luật nên họ áp dụng luật rừng,  luật giang hồ, luật xã hội đen đối với đồng bào yêu nước ngay trong thời đại văn minh này.

Thưa quý vị, Liên Hiệp Quốc trên danh nghĩa là bảo vệ nhân quyền khắp nơi trên thế giới nhưng mỉa mai thay trên thực tế, các nước theo XHCN đã dùng thương mại vận động ngoại giao loby để những nước chà đạp nhân quyền như CHXHCNVN, CHNDTH vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ nên TT Hoa Kỳ, Donald Trump đã quyết định rút tên Hoa Kỳ ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, một cơ chế lỗi thời không hiệu quả… thay vào đó một hội nghị gồm 85 bộ trưởng ngoại giao các nước đã họp tại Washington DC để công bố một bản “Tuyên Bố Potomac” ngày 26-7-2018 để đối đầu trực diện với những vi phạm quyền tự do tôn giáo và tội ác diệt chủng, các tội ác ảnh hưởng đến một số đông người trên toàn thế giới.

Ngay sau khi Bản Tuyên Bố Potomac ra đời, nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ phải trả tự do cho một mục sư công dân Hoa Kỳ, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc bước xuống tham gia vào cuộc biểu tình của người dân Venezuela tuyên bố ủng hộ nguyện vọng chính đáng của người dân Venezuela tranh đấu loại bỏ TT độc tài. Đặc biệt TT Hoa Kỳ Donald Trump đã đọc bài diễn văn nảy lửa lên án xã hội chủ nghĩa và kêu gọi mọi người trên toàn thế giới hãy cùng nhau loại bỏ cái chủ nghĩa độc tài, lỗi thời chỉ mang đến nghèo đói khốn khó cho người dân ở những nước nào theo chủ nghĩa CS… Chính vì vậy, khi đến Việt Nam tham dự Hội nghị Apec 2017, TT Hoa Kỳ Donald Trump đã ca ngợi tinh thần hào hùng bất khuất của Hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa giành lại độc lập từ tay đế quốc Tàu Hán xưa… Sau đêm dài sống đời nô lệ của kiếp ngựa trâu dưới sự thống trị bạo tàn của tập đoàn Việt gian Cộng sản, toàn dân Việt Nam đang sống lại “Hào Khí Diên Hồng”, chắc chắn dân tộc Việt sẽ sản sinh ra những Bà Trưng Bà Triệu, những Quang Trung Thời đại để cứu dân cứu nước…

Đứng trước đại họa mất nước cận kề, toàn thể đồng bào trong nước chúng ta phải quyết tâm xuống đường đấu tranh giành lại quyền dân chủ tự do, quyền sống làm người để chống quân Tàu Cộng xâm lược trước khi đã quá muộn. Một khi toàn dân xuống đường đấu tranh ôn hòa bất bạo động mà nhà cầm quyền đàn áp đổ máu thì Hoa Kỳ và các nước dân chủ tự do cam kết trong Tuyên bố Potomac sẽ can thiệp trực tiếp như các cuộc cách mạng ở Ai Cập vừa qua để chuyển đổi lịch sử…

Thưa quý vị,

Hôm nay chúng ta tổ chức “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” chính là để để vinh danh những tù nhân chính trị, Tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ sau ngày mất nước 30-4-1975. Chúng ta cùng tưởng niệm hơn 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam, những anh hùng dân tộc đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử.  Thưa quý vị, Ngày Tù nhân Lương tâm Việt nam đã được sự  ủng hộ  nhiệt tình của 109 Hội đoàn, Đoàn thể  trong nước và  Hải ngoại cho “Ngày Tù Nhân Lương tâm Việt Nam” nên Quốc Hội Tiểu Bang California ngày 10-12-2012 đã vinh danh “NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM” đúng vào ngày “Quốc Tế Nhân Quyền” 10-12 hàng năm.

Ngày Tù nhân Lương Tâm năm 2017, chúng tôi đã trao 9 giải Dân Quyền cho các tù nhân Lương Tâm Trần Anh Kim, Trần Thị Nga, MS Nguyễn Trung Tôn, KS Phạm văn Trội, nhà báo Trương Minh Đức, PT Liên Đới Dân Oan, nhà văn Trần Đức Thạch, LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Bắc Truyển…Đặc biệt, năm nay Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam sẽ trao giải dân quyền và Cây Mùa Xuân Dân chủ để chia xẻ với những đồng bào bị đánh dã man và bị xử án nặng nề sau ngày 10-6-2018, ngày tổng biểu tình của toàn dân yêu nước chống cái gọi là Luật An ninh mạng, Luật Đặc Khu nhượng địa cho Tàu Cộng.

Kính Thưa Quý vị,

Trong không khí trang nghiêm này, chúng ta cùng thắp nén hương lòng tưởng nhớ và tri ân những anh hùng dân tộc, vinh danh những chiến sĩ dân chủ, giới nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các thanh niên sinh viên yêu nước và nhất là cuộc Tổng biểu tình ngày 10-6-2018 biểu dương sức mạnh của toàn dân chống luật Đặc Khu, luật an ninh mạng của tập đoàn Việt gian CS bất nhân hại dân bán nước. Đồng bào Việt Nam yêu nước trên toàn quốc sẽ xuống đường đấu tranh đòi dân chủ tự do, đòi cơm áo và quyền sống làm người, đòi lại tài sản đất đai đã bị tước đoạt để giải thể bạo quyền Cộng sản bất nhân hại dân bán nước…

Thưa Quý vị, Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ chế độ độc tài nào cũng phải xụp đổ khi quần chúng nhất loạt xuống đường chống độc tài tham nhũng, chống áp bức bất công để giành lại quyền sống làm người, quyền làm chủ đất nước. “Đại nghĩa tất thắng hung tàn, chí nhân phải thay cường bạo”, Tập đoàn Việt gian bán nước cũng sẽ chịu chung một số phận trong một ngày gần đây.

Trân trọng kính chào quý vị.

PHẠM TRẦN ANH.

               THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI GENÈVE NGÀY 14.9.2012

               Trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève : Ông Võ Văn Ái tố cáo Hà Nội vi phạm các nhân quyền cơ bản, đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các bloggers Điếu Cày, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và ký giả Hoàng Khương

 

 

GENÈVE, ngày 14.9.2012 (QUÊ MẸ) – Vào chiều ngày thứ sáu, 14.9.12, trước cuộc họp khoáng đại của Hội đồng nhân quyền LHQ ở Genève, ông Võ Văn Ái đã lên tiếng tố cáo Hà Nội vi phạm các nhân quyền cơ bản, đặc biệt các quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do biểu tình, tự do lập hội.

 

Ông Võ Văn Ái phát biểu tại Hội trường LHQ ở Genève – Hình Quê Mẹ

Đây là khóa họp lần thứ 21 của Hội đồng nhân quyền LHQ tại điểm 3 của Nghị trình về Thăng tiến và bảo vệ các nhân quyền, dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, kể cả quyền phát triển.

 

Nhân danh Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, kết hợp với Tổ chức Hành động Chung cho Nhân quyền, Ông Võ Văn Ái đã phát biểu như sau :

 

Thưa Ông Chủ tịch,

 

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Tổ chức Hành Động Chung Cho Nhân quyền, xin được nói lên mối âu lo trước muôn nghìn hành động đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam chống lại xã hội dân sự.

 

 Thoát khỏi cái nhìn của cộng đồng thế giới, Việt Nam tiếp tục đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong âm thầm nhưng thường trực. 20 Ban Đại diện của Giáo hội lo giúp đỡ dân chúng đói nghèo, thế nhưng mọi thành viên và Phật tử của các Ban Đại diện bị sách nhiễu và hăm dọa mỗi ngày. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, bị giam cầm không lý do gần 30 năm, hiện vẫn bị quản chế trong ngôi chùa ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngài không được sinh hoạt tôn giáo và bị cấm cố chẳng được đi đâu, đặc biệt ngày chủ nhật, là ngày có những cuộc biểu tình hằng tuần chống xâm lược Trung quốc.

 

Công an Đà Nẵng vặn tay, đánh đập HT Thích Thanh Quang, và Htr. Lê Công Cầu, đầu tóc bạc bên phải – Hình Phòng Thông Tin Phật giáo Quốc tế.

Ở thành phố Đà Nẵng, Phật tử cấm không được cử hành các đại lễ Phật giáo chỉ vì họ thống thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là giáo hội bị nhà nước cố kết là “tổ chức phản động, bất hợp pháp và chống đối nhà nước”. Tháng tám vừa qua, 2012, Hòa thượng Thích Thanh Quang và ông Lê Công Cầu bị những người mặc thường phục đánh đập trước sự chứng kiến của sĩ quan công an. Thay vì can thiệp hay lắng nghe lời kêu than, công an còn bắt ông Lê Công Cầu về đồn thẩm vấn.

 

Mặt khác, Việt Nam đàn áp các bloggers và ký giả, nhìn bề ngoài coi như hợp pháp nhưng trái chống với luật pháp quốc tế. Dựa vào sự buộc tội “hổ lốn” nhà cầm quyền Việt Nam bóp nghẹt mọi tiếng nói không ăn nhịp với nhà nước.

 

Nhà báo chống tham nhũng Hoàng Khương vừa bị kết án 4 năm tù hôm 7.9 vừa qua vì tội “tham nhũng”, thực tế chỉ vì ông ta viết những bài trên báo Tuổi Trẻ tố cáo công an giao thông tham nhũng.

 

Các bloggers Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần đang chờ bị xét xử về tội “tuyên truyền chống phá Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (điều 88 Luật Hình sự), nhưng trong thực tế họ chỉ đòi hỏi tôn trọng nhân quyền và dân chủ qua các bài viết của họ.

 

Phiên xử họ được công bố vào tháng Tư 2012, nhưng đã hoãn tới ba lần vì những phản ứng quốc tế, và nay hoãn lại vô thời hạn.

 

Từ trái qua phải Tạ Phong Tần, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải – Hình của Dân Làm Báo

 

Những vụ việc nói trên trong bao nhiêu chuyện khác, cho thấy một Nhà nước pháp quyền chưa hiện hữu tại Việt Nam. Mọi công dân đều có thể bị kết tội một cách huyễn hoặc, bị kết án trước khi đưa ra xử, mọi công dân chỉ được quyền câm lặng. Chúng tôi xin cung cấp Hội đồng Nhân quyền LHQ một danh sách 180 tù nhân vì lương thức và tù nhân chính trị.

 

Thưa Ông Chủ tịch,

 

Việt Nam phải chấm dứt ngay những vi phạm hiển nhiên về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và bảo đảm quyền được xét xử công minh cũng như tuân thủ quy tắc không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án (điều 9 trong bộ Luật Tố tụng hình sự).

 

Chúng tôi yêu cầu Hội đồng Nhân quyền LHQ kêu gọi Việt Nam ngưng ngay mọi hình thức đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trả tự do tức khắc cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Áp dụng Quyết Nghị về tự do ngôn luận trên Internet của Hội đồng Nhân quyền LHQ, các bloggers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần phải được tức khắc trả tự do.

 

Xin cám ơn Ông Chủ tịch.TỔNG KẾT CUỘC CHIẾN

LTS: Cuộc chiến Việt Nam đã xem như chấm dứt được ba mươi bảy năm nhưng vẫn còn để lại những “Hội Chứng Việt Nam” trong lòng tất cả con dân nước Việt. Cho đến ngày nay, kể cả những người từng tham dự cuộc chiến, cầm súng chiến đấu vẫn không nhận chân được vấn đề là bản chất của cuộc chiến Việt Nam? Chiến tranh Việt Nam có phải là cuộc chiến để giành độc lập dân tộc như Cộng Sản Việt Nam vẫn rêu rao tuyên truyền? Thật vậy, đồng bào miền Bắc nhất là các đảng viên đoàn viên bị nhồi nhét tuyên truyền “Bác Hồ” là người yêu nước và đảng Cộng sản Việt Nam có công giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp. Trong khi đó, Đồng bào trong Nam thì chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh ý thức hệ để ngăn chặn làn sóng đỏ, bảo vệ miền Nam tự do. Đối với đa số quần chúng nhân dân thì hiểu đơn giản là cuộc nội chiến Nam Bắc tương tàn. Thật vậy, đối với quần chúng và nhất là giới nghệ sĩ thì đó là một cuộc nội chiến tương tàn “Ba mươi năm nội chiến từng ngày …” nồi da xáo thịt “Người chết hai lần … thịt da nát tan …!” khiến 4 triệu đồng bào Việt Nam ở miền Bắc đã hi sinh cho một cuộc chiến vô nghĩa. Sở dĩ CSVN còn tồn tại tới giờ này vì đa số đảng viên CS tuy thất vọng về tập đoàn lãnh đạo Việt gian CS nhưng vẫn còn biện minh, bám víu vào luận điểm cho rằng HCM và đảng CSVN có công giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Một khi biết rõ sự thật lịch sử thì họ sẽ cùng với toàn dân đứng lên chuyển đổi lịch sử trong nay mai.

     Chính vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu bản chất của cuộc chiến hay nói cách khác, hiểu rõ ý đồ của các thế lực quốc tế toan tính những gì trên xương máu mồ hôi và nước mắt của toàn dân Việt Nam, từ đó chúng ta mới thấy rõ toàn bộ vấn đề. Để hiểu rỏ bản chất cuộc chiến Việt Nam, với tư cách một người nghiên cứu lịch sử trên quan điểm dân tộc, chúng tôi chỉ đưa ra những nhận định trung thực không nhằm mục đích tuyên truyền cho một chế độ nào, một đảng phái chính trị nào. Chúng ta cùng lược duyệt các sự kiện lịch sử trọng yếu, các hiệp ước quốc tế liên quan đến Việt Nam đối chiếu với thực tế chính trị sau đây:

– Hiệp Ước Patenôtre 1884 ký kết ngày 6-6-1884 giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp qui định Nam Kỳ Tự trị và Pháp chính thức áp đặt chế độ bảo hộ Bắc và Trung Việt Nam.

– Ngày 9-3-1945, Quân Phiệt Nhật lật đổ Thực dân Pháp. Ngày 11-3-1945, Cơ Mật Viện triều Nguyễn họp khẩn cấp và ra tuyên bố “Huỷ bỏ Hiệp ước 1884 và Khôi phục chủ quyền cuả  Việt Nam”. Ngày 12-3-1945, Cao Miên tuyên bố độc lập và ngày 15-4-1945, Lào tuyên bố độc lập. Ngày 8-5-1945, Chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố chương trình Hưng Quốc, lá cờ “Quẻ Ly” được chọn làm quốc kỳ và bài “Đăng Đàn” của triều đình nhà Nguyễn được chọn làm quốc ca.

– Ngày 17-8-1945, Tổng hội giáo giới tổ chức cho công chức Hà Nội biểu tình để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc biểu tình diễn hành qua các đường phố thì cán bộ CS trương cờ đỏ sao vàng biến cuộc biểu tình của công chức thành biểu tình ủng hộ mặt trận Việt Minh. Ngày 19-8-1945, biểu tình lớn tại nhà hát lớn Hà Nội, mặt trận Việt Minh xuất hiện cùng với cờ đỏ sao vàng xuất hiện nhiều nơi. Việt Minh “Cướp Chính quyền”, chiếm các công sở trong thành phố. Ngày 22-8-1945, Mặt Trận Việt Minh chính thức xuất hiện tại Hà Nội và Sài Gòn. Vua Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị.

– Ngày 2-9-1945, Hồ Chí  Minh độc “Tuyên ngôn Độc lập” và trình diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hà Nội. Ngày 11-11-1945, Đảng CS Đông Dương tuyên bố tự giải tán để trở thành “Nhóm Nghiên cứu Mác Xít”.

– Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh ký kết hiệp ước sơ bộ với Pháp cho phép quân Pháp đổ bộ vào Bắc bộ thay thế quân đội Trung Hoa hậu thuẫn cho Việt Nam Quốc Dân Đảng để rảnh tay tiêu diệt đối thủ là VNQD. Ngày 19-12-1946, Chiến tranh Việt Pháp bùng nổ bắt đầu từ Hà Nội.

– Ngày 5-6-1948 công bố bản Tuyên ngôn Vìệt Pháp trên chiến hạm Duguay-Trouin tại vịnh Hạ Long giữa Cao Ủy Pháp Émile Bollaert và Thủ tướng Lâm thời Nguyễn văn Xuân. Tuyên ngôn vịnh Hạ Long minh định Pháp quốc thừa nhận Việt Nam là một quốc gia Độc lập và thống nhất trong Liên Hiệp Pháp với tư cách một quốc gia liên kết.

-. Ngày 14-1-1950, nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc chính thức thừa nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ngày 31-1-1950, Liên bang Sô Viết thừa nhận Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã chính thức đứng vào hàng ngũ các nước cộng sản nên Trung Quốc bắt đầu công khai viện trợ vũ khí tối tân cho VNDCCH.

-. Ngày 7-2-1950, Hoa Kỳ, Anh quốc thừa nhận quốc gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa CS xuống Đông Nam Á. Kể từ thời điểm này, cuộc chiến Việt Nam không còn là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà đã trở thành cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa 2 hệ thống tư tưởng: Chủ nghĩa CS và chủ nghĩa Tư Bản của thế giới tự do.

-. Ngày 20-7-1954, Ký kết thỏa ước ngưng bắn giữa Giữa Pháp và Việt Minh. Tuyên bố chung kết Hội nghị Genève qui định các điều khoản chính trị về việc tạm thời chia đôi đất nước và tổ chức Tổng tuyển cử được Anh, Pháp, Ai Lao, Trung Quốc, Liên Sô, Cambodia và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận. Tuyên bố Chung kết không được thi hành vì Hoa Kỳ không thỏa thuận và không hỗ trợ Tuyên bố Chung này. Ngay khi các bên vừa đặt bút ký kết hiệp định, Ngoại trưởng Trần văn Đỗ khóc và tuyên bố Chính phủ Quốc Gia Việt Nam phản đối việc ký kết hiệp định đình chiến trái với nguyện vọng độc lập và thống nhất của dân tộc Việt Nam cũng như sự lạm quyền của Tổng tư lệnh Pháp tự ý ấn định ngày tổng tuyển cử… Tuy nhiên, Việt Nam cũng cố gắng hoan nghênh mọi nỗ lực để tái lập hòa bình và không dùng võ lực để cản trở việc thi hành hiệp định”.

– Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố quyền làm chủ biển Đông. Ngày 14-9-1958, Thủ tướng VNDCCH gửi thư cho Thủ tướng quốc vụ viện Chu Ân Lai “Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

– Mao Trạch Đông tuyên bố trắng trợn ý đồ xâm chiếm Miền Nam Việt Nam như sau: Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore. Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …”. CSVN nhận chỉ thị phát động cuộc chiến tranh “Giải phóng” miền Nam VN. Tháng 4 năm 1959, Ủy ban Trung ương đảng họp lần thứ 15 quyết định dùng vũ lực xâm chiếm miền Nam Ngày 20-12-1960: Hà Nội công bố Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam do LS Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.

– Ngày 27-1-1973 Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã ký HIỆP ĐỊNH CHẤM DỨT CHIẾN TRANH VÀ TÁI LẬP HÒA BÌNH TẠI VIỆT NAM Hiệp Định Hòa Bình Paris nhằm “kết thúc chiến tranh và tái lập hòa bình tại Việt Nam”. Vào lúc ký hiệp định, VNCH kiểm soát 75% lãnh thổ và 85% dân số.

Điều 15 qui định “Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Nam và Miền Bắc, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào, thời gian thống nhất sẽ do Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam đồng thỏa thuận.

 TNG KT CUC CHIN TRANH VIT NAM

    Việt Nam với bờ biển dài như hình chữ S nhìn ra biển Đông Thái Bình Dương, khống chế toàn bộ hải trình từ Đông sang Tây và ngược lại nên được xem như “ngã tư giao thương quốc tế”. Ngoài vị trí “địa lý chiến lược” hết sức quan trọng, Việt Nam còn có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một hải phận rộng 1 triệu km2 với trữ lượng dầu hỏa tiềm tàng đã khiến các cường quốc luôn tìm mọi cách xâm chiếm, can thiệp vào Việt Nam. Lịch sử cận đại chứng minh khu vực Đông Nam Á nói chung và Đông Dương nói riêng là một khu vực địa lý-chính trị và quân sự nên cuộc chiến tranh ở Việt Nam kéo theo cả Đông Dương (Việt, Miên, Lào) và cả khối Đông Nam Á trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở vùng này.

    Ngày 3-2-1930 Hồ Chí Minh thành lập đảng CSVN đến tháng 10-1930 theo chỉ thị của Cộng sản quốc tế đổi tên là đảng Cộng Sản Đông Dương. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh thực dân Pháp. Ngày 11-3-1945, Cơ Mật Viện triều Nguyễn họp khẩn cấp và ra tuyên bố “Huỷ bỏ Hiệp ước 1884 và Khôi phục chủ quyền cuả  Việt Nam”. Ngày 12-3-1945, Cao Miên tuyên bố độc lập và ngày 15-4-1945, Lào tuyên bố độc lập. Như vậy, Việt Nam trên nguyên tắc đã chính thức độc lập kể từ ngày 11-3-1945 với chính phủ Trần Trọng Kim đầu tiên trong lịch sử. Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp mà Cộng Sản phát động dưới danh nghĩa giải phóng các dân tộc Việt Miên Lào trong thực chất là để bành trướng chủ nghĩa  Cộng Sản, nhuộm đỏ cả Đông Dương để mở đường cho Trung Cộng tiến xuống Đông Nam Á. Ngày 14-1-1950, Trung Quốc công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 31-1-1950 Liên Sô công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa là nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á nên ngày 7-2-1950, Anh, Hoa Kỳ và các nước tự do công nhận chính phủ quốc gia Bảo Đại. Hồ Chí  Minh lãnh đạo chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã chính thức đứng vào hàng ngũ Cộng Sản nên cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc đã trở thành chiến tranh ý thức hệ giữa Cộng Sản và tư bản, đưa dân tộc Việt Nam vào thế khốn cùng. Để lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân, ngày 11-11-1945, đảng Cộng Sản Đông Dương giải tán rồi thành lập đảng Lao Động (16-3-1951) trá hình của đảng  Cộng Sản để lãnh đạo phong trào Việt Minh.

    Ngày 2-6-1948, thành lập chính phủ Trung Ương Lâm thời do Nguyễn văn Xuân làm Thủ Tướng, ban hành Hiến chương Lâm thời của nước Việt Nam, chọn quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ và bài “Thanh niên Hành khúc” sau khi đã đổi lời của Lưu Hữu Phưóc làm quốc ca. Ngày 5-6-1948 công bố bản Tuyên ngôn Vìệt Pháp gọi là Tuyên ngôn vịnh Hạ Long minh định Pháp quốc thừa nhận Việt Nam là một quốc gia Độc lập và thống nhất trong Liên Hiệp Pháp với tư cách một quốc gia liên kết.

    Từ tháng 8-1945 đến 1-1946, Hồ Chí Minh đã gửi 8 bức thư cho TT Harry S Truman và bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi HK xin được công nhận và giúp ngăn quân đội Pháp trở lại Đông Dương. Thế nhưng, toán OSS cơ quan tình báo chiến lược của Hoa Kỳ ở Đông Dương do Thiếu tá Thomas More và Đại úy Patty sống cùng với Hồ Chí Minh trong hang Pắc Pó đã báo cáo Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Ái Quốc, nhận chỉ thị của Đệ tam quốc tế CS nên vẫn sinh hoạt đảng, hát quốc tế ca, học tập chủ nghĩa Mác Lê. Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã không công nhận chính phủ Hồ Chí Minh. Nếu là bất cứ người Việt Nam nào thì vận mệnh đất nước Việt Nam đã thay đổi ngay từ lúc đó, nếu không độc lập ngay thì cũng hưởng qui chế chế độ Ủy trị của Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt là sau thế chiến lần thứ hai, với sự ra đời của Liên Hiệp Quốc và nhất là chủ trương giải thực của Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt đã mở đầu cho phong trào dân tộc tự quyết của các quốc gia Đông Nam Á. Indonesia tuyên bố độc lập ngày 17 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ trao trả độc lập cho Philippines năm 1946, Burma giành lại độc lập từ tay người Anh năm 1948 và Pháp chính thức rút khỏi Đông Dương sau hiệp định Genève 20-7-1954. Người Anh đã trao lại độc lập cho Malaya năm 1957 và sau đó là Singapore, SabahSarawak năm 1963 trong khuôn khổ Liên bang Malaysia.

    Từ thực tế lịch sử trên, nếu Hồ Chí Minh không đem chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam thì đất nước chúng ta đã độc lập mà không phải hy sinh oan uổng hàng triệu người Việt Nam vô tội cho tham vọng xâm lược bành trướng của Cộng sản. Chính Cộng Sản Việt Nam đã phản bội kháng chiến để thỏa hiệp với thực dân Pháp, ký kết hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước trong lúc cao trào kháng chiến của toàn dân đang trên đà thắng lợi. Chính phủ quốc gia Việt Nam không đặt bút ký kết hiệp định Genève để phản đối sự cấu kết giữa Cộng sản và thực dân Pháp chia đôi đất nước. Nguồn sử liệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam sau này cho biết Trung ương đảng đã nhận chỉ thị của đảng Cộng Sản Trung Quốc ký kết chia đôi đất nước. Ngay khi vừa ký hiệp định, Cộng Sản Việt Nam đã chỉ thị cho 85 ngàn đảng viên chưa bị lộ rút vào hoạt động bí mật, chôn giấu hơn 1 vạn súng và nhiều điện đài. Đến năm 1955, bộ máy chỉ đạo của đảng từ xứ ủy, tỉnh ủy đến huyện ủy đã được sắp xếp xong và chuyển hướng hoạt động bí mật chờ thời cơ.

    Ngày 8-9-1954, Liên minh Phòng thủ Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization gọi tắt là SEATO) được thành lập bao gồm 8 nước là Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan, Philippine, Thái Lan và Hoa Kỳ để ngăn chặn sự xâm lược của chủ nghĩa Cộng Sản xuống Đông Nam Á. Ngày 20-11-1954, Thủ tướng Pháp Mendès France viếng thăm Hoa Kỳ xác nhận: “Chấm dứt sự kiểm soát của Pháp về kinh tế, thương mại và tài chánh tại Việt Nam : Chuyển giao quân đội Quốc gia cho Việt Nam, chuyển giao trách nhiệm huấn luyện quân đội quốc gia cho Hoa Kỳ và rút hết quân đội Viễn chinh Pháp ra khỏi Việt nam ”. Ngày 9-8-1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố chính phủ của ông không ký hiệp định nên không bị ràng buộc bởi hiệp định Genève và việc bầu cử không thể  thực hiện được “Chừng nào mà chế độ Cộng Sản chưa cho phép người dân Việt nam được hưởng những quyền tự do dân chủ và những quyền căn bản của con người.”.

    Ngay sau khi vừa đặt bút ký hiệp định Genève, Ban chấp hành trung ương đảng Lao Động trá  hình của đảng Cộng Sản Việt Nam đã họp để chuẩn bị sách lược đấu tranh thống nhất đất nước. Các cơ sở đảng để lại sau hiệp định có nhiệm vụ phát động nhân dân đấu tranh chính trị đòi hiệp thương giữa 2 miền Nam Bắc, thực hiện tổng tuyển cử, phong trào hòa bình Sài Gòn Chợ Lớn đòi các quyền tự do dân chủ… Để đối phó với các hoạt động nằm vùng này, giữa năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm cho phát động chiến dịch “Tố Cộng” trên toàn quốc. Trước những thiệt hại nặng nề này, Cộng Sản Việt Nam quyết định tiến hành khủng bố và ám sát những viên chức địa phương, những giáo viên có lập trường quốc gia. Theo báo cáo của tòa Đại sứ HK thì cuối năm 1960 đã có 700 viên chức Việt Nam Cộng Hòa bị sát hại. Tháng giêng năm 1959, đảng Lao Động (CSVN) ra nghị quyết kết hợp đấu tranh chính trị với lực lượng vũ trang, chuyển người và vũ khí vào miền Nam. Tháng 3 năm 1959, chính phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt Việt Nam Cộng Hòa trong tình trạng chiến tranh.

    Sau khi Trung Cộng đánh chiếm Tây Tạng năm 1959, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore.Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …” nên tháng 4 năm 1959, Ủy ban Trung ương đảng họp lần thứ 15 quyết định dùng vũ lực xâm chiếm miền Nam. Ngày 20-12-1960, Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam do LS Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch được thành lập với chiêu bài “Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập, tiến tới thống nhất tổ quốc”. Đầu năm 1961, quân đội giải phóng Miền Nam Việt nam hoạt động mạnh với 3 thành phần gồm đội quân chủ lực là binh sĩ miền Bắc và cán bộ tập kết trở về, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ hoạt động hiệu qủa ở miền Nam. Chính phủ Hoa Kỳ đưa ra sách lược chống du kích do sir Robert Thompson người Anh cố vấn cho chính phủ Ngô Đình Diệm, đồng thời gia tăng quân số, vũ khí với sự giúp đỡ của cố vấn Hoa Kỳ. Giữa năm 1961, kinh tế gia Eugene Staley được phái sang cố vấn chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thành lập Ấp Chiến lược để tách rời dân chúng ra khỏi sự kiểm soát khống chế của quân Cộng sản. Ngày 11-10-1961, Thống tướng Maxwell Taylor được TT Kennedy cử sang nghiên cứu tình hình nghiêm trọng của VN về phúc trình lên TT là để ngăn chặn quân xâm nhập từ miền Bắc qua biên giới Lào cần ít nhất là 3 sư đoàn quân chiến đấu Mỹ. Bản phúc trình của bộ trưởng quốc phòng Mac namara và bộ trưởng Ngoại giao Dean Rush đều nhấn mạnh trách nhiệm của Hoa Kỳ là phải bảo vệ Việt Nam khỏi rơi vào tay Cộng sản. Bản phúc trình viết “… Chúng ta phải chuẩn bị để đưa lực lượng chiến đấu Hoa Kỳ vào Việt Nam nếu điều đó cần thiết để thành công. Tùy theo hoàn cảnh, có thể quân đội Hoa Kỳ cũng phải đánh vào nguồn xâm lược ở Bắc Việt”. 

     Trước tình hình này, TT Ngô Đình Diệm ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc ngày 15-10-1961. Ngày 3-2-1962, thành lập ủy ban trung ương đặc trách ấp chiến lược do cố vấn Ngô Đình Nhu chỉ huy. Theo báo cáo kết qủa 1 năm thực hiện đã lập xong 5.917 ấp chiến lược qui tụ 8 triệu dân. Bộ chỉ huy yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ (MACV) được thành lập, số cố vấn quân sự tăng từ 700 lên 12.000 người vào giữa năm 1962.

    Ngày 23-7-1962, Hiệp định Trung lập Lào được ký kết, phe tả đã đưa Pathet Lào vào chính phủ liên hiệp để không cho Hoa Kỳ can thiệp vào tình hình Lào. Đồng thời, quân Cộng sản vẫn sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh ở phiá Đông do phe Pathet Lào kiểm soát để chuyển vận ồ ạt vũ khí đạn dược vào chiến trường miền Nam. Từ năm 1962, đường mòn được mở rộng để cho những đoàn xe tải dài từ 50 đến 75 dặm (miles) di chuyển vào ban đêm dưới sự bảo vệ của trên 70 ngàn quân chính qui Cộng sản. Mỗi tháng có thể chuyển được 8 ngàn quân và 10 ngàn tấn vũ khí đạn dược cung ứng cho nhu cầu chiến trường ngày càng ác liệt.

    Trong khi quân Cộng sản quấy rối khắp nơi thì tình hình chính trị miền Nam có nhiều rối loạn kể từ cuối năm 1960 với cuộc đảo chánh của tư lệnh lực lượng nhảy dù. Cuộc đảo chánh do các đảng phái quốc gia tổ chức tuy thất bại nhưng chứng tỏ sự suy yếu của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Ngay từ khi về nhận chức Thủ Tướng, ông Ngô Đình Diệm đã được sự ủng hộ nồng nhiệt của quân đội quốc gia và 1 triệu đồng bào di cư. Chính sự ủng hộ này khiến TT Ngô Đình Diệm và nhất là cố vấn Ngô Đình Nhu có những tính toán chủ quan sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của nền đệ nhất Cộng Hòa. Việc dẹp Bình Xuyên là cần thiết nhưng dẹp luôn các giáo phái khác và các đảng phái quốc gia nhất là áp dụng triệt để dụ số 10 ngăn cấm hoạt động của một số hội đoàn, các tôn giáo đã gây nên sự chia rẽ trong hàng ngũ quốc gia. Ngày 7-7-1963, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã tự vẫn trong tù để lại di chúc “Lịch sử” đắng cay cho những người quốc gia: “Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do”.

    Đầu tháng giêng năm 1963, Cộng quân tấn công ấp Bắc gây tiếng vang bất lợi cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại quốc hội Hoa Kỳ. Theo phúc trình của phái bộ  quân sự  Mỹ  Macv thì Cộng quân kiểm soát được gần một nửa dân số và lãnh thổ về ban đêm. Ngày 15-12-1964, bộ trưởng quốc phòng Mac Namara phải sang Việt Nam thị sát tình hình. Một kế hoạch có tên là Oplan 34A áp dụng biện pháp mạnh để thuyết phục Hà Nội vì lợi ích của chính họ mà từ bỏ ý định xâm lược miền Nam. Kế  hoạch chưa thi hành thì vụ Maddox xảy ra. Hạm trưởng chiến hạm Maddox loan báo chiến hạm bị các tiểu đĩnh của Cộng Sản dự định tấn công ngoài hải phận quốc tế từ ngày 2 đến 4 tháng 8-1964. Ngày 5-8-1964, sau cuộc họp với lãnh tụ lưỡng đảng quốc hội, TT Hoa Kỳ Johnson ra lệnh oanh tạc Bắc Việt. Nghị  quyết “Vịnh Bắc Việt” được quốc hội thông qua ngày 7-8 với đa số phiếu tuyệt đối ở hạ viện và 88-2 ở thượng viện cho phép quân đội HK được tham chiến mở đầu cho thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất tại Việt Nam từ 1965 đến 1973.

    Trước khi có những biện pháp quyết liệt, ngày 13-8 TT Johnson đã nhờ trung gian Seaborn trong phái đoàn Canada gặp Phạm văn Đồng một lần nữa để nhắc lại đề nghị của Mỹ hồi tháng 6 về việc “nhận viện trợ hay bị tàn phá?” thì Phạm văn Đồng nhẹ nhàng nhắc Seaborn rằng lần sau trở lại với những đề nghị mới của Mỹ nên dựa trên căn bản hiệp định Genève. Sau khi quân Cộng sản tấn công phi trường Pleiku ngày 7-2-1965, máy bay Mỹ từ đệ thất hạm đội tấn công cơ sở quân sự ở Đồng Hới. Chiến dịch “Sấm Rền” với hàng trăm phi cơ tấn công các kho đạn, các cầu đường ở miền Bắc.

     Sau khi đưa ra các đề nghị không được Cộng Sản Việt Nam chấp nhận, ngày 8-3-1965 hai tiểu đoàn Thủy quân lục chiến đổ bộ Đà Nẵng để giữ an ninh cho phi trường. Cộng Sản Việt Nam tuy tuyên bố mạnh nhưng cũng hiểu rõ quyết tâm của Hoa Kỳ nên Phạm văn Đồng mới bắn tiếng đề nghi Hoa Kỳ thương thuyết trên căn bản hiệp định Genève. Khi Hoa Kỳ leo thang oanh tạc miền Bắc thì quốc tế Cộng Sản phải vận động tuyên truyền cho phong trào phản chiến trên toàn thế giới chống chiến tranh. Ngày 16-10-1965, những cuộc biểu tình chống chính sách Mỹ tại VN được tổ chức đồng loạt tại London, Copenhagen, Stockholm, Brussels, Rome và 40 thành phố ở Hoa Kỳ.

    Tính đến cuối năm 1965 thì số quân Mỹ tham chiến là 175 ngàn. Chi phí chiến tranh cũng tăng lên đến 2,9% của ngân sách quốc gia. Ngày 29-9-1967, Tổng Thống Johnson đọc diễn văn ở San Antonio hứa ngưng oanh tạc nếu Cộng Sản Việt Nam không lợi dụng việc ngưng oanh tạc để đưa thêm người và vũ khí vào miền Nam. Hà Nội bác bỏ đề nghị có điều kiện này để chờ tình hình bầu cử TT Hoa Kỳ năm 1968 sẽ thuận lợi hơn. Tình hình chiến sự năm 1967 cho thấy quân Cộng Sản đã không đương đầu được với lực lượng cơ động “Tìm và diệt” của quân đồng minh. Tuy đạt được vài thắng lợi nhưng sau đó bị tiêu diệt nên lực lượng bị tiêu hao dần. Chính vì vậy, Cộng Sản Việt Nam quyết định đốt giai đoạn phát động “Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa” để giành thắng lợi quyết định trước khi ngồi vào bàn hội nghị. Lợi dụng dịp tết Mậu Thân, Hà Nội kêu gọi hưu chiến 48 giờ. Chính phủ VNCH tuân thủ lệnh hưu chiến cho quân đội công chức về quê ăn tết. Ngày 30-1-1968, Hà Nội ra lệnh tổng tiến công Mậu Thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 11-2-1968, Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh Tổng Động viên. Ngày 24-2-1968, quân lực Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm thành phố Huế. Theo thống kê thì 4.954 binh sĩ VNCH tử trận, 3.895 binh sĩ Hoa Kỳ và các nước đồng minh và 14.300 thường dân bị chết oan. Về phiá Cộng Sản đã thú nhận thất bại nặng nề vì “đánh giá cao lực lượng mình, đánh giá thấp lực lượng địch và do tư tưởng nóng vội muốn giành thắng lợi lớn, kết thúc chiến tranh nhanh nên nhiều vùng nông thôn giải phóng của ta trước đây bị địch chiếm. Mục tiêu của cuộc tổng tiến công và tổng nổi dậy không đạt được đầy đủ. Lực lượng của ta bị tổn thất nhiều với 111.306 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và chính trị ở miền Nam đã hy sinh và bị thương…”. Sau cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân, về phương diện quân sự thì hầu như toàn bộ lực lượng quân giải phóng bị tiêu diệt. Về phương diện chính trị cũng hoàn toàn thất bại vì nhân dân miền Nam không những không ủng hộ mà còn chán ghét ghê tởm hành động dã man của cộng quân. Nếu đồng minh Hoa Kỳ và VNCH biết khai thác thời cơ, huy động các sư đoàn chủ lực thiện chiến như lực lượng nhảy dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt Động quân tung ra những trận đánh thẳng vào miền Bắc thì tình hình có thể đã thay đổi.

    Sự kiện tòa đại sứ Mỹ bị tấn công và hơn 3 ngàn quân nhân Mỹ tử thương đối với nhân dân và quốc hội Mỹ là một tổn thất hết sức nặng nề về mặt tâm lý. Người dân bất bình với chính quyền Johnson vì danh dự bị tổn thương, đời sống khó khăn hơn vì phải đóng thuế thêm 10% cho ngân sách quốc phòng. Ngay trong đảng dân chủ, TT Johnson bị nhóm chủ hòa phê phán chỉ trích. Ngày 31-10-1968, TT Johnson tuyên bố ngưng các cuộc tấn công trên lãnh thổ Bắc Việt trừ khu vực dưới vĩ tuyến 20 và đề nghị mở hòa đàm với Bắc Việt. Đồng thời TT Johnson tuyên bố sẽ không ứng cử và cũng không chấp nhận đảng dân chủ đề cử để hậu thuẫn cho Phó TT Humphrey tranh cử Tổng Thống. Ứng cử viên Mac Govern của đảng dân chủ với lập trường chủ hòa, sẵn sàng lập chính phủ liên hiệp với Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam nên chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chịu tham gia hòa đàm. Trong khi ứng cử viên Nixon của đảng Cộng Hòa với lập trường cứng rắn tuyên bố úp mở rằng đã có kế hoạch bí mật để chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã thắng cử với đa số phiếu cử tri đoàn (302/191) và 43,3%/ 42,7% số phiếu cử tri.

    Sau khi TT Nixon nhậm chức ngày 20-1-1969, thì phiên họp chính thức đầu tiên giữa “Hai phe, bốn bên” bắt đầu ngày 25-1-1969 với sự tham dự của phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa. Trong bài diễn văn ngày 14-5-1969, TT Nixon xác định quân đội Hoa Kỳ và quân đội Cộng Sản Bắc Việt đồng thời rút khỏi miền Nam Việt Nam và Hà Nội phải ngưng mọi cuộc tiếp viện về người và vũ khí cho Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Cộng Sản Việt Nam chủ trương vừa đánh vừa đàm để khai thác thời cơ bầu cử TT Hoa Kỳ sẽ tạo lợi thế cho họ. Về phía Hoa Kỳ, Nixon tiếp tục chủ trương Việt Nam hóa chiến tranh. Ngày 8-6-1969, TT Hoa Kỳ Nixon họp với TT Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu tại Midway loan báo sẽ rút 25 ngàn quân nhân Mỹ khỏi VN trước tháng 8. Để mở đầu cho kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh, bộ trưởng quốc phòng HK yêu cầu quốc hội chuẩn chi 156 triệu mỹ kim để tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Việt nam Cộng Hòa. Hoa Kỳ chuyển giao phi cơ, chiến hạm, máy bay trực thăng, xe quân sự đủ loại, hơn 1 triệu khẩu súng M 16 cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng tăng quân số từ 850 ngàn lên khoảng 1 triệu binh sĩ. Ngày 15-11-1969, hơn 250 ngàn người biểu tình tuần hành tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn cùng với các cuộc biểu tình khác ở Pháp, Tây Đức và Anh. Đây là cuộc biểu tình phản chiến lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

    Ngày 9-1-1971, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh đã thảo luận với Chu Ân Lai về vấn đề Việt Nam: “Nhân danh tổng thống Nixon, tôi xin thông báo với Thủ tướng một cách trịnh trọng nhất rằng trước hết, chúng tôi sửa soạn rút quân hoàn toàn ra khỏi Đông Dương và ấn định ngày giờ rút quân, nếu có một cuộc ngưng bắn và phóng thích tù binh của chúng tôi.  Thứ đến, chúng tôi sẽ để cho giải pháp chính trị của Nam Việt Nam tự diễn biến và phó mặc cho một mình người Việt… Điều chúng tôi yêu cầu là một khoảng thời gian chuyển tiếp giữa sự rút quân và diễn biến chính trị.  Không phải là để chúng tôi có thể trở lại Việt Nam mà chúng tôi để cho dân tộc Việt Nam và dân tộc các nơi khác ở Đông Dương tự quyết định lấy số phận của họ… Hôm qua, tôi đã thưa với Thủ tướng, và tôi muốn nhắc lại rằng, nếu sau khi quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn,  mà các dân tộc Đông Dương thay đổi chính quyền của họ, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.”. Trong một thông điệp gửi đến người dân Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Tổng thống Nixon đã nói: “Vấn đề rất đơn giản đó là như thế này: chúng ta sẽ rời khỏi Việt Nam theo cách mà – bởi những hành động của chính chúng ta – cố ý chuyển giao đất nước cho những người Cộng sản? Hay là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do? Kế hoạch của tôi sẽ chấm dứt sự tham gia của người Mỹ theo cách sẽ cung cấp cho miền Nam cơ hội đó. Và một kế hoạch khác sẽ kết thúc nó một cách vội vàng và trao chiến thắng cho những người Cộng sản”.

     Ngày 21-2-1972, TT Nixon viếng thăm Trung Quốc. Trong cuộc họp đầu tiên với Chu Ân Lai ngày hôm sau 22-2-1972, tổng thống Nixon đề cập ngay đến vấn đề Việt Nam: “Nếu tôi ngồi vào bàn với bất cứ nhà lãnh đạo nào của Bắc Việt Nam, và cùng nhau bàn bạc về việc đình chiến và nhận lại tù binh của chúng tôi, tất cả người Hoa Kỳ sẽ được rút ra khỏi Việt Nam trong sáu tháng kể từ ngày đó…  Chúng tôi đã đề nghị rút hết người Hoa Kỳ, mà không để cái “đuôi” đàng sau – như cách nói của Thủ tướng – và ngưng bắn trên toàn Đông Dương, miễn là chúng tôi lấy lại được tù binh.  Sau đó, chúng tôi sẽ để cho dân chúng ở đó tự quyết định.”. Kết qủa chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon năm 1972, đã giúp Hoa Kỳ chấm dứt sự tham gia trong chiến tranh Việt Nam không phải là cách mà Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ và nhiều người Việt mong đợi. Thế nhưng chuyến đi này của Tổng thống Nixon đã đã làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu cũng như lập ra một trật tự thế giới mới.

Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh. Photo hôm 25-2-1972courtesy National Archives & Records Administration.

Thông cáo chung được ký kết tại Thượng Hải ngày 28 tháng 2, trong đó hai nước cam kết đi đến bình thường hóa, cùng nhau hợp tác trao đổi trên nhiều lĩnh vực. Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc và hai bên cam kết giải quyết vấn đề Đông Dương trong đó có chiến tranh Việt Nam. 

    Chuyến công du của TT Nixon đã tạo ra những chuyển biến lịch sử, Hoa Kỳ đã thành công trong việc phân hóa hàng ngũ Cộng Sản để Trung Quốc trở thành đồng minh với Hoa Kỳ. Để thực hiện điều này, Hoa Kỳ đã bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc  nên không phủ quyết cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 25-10-1971 theo đó, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) được giữ ghế đại biểu Trung Quốc thay Trung Hoa Dân Quốc.  Chính vì quyền lợi của Hoa Kỳ và quyền lợi cá nhân của Nixon, ông ta đã hy sinh quyền lợi của đồng minh” nên muốn TT Nguyễn văn Thiệu ký vào bản hiệp định trước ngày bầu cử TT Hoa Kỳ. Để thuyết phục Việt Nam Cộng Hòa, TT Nixon đã viết thư cho TT Thiệu ngày 16-10-1972 cam kết “Trong thời kỳ tiếp theo cuộc đình chiến, Ngài có thể hoàn toàn an tâm là chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho chính phủ của Ngài sự yểm trợ đầy đủ nhất, kể cả viện trợ kinh tế và bất cứ viện trợ quân sự nào phù hợp với những điều khoản của hiệp định… Tôi cam kết với ngài rằng bất cứ sự bội tín nào về phiá họ cũng sẽ bị chúng tôi lên án khắt khe nhất và nó sẽ có hậu qủa trầm trọng nhất… Tôi tin chắc rằng đó là giải pháp tốt nhất mà chúng ta có thể đạt được và cũng là giải pháp đáp ứng được điều kiện tuyệt đối của tôi là Việt Nam Cộng Hòa phải được tồn tại là một quốc gia tự do…”. Ngày 26-10-1972, sau khi đến Sài Gòn thuyết phục chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ký vào hiệp định bị TT Nguyễn văn Thiệu cương quyết từ chối nhưng khi trở về Hoa Thịnh Đốn, ngoại trưởng Henry Kissinger tuyên bố “Hòa bình đang ở trong tầm tay”. Người dân Mỹ tin rằng đã có một giải pháp để chấm dứt chiến tranh nên đại đa số người dân Hoa Kỳ đã bầu cho Nixon với tỷ lệ 60,7% so với 37,5% cho Mac Govern. Trong khi đó, đảng dân chủ thắng lớn với 76 dân biểu và 8 Thượng nghị sĩ phản chiến vào quốc hội.

    Sau khi thắng cử thì Nixon cương quyết hơn nên ra lệnh tiến hành chiến dịch oanh tạc Linebacker II lớn nhất trong chiến tranh VN ngày 27-12-1972, tập trung vào khu vực Hà Nội, Hải Phòng để buộc Hà Nội phải đi đến thỏa hiệp. Hà Nội đã bắn 1.200 hỏa tiễn Địa không do chuyên viên Liên Sô điều khiển, hạ 15 B52 và 15 phi cơ khác, 93 phi công chết hay mất tích. Sau đó, ngày 17-1-1973, TT Nixon gửi thêm lá thư cam kết cụ thể với TT Thiệu như sau “Tự do độc lập của nước VNCH vẫn luôn luôn là mục tiêu trọng đại trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Tôi đã theo đuổi mục tiêu này trong suốt cuộc đời chính trị của tôi… Tôi xin nhắc lại những cam kết đó như sau: Thứ nhất, Hoa Kỳ công nhận chính phủ của Ngài là chính phủ duy nhất hợp pháp ở miền Nam Việt Nam. Thứ hai, Hoa Kỳ không công nhận quyền có mặt của quân đội ngoại quốc trên lãnh thổ miền Nam và thứ ba, Hoa Kỳ sẽ phản ứng mãnh liệt nếu nếu bản hiệp định bị vi phạm”. Sau khi Việt Nam Cộng Hòa đồng ý ký, TT Nixon đã gửi ngay 1 lá thư ca tụng TT Nguyễn văn Thiệu như sau “Thưa TT, Với lòng can đảm và kiên trì, Ngài đã bảo vệ được quyền lợi của dân tộc Việt Nam trong công cuộc theo đuổi mục tiêu duy trì tự do và độc lập”. Cuối cùng, Hiệp định chấm dứt chiến tranh và Tái lập Hòa bình tại Việt Nam được ký kết tại Paris giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Vào thời điểm ký kết hiệp định 27-1-1973, VNCH kiểm soát 75% lãnh thổ và 85% dân số. Ngày 29-3-1973, các đơn vị cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam.

    Một biến cố khác xảy ra đã tác động trực tiếp vào sự suy vong của miền Nam Việt Nam. Ngày 6-10-1973, Khối Ả Rập bất ngờ tấn công Do Thái đang cử hành “Lễ Đền tội Yum Kippur”. Quân Do Thái bị thảm bại nên TT Nixon cho thiết lập cầu không vận tiếp liệu cho Do Thái. Do Thái phản công, sau hơn 3 tuần, khối Ả rập phải ký hiệp định đình chiến. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho Do Thái khiến khối Ả Rập tức giận, OPEC quyết định giảm mức sản xuất khiến giá dần thô tăng gấp 4 lần đồng thời các nước Abu Dhabi, Libyia, Saudi Arabia, Algeria và Kuwait cấm vận, cắt đứt dầu hỏa xuất cảng sang Hoa Kỳ. Chính phủ Nixon phải áp dụng chính sách khắc khổ nên nên người dân bất mãn và Việt Nam Cộng Hòa chịu hậu quả trầm trọng của cuộc chiến này. Quân viện của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa tài khóa 1972-1973 là 2,1 tỷ dollars, sau khi Hoa Kỳ bị cấm vận dầu lửa, quân viện giảm xuống còn 1 tỷ 2 và tài khóa 1974-1975 là 1 tỷ. Tháng 8 năm 1974, mức chuẩn chi 1 tỷ cho Việt Nam Cộng Hòa bị cắt xuống còn 700 triệu dollars. Khi TT Nixon xin quốc hội viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa thì quốc hội chỉ chuẩn chi 313 triệu Mỹ kim. Như vậy, quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa từ 2,1 tỷ bị, số tiền bị cắt 1,4 tỷ được chuyển sang cho Do Thái nên quân viện Do Thái tăng lên 1,5 tỷ cũng cắt còn 700 triệu trong năm này.

    Chính sách của Hoa Kỳ trong thực tế được quyết định bởi một “Thế Lực Ngầm”, đó là một tập hợp của các tài phiệt như Rockfeller, Ford foundation … mà hầu hết do vốn của các doanh nhân Do Thái. Tình hình thế giới đã thay đổi khi các chiến lược gia Hoa Kỳ quyết định phá vỡ thế cân bằng chiến lược cũ để tạo một chiến lược mới có lợi cho Hoa Kỳ nhiều hơn. Về mặt chính trị, Hoa Kỳ hy sinh Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Việt Nam Cộng Hòa, chuyển giao một phần công nghệ chế tạo vũ khí tối tân để Trung Quốc trở thành đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ khiến Liên Sô suy yếu và đi tới sụp đổ. Trên phương diện kinh tế, thị trường trên 1 tỷ người dân Trung Quốc là món hàng béo bở hấp dẫn và nguồn nhân công rẻ mạt cho các nhà tài phiệt đầu tư Hoa Kỳ. Chính quyền lợi của tập đoàn tài phiệt này nên Hoa Kỳ đã phản bội lời cam kết với các đồng minh Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Việt Nam Cộng Hòa. Thêm vào đó, quyền lợi của đảng Dân Chủ nói chung và của Thượng Nghị Sĩ chủ hòa Mac Govern đã chủ trương rút khỏi Việt Nam bằng mọi giá, tích cực hỗ trợ cho phong trào chống chiến tranh đang được Cộng Sản quốc tế yểm trợ tối đa nên ngày càng lên cao đến mức không thể kiểm soát nổi khiến chính giới Hoa Kỳ bao gồm cả hành pháp và cả những nhà lập pháp chân chính cũng đành bó tay chấp nhận không thể làm gì khác hơn được. Theo Thượng Nghị Sĩ Jim Web thì chính thành phần này đã cộng tác với cái gọi là Liên Hiệp Hòa Bình Đông Dương, một tổ chức ngoại vi của Cộng Sản đã được Edward Kennedy, Mac Govern là những “phần tử của một nhóm quyền lực ngầm gọi là Liên lạc Ngoại giao (SFR) được tài trợ bởi hệ thống tài phiệt quốc tế như Rockfeller, Ford Foundation… có ảnh hưởng vô cùng lớn trong chính trường đã phát động phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ. Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều hành bởi David Dellinger phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm 1973 và 1974 đã vận dụng nữ tài tử Jane Fonda và Tom Hayden đi khắp các khuôn viên đại học Mỹ, tập hợp sinh viên để chống lại Việt Nam Cộng Hòa”. Phong trào chống chiến tranh Việt Nam được sự chi viện tối đa của Cộng sản quốc tế về nhân lực và tài chánh nên tác động đồng loạt trên toàn thế giới. Tài liệu của đảng Cộng Sản Liên Sô cho biết đã cung cấp 2 tỷ dollars mỗi năm và huy động 500 ngàn đảng viên xâm nhập phong trào phản chiến biểu tình trên khắp thế giới. Tại quốc hội Hoa Kỳ, một “Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chánh”trong đó có Harold Ickes và Bill Clinton nỗ lực vận động những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Việt Nam chống Cộng Sản, ngăn cấm cả đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến binh Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị bộ đội chánh quy Bắc Việt được khối Sô Viết và Trung Cộng yểm trợ. Năm 1974, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thuận với tỷ lệ 43-38 để kèm vào việc chuẩn chi ngân sách quốc phòng một điều kiện gọi là “Tu chính Kennedy”. Ngày 11-7-1974, Ted Kennedy đề nghị cắt 50% viện trợ kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa và ngày 8-8-1974, TT Nixon phải từ chức vì hậu qủa của vụ Watergate khiến tình hình Việt Nam trở nên bi đát hơn. Khi Nixon từ chức, ông bắt buộc phải ký thành luật một mức tối đa ngân sách quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa là 1 tỷ. Ngay khi nhận chức, Tổng Thống H. Ford đã tái cam kết thực hiện “Những gì nước tôi đã cam kết với quý quốc…” nhưng chỉ vài ngày sau, ủy ban chuẩn chi của thượng viện đã cắt từ “Mức chấp thuận” là 1 tỷ xuống còn 700 triệu. Trong khi đó, tình hình chiến sự ngày một gia tăng với sự xâm nhập ồ ạt binh sĩ và vũ khí của quân Cộng Sản mà theo phúc trình của Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thì số đạn tồn kho sẽ hết vào tháng 6 năm 1975 nên chỉ còn đủ cung ứng được từ 30-45 ngày. Thế lực ngầm qua quốc hội một lần nữa tìm đủ mọi cách để tiêu diệt Việt Nam Cộng Hòa qua những quyết nghị cấm không được dùng quỹ Đối giá của viện trợ nhập cảng để trả lương cho cảnh sát, bộ quốc phòng cấm luôn cơ quan quốc phòng DAO tài trợ… GS Warren Nutter, cựu phụ tá Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đặc trách phần tài chính của chương trình Việt Nam hóa chiến tranh đã nói thẳng với TT Thiệu: “Quốc hội HK đôi khi hành động vô trách nhiệm như vậy. Cái trung tâm Tài nguyên Đông Dương đang hết sức tìm cách tiêu diệt VNCH…”. Ông khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ rằng:“Bỏ miền Nam là rơi vào đổ vỡ và thảm sát chỉ vì hơn kém nửa tỷ dollars sẽ có hậu qủa còn sâu sa hơn đó là xé nát lương tâm nước Mỹ. Nó sẽ là ngọn gió thổi bay ảnh hưởng của HK tuy còn mạnh mà đang yếu dần trên chính trường quốc tế…”. Ngày 26 tháng 2 năm 1975, TT Ford gửi thư cho TT Thiệu gợi ý về việc điều đình để có 1 giải pháp chính trị “…Chúng tôi tiếp tục tin tưởng rằng việc thực thi hiệp định Paris, cùng các cuộc điều đình trực tiếp giữa các phe phái Việt Nam, là con đường nhanh nhất, hữu hiệu nhất để chấm dứt cuộc đổ máu tại Việt Nam…”. Cuối cùng, ngày 13-3-1975, đảng Dân chủ chiếm đa số tại thượng viện và Hạ viện bỏ phiếu cho một nghị quyết chống bất cứ viện trợ nào thêm cho Việt Nam. Trước thực trạng đó, TT Thiệu đã phải quyết định “Tái phối trí” lực lượng vì không còn đủ khả năng phòng thủ diện địa nữa. Ngày 15-3-1975, cuộc di tản chiến thuật từ Pleiku tạo nên một bầu không khí hoảng loạn của quân dân cán chánh VNCH. Do áp lực của quốc hội, TT Nguyễn văn Thiệu bàn giao chính quyền cho Phó TT Trần văn Hương rồi TT Hương bàn giao cho Đại Tướng Dương văn Minh mở đầu cho sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa ngày 30-4-1975.

    Sau hơn ba thập niên, sự thật lịch sử của cuộc chiến Việt Nam đã cho chúng ta những nhận định sau:

1.   CHIẾN TRANH VIỆT NAM KHÔNG PHẢI LÀ CUỘC CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC.

    Cộng sản Việt Nam vẫn tuyên truyền rêu rao là đã hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của 2 đế quốc Pháp và Hoa Kỳ. Thế nhưng, sự thật là sau khi quân Nhật lật đổ chế độ thực dân Pháp, ngày 11-3-1945, Cơ Mật Viện triều Nguyễn đã tuyên bố “Hủy bỏ Hiệp ước 1884 qui định Pháp bảo hộ Việt Nam và Khôi phục chủ quyền cuả một nước Việt Nam độc lập”. Ngày 12-3-1945, Cao Miên tuyên bố độc lập và ngày 15-4-1945, Lào tuyên bố độc lập. Nhận chỉ thị của Cộng Sản quốc tế đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ quốc gia Việt Nam, ngày 19 tháng 8 năm 1945, đảng Cộng Sản Việt Nam núp dưới danh nghĩa Việt Minh cướp chính quyền. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập và thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh ký thỏa hiệp sơ bộ với thực dân Pháp đồng ý để quân Pháp ra Bắc thay thế quân đội Trung Hoa giải giới quân Nhật để lợi dụng cơ hội này tìm cách tiêu diệt các đảng phái quốc gia. Sau khi cấu kết với thực dân Pháp bất thành, ngày 19-12-1946, Hồ Chí Minh kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”, cuộc chiến tranh Việt Minh và Pháp bắt đầu. Tháng 12,1947, Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long được ký kết giữa Cao Ủy Pháp Bollaert với Quốc Trưởng Bảo Đại để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Theo Hiệp Ước này Pháp long trọng thừa nhận nền độc lập của Việt Nam và Việt Nam được tự do tiến hành thủ tục thực hiện thống nhất quốc gia chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết. Ngày 8-3-1949, TổngThống Cộng Hòa Pháp và nhân danh Chủ Tịch Liên Hiệp Pháp, đã ký với Quốc Trưởng Bảo Đại Hiệp Định Elysée công Nhận Việt Nam Thống Nhất và Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp. Ngày 23-4-1949 Quốc Hội Nam Kỳ đã giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất.

     Lịch sử đã chứng minh rằng, Cộng sản Việt Nam đã núp dưới danh nghĩa kháng chiến, lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt Nam để nhuộm đỏ cả Đông Dương, bành trướng chủ nghĩa CS mở đường xuống Đông Nam Á. Chính Hồ Chí Minh đã không giấu giếm sự thật khi gặp Salisbury tai Hà Nội năm 1965: “Những ngày tuyệt diệu rồi đây sẽ đến khi tất cả các đồng chí đã đến bên nhau. Tất cả mọi người đang nỗ lực tranh đấu để đem đến sự thành công của Miền Bắc Việt Nam, đó chính là sự thành công của những người Nga, những người Tàu, và những chế độ tại Đông Âu. Tất cả đều muốn làm cho Miền Bắc Việt Nam trở thành một mẫu mực, một nơi triển lãm thu hút muôn người, và một mẫu mực lý tưởng của chủ nghĩa Cộng sản có thể đưa đến cho các dân tộc tại Á Châu và đặc biệt nhất là vùng Đông Nam Á.”. Đây là bằng chứng quá rõ ràng cho mọi người thấy Hồ Chí Minh đã không bao giờ thực tâm tranh đấu vì Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc cho dân tộc Việt Nam mà sử dụng cả dân tộc Việt Nam như một công cụ để phục vụ tham vọng bành trướng của Đế Quốc Cộng Sản Nga Sô.

     2. CUỘC CHIẾN VIỆT NAM LÀ CUỘC CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ.

    Tháng 1 năm 1945, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc xin đứng vào hàng ngũ quốc tế CS nên ngày 14-1-1950 Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Ngày 31-1-1950, Liên Sô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thành trì công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Sự kiện lịch sử này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử là VNDCCH chính thức đứng vào hàng ngũ cộng sản nên ngày 7-2-1950, Hoa Kỳ, Anh và các nước thế giới tự do công nhận chính phủ quốc gia Bảo Đại để ngăn chặn làn sóng đỏ tràn xuống Đông Nam Á. Cuộc chiến Việt Nam chính thức trở thành cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Cộng sản và thế giới tự do. Sau khi Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore.Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …”. Tháng 4 năm 1959, Ủy ban Trung ương đảng họp lần thứ 15 quyết định thành lập Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ngày 20-12-1960, với chiêu bài “Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập, tiến tới thống nhất tổ quốc”. Sau khi chiếm được cả miền Nam, chính Lê Duẫn, tổng bí thư của đảng CSVN đã xác nhận một lần nữa:“Chúng ta đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc và ngày nay, yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”. Bộ mặt thật của CS đã phơi bầy trước lịch sử. Cuộc kháng chiến của dân tộc đã bị lợi dụng, Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã hy sinh hàng triệu người VN vô tội để bành trướng chủ nghĩa CS, nhuộm đỏ cả Đông Dương.

      3. CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM ĐỐI ĐẦU GIỮA CS VÀ TƯ BẢN KHIẾN SINH LỰC CỦA DÂN TỘC BỊ TIÊU HAO TRẦM TRỌNG.

    Trước đây, chúng ta bị bộ máy tuyên truyền của Cộng sản lừa dối rằng lực lượng đồng minh Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Thái Lan và Đại Hàn đến Việt Nam để chống lại một nước nhỏ bé là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và nhân dân miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, sau hơn 30 năm, chúng ta mới biết cả Liên Sô, Trung Cộng lẫn Bắc Triều Tiên đều tham chiến ở Việt Nam. Việt Nam trở thành chiến trường giữa 2 khối Cộng Sản và thế giới tự do. Sự thật lịch sử này được một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu như sau: “Trong giai đoạn giúp Việt Nam chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc đã vì Việt Nam mà đóng góp không biết bao nhiêu tài lực, nhân lực, vật lực, pháo binh, công binh, nhân viên đường sắt, nhân viên thư tín, hải quân, không quân, hậu cần vận tải … 16 sư đoàn, hơn 300.000 lính Hồng quân Trung Quốc ở Việt Nam trong hơn 3 năm 9 tháng đấu tranh. Tác chiến đối không 2153 lần, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ, bắt sống 42 phi công Mỹ, viện trợ Việt Nam xây dựng Hải Phòng, Hòn Gai, các thành phố duyên hải và xây dựng hệ thống phòng ngự ở tam giác châu thổ sông Hồng, tu sửa và xây dựng các tuyến đường huyết mạch, sân bay, tuyến đường sắt đông tây, mở đường trên biển chuyên chở vũ khí vào miền Nam và chi viện cho đường mòn Hồ Chí Minh. Từ năm 1950 đến năm 1978, TQ đã viện trợ cho Việt Nam hơn 200 tỷ mỹ kim, trong đó 93% là viện trợ không hoàn lại, đó là chưa kể xương máu mà 1446 chiến sỹ đã hy sinh, 4200 người trọng thương… những hy sinh đó tuyệt đối không thể tính được bằng tiền“. Gần đây, chúng ta mới biết được là các đơn vị phòng không Liên Sô và phi công Bắc Hàn cũng tham dự cuộc chiến tranh VN. Cựu Trung Tướng Yevgeni Antonov, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự của Liên Sô tại Việt Nam tiết lộ rằng Liên Bang Sô Viết đã gởi một trung đoàn phòng không với đầy đủ vũ khí và trang bị sang Việt Nam tham chiến và 13 người lính phòng không Liên Xô đã chết trên chiến trường miền Bắc. Trung đoàn phòng không Liên Sô  đã bắn rơi những chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trên bầu trời Hà Nội, kể cả chiếc chiến đấu cơ A-4 Skyhawk của Thượng Nghị Sĩ John McCain. Theo tiết lộ của cựu trung tướng Liên Xô Yevgeni Antonov, chỉ huy lực lượng phòng không Liên Xô tại Việt Nam từ 1969 đến 1970 thì Việt Nam là một phòng thí nghiệm cho vũ khí Liên Sô để chuẩn bị cho việc máy bay Mỹ và NATO oanh tạc vào nội địa Liên Sô trong trường hợp có chiến tranh giữa hai khối sau này. Sự thật lịch sử đã chứng minh rằng chính Hồ Chí Minh, cán bộ của CS quốc tế đã đưa dân tộc vào cuộc chiến tranh ý hệ, hy sinh xương máu của hàng triệu người dân lành vô tội để bành trướng chủ nghĩa CS xuống toàn cõi Đông Dương. Sinh lực của dân tộc bị tiêu hao trầm trọng, hàng triệu người dân vô tội hy sinh, đất nước nghèo nàn tan hoang đổ nát, lòng người ly tán. Cái gọi là thống nhất đất nước chỉ là sự xâm lăng của bạo lực và hận thù khiến dân tộc Việt Nam ly tán, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do. Cộng sản Việt Nam đã phơi bầy bản chất độc tài dã man trả thù, hành hạ đày đọa quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tù gọi là “Cải tạo” cùng với biện pháp đổi tiền, đánh tư bản mại sản, bắt đi kinh tế mới để tước đoạt tài sản của nhân dân… Cộng sản Việt Nam tuyên truyền rằng đã “Thống nhất được đất nước” nhưng thực tế đã chứng minh rằng cái gọi là giải phóng miền Nam đã để lại trong lòng dân tộc một sự phân ly ngăn cách không gì có thể hàn gắn được.

4. HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CSVN CHÍNH LÀ TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

     Điều 1 của Hiến chương Hội Quốc Liên và Liên Hiệp Quốc đều nhấn mạnh đến quyền dân tộc tự quyết. Phong trào giải thể chế độ thực dân là xu thế của thời đại được ghi rõ trong Hiến Chương Đại Tây Dương 1941 và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Các đế quốc Tây Phương Mỹ Anh Pháp Hòa Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho các thuộc địa Á Châu như Phi Luật Tân, Syrie và Liban năm 1946, Ấn Độ và Pakistan độc lập năm 1947, Miến Điện-Tích Lan và Palestine năm 1948, Việt Nam-Ai Lao, Cao Miên và Nam Dương năm 1949. Chính vì Hồ Chí Minh và nhà nước VN Dân chủ Cộng Hòa đứng vào hàng ngũ CS, chủ trương đấu tranh võ trang cướp chính quyền để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản nên dân tộc Việt mới hứng chịu thảm họa khốc liệt của chiến tranh.  Hàng triệu người Việt Nam vô tội phải hy sinh, gia đình Việt Nam nào cũng chịu cảnh thương đau mất mát, thống khổ triền miên. Chính Cộng Sản Việt Nam đã đưa dân tộc Việt Nam vào thế trên đe dưới búa của cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Cộng Sản và thế giới tự do. Chính Cộng Sản Việt Nam đã rước voi Mác Lê về giầy mả tổ Hùng Vương, cõng rắn độc Trung Cộng về cắn gà nhà dân tộc khiến gần 4 triệu người dân Việt đã hy sinh cho cuộc chiến tranh phi nghĩa này để rồi đất nước Việt Nam sau hơn 30 năm vẫn là một nước nghèo nàn chậm tiến nhất thế giới.  Hồ Chí Minh và tập đoàn CSVN chính là tội đồ của dân tộc Việt Nam.

5. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM LÀ CÔNG CỤ CỦA ĐẢNG CSVN.

     Trong chiến tranh, Cộng Sản rêu rao tuyên truyền Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam do những người miền Nam đứng lên “Chống Mỹ Cứu Nước” nên được giới trí thức tả khuynh trong phong trào phản chiến ủng hộ. Sau khi đem quân xâm chiếm Tây Tạng năm 1959, Mao Trạch Đông đã chỉ thị phải chiếm miền Nam VN bằng mọi giá để mở đường xuống Đông Nam Á nên ngày 20-12-1960, đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Sau khi xâm chiếm miền Nam Việt Nam, ngày 2-7-1976, Quốc hội Cộng sản tuyên bố thống nhất Việt Nam, đặt tên nước là Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cờ và hiến pháp là cờ và hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phạm văn Đồng tiếp tục làm Thủ tướng. Cái gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng” và “chính quyền Lâm thời Việt Nam” bị giải tán. Ngày 14 đến 20-12-1976, Đại hội Đảng Lao Động họp lần đầu quyết định lấy lại tên là đảng Cộng sản Việt Nam, Lê Duẫn được bầu là Tổng Bí Thư. Bộ mặt thật của đảng Cộng sản Việt Nam đã phơi bầy trước lịch sử. Sự kiện này chứng tỏ việc loan báo đảng CS Đông Dương tự giải tán ngày 11-11-1945 rồi thành lập đảng lao Động 16-3-1951 chỉ để che giấu bản chất CS, lừa dối nhân dân dưới danh nghĩa đảng Lao Động. Núp dưới danh nghĩa Việt Minh, dùng chiêu bài kháng chiến giành độc lập dân tộc nhưng thực chất là lợi dụng xương máu của đồng bào để bành trướng chủ nghĩa CS, nhuộm đỏ Việt Nam và các nước Lào, Camphuchia mà thôi.

6. CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ HY SINH HÀNG TRIỆU NGƯỜI VN VÔ TỘI ĐỂ TIÊU HAO SINH LỰC HOA KỲ CHO LIÊN SÔ.

 

     Khi bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản xuống Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, cả Liên Sô lẫn Trung Quốc đều chủ trương đánh Mỹ, tiêu hao sinh lực Hoa Kỳ cho đến người Việt Nam cuối cùng để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản. Mỗi năm Hoa Kỳ đã chi tiêu 20 tỷ dollars cho chiến tranh trong khi Liên Sô chỉ chi viện 1 tỷ dollars khiến ngân sách Hoa Kỳ kiệt quệ. Đảng CS Liên Sô đã thành công trong việc phân hóa hàng ngũ lãnh đạo Hoa Kỳ khiến nội tình nước Mỹ bị chia rẽ trầm trọng. Cái gọi là “Hội chứng Việt Nam” đã làm mất niềm tin nơi người dân Hoa Kỳ và của cả đồng minh của Hoa Kỳ trên thế giới nữa.

7. CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ HY SINH HÀNG TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM VÔ TỘI ĐỂ MỞ ĐƯỜNG CHO ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG TIẾN XUỐNG ĐÔNG NAM Á.

    Đối với đế quốc mới Trung Cộng đây là một thắng lợi vì chiếm được miền Nam làm bàn đạp mở đường tiến xuống Đông Nam Á, mặt khác cuộc chiến Việt Nam đã hủy hoại tiềm lực của Việt Nam để Trung Quốc dễ bề thống trị. Chính vì món nợ trong chiến tranh nên Cộng Sản Việt Nam phải dâng đất nhường biển cho Trung Quốc. Ngày 25 tháng 12 năm 1999, Lê Khả Phiêu TBT đảng CSVN và Trần Đức Lương, chủ tịch nước CHXHCNVN đi Bắc Kinh ký kết Hiệp ước phân định biên giới. Hiệp ước này chính thức nhượng một phần lãnh thổ thuộc Ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc và nhiều dãy núi thuộc Hà Giang, Lạng Sơn. Ngày 30 tháng 12 năm 2000, nhà nước CSVN ký kết với Trung Quốc 2 hiệp ước phân định vùng vịnh Bắc Việt và Hợp tác nghề đánh bắt cá. Với 2 hiệp ước này, Trung Quốc chính thức khai thác tài nguyên hơn 11 ngàn cây số vuông trong vùng vịnh Bắc Việt. Tháng 6 năm 2007, Trung Cộng phổ biến một bản đồ vẽ biển Đông của Việt Nam bao gồm cả Hoàng Sa Trường Sa là lãnh hải mới của Trung Cộng. Cuối cùng, người thắng trong 2 cuộc chiến tranh này chính là Trung Cộng và kẻ thua chính là Cộng Sản Việt Nam vì bộ mặt thật hại dân bán nước đã phơi bày trước nhân dân và họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

8. HỘI CHỨNG VIỆT NAM CHO HOA KỲ

     Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam đã để lại cho họ một hội chứng “sự chia rẽ trầm trọng trong nội bộ nước Mỹ”, đồng thời uy tín của Hoa Kỳ sút giảm trên chính trường quốc tế. Về phương diện chính trị, Hoa Kỳ đã bị đánh bại bởi chính quốc hội Hoa Kỳ với đa số đảng viên đảng dân chủ đã đặt quyền lợi đảng lên trên quyền lợi quốc gia để bị Cộng sản lừa dối và tùng phục quyền lực ngầm chi phối chính sách của Hoa Kỳ.

    Trong lịch sử Hoa Kỳ, nền dân chủ chính trị đã xây dựng nên một quốc gia hùng mạnh là biểu tượng của dân chủ tự do cho toàn thế giới, thế nhưng chính nền dân chủ đó đã bị giới tài phiệt lũng đoạn qua việc gây quỹ ứng cử nên các dân biểu nghị sĩ dễ bị lèo lái vì quyền lợi của nhóm tài phiệt. Việc hoạch định chính sách thay vì toàn thể hội đồng an ninh quốc gia quyết định thì hầu như giao phó cho viên cố vấn an ninh toàn quyền quyết định nên đã bị nhóm quyền lực ngầm thao túng vì quyền lợi riêng tư phe nhóm mà quên đi quyền lợi và cả danh dự của nước Mỹ. Chính trường Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam bị nhóm quyền lực ngầm mua chuộc tác động cả quốc hội Hoa Kỳ đã đưa nước Mỹ vào một sự kiện từng có trong lịch sử gọi là “Hội chứng Việt Nam” nên Tổng thống Johnson đã phải cay đắng thốt lên sự thật đau lòng:“Chính chúng ta đã đánh bại chúng ta!!!”.

     Vào thập niên năm mươi-sáu mươi, Hoa Kỳ tham dự chiến tranh Việt Nam để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. Bước sang thập niên bảy mươi, lợi dụng sự mâu thuẫn giữa Liên Sô và Trung Quốc sau cuộc chiến tranh biên giới  giữa hai nước hồi tháng 8 năm 1969, dẫn đến việc Liên Xô đưa ra các kế hoạch chi tiết cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc. Mao Trạch Đông lo ngại và muốn tìm một sự hòa giải với Hoa Kỳ để Trung Quốc rảnh tay mà đối phó với Liên Sô nên Hoa Kỳ lại dùng chiến tranh Việt Nam để phân hoá hàng ngũ quốc tế Cộng sản. Để hoá giải ý đồ của Liên Sô muốn Hoa Kỳ sa lầy trong cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ đã “Việt Nam hoá” chiến tranh và tìm giải pháp rút quân trong danh dự. Hoa Kỳ đưa Trung Quốc vào thay Trung Hoa Dân Quốc trong hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và bỏ ngỏ vùng biển Đông Nam Á để Trung Quốc tách hẳn khỏi Liên Sô và trở thành đồng minh của Hoa Kỳ. Sau khi rút chân ra khỏi Việt Nam, chi phí dành cho chiến tranh được dồn sang chế tạo vũ khí cạnh tranh quốc phòng với Liên Sô nên năm 1981, chỉ với 11 tỷ dollars Hoa Kỳ đã chế tạo được phi thuyền con Thoi vượt xa Liên Sô trong lãnh vực không gian. Cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản ở các nước Đông Âu đã dẫn tới những biến đổi lịch sử: Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc quay trở lại theo con đường Tư bản chủ nghĩa. Cộng Hòa Dân chủ Đức sát nhập vào Cộng Hòa Liên bang Đức. Ngày 21-8 đảng Cộng sản Liên Sô bị đình chỉ hoạt động trong toàn liên bang, chính phủ Sô viết bị giải thể. Mười một nước cộng hòa tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Liên bang Sô Viết. Một làn sóng chống đảng Cộng sản và chống Xã hội chủ nghĩa dâng cao khắp mọi nơi. Ngày 21-12-1991 chính thức thành lập các quốc gia độc lập SNG buộc Tổng thống Liên Sô M Gorbachev phải từ chức và cùng ngày đó, ngày 25-12-1991 lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Cẩm Linh (Kremlin) sau 74 năm bị hạ xuống. Đây là một thất bại nặng nề của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của chủ nghĩa Cộng sản trên thực tế không còn tồn tại nữa. Chính Hoa Kỳ đã góp phần giật sập Liên Sô, thành trì của chủ nghĩa Cộng Sản nên xét cho cùng, Hoa Kỳ thắng lợi nhất trong cuộc chiến này.

     Lời thú nhận “Tất cả chúng ta đều đã bị lừa” của Jane Fonda, người đã ủng hộ tích cực nhất cho phong trào phản chiến bị giựt dây bởi Cộng sản đã phải xin lỗi quân đội và nhân dân Hoa Kỳ đã nói lên tất cả sự thật. Không chỉ một Jane Fonda mà cả nước Mỹ và cả cán bộ đảng viên và nhân dân miền Bắc cũng bị lừa dối bởi bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chủ nghĩa Cộng Sản đã và đang bị nhân loại vất vào giỏ rác của lịch sử. Cuối cùng, hơn ba mươi năm sau, kẻ gọi là chiến thắng lại phải trải thảm đỏ mời người gọi là chiến bại để mong được là đối tác hàng đầu cả về kinh tế lẫn quân sự đã trả lời cho câu hỏi ai thắng ai trong cuộc chiến Việt Nam.

9. DÂN TỘC VIỆT NAM THẮNG

     Trong suốt thời gian chiến tranh, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến thắng cả 5 trận đánh lịch sử. Cộng Sản Việt Nam đã thất bại nặng nề trong tổng công kích tết Mậu Thân 1968, trên phương diện chính trị Cộng Sản Việt Nam lại thất bại hơn vì không có một người dân nào ở miền Nam tự do “Tổng Nổi Dậy” theo lời kêu gọi của cái gọi là mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Thống Tướng Westmoreland, tư  lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam đã chua chát nhận định: “Chúng ta đã tham dự một cuộc chiến mà bị trói một tay, một cuộc chiến tranh không được thắng. Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết với quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn…”. Hơn ba mươi năm sau khi kết thúc cuộc chiến, Henry Kissinger, trong cuộc hội thảo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 29-9-2010 đã tự nhận lỗi lầm: “Sự thảm bại tại VN vào ngày 30-4-1975 là do Hoa Kỳ gây nên, chứ không phải VNCH”.

     Sau ngày Cộng sản xâm chiếm miền Nam, hàng triệu người phải bỏ quê hương ra đi tìm tự do nhưng sau gần 37 năm, ngọn cờ vàng vẫn tung bay trên khắp thế giới như biểu tượng cho dân chủ tự do. Cuộc chiến ngày nay không còn là cuộc chiến của miền Nam tự do nữa mà đã trở thành cuộc chiến của toàn dân tộc chống tập đoàn Việt gian Cộng Sản độc tài, bất nhân hại dân bán nước. Một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ sẽ chuyển đổi lịch sử trong nay mai và mà thắng lợi cuối cùng chính là của dân tộc Việt Nam.

 

PHẠM TRẦN ANH

(Trích trong bộ  LƯỢC SỬ VIỆT NAM sẽ phát hành trong tháng 9 năm 2012)

 

 

 

CHUYẾN VIẾNG ĐÁM TANG THÂN MẪU CHỊ TẠ PHONG TẦN CỦA HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM

 

 Được tin  bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu chị Tạ Phong Tần đã tự thiêu tại Bạc Liêu, để phản kháng lối hành xử vô nhân tính của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam đối với gia đình bà, đối với các nhà bất đồng chính kiến, cũng như đối với đồng bào Việt nam thấp cổ bé họng,  Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã tổ chức phúng viếng bà Đặng Thị Kim Liêng, Đoàn viếng tang do Phó Hội trưởng hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt nam, cựu tù Trương Minh Nguyệt, cùng các cựu tù  Trương Minh ĐứcBùi Thị Minh HằngMục sư Nguyễn Ngọc Thạch, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng cùng với hữu của tù nhân lương tâmNguyễn Bắc Truyển, đã xuôi về  thành phố Bạc Liêu để phúng viếng.

 

Khởi hành tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn vào lúc 14 giờ ngày 31/7/2012, đoàn đã bị đeo bám bởi lực lượng chó săn của an ninh cộng sản Việt Nam. Khi đoàn viếng đám tang đến cầu Long Định thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, có một số tên cộng nô trong vai cảnh sát cướp cạn trên công lộ chặn xe lại, kiểm tra giấy tờ xe, giấy tờ hoàn toàn hợp lệ nên chúng không có lý do gì để ngăn chặn chuyến phúng viếng này, tuy vậy, với bản chất lưu manh xảo trá của những tên cộng nô cháu con của lão Hồ  đã quả quyết rằng: “có người tố cáo xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy”. Không thể ngăn chặn chuyến đi của đoàn bởi sự vu cáo này, những tên công nô cướp cạn lại viện dẫn một lý do khác ấy là: “nghi bằng lái xe giả”. nên lực lượng cướp cạn trên công lộ này đã lập biên bản giữ bằng lái xe và để cho xe tiếp tục lưu thông, người tài xế xe và đoàn đồng ý giải pháp này. Trong lúc dừng xe, lực lượng cảnh sát cướp cạn trên công lộ này thường xuyên gọi điện thoạivề cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo của ai đó trong một nỗ lực hòng ngăn chặn có hiệu quả chuyến viếng tang này của Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam

 

Khi xe vừa đến  thành phố Vĩnh Long  dùng cơm chiều, cũng  có “một lực lượng” Chó Săn Cơ Động 113 (CSCĐ) bám theo. Xe rời quán vào khu vực dân cư thưa thớt thì xe của lực lượng Chó Săn Cơ Động 113 (CSCĐ) cũng vượt lên ra hiệu dừng xe. Khi hỏi lý do dừng xe thì CS 113 cho biết họ muốn kiểm tra xem bánh xe có mòn chưa, tội nghiệp Chó Săn Cơ Động 113 (CSCĐ) bận rộn quan tâm đến sinh mạng người dân quá nên không có thì giờ đểquan tâm và  quên luôn cả việc Việt Nam đã mất hẳn hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và tay tàu Cộng khi chúng đã hoàn tất việc thành lập thành phố Tam Sa tại nơi này. 

 

Trong thời gian đoàn lưu lại tại nhà chịTạ Phong Tần, nhà cầm quyền cộng sản tại địa phương đã phái côn đồ và “quần chúng tự phát” đến hăm dọa những khách đến viếng đám tang. Ngoài ra còn có những tên côn đồ thường xuyên trấn cướp t tiền phúng điếu tại linh cữu của bà Đặng Thị Kim Liêng mà lực lượng công an chỉ biết còn đảng còn mình đứng canh gác xung quanh linh cửu không có bất cứ động thái khả dĩ nào nhăm ngăn chặn hành vi bất lương này. Một số tên côn đồ còn cầm dao, mã tấu chặn các ngã đường vào nhà, hăm dọa quan khách đến viếng đám tang. Nhà cầm quyền cộng sản tại địa phương đã cấm đoán những người họ hàng, lân lý của gia đình chị Tạ Phong Tần đến viếng đám tang hay bán hoa cúng cho khách đến viếng đám tang, vì đó là gia đình “phản động”.  

 

Một tên an ninh từ Bộ Công an cộng sản Việt Nam đã đến hăm dọa gia đình rằng: “gia đình không được nghe bọn phản động”. Gia đình trả lời: “ai đến viếng chúng tôi cũng phải tiếp, còn ai là phản động thì các ông cứ bắt”. Cán bộ phụ nữ địa phương còn tuyên bố với chị Bùi thị Minh Hằng: “bạn của chị Tần không được dự đám tang”. Khi chị Bùi Thị Minh Hằng hỏi: “cấp trên nào xúi chị nói như vậy hả?”, nữ cán bộ chuồn ngay. 

 

 

Chị Bùi Hằng đã được gia đình cho phép được thay mặt chị Tần để tang cho Mẹ.

Sau khi phúng viếng và chia buồn cùng tang gia xong, trên đường về Sài Gòn vào lúc 13 giờ ngày 1/8/2012, đoàn viếng đám tang của Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã được hộ tống phía sau bằng xe ô-tô mang bảng số xanh của cơ quan công an cộng sản và cũng được “bảo vệ” bởi đoàn Mô Tô hộ tống của lực lượng “quần chúng tự phát” sau trước. May thay, đoàn cũng đã về đến Sài gòn bình an dưới sự phò trì của Hồ Thiêng Sông Núi.

“Nghĩa tử là nghĩa tận” đó là đạo lý muôn đời của người Việt nam, ấy vậy mà nhà cầm quyền lại ra sức ngăn cản, đe dọa những người con dân Việt đi thực hành cái đạo lý ngàn đời ấy, nhà cầm quyền cộng sản Việt nam lại đào luyện những kẻ cướp cạn giữa thanh thiên bạch nhật, cướp đi cả tịnh tài, lễ vật mà thân bằng đang dâng cũng cho người đã khuất: Xin hỏi cộng sản là ai? Chúng có còn con người không hay chỉ là loài cầm thú đội lốt người?. 

Xin được hỏi Hồ Chí Minh và tập đoàn cộng sản Việt nam có còn chút “người” nào không hay đã bị súc vật hóa hết rồi, sao lại cạn tào ráo máng với thần dân của mình đến vậy? Hãy nhớ: “NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN” ấy là đạo lý muôn đời của bất cứ ai biết nói tiếng người chứ không phải riêng gì của người Việt Nam đâu nhé.

Việt nam – Thái Lan ngày 01 tháng 8 năm 2012
Nguyễn Thu Trâm

Đại Hội Liên Kết Đấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam

HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM

Kính gửi Đại Hội Liên Kết Đấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam

 

Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam nhiệt liệt chào mừng Đại Hội Liên Kết Đấu Tranh Dân Chủ Nhân quyền cho Việt Nam. Xin được thay mặt anh chị em tù nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam trong nước và Hải Ngoại chúc mừng Đại Hội Liên kết thành công mỹ mãn.  Hơn lúc nào hết, việc liên kết đấu tranh để thống nhất hành động tạo thành một sức mạnh tổng lực của toàn thể các hội đoàn, đoàn thể trong nước và hải ngoại là một yêu cầu bức thiết của lịch sử. Bài học máu và nước mắt của lịch sử cho chúng ta thấy rằng, người quốc gia chúng ta chưa thắng được tập đoàn Việt gian CS vì chúng ta còn quá chia rẽ do quyền lợi cá nhân đố kỵ, tinh thần phe nhóm thêm vào đó, Việt gian CS với mưu ma chước quỷ luôn tìm cách chia rẽ, tạo ra  những  mâu thuẫn cá nhân, địa phương, tôn giáo để chúng ta lao vào đánh lẫn nhau để bảo vệ tôn giáo của mình  vô  tình chúng ta đang tiếp tay cho CS để tự làm giảm sức mạnh của tập thể người Việt quốc gia của chúng ta.

Chúng ta đang đối mặt với “Thù Trong-Giặc Ngoài”, đất nước đã và đang mất dần vào ta đế quốc mới Trung Cộng. Thời gian không cho phép chúng ta chần chừ gì nữa, mà hãy bắt tay ngay vào việc liên kết, đoàn kết trên một mẫu số chung đó là thống nhất hành động , cùng nhau “Dẹp Thù Trong, Thắng Giặc Ngoài”.  Các Hội đoàn, Đoàn thể vẫn giữ nguyên bản sắc riêng, sinh hoạt riêng. Chúng ta chỉ thống nhất hành động để tạo thành sức mạnh tổng lực của toàn dân tộc đánh đúng tử huyệt của tập đoàn Việt gian CS. Muốn thế, ngay từ bây giờ, chúng ta cùng ngồi lại với nhau, cùng bàn bạc thảo luận để tìm ra một giải pháp chung, cùng  quyết định chung  một hành động chung là “Dẹp Thù Trong-Thắng Giặc Ngoài” để cùng với toàn dân đứng lên đấu tranh giành lại quyền dân chủ tự do, quyền sống làm người và quyền làm chủ đất nước. Kính chúc đại Hội thành công mỹ mãn.

TM Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam

Phạm Trần Anh

 

 

Khi Chúa, Phật cùng chung một nhà

Khi Chúa, Phật cùng chung một nhà

 
 
Ngày kiếm cơm đêm kiếm chuyện (Danlambao) –  Khi nước nhà lâm nguy thì những người cùng chung một nước xích lại gần nhau, đoàn kết với nhau để đấu tranh cứu nước, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội cũng như tôn giáo. Đó là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam 
 
Phật giáo và Thiên Chúa giáo là hai đạo giáo lớn ở nước ta, một bên thờ Phật một bên thờ Chúa, mỗi bên đều có nét riêng khác nhau, nhưng trong đám tang mẹ chị Tạ Phong Tần vừa rồi hai tôn giáo lớn đó đã… bên nhau.
 
Trong bài: “Đám tang bà Đặng Thị Kim Liêng: Những tấm hình biết nói” phóng viên VRNs đăng tấm hình với lời dẫn giải: “Hòa Thượng Thích Không Tánh và Linh Mục Antôn Lê Ngọc Thanh đang cầu nguyện cho hương hồn bà Liêng theo cách riêng của tôn giáo mình, ngay bên cạnh nhau” 
 
 
Mẹ thờ Phật, Con theo Chúa 
 
Được biết bà Đặng Thị Kim Liêng thờ đạo Phật, còn con gái bà, chị Tạ phong Tần thì theo Chúa. 
 
Vậy là Phật và Chúa cùng chung một nhà. 
 
Điều này khác với truyền thống lâu nay ở nước ta là: tôn giáo cũng mang tính cha truyền con nối. 
 
Không phải đây là trường hợp cá biệt mà nhà anh Huỳnh Ngọc Tuấn cũng vậy. Xuất phát từ một gia đình không theo đạo, nhưng vừa rồi gia đình anh đã theo đạo giáo. 
 
Cô Huỳnh Thục Vy theo đạo Thiên Chúa giáo, đã làm con của Chúa. Còn anh Huỳnh Ngọc Tuấn, Cha cô Vy thì mến mộ đạo Phật. 
 
Mới đây, ông đã hành hương về Tổ Đình Thập Tháp và Tu Viện Nguyên Thiều ở Bình Định để tỏ lòng với đạo Phật.
 
Chính sách khủng bố tàn bạo của Cộng sản đã làm cho những ai yêu nước dám đấu tranh, đến với đạo giáo để tìm chỗ dựa về mặt tinh thần. 
 
Là người đấu tranh thuộc thế hệ đi trước, từ trong ngục tù, chị Tạ Phong Tần nhắn gửi ba người em gái đang đấu tranh tìm công lý là Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy và Trịnh Kim Tiến ngụ ý như vậy. 
 
Chị đã nói một câu ngắn ngủi nhưng cô đọng: “Tất cả chúng ta đều được gặp Chúa trong hành trình tìm kiếm chân lý, sự thật và công bằng” trong bài viết: “Khao khát công lý sẽ gặp Chúa” gửi ba em gái nói trên.
 
Trong một xã hội mà hầu như mọi người sợ Cộng Sản đến vô cảm, thì chỉ còn lại đạo giáo là chỗ dựa tinh thần cho những người dám đấu tranh chống vô thần cộng sản. 
 
Phật giáo hay Thiên Chúa giáo dù có nét riêng nhưng đều hướng thiện, đều che chở cho những tâm hồn bất hạnh bị cường quyền đàn áp.
 
Đạo Phật hay đạo Thiên Chúa cũng cùng chung một đất nước, khi đất nước lâm nguy thì các đạo giáo cùng chung một sứ mệnh cứu nguy đất nước với nhau. 
 
Đất nước đang lâm nguy… và chưa bao giờ như hôm nay, hai đạo giáo lớn ấy lại đang bên nhau. 
 
Và đã chung một nhà, ngôi nhà Bà Liêng hay là nhà của đất nước Việt Nam?! 
 
 
 

 
 

ĐIỀU LỆ HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM

12911 Josephine St. # D, Garden Grove, CA 92841
Tel: 714-603-9291 – email: quocvietanhpham@yahoo.com

 

BẢN ĐIỀU LỆ

Căn Cứ: Điều 69 Hiến Pháp nước CHXHCNVN, ngày 15 tháng 4 năm 1992: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội. biểu tình theo quy định của Pháp luật.

Căn Cứ: Điều 20, Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10-12-1948 (Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc ngày 20 tháng 9 năm 1977).

1/ Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách hòa bình.

2/ Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoà thể.

Căn Cứ: Điều 22 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị ngày 16-12-1966 Mọi người đều có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền thành lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình (Việt Nam gia nhập ngày 24-9-1982).

Căn Cứ: Nhu cầu tương trợ của thực thể tù nhân Chính trị, Lương tâm và Tôn giáo tại Việt Nam.

Nay:

CHƯƠNG MỘT

Tổng Quát

Điều 1: Chính thức thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam. Hội do những người tù Chính trị, Lương tâm và Tôn giáo có tinh thần Dân Tộc và lập trường Tự Do Dân Chủ, hình thành từ trong các nhà tù Cộng Sản Việt Nam. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các Hội Tù Nhân Chính Trị khác như Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN tại Hải ngoại.

Điều 2: Danh xưng của Hội là: Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam. Tên Anh ngữ là Vietnamese Political And Religious Prisoners Friendship Association. Tên viết tắt là:(VPRPFA)

Điều 3: Hoạt động của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam bao gồm phạm vi trong và ngoài nước.

CHƯƠNG HAI

Tôn Chỉ, Mục Đích

Điều 4: Tôn Chỉ và Mục Đích của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam là: nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cho mọi tù nhân Chính Trị, Lương Tâm, và Tôn giáo đã từng bị giam cầm.

– Giao lưu, hổ tương và vận động với các tổ chức Từ Thiện, các tổ chức xã hội, và y tế quốc tế để trợ giúp thuốc men, y tế… Từng bước tạo công ăn việc làm để các tù nhân ổn định cuộc sống. Hội có phương hướng đoàn kết rộng rãi để phát huy tính ái hữu ngày càng thêm lớn mạnh.

– Hội quan tâm đến đời sống, bệnh tật, già yếu, quá vãng của Hội Viên .v.v… Đồng thời giúp đỡ đến con cái của các Tù Nhân Chính Trị đã chết trong các nhà tù, đã chết sau khi ra khỏi tù. Con cái của các tù nhân nầy sẽ được xem như Hội Viên cảm tình của Hội.

– Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam từng bước hoạt động thật vững chắc vì mang tính lịch sử và lâu dài.

– Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam ủng hộ tiến trình dân chủ hóa đất nước, nhằm góp phần xây dựng một xã hội thực sự dân chủ, tự do, công bằng và hạnh phúc cho Dân tộc Việt Nam.

– Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam sẽ bênh vực và bảo vệ Hội Viên khi bị bất cứ ai sách nhiễu, khủng bố, hành hung, đe dọa, bị chiếm đoạt tài sản, bắt giam trái phép hay hãm hại dưới mọi hình thức.Việc bênh vực và bảo vệ lẫn nhau trong Hội cũng là nghĩa vụ của tất cả Hội Viên.

CHƯƠNG BA

Hội Viên và Cơ Cấu Tổ Chức

Điều 5: Hội Viên của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, đảng phái, trình độ, giai cấp, tuổi tác, giới tính.

Hội Viên Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam bao gồm: Hội Viên chính thức, Hội Viên danh dự và Hội Viên cảm tình.

-Hội Viên Chính Thức: là những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và Tôn giáo đã từng bị giam giữ trước và sau năm 1975, không kể thời gian giam giữ.

-Hội Viên Danh Dự: là những cá nhân của các dân tộc trên thế giới (không phải dân tộc VN) đã từng bị tù đày vì những hành động đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân

Quyền, đấu tranh vì bị kỳ thị chủng tộc; những cá nhân nầy được mời vào Hội với tư cách là Hội Viên Danh Dự.

-Hội Viên Cảm Tình: Hội Viên cảm tình là những cá nhân trong hay ngoài nước chưa từng bị tù đày bởi những tội danh ghi ở phần trên; nhưng có thiện cảm và nhiệt tình ủng hộ Hội, sẽ được mời vào Hội với tư cách là Hội Viên Cảm Tình.

Điều 6: Cơ cấu tổ chức của Hội gồm có :

– Hội Đồng Cố Vấn Giám Sát

– Hội Đồng Điều Hành .

– Ủy Ban Điều Hành Hải Ngoại

– Ủy Ban Điều Hành Các Tỉnh.

-Hội Đồng Cố Vấn Giám Sát gồm: Đại diện các Tôn Giáo, Thân Hào Nhân Sĩ, cựu tù Chính Trị cao niên, có uy tín, đạo đức sẽ được Hội Trưởng mời vào cương vị thành viên trong Hội Đồng Cố Vấn Giám Sát.

Hội Đồng Điều Hành có nhiệm kỳ 3 năm.

Hội Đồng Điều Hành gồm có :

1 Hội Trưởng

3 Phó Hội Trưởng

1 Tổng Thư Ký và 2 Phó TTK

1 Tài Chánh và Vận động Quốc tế

1 Thủ Quỹ.

Và các Ban nghành theo nhu cầu.

CHƯƠNG BỐN

Nhiệm Vụ

Điều 7: Nhiệm vụ của Hội Đồng Cố Vân Giám Sát và Hội Đồng Điều Hành được quy định như sau:

A- Nhiệm vụ của Hội Đồng Cố Vấn Giám Sát: Đôn đốc công việc và giúp đỡ ý kiến cho Hội Đồng Điều Hành trong mọi lĩnh vực

B- Nhiệm vụ của Hội Đồng Điều Hành:

a) Hội Trưởng:

– Hội Trưởng do Hội Đồng Điều Hành bầu ra thông qua Hội Đồng Cố Vấn Giám Sát. Hội Trưởng có nhiệm kỳ 3 năm và không quá 3 nhiệm kỳ liên tục.

– Hội Trưởng là người chịu trách nhiệm và điều hành tổng quát Hội.

– Hội Trưởng mời 3 Phó Hội Trưởng cùng phụ giúp điều hành công việc của Hội.

b) 3 Phó Hội Trưởng: gồm Phó Hội Trưởng Nội vụ, Kế Hoạch và Ngoại vụ.
Phó Hội Trưởng Ngoại vụ: là Trưởng Ủy Ban Điều Hành Hải Ngoại, với nhiệm vụ thành lập Chi Hội tại các nước ở hải ngoại và thi hành quyết định của Hội Đồng Điều Hành Quốc Nội.

c) Tổng Thư Ký : Có nhiệm vụ soạn thảo văn thư, điều hành công việc hành chánh của Hội, lưu trữ tài liệu trình Hội Đồng Điều Hành để giải quyết.

d) 2 Phó Tổng Thư Ký: Phụ tá, giúp việc cho Tổng Thư Ký. Đặc biệt Phó Tổng Thư ký Hải ngoại phụ giúp Phó Hội Trưởng ngoại vụ để xây dựng và điều hành Ủy Ban Điều Hành Hải ngoại.

e) Tài Chánh và Vận động Quốc tế: Vận động gây quỹ cho Hội và vận động sự yểm trợ của các nước tự do trên thế giới.

f) Chánh Thủ Quỹ: Giữ tài chánh của Hội và thực hiện việc thu chi phân minh rõ ràng.

Điều 8: Ủy Ban Điều Hành Các Tỉnh, Ủy Ban Điều Hành Hải Ngoại trực thuộc Hội Đồng Điều Hành Trung Ương.

CHƯƠNG NĂM

Tài Chánh, Chế Tài và Tu Chính Điều Lệ

Điều 9: Tài Chánh của Hội là do sự tự nguyện ủng hộ của quý thành viên, cá nhân, cùng các tổ chức trong và ngoài nước

Tài chánh của Hội dùng để chi phí cho sự điều hành của Hội cũng như mục đích chính là tương thân tương ái hỗ trợ lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn …

Điều 10: Biện pháp chế tài của Hội là: Nhắc nhỡ, khuyến cáo, cảnh cáo, bãi nhiệm .

Biện pháp chế tài áp dụng cho mọi thành viên trong Hội có những việc làm sai trái. Mức độ áp dụng chế tài đều phải do Hội Đồng Cố Vấn Giám Sát và Hội Đồng Điều Hành quyết định.

Điều 11: Phải có 2/3 thành viên hiện hữu của Hội Đồng Cố Vấn Giám Sát, Hội Đồng Điều Hành Trung Ương mới có thể tu chính điều lệ của Hội. Bản Điều lệ nầy gồm có 5 chương, 11 điều, được Hội Đồng Cố Vấn Giám Sát và Điều Hành Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 10 năm 2006 và đã được góp ý bổ sung vào ngày 19 tháng 11 năm 2006.

Việt Nam, ngày 19 tháng 11 năm 2006

T/M Hội Đồng Điều Hành

Hội Trưởng

(Ấn Ký)

Thích Thiện Minh

HÀNH TRÌNH TƯỞNG NIỆM NỖI TANG THƯƠNG CỦA ĐỒNG BÀO VIỆT

Friday, May 25, 2012

HÀNH TRÌNH TƯỞNG NIỆM NỖI TANG THƯƠNG CỦA ĐỒNG BÀO VIỆT

 

Inline image 1

BANGKOK, một ngày tháng năm oi bức, tôi đón nhà hoạt động cách mạng, người chiến sỹ vì Tự Do, người chị cả, người mẹ của tôi– LÊ CHÂN tức Chiến sỹ NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH tại nhà ga Hua Lam Phon trong trung tâm BANGKOK. Khi thấy chị từ xa, tôi bước đến và được đón nhận trong vòng tay ấm áp của chị.

 

Tôi cảm thấy thật hạnh phúc, cảm giác hân hoan, hãnh diện và tràn đầy nhuệ khí đủ để mình bước tiếp trên con đường mà mình đang đi vì dân tộc VIỆT. Bước ra khỏi nhà ga,chúng tôi tiếp tục hành trình mà linh khí Đất Trời, Hồn Thiêng Sông Núi đã đưa chúng tôi đến với nhau để hợp tác hành động.

 

Sau một ngày nắng cháy da người, chị tả sơ lược cho tôi về chuyến dò đường trước của chị về trại tị nạn PANAT NIKHOM và kế hoạch dựng lên tấm bia mộ để tưởng nhớ những người bạn, đồng bào của chúng ta đã tuẫn tiết tại trại tị nạn để phản đối lệnh cưỡng bức hồi hương,quay về sống với lũ Cộng sản rừng rú, mặt người dạ thú tại Việt Nam.

 

Những đồng bào bất hạnh đã dũng cảm cắt tay, mổ bụng,treo cổ, để chọn lấy cái chết để những người còn lại có cơ may thoát khỏi lệnh cưỡng bức và những người trước đó đã tuyệt vọng mà quyên sinh.

 

Tạm chia tay chị, để mỗi người một việc mà hành động theo dự định.Tôi cảm thấy lưu luyến và thương xót, đồng thời cảm phục chị,người phụ nữ can đảm quyết đoán mạnh bạo đã dấn thân mình cho Đất Nước mà không nghĩ đến sức khỏe bản thân của chính mình.Với thân hình mảnh khảnh,tiều tụy, bàn chân loang lỗ, trán bầm mặt xưng vì té ngã trên đường bôn ba trèo đèo lội suối trong tuyến đường xuyên rừng băng qua 3 quốc gia từ TÂY TẠNG đi đến THAILAND trong mưa gió.

 

Người phụ nữ nhỏ bé nhưng kiên cường, người đàn bà VIỆT NAM đã làm cho tập đoàn Mafia Cộng sản điên đầu,khốn đốn bấy lâu nay, ngươi chiến sỹ vì Lý tưởng Tự Do, nhà hoạt động cách mạng lẫy lừng mà tôi được nghe biết lại giản dị, bình dân đến bất ngờ.

Chị có thể nhịn ăn,sống nơi chổ tồi tàn để dành ít ỏi tài chính mà minh có để chia sẻ với đồng bào khốn khổ tại đây.Ôi! thật không thể tả,không thể nói bằng lời khi tôi chứng kiến con người thật việc thật.

Inline image 2

con đường vào trại tị nạn Panat Nikhom ngày nay

 

 

Ngày thứ 3, khi tôi gặp chị tại BANGKOK này thì cũng là lúc chúng tôi chuyển bước về tỉnh CHONBURY, nơi  có trại tị nạn của đồng bào VIỆT NAM  năm xưa. Mười hai giờ trưa nắng đổ lửa, chúng tôi đến được trại tị nạn PANAT NIKHOM, 1 trong 2  trại tị nạn lớn nhất THAILAND ngoài trại SIKHEW. Ngồi trên xe Honda ôm,cách ngôi miếu thờ đồng bào vài phút xe chạy, chị chỉ bao quát cho tôi toàn cảnh khu tị nạn.Trước mắt tôi là 1 cánh rừng mới trồng,còn phía bên kia đường là khu trại lính mà theo lời chị nói nó là khu Ô. Chưa bao giờ  tôi bước đến nơi này nhưng khi nghe chị nói và dừng chân trước ngôi miếu, bên cạnh cây da lâu năm, trong người tôi có 1 cảm giác gì đó thật khó tả, da gà tôi nổi khắp nơi, cảm giác lạnh sống lưng chạy khắp người tôi hình như  linh hồn oan khiên của đồng bào đang quanh quẩn đâu đây. Nhìn vào ngôi miếu hơi hoang tàn vì lá khô rơi rụng đầy và nhang khói lạnh tanh, cùng ít vật phẩm cũ kỹ mà người trước cúng tế, tôi cảm thấy chạnh lòng và nghẹn lời.Ngôi miếu xơ xài, ọp ẹp và dễ sập như số phận của những đồng bào của tôi trước đây.

 Inline image 3

ngôi miếu trước cổng trại khu “O”

 

Trong miếu, tôi thấy có cúng gương lược và quần áo phụ nữ,thì ít nhiều tôi đã hiểu vì sao, nói ra thì e ngại tới các vong hồn các vị đã quyên sinh . Nhưng  tôi phải nói ra để mọi người biết được cái khổ sở, đau đớn của người tị nạn trong bối cảnh lúc bấy giờ.Theo tôi,nguyên nhân vì sao dân trong vùng cúng quần áo phụ nữ cùng gương lược ,là vì  oan hồn của các vị phụ nữ trong trại bị thổ phỉ,lính Thái… lúc bấy giờ hãm hiếp và lột trần trước khi chết nên hồn oan khuất hiện về và  người Thái đã thấy vậy nên cúng tế.Nhìn sang chị Hạnh, tôi thấy đôi mắt của chị đã ướt đẫm và khuôn mặt đầy đau khổ và bi phẫn, xót xa vì thân phận người tị nạn.

 

 

Chúng tôi bắt tay vào dọn dẹp, sửa sang ngôi miếu. Vì không đủ thời gian, và cũng vì chị Hạnh chỉ tạm quá cảnh sang đây rồi phải tiếp tục các công việc cấp bách khác nên chúng tôi không thể làm được Tấm bia Tưởng Niệm cho đúng cách, trang trọng hầu sưởi ấm lòng các đồng bào đã tuẫn tiết tại đây.Chúng tôi đành in ra và ép vào khung hình với những lời tưởng nhớ đồng bào mà thôi.Chúng tôi hẹn với lòng sẽ quay trở lại để dựng tấm bia khang trang hơn cùng việc tu sửa lại ngôi miếu.

 

Inline image 4

Chị Ngọc Hạnh dọn dẹp lại ngôi miếu

 

 

Tôi nghĩ,những việc làm này không ai bắt buộc chúng tôi nhưng với trách nhiệm ,lương tri của con người , mỹ tục của người VIỆT NAM,nhất là của những người hết lòng Vì Dân Vì Nước, đã dám dấn thân vì đại cuộc chung thì đây là việc phải làm, là hành động của người còn sống dành cho người đã khuất,những người không may mắn.Sự việc dù đã trải qua hàng hai , ba chục năm nhưng tôi nghĩ việc làm khiêm nhường  này của chúng tôi sẽ làm ấm áp hương hồn của những người đã khuất.

Tôi  lặng lẽ dọn dẹp cỏ dại quanh ngôi mộ, còn chị Hạnh thì vừa khóc vừa làm.

 

 

Không gian nơi này rơi vào  chìm lắng, thật liêu trai như quay trở lại thời điểm tang thương khổ nạn của mấy mười  năm về trước .  Hầu như  hai chị em chúng tôi  được Hồn Thiêng Sông Núi và Anh linh của người  đã khuất dìu dắt vào quá khứ để cảm nhận nỗi đau, nỗi tang thương mất mát của đồng bào mà quyết tâm vững chắc hơn trên con đường cứu nguy Dân Tộc Ôi!

Thật diệu kỳ, như có phép lạ , bàn thờ giờ đây sáng sủa, thanh thoát và thuần khiết  như  hương hồn  những người đã khuất cảm nhận được sự quan tâm chia sẻ từ tấm lòng của những người còn sống nên cảm thấy mãn nguyện hơn chăng?.

 

Hay là tâm hồn chúng tôi được thanh thản, nhẹ nhàng vì ít nhiều cũng làm tròn bổn phận của người may mắn dành cho những số phận bi thương, tan tác của đồng bào. Chúng tôi tự nghĩ là mình đã làm tròn trách nhiệm lương tri, nét đẹp văn hóa mà một người VIỆT thuần túy được đào tạo, người may mắn mang dòng máu VIỆT có dòng gien đạo đức tốt đẹp này.

 

Hương khói, hoa quả ,trà nước xong , chi HẠNH vừa kể vừa chỉ cho tôi thấy các dấu vết còn xót lại trên nền đất tại đây. Chị chỉ cho tôi dấu vết cái nền của  Phòng Tiếp Nhận người mới đến, khu transit ,khu O ,nhất là chị tả cho tôi nghe về cổng chính của trại tị nạn, nơi đặt một miếu nhỏ dưới gốc cây.Đây là nơi đã thấm đẫm nhiều nước mắt và máu huyết của đồng bào vì họ đã dùng tất cả các biện pháp hành động để tuẫn tiết để phản đối lệnh hồi hương, nơi mà trước đây khăn tang quấn đầy chi chít…. Chị kể trong nước mắt và âm giọng nghẹn ngào. Rồi tôi cùng chị đi quanh một vòng trại để chị hồi tưởng lại quá khứ đau thương.Qua bên kia đường, khu Ô bây giờ đã là trại lính quy mô và khang trang . Chị bước đến và chụp hình với người lính Thái đứng gác cổng.Họ chào chúng tôi với nghi thức bồng súng và chào tay nghiêm trang ( theo tôi được biết , đây là nghi thúc chào đón khách quý, người mà họ tôn trọng chứ không phải như cách chào thông thường hàng ngày).Chị chụp hình với tư thế đứng giữa 2 người lính Thái. Tấm hình này làm chị nghẹn ngào thốt lên rằng:”

Inline image 6

Chị Ngọc Hạnh thắp nén hương cho những người tuất tiết

 

 

 

Description: https://mail.google.com/mail/images/cleardot.gif

 

Tôi đang đứng đây,đứng giữa oán và ân”.Oán là đồng bào VIỆT NAM đã chết dưới tay người Thái rất nhiều như : cướp rồi giết. hiếp rồi giết. đánh chết trong các trại tị nạn.v.v, .  ÂN là cũng nhờ mảnh đất tạm bợ này mà  hàng triệu người  VIỆT NAM thoát khỏi bàn tay hung tàn của bọn Cộng sản để được định cư, tái dựng cuộc đời mới nơi Đệ tam Quốc gia.

 

Sau khi đi thăm và hồi tưởng lại những ký ức, chúng tôi ra về để trở lại thủ đô Bangkok nhưng trên đường rời khỏi nơi này thì như là hương hồn của những người đã khuất thúc giục nhắc nhỡ chúng tôi, để chúng tôi phải nghĩ đến việc đi tìm lại mồ mả của những đồng bào được an táng tại đây.Chúng tôi đi vòng vòng hỏi dân địa phương nhưng họ không biết.

 

Chúng tôi đành ngậm ngùi trở về vì thời gian không cho phép chúng tôi lưu lại lâu và cũng vì chị Ngọc Hạnh còn nhiều công tác đặc biệt khác phải làm.

 

Tôi đã dặn lòng mình,khẽ bảo trong thâm tâm là sẽ quay trở lại đây để dựng lên tấm bia cho đàng hoàng, và xứng đáng với tấm lòng của những người đã khuất và tìm cho ra mồ mả để tu sửa cũng như nhang khói dù biết rằng hơn 20 năm trôi qua rồi nhưng thiết nghĩ  những hành động dù muộn màng này cũng ít nhiều làm ấm lòng các chiến sỹ đã tuẫn tiết bỏ mình vì Lý tưởng Tự Do cho chính mình và nhất là cho dân tộc VIỆT NAM.

 

Hàng Tấn Phát

 

BANGKOK.25/05/2012 

NGƯỜI SỐNG VÌ LÝ TƯỞNG TỰ DO, DÂN CHỦ ,HẠNH PHÚC  CỦA TỘC VIỆT

 

 

Nhà Trắng sẽ tiếp xúc người Việt ở Mỹ về nhân quyền VN

Nhà Trắng sẽ tiếp xúc người Việt ở Mỹ về nhân quyền VN

Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA

2012-02-20

Nhà Trắng đã yêu cầu được tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ để nghe trình bày các quan tâm về vấn đề nhân quyền Việt Nam.

White House Photo/Pete Souza

Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Tòa nhà Quốc Hội ở Washington DC, ngày 24 tháng 1 năm 2012.

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

 

 

http://www.facebook.com/plugins/like.php?channel_url=https%3A%2F%2Fs-static.ak.fbcdn.net%2Fconnect%2Fxd_proxy.php%3Fversion%3D3%23cb%3Df23903810b16a4%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Ff36b96f8b2b6a7c%26relation%3Dparent.parent%26transport%3Dpostmessage&extended_social_context=false&href=http%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2FRFAVietnam&layout=standard&locale=en_US&node_type=link&sdk=joey&send=false&show_faces=true&width=250

Cuộc gặp sẽ diễn ra tại Nhà Trắng vào trưa Thứ Hai, mùng 5 tháng Ba, và dự trù kéo dài 3 giờ đồng hồ giữa các quan chức Nhà Trắng và khoảng 100 người Việt. Ngày hôm sau, phái đoàn sẽ mở cuộc tiếp xúc với các vị dân cử quốc hội liên bang.

Yêu cầu VN tôn trọng nhân quyền

Tin Nhà Trắng muốn gặp cộng đồng người Việt ở Mỹ được phổ biến không đầy 2 tuần lễ sau ngày đài truyền hình SBTN và Tổ Chức Boat People SOS cho phát động phong trào kêu gọi mọi người cùng ký tên vào bản thỉnh nguyện thư nhân quyền trên trang mạng của Nhà Trắng.

Thỉnh nguyện thư này yêu cầu Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đình chỉ mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam cho tới khi nhân quyền được tôn trọng. Trong thư có nhắc đến những nhà tranh đấu đang bị cầm tù như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, blogger Điếu Cầy, và nhạc sĩ Việt Khang, người đang bị giam cầm sau khi cho phổ biến hai nhạc phẩm “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu”, chứa đựng nội dung kêu gọi lòng yêu nước của mọi người.

Chiến dịch kêu gọi ký thình nguyện thư bắt đầu từ ngày mùng 8 tháng Hai và kéo dài cho đến ngày mùng 8 tháng Ba 2012. Cho đến sáng hôm nay đã có hơn 54.000 người ký tên ủng hộ.

Vấn đề nhân quyền Việt Nam luôn luôn là quan tâm hàng đầu của những người Việt đang cự ngụ ở Hoa Kỳ và các nước khác, đồng thời cũng là điều mà các giới chức hành pháp và lập pháp Mỹ nói đến trong các cuộc tiếp xúc với phía chính phủ Việt Nam.

Đưa VN vào danh sách CPC

 

 

us-senators-met-vn-dissidents-2012-250.jpg
 
Từ trái: TNS Sheldon Whitehouse, LS Nguyễn văn Đài, TNS John McCain, BS Phạm Hồng Sơn, TNS Joseph Lieberman, LS Lê Quốc Quân và TNS Kelly Ayotte, trong cuộc gặp gỡ tại Hà Nội hôm 20-01-2012. Photo courtesy of NVD.

Hồi giữa tháng trước, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain cho báo chí biết là khi ông cùng 3 vị Nghị Sĩ khác viếng thăm Việt Nam, chính phủ Hà Nội bày tỏ ý muốn mua nhiều loại võ khí, trang thiết bị quốc phòng của Mỹ. Câu trả lời của ông là Việt Nam cần phải cải thiện nhân quyền trước khi Quốc Hội Liên Bang có thể đồng ý cho hành pháp bán những loại khí cụ Việt Nam cần mua.

 

Tuần trước khi nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do, Thượng Nghị Sĩ McCain cũng cho rằng trong tiến trình đổi mới chính trị, chính phủ Miến Điện đừng nên xem Việt Nam là mẫu mực vì Việt Nam không hề có bầu cử tự do.

Ngoài ra Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez của đảng Dân Chủ Mỹ cũng đã đề nghị nên đưa vấn đề nhân quyền vào trong quan hệ giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Đề nghị được bà Sanchez đưa ra trong cuộc thảo luận với Đại Sứ Ron Kirk vào hôm 19 tháng Giêng năm nay.

Trong cuộc thảo luận đó, Bà Sanchez nói là mỗi lần Việt Nam đạt được một thành tựu về mậu dịch như Quy Chế Thương Mại Bình Thường Viẽnh Viễn PNTR, gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, hay thành công về ngoại giao như Hoa Kỳ ủng hộ để Việt Nam vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, là mỗi lần chính phủ Hà Nội nuốt lời hứa về nhân quyền.

Bà Sanchez cũng nói thêm rằng Việt Nam ngày nay ngày càng bỏ tù nhiều người hơn, không chỉ nhắm vào các nhà lãnh đạo tôn giáo hay những người tranh đấu cho tự do, dân chủ, mà cả những người trẻ lên tiếng qua internet bày tỏ nguyện vọng của họ đối với đất nước, trong đó trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang là bằng chứng rõ rệt nhất.

Cũng cần nói thêm là tin Nhà Trắng muốn gặp cộng đồng người Việt ở Mỹ được loan tải trong lúc giới thạo tin tại Washington cho Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do biết là vào tháng tới, Ủy Ban Về Tự Do Tôn Giáo  Quốc Tế do chính phủ Hoa Kỳ thành lập sẽ cho công bố bản phúc trình thường niên, trong đó trình bày những sự kiện xảy ra trong năm 2011 liên quan đến tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Một nguồn tin chưa kể kiểm chứng được nói là trong phúc trình này, Ủy Ban sẽ đề nghị Bộ Ngoại Giao Mỹ đặt Việt Nam vào danh sách những nước cần quan tâm, thường hay được gọi tắt là CPC, vì tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn chưa được cải tiến đúng mức.

Ban Việt Ngữ chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những tin này để gửi đến quý vị những chi tiết mới nhất ngay sau khi ghi nhận được.

 

THƯ CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ PHÚC ĐÁP PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC

 

THƯ CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ PHÚC ĐÁP PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC VỀ

VẤN ĐỀ VI PHẠM NHÂN QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC CSVN

Văn Phòng Đặc Trách Về Dân chủ,

Nhân quyền và Lao động

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Washington DC, 20520

Ngày 27 tháng 01 năm 2012 

Kính gửi Bà Đặng Thị Danh,

Rất cám ơn Bà về Văn thư đề ngày 16 tháng 12, 2011 liên quan đến vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam.

Chúng tôi xin chia xẻ cùng Bà về việc Chính phủ Việt Nam hiện nay qua các vấn đề vi phạm nhân quyền đối với chính người dân Việt Nam trong nước. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở vị thế cao cấp nhất giữa Washington và Hànội vẫn luôn nêu cao vấn đề Nhân quyền, bao gồm cả tù nhân chính trị và Tôn Giáo với Chính phủ Việt Nam.

Gần đây, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hànội có gửi một Văn thư yêu cầu phải phóng thích ngay Bà Bùi Thị Minh Hằng và tất cả các tù nhân lương tâm. Ngoài ra, Tòa Đaị sứ chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với gia đình thân nhân của các nhà đối kháng.

Trong Phiên họp về Nhân quyền vào tháng 11 , 2011 vừa qua, Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ William Burns, Phụ Tá Ngoại Trưởng về Dân chủ, Nhân quyền, Lao động Michael Posner, cùng vị Đaị sứ Susan Johnson-Cook cũng đã lưu ý Chính quyền Việt Nam về những kết quả xác thật về Nhân quyền cũng như các vấn đề liên quan đến tù nhân chính trị và tự do tôn giáo.

Chúng tôi cũng xin chia xẻ mối quan tâm của Bà về biến cố tại Giáo xứ  Thái Hà. Chính Bà Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton đã lưu ý các nhà Lãnh đạo Việt Nam phải tuân hành luật pháp cũng như tôn trọng vấn đề tự do tín ngưỡng.

Đại diện Tòa Đại sứ Hoa Kỳ cũng đã viếng thăm Giáo Sứ  Thái Hà sau biến cố xảy ra vào tháng 11, 2011 và chuyển cho họ mối quan tâm của chúng tôi.

Vị Đại sứ Hoa Kỳ liên lạc rất chặt chẽ với những người có thẩm quyền. Ngoài ra chúng tôi cũng đặc biệt lưu tâm phổ biến những vi phạm về tự do tín ngưỡng của nhà cầm quyền VIỆT NAM trong bản Phúc trình về Tự Do tín ngưỡng Quốc tế (International Religious Freedom Report).

Chúng tôi hy vọng những điều vừa trình bày sẽ giúp ích cho Bà. Nếu cần gì thêm xin Bà liên lạc trực tiếp với chúng tôi.

Trân Trọng,

Susan O’ Sullivan

Giám Đốc Văn Phòng Sự Vụ Á Châu và Thái Bình Dương

Văn Phòng Đặc Trách Về Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động.

THƯ GỬI BÀ NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ HILLARY RODHAM CLINTON CỦA PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC

            The Honorable Hillary Rodham Clinton

            Secretary of State

            US  Department of State

            2201 C Street NW

            Washington , DC 20520

            Friday December 16 , 2011            

Kính thưa Bà Ngoại Trưởng,

Chúng tôi là một Tổ chức gồm những người Phụ nữ Việt Nam luôn luôn trăn trở về hiện tình Đất Nước chúng tôi cũng như tình hình Thế giới trước mối hiểm nguy của những Quốc gia còn sống dưới ách độc tài Cộng sản đứng đầu là Cộng sản Tầu.

Gần đây chúng tôi được biết Bà Ngoại Trưởng công du tại Miến Điện đã có lời lên tiếng chính thức với Tổng Thống Miến Điện về Nhân quyền và yêu cầu trả Tự Do cho tất cả tù nhân chính trị đang bị giam cầm. Đồng thời Bà Ngoại Trưởng cũng có buổi gặp gỡ thân mật với Bà Aung San Sui Kyi – vị Lãnh đạo đối lập để bầy tỏ sự quan tâm của Bà Ngoại Trưởng cho tiến trình Dân Chủ, cải cách chính trị mà chính phủ Miến Điện đang có những bước tiến triển. 

Kính thưa Bà Ngoại Trưởng, Hoa Kỳ là một Quốc gia hùng mạnh nhất Thế giới, tôn trọng và xiển dương Nhân Quyền, Tự Do cho nhân loại. 

Chúng tôi hoan nghênh chuyến công du Miến Điện của Bà Ngoại Trưởng và cũng nhân dịp này chúng tôi xin nhắc nhở Bà Ngoại Trưởng cùng toàn thể nhân dân Hoa Kỳ xin đừng quên đất nước Việt Nam của chúng tôi. Việt Nam là một quốc gia mà hơn bốn thập niên trước đây từng là đồng minh, là “người bạn” của nhân dân Hoa Kỳ. Xin đừng quên sự Hy sinh xương máu của 58 ngàn chiến binh Hoa Kỳ đã ngã xuống chiến trường Việt Nam vì hai chữ “TỰ DO”. Nhưng ngày hôm nay đất nước đó, dân tộc đó đang gánh chịu sự thống trị của bạo quyền Cộng Sản. Người dân chúng tôi trên 80 triệu người hiện nay sống dưới sự kềm kẹp sắt máu, bị đối xử tàn tệ trù dập, tù đầy bất cứ lúc nào mà không cần một tội trạng chính đáng.

Có những người tù oan sai trong bóng tối hàng hơn 30 năm qua như trường hợp của Đại Úy VNCH Nguyễn Hữu Cầu, của ông Lê Văn Tính, Linh mục Nguyễn Văn Lý. Có những cái chết oan khuất điển hình như ông Trương Văn Sương, ông Nguyễn Văn Trại và hàng trăm nhà bất đồng chính kiến bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam giam tù đày một cách oan sai như Phạm Thanh Nghiên, Hồ Thị Bích Khương, Bùi Thị Minh Hạnh, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Trung Tôn, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ, ……    

Kính thưa Bà Ngoại Trưởng, trong một lá thư ngắn ngủi, nơi đây chúng tôi không thể nêu lên hết danh sách của tất cả Tù nhân Chính trị Việt Nam.

Chúng tôi xin gửi đến Bà danh sách đầy đủ tù nhân Chính trị đính kèm.

Hiện tại chúng tôi khẩn thiết kêu cầu đến Bà Ngoại Trưởng, Chính phủ và Nhân dân Hoa Kỳ xin hãy quan tâm đặc biệt đến trường hợp của giáo dân xứ THÁI  HÀ  ngày hôm  nay đang trong cơn nguy kịch, bị nhà cầm quyền thẳng tay đàn áp để cướp đất, cướp tài sản, đe dọa sách nhiễu Blogger Bùi Thị Minh Hằng, gia đình Blogger Huỳnh Ngọc Tuấn.

Chúng tôi viết lá thư này kính gửi đến Bà Ngoại Trưởng với ước mong Bà quan tâm cho vấn đề Việt Nam trong mọi thương thuyết ngoại giao, hợp tác, đối tác với nhà cầm quyền độc tài đảng Cộng Sản Việt Nam. Xin Bà cũng nên công tâm mà nói ra như những gì Bà đã làm và đã nói với Chính phủ Miến Điện .

Cầu xin Chúa ban mọi phước lành và đầy hồng ân cho Bà và Gia Đình trong Mùa Giáng Sinh.   

                   Rất trân trọng,

                   Đặng Thị Danh

                   Chủ Tịch Phong Trào Phụ Nữ 

                   Việt Nam Hành Động Cứu Nước

 

The Honorable Hillary Rodham Clinton
Secretary of State
US Department of State
2201 C Street NW
Washington, DC 20520

Friday December 16, 2011

Dear Mrs. Secretary of State,

In the first place, please let me to introduce myself.  My name is Dang Thi Danh, President of the “Foundation of Vietnamese Women Movement Fighting for the Freedom of Vietnam”, who are always concerned about the situation and lives of their fellow citizens in Vietnam, as well as other countries under Communist control, especially the Chinese Communist.

Recently, we have heard of your official visit to Burma to meet with President Thein Sein, in which there were discussions about Human Rights, and the suggestion to release all of the political prisoners there.  We also heard of a very special meeting with Mrs. Aung San Suu Kyi, the leader of the opposing party.  In this meeting, you brought up your concerns about the Democracy, of political issues in Burma, with many positive ideas.  We were all very pleased and happy that the USA, one of the world’s most powerful and respected countries, strongly keeping the idea of Human Rights and Freedom.

We all congratulate your visit to Burma, and would like to bring your attention to our country of Vietnam.  Forty years ago, Vietnam was an ally, a companion of the United States of America.  We fought together, with loss on all sides.  Please do not forget the heroic sacrifices of the 58,000 American soldiers who lost their lives in Vietnam, all for one reason, “Freedom for all.”  But now, forty years later, Vietnam is under the bloody domination of the Communist regime.  Over 80 million Vietnamese people are still living under the brutal control of the Communist government, where the basic human rights are ignored and not honored.

There are many people who are still being detained in prisons for more than 30 years, such as a Captain of the Republic Vietnam, Mr. Nguyễn Hữu Cầu, Mr. Lê Văn Tính, and Father Nguyễn Văn Lý.  We would also like to bring your attention to the unknown and secret deaths of the political prisoners, Mr. Trương Văn Sương and Mr. Nguyễn Văn Trại.  There are hundreds of people who want to show their opinion against the Communist party are thrown into prisons without a reasonable trial, such as the dissident Nguyễn Thanh Nghiên, Hồ Thị Bích Khương, Bùi Minh Hạnh, …  Pastor Nguyễn Trung Tôn, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, lawyer Cù Huy Hà Vũ ..… the list goes on.

In this concise letter, we cannot hope to present all of the names of these unfortunate people, the political prisoners. We will send you later, separately a complete list of these political prisoners who are still being detained in Vietnam jails.

At this moment, we urgently request you, the US Secretary of State, the US Government, and all of the US citizens to please pay better attention and help the Catholic at THAI HA Parish, who are in great danger, risking their own lives.  The Vietnamese Communist are misusing their power to confiscate their land, their properties, and they are putting lots of pressure on Ms. Bùi Thị Minh Hằng, the blogger’s family Huỳnh Ngọc Tuấn, and Huỳnh Thục Vy.

Representing to the Vietnamese Community abroad, we kindly request you to take a closer look at the situations in Vietnam, along with issues such as Foreign Communication and Diplomatic Policies.  We wish to confirm your strong remarks with the Burma authorities regarding the immediate release of political and religious prisoners.

Christmas is coming, may the splendor of the season bring you and all your family Grace, Peace, Love and Joy and may God bless the United States of America.

Mrs. Dang Thi Danh, 

President of  the Foundation of Vietnamese Women Movement Fighting for the Freedom of Vietnam

“NGƯỜI KÉO CÀY THAY TRÂU”Ở “THIÊN ĐƯỜNG CHXHCNVN”!!!

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT

ĐẦU XUÂN “NGƯỜI KÉO CÀY THAY TRÂU”

Ở “THIÊN ĐƯỜNG CHXHCNVN”!!!

 

                                ‘Khai ruộng’, người kéo bừa thay trâu

TPO – Trong khi nhiều người vẫn còn đang ăn Tết, du xuân… thì nông dân ở nhiều nơi phải ra đồng làm việc. Không trâu, không tiền thuê máy, một số hộ nông dân ở  Hưng Yên phải dùng sức người kéo bừa.

Sáng mùng 6 Tết, ông Phạm Văn Kháng, 47 tuổi (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng con trai ra bừa khoảnh ruộng nhỏ ngay giáp quốc lộ 5. Sợi dây thừng được buộc vào hai đầu chiếc bừa, con trai ông Kháng vòng qua bụng, hai tay nắm chặt dây, kéo bừa đi. Đằng sau, ông Kháng lựa chiếc bừa đi theo bước chân con trai.

“Nhà tôi không có trâu. Mà trong làng cũng chẳng còn ai nuôi trâu, bò để mượn. Khoảnh ruộng thì nhỏ, thuê máy bừa vừa tốn tiền, vừa hỏng bờ, nên hai bố con làm cho tiện” – Ông Kháng cho biết.

Cách ruộng của ông Kháng vài khoảnh, dù ruộng khá rộng, nhưng cô Hòe (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng ba con gái cũng đang bừa ruộng bằng sức người. Cô Hòe cầm bừa, trong khi ba cô con gái ra sức kéo chiếc bừa trên ruộng cạn.

Ông Kháng cho biết, với những cánh đồng lớn, cả làng thường thuê máy cày, máy bừa, nhưng với những khoảnh ruộng nhỏ, làm riêng rẽ từng hộ… do không có trâu, bò, tiết kiệm tiền thuê máy, nên thường tận dụng sức người để cuốc, bừa ruộng.

 

.

 

 

 

Trường Phong


 Không nghi ngờ gì nữa ..dấu hiệu Chiến tranh gần kề….

Hải quân đa quốc gia tập trận đổ bộ ở Mỹ

Lực lượng hải quân Mỹ và các quốc gia khác đang tiến hành một cuộc tập trận đổ bộ lớn ở bờ đông của nước Mỹ, với kịch bản giả định nhằm vào một đối phương được cho là có nhiều điểm tương đồng với Iran.
> Tình báo Israel đến Mỹ ‘bàn chuyện tấn công Iran’

 
Một chiếc xe tấn công đổ bộ của Mỹ

Sau một thập kỷ phần lớn tập trung cho các cuộc chiến trên bộ tại Iraq và Afghanistan, cuộc tập trận mang tên Bold Alligator được coi là hoạt động diễn tập đổ bộ lớn nhất được tiến hành trong 10 năm qua, đô đốc John Harvey, người đứng đầu Bộ tư lệnh Các lực lượng Hạm đội Hoa Kỳ, nói.

Khoảng 20.000 binh sĩ Mỹ cùng với hàng trăm lính Anh, Hà Lan, Pháp và nhiều sĩ quan liên lạc tới từ Italy, Tây Ban Nha, New Zealand, Australia đang tham gia vào cuộc tập trận dọc bờ biển giáp Đại Tây Dương thuộc các bang Virginia và Bắc Carolina.

25 tàu hải quân tham gia hoạt động quân sự này, trong đó có một hàng không mẫu hạm Mỹ, nhiều tàu đổ bộ (đặc biệt là tàu Mistral của Pháp) cùng nhiều tàu quét thủy lôi của Canada. Hàng chục máy bay chiến đấu cũng được điều động để tham gia cuộc tập trận.

Ngày hôm qua, 6/2, được coi là “D-day”, tức là ngày đổ bộ, của cuộc tập trận Bold Alligator. Lính thủy đánh bộ Mỹ dùng tàu đệm hơi để tràn vào bờ biển gần căn cứ Camp Lejeune ở bang Bắc Carolina.

Quân đội Mỹ, lo ngại về việc lính thủy đánh bộ Mỹ dành hầu hết thời gian tại các sa mạc của Iraq và những vùng núi của Afghanistan kể từ năm 2001, cho hay mục tiêu của cuộc tập trận là nhằm làm tươi mới, cải thiện và tăng cường những khả năng đổ bộ cơ bản, cũng như củng cố vai trò của hải quân và lính thủy đánh bộ như những chiến binh tiến đánh từ biển cả.

 
 

Trong bối cảnh chi tiêu quốc phòng chịu sức ép sau nhiều năm tăng trưởng không ngừng, lính thủy đánh bộ Mỹ, lực lượng đóng góp một lữ đoàn tham gia cuộc tập trận, cũng sốt sắng trong việc duy trì ngân sách dành cho vai trò truyền thống như một lực lượng đổ bộ.

Kịch bản của cuộc tập trận được thiết kế và tiến hành tại một khu vực tưởng tượng có tên là “Bờ biển Kho báu”, với việc một quốc gia giả định mang tên Garnet xâm lược người hàng xóm ở phía bắc là Amberland, một đất nước giả định khác và đang kêu gọi sự trợ giúp của quốc tế để bẻ gãy cuộc tấn công. Quốc gia Garnet đã cài ngư lôi ở một vài cảng biển và triển khai một số tên lửa đối hạm dọc bờ biển.

Sự đe dọa của ngư lôi, tên lửa đối hạm và các tàu nhỏ ở những vùng nước ven biển khiến người ta nghĩ tới lực lượng hải quân của Iran. Tuy nhiên, các chỉ huy giám sát cuộc tập trận, đô đốc Harvey và trung trướng Dennis Hejlik, cho hay kịch bản kể trên không dựa trên bất cứ một quốc gia cụ thể nào.

Trong bối cảnh căng thẳng với Iran gia tăng và việc Tehran đe dọa đóng eo biển chiến lược Hormuz, các sĩ quan hải quân và những nhà hoạch định quân sự tỏ ra rất quan tâm tới kho ngư lôi và tên lửa đối hạm của quốc gia Hồi giáo. Khi trả lời phỏng vấn tuần trước, đô đốc Harvey cho biết kịch bản của cuộc tập trận tất nhiên dựa trên những tình hình gần đây, và nó có thể được áp dụng tại eo biển Hormuz cũng như những khu vực khác.

Ông Harvey cũng cho hay cuộc tập trận được đúc kết từ những bài học rút ra sau mâu thuẫn Lebanon hồi năm 2006, khi lực lượng phiến quân Hezbollah, được cho là do Iran hậu thuẫn, đã tấn công một tàu hộ tống nhỏ của Israel bằng tên lửa đối hạm.

Cuộc tập trận Bold Alligator bắt đầu từ ngày 30/1 và sẽ kéo dài tới giữa tháng này. Năm nay, Lầu Năm Góc lần đầu tiên cho phép 650 binh sĩ Pháp tham gia. Trong những chiếc xe thiết giáp VAB hay xe trinh sát 10 bánh AMX, nhiệm vụ hàng đầu của các lính Pháp là đổ bộ để tạo đường tiến cho quân Mỹ.

Nhật Nam

ng lý & Hòa bình

Jan 30, ’12 6:44 AM
for everyone

 Tiêu Dao Bảo Cự – Tôi chẳng cần bất cứ một sự lãnh đạo nào

Phạm Thị Hoài (procontra.asia) thực hiện 

Phạm Thị Hoài: Thưa ông Tiêu Dao Bảo Cự, khi còn là đảng viên, ông trải nghiệm sự lãnh đạo của Đảng như thế nào? 

Tiêu Dao Bảo Cự: Tôi vào Đảng ở Miền Nam trước năm 1975 (lúc đó có tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam tức Đảng Cộng sản ở Miền Nam) trong một tình thế hoàn toàn khác với Miền Bắc hoặc cả nước sau 1975. Lúc đó chúng tôi không quan tâm và nói gì đến việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chỉ có đọc qua đôi chút lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản, quan trọng là nghiên cứu 5 bước công tác vận động quần chúng và tập trung cho mục tiêu chống sự can thiệp của Mỹ, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình. 

Trước 75, trong một chi bộ bí mật, chúng tôi chỉ được quán triệt các nhiệm vụ chiến lược và cùng nhau trao đổi, bàn bạc những việc cần làm một cách cụ thể, sáng tạo giữa những người đồng chí hướng, cùng lý tưởng. Ngay sau 1975, những cuộc họp của Đảng đã được mở rộng, công khai, nghe quán triệt các nghị quyết của trung ương và trao đổi một cách tương đối dân chủ, cởi mở những việc cần làm. Giữa các đảng viên, phần lớn từ trong rừng ra và đảng viên tại chỗ, ngoài tình đồng chí còn coi nhau như trong một gia đình lớn, thường gọi nhau là anh – em, chú – cháu tùy theo tuổi tác, một cách thân ái và chân tình. Về sau nữa, các nghị quyết của trung ương có tính cách bài bản và chi tiết hơn, các địa phương chỉ rập khuôn, ít sáng tạo. 

Dần dần, nghị quyết của Đảng và thực tế cuộc sống ngày càng xa cách. Tôi là một trong số rất ít đảng viên nêu thắc mắc trong khi những người khác chỉ biết “quán triệt”. Cho tới một lúc tôi thấy sự lãnh đạo của Đảng đã khác biệt quá xa với lý tưởng và hoài vọng của mình, tôi bắt đầu phản bác, chống đối nên cuối cùng bị khai trừ. Đảng và tôi đã không còn đi chung đường. 

Phạm Thị Hoài: Từ khi bị khai trừ khỏi Đảng, ông có thấy mình trở thành một con người khác không? 

Tiêu Dao Bảo Cự: Cuối năm 1988, Bùi Minh Quốc và tôi ở Hội Văn nghệ Lâm Đồng tổ chức chuyến đi xuyên Việt đòi tự do sáng tác, báo chí, xuất bản và đổi mới thực sự, có nhà thơ Hữu Loan cùng đi. Trên đường từ Hà Nội về Đà Lạt, tôi đã viết bản dự thảo tuyên bố ra khỏi Đảng, chung cho Bùi Minh Quốc và tôi. Anh Quốc không đồng ý, anh nói nếu cần cứ để bị khai trừ và tiếp tục khiếu nại như một cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng, làm rõ đúng sai, tranh thủ những người tốt trong Đảng. Trong hoàn cảnh đó, tôi không thể tách ra khỏi anh Quốc để làm một mình vì chúng tôi cùng một cảnh ngộ, cùng một cuộc chiến đấu và đang rất đơn độc. Cuối cùng, sang năm 1989, cả hai đều bị khai trừ sau một cuộc đấu tranh gay gắt trong Hội Văn nghệ Lâm Đồng và nội bộ Đảng, không chỉ ở đảng bộ địa phương mà liên quan đến tận trung ương. 

Sau khi bị khai trừ Đảng, họa sĩ Lưu Công Nhân lúc đó thỉnh thoảng qua lại Hội Văn nghệ, đến thăm tôi và chúc mừng tôi đã được “giải phóng”. Ông còn nói thêm, các anh ở trong này chưa hiểu biết về cộng sản, nếu các anh ở ngoài Bắc trước đây mà làm như vậy thì đã tù mọt gông hay “giữa đường mất tích” rồi. 

Dù ở trong hay ngoài Đảng, tôi chỉ là tôi, không hề là con người khác. Tôi vào Đảng là tự nguyện, chấp nhận và bị chi phối bởi những nguyên tắc, quy định của Đảng. Khi ra khỏi Đảng, tôi không còn những ràng buộc đó và có nhiều tự do để thể hiện con người đích thực của mình. 

Phạm Thị Hoài: Nếu phải giải thích cho một người chưa bao giờ sống dưới sự lãnh đạo của Đảng hiểu được, ông có thể giải thích như thế nào? 

Tiêu Dao Bảo Cự: Đảng lãnh đạo chủ yếu thông qua hai phương diện, tư tưởng và tổ chức. 

Tư tưởng thể hiện qua cương lĩnh của Đảng, nghị quyết của trung ương và các cấp bộ Đảng mà từng đảng viên phải quán triệt để thực hiện. Tổ chức có quy hoạch đào tạo, dàn xếp, điều chuyển bộ máy lãnh đạo các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương của Đảng, chính quyền, đoàn thể một cách hết sức chặt chẽ. Ngoài ra còn có nguyên tắc cá nhân phục tùng tổ chức, địa phương phục tùng trung ương. Phương pháp đấu tranh phê bình, tự phê bình là một phương pháp rất có hiệu quả để bảo đảm sự thống nhất ý chí, đoàn kết trong Đảng. 

Theo cảm nhận riêng của tôi, vài năm sau 1975, ở các đảng bộ tôi sinh hoạt, phương pháp này được thực hiện tương đối tốt vì các đảng viên đấu tranh thẳng thắn, không khoan nhượng những biểu hiện sai trái, lệch lạc, trong tinh thần gọi là “trị bệnh cứu người” giữa những người đồng chí. 

Về sau này khi đã nắm vững quyền lực, với tư thế của một đảng cầm quyền độc tôn, lợi xen lẫn vào quyền, đi đôi với quyền, cấu kết quyền và lợi bắt đầu tạo ra sự suy thoái, sa đọa trong Đảng. Người ta không còn dám đấu tranh phê bình, tự phê bình một cách thẳng thắn, trong sáng mà nể nang, dựa dẫm nhau, “lắng nghe hơi thở của lãnh đạo”, kết bè cánh, kèn cựa hại nhau, tranh địa vị quyền lợi. Dù Đảng đã từng cảnh báo “Hãy cảnh giác với quyền lực” nhưng lời kêu gọi này không còn giá trị gì khi một đảng trở thành độc tài toàn trị, quyền lực vô biên đi đôi với lợi lộc tràn trề trong nền kinh tế thị trường hoang dã, kích thích lòng tham vô đáy của con người. Sự lãnh đạo của Đảng lúc này trở thành sự khống chế của một tập đoàn thống trị cấu kết nhau trong quyền và lợi. 

Phạm Thị Hoài: Còn với giới trí thức, Đảng lãnh đạo họ thông qua công cụ gì? 

Tiêu Dao Bảo Cự:Cũng thông qua tư tưởng, tổ chức. Ngoài cương lĩnh, nghị quyết chung còn có chiến lược phát triển của từng ngành do Đảng vạch ra, được triển khai trong các hội nghị, hội thảo chuyên đề. Trong điều kiện gọi là “Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối và triệt để” và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng không có nhiều trí thức, sự lãnh đạo này đôi khi khập khiễng, thiếu tầm, khiên cưỡng, áp đặt. Một số hình ảnh được chiếu trên truyền hình làm cho nhiều người xem cảm thấy nhục nhã khi các nhà trí thức hàng đầu của đất nước phải ngồi lắng nghe huấn thị của một cán bộ lãnh đạo Đảng về các lĩnh vực chuyên môn mà trình độ của người đó không đáng là học trò của họ. Đành rằng không có người lãnh đạo của bất cứ quốc gia nào, dù tài giỏi đến đâu, có thể thông thái về hết mọi lãnh vực, tuy nhiên người lãnh đạo đất nước nhất định phải có trí tuệ cao, tầm nhìn chiến lược, lòng hi sinh phục vụ đất nước, mới có thể nói cho người khác lắng nghe. 

Phạm Thị Hoài: Ông có cho rằng giới trí thức cần sự lãnh đạo đó không? 

Tiêu Dao Bảo Cự: Đặc điểm của giới trí thức là nặng tư duy, thích phản biện và sáng tạo. Nếu lãnh đạo đã đưa ra định hướng cứng nhắc, ràng buộc trí thức thì không những không giúp ích cho sự phát triển của giới trí thức mà còn làm cho họ trở nên thui chột, xơ cứng, thậm chí hèn nhát, tráo trở, gian dối để được lòng lãnh đạo. Điều này đã làm cho sinh hoạt của giới trí thức trì trệ trong nhiều năm qua, tụt hậu rất xa so với các nước khác, trên mọi lãnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục, văn học nghệ thuật. 

Phạm Thị Hoài: Và bản thân ông? 

Tiêu Dao Bảo Cự: Hiện nay tôi là một người cầm bút tự do, tôi chẳng cần bất cứ một sự lãnh đạo nào. Tôi nhìn nhận, đánh giá mọi việc theo tư duy, trí tuệ và lương tâm của mình. Tôi viết, dù là chính luận hay sáng tác văn học đều hướng về chân – thiện – mỹ, những giá trị có tính phổ quát toàn nhân loại mà tôi có thể thu nhận qua tri thức đông tây kim cổ. Tôi không cần một lý thuyết hay sự chỉ đường của bất cứ ai. 

Phạm Thị Hoài: Sự lãnh đạo của Đảng hiện nay có gắn với những nội dung tích cực hoặc cần thiết trong một lĩnh vực nào của đời sống? 

Tiêu Dao Bảo Cự: Trên lý thuyết, sự lãnh đạo của Đảng đề cập những vấn đề thiết yếu của đời sống nhưng vì nó chưa xứng tầm với đất nước và thời đại, cố gò vào những lý thuyết giáo điều và tư tưởng đã lỗi thời, mục đích là giữ vững độc quyền lãnh đạo, nên đã làm trì trệ thay vì phát triển đất nước, phục vụ xã hội. Trong tình hình đó, nhiều kẻ bám vào để mưu lợi hoặc theo đuổi những mục đích cá nhân là điều tất yếu. 

Phạm Thị Hoài: Theo ông, không có sự lãnh đạo đó, xã hội có rơi vào hỗn loạn, khủng hoảng không? 

Tiêu Dao Bảo Cự: Theo một nghĩa rộng, bất cứ quốc gia nào cũng cần có sự lãnh đạo của những người cầm quyền, thông qua chiến lược phát triển quốc gia, các kế hoạch 5 năm, 10 năm… chứ không thể để xã hội vận hành một cách tự do, không định hướng được. Hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền, dĩ nhiên Đảng tự cho mình quyền lãnh đạo. Ở đây có hai vấn đề đặt ra: 

Một là Đảng có xứng tầm lãnh đạo đất nước không? Không thể chỉ vì “được lịch sử giao phó sứ mệnh” như Đảng vẫn thường tự hào, giao một lần rồi tự cho mình quyền lãnh đạo mãi mãi. Điều này không khác chế độ phong kiến ngày xưa. Ngày trước là “vạn tuế”, bây giờ là “muôn năm”, một khi chiếm được quyền lực, những người cầm quyền đều tự coi đất nước như của riêng dòng họ, đảng mình một cách vĩnh viễn. Mặt khác, không có sự lãnh đạo hay lãnh đạo sai lầm đều đưa xã hội đến chỗ hỗn loạn, khủng hoảng, gây ra nhiều tội ác, thậm chí đưa đất nước vào họa diệt vong như nhiều bằng chứng lịch sử nhân loại đã cho thấy. 

Trong “Thư ngỏ gởi những người cộng sản Việt Nam” viết năm 1996 (đã công bố trên một số phương tiện truyền thông lúc đó và một số trang web sau này), gởi ban soạn thảo cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ VIII, trước khi đề nghị từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, chống thần thánh hóa lãnh tụ, thực hiện tự do dân chủ và đa nguyên chính trị, thực sự đoàn kết và hòa giải dân tộc, điều đầu tiên tôi đề cập là trưng cầu ý dân về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trước đó nữa, khi còn là đảng viên, tôi cũng đã có lần phát biểu điều tương tự trong một hội nghị của Đảng. Những người cầm quyền hiện nay chưa đủ bản lĩnh và thiện ý để làm điều này. Đó cũng là một trong những lý do làm tôi trở thành một trong hai người đầu tiên bị áp dụng nghị định 31/CP về quản chế hành chính trong 2 năm 1997 – 1999 (người kia là Bùi Minh Quốc). 

Hai là bộ máy lãnh đạo quá cồng kềnh, tốn kém. Một đất nước còn nghèo đói mà có tới 3 bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể “ăn” ngân sách nhà nước, chưa kể phải nuôi một lực lượng quân đội và công an hùng hậu, làm sao có đủ tiền của để lo cho nhân dân, phục vụ phúc lợi xã hội. Tinh giản bộ máy là điều đơn giản, quá dễ thực hiện nhưng Đảng vẫn không làm vì không muốn mất quyền và lợi. Ngược lại, nhân dân chẳng ai muốn phải gánh oằn lưng bộ máy cồng kềnh nặng nề này bằng mồ hôi, nước mắt của mình. 

Phạm Thị Hoài: Theo ông, đảng viên có quyền và có nên phủ nhận độc quyền lãnh đạo của Đảng không? 

Tiêu Dao Bảo Cự: Đảng viên phải tuân thủ điều lệ và những nguyên tắc, quy định của Đảng. Điều này được áp dụng cho bất cứ tổ chức Đảng nào, nếu ai không muốn, đừng gia nhập Đảng. Tuy nhiên chuyện độc quyền lãnh đạo, “tuyệt đối không chia sẻ quyền lãnh đạo cho ai khác” trong khi mình chẳng phải là những người ưu tú nhất, cho thấy một ý thức chiếm hữu hẹp hòi, vì quyền lợi riêng của cá nhân và Đảng chứ không phải vì quyền lợi của nhân dân, đất nước, ngược với mục đích, tôn chỉ của đảng. Do đó tôi nghĩ đảng viên nào thực sự có lý tưởng vì dân vì nước không thể không đặt ra vấn đề này. 

Thực tế, đa số đảng viên hiện nay đều gắn bó với Đảng vì quá khứ, lợi quyền nên dù thấy Đảng sai lầm vẫn không công khai phản bác hay có phản bác nhưng vẫn tiếp tục ở trong Đảng, hưởng lợi quyền do Đảng mang lại. Rất ít người từ bỏ Đảng hoặc phê phán Đảng một cách triệt để (nhưng hiện tượng này đang có xu hướng ngày càng tăng). Nếu không có nhiều đảng viên như thế, Đảng sẽ đi vào thoái trào trong giai đoạn gọi là “tham quyền cố vị”, xa lạ với lý tưởng tốt đẹp mà Đảng vẫn tuyên truyền. 

Phạm Thị Hoài: Nếu được khôi phục đảng tịch, ông sẽ làm gì? 

Tiêu Dao Bảo Cự: “Guồng máy khi vận hành đã đè bẹp mọi lương tri hay lương tri không có chỗ trong guồng máy. Guồng máy đã trở nên vô hồn theo đà quay của nó. Mỗi người chỉ là một bộ phận, một chi tiết, một đinh ốc. Đinh ốc nào rơi ra như tôi sẽ bị nghiền nát. Không có sự phản kháng chống đối trong guồng máy vì như thế sẽ làm nó tê liệt. Chỉ có cách phá vỡ tung và làm lại theo cấu trúc mới. Có phải như vậy không? 

Đúng ra tôi không nên vào Đảng. Tôi là một kẻ yêu tự do, muốn tung trời lướt gió, làm sao có thể ở trong một Đảng được. Đảng là một tổ chức, một phương tiện, tập hợp sức mạnh, ý chí và hành động của nhiều người để đạt đến một lý tưởng chung. Nhưng khi lý tưởng chung đã không còn, Đảng sẽ trở thành tù ngục và là nơi thanh toán lẫn nhau. Đảng phải thuần nhất, nếu không Đảng sẽ mất sức mạnh dù đó là sức mạnh mù quáng. Những người lãnh đạo Đảng hiểu rất rõ điều đó. 

Đảng cầm quyền lại có thêm yếu tố quyền lực và quyền lợi gắn kết các thành viên. Sau bao nhiêu tổn thất, mất mát trong đấu tranh, khó ai có thể từ chối những yếu tố mới đầy hấp dẫn và lạc thú, có sức lôi cuốn mạnh hơn cả lý tưởng ngày xưa. Điều này giúp tôi hiểu thêm bản chất của con người và tính chất của guồng máy này. Lý tưởng và quá khứ với những tủi nhục và vinh quang đã ràng buộc họ vào một tổ chức, quyền lực và quyền lợi đã cố kết họ trong guồng máy. 

Guồng máy này dị ứng với những người và cách phản ứng như tôi.” 

Trên đây là một đoạn trích ở chương 3 nói về guồng máy trong cuốn sách Mảnh trời xanh trên thung lũng (NXB Văn Mới, Cali, Hoa Kỳ 2007), viết về suy nghĩ và tâm trạng của tôi sau bị khai trừ Đảng. Trước đây tôi vào Đảng trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt để cùng với những người đồng chí hướng chiến đấu có hiệu quả trong một tổ chức. Bây giờ mọi chuyện đã rất khác, quá khác ngày trước, và với tình hình của Đảng như đã phân tích trên, tôi còn vào Đảng hay trở lại Đảng để làm gì? 

Phạm Thị Hoài: Ông có tin rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tự chuyển mình thành một đảng dân chủ, từ bỏ chế độ toàn trị và cùng các đảng phái khác chia sẻ trách nhiệm điều hành đất nước? 

Tiêu Dao Bảo Cự: Đảng Cộng Sản Việt Nam có khả năng thích nghi rất lớn. Lịch sử Đảng cho thấy Đảng đã nhiều lần đổi tên, thay đổi đường hướng chiến lược để tồn tại và phát triển. Đảng cũng thấy rõ xu hướng hiện nay của toàn nhân loại là xu hướng dân chủ, nhưng Đảng sẽ không tự nguyện chuyển hóa về phía dân chủ vì như thế sẽ mất độc quyền lãnh đạo, có nghĩa là mất nhiều quyền lợi. Tuy nhiên xu thế lịch sử không cho phép họ tiếp tục giữ mãi độc quyền. Xu thế lịch sử ở đây không hiểu chung chung mà là ý thức dân chủ và tinh thần phản kháng của người dân ngày một lên cao, cộng với sức ép của quốc tế trên đường hội nhập. Đảng sẽ phải chuyển hóa nhưng tốc độ chuyển hóa tùy thuộc vào tác động nói trên và với sự tính toán, chuẩn bị chu đáo bằng nhiều thủ thuật, làm thế nào vẫn chiếm thế thượng phong, ít ra là thời gian đầu, trong cuộc chơi dân chủ không thể tránh được. Dù sao đó cũng là kịch bản tương đối ít gây xáo trộn, mất mát. Nếu Đảng vẫn khăng khăng quyết giữ độc tài toàn trị, đến một lúc nào đó, khi người dân không thể chịu đựng nổi, nhất định bạo loạn sẽ nổ ra, Đảng và nhân dân đều chịu tổn thất rất lớn. Trách nhiệm trước lịch sử về thảm kịch đó thuộc về Đảng. 

Đối với riêng tôi, điều mong chờ lớn nhất là sự tỉnh thức, can đảm đứng lên làm chủ của người dân, đại bộ phận nhân dân, mà đi đầu là tầng lớp tinh hoa và giới trẻ. Điều này cần có thời gian. Nhưng thời gian kéo dài cũng có nghĩa là chịu đựng và khổ đau kéo dài. 

Phạm Thị Hoài: Cảm ơn ông Tiêu Dao Bảo Cự. 

______________ 

Xem thêm Tôi bày tỏ – Nhật ký trong những ngày bị quản chế 1996 –1998 Hành trình cuối đông – Bút ký về chuyến đi xuyên Việt của Tiêu Dao Bảo Cự. 

 

Câu chuyện Việt Nam

 

Câu chuyện Việt Nam

 Thứ Hai, 06 tháng 2 2012

Điều trần tại Hạ Viện Mỹ về tình trạng Nhân quyền Việt Nam

Từ một cái gai chỉ gây khó chịu cho các quan hệ song phương, vấn đề nhân quyền gần đây đã trở thành một chướng ngại đối với quan hệ chiến lược mà cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều tỏ ý muốn đẩy mạnh. Nói là vật chướng ngại là bởi vì càng ngày càng có nhiều tiếng nói có trọng lượng trong chính phủ Hoa Kỳ, đòi liên kết các quan hệ quốc phòng, quan hệ chiến lược Mỹ-Việt với những tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền. Chính trong bối cảnh đó, hồi đầu tuần này một cuộc điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đã diễn ra tại Hạ Viện Hoa Kỳ dưới quyền chủ tọa của Dân biểu Christopher Smith, và có sự hiện diện của nhiều dân biểu nổi tiếng khác.

Hoài Hương – VOA


Nạn nhân của nạn buôn người, cô Vũ Phương Anh, phát biểu trước tiểu ban nhân quyền của Ủy ban đối ngoại Hạ-viện Hoa Kỳ

 
                                               Hình: VOA – Hoài Hương
 
Nạn nhân của nạn buôn người, cô Vũ Phương Anh (thứ nhì từ bên phải), phát biểu trước tiểu ban nhân quyền của Ủy ban đối ngoại Hạ-viện Hoa Kỳ

Câu chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này xin được dành để tường thuật ý kiến của những nhân vật tham gia cuộc điều trần này. Mời quý vị theo dõi.

Đối với Việt Nam, quan hệ chiến lược với Mỹ cực kỳ hệ trọng tại thời điểm này khi cường quốc Hoa Kỳ là lực đối trọng duy nhất với một nước Trung Quốc đang lên, và giữa lúc Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hành động gây hấn, đòi chiếm hầu hết vùng Biển phía Nam được người Việt Nam gọi là Biển Đông, khu vực được tin là giàu trữ lượng dầu hỏa và khí đốt, nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu để Trung Quốc duy trì đà phát triển ở mức hiện tại.

Về phía Hoa Kỳ, quan hệ chiến lược với Việt Nam cũng vô cùng quan trọng như một mắt xích trong chiến lược đối ngoại mới của Hoa Kỳ chuyển hướng sang Châu Á, trong cái gọi là “thế kỷ Á Châu”.

Trong bối cảnh đó, hôm thứ Ba 24 tháng 1, Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc điều trần mang chủ đề “Examining Ongoing Human Rights Abuses in Vietnam – Xem xét những hành động vi phạm nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam.” Chủ tọa cuộc điều trần là Dân biểu Christopher Smith, đại diện của Đảng Cộng hòa tại bang New Jersey, người đã đề xướng Dự luật Nhân quyền Việt Nam, HR 1410.

Khai mạc cuộc điều trần, dân biểu Chistopher Smith phát biểu:

“Chính phủ Việt Nam tiếp tục vi phạm trắng trợn các quyền con người. Dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đáng quan tâm về tự do tôn giáo, trên thực tế, Việt Nam tiếp tục là một trong những nước vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất thế giới.

Chính phủ Việt Nam tiếp tục kiểm soát các cộng đồng tôn giáo, hạn chế nghiêm ngặt và trừng phạt các hoạt động tôn giáo độc lập, và đàn áp thô bạo các cá nhân hoặc các nhóm mà họ cho là thách thức quyền lực của họ. Tôi đồng ý với kết luận của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước đáng quan tâm về tự do tôn giáo.”

Cuộc điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam diễn ra tại Hạ Viện Hoa Kỳ dưới quyền chủ tọa của Dân biểu Christopher Smith và các dân biểu Ed Royce và Al Green

VOA – Hoài Hương

Cuộc điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam tại Hạ Viện Hoa Kỳ dưới quyền chủ tọa của Dân biểu Christopher Smith và các dân biểu Ed Royce và Al Green, và đặc biệt là dân biểu Donald Payne. Ngồi bên cạnh chủ tọa, còn có các dân biểu Ed Royce (Orange County) và Al Green (Texas) đã từng làm việc bên cạnh cộng đồng người Việt trong nhiều năm qua, và đặc biệt là dân biểu Donald Payne, người được Tiến sĩ Nguyễn đình Thắng, Giám đốc Tổ chức Cứu nguy người Vượt biển (BPSOS) vinh danh là người trong quá khứ đã sát cánh với thuyền nhân Việt Nam trong những giờ phút đen tối nhất.

Từ băng ghế dành cho các nhân chứng, cựu Dân biểu Cao Quang Ánh nêu bật những hành động vi phạm tự do tôn giáo, và kết luận với lời kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ hãy hành động.

Ông Cao Quang Ánh: “Quốc hội phải hành động, tôi hy vọng rằng Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam sẽ được thông qua, và Việt Nam sẽ bị đưa trở lại vào danh sách đáng quan tâm về tự do tôn giáo. Quốc hội cũng nên thông qua dự luật trừng phạt Việt Nam do dân biểu Ed Royce đề xuất, cùng các luật lệ khác khả dĩ có thể buộc Việt Nam phải chú ý hơn tới những gì họ đang làm đối với nhân dân của chính họ.”

Một nhân chứng quan trọng khác xuất hiện trước tiểu ban đặc trách nhân quyền của Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Tổ chức cứu nguy Người Vượt Biển (BPSOS).

Tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng lưu ý nên phân biệt hai hình thức buôn người khác nhau, một là những chương trình do nhà nước điều hành, hoặc hoạt động với sự cho phép và dưới sự bảo vệ của nhà nước, như các hoạt động buôn người dưới chiêu bài chính sách xuất khẩu lao động, và thứ hai là nạn cưỡng bức lao động không những tại các trung tâm phục hồi mà còn xảy đến cho nhiều nhân vật bất đồng chính kiến bị tống giam.

Tiến sĩ Thắng nói: Trong các nhà tù bên trong Việt Nam ngay trong lúc này, nhiều nhân vật bất đồng chính kiến đang bị buộc phải lao động để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Đó là hình thức nô lệ mới tệ hại nhất mà nhà nước Việt Nam không muốn ai đề cập tới.”

Tiến sĩ Thắng kết luận phần phát biểu của ông như sau:

“Tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho Dự Luật Nhân quyền cho Việt Nam. Tôi cũng xin nói lên sự ủng hộ dành cho lời kêu gọi, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào hạng Ba trong phúc trình sắp tới về Tình trạng Buôn Người. Tôi cũng xin ủng hộ việc đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Tôi cũng muốn kêu gọi Bộ Ngoại giao của chúng ta, hãy tường trình đầy đủ hơn về những vụ vi phạm nhân quyền, những hành động ngược đãi tệ hại dưới tay của cảnh sát, việc sử dụng các biện pháp tra tấn, và các vụ tấn công nhắm vào các nhóm sắc tộc thiểu số ở Việt Nam. Những tội ác và các vụ vi phạm đó đã không được Bộ Ngoại giao của chúng ta tường trình đầy đủ.”

Nói chuyện với Ban Việt ngữ Đài VOA sau cuộc điều trần, Tiến sĩ Thắng cho biết như sau:

“Hôm nay là ngày rất quan trọng bởi vì Quốc hội vừa tái nhóm họp cho phần 2 của khóa họp Quốc hội 2 năm. Và dự trù sẽ có một số đạo luật về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo, chống buôn người và vấn đề tỵ nạn liên quan tới người Việt sẽ được đưa vào Quốc hội, thành ra trước khi các vị dân biểu họ thúc đẩy cho những đạo luật đó, họ cần cập nhật xem tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam nó đến đâu. Ngày hôm nay thì mọi người đều đồng ý rằng tình hình Việt Nam ngày càng tệ hơn, thì đó là những điều mà Quốc hội cần lắng nghe, mà không riêng gì người Việt mà những tổ chức người Mỹ họ đều thừa nhận rằng Việt Nam đi giật lùi về vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền.”

Một nhân chứng khác tại cuộc điều trần là ông Nay Rong, Giám đốc Tổ chức Nhân quyền Người Thượng Tây Nguyên. Ông tố cáo những hành động ngược đãi người Thượng vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam.

Ông Nay Rong: “Chúng tôi bị đối xử như những kẻ thù ngay trên quê hương chúng tôi. Hàng trăm người tù tại nhà tù Hà Nam phải gánh chịu những hành động ngược đãi vô cùng tệ hại trong tình trạng bị cô lập, trong khi hàng ngàn người Thượng khác, gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em cũng đang lặng lẽ chịu đựng trong các làng mạc, luôn phập phồng sợ hãi dưới sự kiểm soát của cảnh sát.”

Nhưng có lẽ nhân vật được chú ý nhất trong cuộc điều trần là một nạn nhân của nạn buôn người mà nhiều người đã được nghe tên. Cô Vũ Phương Anh xuất hiện trước tiểu ban nhân quyền của Ủy ban đối ngoại Hạ-viện Mỹ trong tư cách là nhân chứng. Cô kể lại cảnh bị ngược đãi như thế nào khi cô và nhiều phụ nữ bị buôn sang Jordan lao động đình công vì các điều kiện làm việc và lương bổng không đúng như hợp đồng mà họ tưởng đã ký.

Cô Vũ Phương Anh: “Cô Vũ Thu Hà là người đại diện cho công ty xuất khẩu lao động Việt Nam đã hướng dẫn những người bảo vệ đến từng phòng để đánh đập bọn tôi. Những người phụ nữ Việt Nam thì cũng rất là nhỏ bé như tôi thôi, mà lại gầy gò ốm yếu vì không có được ăn, lúc đó đã rất bệnh rồi, nhưng mà những người bảo vệ cũng như cảnh sát Jordan đã nắm tóc của chị Hoàng, chị Ánh cũng như của Vang và Ngọc đập đầu họ xuống nền đất gạch như vậy làm máu mồm máu mũi chảy ra. Chính mắt tôi đã nhìn thấy cái cảnh đó, tôi nghĩ là mấy người đã bị xỉu rồi mà họ cũng không tha. Họ cầm tóc và họ lôi đi đúng như một con vật. Tôi cảm thấy rất là đau lòng.”

Cô Vũ Phương Anh cho biết đã hai lần cô bị đụng xe một cách khả nghi, lần cuối xảy ra trước cuộc điều trần có 5 ngày. Và cũng như lần trước, trong tai nạn lần này xảy ra ở Texas, một chiếc xe không có biển số xe đã đâm vào xe của cô.

Dân biểu Chris Smith, chủ tọa cuộc điều trần hứa sẽ có biện pháp nếu cô Phương Anh trở thành mục tiêu của các hành động trả thù vì đã xuất hiện trước tiểu ban đặc trách nhân quyền của ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.

Dân biểu Chris Smith: “Cô Vũ, tôi ngưỡng phục sự can đảm của cô, và tiểu ban đặc trách nhân quyền Hạ viện Hoa Kỳ lấy làm cảm kích về sự hiện diện cũng như những lời chứng của cô tại cuộc điều trần này. Trong chuyến đi cuối cùng tới Việt Nam, tôi cũng đã gặp nhiều người can trường khác phải đấu tranh cho các quyền làm người cơ bản ở trong nước. Thật đáng tiếc là rất nhiều người vẫn tiếp tục bị chính quyền đàn áp. Linh mục Lý đang ở trong tù trong tình trạng sức khỏe yếu kém và Luật sư Nguyễn văn Đài vẫn bị quản thúc tại gia.”

Cô Phương Anh không phải là người duy nhất gặp rắc rối với Việt Nam. Người đã cứu vớt cô khỏi bước đường cùng tại Jordan, và vận động đưa cô sang Hoa Kỳ với sự tiếp tay của các cộng đồng người Việt hải ngoại, Tiến sĩ Nguyễn đình Thắng cũng gặp khó khăn với phía Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng giải thích: “Gặp thường xuyên đấy, chẳng hạn như chúng tôi không bao giờ được về Việt Nam, chẳng hạn như khi Tổng Thống Đài Loan trao giải thưởng về dân chủ, nhân quyền cho tôi thì bên Việt Nam họ phản đối vv… Thực sự thì cái đó chúng tôi không để ý bởi vì khi mà một quốc gia dân chủ trao cho mình một cái giải thưởng rất là cao quý về dân chủ thì bị một quốc gia thiếu dân chủ lên án thì đó là chuyện rất là bình thường, không lên án mới là chuyện lạ, thành ra chúng tôi cũng không để ý. Cái điều quan trọng là làm sao chúng ta không sợ, ác thì phải sợ cái điều thiện, chứ đứng bao giờ để người thiện lại phải sợ kẻ ác.”

Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin mới nhất, xem phóng sự video, bình luận và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.

 

GIẢI NOBEL HOÀ BÌNH CHO HOÀ THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ và DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM

GIẢI NOBEL HOÀ BÌNH CHO

HOÀ THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ

Nguyễn Cao Can

 

Ngày 2 tháng 3 năm 2012, Dân Biểu Sanchez, Đồng Chủ Tịch Nhóm Nhân Quyền Việt Nam, viết thư đề cử Hoà Thượng Thích Quảng Độ cho Giải Nobel Hoà Bình 2012.

Trong thư đề cử, Dân Biểu Sanchez đã tuyên bố:

 “Nếu Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ được trao giải Nobel Hoà Bình, đây sẽ là một thông điệp rõ ràng đến với các chính sách đàn áp dân quyền của nhà nước Việt Nam, và các vi phạm đó không phải vô hình.  Nếu trao giải cao quý này tới Hoà Thượng Thích Quảng Độ, chúng ta có thể giúp nâng cao sự nhận thức của công dân quốc tế để họ biết rằng các tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn tiếp tục xãy ra khắp nơi trên thế giới, như chúng ta đã thấy tại Việt Nam.”

 Nhìn về qúa khứ, Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, đã nhận những giải thưởng Nhân Quyền cao quý và nhiều thư đề nghị Giải Nobel Hoà Bình. Ngày 14-11-2006, tại Hý Viện Quốc gia Na Uy, thành phố Bergen, trong buổi Lễ trọng thể, Gs. Võ văn Ái đã đại diện Hoà Thượng Thích Quảng Đô đang bị cô lập tại Thanh Minh Thiền Viện, nhận lãnh Giải Nhân Quyền RAFTO. Trong dịp này, Ông Arne Lynngard, Chủ tịch Hội đồng Sáng Hội Rafto tuyên bố:”Thât xứng đáng khi Hội đồng Sáng Hội Rafto chọn trao Giải Nhân Quyền Tưởng niệm Giáo sư Thorolf Rafto năm 2006 cho một trong những người Việt Nam bảo vệ Dân chủ, Tự do tôn giáo và Nhân quyền lỗi lạc nhất là Hoà Thượng Thích Quảng Đô. Hoà Thượng đoạt giải này, vì suốt 30 năm qua, Hòa Thượng đã dũng cảm và kiên trì chống đối ôn hoà chế độ Cọng sản Việt Nam, và trở thành biểu tượng cho phong trào Dân chủ đang bùng lên trên toàn quốc.”

Trong dịp này, từ Thanh Minh ThiềnViện, Hoà Thượng Thích Quảng Độ cũng đã mạnh mẽ tuyên bố:”Tiến trình Dân Chủ tại Việt Nam nằm trong tay nhân dân Việt Nam”.

 Ngoài ra, liên tục nhiều năm, kể từ năm 1999, năm nào Hoà Thượng cũng được đề cử giải Nobel Hoà Bình. Riêng năm 2007, từ văn phòng Bà Mairead Corrigan Maguire, đoạt Giải Nobel Hoà Bình 1976, người Ái Nhỉ Lan, hôm 01 tháng 01 đã công bố bản Thông Cáo Báo Chí dưới tiêu đề “Đề nghị tăng sĩ Việt Nam, Hoà Thượng Thích Quảng Độ lãnh Giải Nobel Hoà Bình năm 2007″…

 

 Vấn đề Dân Chủ cho Việt Nam là vấn đề cấp thiết, trên hết và trước hết để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước chống ngoại xâm từ phương Bắc. Vì thế, ngày 21-2-2001, từ Thanh Minh Thiền Viện, nhân danh Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hóa Thượng Thích Quảng Độ cũng đã công bố:”LỜI KÊU GỌI CHO DÂN CHỦ VIỆT NAM”.

Trong thư đề cử Hoà Thượng cho Giải Nobel Peace Prize 2012, Dân biểu Sanchez cũng đã tuyên bố:“Mặc dù chính quyền Việt Nam có những nỗ lực đàn áp các tiếng nói lương tâm như Hoà Thượng Thích Quảng Độ, ông sẽ tiếp tục chọn con đường tranh đấu cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam.”

 Lời Kêu Gọi Cho Dân Chủ Việt Nam từ năm 2001 như một bài kinh nhật tụng mà Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã trì tụng hằng ngày để góp phần cứu nguy Dân tộc trước cuộc xâm lăng từ phương Bắc.

 Đuốc Chánh Pháp đã được trao đến tận tay mọi người dân Việt! Thánh Gandhi cũng đã từng tuyên bố: “Một con người ý thức có thể lật đổ một bạo quyền”. Chừng nào Lời Kêu Gọi Cho Dân Chủ Việt Nam được toàn dân trong và ngoài nước nhiệt liệt hưởng ứng, cùng nổi lửa để Dân Chủ có thể nở hoa ngay trên Quê Hương Việt Nam yêu dấu, chừng ấy,: “Xuân qua rồi mà Hoa vẫn hàm tiếu, người đến bên cây rừng mà chim không kinh sợ bay xa” **

 Nguyễn Cao Can

 

** Thư chúc Tết Ất Dậu của Hoà Thượng Thích Quảng Độ.(Ngày 03-02-2005)

 

 DB SANCHEZ ĐỀ CỬ GIẢI NOBEL HOÀ BÌNH CHO HOÀ THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ

 WASHINGTON, D.C. – Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47), Đồng Chủ Tịch Nhóm Nhân Quyền Việt Nam vừa gửi thư đến Hội Đồng Tuyển Chọn Giải Nobel Hoà Bình đề cử Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ cho Giải Nobel Hoà Bình 2012. Trong lá thư viết gửi cho cho ông Thorbjorn Jagland, Chủ tịch Ủy Ban Hòa Bình Nobel, Dân Biểu Sanchez viết dù bị bắt bớ và quản chế hơn 30 năm qua tại quốc nội, nhưng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Hoà Thượng Thích Quảng Độ vẫn tiếp tục tranh đấu bảo vệ nhân quyền và quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.  Những nỗ lực của Đại Lão Hoà Thượng đã mang nhiều niềm tin cho người dân tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.

 “Mặc dù chính quyền Việt Nam có những nỗ lực đàn áp các tiếng nói lương tâm như Hoà Thượng Thích Quảng Độ, ông sẽ tiếp tục chọn con đường tranh đấu cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam.” Dân Biểu Sanchez nói.

“Nếu Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ được trao giải Nobel Hoà Bình, đây sẽ là một thông điệp rõ ràng đến với các chính sách đàn áp dân quyền của nhà nước Việt Nam, và các vi phạm đó không phải vô hình.  Nếu trao giải cao quý này tới Hoà Thượng Thích Quảng Độ, chúng ta có thể giúp nâng cao sự nhận thức của công dân quốc tế để họ biết rằng các tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn tiếp tục xãy ra khắp nơi trên thế giới, như chúng ta đã thấy tại Việt Nam.”

 

Dưới đây là nguyên văn của lá thu bằng Anh ngữ:

 February 2, 2012

 Mr. Thorbjorn Jagland

Chairman

 Nobel Peace Prize Committee

The Nobel Institute

Drammenveien 19

N-0255 Oslo 

NORWAY

Fax : (00) 47 22 12 93 10

 Dear Dr. Jagland:

 It is with the highest regard that I nominate the Most Venerable Thich Quang Do for the 2012 Nobel Peace Prize.  The Venerable Thich Quang Do is the Fifth Patriarch of the outlawed Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV).  As a result of his standing in the UBCV, he has lived under detention and house arrest in Vietnam for over 30 years.

 In 2004, the United States (U.S.) State Department designated Vietnam as a Country of Particular Concern (CPC), based on Vietnam’s violations of religious freedom.  The U.S. State Department prematurely removed Vietnam from its CPC list in November 2006, immediately before the President of the United States pushed through Permanent Normal Trade Relations with Vietnam.  Vietnam was also permitted to join the World Trade Organization along with becoming Permanent Member of the United Nations Security Council.  Unfortunately, Vietnam’s human rights record has only deterirorated.

 In multiple United States Commission on International Religious Freedom (U.S. CIRF) s annual report the Venerable Thich Quang Do has been identified as someone who lives under house arrest in Vietnam, based on his status in the banned Unified Buddhist Church of Vietnam.  The Commission has repeatedly recommended that the U.S. State Department call on the Government of Vietnam to release the Venerable Thich Quang Do and all those imprisoned or detained on account of their peaceful advocacy of religious freedom and related human rights. 

I have had the personal honor to meet with the Venerable Thich Quang Do at the Thanh Minh Zen Monastry and I was most impressed by his selflessness and dedication to bring democracy to his fellow citizens in Vietnam.  In spite of living a life writ with detention, house arrest, and ongoing harassment from the Government of Vietnam, the Venerable Thich Quang Do has continued to push for freedom for his people. He is an inspiration to the people of Vietnam, and those of Vietnamese descent living all over the world, including those who reside in the Congressional District which I represent. The Venerable Thich Quang Do continues to be under house arrest, deprived of the right to freedom and increasingly, the government of Vietnam is using all avenues to isolate and silence him.

 I am confident that no matter how much the Government of Vietnam continues to persecute the Venerable Thich Quang Do, he will continue to fight from the inside to bring democracy to Vietnam.  By awarding the Venerable Thich Quang Do the Nobel Peace Prize, the international community would be making a clear statement that Vietnam’s human rights abuse is not invisible to the community’s eyes but very much apparent.  Awarding this honor to the Venerable Thich Quang Do would also raise awareness amongst the citizens of this world that disrespect against humanity is alive and well in this world, especially in Vietnam.

 I ask for your utmost consideration of the amazing, selfless, and relentless efforts of the Venerable Thich Quang Do as you determine the recipient of the 2012 Nobel Peace Prize.  I thank you for taking the time to review my highest recommendation. 

Respectfully,

                       Loretta Sanchez

 

 “I have this theory that if one person can go out of their way to show compassion then it will start a chain reaction of the same.” – Rachel Joy Scott

  

RSF : Việt Nam nằm trong 10 nước vi phạm nặng nề tự do báo chí

RSF : Việt Nam nằm trong 10 nước vi phạm nặng nề tự do báo chí

Ảnh nhà báo Hoàng Khương trên trang web của Phóng viên Không Biên giới (DR)

Ảnh nhà báo Hoàng Khương trên trang web của Phóng viên Không Biên giới (DR)

Trọng Nghĩa

Hôm nay 25/01/2012, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã bày tỏ nỗi quan ngại trước sự kiện công tác của báo giới trong năm 2011 bị cản trở mọi nơi, kể cả tại các nước nổi tiếng là dân chủ như Mỹ, Pháp hay Ý. Trong bản xếp hạng về mức độ tôn trọng quyền tự do báo chí, Việt Nam đã bị tổ chức này liệt vào danh sách 10 nước có tình trạng tự do báo chí bị xâm phạm nghiêm trọng nhất.

 

 

Trong bản báo cáo thường niên lần thứ 10 của mình, Phóng viên Không Biên giới (Reporters sans frontières RSF) đã cho rằng : « Trấn áp là từ ngữ phổ biến trong năm 2011 vừa kết thúc. Chưa bao giờ quyền tự do thông tin đã được gắn chặt với các đòi hỏi dân chủ như vậy, nhưng cũng chưa bao giờ mà công việc của nhà báo lại bị kẻ thù của các quyền tự do cản trở như vậy ». Đối với tổ chức bảo vệ báo chí quốc tế, trụ sở tại Pháp, thì họ chưa bao giờ thấy là « các hành vi kiểm duyệt hay hành hung nhà báo lại nhiều đến thế ». 

Như thông lệ, Phóng viên Không Biên giới đã công bố bảng xếp hạng 179 nước trên thế giới căn cứ vào tình hình tự do ngôn luận tại chỗ. Trong danh sách năm nay, ở các thứ hạng đầu vẫn là các nước Bắc Âu, với Phần Lan vững chắc ở vị trí số một mà nước này chiếm giữ từ 10 năm nay, đồng hạng với Thụy Điển, theo sau là Estonia, Hà Lan và Áo…Ở cuối bảng vẫn là bộ ba Erythrea, Bắc Triều Tiên và Turkmenistan tính từ dưới lên trên, kế đến là Syria, Iran và Trung Quốc. 

Trong danh sách vừa công bố, Phóng viên Không Biên giới đã đặc biệt ghi nhận tình trạng suy thoái trong việc tôn trọng quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam khi đánh tụt hạng vốn đã rất thấp của Việt Nam. Năm 2011, như vậy Việt Nam đứng thứ 172 trên tổng số 179 nước, tức là hạng thứ 8 trong số 10 nước có tình trạng tự do báo chí kém cỏi nhất. 

Trong phần nhận xét về Việt Nam, báo cáo của Phóng viên Không Biên giới nói rõ : « Việt Nam có dấu hiệu đi theo con đường do Bắc Kinh vạch ra trong địa hạt đàn áp (báo chí), và bị tụt 7 hạng. Giống như trường hợp ông Phạm Minh Hoàng, bị kết án ba năm tù và ba năm quản chế ngày 10/08/2011 với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền’, các nhà báo dấn thân và các nhà viết blog bảo vệ dân chủ đã bị chính quyền sách nhiễu, trong lúc ngành tư pháp tiếp tục viện cớ an ninh quốc gia để tuyên bố những bản án từ 2 đến 7 năm tù ». 

Danh sách đánh giá tình trạng tự do báo chí kể trên được Phóng viên Không Biên giới thực hiện, dựa theo kết quả trả lời cho một bảng câu hỏi gởi đến 18 tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận rải rác trên các châu lục, và đến mạng lưới của tổ chức, gồm khoảng 150 thông tín viên, nhà báo, nhà nghiên cứu, các luật gia và giới hoạt động nhân quyền. Bảng câu hỏi cũng thống kê tất cả hành động tấn công trực tiếp nhắm vào các nhà báo hay cư dân mạng (ám sát, bắt giam, hành hung, đe dọa), hoặc là phương tiện truyền thông (kiểm duyệt, tịch thu, khám soát, gây sức ép).

Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam 1


Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam 2

Tuyên Bố Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam



Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Điều trần tại Hạ viện Mỹ về nhân quyền Việt Nam

Điều trần tại Hạ viện Mỹ về nhân quyền Việt Nam

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-01-25

Chiều thứ Ba 24-1 vừa qua, Tiểu ban đặc trách Nhân quyền thuộc Uỷ ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ tổ chức một buổi điều trần về những vấn đề vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam.

RFA photo

Dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Buổi điều trần đặt dưới sự chủ tọa của dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam hai lần được hạ viện thông qua, cùng với dân biểu Ed Royce và một số đồng viện thường có mối quan tâm đến chuyện nhân quyền bị chà đạp ở Việt Nam.

Những vấn đề cần được trình bày trước buổi điều trần lần này gồm: bất dung tôn giáo, phân biệt đối xử và ngược đãi các sắc dân thiểu số, tệ nạn buôn người, tình trạng tra tấn và sử dụng bạo lực của công an Việt Nam, việc bắt bớ và giam giữ các nhà dân chủ, những người bất đồng chính kiến, những người muốn bày tỏ lòng yêu nước, vấn đề bảo vệ người tị nạn…

Các nhân chứng được mời lên tiếng về từng vấn đề tại buổi điều trần gồm cựu dân biểu liên bang Cao Quang Ánh:

“Phần tôi nói hôm nay liên quan đến tự do tôn giáo tại Vietnam, những việc mới xảy ra như tại Thái Hà và các nơi khác. Tôi sẽ cố vận động những người quan tâm Việt Nam và những người trong sub-committee này ủng hộ đạo luật nhân quyền cho Việt Nam do dân biểu Chris Smith đệ nạp cách đây gần một chục năm. Một vấn đề trong tương lai, là Uỷ ban vận động chính trị đã thành lập rồi, cần có sự đóng góp, giúp đỡ của những người của chúng ta ở trong …. Việt Nam cho những việc cần làm sắp tới”
 
Giám đốc điều hành Boat People SOS, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng :

TS Nguyễn Đình Thắng-BPSOS- RFA photo
 
TS Nguyễn Đình Thắng-BPSOS- RFA photo

“Thứ nhất là vấn đề buôn người, thứ hai vấn đề tra tấn, thứ ba là vấn đề đàn áp tôn giáo rất nặng nề. Đó là những vấn đề chính, bên cạnh đó còn những việc như bắt bớ những người biểu tình hoàn toàn bất bạo động. Ngay cả những ca sĩ nghệ sĩ sáng tác ra.. Việt Khang cũng vừa bị bắt, bị bắt hàng loạt. Đặc biệt là chúng tôi sẽ tập trung vào các đồng bào thiểu số, Khmer Krom, Montagnard và Hmong, đang bị đàn áp tôn giáo rất trầm trọng. Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ đa ra với hy vọng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ chấp thuận đạo luật nhân quyền trong năm 2012” 

Đến từ North Carolina, ông Rong Nay, giám đốc điều hành Tổ Chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi:

“Hôm nay cuộc đối thoại về nhân quyền trong quốc hội Mỹ đặc biệt đề cập đến những vấn đề về nhân quyền và tôn giáo đối với đồng bào Thượng ở vùng cao nguyên Trung phần. Từ khi Mỹ có free trade agreement với Việt Nam thì vấn đề nhân quyền và tôn giáo không có thay đổi gì hết. Bữa nay chúng tôi muốn lên tiếng cho chính phủ Mỹ biết rằng ở Việt Nam đặc biệt là ở cal nguyên không có nhân quyền và không có tự do tôn giáo

Tự đặt mình vào vị trí một nạn nhân của tệ nạn buôn người thông qua con đường xuất khẩu lao động tới Jordan, cô Vũ Phương Anh, nay đã định cư tại Hoa Kỳ, trình bày những điều cô muốn làm chứng trước buổi điều trần:

Em muốn hôm nay em sẽ đại diện cho những người trong nhóm của em và còn ở Việt Nam, những người không có quyền được nói, thì em thay mặt họ nói lên thế nào để cho chính quyền Việt Nam trả lại những tự do, nhân quyền. Điều quan trọng nhất em muốn nói lên là tình trạng buôn lao động tại Việt Nam”

Ngoài  còn có một điều trần viên khác, ông John Sifton, giám đốc chuyên trách Châu Á trong Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Right Watch.

Mục đích của cuộc điều trần là bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến những hành động có tính cách vi phạm và chà đạp quyền con người ở Việt Nam, nơi đang có sự gia tăng về đe dọa, khủng bố và bắt giữ tuỳ tiện những người không đồng quan điểm, không cùng chính kiến, những tiếng nói trên mạng hoặc những bài viết của các bloggers liên quan đến những đề tài mà nhà nước Việt Nam cho là cấm kỵ và nhạy cảm như dân chủ, công bằng xã hội, tự do ngôn luận, tự do tụ họp, tranh chấp đất đai với người dân, quyền lợi của người sắc tộc, Hoàng Sa Trường Sa vân vân…
 
Đã có đôi ba lần trong khi trao đổi ý kiến cũng như trong khi điều trần, các dân biểu Chris Smith, Ed Royce hoặc cựu dân biểu liên bang Cao Quang Ánh nhắc lại yêu cầu là với những bằng chứng vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng và không thể chấp nhận, hành pháp và Bộ Ngoại Giao Mỹ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt lưu tâm vì thiếu tự do tôn giáo, hoặc giữ tên Việt Nam trên danh sách Tier 2 Watch List đất nước vẫn có vấn đề buôn người và cần được theo dõi.

Dân biểu Ed Royce, đồng tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam- RFA photo
Dân biểu Ed Royce, đồng tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam- RFA photo

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do, dân biểu Chris Simth nhấn mạnh bản thân ông cùng đồng viện trong nhóm dân biểu Hoa Kỳ quan tâm đến Việt Nam (Vietnam Caucus) nghĩ rằng

“Đã tới lúc chính phủ Việt Nam nên ngừng lại tất cả những hành vi trấn áp và xử phạt những người sống vì đức tin của họ, chấm dứt việc đàn áp bịt miệng những nhà hoạt động dân chủ và bảo vệ quyền con người. Trong tất cả những yêu cầu chính đáng này chính phủ Hoa Kỳ, trên mức độ tương quan ngoại giao với Việt Nam, cần giữ một vai trò tich cực hơn để khuyến cáo lưu ý và nhắc nhở Việt Nam thực thi cũng như tôn trọng nhân quyền và tôn trọng quyền lợi của người dân trong nước họ”

Buổi điều trần về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam chiều 24 tháng Giêng vừa qua mở đầu nỗ lực vận động cho nhiều đạo luật của Quốc Hội Mỹ, tác động đến chính sách của hành pháp liên quan đến Việt Nam năm 2012 này.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

“NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM”

XIN MỜI QUÝ VỊ XEM VIDEO “NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM”

http://youtu.be/-k2vdOsgt40

http://youtu.be/nFvU4HhSl4g  

Top of Form

HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM TUYÊN BỐ  

http://youtu.be/QJBc0P6ppTo

 

 

Phòng, chống “diễn biến hòa bình”

“Màn phụ họa” mới cho “vở kịch” cũ
QĐND – Thứ Ba, 27/12/2011, 20:25 (GMT+7)

QĐNĐ – Nhân ngày Nhân quyền thế giới, cái gọi là Hội Ái hữu tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam ở hải ngoại đã tổ chức một sinh hoạt mà theo cách nói của họ là nhằm “Tôn vinh các tù nhân lương tâm Việt Nam”. Đứng đằng sau hà hơi, tiếp sức cho hội này là một số tổ chức, phần tử thiếu thiện chí với Việt Nam tại Mỹ.

Nghe thông tin trên, nhiều người đặt câu hỏi: Cái gọi là Hội Ái hữu tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam là gì mà lại có những việc làm mù quáng như thế? Xin nói ngay rằng, tổ chức này ra đời năm 2006. Kẻ mang danh Hội trưởng hiện nay là Phạm Trần Anh và Tổng thư ký là Vũ Hoàng Hải. Bản chất và mưu đồ sâu xa của hội này có thể tóm gọn là: Đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, xóa bỏ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện mưu đồ đó, những kẻ cầm đầu tổ chức này thường xuyên thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo… viết bài phát tán trên internet với nội dung kích động, lôi kéo một số người nhẹ dạ cả tin đi theo họ để chống đối Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Đặc biệt gần đây, sau khi các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam xét xử một số người vi phạm pháp luật, phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, cái gọi là Hội Ái hữu tù nhân Chính trị và Tôn giáo đã xếp số người này, trong đó có Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Công Chính… và gần đây là Cù Huy Hà Vũ vào danh sách những “tù nhân lương tâm”. Để đánh bóng hình ảnh, những phần tử cầm đầu tổ chức này ở hải ngoại đã vận động, kêu gọi các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam can thiệp đòi trả tự do cho các “tù nhân lương tâm”. Một số phạm nhân được Nhà nước Việt Nam đặc xá, chúng sử dụng những phần tử bất mãn, chống đối ở trong nước tìm cách tiếp cận, lôi kéo, dụ dỗ, lừa phỉnh, dùng tiền bao nuôi thể hiện sự cảm thông, chia sẻ nhưng thực chất đó chính là tấm bình phong phục vụ cho lợi ích, mưu đồ đen tối của một số cá nhân cầm đầu…

Thực chất của những sinh hoạt nhằm “tôn vinh các tù nhân lương tâm Việt Nam” nói trên chỉ là “màn phụ họa” mới cho vở kịch cũ mà các thế lực thù địch đã “diễn đi diễn lại” trong mấy năm gần đây. Nhân đây phải khẳng định, Việt Nam không có tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị mà chỉ có những người phạm tội bị các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý.

 

Kim Ngọc

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/171243/Default.aspx

Ý NGHĨA CỦA NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM

Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,

Kính thưa quý vị dân cử,

Kính thưa quý Hội đoàn, đoàn thể

Kính thưa quý Đồng Hương và quý cơ quan truyền thông báo chí

Kính thưa quý vị,

     Trước hết xin được thay mặt cho quý vị cố vấn TT Thích Thiện Minh, LM Phan Văn Lợi, Nhân sĩ Lê Quang Liêm và toàn thể tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam trân trọng kính gửi đến quý vị lời chào trân trọng nhất. Thưa quý vị, Hôm nay nhân kỷ niệm năm thứ năm ngày thành lập hội và cũng là ngày kỷ niệm 63 năm ngày Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền 10-12-1948, tuyên dương lý tưởng nhân bản cao đẹp của nhân loại, một khuôn mẫư chung mà tất cả các dân tộc, tất cả các quốc gia phải thực hiện: “ Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền sống làm người, quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… để mọi người không còn nghèo khó và sợ hãi bạo quyền, nhân quyền phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.

     Thưa quý vị, bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền được ra đời do công trình của 40 tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ và các tấm lòng nhân hậu thể hiện lương tri của nhân loại đặc biệt là phu nhân của cố Tổng Thống HK Roosevelt quyết không để cho nhân loại bị nghiến nát dưới gót sắt độc tài phát xít như cuộc Thế chiến II. Bản tuyên ngôn cũng là sự kết hợp tính nhân đạo thuộc nhiều nền văn minh trên thế giới, từ ý niệm về nhân phẩm của phương Đông đến các quyền con người, quyền công dân được đúc kết từ các bản Tuyên ngôn trước đó như : Habeas corpus của Anh quốc năm 1679, Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1789 và 1793). Bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền gồm 30 điều được dịch ra 375 ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế  giới. Sau khi công bố bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, hai Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc III đã  được Liên hiệp Quốc thông qua năm 1966 để  hoàn tất Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế, biểu trưng cho nền văn minh của nhân loại.

     Thưa quý vị, trong số  50 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thời ấy, 40 quốc gia bỏ phiếu thuận, 8 quốc gia bỏ phiếu trắng và 2 nước vắng mặt là Honduras và Yemen. 8 nước bỏ phiếu trắng gồm có 6 nước Cộng sản, Arabie saoudite và Nam Phi. Cả  thế  giới không ngạc nhiên gì vì 2 nước Arabie Saoudite và Nam Phi bỏ phiếu trắng vì Arabie Saoudite  đang duy trì chế độ đa thê, Nam Phi thì  đang do người da trắng cai trị  với chủ  trương phân biệt chủng tộc, còn 6 nước CS bỏ phiếu trắng lại càng dễ hiểu hơn nữa vì nếu các quốc gia CS mà bỏ phiếu thuận nghĩa là phải tôn trọng các quyền tự do căn bản cũng như tôn trọng nhân phẩm của con người… thì làm sao thống trị được nhân dân. Nói một cách khác thì làm gì còn chế độ CS nữa.

     Ngày nay, nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba nhưng chỉ còn vài ba nước CS trong đó có nhà nước CSVN vẫn không tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Họ cho rằng không thể áp đặt quan niệm phương Tây vào những hoàn cảnh điều kiện khác nhau của mỗi nước, họ cho rằng quyền độc lập dân tộc là quyền cao nhất nhưng chính những đảng viên CS lão thành đã thức tỉnh, uất thốt lên “Có độc lập mà không có tự do” thì độc lập làm gì? Trên thực tế cái mà người CS gọi là độc lập chỉ là chiêu bài ru ngủ quần chúng. Lịch sử chứng minh rằng CSVN đã lợi dụng danh nghĩa kháng chiến giành độc lập để bành trướng chủ nghĩa CS, “độc lập” để “Nội thuộc”  bành trướng Bắc Kinh mà thôi. Nhân loại văn minh đều tôn trọng giá trị nhân bản có tính phổ quát vì khi một người sinh ra thì họ đã là một người nên phải được hưởng đầy đủ những quyền căn bản của một con người, sau đó mới tới người đó sinh ra ở quốc gia nào và theo tôn giáo nào… Cho đến ngày nay mà nhà nước CHXHCNVN vẫn rêu rao là một nhà nước pháp quyền, có cả một rừng luật nên họ áp dụng luật rừng,  luật giang hồ, luật xã hội đen đối với đồng bào yêu nước ngay trong thời đại văn minh này. Sở dĩ chế độ CSVN phải dùng bộ máy công an đàn áp nhân dân không phải họ mạnh mà vì họ đang suy yếu dần, sự tồn tại của chế độ chỉ còn tính theo từng ngày từng tháng nên họ sợ nhân dân sẽ đứng lên lật đổ bạo quyền nên phải trấn áp để duy trì quyền lực để chia chác quyền lợi cho phe đảng mà nhân dân gọi là tập đoàn tư bản đỏ, mafia đỏ…

     Thưa quý vị, sau khi xé bỏ hiệp định Paris đem quân xâm chiếm miền Nam, chế độ CS đã bắt các sĩ quan công chức chế độ VNCH đi “Học tập Cải Tạo” để trả thù quân cán chánh miền Nam. Hàng chục ngàn tù nhân “cải tạo” ốm đau đói khát đã chết trong các trại tù khắc nghiệt của CS vì bị trả thù hành hạ. Trên 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử trong đó có 2 linh mục và 2 phụ nữ. Đặc biệt chị Trần Thị Lan bị Việt gian Cộng sản xử tử hình tại sân vận động Gò Công năm 1976 trong lúc chị đang có thai 8 tháng đúng vào ngày Rằm tháng bảy, ngày lễ Vu Lan “Xá tội vong nhân”. Hành động tàn ác dã man này của chế đ ộ CSVN đã vi phạm trầm trọng vào điều 6 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự chính Trị. Đây là một tội ác “Trời không dung, đất chẳng tha, Thần người đều căm hận” không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn là một tội ác đối với cả nhân loại. Nhạc sĩ  Nguyễn Hữu Cầu,  Đại úy QLVNCH hiện vẫn đang bị  giam cầm hơn 35 năm vì đã làm bài hát “Vu Lan Giết người” tố cáo tội ác dã man của CSVN.

     Đã ác với dân, tập đoàn Việt gian CS lại hèn với giặc, cam tâm dâng đất nhường biển cho quan thầy Trung Cộng. Bè lũ “Thái thú xác Việt hồn Tầu” này lại thẳng tay trấn áp, đánh đập, bỏ tù những đồng bào, thanh niên sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ yêu nước xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.

     Chính vì vậy, NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM được tổ chức để tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh trong công cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ, đồng thời vinh danh những chiến sĩ dân chủ, những tù nhân lương tâm của Việt Nam đang dũng cảm đấu tranh giành dân chủ tự do, đấu tranh chống kẻ nội thù “Việt gian bán nước” và chống giặc ngoại xâm Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.

Thưa quý vị,

Hôm nay chúng ta tổ chức “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” chính là để để vinh danh những tù nhân chính trị, Tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ sau ngày mất nước 30-4-1975. Chúng ta cùng tưởng niệm hơn 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam, những anh hùng dân tộc đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử.  Thưa quý vị, Ngày Tù nhân Lương tâm Việt nam đã  được sự  ủng hộ  nhiệt tình của 109 Hội đoàn, Đoàn thể  trong nước và  Hải ngoại cho “Ngày Tù Nhân Lương tâm Việt Nam” sẽ dễ dàng vận động quý vị dân cử đề nghị quốc hội vinh danh ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Từ đó, chúng ta sẽ vận động công luận quốc tế yểm trợ hữu hiệu hơn cho công cuộc đấu tranh dân chủ nhằm giải thể chế độ CS bạo tàn, bất nhân Hại dân bán nước. Trong tương lai không xa, khi chế độ CS xụp đổ, chúng ta sẽ chọn ngày này là một ngày “Quốc Lễ” để tưởng niệm, Tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh cho lý tưởng Tự do. Chúng ta sẽ đi bốc mộ những anh em đã chết trong các trại tù đem về nghĩa trang quốc gia nên ngày này, cũng chính là ngày giỗ của những chiến sĩ vô danh đã hy sinh vì lý tưởng tự do trong cuộc chiến, những đồng bào đã mất tích trên đường tìm tự do …

Thưa quý vị,

Trong không khí trang nghiêm này, chúng ta cùng thắp nén hương lòng tưởng nhớ và tri ân những anh hung dân tộc, vinh danh những chiến sĩ dân chủ, giới nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ và nhất là các thanh niên sinh viên yêu nước đang xuống đường đấu tranh đòi dân chủ tự do, đòi cơm áo và quyền sống làm người, đòi phục hồi nhân phẩm và tài sản đất đai đã bị tước đoạt… Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ chế độ độc tài nào cũng phải xụp đổ khi quần chúng nhất loạt xuống đường chống độc tài tham nhũng, chống áp bức bất công để giành lại quyền sống làm người, quyền làm chủ đất nước. “Đại nghĩa tất thắng hung tàn, chí nhân phải thay cường bạo”, Tập đoàn Việt gian bán nước cũng sẽ chịu chung một số phận trong một ngày gần đây.

Trân trọng kính chào quý vị.

 

PHẠM TRẦN ANH

 

 

TUYÊN BỐ

“NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM 10-12”

Ngày 10-12-1948, Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, lý tưởng cao đẹp của nhân loại, một khuôn mẫư chung mà tất cả các dân tộc, tất cả các quốc gia phải thực hiện: “ Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền sống làm người, quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… để mọi người không còn nghèo khó và sợ hãi bạo quyền, nhân quyền phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.

     – Nhận định rằng: Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một thành viên của Liên Hiệp Quốc đã ký kết tham gia Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị ngày 24-9-1982 có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản quy định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị. Thế nhưng, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đàn áp thô bạo, đánh đập dã man những người tranh đấu cho nhân quyền, những người Việt Nam yêu nước biểu tình chống Ttung Quốc. Chủ trương vi phạm nhân quyền, tước đoạt mọi quyền căn bản của người dân của nhà nước CHXHCNVN đã chà đạp nhân quyền một cách trắng trợn, xem thường công luận quốc tế, xúc phạm trầm trọng lương tri của nhân loại văn minh tiến bộ.

     – Nhận định rằng: Sau khi xâm chiếm miền Nam Việt Nam bằng vũ lực, chế độ Cộng sản Việt Nam đã bắt quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa phải đi “Học tập Cải tạo” để hành hạ đọa đầy trong những trại tù khắc nghiệt khiến hàng chục ngàn tù nhân Chính trị đã chết trong tù vì ốm đau đói khát. Hàng trăm tổ chức do những người Việt Nam yêu nước đã đứng lên đòi tự do dân chủ. Chế độ Cộng sản bạo tàn đã xử tử hình trên 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo trong đó có 2 linh mục và 2 phụ nữ, đặc biệt chị Trần thị Lan bị bạo qyền tỉnh Tiền Giang xử bắn trong lúc chị đang có thai 8 tháng. Hành động dã man vô nhân đạo này đã vi phạm trầm trọng bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và điều 6 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị. Đây là một tội ác không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn là tội ác với cả nhân loại nữa.

     – Nhận định rằng Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết những hiệp định “Nhường biển Dâng đất” cho Trung Quốc để từng bước đưa Việt Nam nội thuộc Trung Quốc. Nhà nước CHXHCNVN đã đánh đập bắt giam đồng bào dân oan, bỏ tù những người Việt Nam yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Đây là chế độ tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 63 năm ngày công bố bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam long trọng tuyên bố:

     1. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một chế độ độc tài tàn bạo đã chủ trương vi phạm nhân quyền một cách hệ thống, tinh vi và xảo quyệt: cho công an giả dạng thường dân hành hung dân lành, vào nơi thờ phượng xúc phạm linh mục đang hành lễ trong nhà thờ Thái Hà. Nhà nước CHXHCNVN đã cho công an, dân phòng giả danh nhân dân đập phá nhà thờ, đặt mìn nổ xập nhà nguyện Con Cuông để gây chia rẽ hận thù tôn giáo giữa đồng bào Việt Nam với nhau để duy trì chế độ độc tài bất nhân hại dân bán nước.

     2. Ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân quyền 10-12 hàng năm được chọn làm “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” để nêu cao giá trị nhân bản cao đẹp của nhân loại, đồng thời vinh danh những chiến sĩ dân chủ tự do đang đấu tranh cho nhân quyền và dân quyền trong nước. “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” sẽ được tổ chức hàng năm để toàn dân tưởng niệm, tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh cho lý tưởng dân chủ tự do. 

     3. Dân tộc Việt Nam đang đối mặt với “Thù trong, giặc ngoài”, nguy cơ mất nước cận kề do tập đoàn Việt gian hại dân bán nước gây ra. Đã đến lúc đồng bào phải đồng loạt xuống đường trên cả nước để thể hiện quyết tâm, biểu dương sức mạnh của toàn dân đòi dân chủ tự do, đòi cơm áo và quyền sống làm người, đòi lại quyền làm chủ vận mệnh đất nước để toàn dân trong nước và Hải ngoại đồng tâm hiệp lực chống giặc ngoại xâm Trung Cộng. Liên Hiệp Quốc, cả loài người tiến bộ đang hỗ trợ cho chúng ta như đã hỗ trợ cho nhân dân các nước Tunisia, Ai Cập, Libiya đứng lên lật đổ bạo quyền Ben Ali, Hosni Mubarak,Gaddafi. Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ chế độ độc tài nào cũng phải xụp đổ khi quần chúng nhất loạt xuống đường chống độc tài tham nhũng, chống áp bức bất công để giành lại quyền sống làm người, quyền làm chủ đất nước. Tập đoàn Việt gian bán nước cũng sẽ chịu chung một số phận trong một ngày gần đây.

      Đã đến lúc những người Cộng sản thức tỉnh, những tướng lĩnh quân nhân ỳêu nước đứng lên cương quyết loại bỏ những tên Việt gian bán nước, những tên độc tài tham nhũng để cứu nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than thống khổ, cứu đất nước khỏi họa diệt vong trước khi đã quá muộn.

Việt Nam Hải Ngoại ngày 9-12-2011

Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam

Hội Đồng Điều Hành Hải Ngoại

 

 

PHẠM TRẦN ANH

 

DANH SÁCH HỘI ĐOÀN, ĐOÀN THỂ VÀ NHÂN SĨ ĐỒNG KÝ TÊN:

 

  1. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Bắc Cali: Bô lão Võ Toàn.

  2. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Nam Cali: GS Nguyễn Thanh Liêm.

  3. Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy:

Bô Lão Lê Quang Liêm, Hội Trưởng Trung Ương.

  1. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: HT Thích Nhật Ban, HT Thích Không Tánh.

  2. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam:

           TT Thích Thiện Minh, cố vấn.

  1. Khối 8406: LM Phan văn Lợi.

  2. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam: HT BS Phạm Hồng Sơn Việt Nam.

  3. Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân tộc Việt Nam, Giáo Hội Liên Hữu Lutheran Viet Nam & Hoa Kỳ: Hội Trưởng và 651 Mục sư ở Việt Nam.

  4. Mặt Trận Dân Tộc Cứu Quốc: Ô Phạm Trần Anh.

10. Cao Trào Nhân Bản: BS Nguyễn Đan Quế Việt Nam.

11. Hội Quốc tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Á: GS Nguyễn Ngọc Bích.

12. Liên Minh Dân Tộc Việt Nam: Nhà văn Chu Tấn.

13. Ủy Ban Hòa hợp Dân Tộc và Tôn giáo: TS Nguyễn Anh Tuấn.

14. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam:

           LM Nguyên Thanh, cố vấn.

15. Tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản: Dr Nguyễn Quốc Quân.

16. Ủy Ban Yểm Trợ Giáo Xứ Thái Hà Nam California.

17. Đại diện Khối 8406 Hải Ngoại: GS Nguyễn Chính Kết.

18. Đại Việt Quốc Dân Đảng: TS Phan Văn Song.

19. Việt Nam Quốc Dân Đảng Thống Nhất: TS Nguyễn Hồng Dũng.

20. Hội Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam: Nhà Bình luận Chu Chi Nam.

21. Coalition of American Citizen For Freedom and Democracy:

BS Nguyễn Hy Vọng

22. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Âu Châu:

 TS Nguyễn Ngọc Hùng.

  1. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Úc Châu:

PCT Đoàn Nguyên Hồng.

24. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Cambodia:

Nguyễn Phùng Phong.

25. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Thái Lan: Lê Thái Lan.                                                 

26. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Đan Mạch: Uyên Hạnh.

27. Truyền Thông Toàn cầu Global Viet Media:

Dr Nghiêm Phú, Cố vấn Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam. 

28. Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước: Chủ Tịch Bà Đặng Thị Danh, Toronto, Canada .

29. Chiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Sáng lập viên PTPNVNHĐCN) France.

30. Hội Hải Quân & Hàng Hải Trần Quang Khải, Philadelphia và phụ cận: Hội Trưởng Nguyễn Tạ Quang.

31. Đại diện Khối 8406 Nam Cali: Trần văn Minh.

32. Diễn Đàn Tự Do Dân Chủ: Ông Nguyễn Duy Nghiêu.

33. Câu Lạc Bộ Dân Chủ Tự Do: Ông Nguyễn Cao Nguyên

34. Câu Lạc Bộ Thi văn Tao Đàn Hải Ngoại: Nhà Thơ Vũ Lang.

35. TT Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ: Nhà văn Nguyễn Hữu Của.

36. Ủy Ban Bảo Toàn Đất Tổ: Ông Đoàn Thế Cường.

37. Cộng Đồng Việt Nam Cleverland:  Ông Nguyễn Hữu Lễ.

38. Hội Đồng Việt Nam Tự Do: Ông Phan Như Hữu.

39. Hội Cựu SV Quốc Gia Hành Chánh Nam Cali: Ông Trần Ngọc Thiệu.

40. Ủy Ban Phối Hợp Chống Cộng Sản và Tay Sai: Nhân sĩ Phan Kỳ Nhơn.

41. Tiếng Nói Giáo Dân: Bà Trần Thị Thanh Hiền.

42. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo: Ông Phạm Đức Hậu.

43. Hội Cử Tri Việt Mỹ: Ông Hoa Thế Nhân.

44. Hội Đồng Hương Biên Hòa: Bà Duyên Trang.

45. Hội Nữ Quân Nhân Nam Cali: Bà Phạm Diệu Chi.

46. Liên Hội Cựu Quân Nhân SanDiego: Hoàng văn Nhạn.

47. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Úc Châu: Nhân sĩ Phạm Ngọc Điệp

48. Ái Hữu Quốc Gia Nghĩa Tử:  Ông Ngô Chí Thiềng.

49. Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng WA: Ông Đinh Hùng Chấn: Hội Trưởng.

50. Phân Khu Hội Cựu TNCTVN Tacoma WA”: Ông Cao Hữu Thiên.

51. Cộng Đồng Riverside: Nhân sĩ Phan Đa Văn

  1. Tổng đoàn Thanh niên Phật giáo Hòa Hảo: Ô Trương văn Đức.

  2. Ủy Ban Vận Động CPC: Ô Nguyễn Tấn Lạc.

  3. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Cleverland, Ohio Hoa Kỳ: CT Nguyễn Hữu Lễ.

  4. Việt Nam Quốc Dân Đảng Thống Nhất (Xứ bộ Nam Cali): Vũ Hoàng Hải,.

  5. Tổ chức Bạch Đằng Giang: Nguyễn Đức Vinh.

  6. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Thuần Túy: CT Nhân sĩ Lý Hiền Tài.

58. Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân: nhà báo Trần Phong Vũ

59. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Colorao: Nhân sĩ Trần Trọng Thuyên.

60. Gia đình Phật Tử An Lạc Phụng sự: Nhân sĩ Hoàng văn Phong.

61. Hội Phụ Nữ Nhân Ái Thiện Nguyện Nam Cali HK: Bà Hồng Lan.

62. Hội Giáo Chức Việt Mỹ Tây Nam Hoa Kỳ.

63. Báo Thời Luận: Nhà văn Đỗ Tiến Đức.

64. Điện Báo Ánh Dương: Bà Đỗ Thị Thuấn.

65. Nguyệt san Hoài  Hương : Minh Nguyệt WA DC.

66. Cỏ Thơm Magazine : Nhà văn Nguyễn thị Ngọc Dung, WA DC.

67. Ủy Ban Phát Huy & Bảo vệ Chính nghĩa Quốc Gia : Nhân sĩ Lê Ngọc Diệp.

  1. 68.  Liên Minh Quang Phục Việt Nam: Nhân sĩ Võ Đại Tôn.

  2. 69.  Hội Đồng Liên Tôn: Hiền Tài Phạm Văn Khảm Cao Đài.

70. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California: LS Nguyễn Xuân Nghĩa.

  1. 71.  Hội Đền Hùng hải Ngoại: Nhân sĩ Trần Thanh Phong, CT Hội Đồng Kiểm soát.

  2. 72.  Cộng Đồng Việt Nam Los Angeles : Nhân sĩ Nguyễn văn Cừ.

73. Gia Đình Phật Tử Miền Quảng Đức : Tâm Hòa Lê Quang Dật.

  1. 74.  Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa Lưu Vong.

75. Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại (Vietnamese Legion).

76. Cửu Long Radio cùng chương trình Thiên Ánh Đạo Vàng. ( Bảo Tố & Triệu Phổ).

77. Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam : TS Mai Thanh Truyết.

78. Hôi Người Việt Cao Niên vùng Vịnh :Ông Nguyễn Hữu Lục

79. Lực lượng Sĩ Quan Thủ Đức-Quân Lực VNCH: Ông Nguyễn Minh Đường.

80. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California: Ông Mai Khuyên 

81. Phong Trào Trần QuốcToản :Anh Nguyễn Minh Huy.

82. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Khu Vực Tây Bắc Hoa Kỳ: Bà Hoàng Xuyên  Anh.

83. Đảng Thăng Tiến Việt Nam: Thái Thanh Thủy.

84. Bạch Đằng Giang Founation: Dương Hồng Thẩm, Việt Nam.

85. Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước: Nguyễn Khánh, Việt Nam.

86. Hội Người Việt Quốc Gia Tự Do Đan Mạch : Vũ Đình Quyến.

87. Hội Đồng Hương và  Thân Hữu Thái Bình: Bà Đào Bích Ty.

88. Hội Đồng Hương Ban Mê Thuột : Ô Nguyễn Xuân Kế.

89. Cộng Đồng Việt Nam Sandiego : Nguyễn văn Lực.

90. Ủy Ban Điều hợp chống CS và Tay Sai: Hoàng Vy.

91. Hội nghiên cứu sử học Việt Nam tại Âu Châu: Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc, tổng thư ký

92. Quỹ Tù Nhân Lương Tâm(Prisoners Of Conscience Fund Inc): Ô  Phùng Mai.

93. Đại diện Khối 8406 Victoria, Úc Châu: Ô Nguyễn Quang Duy.

94. Ban Tư Vấn 8406: Ô Nguyễn Thanh Hùng.

95. Ban Vận Động Phát Triển Khối 8406 HK: Quốc Việt.

96.  Phong trào Yểm trợ Khối 8406 Vancouver, Trần Ngọc Bính

97.  Khối 8406 Tây Úc: Nguyễn Lê Thanh.

98.  Khối 8406 San Francisco (California, USA), Nguyễn Phú.

99. Khối 8406 Oakland (California, USA), Nguyễn Trung Cao.

99. Khối 8406 Boston (Massachusetts, USA), Hạ Uyên.

100.Câu Lạc Bộ Đồng Hành: Vương Hoàng Minh.

101.Tổ chức Hưng Việt: Nguyễn Kim Bình.

102. Câu Lạc Bộ Tình Nghệ sĩ: NS Cao Minh Hưng.

103. Ủy ban Canada Yểm trợ Dân chủ, Tự do Tôn giáo Việt Nam: Ls Alain Ouellet (Comite canadien de   support a la democratie et liberte religieuse au Vietnam).

104. Khối 8406 Montreal (Canada): Hà Bảo Trung.

105. Khối 8406 Denver (Colorado, USA): Nguyễn Phúc Bảo Quốc.

106. CTPT & Website Khối 8406 Hoa Kỳ (California, USA): Hoàng Lam Hương.

107. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại:  CT Vũ văn Tùng.

108. Khối 8406 Boston MA: Nguyễn Quốc Việt.

109. Diễn Đàn Văn Hiến Việt Nam: Nam Phong.

NGÀY TÔN VINH CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM

TẠI VIỆT NAM

 

      SỰ THẬT – CÔNG LÝ – TÌNH YÊU

Dominhtuyen

Quyết định lựa chọn ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 là ngày tôn vinh các tù nhân lương tâm tại Việt Nam theo nguyện vọng của Hội Aí Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn giáo tại Quốc Nội và Hải Ngoại được khởi xướng từ một số nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng trong nước như : Linh Mục Phan Văn Lợi, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Thượng Tọa Thích Thiện Minh….là một quyết định thích hợp và đúng đắn, nhất là trong giai đoạn hiện nay ngày có thêm nhiều nhà bất đồng chính kiến, các bloggers, các nhà hoạt động Tôn giáo liên tục bị chính quyền cộng sản Việt Nam sách nhiễu, đánh đập, bắt bớ và giam cầm một cách sai trái. Trong số họ nhiều người đã bị ngược đãi nặng nề, bị bức cung, tra tấn hoặc bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, vô nhân tính. Nhiều người trong số họ khi lâm bệnh không được chăm sóc y tế và chữa trị, dẫn đến nhiều cái chết thương tâm như trường hợp tù nhân chính trị Nguyễn Văn Trại thuộc trại tù Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Tù nhân chính trị Trương Văn Sương thuộc trại giam Nam Hà, miền Bắc Việt Nam trong năm nay. Bên cạnh đó còn hàng chục ngàn tù nhân chính trị khác đã chết một cách tủi nhục trong ngục tù cộng sản kể từ 1975 sau khi cộng sản lên nắm chính quyền. Xin xem:

http://www.vietmemorial.org/myweb/thelist.html

Quyết định vinh danh những người tù lương tâm vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền của Hội Aí Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn giáo là một sự chia sẻ thiết thực không những phần nào xoa dịu nỗi đau thể xác lẫn tinh thần mà người tù nhân lương tâm tại Việt Nam đang phải gánh chịu mà còn thay mặt họ tố cáo hành động dã man của chính quyền cộng sản Việt Nam đối với người tù lương tâm, người tù chính trị tại Việt Nam .Họ cần được sự quan tâm đúng mực của cộng đồng Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cộng đồng Quốc Tế. Chính quyền Việt Nam luôn hô hào trước dư luận Quốc Tế rằng tại Việt Nam hoàn toàn không giam giữ bất kỳ tù nhân chính trị nào trong khi đó hàng trăm hàng ngàn nhà Dân Chủ, nhân vật bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động Tôn giáo đang bị giam cầm tại các trai giam, nhà tù trên phạm vi cả nước chỉ vì bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa nếu không xem là tù nhân chính trị thì là tù nhân gì?. Đây là một sự lừa dối trắng trợn của Việt Nam trước cộng đồng Quốc Tế. 

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền hàng năm giúp cho mọi người, mọi cộng đồng xã hội, mọi quốc gia ôn lại ý nghĩa và lợi ích xuất phát từ việc tôn trọng nhân quyền tại mỗi quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, ngày ý nghĩa này đặc biệt nhắc nhở các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hãy tôn trọng nhân quyền và thực thi đầy đủ nghĩa vụ của một thành viên không thường trực của Liên Hiệp Quốc. Ngày này cũng nhắc nhở nhà nước Việt Nam hãy tôn trọng và thực hiện những cam kết Quốc Tế khi Việt Nam ký tên vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền kể từ năm 1977 và tham gia Công Ước về Quyền Dân Sự và Chính Trị vào năm 1982. Tuy nhiên mặc dù đã chính thức gia nhập vào Liên Hiệp Quốc kể từ năm 1977 và tham gia mọi cam kết Quốc Tế về quyền Dân Sự và Chính Trị, nhưng chưa bao giờ chính quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng những cam kết Quốc Tế đó.

Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng hội nhập vào các nước trong khu vực và Quốc Tế. Chính phủ Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải nghiêm chỉnh cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ của mình bắng cách thực thi hoàn toàn và đầy đủ những cam kết Quốc Tế. Việt Nam phải tỏ thiện chí một cách rõ ràng và cụ thể để tránh những áp lực Quốc Tế đang ngày một đè nặng lên Việt Nam theo yêu cầu như phải trả tự do đối với các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đang bị giam giữ một cách sai trái và vô nhân đạo trong nước như trường hợp của Linh Mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý, Blogger Điếu Cày…..Bên cạnh sự mong đợi thay đổi một cách thiện chí từ phía chính quyền, người dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng cần có thêm nhiều tiếng nói đồng hành với những nổ lực của Quốc Tế trong việc thúc đẩy chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền và Công Pháp Quốc Tế.

NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 137 (15-12-2011)

Hôm 10-12 mới rồi, toàn thể thế giới đã kỷ niệm 63 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (1948), một văn kiện quan trọng khẳng định rằng các quyền Dân sự, Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (vốn sẽ được khai triển và trình bày chi tiết trong hai Công ước Quốc tế Nhân quyền năm 1966) là biểu trưng đích thật của văn minh nhân loại hiện thời, bổn phận cấp thiết mà các chính quyền phải thực thi và là thành tựu chủ yếu mà các quốc gia phải nỗ lực đạt cho được. Quả vậy, Tuyên ngôn khẳng định trong phần mở đầu rằng Mọi thành viên trong gia đình nhân loại đều có nhân cách, có quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng. Sự công nhận nhân cách và các quyền này là nền tảng của tự do, công chính và hoà bình trên thế giới” và rằng “mọi sự coi thường và khinh thị nhân quyền đều đưa đến những hành động dã man, xúc phạm đến lương tâm nhân loại và ước vọng về một thế giới mà mọi người đều được hưởng tự do ngôn luận, tín ngưỡng và không bị đe dọa, bởi đã được tuyên cáo đó là khát vọng cao cả nhất của loài người”.

Tuyên ngôn là sự kết hợp tính nhân bản và nhân đạo của nhiều nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới, từ ý niệm nhân phẩm, nhân vị của phương Đông đến ý niệm nhân quyền và dân quyền được trình bày trong nhiều văn kiện phương Tây trước đó như : Habeas Corpus của Anh quốc năm 1679, Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789. Trong số 50 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thời ấy, 40 quốc gia bỏ phiếu thuận, 8 quốc gia bỏ phiếu trắng và 2 nước vắng mặt là Honduras và Yemen. Tám quốc gia bỏ phiếu trắng gồm có 6 nước Cộng sản, Ả Rập Sauđi và Nam Phi. Ả Rập Sauđi phiếu trắng vì đang duy trì chế độ đa thê và độc tôn Hồi giáo, Nam Phi phiếu trắng vì đang do người da trắng cai trị với chủ trương phân biệt chủng tộc, còn 6 nước CS bỏ phiếu trắng vì theo chế độ vừa độc tài độc đảng, vừa duy vật phi nhân, từ khước tôn trọng nhân phẩm cũng như các nhân quyền cơ bản.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuy có tham gia hai Công ước Quốc tế về Nhân quyền vào năm 1982, nhưng chỉ để kiếm chác sự giúp đỡ của các nước dân chủ giàu có (vì lúc ấy Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm do kinh tế kiệt quệ) và lừa gạt thế giới theo quan niệm gian trá của Cộng sản: “Ngôn từ không để diễn tả sự vật mà là để mê hoặc lòng người”. Do đó cho đến hôm nay, tại Việt Nam, dưới ách cai trị của Cộng đảng độc tài, các quyền Dân sự bị chà đạp (điển hình là bi kịch của những dân oan), các quyền Chính trị bị tước bỏ (điển hình là thảm nạn của những nhà đối kháng), các quyền Kinh tế bị thao túng (điển hình là sự tung hoành của những doanh nghiệp nhà nước), các quyền Xã hội bị khinh khi (điển hình là sự tồi tệ của nền y tế) và các quyền Văn hóa bị xem nhẹ (điển hình là sự sa sút của nền giáo dục). Tình trạng này đã khiến Việt Nam thành một nhà tù lớn giam nhốt toàn dân (trong cảnh bất an, nghèo đói, khống chế, vô định…) và có vô số nhà tù nhỏ giam nhốt các tù nhân chính trị và tôn giáo, tức các tù nhân lương tâm vốn đã can đảm và nỗ lực khôi phục những quyền nói trên cho đồng bào và Dân tộc.

Chính vì thế mà trong lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập của mình (trùng ngày Quốc tế Nhân quyền, tổ chức tại Little Saigon, Hoa Kỳ), Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam (vốn có thành viên cả trong lẫn ngoài nước) đã có sáng kiến thành lập “Ngày Tù nhân Lương tâm Việt Nam” cũng vào đúng dịp này, để vinh danh những tù nhân chính trị, tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ kể từ ngày đất nước rơi vào tay Cộng sản 30-4-1975. Bởi lẽ không gì làm cho các Nhân quyền được đề cao sáng tỏ và vấn đề Nhân quyền được đặt ra cách gay gắt bằng chính thảm trạng bị sách nhiễu, quản chế, tù ngục của những kẻ đã tranh đấu cho Nhân quyền. Và ngay lập tức, sáng kiến này đã được sự hưởng ứng của hàng trăm tổ chức, hội đoàn của người Việt quốc nội lẫn hải ngoại cũng như sự ủng hộ của nhiều chính khách ngoại quốc, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Lời Tuyên bố của Hội Ái hữu (có chữ ký của hơn 100 tổ chức hội đoàn nói trên) đưa ra ngày 09-12 khẳng định: Ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân quyền 10-12 hàng năm được chọn làm “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” để nêu cao giá trị nhân bản cao đẹp của nhân loại, đồng thời vinh danh những chiến sĩ dân chủ tự do đang đấu tranh cho nhân quyền và dân quyền trong nước. “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” sẽ được tổ chức hàng năm để toàn dân tưởng niệm, tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh cho lý tưởng tự do dân chủ ”.

Không ai không biết kể từ sau biến cố đau thương “tháng thư đen 1975”, hàng mấy trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng hòa đã bị CS xâm lăng giam cầm để trả thù vì đã tự vệ chống lại chúng, trên 300 tù nhân đã bị CS bất nhân xử tử để trừng phạt (trong đó có 2 linh mục và hai phụ nữ) và gần cả trăm ngàn chết rũ tù nơi nước độc rừng thiêng. Rồi cho đến nay, hàng ngàn tù nhân chính trị và tôn giáo bị Cộng sản vô thần và độc tài tống ngục để bảo vệ chế độ toàn trị bất công, tiếp tục hành vi phản dân hại nước và đeo đuổi chính sách đồng lõa với giặc Tàu cộng. Không có vùng nào của đất nước lại không thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của các ngục sĩ lương tâm, không vang lên lời than đau thương, tiếng kêu uất hận của các tù nhân chính trị cùng của gia đình họ. Ngay cả những dân oan đứng lên đòi lại đất đai tài sản cũng bị giam cầm (như tại Bến Tre với các tù nhân Dương Kim Khải, Trần Thị Thúy, Phạm Ngọc Hoa, Nguyễn Chí Thành…), thậm chí bị bắn chết (như ông Lê Hữu Nam và em Lê Xuân Dũng tại Thanh Hóa); những công nhân đứng lên đòi được trả lương xứng đáng, được hưởng những quyền lao động hợp nhân phẩm cũng bị sách nhiễu, hành hung, tống ngục (như ba thủ lãnh công nhân trẻ Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh); những tín đồ đứng lên đòi lại quyền tự do tôn giáo và cơ sở Giáo hội bị tước đoạt cũng bị vu khống, thóa mạ, hành hung, lùa về “Trại phục hồi nhân phẩm” (nơi giam giữ gái mãi dâm) để làm nhục (như các linh mục và giáo dân Thái Hà), hoặc bị cầm tù (như linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Trung Tôn), phải lãnh những bản án bất công nặng nề (như các ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân, hai tín đồ Hòa Hảo); những công dân đứng lên bày tỏ lòng yêu nước, phản đối quân xâm lược, kể cả để ủng hộ thủ tướng ra luật biểu tình, cũng bị hăm dọa, đấm đá, đạp mặt, tước tài sản, phá gia cư, đưa vào nhà tù trá hình “cơ sở giáo dục” (như bà Bùi Thị Minh Hằng); những công dân lên tiếng nhận định tình hình đất nước, phân tích thời sự, phê phán chế độ trong tinh thần xây dựng cũng bị lục soát nhà, tước phương tiện, cướp hiện kim, phạt những số tiền khổng lồ (như gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn). Thậm chí nhiều tù nhân hình sự bị án oan vẫn có thể tiếp tục lãnh oan án vì sự bao che tội phạm của giới cầm quyền (như hai nữ sinh vô tội Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy tại Hà Giang) hay vì sự bao che sai trái của giới tư pháp (như 3 thanh niên Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Kiên trong vụ án hiếp dâm và cướp của tại Yên Nghĩa Hà Đông [hồi năm 2000] mới đây đã bị Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao bác bỏ kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị tuyên bố họ vô tội).

Việc tri ân những anh hùng liệt nữ của Dân tộc đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ tự do độc lập, đồng thời vinh danh những tù nhân lương tâm của Đất nước đang dũng cảm đấu tranh giành dân chủ nhân quyền, chống lại nội thù bán nước và ngoại thù cướp nước mang rất nhiều ý nghĩa. Đó là biểu dương tinh thần bất khuất của con cháu Lạc Việt, đã hàng nghìn năm hạ bệ những triều đại phản dân hại nước, những hôn quân bạo chúa áp bức dân lành và chống lại những kẻ thù xâm lược từ Bắc phương hoặc Tây phương. Đó là đề cao tinh thần nhân bản của dòng dõi Tiên Rồng, đã bao thế kỷ nỗ lực xây dựng một đất nước yêu chuộng tự do độc lập, không chấp nhận ách cai trị của loài ngoại chủng, một xã hội quý trọng nhân nghĩa ái hòa, trong đó quan dân đoàn kết, xóm làng hòa hợp, các sắc tộc tương trợ sinh tồn. Đó là tưởng nhớ công lao của bao người con ưu tú của Mẹ Việt đã dâng hiến cả cuộc sống và cái chết, hy sinh cả bản thân và gia đình để đề cao và giành lại các quyền tự do cho con người, cho đất nước, cho dân tộc. Đó là tôn vinh những giá trị cao quý được đề ra trong Tuyên ngôn lẫn Công ước hoàn vũ về nhân quyền và đã được các anh hùng liệt nữ lẫn các tù nhân lương tâm can đảm cổ xúy và hy sinh bảo vệ. Đó là tố cáo trước công luận thế giới cái chế độ mà công an nhiều hơn y tá, nhà tù nhiều hơn trường học, thành tích phá hoại nhiều hơn kết quả xây dựng, hành vi đàn áp nhân quyền nhiều hơn cử chỉ thăng tiến tự do, chính sách độc tài toàn trị thay cho chủ trương tôn trọng đa nguyên đa đảng, mưu đồ củng cố quyền lực dù mất nước thay cho đường lối bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và sự tồn tại của Dân tộc.

Ðến đây một câu hỏi được đặt ra là: vì sao nhà cầm quyền Việt Nam lại dám thường xuyên chà đạp Tuyên ngôn Nhân quyền, không ngừng tạo ra các tù nhân và nạn nhân của chế độ, thách thức công luận thế giới đến như vậy? Theo thiển ý, đó là vì các điều khoản của Tuyên ngôn chỉ liệt kê các nhân quyền mà không dự trù các biện pháp chế tài hữu hiệu. Trên thực tế, các biện pháp chế tài đối với những nhà nước vi phạm nhân quyền thường xuất phát từ các cường quốc có ảnh hưởng trên Liên Hiệp quốc hay trên chính những nhà nước ấy. Tuy nhiên, vì bị giằng co giữa ba mục tiêu: kinh tế, an ninh hay nhân quyền mà sự chế tài, áp lực này có hay không, mạnh hay yếu tùy vào ý thức của giới lập pháp và nhất là đường lối của giới hành pháp (chính phủ và bộ ngoại giao). Thành thử quốc tế vận của đồng bào hải ngoại là tối quan trọng. Ngoài ra, còn một áp lực khác nữa, đó là nhân dân sở tại. Nếu tất cả các nạn nhân của chế độ đều lên tiếng, tất cả những ai ý thức về nhân quyền đều đứng dậy, tất cả các tập thể dân sự lẫn tôn giáo bị đàn áp đều xuống đường, tất cả các lãnh đạo tinh thần (trí thức và chức sắc) đều nhập cuộc; nói tóm là toàn thể nhân dân bị trị đang rên siết dưới ách của nhúm đảng viên thống trị, biết vùng lên như các dân tộc Đông Âu trong các năm 1989-1991 vừa qua, thì mới chấm dứt nạn công dân Việt Nam lương thiện bị giam cầm trong nhà tù lớn lẫn các nhà tù nhỏ.

BAN BIÊN TẬP

Trân trọng kính gửi:

– Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể.

– Quý Nhân sĩ Trí Thức.

– Quý Đồng bào Việt Nam yêu nước

 

Xin mời quý vị cùng ký tên trong bản Tuyên Bố của Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại để thể hiện quyết tâm “Diệt kẻ Nội thù để chống giặc ngoại xâm Trung Cộng” của những người Việt Nam yêu nước. Xin chân thành cảm tạ và xin quý vị tiếp tay phổ biến rộng rãi về trong nước và đồng hương ở Hải ngoại.

Xin quý vị mail về quocvietanhpham@yahoo.com để thông báo đồng ý ký tên. Chúng tôi sẽ gửi danh sách đã cập nhật để kính nhờ quý vị phổ biến rộng rãi dùm.

Xin mời cùng ký tên trong Tuyên Bố của Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại

HỘI NHÂN SĨ DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI

 

TUYÊN BỐ

 

Lịch sử Việt Nam kể từ thời lập quốc cho đến ngày nay luôn phải đương đầu với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc:“Giặc Tầu Hán xưa và đế quốc Trung Cộng ngày nay”. Lịch sử cũng chứng minh rằng, dân tộc Việt Nam với truyền thống hào hùng bất khuất đã từng đánh bại đạo quân Nguyên Mông bách chiến bách thắng, đánh tan tành 29 vạn quân Thanh xâm lược với những danh tướng lẫy lừng, những anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và Quang Trung Nguyễn Huệ. Thế nhưng, đế quốc mới Trung Cộng vẫn chưa học được bài học máu và nước mắt, vẫn chủ trương xâm lược Việt Nam, chiếm cứ biển Đông để thực hiện giấc mộng bá chủ của Trung Quốc.

Nhà nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được thành lập do sự cướp đoạt chính quyền, không do nhân dân bầu lên trong một cuộc bầu cử dân chủ tự do, là một chế độ độc tài toàn trị với những tên Việt gian bán nước cầu vinh “Dâng đất nhường biển” cho Trung Cộng để bóc lột vơ vét tài sản của nhân dân.

Ngày 14-10-2011, TBT Nguyễn Phú Trọng sang ký “Thỏa thuận 6 nguyên tắc cơ bản”, chấp nhận đàm phán song phương để tự do nhượng đất nhượng biển cho TQ, phá vỡ chủ trương đa phương hoá, quốc tế hoá của hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean). Bản tuyên bố chung giữa 2 đảng 2 nhà nước ngày 15-10 xác định hợp tác chiến lược toàn dìện lâu dài. Thực chất của cái gọi là “Thỏa Thuận…” này chính là để thực hiện công hàm bán nước của Phạm văn Đồng ngày 14-9-1958 và nguyên tắc ứng xử về vấn đề biên giới lãnh thổ “Dâng đất nhường biển” mà hai bên đồng ý từ năm 1993, là “Thỏa thuận Hán hóa” từng bước một của những tên thái thú xác Việt hồn Tàu. Thực tế chứng minh là ngay trong ngày ký kết thỏa thuận thì Hải quân Trung Quốc loan báo vừa thiết lập một trạm xá quân y tại đảo Đá Chữ Thập mà Trung quốc gọi là đảo Vĩnh Thử, nơi mà Trung Cộng đã đổ quân chiếm đảo Chữ Thập của Việt Nam năm 1988 bắn chết 70 chiến sĩ hải quân QĐND Việt Nam. Ngay sau cái gọi là “Thỏa thuận Bán nước” ngày 14-10-2011, cờ Trung Quốc được thêm một ngôi sao thành 6 ngôi sao đươc trình chiếu trên màn hình của đài truyền hình VTV.VN ngay chiều cùng ngày. Đất nước Việt Nam dưới sự thống trị của tập đoàn Việt gian CS buôn dân bán nước đã chính thức nội thuộc Trung Quốc từ ngày 14-10-2011. 

Trước hành động ngang ngược của đế quốc mới Trung Cộng và thái độ ươn hèn nhục nhã của tập đoàn Việt gian Cộng sản bất nhân, hại dân bán nước. Bất chấp sự ngăn chặn của công an, hàng ngàn thanh niên sinh viên, trí thức và văn nghệ sĩ đồng loạt xuống đường để thể hiện quyết tâm bảo vệ đất nước. Thực hiện chỉ thị của quan thầy Trung Cộng, tập đoàn Việt gian CS đã thẳng tay trấn áp đánh đập bắt giam những người Việt Nam yêu nước chống Trung Cộng xâm lược. Đã hèn với giặc, tập đoàn CS lại ác với dân, cướp đoạt đất đai ruộng vườn của dân oan, lấy cớ làm trung tâm xử lý nước thải để chiếm đoạt tu viện của dòng Chúa Cứu thế tại Giáo xứ Thái Hà.

Dân tộc Việt Nam đang đối mặt với “Thù trong giặc ngoài”. Đất nước Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm của nguy cơ mất nước cận kề… Trong giờ phút trọng đại của lịch sử, Chúng tôi, các bô lão, nhân sĩ trí thức và các hội đoàn Việt Nam yêu nước, thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể đồng bào Việt Nam đặt quyền lợi  dân tộc lên trên hết long trọng tuyên bố:

  1. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời đại khẳng định chủ quyền lịch sử của Việt nam đối với Hoàng sa Trường Sa từ thời lập quốc cho đến ngày nay. Tất cả mọi văn kiện ký kết giữa nhà nước Cộng sản Việt Nam không do dân bầu lên với Trung Cộng hoàn toàn vô giá trị. Toàn dân Việt Nam sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ giang sơn gấm vóc của vua Hùng dựng nước và anh hùng liệt nữ bao đời giữ nước Việt Nam.

  1. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi công luận quốc tế hãy lên tiếng can thiệp để bảo vệ công lý và sự thật lịch sử. Các nước Đông Nam Á phải thống nhất hành động đối phó với Trung Quốc xâm lược bằng cách đổi tên cái gọi là “biển Nam Trung Hoa” thành biển Đông Nam Á, đồng thời phục hoạt liên minh phòng thủ Đông Nam Á (SEATO) để chống lại Trung Cộng xâm lược. Các nước đã tham gia ký kết các hiệp ước Genève 20-7-1954 và hiệp định, Định Ước quốc tế Paris 27-1-1973 về Việt nam tổ chức ngay một Hội nghị Quốc tế các quốc gia liên quan đến Việt Nam và biển Đông Nam Á để bảo vệ công lý, sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

  1. Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã rước voi Liên Sô về dầy mả Tổ Hùng Vương, cõng rắn độc Tầu Cộng về cắn gà nhà dân tộc, đưa dân tộc vào cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến hàng triệu đồng bào Việt Nam vô tội đã phải hy sinh oan uổng và một đất nước Việt Nam nghèo nàn chậm tiến nhất thế giới. Ngày nay, tập đoàn lãnh đạo CSVN đã chứng tỏ là một tập đoàn tham nhũng, bóc lột vơ vét tài sản của nhân dân để trở thành những tên tư bản đỏ, cường quyền đỏ cưỡi đầu cưỡi cổ dân lành. Tập đoàn Việt gian hại dân bán nước “Ác với dân hèn với giặc” này là “Tội đồ của Dân tộc” sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước sự phán xét của toàn thể nhân dân Việt Nam trong ngày N giờ G của lịch sử.

  1. Cuộc xuống đường của hàng ngàn thanh niên sinh viên, trí thức tại Hà Nội và Sài Gòn vừa qua đã thể hiện quyết tâm của toàn dân Việt, biểu dương sức mạnh của toàn dân đối với thù trong, giặc ngoài. Đặc biệt, hàng trăm giáo dân và các linh mục dòng chúa Cứu Thế đã xuống đường biểu tình ôn hòa sáng 18-11-2011 để đòi nhà cầm quyền CS phải giao trả tu viện dòng Chúa Cứu Thế tại giáo xứ Thái Hà để làm nơi thờ phượng Chúa. Phản ứng quyết liệt của đồng bào Việt Nam yêu nước và của các linh mục dòng chúa Cứu Thế và giáo dân khắp địa phận Hà Nội, sự hiệp thông cầu nguyện của các giáo phận khắp nơi trên toàn quốc mở đầu cho cuộc Tổng xuống đường của toàn dân trên cả nước trong nay mai để chuyển đổi lịch sử. Tập đoàn Việt gian Cộng sản cho tay sai đến đập phá cửa nhà thờ, xúc phạm linh mục khi đang hành lễ. Hành động côn đồ này của nhà nước CS Việt Nam đã xem thường công luận quốc tế và xúc phạm nơi thờ  phượng Thiên Chúa, nhục mạ hàng giáo phẩm Công Giáo Việt Nam là một hành động khiêu khích thách thức toàn thể giáo dân Việt Nam.

  1.  Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời đại tha thiết kêu gọi quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, đồng bào trong nước không phân biệt tôn giáo, địa phương, đoàn thể, chính kiến hãy nắm chặt tay nhau xuống đường ủng hộ Thái Hà, xuống đường đòi lại đất đai tài sản của giáo hội của mình, đất đai của chùa chiền, Thánh Thất, Tổ Đình song hành với việc đòi hỏi dân chủ tự do, quyền sống làm người và quyền làm chủ đất nước. Các tướng lãnh và quân nhân Việt Nam yêu nước, các đảng viên CS hãy đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, đứng lên loại bỏ những tên thái thú xác Việt hồn Tầu để cùng với nhân dân cả nước chuyển đổi lịch sử: “Diệt kẻ nội thù, chống quân xâm lược” để cứu dân cứu nước.

Để thể hiện lòng yêu nước, Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời đại tha thiết kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam trong nước và hải ngoại nhất loạt không mua thực phẩm độc hại của Trung Quốc, không dùng hàng hóa sản phẩm “Dỏm” của Trung Quốc. Đây là biện pháp hiệu qủa nhất để làm suy yếu nên kinh tế đang lên của Trung Quốc khiến đế quốc Trung Cộng không còn khả năng để xâm lược Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Hơn ba triệu đồng bào Việt Nam Hải ngoại sẽ làm hết sức mình từ tinh thần đến vật chất để yểm trợ công cuộc đấu tranh của toàn dân trong nước.

Thủ đô Tinh thần của đồng bào Việt Nam Tỵ nạn Cộng sản ngày 21-11-2011

Ủy Ban Vận động thành Lập Hội Nhân Sĩ Diên Hồng Thời Đại

                                Bô lão Võ Toàn.

                                GS Nguyễn Thanh Liêm.

                                Nhà Biên Khảo Lịch sử Phạm Trần Anh.

DANH SÁCH HỘI ĐOÀN, ĐOÀN THỂ VÀ NHÂN SĨ ĐỒNG KÝ TÊN:

 

  1. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Bắc Cali: Bô lão Võ Toàn.

  2. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Nam Cali: GS Nguyễn Thanh Liêm.

  3. Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy:

Bô Lão Lê Quang Liêm, Hội Trưởng Trung Ương.

  1. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: HT Thích Nhật Ban, HT Thích Không Tánh.

  2. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo ViệtNam:

           TT Thích Thiện Minh, cố vấn.

  1. Khối 8406: LM Phan văn Lợi.

  2. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam: HT BS Phạm Hồng Sơn Việt Nam.

  3. Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân tộc Việt Nam, Giáo Hội Liên Hữu Lutheran Viet Nam & Hoa Kỳ: Hội Trưởng và 651 Mục sư ở Việt Nam.

  4. Mặt Trận Dân Tộc Cứu Quốc: Ô Phạm Trần Anh.

10. Cao Trào Nhân Bản: BS Nguyễn Đan Quế Việt Nam.

11. Hội Quốc tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Á: GS Nguyễn Ngọc Bích.

12. Liên Minh Dân Tộc ViệtNam: Nhà văn Chu Tấn.

13. Ủy Ban Hòa hợp Dân Tộc và Tôn giáo: TS Nguyễn Anh Tuấn.

14. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo ViệtNam:

           LM Nguyên Thanh, cố vấn.

15. Tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản: Dr Nguyễn Quốc Quân.

16. Ủy Ban Yểm Trợ Giáo Xứ Thái HàNamCalifornia.

17. Đại diện Khối 8406 Hải Ngoại: GS Nguyễn Chính Kết.

18. Đại Việt Quốc Dân Đảng: TS Phan Văn Song.

19. ViệtNamQuốc Dân Đảng Thống Nhất: TS Nguyễn Hồng Dũng.

20. Hội Nghiên Cứu Lịch Sử ViệtNam: Nhà Bình luận Chu ChiNam.

21. Coalition of American Citizen For Freedom and Democracy:

BS Nguyễn Hy Vọng

22. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Âu Châu:

 TS Nguyễn Ngọc Hùng.

  1. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo ViệtNam, chi hội Úc Châu:

PCT Đoàn Nguyên Hồng.

24. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Cambodia:

Nguyễn Phùng Phong.

25. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Thái Lan:

Lê Thái Lan.                                                 

26. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Đan Mạch: Uyên Hạnh.

27. Truyền Thông Toàn cầu Global Viet Media:

Dr Nghiêm Phú, Cố vấn Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam. 

28. Phong Trào Phụ Nữ ViệtNamHành Động Cứu Nước:

Chủ Tịch Bà Đặng Thị Danh, Toronto, Canada .

29. Chiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Sáng lập viên PTPNVNHĐCN)France.

30. Hội Hải Quân & Hàng Hải Trần Quang Khải,Philadelphiavà phụ cận:

           Hội Trưởng Nguyễn Tạ Quang.

31. Đại diện Khối 8406 Nam Cali: Trần văn Minh.

32. Diễn Đàn Tự Do Dân Chủ: Ông Nguyễn Duy Nghiêu.

33. Câu Lạc Bộ Dân Chủ Tự Do: Ông Nguyễn Cao Nguyên

34. Câu Lạc Bộ Thi văn Tao Đàn Hải Ngoại: Nhà Thơ Vũ Lang.

35. TT Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ: Nhà văn Nguyễn Hữu Của.

36. Ủy Ban Bảo Toàn Đất Tổ: Ông Đoàn Thế Cường.

37. Cộng Đồng ViệtNamCleverland:  Ông Nguyễn Hữu Lễ.

38. Hội Đồng ViệtNamTự Do: Ông Phan Như Hữu.

39. Hội Cựu SV Quốc Gia Hành ChánhNamCali: Ông Trần Ngọc Thiệu.

40. Ủy Ban Phối Hợp Chống Cộng Sản và Tay Sai: Nhân sĩ Phan Kỳ Nhơn.

41. Tiếng Nói Giáo Dân: Bà Trần Thị Thanh Hiền.

42. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo: Ông Phạm Đức Hậu.

43. Hội Cử Tri Việt Mỹ: Ông Hoa Thế Nhân.

44. Hội Đồng Hương Biên Hòa: Bà Duyên Trang.

45. Hội Nữ Quân NhânNamCali: Bà Phạm Diệu Chi.

46. Liên Hội Cựu Quân Nhân SanDiego: Hoàng văn Nhạn.

47. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Úc Châu: Nhân sĩ Phạm Ngọc Điệp

48. Ái Hữu Quốc Gia Nghĩa Tử:  Ông Ngô Chí Thiềng.

49. Hội Đồng Hương QuảngNamĐàNẵngWA: Ông Đinh Hùng Chấn: Hội Trưởng.

50. Phân Khu Hội Cựu TNCTVNTacomaWA”: Ông Cao Hữu Thiên.

51. Cộng ĐồngRiverside: Nhân sĩ Phan Đa Văn

  1. Tổng đoàn Thanh niên Phật giáo Hòa Hảo: Ô Trương văn Đức.

  2. Ủy Ban Vận Động CPC: Ô Nguyễn Tấn Lạc.

  3. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Cleverland,OhioHoa Kỳ: CT Nguyễn Hữu Lễ.

  4. Việt Nam Quốc Dân Đảng Thống Nhất (Xứ bộ Nam Cali): Vũ Hoàng Hải,.

  5. Tổ chức Bạch Đằng Giang: Nguyễn Đức Vinh.

  6. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Thuần Túy: CT Nhân sĩ Lý Hiền Tài.

58. Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân: nhà báo Trần Phong Vũ

59. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Colorao: Nhân sĩ Trần Trọng Thuyên.

60. Gia đình Phật Tử An Lạc Phụng sự: Nhân sĩ Hoàng văn Phong.

61. Hội Phụ Nữ Nhân Ái Thiện Nguyện Nam Cali HK: Bà Hồng Lan.

62. Hội Giáo Chức Việt Mỹ TâyNamHoa Kỳ.

63. Báo Thời Luận: Nhà văn Đỗ Tiến Đức.

64. Điện Báo Ánh Dương: Bà Đỗ Thị Thuấn.

65. Nguyệt san Hoài  Hương : Minh Nguyệt WA DC.

66. Cỏ Thơm Magazine : Nhà văn Nguyễn thị Ngọc Dung, WA DC.

67. Ủy Ban Phát Huy & Bảo vệ Chính nghĩa Quốc Gia : Nhân sĩ Lê Ngọc Diệp.

  1. 68.  Liên Minh Quang Phục Việt Nam: Nhân sĩ Võ Đại Tôn.

  2. 69.  Hội Đồng Liên Tôn: Hiền Tài Phạm Văn Khảm Cao Đài.

70. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California: LS Nguyễn Xuân Nghĩa.

  1. 71.  Hội Đền Hùng hải Ngoại: Nhân sĩ Trần Thanh Phong, CT Hội Đồng Kiểm soát.

  2. 72.  Cộng Đồng Việt Nam Los Angeles : Nhân sĩ Nguyễn văn Cừ.

73. Gia Đình Phật Tử Miền Quảng Đức : Tâm Hòa Lê Quang Dật.

  1. 74.  Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa Lưu Vong.

75. Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại (Vietnamese Legion).

76. Cửu Long Radio cùng chương trình Thiên Ánh Đạo Vàng. ( Bảo Tố & Triệu Phổ).

77. Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam : TS Mai Thanh Truyết.

78. Hôi Người Việt Cao Niên vùng Vịnh :Ông Nguyễn Hữu Lục

79. Lực lượng Sĩ Quan Thủ Đức-Quân Lực VNCH:Ông Nguyễn Minh Đường.

80. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California: Ông Mai Khuyên 

81. Phong Trào Trần QuốcToản :Anh Nguyễn Minh Huy.

82. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Khu Vực Tây Bắc Hoa Kỳ: Bà Hoàng Xuyên  Anh.

83. Đảng Thăng Tiến Việt Nam: Thái Thanh Thủy.

84. Bạch Đằng Giang Founation: Dương Hồng Thẩm, Việt Nam.

85. Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước: Nguyễn Khánh, Việt Nam.

86. Hội Người Việt Quốc Gia Tự Do Đan Mạch : Vũ Đình Quyến.

87. Hội Đồng Hương và  Thân Hữu Thái Bình: Bà Đào Bích Ty.

88. Hội Đồng Hương Ban Mê Thuột : Ô Nguyễn Xuân Kế.

89. Cộng Đồng Việt Nam Sandiego : Nguyễn văn Lực.

90. Ủy Ban Đặc Phồi hợp chống CS và Tay Sai: Hoàng Vy.

91. Hội nghiên cứu sử học Việt Nam tại Âu Châu: Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc, tổng thư ký.

92. Khối 8406 Boston HK: Nguyễn Quốc Việt.

 DANH SÁCH NHÂN SĨ ĐỒNG KÝ TÊN

  1. Nhân sĩ Nguyễn Chí Thiện: Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam (USA).

  2. Nhân sĩ Ngô văn Sức: Tù nhân Lương Tâm Việt Nam (USA).

  3. Cư sĩ Minh Pháp (USA).

  4. Nhân sĩ Nguyễn Tấn Khang (Canada).

  5. Nhà văn Uyên Hạnh (Đan Mạch).

  6. Nhân sĩ Phùng Ngọc Ẩn, ĐT Không Quân, QLVNCH.

  7. Nhân sĩ Nguyễn Hữu Đĩnh Hoa Kỳ.

  8. Ông bà Giáo sư Nhạc sĩ Lê Quốc Tấn HK.

  9. Chiến Hữu Nguyễn Bá Hòe, TQLC QLVNCH San Diego.

10. Chiến Hữu Phạm Trần Thế, BĐQ QL VNCH SanDiego.

11. Bs Lê Thị Lễ (USA).

12. GS Nguyễn thị Hiền (Switzerland).

13. GS Phan Thị Độ (Australia).

14. Nhân sĩ Đỗ Hữu Gia, Hội Nhân sĩ Diên Hồng SanDiego.

15. Nhân sĩ Trương văn Anh, Hội Ái Hữu Tù Nhân CTTGVN Sandiego.

16. Nhân sĩ Vũ Đức Khanh, Luật sư thuộc Luật sư đoàn bang Ontario, Canada.

17.  Bô Lão Vũ Ngọc Truy, Cựu Luật sư 96 tuổi.

18.  Nhân sĩ Đinh Thị Việt Liên 95 tuổi Bắc Cali

19.  Nhà văn Lão thành Doãn Quốc Sỹ, 88 tuổi Texas.

20.  GS Nguyễn Tư Mô, Cố vấn Hội Đền Hùng Hải Ngoại.

21.  Cụ Bà Âu Tiên Nguyễn thị Đức.

22.  Giáo sư Phạm Cao Dương.

 

23.  Cụ Bà Nguyễn thị Chương.

  1. 24.  Học giả Huỳnh văn Lang, 90 tuổi Nam California.

  2. 25.  Nhân sĩ Nghiêm Phú, Cố vấn Chính phủ VNCH.

26. Luật sư Đoàn Thanh Liêm, cố vấn Hội Ái Hữu TNCTTGVN.

  1. 27.  Nhân sĩ Phạm văn Tường 85 tuổi, Bắc California.

  2. 28.  Nhân sĩ Lê Châu Lộc, Cựu Thương Nghị sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

  3. 29.  Giáo sư Vũ Thiệu Phúc, Cố vấn Hội Đền Hùng Hải Ngoại.

  4. 30.  Nhân sĩ Vũ Khánh Thành, MBE Anh Quốc.

31. Nhân sĩ Trần Ngọc Tôn, Cựu Đốc sự Hành Chánh.

  1. 32.  DS Bùi Như Hải. Hội Đền Hùng Hải Ngoại.

  2. 33.  DS Nguyễn Đình Thức, Hội Đền Hùng Hải Ngoại.

  3. 34.  Nhân sĩ Trần văn Thắng, TTK HĐĐB Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Namcali..

  4. 35.  Nhân sĩ Dương Ngọc Sum Nam Cali.

  5. 36.  Nhân sĩ Hoàng Ngọc An Nam Cali.

  6. 37.  Nhân sĩ Hoàng Vy Nam cali.

  7. 38.  Nhân sĩ  Lê Văn Lan Texas.

  8. 39.  Giáo sư Trần Đức Thanh Phong, Nhân sĩ Tây Nam Hoa Kỳ.

  9. 40.  Thi họa sĩ Vũ Hối, nhân sĩ  Đông Bắc Hoa Kỳ.

  10. 41.  Nhân sĩ Trần Vệ, CT TT Cựu Chiến sĩ Tây Nam Hoa Kỳ..

  11. 42.  Nhân sĩ Đào Xuân Đàm 93 tuổi, nhân sĩ Tây Nam HK.

  12. 43.  Tiến sĩ Hà Thế Ruyệt, nhân sĩ Nam Cali.

  13. 44.  GS Nguyễn Thành Long PGHH.

  14. 45.  GS Nguyễn Thanh Giàu PGHH.

  15. 46.  Nhân sĩ Nguyễn văn Sĩ, Nam Cali.

  16. 47.  Nhân sĩ Hoàng văn Phong, Đoàn An Lạc Phụng sự Nam Cali.

  17. 48.  Nhân sĩ Nguyễn Phổ Nam Cali.

  18. 49.  Nhân sĩ Trần Việt Nhân Úc Châu.

  19. 50.  Nhân sĩ Hoa Thế Nhân, Hội Cử Tri Việt Mỹ Nam Cali.

  20. 51.  Nhân sĩ Lê Thị Hồng Lan, Hội Phụ Nữ Nhân Ái Thiện Nguyện Nam Cali.

  21. 52.  Nhân sĩ Lê Quý An, Hội Giáo Chức Việt Nam Nam Cali.

  22. 53.  Nhân sĩ Nguyễn thị Ngọc Dung, nhà văn Cỏ Thơm Magazine HK.

  23. 54.  Học giả Vũ Hữu San.

  24. 55.  Bà Đỗ Thị Thuấn, Điện báo Ánh Dương.

  25. 56.  Nhà Báo Chu Vũ Ánh Đức Quốc.

  26. 57.  Nhà Báo Thanh Phong.

  27. 58.  Họa sĩ Hoàng Vinh, nhân sĩ Nam Cali.

  28. 59.  Nhân sĩ Trần Ngọc Thiệu, QGHC Nam Cali.

  29. 60.  Nhà Thơ Thái Anh Duy, TT Văn Bút Nam Cali.

  30. 61.  Nhân sĩ Lưu Phát.

  31. 62.  Nhà Báo Nguyễn Duy.

  32. 63.  Nhân sĩ Lê Nguyễn Thiện Truyền.

  33. 64.  Nhân sĩ Nguyễn Hiến Dallas.

  34. 65.  Nhân sĩ Xuân Điềm: Ban Tù ca Xuân Điềm.

66. Nhân sĩ Phạm Kim Long.

67. Nhân sĩ Vũ Trọng Mục.

68. Chiến sĩ Trần Hưng Quốc Việt Nam.

  1. Chiến sĩ Lý Tống, California USA.

  2. Nhân sĩ Cao Xuân Thức UAS.

  3. Thanh Huy, Việt Báo.

PHẬT GIÁO HÒA HẢO

THUẦN TÚY

—————

 

THÔNG BẠCH

 

VỀ BẢN TUYÊN BỐ CỦA HỘI NHÂN SĨ DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI

 

-của Cụ LÊ QUNG LIÊM-

Nhân danh Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY (PGHH TT) đại diện cho toàn thể tín đồ PGHH, tôi xin long trọng khẳng định:

Thứ nhất: Nhất trí và hoàn toàn ủng hộ toàn diện BẢN TUYÊN BỐ của Hội Nhân Sĩ Diên Hồng Thời Đại đề ngày 22-11-2011, hoan hỷ đứng tên vào Bản Tuyên Bố này.

Thứ hai: “Bảo Quốc An Dân” là lập trường nhất quán của PGHH về phần Tu Nhân. PGHH luôn tay nắm tay, lòng chung lòng với toàn dân để bảo tồn đất nước và xây dựng một nước VIỆT NAM ĐỘC LẬP, TỰ DO, DÂN CHỦ, HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG.

Thứ ba: Đặt trọn niềm tin vào tinh thần hy sinh cao cả của Hội Nhân Sĩ Diên Hồng sẽ mau đem đến thắng lợi cuối cùng trong trận tuyến “Dẹp thù trong thắng giặc ngoài”.

Thứ tư: Triệt để ủng hộ mọi mặt cuộc tranh đấu bảo vệ tự do tín ngưỡng của Giáo xứ Thái Hà. Thành tâm cầu nguyện các đấng Chí Tôn hộ trì Giáo xứ Thái Hà sớm vượt qua cơn đàn áp bạo ngược của nhà cầm quyến CSVN.

Huyền Phong Các, ngày 23 tháng 11 năm  2011.

TM. Giáo Hội PGHH TT

Hội Trưởng Trung Ương

 

 

LÊ QUANG LIÊM

 

 

 

 

http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=article&id=668:ngay-tu-nhan-luong-tam-viet-nam&catid=98:thong-bao&Itemid=347

 

 

 

 

Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày


Cuốn sách Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày là một bản cáo trạng nói đến tội ác của chế độ CSVN trước lương tâm nhân loại. Người CS áp dụng chủ thuyết Tam Vô, mà trong đó 3 yếu tố cấm kỵ của họ là Vô Tổ Quốc, Vô Gia Đình và Vô Tôn Giáo. Yếu tố thứ ba đã ảnh hưởng trực tiếp đến tác giả Huỳnh Văn Ba, tức Thượng tọa Thích Thiện Minh. Tác phẩm Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày trình bày những án tù cực hình, dã man mà người tu sĩ bất khuất chịu đựng. Ông mất ngôi chùa nơi thờ phượng, hành đạo, ông mất quê hương trong 26 năm lưu đày xa xứ, ông mất quyền làm người với nhân vị xứng đáng của một nhà tu hành. Xin hãy lắng nghe tiếng lòng của ngài Thiện Minh để thấy rằng đức tính bi trí dũng của người con Phật vẫn sáng ngời trước những đàn áp của bạo lực.  (Việt Hải)


——————————————————————————–


 

“26 N ăm Lưu Đày”

của

 

 

Thượng tọa

Thích Thiện Minh

Trần Việt Hải


——————————————————————————–


Tôi hân hạnh được cô Trâm Oanh bên Đức Quốc gửi biếu cuốn “26 Năm Lưu Đày” của Thượng tọa Thích Thiện Minh. Tôi như bị thôi miên nhìn vào cái đề tựa. Hai mươi sáu năm là một khoảng thời gian quá dài, thời gian mà vị tu sĩ chịu đựng bao nhiêu nỗi nhục nhằn bị tra tấn, những cực hình lên tinh thần và thể xác. Tôi đọc 12 chương sách hay xuyên suốt 270 trang giấy, mà mỗi chương chuyên chở tiếng lòng bất khuất của vị tù nhân lương tâm đáng kính này.

Thượng Tọa Thích Thiện Minh có thế danh là Huỳnh Văn Ba, sinh trưởng tại tỉnh Bạc Liêu. Trong chương 1 của sách, ngài cho biết là thân phụ là một tín hữu Cao Đài: “Cha tôi có tấm lòng nhân hậu, tính tình rộng rãi hay giúp người. Mẹ tôi là một người đàn bà hiền thục, mẫu mực vất vả quanh năm vì chồnng con.” (Tr. 8) Có lúc gia đình phải tha hương cầu thực tại Vĩnh Bình (Trà Vinh). Chính tại nơi đây cậu bé Hùynh Văn Ba đã có duyên với cửa Thiền và được cha mẹ cho phép xuất gia. Năm 17 tuổi (1972) tác giả thọ giới Sa Di và năm 22 tuổi (1977) thọ Cụ Túc Giới do Hòa Thượng Thích Trí Thủ, rồi sau này được cử về trụ trì tại một ngôi chùa tại Vĩnh Bình và đã được đồng bào Phật tử tại đây gọi thân mật bằng các tên “ông đạo, huynh, cậu và thậm chí bằng con, bằng cháu nữa”.

Chương 2 kể về biến cố đau thương 30 Tháng 4 xảy đến như một cơn đại hồng thủy mà dùng hai cụm từ ngữ là “Ách Vận Đại Biến” hay “Hắc Ám Nhật Tử” (Ngày Đen Tối). Sự hống hách của các cán bộ Việt Cộng sau khi xâm chiếm miền Nam, với tinh thần Tam vô chủ nghĩa: vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo. Tên cán bộ Hai Thổ, xã đội trưởng du kích, ngang ngược chỉ vào tượng Đức Phật Đản Sinh, cười khinh khỉnh tuyên bố xấc xượt: “Thằng Phật nhỏ xíu này nó không có công làm cách mạng để đánh đuổi Đế Quốc, tại sao phải thờ nó? Nó ngồi một chỗ, để chờ người ta đem quà lại dâng cúng. Nó là thành phần giai cấp bóc lột mà!”. Đoạn y bước lên Chánh Điện lấy tay sờ vào tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và nói: “Thằng Phật nầy ăn gì mà mập quá vậy!”. Một lần khác sau khi Thượng Tọa bị bắt, Hai Thồ vào chùa chỉ tay tượng Phật nói: “Thằng Thiện Minh đã bị bắt giam rồi, còn mấy thằng Phật xi măng nầy cũng sẽ áp giải đi luôn”. Theo chủ trương tiêu diệt ảnh hưởng của tôn giáo bằng cách khống chế và tịch thu mọi phương và tài sản của các tôn giáo, ngôi chùa Vĩnh Bình của ngài bị chiếm cứ bởi bạo lực của giới cầm quyền, mà đến nay Cộng Sản vẫn chưa trả lại tài sản này cho ngài.

Chương 3 và 4 thầy Thiện Minh mô tả cảnh tù tội. Thầy có kiến thức về thuốc nam cũng như châm cứu và biết võ thiếu lâm. Thầy làm công tác từ thiện, phụ trách mở thêm một phòng thuốc nam, châm cứu từ thiện tại chùa Từ Quang, ngoài phòng thuốc tại chùa Vĩnh Bình, khi gặp một đứa bé đau nặng gần chết vì cơn bệnh hô hấp, thầy ra tay cứu chữa cho bé. Đứa bé khỏi bệnh, người cha đến cám ơn thầy. Anh này là một kháng chiến quân phục quốc. Duyên thời cuộc đưa đẩy thầy vào Mặt Trận Nghĩa Quân Cứu quốc, Việt Nam Dân quốc. Khi bị bại lộ, thầy đứng ra nhận tội chỉ huy để tình nguyện hy sinh, vì càc anh em khác có vợ con. Thời buổi ban đầu khi CS chiếm được miền Nam, họ cai trị bằng nanh vuốt độc ác. Tội chống phá “Cách Mạng” lãnh án tử hình dễ dàng.

Tác giả của sách “26 Năm Lưu Dày” rất thích văn thơ, bằng chứng là nhiều trang sách đã được đăng thơ. Bốn câu thơ sau đây cho thấy tâm hồn thích thi phú của thầy:

“Tu sĩ quyết chùa am bế cửa

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha

Đền xong nợ nước thù nhà

Thiền môn trở gót phật đà Nam Mô…”

Tác giả thuật lại vì tin người nên âm mưu trốn trại tù bị bại lộ, đưa tới một số người bị bắt, trong đó có người em ruột của thầy, Huỳnh Hữu Thọ, vì mang theo vũ khí yểm trợ cho cuộc vượt ngục tại trại giam huyện Vĩnh Lợi. Thầy Minh và các đồng chí được chuyển sang trại tù Minh Hải. Đây là nơi giam giữ những người mới bị bắt với nhiều tội trạng khác nhau, giam vào đây là để điều tra khai thác vì nơi này có đủ mọi biện pháp được áp dụng khắt khe trong công tác tra hỏi. Tại đây, từ việc đánh đập bằng tay chân, bằng gậy gộc, bằng dùi cui, bằng báng súng cho đến cùm, quyện, giam vào phòng giam riêng là điều xảy ra hàng giờ hàng buổi. Trại giam có đủ mọi cán bộ, công an từ Bắc vào Nam, kể cả kháng chiến lâu năm cho đến những tên công an loại mới vào ngành mà dân gian thừơng gọi là bọn “công an 30/4”. Họ đều có những ngón nghề độc đáo để điều tra, nào là đánh túi bụi, đánh kiểu trên đao dưới búa, còng tay đứng, còng chéo tay sau lưng, còng ngồi đan chéo hai tay. Họ dùng nhục hình để điều tra, bản thân thầy khi giam giữ tại đây, cũng không tránh khỏi những nhục hình này. Hàng ngày hai chân thầy luôn ở trong cùm, bị cùm suốt ngày đêm, suốt tháng quanh năm. Hai chân bị cùm quyện tại chỗ, không thể đứng thẳng được nên dần dần bị tê liệt. Còn tiểu tiện thì trong một cái hũ, mỗi khi đi vệ sinh phải nhờ người khiêng hũ lại dùm. Hũ vệ sinh vừa có phân, vừa có nước tiểu. Mỗi ngày công an cho người đem đổ. Có khi đến 2-3 ngày mới đổ nên phân và nước tiểu tràn ra ngoài ướt cả chỗ nằm bốc mùi hôi thối! Sau khi đổ hũ, công an ra lệnh tù nhân phải vào ngay thật nhanh cho nên chiếc hũ chỉ rửa sơ sài, sau đó họ múc nước ngay chỗ rửa hũ mang vào cho những người đang bị cùm trong quyện như thầy để tắm. Mỗi người trong cùm chỉ được vài ca nước. Ca múc nước tắm cũng là ca đựng cơm ăn hàng bữa…Chiếc hũ luôn luôn còn sót lại phân người, nhất là phân cao lương loại lương thực rất cứng ăn vào khó tiêu, loại này dùng để ăn độn thay thế cơm. Khi tắm phân dính cả vào mặt, vào đầu đó là chuyện thường ngày. Phòng giam kỷ luật rất chật hẹp khoảng hơn 3m2 mà nhốt có khi lên đến 20 người, chỉ ngồi cũng không đủ chỗ làm gì có khoảng trống để nằm.

Trong vòng lao lý tác giả xót xa cho gia đình, nghĩ về hoàn cảnh của mình, là người anh lớn vì thời cuộc oan khiên: “Vì hoàn cảnh quá khổ nghèo do thảm trạng xã hội, nên gia đình thầy gồm: Em thứ 7 của thầy tên Nghĩa phải nghỉ học để đi bán bánh mì dạo nuôi gia đình. Em thứ 6 tên Nhiều phải đạp xe vua, loại xe phải đạp bằng 2 chân, phía sau có gắn cái thùng để chở thêm được vài người. -Em thứ 5 mới lập gia đình hơn 1 năm, vừa sinh được một bé gái, bị nghi ngờ có liên quan vụ án nên đã bị tù . Em gái thứ Tư bán mía, khoai, cóc, ổi,…trước nhà. Hãy đọc tiếp:

“Mẹ tôi tuổi cao sức yếu lại bị bệnh thường xuyên vóc người mỗi ngày một gầy mòn, thân hình tiều tuỵ lo buồn vì chồng, vì con, tức cha tôi vừa qua đời cách đây mấy tháng, nay đến tôi và đứa em trai thứ Năm đều bị tù tội. Một điều xót xa là các em tôi còn thơ ngây nhỏ dại đang trong lứa tuổi cắp sách đến trường, tuổi chỉ biết ăn, biết học, biết chơi. Nay đành từ giã mái trường để tìm kế sinh nhai, vừa nuôi mẹ già đang đau yếu, vừa dành dụm ít tiền hàng tháng để đi thăm nuôi 2 người anh đang ở tù tận mũi Cà Mau… Em trai tôi là một học sinh hiền lành ngoan ngoãn, học rất giỏi, không những lễ phép với thầy cô mà còn rất có tình có nghĩa với bạn học cùng lớp và rất mực hiếu thảo với mẹ cha. Em học luôn đứng nhất, nhì trong lớp lại được bầu làm trưởng lớp nữa! Nhưng vì hoàn cảnh… nên lỡ dỡ việc học hành. Có những buổi đi bán bánh mì ngang qua trường cũ, em cố đi qua thật nhanh, và kéo chiếc nón sụp khỏi vành tai để cho các bạn đừng nhìn thấy. Thật ra trong lòng em rất tiếc nuối và rạo rực trào dâng một nỗi niềm nữa vui nữa buồn khôn tả. Em hình dung lại hình ảnh của thầy cô, của bạn bè … đôi chân em dường như muốn chùn lại, nước mắt lưng tròng.”

Văn phong của tác giả trung thực trong nỗi chua xót trong tâm can của tôi. Là một tăng sĩ, một sĩ phu không khuất phục bạo lực. Tôi đọc đoạn thầy đấu khẩu với tên Nguyễn Ngọc Cơ tự là Sáu Búa, Viện trưởng viện kiểm sat nhân dân tỉnh Minh Hải. Lý do mà ông ta có biệt danh là Sáu Búa vì thời kỳ còn hoạt động trong rừng rú ông này phụ trách thi hành án tử hình. Một hôm nọ, tòa án xử tử hình một bà lão trên 70 tuổi, tuổi đã gần đất xa trời, cụ bà bị khép vào tội “làm điềm” tức là chỉ điểm viên cho quân đội VNCH. Đáng lý ra ông ta thi hành án xử tử bằng mã tấu, nhưng đây là phiên tòa nhân dân lưu động đặc biệt, nên khi xử xong là thi hành án ngay. Hôm đó ông không đem theo mã tấu bên mình, nên đành tạm mượn 1 chiếc búa của dân làng. Ông phải vất vã đập đầu bà cụ đúng 6 nhát búa thì bà mới tắt thở. Người chứng kiến sự kiện man rợ trên cho rằng cụ bà bị hàm oan nên khi chết đôi mắt cứ mở trao tráo, mà không chịu nhắm nghiền lại.

Ra tòa xét xử, thầy Thiện Minh bị Sáu Búa hỏi vặn như răn đe:

– Anh có sợ chết không?

Thầy trả lời:

“Mọi người trên đời này chỉ chết có một lần, nhưng ai ai cũng muốn sống, và cũng chẳng có ai sống mãi trên đời, nhưng sống hay chết như thế nào để có ý nghĩa, có ích cho đời đó mới là điều quan trọng bởi vì “Tử đắc kỳ sở”. Tôi làm việc này để đồng bào được sống đúng ý nghĩa của con người, đúng với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền theo nghị quyết 217A ngày 10-12-1948″.

Sáu Búa hỏi tiếp:

– Sống đúng với ý nghĩa của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là như thế nào ?

Thầy trả lời: “Phải có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Dân quyền không bị tước đoạt, giá trị nhân phẩm của con người không bị chà đạp, mưu cầu hạnh phúc bằng sự chân chính chứ không phải tóm thâu của kẻ khác đem về cho mình làm chủ”

Ông ta lại nói tiếp:

– Nhưng, nếu chúng tôi đem anh xét xử với tội chết thì anh nghĩ thế nào ?

Thầy trả lời:

– Nếu cần phải sống cho sự nghiệp và lý tưởng được sống mãi ta phải cố sống và nếu cần phải chết cho sự nghiệp và lý tưởng được sống mãi, đôi lúc ta cũng vui vẻ chết, đó là sự dũng cãm hy sinh để trở thành bất tử, đối với nhà tu là thánh hóa linh hồn. Sáu Búa lắng nghe. Thầy tiếp lời:

– Vả lại ông biết rồi đạo Phật chúng tôi chết là giải thoát.

Ông ta nói:

– Thôi đừng giảng đạo ở đây nữa, chừng nào về chùa cứ mà giảng đạo, sợ không chịu nổi nửa mức án, chứ làm gì có thể về chùa.

Thời gian “làm việc” hơn nửa giờ đồng hồ, hai bên cứ đấu lý qua lại vẫn chưa đi đến đâu. Sáu Búa lườm nguýt tỏ vẻ khó chịu và hỏi thẳng vào nguyên nhân “làm loạn, phản động”:

– Anh cho biết ai là người đứng đầu tổ chức Trung ương của anh ?

Thầy Minh trả lời:

– Ở Trung ương có Thượng Tướng Trần Văn Trà và Bà Nguyễn Thị Bình.

Ông ta đổi sắc mặt lấy tay đập bàn và nói một cách hằn hộc:

– Tại sao anh lại dám khai hai đồng chí cao cấp của tôi, trong khi hai đồng chí này có mấy chục năm tuổi Đảng, đã đóng góp nhiều cho cách mạng để đem đến sự thành công vẻ vang như ngày hôm nay, mà anh cho rằng phản động như anh vậy à! Tại Sao anh không khai cả tôi luôn đi, tôi tên là Nguyễn Ngọc Cơ tức Sáu Búa nè !

Khi nghe xong câu thách đố, thầy tỏ thái độ khó chịu và nhìn Sáu Búa nói thêm:

– Xin lỗi ông tôi không phải là quan, chứ nếu tôi là quan thì tướng mạo của ông xin làm lính tôi, tôi cũng không nhận, thì khai ông làm gì?

Có lẽ bị cú sốc bất ngờ như xối gáo nước lạnh vào mặt, Sáu Búa nổi nóng liền vói tay chụp lấy cái bình trà để trên bàn và dự định ném vào người thầy. Theo sự tường thuật, thầy điềm nhiên phát biểu:

– Tư cách một ông Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, mà có hành vi thất sách đối với người tù chính trị tôn giáo như tôi à!

Sáu Búa bỗng dừng tay lại và quát to:

– Đồ ngoan cố, mầy là tên phản động, chuyên khuấy đục và bôi bẩn Đảng, mầy về đi!

Chúng ta thấy rằng giới luật pháp tuân lệnh Đảng CS u mê chỉ là bọn vô lại, côn đố tiếp tay cho tội ác để đàn áp nhân dân mà thôi.

Một trường hợp thương tâm khác khi thầy kể lại trong chương 5 là:

“Tôi còn nhớ chỉ sau ngày 30-4-1975 vài hôm, thì ông xã trưởng chính quyền cũ thường được gọi là ( ông xã Điểm) ông xã này trước kia thường bắt nhiều Việt Cộng ban đêm bò ra gài mìn phá đường, phá lộ giựt sập cầu và rãi truyền đơn v.v… Đến khi Sài Gòn đổi chủ, Việt Cộng tiếp quản chính quyền thì ông xã Điểm bị đem xử tử tại xã. Trước khi xử bắn họ tập họp dân lại để kể tội ông, dân theo Việt Cộng dùng cây, kẻ dùng đá, đòn gánh đánh đập túi bụi, đầu cổ ông bị giập nát, mình đầy máu me, máu tuôn chảy đầm đìa lênh láng mà họ còn không buông tha. Trong khi hai tay bị trói chặt, miệng nhét đầy giẻ và thêm một trái chanh rồi bịt miệng bằng một chiếc khăn đen, đã vậy mà hai ba người còn dùng mấy cục đá thật to chạy đến đập vào đầu ông xã Điểm một lần nữa, trước khi lôi kéo thân ông đến một gốc cây họ buộc thật chặt và bắn ba phát súng. Khi nạn nhân ngã qụy tên trưởng toán đến bên xác nắm tóc lên và nả vào màng tang một viên đạn gọi là “ân huệ sau cùng” trước khi kéo xác lấp vào hố.”

Khi được chuyển sang trại cải tạo Cây Gừa lại âm mưu vượt trại và rồi bị thất bại. Năm bạn đồng tù toa rập đào lổ thoát thân, khi nội vụ bất thành, một người bị xử tử, bốn người còn lại bị đày ra miền trung, giam vào trại tù Xuân Phước, nằm trong một thung lủng tử thần, nơi rừng thiên nước độc. Nơi đây tác giả sau cùng lại gặp nhiều tù nhân của càc tôn giáo được giải về đây. Xuân Phước khét tiếng với khu kỷ luật gồm 3 loại cùm, loại khoen tròn, loại khoen chữ V và loại khoen chữ V có khía hình răng cưa. Tùy theo thái độ của người tù mà họ ứng xử, hoặc phát cơm chan ngập nước muối, ăn vào mặn đắng không tài nào nuốt nổi. Đặc biệt trại tù xử dụng những tên gọi là Trật tự để trù dập, đánh đập, bớt nước uống, bớt cơm của tù nhân. Ở trại K1 có tên Tân mang tội hình sự là bộ đội CS, đã từng ăn gan người ở Campuchia, nên đôi mắt lúc nào cũng đỏ ngầu trông phát khiếp. Tại nhà tù Xuân Phước sự ngược đãi tù nhân rất tàn tệ, người tù sống trong cảnh thiếu thốn mọi bề, vô cùng nghiệt ngã. Nhiều tù nhân bị kiệt sức vì bị cưỡng bức lao động khổ sai hoặc bị đánh đập tàn bạo man rợ, tính trung bình thì tháng nào cũng có vài người chết. Có khi chết liên tục một tháng 3 đến 5 người, đây là chuyện thường xảy ra và thầy đã ra câu thơ:

“Trông thấy người khác chết

Trong lòng rất xót xa

Nửa thương xót kẻ chết

Nửa nghĩ tới phiên ta…!”

Ở hoàn cảnh cùng kẹt không lối thoát người tù đâm ra ù lì liều lĩnh. Một khi chí đã quyết nên phải ra tay, từ đó thầy Thiện Minh cùng với một số bạn đồng tù thân quen trong trại đứng ra tổ chức cướp trại giải thoát cho tù nhân bạn, âm mưu là định giải cứu đem đi 700 người trong số hơn 1000 người của trại. Tất cả sẽ cùng nhau hoạt động trong rừng và hợp tác đấu tranh. Nhưng sự việc bị bại lộ cho nên tù nhân nổi loạn bị bắt và bị cùm quyện tay chân ngày đêm hơn 3 năm.

Trong thời gian điều tra thầy bị đánh đập dã man, đặc biệt những trận đòn hội đồng, bị đánh tập thể gồm có các tên cán bộ an ninh của trung tâm. Chúng đánh bằng báng súng, bằng tay chân và 100 roi điện. Trong một buổi điều tra để khai thác cung để bắt thêm người, các tên đao phủ an ninh trại đánh thầy bằng tay chân tới tấp vào thân thể, đầu, mặt. Phía sau có một tên cán bộ khác dùng họng súng dài, thúc mạnh vào lưng trúng ngay lá phổi làm thầy bị trọng thương té ngất xỉu, máu tuôn ướt đẫm cả áo quần. Sau khi tỉnh dậy, những tên hung thần nầy không cho thầy thay quần áo, thầy đành mặc áo dính máu luôn cho đến khi rách nát. Hậu quả, vết thương lá phổi của thầy đến giờ này cũng còn dây dưa chưa dứt hẳn, nó thường đau buốt và ho liên tục mỗi khi trái gió trở trời. Đánh đấm bằng chân tay và bá súng chưa đủ, chúng đánh tiếp thầy 99 roi điện chỉ vì đếm lộn một roi. Đến khi kết thúc điều tra vụ án trốn trại các tên nầy lập hồ sơ quy kết thầy tổ chức “chống phá trại giam”.

Một bài thơ kỷ niệm được thầy cảm tác như sau:

«TU TÙ…!

Thêm dấu chữ Tu biến chữ Tù

Chung thân hai án ở thiên thu

Tay còng, chân quyện nơi u tối

Cửa sắt, tường cao chốn mịt mù

Thân thể hình hài trông yếu kém

Tinh thần, trí tuệ sáng trăng thu

Thiên đàng, địa ngục phân hai nẻo

Nửa kiếp thầy tu nữa kiếp tù…!

Nửa kiếp Thầy tu nửa kiếp tù

Thiền môn giã biệt bước chân du

Từ bi trí tuệ tình thương gọi

Bác ái nghĩa nhân xóa hận thù…

Y chiến ngày đêm luôn mặc giữ

Nâu sòng kinh kệ gác công phu

Nước non đáp trả tròn xong nợ

Tín, Hạnh, Nguyện, thành vẹn kiếp tu…!”

Trong trại tù thầy gặp những bạn đồng tù của các tôn giáo bạn như: Ông Phan Đức Trọng, 72 tuổi, là Giáo hội trưởng giáo hội “Hòa bình chung sống” ở Tây Ninh, ông là con nuôi của Trung tướng Trần Quang Vinh, Tổng Tư lệnh quân đội Cao Đài. Ông Trần Văn Nhành, một tín đồ thuần thành của đạo Hòa Hảo thuần tuý. Quý Linh Mục Nguyễn Văn Vàng thuộc dòng Chúa Cứu Thế, Linh Mục Nguyễn Quang Minh thuộc nhà thờ Vinh Sơn, Linh Mục Nguyễn Luân, thuộc giáo xứ Phan Rang, Linh Mục Nguyễn Tấn Chức, và nhiều nữa. Sống trong trại, tù nhân bị bạc đãi, quần áo bị mục nát, quần đùi không còn đủ để che thân. Linh Mục Vàng bị ghẻ mủ khắp thân thể, ngoại trừ trên mặt thì không có, ghẻ mủ dầy như dề cơm cháy khét đen, còn Linh Mục Nguyễn Quang Minh thì bị đánh trọng thương, đánh ho ra hộc máu miệng, và cả hậu môn, chỉ vì đem vào trại vài chiếc bánh “thánh” để rồi qua đời sau đó mấy ngày. Riêng Linh Mục Nguyễn Luân bị bệnh phổi nặng, vì chứng ung thư phổi. Do nhiều năm trong kỷ luật bị tra tấn, đánh đập, thầy Thiện Minh bị chứng viêm phổi nặng. Những lúc gần đây tôi được biết thầy thường ho ra máu.  

Tình cảm liên tôn khi Phật giáo và Công giáo chia sẻ những khổ đau vì tai ách giặc Cộng. Cha Nguyễn Luân có biệt hiệu là ông Ba Không. Lý do những tên giám ngục thấy giam hãm ngài nơi kỷ luật quá lâu nên mời ngài lên “làm việc”. Họ chỉ cần yêu cầu Linh Mục viết tiêu đề là:  

“Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

và ký tên vào thôi! thì chúng sẽ cho Ngài ra khỏi hình phạt kỷ luật ngay. Thế nhưng Linh mục Luân lúc nào cũng viết như sau:

“Cộng Hoà Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam
Không độc lập – Không tự do – Không hạnh phúc”.
 

Những tâm tình giữa Thượng Tọa Thích Thiện Minh và Linh Mục Nguyễn Luân “Ba Không” là khi xứ sở thật sự có tự do nhân quyền, thì một ngôi Chùa và một ngôi Giáo đường được xây kế bên nhau để lễ Giáng Sinh hay lễ Vu Lan thì Con chiên bên Công giáo và Phật tử được thong thả viêng thăm nhau như tinh thần hòa đồng tôn giáo, một ý niệm vô cùng cao đẹp, nhưng nay Linh mục Nguyễn Luân không còn nữa.

Thượng Tọa Thích Thiện Minh trong những chương cuối đế cập những gặp gỡ hay những kỷ niệm khi liên lạc với các bạn đồng tù của chế độ CSVN như Thượng Tọa Thích Không Tánh. Năm 1998, hai thầy gặp nhau trong dịp tiếp kiến phái đoàn Nhân Quyền của LHQ do Ông Abdel Rattah Amor hướng dẫn sang Viêt Nam. CS khuyến khích quý thầy sang Pháp định cư. Tuy nhiên, thầy Thiện Minh khẳng khái đề nghị 4 điểm với phái đoàn LHQ là CS phải:

– Thả tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, tôn giáo đang bị giam giữ trong nhà tù CS vô điều kiện.

– Đòi trả lại tài sản của các tôn giáo và phục hồi quyền tự do tôn giáo một cách hoàn toàn trong đó có việc phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN.

– Xóa bỏ điều 4 hiến pháp của nước CHXHCNVN để thực hiện một chế độ đa đảng, đa nguyên và bình đẳng giữa các đảng phái.

– Tổng tuyển cử tự do với sự giám sát của LHQ, đôi bên đồng bộ chủ trương tình thương nhân đạo và hóa giải hận thù.  

Trong nhà tù CS, thầy Thiện Minh có dịp Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhân vật bất đồng chính kiến chế độ CSVN, và là Chủ Tịch của Cao Trào Nhân Bản Việt Nam, ông chia sẻ những viên thuốc bổ, thức ăn chay được nhét vào lổ thông hơi như tiếp tế cho sức khoẻ của thầy, ông thể hiện những tình cảm tốt của người bạn đồng tù. Vì thức ăn chay làm giống món thịt như thức ăn mặn nên thầy trả lại qua lổ thông hơi suýt bị bọn cai tù bắt được. Khi BS Quế được phóng thích nhưng ông vẫn cương quyết giữ tinh thần bất khuất và chủ trương dứt khoát đòi hỏi tự do và nhân quyền cho Việt Nam, điều này khiến thầy dành nhiều thiện cảm với vị bác sĩ này. Một tù nhân đặc biệt khác là GS Doãn Quốc Sỹ, ông bị bắt vì đã gởi ra hải ngoại những truyện đả phá chế độ CS. Hậu quả GS Sỹ bị bắt trong vụ án nổi danh là “Biệt Kích Cầm Bút” và ông được xem như thủ lãnh củs nhóm nhà văn “phản động”. Gặp nhau tại khám Chí Hòa, GS Sỹ sáng tác bài thơ ngắn kỷ niệm để tặng thầy, đại ý bài thơ về chú gà mổ những hạt gạo rơi vung vãi dưới đất (trang 223):

“Chú gà mà đi ăn đêm

Thấy hạt cơm mềm vung vãi đâu đây

Đêm khuya tội nghiệp cho mầy

Vất vả cành chầy một bóng thành hai.”  

Tôi có nhắc GS Sỹ về bài thơ này ngày xưa, ông nói trong những ngày bị đọa đầy như vậy, những tù nhân nuôi lý tưởng khao khát tự do, họ trao đổi những chuyện trong tù và ngoài đời. GS Sỹ cũng nói thầy Minh có tính cương trực và thẳng thắn, rất đáng quý.  

Tác giả kể tên nhiều vị gặp trong tù nữa. phần kết luận ở chương 12. Thầy Thiện Minh xác nhận mình là một thành viên của GHPGVNTN, đã bị chế độ CS giam cầm liên tục 26 năm, so với chiều dài lịch sử của dân tộc không là bao, nhưng so với một đời người quả là khủng khiếp. Thầy dành những lời đầy ân tình như khi GHPGVNTN được lãnh đạo bởi Đại Lão Hòa Thượng Tăng Thống Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Viện Trưởng Thích Quảng Độ.

Thầy xác định lập trường của Giáo Hội là phục vụ dân tộc và chúng sanh. Do đó, dù ở đâu hay trong hoàn cảnh nào, Phật Giáo Việt Nam muôn đời vẫn là Phật Giáo Việt Nam, và muôn đời vẫn là của dân tộc Vịêt Nam. Đề cập về Hòa Thượng Viện Trưởng Thích Quảng Độ khi phát biểu về thái độ chính trị phải có của một công dân. Trên phạm vi tu hành, sự tham gia vào đời sống chính trị không có nghĩa là ra tranh chức vụ thế quyền, như ứng cử chức vụ dân biểu, hoặc lập đảng phái này nọ, mà là ý thức được trách nhiệm của mình đối với Tổ Quốc. Cho nên khi mọi người dân có quyền suy nghĩ về chính trị, phát biểu về chính trị và hành xử về chính trị thì đó là chúng ta biết xử dụng quyền công dân. Hãy cân nhắc lá phiếu của mình để chọn người xứng đáng đại diện cho mình hay bầu người cầm vận mệnh quốc gia thì dù muốn dù không cũng đã tham dự vào đời sống chính trị rồi.  

Tôi nghe thầy nói trên đài phát thanh về Linh Mục Nguyễn Luân của xứ đạo Phan Rang đã có những khát vọng riêng tư trước khi mất. Ngài tâm sự là:

“Nếu được ra tù hai anh em mình cải cách mối liên hệ tôn giáo theo hướng mới chẳng hạn như: trước nhà thờ, hay bên cạnh Thánh đường thờ Chúa, có ngôi Chùa thờ Phật. Tín đồ Phật tử đi lễ nhà thờ cầu nguyện Chúa và ngược lại Con chiên của Chúa đến Chùa lạy Phật ngày Rằm, bởi các đấng xuất thế luôn chủ trương yêu thương mà người đời thường hay cố chấp. Một khi tinh thần hòa hợp chung thì thể chất mới kết hợp được cho nên nếu các Tôn giáo Đại đoàn kết tạo thành một khối vững chắc đi đầu, thì các tổ chức xã hội mới noi gương… Tôn giáo và nhân quyền là sức mạnh chính làm chuyển hóa chế độ bạo quyền này”.

Tôi xót xa khi nghe thầy Thiện Minh nói on air về cái chết của Linh Mục Nguyễn Luân, tôi ngậm ngùi khi đọc những khát vọng của một cha xứ đáng kính nơi cuối trang 243 của sách “26 Năm Lưu Đày”.

Như GS Doãn Quốc Sỹ nhận xét về sự cương trực và thẳng thắn của Thượng Tọa Thiện Minh, ngài đã trả một cái giá rất đắt là 26 năm tù tội chỉ vì muốn sống đúng với nhân vị, ngài không chùn bước trước bạo lực. 26 năm tù tội để tranh đấu cho quyền làm người. Nhà tranh đấu cho nhân quyền nổi tiếng tại Nam Phi là Nelson Mandela đã lớn tiếng phê phán, chỉ trích nạn kỳ thị màu da khi nhà cầm quyền thiểu số người da trắng đã bóc lột và đè đầu cởi cổ dân đa số dân da đen, để rồi Nelson Mandela chịu đựng 27 năm tù, loại tù chung thân biệt giam tại hòn đảo Robben Island, họ đánh đập trả thù cá tính ươn ngạnh bất phục tùng của ông. Thượng Tọa Thiện Minh không càch xa người lãnh giải Nobel hòa bình này của năm 1993 là bao, vì cả hai chấp nhận ngồi tù gần 3 thập niên cho giá trị cao quý của quyền làm người, cái quyền bẩm sinh của trời đất, nhân quyền không thể van nài hay xin xỏ để được ban phát mới có được.

Văn hào Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn được biết nhiều qua những tác phẩm nổi danh như Tầng Đầu Địa Ngục (The First Circle, truyện kể về trại tù khắt nghiệt Marfino, ngoại ô của Moskova) và Một Ngày trong Đời của Ivan Denisovich (One Day in the Life of Ivan Denisovich), và The Gulag Archipelago (Quần Đảo Ngục Tù), được tuyên bố trúng giải Nobel năm 1970 vì quá khứ cho thấy ông chống báng kịch liệt chế độ độc tài của Liên Sô. Tháng 7 năm 1945 ông bị kết án tù 8 năm tại các trại lao động khổ sai như là gulags cộng thêm 4 năm lưu đày sau đó, vì một bức thư ông viết gửi các bạn bày tỏ quan điểm chống lại chủ nghĩa áp bức người dân của hung thần Josef Stalin. Năm 1965 các tác phẩm của ông bị cấm lưu hành ở Liên Sô. Được phiên dịch và xuất bản ở nước ngoài, các tác phẩm này lại khiến ông bị bắt giữ năm 1974, bị tước bỏ quyền công dân và bị trục xuất ra xứ ngoài. Tác phẩm của Solzhenitsyn là những bản cáo trạng tố cáo tội lỗi của đảng CS Liên Sô, “26 Năm Lưu Đày” của Thượng Tọa Thiện Minh cũng đã trình bày những nỗi ô nhục, những vết nhơ đày đọa nhân dânViệt Nam, thử tượng cảnh tên Sáu Búa đập đầu bà lão đến chết bằng búa, chỉ vì nghi ngờ bà làm điềm chỉ viên cho bên quân đội VNCH. Bao nỗi oan khiên cho dân tộc Việt Nam phải hứng chịu ách Cộng Sản cai trị quê hương oan khiên của chúng ta.

Đọc tác phẩn “26 Năm Lưu Đày” để thấu hiểu những chuổi ngày dài tù tội, để cảm thông với tác giả về những kinh hoàng trên thân xác, những đọa dày về tinh thần. Đọc tác phẩn “26 Năm Lưu Đày” để hiểu rằng những khổ đau của thế giới từ Nelson Mandela đến Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn, tôi xin đề nghị hãy kể thêm những khổ đau của tăng sĩ Thích Thiện Minh hay kẻ sĩ Huỳnh Văn Ba. Tôi cho là vậy: Người chiến sĩ nhân quyền thật đáng kính trọng.

Trần Việt Hải

Link: http://www.ledinh.ca/Bai%20Viet%20Hai%2026%20Nam%20Luu%20Day.html

Sách Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày:
http://baovecovang.wordpress.com/category/h%E1%BB%93i-ky-but-ky/ht-thich-thi%E1%BB%87n-minh-hai-m%C6%B0%C6%A1i-sau-nam-l%C6%B0u-day-d%C6%B0%E1%BB%9Bi-ch%E1%BA%BF-d%E1%BB%99-csvn/

 

 

LM. Phêrô PHAN VĂN LỢI

 

Nghĩ về Thượng tọa Thích Thiện Minh 

 

 Linh mục Phêrô PHAN VĂN LỢI (Cố Vấn Hội Ái Hữu

Trước kia chẳng biết Thầy Minh

Thì nay không hẹn mà mình gặp nhau.

Đức Chúa, Đức Phật trên cao,

Hai ta ngục sĩ kết giao nghĩa tình.

Tôi muốn mô phỏng bài thơ mà đồng nghiệp của tôi, Linh mục Nguyễn Luân, đã tặng cho Thượng tọa Thích Thiện Minh khi hai vị gặp nhau ở trại tù A20 Xuân Phước. Tôi thì chưa có vinh hạnh gặp Thượng tọa diện đối diện, chỉ đôi lần trò chuyện ngắn gọn qua điện thoại thôi. Nhưng tâm hồn tôi đã gặp tâm hồn Thượng tọa từ lâu, ngay sau khi Thượng tọa ra tù ngày 02-02-2005 (cùng lúc với chiến hữu của tôi là linh mục Nguyễn Văn Lý) và bắt đầu trả lời nhiều cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Chân Trời Mới lẫn Quê Hương. Khi ấy, liên tưởng tới lời Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI (+1978) nhắn nhủ tín hữu Công giáo: “Làm Kitô hữu trong thời đại này mà chẳng chịu gian khổ thì không thể là Kitô hữu đích thật”, tôi đã thấy ngay rằng một tín đồ Phật giáo, hơn nữa là một tăng sĩ, chịu gian khổ vì công lý 26 năm trời (từ ngày 28-03-79) trong cái chế độ Cộng sản phi nhân tàn ác này, quả là một tín đồ, một tăng sĩ đích thực! Niềm xác tín ấy của tôi được củng cố và còn pha hoà nỗi cảm xúc khi tôi được đọc Thỉnh nguyện thư của Thượng toạ gởi Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ ngày 21-02-2005. Trong Thỉnh nguyện thư này, ngoài việc trình bày đại nạn của bản thân, của các tôn giáo nói chung và Giáo hội PGVNTN nói riêng cũng như đưa ra 10 đòi hỏi đối với nhà cầm quyền Cộng sản VN, Thượng toạ còn đặc biệt nhắc đến cuộc khổ nạn kinh hoàng của rất nhiều chức sắc tôn giáo đã chết hay còn bị giam giữ trong tù ngục Cộng sản, trong đó có nhiều linh mục, đồng đạo và đồng nghiệp của tôi. Lời tiết lộ về tình trạng bi thảm của các chức sắc tôn giáo tù nhân lương tâm đó –mà xưa nay bị chế độ bưng bít rất kỹ- cũng như bảng đòi hỏi 10 điểm của Thượng tọa quả đã gây chấn động toàn cầu, và qua đó bộc lộ một tâm hồn “đại bi, đại dũng” hết sức rung cảm trước nỗi khổ của tha nhân và hết mực can đảm làm chứng cho công lý.  

Và thế là Thượng tọa lại tiếp tục trả giá cho thái độ bênh vực công lý này. Như mọi người, tôi đã theo dõi bước đường gian truân của Thượng tọa trong nhà tù lớn sau khi ra khỏi nhà tù nhỏ. Những trò dụ dỗ, gạt gẫm, sách nhiễu, quấy phá, đấu tố, tịch thu, cấm cản, hăm dọa, ngăn chận… hết sức hạ cấp và vô liêm sỉ –mà chỉ Cộng sản mới dám thực hiện- không những đối với vị ngục sĩ thời danh này mà còn đối với thân nhân bằng hữu của ngài tại Bặc Liêu, một đàng phô bày bản chất dối trá tàn bạo không hề thay đổi, lòng dạ báo thù căm ghét chẳng lúc nào nguôi của chế độ, đàng khác càng làm sáng tỏ ý chí sắt đá và tấm lòng trung trinh của một nhà tu hành rất xuất thế (nghĩa là không dính bén với lợi lộc thế trần, không toa rập với quyền lực thế gian, không ngửa tay xin ân huệ của chính đảng thế tục, để rồi trở thành đồng lõa với những kẻ áp bức) lại vừa rất nhập thế, nghĩa là quyết tâm đem đạo vào đời, xả thân cứu nạn “bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”, dù bản thân mình luôn lâm vòng nguy hiểm do lũ ma vương, ác quỷ, tiểu yêu đội lốt người. Làm sao quên được những lời tường trình đầy bức xúc của Thượng tọa, chẳng hạn như: 

“Khi trả tự do, họ buộc tôi phải về gia đình các em ruột, họ bắt buộc các em tôi phải làm cam đoan, cam kết, dùng tình cảm thân nhân để hạn chế mọi tự do cá nhân trong thường nhật… Hiện nay mỗi khi rời nhà ra đi thì có công an theo dõi, chẳng hạn như ngày 16-02-2005 vừa qua, tôi lên Sài Gòn để siêu âm bệnh ung bướu. Chỉ đi một ngày thôi mà công an Phường 1 Quận Tân Bình và công an Quận này đã khám xét nhà, lập biên bản tạm trú bất hợp pháp, mời tôi và chị ruột là Huỳnh Thị Hai phải đến phường làm việc, điều tra. Từ khi đi khám bệnh tại trung tâm Ung Bướu cho đến khi về nhà chị, kể cả khi lên xe về Bạc Liêu, lúc nào cũng có công an trực chiến 100% và trực tiếp tại nhà chị tôi ! Khi về đến Bạc Liêu thì công an tỉnh tên Minh lại mời em rể thứ tư của tôi thuyết phục để giám sát tôi. Trong một ngày rời khỏi nhà đi khám bệnh, công an điện liên tục hỏi thăm các em tôi đủ mọi điều. Sự theo dõi này khiến tôi cảm thấy tưởng chừng như đang bị cầm tù trong một nhà tù mới khác hơn trại tù cũ mà thôi!” (Trích Thỉnh nguyện thư).  

Bất chấp tất cả, Thượng tọa vẫn tiếp tục con đường tranh đấu của mình. Bằng tâm Đại Hùng-Đại Lực, vào ngày 19-11-2006, Thượng tọa đã cùng một số cựu tù nhân lương tâm, từ trong giới tu hành lẫn trong giới dân sự, đứng ra thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị Tôn giáo Việt Nam. Đó là Giáo sư Hòang Minh Chính, Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, Giáo sư Nguyễn Đình Huy, Học giả Trần Khuê, Cựu Trung Tá Trần Anh Kim, Hội trưởng Lê Quang Liêm, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Không Tánh, Bác sĩ Phạm Hồng Ký giả Nguyễn Khắc Toàn, bản thân kẻ viết bài này và nhiều vị khác nữa…. Thật là một sáng kiến độc đáo, xuất phát từ một tâm hồn đã nếm trải được thế nào là kiếp tù lao và thế nào tình đồng cảnh ngộ, nhất là cảnh ngộ bị giam cầm vì công lý. Sự ra đời của Hội là một biến cố lịch sử và đã được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ các nhà đấu tranh trong lẫn ngòai nước mà bản thân đều là các cựu tù nhân chính trị… Dĩ nhiên Thượng tọa Hội trưởng cũng đã phải điêu đứng vì sáng kiến này. Cả một chiến dịch bôi nhọ, đánh phá hết sức đê hèn đã được CS tung ra. Những thông báo và kháng thư tới tấp của Hội Ái hữu Tù nhân đã vạch trần tất cả những màn vi phạm nhân quyền đó. Nhưng làm gì được đối với “thép đã tôi thế đấy” trong hỏa lò tù ngục 26 năm ròng rã? Thế là CS đành trả thù vặt bằng cách kết án vị Phó Hội trưởng là kỹ sư Trương Minh Nguyệt 4 năm tù giam và hai năm quản chế trong một phiên tòa ô nhục ngày 11-12-2007.

Riêng câu trả lời của Thượng tọa Hội trưởng là tập Hồi Ký 26 Năm Lưu Đày trình làng ngày 20-01-2007 tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ, nhân Lễ Ra mắt Ban Điều hành Hải ngọai Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị Tôn giáo Việt Nam. Với 12 chương và một phần phụ lục, tác phẩm này là chứng từ giá trị của một nhà tu hành đã gian khổ vì công lý và là sử liệu quý báu về một giai đoạn đen tối nhất của dân tộc. Trong đó bóng tối và ánh sáng chen nhau: bóng tối của hận thù, đàn áp, mưu mô, xảo quyệt, bạo tàn, ác tâm… và ánh sáng của từ bi, nhân ái, hy sinh, nhẫn nại, thứ tha, xả kỷ… Bóng tối tạo nên bởi thứ chủ nghĩa Mác-Lê phi nhân, sai lạc, phá huỷ lương tâm và lương tri con người, bởi thứ chế độ Cộng sản dối gian, tàn bạo, đã hạ con người xuống hàng con vật và biến những kẻ xây nên nó thành những con thú mất hẳn tính người và tình người. Địa ngục âm phủ mà các tôn giáo trình bày có lẽ cũng không ghê gớm bằng địa ngục trần gian do người CS xây nên để đày đọa đồng bào của mình trong đó. Làm sao quên được những đoạn mô tả dù là những sinh hoạt bình thường nhất: 

“Chúng tôi tắm ở một ao nước rất cạn và dơ. Khi tắm giặt, nước bên trên chảy xuống ao, cứ múc lên tắm tiếp. Thậm chí khi khát nước cũng cứ múc lên mà uống. Cái ao này nữ tù cũng cũng thường xuyên tắm giặt, giặt đủ mọi thứ trên đời kể cả tấm tã lót của các cháu bé. Nước ao càng ngày càng bị cạn và đục ngàu, nhưng mọi người tù khát nước cứ tự nhiên múc lên mà uống, uống một cách ngon lành, dường như chẳng có suy nghĩ chuyện gì đã xảy ra” (Chương III, tr. 55, nói về trại giam Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải). Làm sao quên được chân dung những kẻ có lẽ đã từ nòi ma vương ác quỷ mà sinh ra thôi: tay chấp pháp tên Nguyễn Ngọc Cơ tự Sáu Búa, đương kim Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Minh Hải. “Thời kỳ còn họat động trong rừng, ông này phụ trách thi hành án tử hình. Một hôm nọ, tòa án xử tử hình một bà lão trên 70 tuổi. Cụ bà bị khép vào tội “làm điềm” tức là chỉ điểm cho Quân Đội VNCH… Đáng lý ra ông ta thi hành án xử tử bằng mã tấu. Nhưng đây là phiên tòa nhân dân lưu động đặc biệt, nên xử xong là thi hành án ngay. Hôm đó ông không đem theo mã tấu bên mình, nên đành tạm mượn một chiếc búa của dân làng. Ông phải cật lực và ra đòn đúng sáu nhát búa bà cụ mới tắt thở. Có người cho rằng bà cụ bị hàm oan cho nên khi chết đôi mắt cứ mở trao láo, mà không chịu nhắm nghiền lại… Ở Viện Kiểm sát, tội nhân chỉ nghe danh ông ta thôi thì đã khiếp đảm, rởn tóc gáy rồi !” (Chương V, tr. 85, nói về trại tù Cà Mau).  

Rõ ràng là Thượng tọa đã vẽ nên một địa ngục trần gian, một cơn ác mộng không thể tìm thấy ở một nơi nào trên thế giới. Vậy mà, kinh hoàng thay, nó đã và đang xảy ra tại Việt Nam. Trong chiến tranh, ở một nơi nào đó, người ta có thể giết chết nhau tàn bạo trong tư cách kẻ thù dị chủng. Thế nhưng trên mảnh đất hình chữ S này, trong hòa bình, người ta đã thản nhiên dùng những tay sai hung ác nhất, những thủ đọan tàn độc nhất, những âm mưu thâm hiểm nhất, những trò tra tấn tinh vi nhất để giết hại hằng triệu đồng bào… chỉ vì mục tiêu duy nhất là thỏa mãn bản năng quyền lực cuồng điên và bảo vệ ngai vàng quyền lực hung hãn.

Thế nhưng trong kiếp đọa đày của bản thân, cảnh khốn khổ của gia đình, niềm đau thương của đồng loại và nỗi bất hạnh của dân tộc, suốt 256 trang giấy, Thượng tọa tác giả đã không biểu lộ hay khơi dậy căm thù, mà lúc nào cũng giữ gìn phong thái nhân hiền của một vị tu sĩ: “Cuối cùng tôi nguyện cầu mười phương chư Phật khai thị Phật tánh cố hữu của những tư tưởng bảo thủ trong Đảng CSVN, sớm giải thóat khỏi phiền trược, dứt bỏ ác nghiệp cơ cầu, hồi tâm chuyển ý, quay về nẻo thiện để đưa Dân Tộc, Tổ Quốc Việt Nam ngày càng thăng hoa phát triển” (tr. 256). Đó cũng chính là tình thần của kinh Hoà bình, tác phẩm thời danh của một vị tu sĩ Công giáo, thánh Phanxicô Khó nghèo (1182-1226): “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lạc lầm”.

Những con Phật, con Chúa rốt cùng cũng gặp nhau nơi tấm lòng nhân ái bao dung, bởi lẽ: “Sự đời sắc sắc không không! Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi” !!!

Viết tại Huế ngày 24-04-2008 (Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi).

Vài lời để in vào phía sau:

“Trong bất cứ tôn giáo nào, kẻ tu hành không hẳn là người thoát ly sự đời, cắt đứt mọi vương vấn rồi tìm đến một tu viện, để gọt dũa chính mình cho hoàn hảo bằng cách luyện đủ nhân đức trong cảnh an tĩnh, nhưng đúng hơn là người có tinh thần từ bỏ mọi sự để quyết chí noi gương và phụng thờ Đấng Tuyệt đối Tối cao bằng cách xả thân cho tha nhân, hy sinh cho đồng loại, dấn mình vào đau khổ để cứu vớt kẻ khổ đau, chấp nhận là nạn nhân của độc ác để giải thoát kẻ ác độc, nhất là khi nơi mình sinh sống đang chịu sự thống trị của bạo lực, độc tài. Tôi thiết nghĩ Thượng toạ Thích Thiện Minh là một mẫu người tu hành như thế!”

LM. Phêrô PHAN VĂN LỢI

Toàn dân nghe chăng??? Sơn Hà Nguy Biến !!!

 

 

Ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ sĩ

MS Thạch sẵn sàng tự thiêu nếu tiếp tục bị đàn áp

MS Thạch sẵn sàng tự thiêu nếu tiếp tục bị đàn áp

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-12-26

Đêm Giáng Sinh vừa qua trong khi cả nước chào đón Chúa Hài đồng, thì tại trụ sở hội thánh Mennonite Việt Nam ở Mỹ Phước, Bình Dương lực lượng công an đã đàn áp không cho giáo dân cử hành thánh lễ.

File photo

Mục sư Phạm Ngọc Thạch (áo xanh bên trái), ảnh chụp trước đây.

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Mục sư Phạm Ngọc Thạch đã quá bức xúc nên tuyên bố sẵn sàng tự thiêu với giáo dân của ông nếu tiếp tục bị đàn áp. Mặc Lâm tìm hiểu sự thật qua lời tường thuật của MS Thạch và nhân chứng thứ hai là MS Nguyễn Hồng Quang sau đây.

Không cho cử hành thánh lễ

Mặc Lâm: Thưa Mục sư Nguyễn Hồng Quang, chúng tôi được tin trong đêm Giáng Sinh đã xảy ra vụ đàn áp không cho cử hành thánh lễ tại địa điểm mục vụ của Mục sư Phạm Ngọc Thạch, xin ông vui lòng cho biết nguồn tin này có chính xác hay không?

Cái đau thương nhất chúng tôi vẫn chấp nhận và chúng tôi nói với Chúa rằng chúng tôi không còn con đường nào khác nữa, không chịu đựng được nữa.

MS Nguyễn Hồng Quang

MS Nguyễn Hồng Quang: Sự kiện này tôi biết. Đó là chính quyền họ đánh phá Trung tâm mục vụ và nơi mục sư Thạch và vợ con ở thì ông ta phải lang thang hết chỗ này chỗ nọ. Thuê nhà ở đâu cũng bị truy bức, thuê nhà ở Thủ Đức thì họ áp lực vây nhà suốt mấy tháng trường rồi họ bắt đầu truy bức chủ nhà để chủ nhà truy bức ông Thạch ra khỏi đó, rồi ông đi xe ngoài đường lang thang suốt. Còn giáo hội, chỗ nào ông ở nhà tín đồ do giáo hội chỉ định thì cũng bị lập biên bản nhắc nhở.

Đêm tối 24 là chính quyền vây, tối 25 chúng tôi vẫn tiếp tục. Khoảng 200 người tín đồ áp sát Hội thánh và sẵn sàng, không phải riêng gì mục sư Thạch; khi mục sư Thạch đăng ký tử đạo là hàng mấy chục người sẵn sàng chết. Nếu chính quyền mà vượt vào hàng rào tới cổng, vượt vào cái cổng của nhà thờ đó là anh em sẵn sàng chống trả, có cái gì chống trả cái nấy.

Chống trả xong rồi hy sinh tại nhà thờ cũng được, còn mục sư Thạch nếu cần thì đổ lửa ra đốt tự thiêu ngay tại cổng. Và đây là chuyện có thực, thấy tình thế quá căng thẳng chúng tôi mới gọi nhiều Mục sư ở giáo hạt Sài Gòn tăng cường cho Bình Dương. Ban lãnh đạo nòng cốt đều khuyên nên ôn hòa. Chúng tôi đang phân vân cầu nguyện và sáng ngày 25 hôm qua, mục sư Thạch tôi vẫn tìm chưa ra. Ông ta chuẩn bị và kêu gọi một số người nữa sẵn sàng chống trả rồi tự thiêu, chớ không để bị bắt không để đi ở tù.

Mặc Lâm: Trong tình hình bị bao vây nghiêm trọng như vậy thì tín hữu của mục sư Thạch làm cách nào đến được nơi cử hành thánh lễ nửa đêm thưa Mục sư?

MS Nguyễn Hồng Quang: Khoảng 200 tín hữu đến thờ phượng và họ đã đột nhập lọt vào trong 170 người. Những cái chốt an ninh thì vẫn còn đó chưa rút, họ lọt bên nhiều đường tẻ nhà bên cạnh. Cho nên tôi nghĩ tình thế này là sẽ xảy ra một cuộc bùng nổ lớn, đẫm máu, cái chuyện đó là đẫm máu.

 

pham-ngoc-thach-305.jpg
Mục sư Phạm Ngọc Thạch (ngoài cùng phải), ảnh chụp trước đây. File photo.

Nếu trong trường hợp đó thì tôi cũng phải hy sinh, đây là chọn con đường quyết tử bảo vệ niềm tin chớ không có đụng gì đến chính quyền mà chính quyền tấn công. Như vậy là chính quyền đã chống lại Hiến pháp, chống lại quyền dân sự cơ bản của dân trong Bộ Luật Hình sự của họ và chống lại tôn giáo, chống lại niềm tin của nhân dân.

 

Tối đó tôi bắt loa yêu cầu công an, lực lượng quân sự, lực lượng vũ trang và chính quyền hãy tan rã để trở về với gia đình chăm sóc vợ con, không tấn công chúng tôi. Tôi phát loa chừng hai tiếng đồng hồ.

Mặc Lâm: Thưa Mục Sư điều gì đã làm cho ông và tín hữu bức xúc đến nỗi sẵn sàng chết như vậy? Không còn cách nào khác hay sao?

MS Nguyễn Hồng Quang: Cái đau thương nhất chúng tôi vẫn chấp nhận và chúng tôi nói với Chúa rằng chúng tôi không còn con đường nào khác nữa, không chịu đựng được nữa mặc dù chúng tôi cố tìm con đường hòa bình, con đường đối thoại, con đường nhẹ nhàng. Nhưng mà chính quyền được đằng chân lân đằng đầu cứ tấn công truy bức chúng tôi như vậy. Tước hộ khẩu, cướp chứng minh nhân dân, cướp cái thẻ tạm trú rồi làm đủ mọi cách khống chế vây nội bất xuất ngoại bất nhập.

Họ làm chúng tôi nhục nhã với dân chúng, nhục nhã với cộng đồng và hàng trăm tín hữu phải trốn bỏ vùng Bình Dương đi lập nghiệp chỗ khác, chạy đi kiếm việc làm ở chỗ khác. Cách khủng bố vừa nóng vừa lạnh như thế này không ai chịu nổi.

Mặc Lâm: Vâng, xin cám ơn MS Nguyễn Hồng Quang với những thông tin vừa rồi.

Bảo vệ niềm tin

Kính thưa quý thính giả may mắn là chúng tôi đã liên lạc được với Mục Sư Phạm Ngọc Thạch, người trực diện tuyên bố sẵn sàng tự thiêu cùng với tín hữu của ông. MS Thạch cho chúng tôi biết lý do dẫn tới quyết định này của ông như sau:

MS Phạm Ngọc Thạch: Kính thưa Quý thính giả và anh Mặc Lâm, tôi là một người đi giảng Tin lành không làm gì sai không làm gì trái pháp luật. Đã là luật pháp phải có quyền bảo vệ tôi, mà đằng này tìm đủ cách đủ kiểu để quấy rầy.

Một giờ đêm tối 24 mà còn đập cửa, trong khi nhà tôi chỉ có mẹ con của con bé nhỏ chưa đầy hai tuổi mà đập rầm rầm với bao nhiêu cuộc như vậy; rồi xe đặc chủng thì đứng xung quanh đó. Đi làm cái trò gì lạ vậy. Mà ngày Giáng sinh kỷ niệm hàng năm là toàn thế giới đều phải kính trọng cái ngày đó; vậy mà nhà cầm quyền dùng bạo quyền bạo lực để trấn áp quấy nhiễu tinh thần, khủng bố tinh thần và làm cho xóm giềng xung quanh mà chúng tôi mời thiệp Giáng sinh để họ đến dự lễ Giáng sinh đều phải hoảng loạn và không dám đến dự lễ.

Mặc Lâm: Mục sư có nghĩ rằng qua việc đòi tự thiêu của ông thì chính quyền có thể ghép ông vào tội chống phá nhà nước hay bất kỳ một tội danh nào đó mà họ có thể nghĩ ra hay không?

MS Phạm Ngọc Thạch: Tôi không chống đảng Cộng sản cũng không chống những người thi hành công vụ đúng chức năng, đúng sự việc. Tôi chống những kẻ lạm quyền, cường quyền, bạo quyền đang dùng điều đó để bảo vệ lợi ích thế lực của mình nhưng không nghĩ gì đến quyền lợi của người dân. Tôi quyết định chọn con đường tự thiêu là con đường để hiến lễ hiến dâng chớ không phải là con đường tự đi cuồng sát hay là tự đi đánh mất lấy cái danh dự của mình.

Mặc Lâm: Thưa Mục sư giáo lý trong kinh thánh không cho phép tự giết mình, việc làm của ông có thể gây tranh cãi trong tín hữu cũng như đồng đạo, ông có giải thích gì về quyết định này?

Tôi chống những kẻ lạm quyền, cường quyền, bạo quyền đang dùng điều đó để bảo vệ lợi ích thế lực của mình nhưng không nghĩ gì đến quyền lợi của người dân.

MS Phạm Ngọc Thạch

MS Phạm Ngọc Thạch: Tôi không nhấn mạnh sự tự thiêu, trong kinh thánh không cho phép điều đó nhưng mà nhìn tổng quát kinh thánh, tất cả những vị thánh hồi xưa theo Chúa đều phải trải qua cái chết đau thương để bảo vệ niềm tin.

Tự thiêu không phải là tự tử, tự tử là sự cùng quẫn bế tắc con người đi làm cuồng, còn ở đây tôi là người sáng suốt, vì tôi mặc lấy cái sứ mệnh là phải đấu tranh làm sao đem lại cho an dân, cho hạnh phúc cho mọi người: những người tin và những người không tin. Tự thiêu nói lên tinh thần đấu tranh khi ta dồn nén vào hết con đường đấu tranh rồi, con đường thỏa thuận, ngồi lại với nhau nói chuyện tình cảm uống trà cũng đã qua và nhiều hình thức khác nhưng không đem lại cái kết quả gì.

Đàn áp vẫn đàn áp, bắt bớ tinh vi nhiều kiểu nhiều cách để dồn gia đình tôi vào cái thế không còn gì để mất nữa. Tôi rất là đau khổ khi nhìn thấy không phải chỉ cá nhân hay là gia đình tôi mà toàn thể đất nước, đâu đâu cũng vậy, người không tin hay người có niềm tin cũng vậy, luôn luôn mất quyền con người.

Mặc Lâm: Mục sư có thể cho biết là trong bao năm qua ông có tuân thủ tất cả quy định của pháp luật để hoạt động việc rao giảng tin mừng hay không, và nếu đã cố gằng rồi thì lý do gì chính quyền lại ngăn cấm thô bạo như vậy?

MS Phạm Ngọc Thạch: Tôi đã làm hết sức mình, làm đủ kiểu đủ cách trong gần 20 năm qua. Con người an cư mới được lạc nghiệp, mà tôi đây chỉ ở nhà thuê tôi không có nhà có cửa gì. Hồi xưa cá nhân của tôi thì ngủ đâu cũng được, ngủ bờ ngủ bụi cũng được. Bây giờ có vợ và có con nhỏ thì tôi phải cần cái chỗ an cư.

Hội thánh là nơi tôi thường ở nhờ nơi đó và được an dưỡng tinh thần nhiều nhất mà cũng bị họ quấy nhiễu, tôi đi thuê nhà riêng mà bị ủi nhà rồi thì tôi đi thuê nhà riêng khác. Ủi hai giáo sở của Hội thánh Memnonite ở quận 2, tôi phải qua tới Thủ Đức mà an ninh cứ bám theo, ngày và đêm đóng chốt tại nhà tôi.

Tôi đi đâu họ đi theo tới cùng. Về quê họ cũng đi theo, về quê vẫn bị an ninh mời làm việc, rình rập ở sau hè nhà bố mẹ tôi, làm cho bà con xóm giềng của tôi coi tôi giống như một kẻ tội phạm nguy hiểm và không dám tiếp xúc.     

Mặc Lâm: Xin cám ơn Mục Sư. Kính thưa quý, vị vừa rồi là câu chuyện của các tín đồ Mennonite bị ngăn cấm không cho cử hành thánh lễ Giáng Sinh năm 2011 và MS Phạm Ngọc Thạch đã tuyên bố sẽ tự thiêu để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của ông và tín hữu.

 

Việt Nam Tuần QuaNgày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

 

Việt Nam

Message body

NGÀY TÙ LƯƠNG TÂM VIỆT NAM – LỜI KÊU GỌI THIẾT THA CỦA TUỔI TRẺ VIỆT-NAM – NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN CSVN TẠI ÂU CHÂU VẬN ĐỘNG QUỐC HỘI ÂU CHÂU & LIÊN HIỆP QUỐC CỨU NGUY THÁI HÀ


Trân trọng kính chuyển để QUÝ VỊ tham khảo, phổ biến rộng rãi trong ngòai nước. Mong rằng các cuộc vận động tương tự cho NHÂN QUYỀN, TỰ DO TÔN GIÁO, DÂN CHỦ, ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO TẤT CẢ TÙ NHÂN TÔN GIÁO, CHÍNH TRỊ, DÂN OAN VÀ CỨU NGUY THÁI HÀ sẽ được thường xuyên tổ chức tại VATICAN ROME, TRỤ SỞ HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC NEW YORK, LIÊN HIỆP CHÂU ÂU BRUXELLES, QUỐC HỘI ÂU CHÂU STRASBOURG, CÁC PHỦ TỔNG THỐNG, CÁC QUỐC HỘI, CÁC THƯỢNG VIỆN thuộc các nước dân chủ khắp thế giới.
Kính mến,
Bs LÊ Thị Lễ

Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

BNS Tự Do Ngôn Luận

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 137

(15-12-2011)

Hôm 10-12 mới rồi, toàn thể thế giới đã kỷ niệm 63 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (1948), một văn kiện quan trọng khẳng định rằng các quyền Dân sự, Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (vốn sẽ được khai triển và trình bày chi tiết trong hai Công ước Quốc tế Nhân quyền năm 1966) là biểu trưng đích thật của văn minh nhân loại hiện thời, bổn phận cấp thiết mà các chính quyền phải thực thi và là thành tựu chủ yếu mà các quốc gia phải nỗ lực đạt cho được.

Quả vậy, Tuyên ngôn khẳng định trong phần mở đầu rằng

Mọi thành viên trong gia đình nhân loại đều có nhân cách, có quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng. Sự công nhận nhân cách và các quyền này là nền tảng của tự do, công chính và hoà bình trên thế giới” và rằng “mọi sự coi thường và khinh thị nhân quyền đều đưa đến những hành động dã man, xúc phạm đến lương tâm nhân loại và ước vọng về một thế giới mà mọi người đều được hưởng tự do ngôn luận, tín ngưỡng và không bị đe dọa, bởi đã được tuyên cáo đó là khát vọng cao cả nhất của loài người”.

Tuyên ngôn là sự kết hợp tính nhân bản và nhân đạo của nhiều nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới, từ ý niệm nhân phẩm, nhân vị của phương Đông đến ý niệm nhân quyền và dân quyền được trình bày trong nhiều văn kiện phương Tây trước đó như : Habeas Corpus của Anh quốc năm 1679, Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789. Trong số 50 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thời ấy, 40 quốc gia bỏ phiếu thuận, 8 quốc gia bỏ phiếu trắng và 2 nước vắng mặt là Honduras và Yemen. Tám quốc gia bỏ phiếu trắng gồm có 6 nước Cộng sản, Ả Rập Sauđi và Nam Phi. Ả Rập Sauđi phiếu trắng vì đang duy trì chế độ đa thê và độc tôn Hồi giáo, Nam Phi phiếu trắng vì đang do người da trắng cai trị với chủ trương phân biệt chủng tộc, còn 6 nước CS bỏ phiếu trắng vì theo chế độ vừa độc tài độc đảng, vừa duy vật phi nhân, từ khước tôn trọng nhân phẩm cũng như các nhân quyền cơ bản.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuy có tham gia hai Công ước Quốc tế về Nhân quyền vào năm 1982, nhưng chỉ để kiếm chác sự giúp đỡ của các nước dân chủ giàu có (vì lúc ấy Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm do kinh tế kiệt quệ) và lừa gạt thế giới theo quan niệm gian trá của Cộng sản: “Ngôn từ không để diễn tả sự vật mà là để mê hoặc lòng người”. Do đó cho đến hôm nay, tại Việt Nam, dưới ách cai trị của Cộng đảng độc tài, các quyền Dân sự bị chà đạp (điển hình là bi kịch của những dân oan), các quyền Chính trị bị tước bỏ (điển hình là thảm nạn của những nhà đối kháng), các quyền Kinh tế bị thao túng (điển hình là sự tung hoành của những doanh nghiệp nhà nước), các quyền Xã hội bị khinh khi (điển hình là sự tồi tệ của nền y tế) và các quyền Văn hóa bị xem nhẹ (điển hình là sự sa sút của nền giáo dục). Tình trạng này đã khiến Việt Nam thành một nhà tù lớn giam nhốt toàn dân (trong cảnh bất an, nghèo đói, khống chế, vô định…) và có vô số nhà tù nhỏ giam nhốt các tù nhân chính trị và tôn giáo, tức các tù nhân lương tâm vốn đã can đảm và nỗ lực khôi phục những quyền nói trên cho đồng bào và Dân tộc.

Chính vì thế mà trong lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập của mình (trùng ngày Quốc tế Nhân quyền, tổ chức tại Little Saigon, Hoa Kỳ), Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam (vốn có thành viên cả trong lẫn ngoài nước) đã có sáng kiến thành lập “Ngày Tù nhân Lương tâm Việt Nam” cũng vào đúng dịp này, để vinh danh những tù nhân chính trị, tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ kể từ ngày đất nước rơi vào tay Cộng sản 30-4-1975.

Bởi lẽ không gì làm cho các Nhân quyền được đề cao sáng tỏ và vấn đề Nhân quyền được đặt ra cách gay gắt bằng chính thảm trạng bị sách nhiễu, quản chế, tù ngục của những kẻ đã tranh đấu cho Nhân quyền. Và ngay lập tức, sáng kiến này đã được sự hưởng ứng của hàng trăm tổ chức, hội đoàn của người Việt quốc nội lẫn hải ngoại cũng như sự ủng hộ của nhiều chính khách ngoại quốc, đặc biệt tại Hoa Kỳ.

Lời Tuyên bố của Hội Ái hữu (có chữ ký của hơn 100 tổ chức hội đoàn nói trên) đưa ra ngày 09-12 khẳng định:

Ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân quyền 10-12 hàng năm được chọn làm “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” để nêu cao giá trị nhân bản cao đẹp của nhân loại, đồng thời vinh danh những chiến sĩ dân chủ tự do đang đấu tranh cho nhân quyền và dân quyền trong nước. “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” sẽ được tổ chức hàng năm để toàn dân tưởng niệm, tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh cho lý tưởng tự do dân chủ ”.

Không ai không biết kể từ sau biến cố đau thương “tháng thư đen 1975”, hàng mấy trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng hòa đã bị CS xâm lăng giam cầm để trả thù vì đã tự vệ chống lại chúng, trên 300 tù nhân đã bị CS bất nhân xử tử để trừng phạt (trong đó có 2 linh mục và hai phụ nữ) và gần cả trăm ngàn chết rũ tù nơi nước độc rừng thiêng. Rồi cho đến nay, hàng ngàn tù nhân chính trị và tôn giáo bị Cộng sản vô thần và độc tài tống ngục để bảo vệ chế độ toàn trị bất công, tiếp tục hành vi phản dân hại nước và đeo đuổi chính sách đồng lõa với giặc Tàu cộng.

Không có vùng nào của đất nước lại không thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của các ngục sĩ lương tâm, không vang lên lời than đau thương, tiếng kêu uất hận của các tù nhân chính trị cùng của gia đình họ.

Ngay cả những dân oan đứng lên đòi lại đất đai tài sản cũng bị giam cầm (như tại Bến Tre với các tù nhân Dương Kim Khải, Trần Thị Thúy, Phạm Ngọc Hoa, Nguyễn Chí Thành…), thậm chí bị bắn chết (như ông Lê Hữu Nam và em Lê Xuân Dũng tại Thanh Hóa); những công nhân đứng lên đòi được trả lương xứng đáng, được hưởng những quyền lao động hợp nhân phẩm cũng bị sách nhiễu, hành hung, tống ngục (như ba thủ lãnh công nhân trẻ Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh); những tín đồ đứng lên đòi lại quyền tự do tôn giáo và cơ sở Giáo hội bị tước đoạt cũng bị vu khống, thóa mạ, hành hung, lùa về “Trại phục hồi nhân phẩm” (nơi giam giữ gái mãi dâm) để làm nhục (như các linh mục và giáo dân Thái Hà), hoặc bị cầm tù (như linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Trung Tôn), phải lãnh những bản án bất công nặng nề (như các ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân, hai tín đồ Hòa Hảo); những công dân đứng lên bày tỏ lòng yêu nước, phản đối quân xâm lược, kể cả để ủng hộ thủ tướng ra luật biểu tình, cũng bị hăm dọa, đấm đá, đạp mặt, tước tài sản, phá gia cư, đưa vào nhà tù trá hình “cơ sở giáo dục” (như bà Bùi Thị Minh Hằng); những công dân lên tiếng nhận định tình hình đất nước, phân tích thời sự, phê phán chế độ trong tinh thần xây dựng cũng bị lục soát nhà, tước phương tiện, cướp hiện kim, phạt những số tiền khổng lồ (như gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn).

Thậm chí nhiều tù nhân hình sự bị án oan vẫn có thể tiếp tục lãnh oan án vì sự bao che tội phạm của giới cầm quyền (như hai nữ sinh vô tội Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy tại Hà Giang) hay vì sự bao che sai trái của giới tư pháp (như 3 thanh niên Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Kiên trong vụ án hiếp dâm và cướp của tại Yên Nghĩa Hà Đông [hồi năm 2000] mới đây đã bị Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao bác bỏ kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị tuyên bố họ vô tội).

Việc tri ân những anh hùng liệt nữ của Dân tộc đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ tự do độc lập, đồng thời vinh danh những tù nhân lương tâm của Đất nước đang dũng cảm đấu tranh giành dân chủ nhân quyền, chống lại nội thù bán nước và ngoại thù cướp nước mang rất nhiều ý nghĩa.

Đó là biểu dương tinh thần bất khuất của con cháu Lạc Việt, đã hàng nghìn năm hạ bệ những triều đại phản dân hại nước, những hôn quân bạo chúa áp bức dân lành và chống lại những kẻ thù xâm lược từ Bắc phương hoặc Tây phương.

Đó là đề cao tinh thần nhân bản của dòng dõi Tiên Rồng, đã bao thế kỷ nỗ lực xây dựng một đất nước yêu chuộng tự do độc lập, không chấp nhận ách cai trị của loài ngoại chủng, một xã hội quý trọng nhân nghĩa ái hòa, trong đó quan dân đoàn kết, xóm làng hòa hợp, các sắc tộc tương trợ sinh tồn.

Đó là tưởng nhớ công lao của bao người con ưu tú của Mẹ Việt đã dâng hiến cả cuộc sống và cái chết, hy sinh cả bản thân và gia đình để đề cao và giành lại các quyền tự do cho con người, cho đất nước, cho dân tộc.

Đó là tôn vinh những giá trị cao quý được đề ra trong Tuyên ngôn lẫn Công ước hoàn vũ về nhân quyền và đã được các anh hùng liệt nữ lẫn các tù nhân lương tâm can đảm cổ xúy và hy sinh bảo vệ.

Đó là tố cáo trước công luận thế giới cái chế độ mà công an nhiều hơn y tá, nhà tù nhiều hơn trường học, thành tích phá hoại nhiều hơn kết quả xây dựng, hành vi đàn áp nhân quyền nhiều hơn cử chỉ thăng tiến tự do, chính sách độc tài toàn trị thay cho chủ trương tôn trọng đa nguyên đa đảng, mưu đồ củng cố quyền lực dù mất nước thay cho đường lối bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và sự tồn tại của Dân tộc.

Ðến đây một câu hỏi được đặt ra là: vì sao nhà cầm quyền Việt Nam lại dám thường xuyên chà đạp Tuyên ngôn Nhân quyền, không ngừng tạo ra các tù nhân và nạn nhân của chế độ, thách thức công luận thế giới đến như vậy?

Theo thiển ý, đó là vì các điều khoản của Tuyên ngôn chỉ liệt kê các nhân quyền mà không dự trù các biện pháp chế tài hữu hiệu. Trên thực tế, các biện pháp chế tài đối với những nhà nước vi phạm nhân quyền thường xuất phát từ các cường quốc có ảnh hưởng trên Liên Hiệp quốc hay trên chính những nhà nước ấy. Tuy nhiên, vì bị giằng co giữa ba mục tiêu: kinh tế, an ninh hay nhân quyền mà sự chế tài, áp lực này có hay không, mạnh hay yếu tùy vào ý thức của giới lập pháp và nhất là đường lối của giới hành pháp (chính phủ và bộ ngoại giao). Thành thử quốc tế vận của đồng bào hải ngoại là tối quan trọng.

Ngoài ra, còn một áp lực khác nữa, đó là nhân dân sở tại. Nếu tất cả các nạn nhân của chế độ đều lên tiếng, tất cả những ai ý thức về nhân quyền đều đứng dậy, tất cả các tập thể dân sự lẫn tôn giáo bị đàn áp đều xuống đường, tất cả các lãnh đạo tinh thần (trí thức và chức sắc) đều nhập cuộc; nói tóm là toàn thể nhân dân bị trị đang rên siết dưới ách của nhúm đảng viên thống trị, biết vùng lên như các dân tộc Đông Âu trong các năm 1989-1991 vừa qua, thì mới chấm dứt nạn công dân Việt Nam bị giam cầm trong nhà tù lớn lẫn các nhà tù nhỏ.

Ban Biên Tập BNS Tự Do Ngôn Luận

Kính gữi đến tòa thể công dân Viet Nam và nhân loại trên thế giới.
 Lời Kêu Gọi thiết tha của tuổi trẽ Viet Nam:
Phải Lên Tiếng  / Speak Up Now!
Xin dành vài phút lắng nghe tiếng kêu tha thiết cuả các bạn trẽ Viet Nam trong nước,
Để lên tiếng noí cuả ngươì nhân bãn.
Kính thư,
 
To All Humankind of the World,
The Call from The Vietnamese Youth  in the country
Speak Up Now!
What Would Happen If Everyone Cared? Speak Up Now ! 
Xin phổ biến rộng rải trong và ngoài nước, nhất là trong nước.   Xin đa tạ .
Nếu không muốn nhận thư. Reply “Ngưng gửi địa chỉ này”, thư ngưng ngay
*If it is Made in China you do not need to gift me, thank you*
SIRBING
Blogger Paulus Lê Sơn 
 
Phải Lên Tiếng / Speak Up Now!

xin bấm theo LINK dưới đây,  please click
 
 
Lời: Blogger Paulus Lê Sơn
Nhạc: DigiActive Toronto
Trình bày: Thanh niên Việt Nam khắp thế giới

Từ tháng 7 năm 2011, có 15 bạn trẻ yêu nước bị nhà nước Việt Nam biệt giam không được cho phép có luật sư đại diện hoặc gia đình thăm viếng. Họ đang sống trong cô đơn nơi lao tù vì đã tham gia vào các hoạt động kêu gọi công bằng xã hội và lên tiếng bảo vệ chủ quyền đất nước. 

Lấy ý tưởng từ video Yes We Can của nhạc sĩ will.i.am, video “Phải Lên Tiếng” được thực hiện để chia xẻ sự quan tâm của các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới đến với 15 bạn trẻ này, đồng thời nâng cao nhận thức của giới trẻ về những bất công đang xảy ra trên quê hương Việt Nam. 

Lời trong video, được lấy từ trang blog của Paulus Lê Sơn, một trong 15 thanh niên đang bị giam giữ, cho chúng ta thấy việc lên tiếng về những bất công ở xung quanh chúng ta vô cùng quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, nơi mà con người biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Trong tinh thần đó, xin mời các bạn tham gia chiến dịch Phải Lên Tiếng để cùng nhau hỗ trợ tinh thần những người bạn của chúng ta và tạo một sức mạnh đoàn kết vì một đất nước Việt Nam nhân bản. 

Since July 2011, 15 youth activists have been arbitrarily detained and held incommunicado, denied family visits and access to legal representation by the Vietnamese authorities. Their “crime”: promoting social justice and human rights. 

Drawing inspiration from will.i.am‘s Yes We Can video, this production is dedicated to the fifteen youth activists and many others unjustly detained in Vietnam. 

The script is adapted from the blog of Paulus Lê Sơn, one of the detained youth who eloquently writes about the importance of fighting for humanity in the struggle for social justice. This video is part of the Phải Lên Tiếng (Speak Up Now)! campaign. Please join us in the campaign and movement for social justice in Vietnam.

http://phailentieng.lenduong.net

====
Lời: Blogger Paulus Lê Sơn

Trên con đường cuộc đời
Có những lúc họ đứng giữa ngã ba đường 
Cũng đôi khi họ không thể định hướng tiếp con đường đi

Có những con người, có những cuộc đời, con người ta không có cơ hội để chọn lựa cho mình được sinh ra từ gia đình giàu có hay nghèo hèn

Chúng ta sẽ có quyền con người

Phải lên tiếng!

Chúng ta sẽ đựợc sống trong xã hội tiến bộ tự do và dân chủ trong một ngày rất gần

Một xã hội công bằng, công lý và hoà bình sẽ sớm hiển trị trong nay mai

Phải lên tiếng!

Sẽ không còn ai cướp bóc nữa, khi giá trị cuộc sống trả lại đúng nghĩa cho mỗi một con người 

Đó là quyền con người, quyền mưu cầu cuộc sống, hạnh phúc

Phải lên tiếng! 

Sự gì đến thì nó cũng sẽ đến 
Nhưng hành động dẫn đến kết quả như thế nào
Thì cần có sự suy xét và cần phải cậy dựa vào một niềm tin xác thực

Phải lên tiếng!

Cuộc đời là bể khổ 
Nhưng trong bể khổ đó con người nhận ra được những niềm vui

Nhận ra được tình yêu là thứ căn bản và là luân lý của con người 
Thì hẳn nhiên là cuộc sống đầy tràn ý nghĩa

Hãy sống cho đến chết, đừng chết khi còn đang sống

NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN CSVN TẠI ÂU CHÂU VẬN ĐỘNG QUỐC HỘI ÂU CHÂU & LIÊN HIỆP QUỐC CỨU NGUY THÁI HÀ
 

Attachment(s) from The-Hung LAI

XIN BẤM HAI HÀNG CHỮ MÀU XANH DƯỚI ĐÂY ĐỂ XEM TIN TỨC VÀ HÌNH ẢNH VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ CỨU NGUY THÁI HÀ

 

2 of 2 File(s)

 

Phải Lên Tiếng / Speak Up Now!

By lenduong| 1 video

 
 
 
Reply to:

Reply to THI LE LE

Reply to THI LE LE

 

Send

 

Tuần Qua

 

RFA 17.12.2011

 

 

 

Vào những ngày cuối năm 2011 tình hình Biển Đông bỗng dưng được hâm nóng trở lại khi cả Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đều gia tăng các hoạt động hải quân trong khu vực có tranh chấp.

 

Source china-defense-com

Tàu Hải Giám lớn nhất của Trung Quốc

 

Biển Đông lại nhộn nhịp

Đầu tuần này, trong lúc Philippines cho triển khai một chiến hạm mới để tuần tra khu vực quanh quần đảo Trường Sa, thì Trung Quốc cũng điều tàu hải giám lớn nhất của hải quân nước này vào vùng biển Hoa Đông.

Tiếp đến, hôm thứ Năm 15 tháng 12 Thành Uỷ Đà Nẵng cho biết sẽ triển khai các biện pháp bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.

Tại hội nghị bàn về tình hình công tác năm nay và nhiệm vụ, phương hướng cho năm tới, giới lãnh đạo Đà Nẵng một lần nữa bày tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền huyện đảo Hoàng Sa, một đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng, nhưng đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ năm 1974.

 

tap-can-binh-250.jpg
Phó chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong buổi lễ đón tiếp PTT Nam Phi Kgalema Motlanthe tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh hôm 28/09/2011. AFP Photo/Feng Li.

Và, tranh chấp Biển Đông cũng sẽ là một trong những đề tài được bàn thảo nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần tới.

 

Về mặt chính thức, chuyến sang thăm Việt Nam của nhân vật sắp lên nắm quyền lãnh đạo tại Trung Quốc được cho là nhằm “thắt chặt các quan hệ song phương”.

Tuy nhiên giới quan sát cho rằng vấn đề Biển Đông cũng sẽ được ông Tập Cận Bình nêu ra trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Trả lời Việt Hà của Đài Á Châu Tự Do, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho rằng:

“Một loạt các vấn đề sẽ được bàn thảo thảo mà hiển nhiên là vấn đề biển Đông cũng được hai bên nói đến vì vào tháng giêng Trung Quốc sẽ là chủ nhà cho cuộc họp của nhóm làm việc với ASEAN để cố gắng tìm ra các biện pháp xây dựng lòng tin giữa hai phía vì đây là vấn đề nóng bỏng giữa hai phía…”

Sau 10 năm

Cũng trong lĩnh vực bang giao quốc tế, trước khi đón tiếp nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc, tuần này lãnh đạo Việt Nam đã có các cuộc bàn thảo với Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Williams Burn trong việc thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực năng lượng, an ninh, quốc phòng….

Chuyến thăm Việt Nam của ông Williams Burn diễn ra trong bối cảnh hai nước Việt – Mỹ kỷ niệm 10 ngày ký kết Hiệp định Thương mại Song phương, qua đó tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, mà cụ thể là mở đường cho Việt Nam gia nhập WTO hồi năm 2007.

Theo các con số thống kê được Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội công bố vào dịp này, 10 năm sau ngày Hiệp định Thương mại Song phương chính thức có hiệu lực, mậu dịch song phương giữa hai nước Việt – Mỹ đã gia tăng đến mức 1.200 phần trăm, từ 5 triệu đôla hồi năm 2001 lên đến trên 20 tỷ đôla, tính đến thời điểm này.

Mỹ đưa Vinashin ra tòa

 

Tàu Hoa Sen, một dự án thua lỗ- photo courtesy VietnamNet
Tàu Hoa Sen, một dự án thua lỗ- photo courtesy VietnamNet

Cũng về kinh tế, vụ Vinashin một lần nữa gây chú ý cho công luận khi tuần này một nhà đầu tư Mỹ chính thức nộp đơn kiện đòi nợ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam lên tòa án Anh Quốc.

 

Theo tin của nhật báo tài chính The Wall Street Journal, Quỹ đầu tư Elliott Advisers LP của Hoa Kỳ khởi kiện Vinashin về những khoản giá trị đầu tư cùng với những khoản tiền lãi mà quỹ này khai tổng cộng là 13 triệu 200 ngàn đô la.

Trước khi bị công ty Mỹ kiện đòi nợ, Vinashin cũng đã bị công ty Elliott VIN của Hà Lan đâm đơn kiện ra tòa án London.

Được biết Elliott Advisers LP và Elliott VIN chỉ là 2 trong số nhiều chủ nợ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam với tổng số nợ lên đến 600 triệu đôla Mỹ mà Vinashin nợ các chủ nước ngoài.

Trả lời Nam Nguyên của Đài Á Châu Tự Do, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội cho rằng đây có thể coi là sự kiện kinh tế tồi tệ nhất ở Việt Nam từ trước tới nay:

“Vinashin là một trường hợp nghiêm trọng nhất về qui mô với 4,2 tỷ USD đúng là điều hết sức nghiêm trọng, hơn nữa Vinashin cho đến bây giờ những gì đã làm được thì dưới xa các yêu cầu. Có lẽ cần có sự đào sâu và mổ xẻ thật kỹ vấn đề Vinashin, đâu là yếu kém của Vinashin, đâu là yếu kém của quản lý Nhà nước và của những người khác nữa.”

Lỗi từ gốc

Về mức độ trầm trọng của vụ đổ bể này, ngay từ khi Vinashin được chính thức công bố vỡ nợ, đã có nhiều tiếng nói lên tiếng chất vấn phương cách điều hành các tổng công ty nhà nước của chính phủ Việt Nam.

Nếu Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền cho rằng: “Chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm. Xã hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của Nhà nước.”

Với thể chế như hiện nay ở Việt Nam thì mọi thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng.

CT QH Nguyễn Văn An

Thì nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An lại có những tuyên bố mạnh mẽ hơn, xin trích:

“Vinashin vừa là hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vừa có căn nguyên sâu xa bắt nguồn từ lỗi hệ thống, lỗi từ gốc, từ chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị”. Và “Với thể chế như hiện nay ở Việt Nam thì mọi thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng.”

Thống kê cho thấy, chỉ 4 năm hoạt động trong cương vị một Tổng công ty Nhà nước, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin làm thất thoát 86.000 tỷ đồng gây nhiều hệ lụy. Nếu tính theo kiểu dân gian, 86.000 tỷ đồng thất thoát của Vinashin nếu chi đồng cho 86 triệu dân Việt Nam mỗi đầu người phải gánh nợ 1.000.000 đồng.

Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày

Cuốn sách Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày là một bản cáo trạng nói đến tội ác của chế độ CSVN trước lương tâm nhân loại. Người CS áp dụng chủ thuyết Tam Vô, mà trong đó 3 yếu tố cấm kỵ của họ là Vô Tổ Quốc, Vô Gia Đình và Vô Tôn Giáo. Yếu tố thứ ba đã ảnh hưởng trực tiếp đến tác giả Huỳnh Văn Ba, tức Thượng tọa Thích Thiện Minh. Tác phẩm Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày trình bày những án tù cực hình, dã man mà người tu sĩ bất khuất chịu đựng. Ông mất ngôi chùa nơi thờ phượng, hành đạo, ông mất quê hương trong 26 năm lưu đày xa xứ, ông mất quyền làm người với nhân vị xứng đáng của một nhà tu hành. Xin hãy lắng nghe tiếng lòng của ngài Thiện Minh để thấy rằng đức tính bi trí dũng của người con Phật vẫn sáng ngời trước những đàn áp của bạo lực. (Việt Hải)

——————————————————————————–

“26 Năm Lưu Đày”
của

Thượng tọa
Thích Thiện Minh

Trần Việt Hải

——————————————————————————–

Tôi hân hạnh được cô Trâm Oanh bên Đức Quốc gửi biếu cuốn “26 Năm Lưu Đày” của Thượng tọa Thích Thiện Minh. Tôi như bị thôi miên nhìn vào cái đề tựa. Hai mươi sáu năm là một khoảng thời gian quá dài, thời gian mà vị tu sĩ chịu đựng bao nhiêu nỗi nhục nhằn bị tra tấn, những cực hình lên tinh thần và thể xác. Tôi đọc 12 chương sách hay xuyên suốt 270 trang giấy, mà mỗi chương chuyên chở tiếng lòng bất khuất của vị tù nhân lương tâm đáng kính này.
Thượng Tọa Thích Thiện Minh có thế danh là Huỳnh Văn Ba, sinh trưởng tại tỉnh Bạc Liêu. Trong chương 1 của sách, ngài cho biết là thân phụ là một tín hữu Cao Đài: “Cha tôi có tấm lòng nhân hậu, tính tình rộng rãi hay giúp người. Mẹ tôi là một người đàn bà hiền thục, mẫu mực vất vả quanh năm vì chồnng con.” (Tr. 8) Có lúc gia đình phải tha hương cầu thực tại Vĩnh Bình (Trà Vinh). Chính tại nơi đây cậu bé Hùynh Văn Ba đã có duyên với cửa Thiền và được cha mẹ cho phép xuất gia. Năm 17 tuổi (1972) tác giả thọ giới Sa Di và năm 22 tuổi (1977) thọ Cụ Túc Giới do Hòa Thượng Thích Trí Thủ, rồi sau này được cử về trụ trì tại một ngôi chùa tại Vĩnh Bình và đã được đồng bào Phật tử tại đây gọi thân mật bằng các tên “ông đạo, huynh, cậu và thậm chí bằng con, bằng cháu nữa”.

Chương 2 kể về biến cố đau thương 30 Tháng 4 xảy đến như một cơn đại hồng thủy mà dùng hai cụm từ ngữ là “Ách Vận Đại Biến” hay “Hắc Ám Nhật Tử” (Ngày Đen Tối). Sự hống hách của các cán bộ Việt Cộng sau khi xâm chiếm miền Nam, với tinh thần Tam vô chủ nghĩa: vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo. Tên cán bộ Hai Thổ, xã đội trưởng du kích, ngang ngược chỉ vào tượng Đức Phật Đản Sinh, cười khinh khỉnh tuyên bố xấc xượt: “Thằng Phật nhỏ xíu này nó không có công làm cách mạng để đánh đuổi Đế Quốc, tại sao phải thờ nó? Nó ngồi một chỗ, để chờ người ta đem quà lại dâng cúng. Nó là thành phần giai cấp bóc lột mà!”. Đoạn y bước lên Chánh Điện lấy tay sờ vào tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và nói: “Thằng Phật nầy ăn gì mà mập quá vậy!”. Một lần khác sau khi Thượng Tọa bị bắt, Hai Thồ vào chùa chỉ tay tượng Phật nói: “Thằng Thiện Minh đã bị bắt giam rồi, còn mấy thằng Phật xi măng nầy cũng sẽ áp giải đi luôn”. Theo chủ trương tiêu diệt ảnh hưởng của tôn giáo bằng cách khống chế và tịch thu mọi phương và tài sản của các tôn giáo, ngôi chùa Vĩnh Bình của ngài bị chiếm cứ bởi bạo lực của giới cầm quyền, mà đến nay Cộng Sản vẫn chưa trả lại tài sản này cho ngài.
Chương 3 và 4 thầy Thiện Minh mô tả cảnh tù tội. Thầy có kiến thức về thuốc nam cũng như châm cứu và biết võ thiếu lâm. Thầy làm công tác từ thiện, phụ trách mở thêm một phòng thuốc nam, châm cứu từ thiện tại chùa Từ Quang, ngoài phòng thuốc tại chùa Vĩnh Bình, khi gặp một đứa bé đau nặng gần chết vì cơn bệnh hô hấp, thầy ra tay cứu chữa cho bé. Đứa bé khỏi bệnh, người cha đến cám ơn thầy. Anh này là một kháng chiến quân phục quốc. Duyên thời cuộc đưa đẩy thầy vào Mặt Trận Nghĩa Quân Cứu quốc, Việt Nam Dân quốc. Khi bị bại lộ, thầy đứng ra nhận tội chỉ huy để tình nguyện hy sinh, vì càc anh em khác có vợ con. Thời buổi ban đầu khi CS chiếm được miền Nam, họ cai trị bằng nanh vuốt độc ác. Tội chống phá “Cách Mạng” lãnh án tử hình dễ dàng.
Tác giả của sách “26 Năm Lưu Dày” rất thích văn thơ, bằng chứng là nhiều trang sách đã được đăng thơ. Bốn câu thơ sau đây cho thấy tâm hồn thích thi phú của thầy:
“Tu sĩ quyết chùa am bế cửa
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha
Đền xong nợ nước thù nhà
Thiền môn trở gót phật đà Nam Mô…”

Tác giả thuật lại vì tin người nên âm mưu trốn trại tù bị bại lộ, đưa tới một số người bị bắt, trong đó có người em ruột của thầy, Huỳnh Hữu Thọ, vì mang theo vũ khí yểm trợ cho cuộc vượt ngục tại trại giam huyện Vĩnh Lợi. Thầy Minh và các đồng chí được chuyển sang trại tù Minh Hải. Đây là nơi giam giữ những người mới bị bắt với nhiều tội trạng khác nhau, giam vào đây là để điều tra khai thác vì nơi này có đủ mọi biện pháp được áp dụng khắt khe trong công tác tra hỏi. Tại đây, từ việc đánh đập bằng tay chân, bằng gậy gộc, bằng dùi cui, bằng báng súng cho đến cùm, quyện, giam vào phòng giam riêng là điều xảy ra hàng giờ hàng buổi. Trại giam có đủ mọi cán bộ, công an từ Bắc vào Nam, kể cả kháng chiến lâu năm cho đến những tên công an loại mới vào ngành mà dân gian thừơng gọi là bọn “công an 30/4”. Họ đều có những ngón nghề độc đáo để điều tra, nào là đánh túi bụi, đánh kiểu trên đao dưới búa, còng tay đứng, còng chéo tay sau lưng, còng ngồi đan chéo hai tay. Họ dùng nhục hình để điều tra, bản thân thầy khi giam giữ tại đây, cũng không tránh khỏi những nhục hình này. Hàng ngày hai chân thầy luôn ở trong cùm, bị cùm suốt ngày đêm, suốt tháng quanh năm. Hai chân bị cùm quyện tại chỗ, không thể đứng thẳng được nên dần dần bị tê liệt. Còn tiểu tiện thì trong một cái hũ, mỗi khi đi vệ sinh phải nhờ người khiêng hũ lại dùm. Hũ vệ sinh vừa có phân, vừa có nước tiểu. Mỗi ngày công an cho người đem đổ. Có khi đến 2-3 ngày mới đổ nên phân và nước tiểu tràn ra ngoài ướt cả chỗ nằm bốc mùi hôi thối! Sau khi đổ hũ, công an ra lệnh tù nhân phải vào ngay thật nhanh cho nên chiếc hũ chỉ rửa sơ sài, sau đó họ múc nước ngay chỗ rửa hũ mang vào cho những người đang bị cùm trong quyện như thầy để tắm. Mỗi người trong cùm chỉ được vài ca nước. Ca múc nước tắm cũng là ca đựng cơm ăn hàng bữa…Chiếc hũ luôn luôn còn sót lại phân người, nhất là phân cao lương loại lương thực rất cứng ăn vào khó tiêu, loại này dùng để ăn độn thay thế cơm. Khi tắm phân dính cả vào mặt, vào đầu đó là chuyện thường ngày. Phòng giam kỷ luật rất chật hẹp khoảng hơn 3m2 mà nhốt có khi lên đến 20 người, chỉ ngồi cũng không đủ chỗ làm gì có khoảng trống để nằm.

Trong vòng lao lý tác giả xót xa cho gia đình, nghĩ về hoàn cảnh của mình, là người anh lớn vì thời cuộc oan khiên: “Vì hoàn cảnh quá khổ nghèo do thảm trạng xã hội, nên gia đình thầy gồm: Em thứ 7 của thầy tên Nghĩa phải nghỉ học để đi bán bánh mì dạo nuôi gia đình. Em thứ 6 tên Nhiều phải đạp xe vua, loại xe phải đạp bằng 2 chân, phía sau có gắn cái thùng để chở thêm được vài người. -Em thứ 5 mới lập gia đình hơn 1 năm, vừa sinh được một bé gái, bị nghi ngờ có liên quan vụ án nên đã bị tù . Em gái thứ Tư bán mía, khoai, cóc, ổi,…trước nhà. Hãy đọc tiếp:

“Mẹ tôi tuổi cao sức yếu lại bị bệnh thường xuyên vóc người mỗi ngày một gầy mòn, thân hình tiều tuỵ lo buồn vì chồng, vì con, tức cha tôi vừa qua đời cách đây mấy tháng, nay đến tôi và đứa em trai thứ Năm đều bị tù tội. Một điều xót xa là các em tôi còn thơ ngây nhỏ dại đang trong lứa tuổi cắp sách đến trường, tuổi chỉ biết ăn, biết học, biết chơi. Nay đành từ giã mái trường để tìm kế sinh nhai, vừa nuôi mẹ già đang đau yếu, vừa dành dụm ít tiền hàng tháng để đi thăm nuôi 2 người anh đang ở tù tận mũi Cà Mau… Em trai tôi là một học sinh hiền lành ngoan ngoãn, học rất giỏi, không những lễ phép với thầy cô mà còn rất có tình có nghĩa với bạn học cùng lớp và rất mực hiếu thảo với mẹ cha. Em học luôn đứng nhất, nhì trong lớp lại được bầu làm trưởng lớp nữa! Nhưng vì hoàn cảnh… nên lỡ dỡ việc học hành. Có những buổi đi bán bánh mì ngang qua trường cũ, em cố đi qua thật nhanh, và kéo chiếc nón sụp khỏi vành tai để cho các bạn đừng nhìn thấy. Thật ra trong lòng em rất tiếc nuối và rạo rực trào dâng một nỗi niềm nữa vui nữa buồn khôn tả. Em hình dung lại hình ảnh của thầy cô, của bạn bè … đôi chân em dường như muốn chùn lại, nước mắt lưng tròng.”

Văn phong của tác giả trung thực trong nỗi chua xót trong tâm can của tôi. Là một tăng sĩ, một sĩ phu không khuất phục bạo lực. Tôi đọc đoạn thầy đấu khẩu với tên Nguyễn Ngọc Cơ tự là Sáu Búa, Viện trưởng viện kiểm sat nhân dân tỉnh Minh Hải. Lý do mà ông ta có biệt danh là Sáu Búa vì thời kỳ còn hoạt động trong rừng rú ông này phụ trách thi hành án tử hình. Một hôm nọ, tòa án xử tử hình một bà lão trên 70 tuổi, tuổi đã gần đất xa trời, cụ bà bị khép vào tội “làm điềm” tức là chỉ điểm viên cho quân đội VNCH. Đáng lý ra ông ta thi hành án xử tử bằng mã tấu, nhưng đây là phiên tòa nhân dân lưu động đặc biệt, nên khi xử xong là thi hành án ngay. Hôm đó ông không đem theo mã tấu bên mình, nên đành tạm mượn 1 chiếc búa của dân làng. Ông phải vất vã đập đầu bà cụ đúng 6 nhát búa thì bà mới tắt thở. Người chứng kiến sự kiện man rợ trên cho rằng cụ bà bị hàm oan nên khi chết đôi mắt cứ mở trao tráo, mà không chịu nhắm nghiền lại.

Ra tòa xét xử, thầy Thiện Minh bị Sáu Búa hỏi vặn như răn đe:
– Anh có sợ chết không?
Thầy trả lời:
“Mọi người trên đời này chỉ chết có một lần, nhưng ai ai cũng muốn sống, và cũng chẳng có ai sống mãi trên đời, nhưng sống hay chết như thế nào để có ý nghĩa, có ích cho đời đó mới là điều quan trọng bởi vì “Tử đắc kỳ sở”. Tôi làm việc này để đồng bào được sống đúng ý nghĩa của con người, đúng với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền theo nghị quyết 217A ngày 10-12-1948″.
Sáu Búa hỏi tiếp:
– Sống đúng với ý nghĩa của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là như thế nào ?
Thầy trả lời: “Phải có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Dân quyền không bị tước đoạt, giá trị nhân phẩm của con người không bị chà đạp, mưu cầu hạnh phúc bằng sự chân chính chứ không phải tóm thâu của kẻ khác đem về cho mình làm chủ”
Ông ta lại nói tiếp:
– Nhưng, nếu chúng tôi đem anh xét xử với tội chết thì anh nghĩ thế nào ?
Thầy trả lời:
– Nếu cần phải sống cho sự nghiệp và lý tưởng được sống mãi ta phải cố sống và nếu cần phải chết cho sự nghiệp và lý tưởng được sống mãi, đôi lúc ta cũng vui vẻ chết, đó là sự dũng cãm hy sinh để trở thành bất tử, đối với nhà tu là thánh hóa linh hồn. Sáu Búa lắng nghe. Thầy tiếp lời:
– Vả lại ông biết rồi đạo Phật chúng tôi chết là giải thoát.
Ông ta nói:
– Thôi đừng giảng đạo ở đây nữa, chừng nào về chùa cứ mà giảng đạo, sợ không chịu nổi nửa mức án, chứ làm gì có thể về chùa.
Thời gian “làm việc” hơn nửa giờ đồng hồ, hai bên cứ đấu lý qua lại vẫn chưa đi đến đâu. Sáu Búa lườm nguýt tỏ vẻ khó chịu và hỏi thẳng vào nguyên nhân “làm loạn, phản động”:
– Anh cho biết ai là người đứng đầu tổ chức Trung ương của anh ?
Thầy Minh trả lời:
– Ở Trung ương có Thượng Tướng Trần Văn Trà và Bà Nguyễn Thị Bình.
Ông ta đổi sắc mặt lấy tay đập bàn và nói một cách hằn hộc:
– Tại sao anh lại dám khai hai đồng chí cao cấp của tôi, trong khi hai đồng chí này có mấy chục năm tuổi Đảng, đã đóng góp nhiều cho cách mạng để đem đến sự thành công vẻ vang như ngày hôm nay, mà anh cho rằng phản động như anh vậy à! Tại Sao anh không khai cả tôi luôn đi, tôi tên là Nguyễn Ngọc Cơ tức Sáu Búa nè !
Khi nghe xong câu thách đố, thầy tỏ thái độ khó chịu và nhìn Sáu Búa nói thêm:
– Xin lỗi ông tôi không phải là quan, chứ nếu tôi là quan thì tướng mạo của ông xin làm lính tôi, tôi cũng không nhận, thì khai ông làm gì?
Có lẽ bị cú sốc bất ngờ như xối gáo nước lạnh vào mặt, Sáu Búa nổi nóng liền vói tay chụp lấy cái bình trà để trên bàn và dự định ném vào người thầy. Theo sự tường thuật, thầy điềm nhiên phát biểu:
– Tư cách một ông Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, mà có hành vi thất sách đối với người tù chính trị tôn giáo như tôi à!
Sáu Búa bỗng dừng tay lại và quát to:
– Đồ ngoan cố, mầy là tên phản động, chuyên khuấy đục và bôi bẩn Đảng, mầy về đi!
Chúng ta thấy rằng giới luật pháp tuân lệnh Đảng CS u mê chỉ là bọn vô lại, côn đố tiếp tay cho tội ác để đàn áp nhân dân mà thôi.
Một trường hợp thương tâm khác khi thầy kể lại trong chương 5 là:
“Tôi còn nhớ chỉ sau ngày 30-4-1975 vài hôm, thì ông xã trưởng chính quyền cũ thường được gọi là ( ông xã Điểm) ông xã này trước kia thường bắt nhiều Việt Cộng ban đêm bò ra gài mìn phá đường, phá lộ giựt sập cầu và rãi truyền đơn v.v… Đến khi Sài Gòn đổi chủ, Việt Cộng tiếp quản chính quyền thì ông xã Điểm bị đem xử tử tại xã. Trước khi xử bắn họ tập họp dân lại để kể tội ông, dân theo Việt Cộng dùng cây, kẻ dùng đá, đòn gánh đánh đập túi bụi, đầu cổ ông bị giập nát, mình đầy máu me, máu tuôn chảy đầm đìa lênh láng mà họ còn không buông tha. Trong khi hai tay bị trói chặt, miệng nhét đầy giẻ và thêm một trái chanh rồi bịt miệng bằng một chiếc khăn đen, đã vậy mà hai ba người còn dùng mấy cục đá thật to chạy đến đập vào đầu ông xã Điểm một lần nữa, trước khi lôi kéo thân ông đến một gốc cây họ buộc thật chặt và bắn ba phát súng. Khi nạn nhân ngã qụy tên trưởng toán đến bên xác nắm tóc lên và nả vào màng tang một viên đạn gọi là “ân huệ sau cùng” trước khi kéo xác lấp vào hố.”

Khi được chuyển sang trại cải tạo Cây Gừa lại âm mưu vượt trại và rồi bị thất bại. Năm bạn đồng tù toa rập đào lổ thoát thân, khi nội vụ bất thành, một người bị xử tử, bốn người còn lại bị đày ra miền trung, giam vào trại tù Xuân Phước, nằm trong một thung lủng tử thần, nơi rừng thiên nước độc. Nơi đây tác giả sau cùng lại gặp nhiều tù nhân của càc tôn giáo được giải về đây. Xuân Phước khét tiếng với khu kỷ luật gồm 3 loại cùm, loại khoen tròn, loại khoen chữ V và loại khoen chữ V có khía hình răng cưa. Tùy theo thái độ của người tù mà họ ứng xử, hoặc phát cơm chan ngập nước muối, ăn vào mặn đắng không tài nào nuốt nổi. Đặc biệt trại tù xử dụng những tên gọi là Trật tự để trù dập, đánh đập, bớt nước uống, bớt cơm của tù nhân. Ở trại K1 có tên Tân mang tội hình sự là bộ đội CS, đã từng ăn gan người ở Campuchia, nên đôi mắt lúc nào cũng đỏ ngầu trông phát khiếp. Tại nhà tù Xuân Phước sự ngược đãi tù nhân rất tàn tệ, người tù sống trong cảnh thiếu thốn mọi bề, vô cùng nghiệt ngã. Nhiều tù nhân bị kiệt sức vì bị cưỡng bức lao động khổ sai hoặc bị đánh đập tàn bạo man rợ, tính trung bình thì tháng nào cũng có vài người chết. Có khi chết liên tục một tháng 3 đến 5 người, đây là chuyện thường xảy ra và thầy đã ra câu thơ:
“Trông thấy người khác chết
Trong lòng rất xót xa
Nửa thương xót kẻ chết
Nửa nghĩ tới phiên ta…!”

Ở hoàn cảnh cùng kẹt không lối thoát người tù đâm ra ù lì liều lĩnh. Một khi chí đã quyết nên phải ra tay, từ đó thầy Thiện Minh cùng với một số bạn đồng tù thân quen trong trại đứng ra tổ chức cướp trại giải thoát cho tù nhân bạn, âm mưu là định giải cứu đem đi 700 người trong số hơn 1000 người của trại. Tất cả sẽ cùng nhau hoạt động trong rừng và hợp tác đấu tranh. Nhưng sự việc bị bại lộ cho nên tù nhân nổi loạn bị bắt và bị cùm quyện tay chân ngày đêm hơn 3 năm.

Trong thời gian điều tra thầy bị đánh đập dã man, đặc biệt những trận đòn hội đồng, bị đánh tập thể gồm có các tên cán bộ an ninh của trung tâm. Chúng đánh bằng báng súng, bằng tay chân và 100 roi điện. Trong một buổi điều tra để khai thác cung để bắt thêm người, các tên đao phủ an ninh trại đánh thầy bằng tay chân tới tấp vào thân thể, đầu, mặt. Phía sau có một tên cán bộ khác dùng họng súng dài, thúc mạnh vào lưng trúng ngay lá phổi làm thầy bị trọng thương té ngất xỉu, máu tuôn ướt đẫm cả áo quần. Sau khi tỉnh dậy, những tên hung thần nầy không cho thầy thay quần áo, thầy đành mặc áo dính máu luôn cho đến khi rách nát. Hậu quả, vết thương lá phổi của thầy đến giờ này cũng còn dây dưa chưa dứt hẳn, nó thường đau buốt và ho liên tục mỗi khi trái gió trở trời. Đánh đấm bằng chân tay và bá súng chưa đủ, chúng đánh tiếp thầy 99 roi điện chỉ vì đếm lộn một roi. Đến khi kết thúc điều tra vụ án trốn trại các tên nầy lập hồ sơ quy kết thầy tổ chức “chống phá trại giam”.

Một bài thơ kỷ niệm được thầy cảm tác như sau:

«TU TÙ…!
Thêm dấu chữ Tu biến chữ Tù
Chung thân hai án ở thiên thu
Tay còng, chân quyện nơi u tối
Cửa sắt, tường cao chốn mịt mù
Thân thể hình hài trông yếu kém
Tinh thần, trí tuệ sáng trăng thu
Thiên đàng, địa ngục phân hai nẻo
Nửa kiếp thầy tu nữa kiếp tù…!
Nửa kiếp Thầy tu nửa kiếp tù
Thiền môn giã biệt bước chân du
Từ bi trí tuệ tình thương gọi
Bác ái nghĩa nhân xóa hận thù…
Y chiến ngày đêm luôn mặc giữ
Nâu sòng kinh kệ gác công phu
Nước non đáp trả tròn xong nợ
Tín, Hạnh, Nguyện, thành vẹn kiếp tu…!”

Trong trại tù thầy gặp những bạn đồng tù của các tôn giáo bạn như: Ông Phan Đức Trọng, 72 tuổi, là Giáo hội trưởng giáo hội “Hòa bình chung sống” ở Tây Ninh, ông là con nuôi của Trung tướng Trần Quang Vinh, Tổng Tư lệnh quân đội Cao Đài. Ông Trần Văn Nhành, một tín đồ thuần thành của đạo Hòa Hảo thuần tuý. Quý Linh Mục Nguyễn Văn Vàng thuộc dòng Chúa Cứu Thế, Linh Mục Nguyễn Quang Minh thuộc nhà thờ Vinh Sơn, Linh Mục Nguyễn Luân, thuộc giáo xứ Phan Rang, Linh Mục Nguyễn Tấn Chức, và nhiều nữa. Sống trong trại, tù nhân bị bạc đãi, quần áo bị mục nát, quần đùi không còn đủ để che thân. Linh Mục Vàng bị ghẻ mủ khắp thân thể, ngoại trừ trên mặt thì không có, ghẻ mủ dầy như dề cơm cháy khét đen, còn Linh Mục Nguyễn Quang Minh thì bị đánh trọng thương, đánh ho ra hộc máu miệng, và cả hậu môn, chỉ vì đem vào trại vài chiếc bánh “thánh” để rồi qua đời sau đó mấy ngày. Riêng Linh Mục Nguyễn Luân bị bệnh phổi nặng, vì chứng ung thư phổi. Do nhiều năm trong kỷ luật bị tra tấn, đánh đập, thầy Thiện Minh bị chứng viêm phổi nặng. Những lúc gần đây tôi được biết thầy thường ho ra máu.
Tình cảm liên tôn khi Phật giáo và Công giáo chia sẻ những khổ đau vì tai ách giặc Cộng. Cha Nguyễn Luân có biệt hiệu là ông Ba Không. Lý do những tên giám ngục thấy giam hãm ngài nơi kỷ luật quá lâu nên mời ngài lên “làm việc”. Họ chỉ cần yêu cầu Linh Mục viết tiêu đề là:
“Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
và ký tên vào thôi! thì chúng sẽ cho Ngài ra khỏi hình phạt kỷ luật ngay. Thế nhưng Linh mục Luân lúc nào cũng viết như sau:
“Cộng Hoà Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam
Không độc lập – Không tự do – Không hạnh phúc”.
Những tâm tình giữa Thượng Tọa Thích Thiện Minh và Linh Mục Nguyễn Luân “Ba Không” là khi xứ sở thật sự có tự do nhân quyền, thì một ngôi Chùa và một ngôi Giáo đường được xây kế bên nhau để lễ Giáng Sinh hay lễ Vu Lan thì Con chiên bên Công giáo và Phật tử được thong thả viêng thăm nhau như tinh thần hòa đồng tôn giáo, một ý niệm vô cùng cao đẹp, nhưng nay Linh mục Nguyễn Luân không còn nữa.
Thượng Tọa Thích Thiện Minh trong những chương cuối đế cập những gặp gỡ hay những kỷ niệm khi liên lạc với các bạn đồng tù của chế độ CSVN như Thượng Tọa Thích Không Tánh. Năm 1998, hai thầy gặp nhau trong dịp tiếp kiến phái đoàn Nhân Quyền của LHQ do Ông Abdel Rattah Amor hướng dẫn sang Viêt Nam. CS khuyến khích quý thầy sang Pháp định cư. Tuy nhiên, thầy Thiện Minh khẳng khái đề nghị 4 điểm với phái đoàn LHQ là CS phải:
– Thả tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, tôn giáo đang bị giam giữ trong nhà tù CS vô điều kiện.
– Đòi trả lại tài sản của các tôn giáo và phục hồi quyền tự do tôn giáo một cách hoàn toàn trong đó có việc phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN.
– Xóa bỏ điều 4 hiến pháp của nước CHXHCNVN để thực hiện một chế độ đa đảng, đa nguyên và bình đẳng giữa các đảng phái.
– Tổng tuyển cử tự do với sự giám sát của LHQ, đôi bên đồng bộ chủ trương tình thương nhân đạo và hóa giải hận thù.
Trong nhà tù CS, thầy Thiện Minh có dịp Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhân vật bất đồng chính kiến chế độ CSVN, và là Chủ Tịch của Cao Trào Nhân Bản Việt Nam, ông chia sẻ những viên thuốc bổ, thức ăn chay được nhét vào lổ thông hơi như tiếp tế cho sức khoẻ của thầy, ông thể hiện những tình cảm tốt của người bạn đồng tù. Vì thức ăn chay làm giống món thịt như thức ăn mặn nên thầy trả lại qua lổ thông hơi suýt bị bọn cai tù bắt được. Khi BS Quế được phóng thích nhưng ông vẫn cương quyết giữ tinh thần bất khuất và chủ trương dứt khoát đòi hỏi tự do và nhân quyền cho Việt Nam, điều này khiến thầy dành nhiều thiện cảm với vị bác sĩ này. Một tù nhân đặc biệt khác là GS Doãn Quốc Sỹ, ông bị bắt vì đã gởi ra hải ngoại những truyện đả phá chế độ CS. Hậu quả GS Sỹ bị bắt trong vụ án nổi danh là “Biệt Kích Cầm Bút” và ông được xem như thủ lãnh củs nhóm nhà văn “phản động”. Gặp nhau tại khám Chí Hòa, GS Sỹ sáng tác bài thơ ngắn kỷ niệm để tặng thầy, đại ý bài thơ về chú gà mổ những hạt gạo rơi vung vãi dưới đất (trang 223):
“Chú gà mà đi ăn đêm
Thấy hạt cơm mềm vung vãi đâu đây
Đêm khuya tội nghiệp cho mầy
Vất vả cành chầy một bóng thành hai.”
Tôi có nhắc GS Sỹ về bài thơ này ngày xưa, ông nói trong những ngày bị đọa đầy như vậy, những tù nhân nuôi lý tưởng khao khát tự do, họ trao đổi những chuyện trong tù và ngoài đời. GS Sỹ cũng nói thầy Minh có tính cương trực và thẳng thắn, rất đáng quý.
Tác giả kể tên nhiều vị gặp trong tù nữa. phần kết luận ở chương 12. Thầy Thiện Minh xác nhận mình là một thành viên của GHPGVNTN, đã bị chế độ CS giam cầm liên tục 26 năm, so với chiều dài lịch sử của dân tộc không là bao, nhưng so với một đời người quả là khủng khiếp. Thầy dành những lời đầy ân tình như khi GHPGVNTN được lãnh đạo bởi Đại Lão Hòa Thượng Tăng Thống Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Viện Trưởng Thích Quảng Độ.
Thầy xác định lập trường của Giáo Hội là phục vụ dân tộc và chúng sanh. Do đó, dù ở đâu hay trong hoàn cảnh nào, Phật Giáo Việt Nam muôn đời vẫn là Phật Giáo Việt Nam, và muôn đời vẫn là của dân tộc Vịêt Nam. Đề cập về Hòa Thượng Viện Trưởng Thích Quảng Độ khi phát biểu về thái độ chính trị phải có của một công dân. Trên phạm vi tu hành, sự tham gia vào đời sống chính trị không có nghĩa là ra tranh chức vụ thế quyền, như ứng cử chức vụ dân biểu, hoặc lập đảng phái này nọ, mà là ý thức được trách nhiệm của mình đối với Tổ Quốc. Cho nên khi mọi người dân có quyền suy nghĩ về chính trị, phát biểu về chính trị và hành xử về chính trị thì đó là chúng ta biết xử dụng quyền công dân. Hãy cân nhắc lá phiếu của mình để chọn người xứng đáng đại diện cho mình hay bầu người cầm vận mệnh quốc gia thì dù muốn dù không cũng đã tham dự vào đời sống chính trị rồi.
Tôi nghe thầy nói trên đài phát thanh về Linh Mục Nguyễn Luân của xứ đạo Phan Rang đã có những khát vọng riêng tư trước khi mất. Ngài tâm sự là:
“Nếu được ra tù hai anh em mình cải cách mối liên hệ tôn giáo theo hướng mới chẳng hạn như: trước nhà thờ, hay bên cạnh Thánh đường thờ Chúa, có ngôi Chùa thờ Phật. Tín đồ Phật tử đi lễ nhà thờ cầu nguyện Chúa và ngược lại Con chiên của Chúa đến Chùa lạy Phật ngày Rằm, bởi các đấng xuất thế luôn chủ trương yêu thương mà người đời thường hay cố chấp. Một khi tinh thần hòa hợp chung thì thể chất mới kết hợp được cho nên nếu các Tôn giáo Đại đoàn kết tạo thành một khối vững chắc đi đầu, thì các tổ chức xã hội mới noi gương… Tôn giáo và nhân quyền là sức mạnh chính làm chuyển hóa chế độ bạo quyền này”.
Tôi xót xa khi nghe thầy Thiện Minh nói on air về cái chết của Linh Mục Nguyễn Luân, tôi ngậm ngùi khi đọc những khát vọng của một cha xứ đáng kính nơi cuối trang 243 của sách “26 Năm Lưu Đày”.

Như GS Doãn Quốc Sỹ nhận xét về sự cương trực và thẳng thắn của Thượng Tọa Thiện Minh, ngài đã trả một cái giá rất đắt là 26 năm tù tội chỉ vì muốn sống đúng với nhân vị, ngài không chùn bước trước bạo lực. 26 năm tù tội để tranh đấu cho quyền làm người. Nhà tranh đấu cho nhân quyền nổi tiếng tại Nam Phi là Nelson Mandela đã lớn tiếng phê phán, chỉ trích nạn kỳ thị màu da khi nhà cầm quyền thiểu số người da trắng đã bóc lột và đè đầu cởi cổ dân đa số dân da đen, để rồi Nelson Mandela chịu đựng 27 năm tù, loại tù chung thân biệt giam tại hòn đảo Robben Island, họ đánh đập trả thù cá tính ươn ngạnh bất phục tùng của ông. Thượng Tọa Thiện Minh không càch xa người lãnh giải Nobel hòa bình này của năm 1993 là bao, vì cả hai chấp nhận ngồi tù gần 3 thập niên cho giá trị cao quý của quyền làm người, cái quyền bẩm sinh của trời đất, nhân quyền không thể van nài hay xin xỏ để được ban phát mới có được.

Văn hào Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn được biết nhiều qua những tác phẩm nổi danh như Tầng Đầu Địa Ngục (The First Circle, truyện kể về trại tù khắt nghiệt Marfino, ngoại ô của Moskova) và Một Ngày trong Đời của Ivan Denisovich (One Day in the Life of Ivan Denisovich), và The Gulag Archipelago (Quần Đảo Ngục Tù), được tuyên bố trúng giải Nobel năm 1970 vì quá khứ cho thấy ông chống báng kịch liệt chế độ độc tài của Liên Sô. Tháng 7 năm 1945 ông bị kết án tù 8 năm tại các trại lao động khổ sai như là gulags cộng thêm 4 năm lưu đày sau đó, vì một bức thư ông viết gửi các bạn bày tỏ quan điểm chống lại chủ nghĩa áp bức người dân của hung thần Josef Stalin. Năm 1965 các tác phẩm của ông bị cấm lưu hành ở Liên Sô. Được phiên dịch và xuất bản ở nước ngoài, các tác phẩm này lại khiến ông bị bắt giữ năm 1974, bị tước bỏ quyền công dân và bị trục xuất ra xứ ngoài. Tác phẩm của Solzhenitsyn là những bản cáo trạng tố cáo tội lỗi của đảng CS Liên Sô, “26 Năm Lưu Đày” của Thượng Tọa Thiện Minh cũng đã trình bày những nỗi ô nhục, những vết nhơ đày đọa nhân dânViệt Nam, thử tượng cảnh tên Sáu Búa đập đầu bà lão đến chết bằng búa, chỉ vì nghi ngờ bà làm điềm chỉ viên cho bên quân đội VNCH. Bao nỗi oan khiên cho dân tộc Việt Nam phải hứng chịu ách Cộng Sản cai trị quê hương oan khiên của chúng ta.

Đọc tác phẩn “26 Năm Lưu Đày” để thấu hiểu những chuổi ngày dài tù tội, để cảm thông với tác giả về những kinh hoàng trên thân xác, những đọa dày về tinh thần. Đọc tác phẩn “26 Năm Lưu Đày” để hiểu rằng những khổ đau của thế giới từ Nelson Mandela đến Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn, tôi xin đề nghị hãy kể thêm những khổ đau của tăng sĩ Thích Thiện Minh hay kẻ sĩ Huỳnh Văn Ba. Tôi cho là vậy: Người chiến sĩ nhân quyền thật đáng kính trọng.

Trần Việt Hải

Link: http://www.ledinh.ca/Bai%20Viet%20Hai%2026%20Nam%20Luu%20Day.html
Sách Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày:
http://baovecovang.wordpress.com/category/h%E1%BB%93i-ky-but-ky/ht-thich-thi%E1%BB%87n-minh-hai-m%C6%B0%C6%A1i-sau-nam-l%C6%B0u-day-d%C6%B0%E1%BB%9Bi-ch%E1%BA%BF-d%E1%BB%99-csvn/

LM. Phêrô PHAN VĂN LỢI

Nghĩ về Thượng tọa Thích Thiện Minh

Linh mục Phêrô PHAN VĂN LỢI (Cố Vấn Hội Ái Hữu
Trước kia chẳng biết Thầy Minh
Thì nay không hẹn mà mình gặp nhau.
Đức Chúa, Đức Phật trên cao,
Hai ta ngục sĩ kết giao nghĩa tình.

Tôi muốn mô phỏng bài thơ mà đồng nghiệp của tôi, Linh mục Nguyễn Luân, đã tặng cho Thượng tọa Thích Thiện Minh khi hai vị gặp nhau ở trại tù A20 Xuân Phước. Tôi thì chưa có vinh hạnh gặp Thượng tọa diện đối diện, chỉ đôi lần trò chuyện ngắn gọn qua điện thoại thôi. Nhưng tâm hồn tôi đã gặp tâm hồn Thượng tọa từ lâu, ngay sau khi Thượng tọa ra tù ngày 02-02-2005 (cùng lúc với chiến hữu của tôi là linh mục Nguyễn Văn Lý) và bắt đầu trả lời nhiều cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Chân Trời Mới lẫn Quê Hương. Khi ấy, liên tưởng tới lời Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI (+1978) nhắn nhủ tín hữu Công giáo: “Làm Kitô hữu trong thời đại này mà chẳng chịu gian khổ thì không thể là Kitô hữu đích thật”, tôi đã thấy ngay rằng một tín đồ Phật giáo, hơn nữa là một tăng sĩ, chịu gian khổ vì công lý 26 năm trời (từ ngày 28-03-79) trong cái chế độ Cộng sản phi nhân tàn ác này, quả là một tín đồ, một tăng sĩ đích thực! Niềm xác tín ấy của tôi được củng cố và còn pha hoà nỗi cảm xúc khi tôi được đọc Thỉnh nguyện thư của Thượng toạ gởi Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ ngày 21-02-2005. Trong Thỉnh nguyện thư này, ngoài việc trình bày đại nạn của bản thân, của các tôn giáo nói chung và Giáo hội PGVNTN nói riêng cũng như đưa ra 10 đòi hỏi đối với nhà cầm quyền Cộng sản VN, Thượng toạ còn đặc biệt nhắc đến cuộc khổ nạn kinh hoàng của rất nhiều chức sắc tôn giáo đã chết hay còn bị giam giữ trong tù ngục Cộng sản, trong đó có nhiều linh mục, đồng đạo và đồng nghiệp của tôi. Lời tiết lộ về tình trạng bi thảm của các chức sắc tôn giáo tù nhân lương tâm đó –mà xưa nay bị chế độ bưng bít rất kỹ- cũng như bảng đòi hỏi 10 điểm của Thượng tọa quả đã gây chấn động toàn cầu, và qua đó bộc lộ một tâm hồn “đại bi, đại dũng” hết sức rung cảm trước nỗi khổ của tha nhân và hết mực can đảm làm chứng cho công lý.
Và thế là Thượng tọa lại tiếp tục trả giá cho thái độ bênh vực công lý này. Như mọi người, tôi đã theo dõi bước đường gian truân của Thượng tọa trong nhà tù lớn sau khi ra khỏi nhà tù nhỏ. Những trò dụ dỗ, gạt gẫm, sách nhiễu, quấy phá, đấu tố, tịch thu, cấm cản, hăm dọa, ngăn chận… hết sức hạ cấp và vô liêm sỉ –mà chỉ Cộng sản mới dám thực hiện- không những đối với vị ngục sĩ thời danh này mà còn đối với thân nhân bằng hữu của ngài tại Bặc Liêu, một đàng phô bày bản chất dối trá tàn bạo không hề thay đổi, lòng dạ báo thù căm ghét chẳng lúc nào nguôi của chế độ, đàng khác càng làm sáng tỏ ý chí sắt đá và tấm lòng trung trinh của một nhà tu hành rất xuất thế (nghĩa là không dính bén với lợi lộc thế trần, không toa rập với quyền lực thế gian, không ngửa tay xin ân huệ của chính đảng thế tục, để rồi trở thành đồng lõa với những kẻ áp bức) lại vừa rất nhập thế, nghĩa là quyết tâm đem đạo vào đời, xả thân cứu nạn “bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”, dù bản thân mình luôn lâm vòng nguy hiểm do lũ ma vương, ác quỷ, tiểu yêu đội lốt người. Làm sao quên được những lời tường trình đầy bức xúc của Thượng tọa, chẳng hạn như:
“Khi trả tự do, họ buộc tôi phải về gia đình các em ruột, họ bắt buộc các em tôi phải làm cam đoan, cam kết, dùng tình cảm thân nhân để hạn chế mọi tự do cá nhân trong thường nhật… Hiện nay mỗi khi rời nhà ra đi thì có công an theo dõi, chẳng hạn như ngày 16-02-2005 vừa qua, tôi lên Sài Gòn để siêu âm bệnh ung bướu. Chỉ đi một ngày thôi mà công an Phường 1 Quận Tân Bình và công an Quận này đã khám xét nhà, lập biên bản tạm trú bất hợp pháp, mời tôi và chị ruột là Huỳnh Thị Hai phải đến phường làm việc, điều tra. Từ khi đi khám bệnh tại trung tâm Ung Bướu cho đến khi về nhà chị, kể cả khi lên xe về Bạc Liêu, lúc nào cũng có công an trực chiến 100% và trực tiếp tại nhà chị tôi ! Khi về đến Bạc Liêu thì công an tỉnh tên Minh lại mời em rể thứ tư của tôi thuyết phục để giám sát tôi. Trong một ngày rời khỏi nhà đi khám bệnh, công an điện liên tục hỏi thăm các em tôi đủ mọi điều. Sự theo dõi này khiến tôi cảm thấy tưởng chừng như đang bị cầm tù trong một nhà tù mới khác hơn trại tù cũ mà thôi!” (Trích Thỉnh nguyện thư).
Bất chấp tất cả, Thượng tọa vẫn tiếp tục con đường tranh đấu của mình. Bằng tâm Đại Hùng-Đại Lực, vào ngày 19-11-2006, Thượng tọa đã cùng một số cựu tù nhân lương tâm, từ trong giới tu hành lẫn trong giới dân sự, đứng ra thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị Tôn giáo Việt Nam. Đó là Giáo sư Hòang Minh Chính, Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, Giáo sư Nguyễn Đình Huy, Học giả Trần Khuê, Cựu Trung Tá Trần Anh Kim, Hội trưởng Lê Quang Liêm, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Không Tánh, Bác sĩ Phạm Hồng Ký giả Nguyễn Khắc Toàn, bản thân kẻ viết bài này và nhiều vị khác nữa…. Thật là một sáng kiến độc đáo, xuất phát từ một tâm hồn đã nếm trải được thế nào là kiếp tù lao và thế nào tình đồng cảnh ngộ, nhất là cảnh ngộ bị giam cầm vì công lý. Sự ra đời của Hội là một biến cố lịch sử và đã được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ các nhà đấu tranh trong lẫn ngòai nước mà bản thân đều là các cựu tù nhân chính trị… Dĩ nhiên Thượng tọa Hội trưởng cũng đã phải điêu đứng vì sáng kiến này. Cả một chiến dịch bôi nhọ, đánh phá hết sức đê hèn đã được CS tung ra. Những thông báo và kháng thư tới tấp của Hội Ái hữu Tù nhân đã vạch trần tất cả những màn vi phạm nhân quyền đó. Nhưng làm gì được đối với “thép đã tôi thế đấy” trong hỏa lò tù ngục 26 năm ròng rã? Thế là CS đành trả thù vặt bằng cách kết án vị Phó Hội trưởng là kỹ sư Trương Minh Nguyệt 4 năm tù giam và hai năm quản chế trong một phiên tòa ô nhục ngày 11-12-2007.

Riêng câu trả lời của Thượng tọa Hội trưởng là tập Hồi Ký 26 Năm Lưu Đày trình làng ngày 20-01-2007 tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ, nhân Lễ Ra mắt Ban Điều hành Hải ngọai Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị Tôn giáo Việt Nam. Với 12 chương và một phần phụ lục, tác phẩm này là chứng từ giá trị của một nhà tu hành đã gian khổ vì công lý và là sử liệu quý báu về một giai đoạn đen tối nhất của dân tộc. Trong đó bóng tối và ánh sáng chen nhau: bóng tối của hận thù, đàn áp, mưu mô, xảo quyệt, bạo tàn, ác tâm… và ánh sáng của từ bi, nhân ái, hy sinh, nhẫn nại, thứ tha, xả kỷ… Bóng tối tạo nên bởi thứ chủ nghĩa Mác-Lê phi nhân, sai lạc, phá huỷ lương tâm và lương tri con người, bởi thứ chế độ Cộng sản dối gian, tàn bạo, đã hạ con người xuống hàng con vật và biến những kẻ xây nên nó thành những con thú mất hẳn tính người và tình người. Địa ngục âm phủ mà các tôn giáo trình bày có lẽ cũng không ghê gớm bằng địa ngục trần gian do người CS xây nên để đày đọa đồng bào của mình trong đó. Làm sao quên được những đoạn mô tả dù là những sinh hoạt bình thường nhất:
“Chúng tôi tắm ở một ao nước rất cạn và dơ. Khi tắm giặt, nước bên trên chảy xuống ao, cứ múc lên tắm tiếp. Thậm chí khi khát nước cũng cứ múc lên mà uống. Cái ao này nữ tù cũng cũng thường xuyên tắm giặt, giặt đủ mọi thứ trên đời kể cả tấm tã lót của các cháu bé. Nước ao càng ngày càng bị cạn và đục ngàu, nhưng mọi người tù khát nước cứ tự nhiên múc lên mà uống, uống một cách ngon lành, dường như chẳng có suy nghĩ chuyện gì đã xảy ra” (Chương III, tr. 55, nói về trại giam Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải). Làm sao quên được chân dung những kẻ có lẽ đã từ nòi ma vương ác quỷ mà sinh ra thôi: tay chấp pháp tên Nguyễn Ngọc Cơ tự Sáu Búa, đương kim Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Minh Hải. “Thời kỳ còn họat động trong rừng, ông này phụ trách thi hành án tử hình. Một hôm nọ, tòa án xử tử hình một bà lão trên 70 tuổi. Cụ bà bị khép vào tội “làm điềm” tức là chỉ điểm cho Quân Đội VNCH… Đáng lý ra ông ta thi hành án xử tử bằng mã tấu. Nhưng đây là phiên tòa nhân dân lưu động đặc biệt, nên xử xong là thi hành án ngay. Hôm đó ông không đem theo mã tấu bên mình, nên đành tạm mượn một chiếc búa của dân làng. Ông phải cật lực và ra đòn đúng sáu nhát búa bà cụ mới tắt thở. Có người cho rằng bà cụ bị hàm oan cho nên khi chết đôi mắt cứ mở trao láo, mà không chịu nhắm nghiền lại… Ở Viện Kiểm sát, tội nhân chỉ nghe danh ông ta thôi thì đã khiếp đảm, rởn tóc gáy rồi !” (Chương V, tr. 85, nói về trại tù Cà Mau).
Rõ ràng là Thượng tọa đã vẽ nên một địa ngục trần gian, một cơn ác mộng không thể tìm thấy ở một nơi nào trên thế giới. Vậy mà, kinh hoàng thay, nó đã và đang xảy ra tại Việt Nam. Trong chiến tranh, ở một nơi nào đó, người ta có thể giết chết nhau tàn bạo trong tư cách kẻ thù dị chủng. Thế nhưng trên mảnh đất hình chữ S này, trong hòa bình, người ta đã thản nhiên dùng những tay sai hung ác nhất, những thủ đọan tàn độc nhất, những âm mưu thâm hiểm nhất, những trò tra tấn tinh vi nhất để giết hại hằng triệu đồng bào… chỉ vì mục tiêu duy nhất là thỏa mãn bản năng quyền lực cuồng điên và bảo vệ ngai vàng quyền lực hung hãn.
Thế nhưng trong kiếp đọa đày của bản thân, cảnh khốn khổ của gia đình, niềm đau thương của đồng loại và nỗi bất hạnh của dân tộc, suốt 256 trang giấy, Thượng tọa tác giả đã không biểu lộ hay khơi dậy căm thù, mà lúc nào cũng giữ gìn phong thái nhân hiền của một vị tu sĩ: “Cuối cùng tôi nguyện cầu mười phương chư Phật khai thị Phật tánh cố hữu của những tư tưởng bảo thủ trong Đảng CSVN, sớm giải thóat khỏi phiền trược, dứt bỏ ác nghiệp cơ cầu, hồi tâm chuyển ý, quay về nẻo thiện để đưa Dân Tộc, Tổ Quốc Việt Nam ngày càng thăng hoa phát triển” (tr. 256). Đó cũng chính là tình thần của kinh Hoà bình, tác phẩm thời danh của một vị tu sĩ Công giáo, thánh Phanxicô Khó nghèo (1182-1226): “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lạc lầm”.
Những con Phật, con Chúa rốt cùng cũng gặp nhau nơi tấm lòng nhân ái bao dung, bởi lẽ: “Sự đời sắc sắc không không! Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi” !!!
Viết tại Huế ngày 24-04-2008 (Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi).

Vài lời để in vào phía sau:
“Trong bất cứ tôn giáo nào, kẻ tu hành không hẳn là người thoát ly sự đời, cắt đứt mọi vương vấn rồi tìm đến một tu viện, để gọt dũa chính mình cho hoàn hảo bằng cách luyện đủ nhân đức trong cảnh an tĩnh, nhưng đúng hơn là người có tinh thần từ bỏ mọi sự để quyết chí noi gương và phụng thờ Đấng Tuyệt đối Tối cao bằng cách xả thân cho tha nhân, hy sinh cho đồng loại, dấn mình vào đau khổ để cứu vớt kẻ khổ đau, chấp nhận là nạn nhân của độc ác để giải thoát kẻ ác độc, nhất là khi nơi mình sinh sống đang chịu sự thống trị của bạo lực, độc tài. Tôi thiết nghĩ Thượng toạ Thích Thiện Minh là một mẫu người tu hành như thế!”

LM. Phêrô PHAN VĂN LỢI

Toàn dân nghe chăng??? Sơn Hà Nguy Biến !!!

Ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ sĩ

NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM

 

Tin LittleSaigon – Nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập và cũng là ngày kỷ niệm 63 năm ngày công bố bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã tổ chức “NGÀT TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM” để tri ân các anh hùng dân tộc và vinh danh các tù nhân lương tâm Việt Nam nhân ngày Nhân quyền quốc tế 10 tháng 12 vào lúc 5 Pm ngày Thứ Sáu 9-12-2011 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Truyền Thông số 9329 Bolsa Ave CA 92683.

Hơn 100 quan khách đại diện nhiều hội đoàn, đoàn thể đã nghiêm chỉnh làm lễ chào quốc kỳ. Quý bô  lão trong Hội Nhân sĩ  Diên Hồng và  Hội đền Hùng Hải ngoại đã làm lễ dâng hương trước bàn thờ Tổ Quốc, tượng trưng cho Hồn thiêng sông núi, anh linh của các anh hùng liệt nữ bao đời bảo quốc an dân. Phút mặc niệm các anh hùng dân tộc, các quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bảo vệ tự do và đặc biệt tưởng nhớ vả tri ân những chiến sĩ dân chủ tự do đã hy sinh trong công cuộc đấu tranh nhằm giải thể bạo quyền Cộng sản. Nhà Biên Khảo lịch sử, người Tù bất khuất Phạm Trần Anh chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Hải ngoại, Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã trình bày về ý nghĩa của “Ngày Tù Nhân Lương tâm” và mục đích tổ chức ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam để “Vinh danh những tù nhân chính trị, Tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ sau ngày mất nước 30-4-1975, trong đó có hơn 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử trong đó có 2 linh mục và 2 phụ nữ. Đặc biệt chị Trần Thị Lan bị Việt gian Cộng sản xử tử hình tại sân vận động Gò Công năm 1976 trong lúc chị đang có thai 8 tháng đúng vào ngày Rằm tháng bảy, ngày lễ Vu Lan “Xá tội vong nhân”. Nhạc sĩ  Nguyễn Hữu Cầu,  Đại úy QLVNCH hiện vẫn đang bị  giam cầm hơn 35 năm vì đã làm bài hát “Vu Lan Giết người” tố  cáo tội ác dã man của CSVN không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn là tội ác đối với cả nhân loại nữa. Chính vì vậy, hôm nay chúng ta tổ chức “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” chính là để để vinh danh những tù nhân chính trị, Tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ sau ngày mất nước 30-4-1975. Chúng ta c ù ng tưởng niệm tri ân hơn 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam, những anh hùng dân tộc đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử.  những tù nhân lương tâm của Việt Nam đang dũng cảm đấu tranh giành dân chủ tự do, đấu tranh chống kẻ nội thù “Việt gian bán nước” và chống giặc ngoại xâm Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.

Ngày Tù nhân Lương tâm Việt nam đã  được sự  ủng hộ  nhiệt tình của trên 100 Hội đoàn, Đoàn thể  trong nước và  Hải ngoại cho “Ngày Tù Nhân Lương tâm Việt Nam” sẽ dễ dàng vận động quý vị dân cử đề nghị quốc hội vinh danh ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Từ đó, chúng ta sẽ vận động công luận quốc tế yểm trợ hữu hiệu hơn cho công cuộc đấu tranh dân chủ nhằm giải thể chế độ CS bạo tàn, bất nhân Hại dân bán nước. Trong tương lai không xa, khi chế độ CS xụp đổ, chúng ta sẽ chọn ngày này là một ngày “Quốc Lễ” để tưởng niệm, Tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh cho lý tưởng Tự do. Chúng ta sẽ đi bốc mộ những anh em đã chết trong các trại tù đem về nghĩa trang quốc gia nên ngày này, cũng chính là ngày giỗ của những chiến sĩ vô danh đã hy sinh vì lý tưởng tự do trong cuộc chiến, những đồng bào đã mất tích trên đường tìm tự do … Ngày hôm nay chúng ta cùng thắp nén hương lòng tưởng nhớ và tri ân những anh hung dân tộc, vinh danh những chiến sĩ dân chủ, giới nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ và nhất là các thanh niên sinh viên yêu nước đang xuống đường đấu tranh đòi dân chủ tự do, đòi cơm áo và quyền sống làm người, đòi phục hồi nhân phẩm và tài sản đất đai đã bị tước đoạt… Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ chế độ độc tài nào cũng phải xụp đổ khi quần chúng nhất loạt xuống đường chống độc tài tham nhũng, chống áp bức bất công để giành lại quyền sống làm người, quyền làm chủ đất nước. “Đại nghĩa tất thắng hung tàn, chí nhân phải thay cường bạo”, Tập đoàn Việt gian bán nước cũng sẽ chịu chung một số phận trong một ngày gần đây.

Thượng nghị sĩ Lou Correa đã trân trọng vinh danh “Ngày Tù nhân Lương Tâm Việt Nam” như sau: “Present to: PRISONERS OF CONSCIENCE DAY OF VIET NAM” Vietnamese Political and Religious Prisoner Fellowship Association “In honor of your dedication to fighting for democracy and fre edom for Vietnam”. Ông Phạm Trần Anh đã thay mặt tất cả anh chị em tù nhân chính trị và tôn giáo cám ơn TNS Loucorrea và tin tưởng rằng, TNS sẽ vận động quốc hội công nhận “Ngày Tù nhân Lương Tâm Việt Nam” trong thời gian sắp tới.

Toàn thể hội trường đã hết sức xúc động trước những lời phát biểu của những tù nhân lương tâm từ trong nước gồm có BS Phạm Hồng Sơn, quyền Hội Trưởng, LM Phan văn Lợi, cố vấn Hội, KS Đỗ Nam Hải, LS Nguyễn Bắc Truyển, BS Huỳnh Nguyên Đạo. Linh mục Phan văn Lợi nói: Thưa Quý vị, kể từ sau biến cố đau thương này, hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng hòa đã bị CS xâm lăng giam cầm để trả thù, trong số đó có trên 300 tù nhân đã bị CS bất nhân xử tử để trừng phạt, rồi cho đến nay, hàng ngàn tù nhân chính trị và tôn giáo bị Cộng sản vô thần và độc tài tống ngục để bảo vệ chế độ toàn trị bất công, tiếp tục hành vi phản dân hại nước và đeo đuổi chính sách đồng lõa với giặc Tàu cộng. Không có vùng nào của đất nước lại không thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của các ngục sĩ lương tâm, không vang lên lời than đau thương, tiếng kêu uất hận của các tù nhân tôn giáo và chính trị cùng của gia đình họ.

 

            Hôm nay, chúng ta tri ân những anh hùng liệt nữ của Dân tộc đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ tự do độc lập, đồng thời vinh danh những tù nhân lương tâm của Đất nước đang dũng cảm đấu tranh giành dân chủ nhân quyền, chống lại nội thù bán nước và ngoại thù cướp nước. Chúng ta biểu dương tinh thần bất khuất của con cháu Lạc Việt, đã hàng nghìn năm hạ bệ những triều đại phản dân hại nước và chống lại Kẻ thù xâm lược Bắc phương. Chúng ta đề cao tinh thần nhân bản của dòng dõi Tiên Rồng, đã bao thế kỷ nỗ lực xây dựng một đất nước yêu chuộng tự do độc lập, một xã hội quý trọng nhân nghĩa, ái hòa. Chúng ta tưởng nhớ công lao của bao người con ưu tú của Mẹ Việt đã dâng hiến cả cuộc sống và cái chết, hy sinh cả bản thân và gia đình để đề cao và giành lại các quyền tự do cho con người. Chúng ta cùng tôn vinh những giá trị cao quý được đề ra trong các Công ước hoàn vũ về nhân quyền và đã được các anh hùng liệt nữ lẫn các tù nhân lương tâm can đảm cổ xúy và hy sinh bảo vệ. Đồng thời, chúng ta tố cáo trước công luận thế giới cái chế độ mà công an nhiều hơn y tá, nhà tù nhiều hơn trường học, thành tích phá hoại nhiều hơn kết quả xây dựng, hành vi đàn áp nhân quyền nhiều hơn cử chỉ thăng tiến tự do, chính sách độc tài toàn trị thay cho chủ trương tôn trọng đa nguyên đa đảng, mưu đồ củng cố quyền lực dù mất nước thay cho đường lối bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và sự tồn tại của Dân tộc.

 

            Kính thưa Quý vị, đấy là bấy nhiêu tâm tình của một người từ trong quốc nội, vốn đang cố gắng tham gia vào công cuộc của các chiến sĩ dân chủ và đang cố gắng chia sẻ những gian khổ của các tù nhân lương tâm. Ước mong lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị Tôn giáo Việt Nam và lễ tổ chức “Ngày Tù nhân Lương tâm Việt Nam năm 2011” hôm nay sẽ là sự cổ vũ cho những ai tại quốc nội đang vất vả đấu tranh với bạo quyền, sự hỗ trợ cho những ai tại quốc nội đang âm thầm hy sinh trong tù ngục, sự an ủi cho những ai tại quốc nội đang đồng gánh chịu số phận bi thương nhưng oai hùng của tất cả họ”.

 

Diễn gỉa Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện đã nói tới thân phận của những chiến sĩ dân chủ đang đấu tranh trực diện với bạo quyền ở trong nước. Biết bao nhiêu người đã chịu cảnh tù đày gian khổ, những chiến sĩ dân chủ không những bị đánh đập tra tấn dã man mà cả gia đình họ còn bị cô lập về kinh tế, thân nhân bị mất việc làm nên rất trông chờ sự yểm trợ về tinh thần và cả vật chất nữa. Hội Ái Hữu Tù nhân phải mạnh dạn đứng ra vận động gây quỹ, quyên góp đồng hương để có điều kiện trợ giúp cho gia đình các tù  nhân chính trị, các nhà đấu tranh dân chủ như cộng đồng Ba Lan đã làm để góp phần đấu tranh lật đổ bạo quyền cộng sản Ba Lan.

Cuối cùng là phần tuyên đọc bản Tuyên Bố, người tù bất khuất Phạm Trần Anh đã lên tuyên đọc hùng hồn bản Tuyên Bố của Hội Ái Hữu Tù nhân Chính Trị và Tôn giáo VN,về ngày tù nhân lương tâm Việt Nam. Bản tuyên bố đã nhận được sự ủng hộ của 109 hội đoàn, đoàn thể trong nước và hải ngoại. Sự ủng hộ chưa từng thấy này đã nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày tù nhân lương tâm Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chung của cả dân tộc.

Ngày Tù nhân Lương tâm Việt Nam đã thành công mỹ mãn với MC là 2 nghệ sĩ tài hoa, nhà thơ Hồng Hà tức nữ bác sĩ Alisa Havu từ Sanjose xuống và nhà thơ Xuân chung quen thuộc ở Nam Cali. Đặc biệt, các nghệ sĩ của câu lạc bộ Tình Nghệ sĩ và CLB Thi văn Tao Đàn Hải ngoại đã tới ủng hộ hết mình cho ngày Tù nhân Lương tâm VN. Nữ nghệ sĩ Bích Ty diễn ngâm bài thơ Anh hùng vô danh nổi tiếng của thi sĩ Đằng Phương tức cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nghệ sĩ Phi Loan diễn ngâm bài thơ bất hủ “Nam Quốc Sơn Hà” của Đại danh tướng Lý Thường Kiệt xen lẫn với những ca khúc tràn đầy tự tình dân tộc hào hùng, rực lửa đấu tranh của anh chị em nghệ sĩ trong CLA Tình Nghệ Sĩ. Ngày Tù nhân Lương tâm Việt Nam được kết thúc với hào khí “Hội nghị Diên Hồng” của các anh chị nghệ sĩ và toàn thể quan khách vang lên lời kêu gọi thiết tha “TOÀN DÂN NGHE CHĂNG… SƠN HÀ NGUY BIẾN!!! HẬN THÙ ĐẰNG ĐẰNG…”

Little Sài Gòn ngày 10-12-2011

 

LỜI CHÀO MỪNG CỦA BAN TỔ CHỨC

Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,

Kính thưa quý vị dân cử,

Kính thưa quý Hội đoàn, đoàn thể

Kính thưa quý Đồng Hương và quý cơ quan truyền thông báo chí

Thay mặt cho ban tổ chức, chúng tôi xin gửi lời chào mừng đến tất cả quý vị đã bớt thì giờ quý báu đến tham dự ngày tù nhân Lương Tâm Việt Nam hôm nay. Thưa quý vị, được sự đồng thuận của quý vị cố vấn và Hội đồng Điều hành Trung Ương ở trong nước nên Hội Đồng Điều Hành hải ngoại tổ chức ngày tù nhân Lương Tâm Việt Nam để vinh danh những tù nhân chính trị, Tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ sau ngày mất nước 30-4-1975. Chúng ta cùng tưởng niệm hơn 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử trong đó có 2 linh mục và 2 phụ nữ.

Thưa quý vị, 

Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam do TT Thich Thiện Minh,  người tù bất khuất Phạm Trần Anh, và một số anh em  thành lập năm 1987 ngay trong trại tù Xuân Phước, một trại tù nổi tiếng khắc nghiệt tàn bạo nhất của chế độ CS.  Ngày 19-11-2006, Hội Ái Hữu Tù  nhân CT và Tôn giáo VN chính thức công khai hoạt động tại quốc nội do TT Thích Thiện Minh, là Hội Trưởng với LM Nguyễn văn Lý, Phan văn Lợi, Nhân sĩ Lê Quang Liêm, cư sĩ Trần Hữu Duyên (PGHH), MS Trần Mai và giáo sư Nguyễn Mạnh Bảo (Cao Đài) là cố vấn cho Hội. Hội đồng sáng lập đã tín nhiệm TT Thích Thiện Minh làm Hội Trưởng, Ông Phạm Trần Anh là Phó Hội Trưởng kiêm CT Hội Đồng Điều Hành Hải Ngoại. Sau 3 năm tích cực hoạt động với biết bao khó khăn trở ngại, Hội đã được sự ủng hộ rộng rãi trong và ngoài nước. Năm 2009, TT cục u sau lưng tái phát, hậu qủa của những trận đòn dã man, TT bị đánh 100 roi điện và bị mũi súng thọc mạnh vào lưng khiến TT hộc máu bất tỉnh… TT phải từ nhiệm để trị bệnh và cử BS Phạm Hồng Sơn lên làm quyền Hội Trưởng.  TT Thích Thiện Minh là người tù với 2 bản án chung thân, chịu đựng 26 năm trong tù ngục. TT Thích Thiện Minh đã được Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về  nhân quyền và  bất  bao dung tôn giáo sir Abdel Fatad Amor của Liên Hiệp Quyên vinh danh là “TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM CỦA VIỆT NAM”. 

Thưa quý vị, tôn chỉ và mục đích của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam là nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cho mọi tù nhân Chính Trị, Lương Tâm, và Tôn giáo đã từng bị giam cầm. Hội sẽ vận động với các tổ chức Từ Thiện, các tổ chức xã hội, và y tế quốc tế để trợ giúp thuốc men, y tế… Từng bước tạo công ăn việc làm để các tù nhân ổn định cuộc sống. Hội có phương hướng đoàn kết rộng rãi để phát huy tính ái hữu ngày càng thêm lớn mạnh. Bên cạnh mục đích tương trợ cựu tù nhân lương tâm, hội còn góp phần vận động để thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá Việt Nam. 

Kính thưa quý vị, Trong ý hướng đó, chúng tôi tha thiết mong mỏi sự giúp đỡ cuả các Hội đoàn, đoàn thể, của tất cả đồng hương Việt Nam tại hải ngoại để chúng ta cùng tri ân những anh hùng dân tộc, vinh danh những chiến sĩ dân chủ đang đấu tranh trực diện với bạo quyền cộng sản. Chúng ta sẽ làm hết sức mình để yểm trợ tinh thần và vật chất cho công cuộc tranh đấu ở trong nước đến thành công. Trước khi dứt lời, một lần nữa, chúng tôi xin chào mừng quý quan khách và xin chân thành cám ơn quý vị. 

VŨ HOÀNG HẢI

Ý NGHĨA CỦA NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM 

Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,

Kính thưa quý vị dân cử,

Kính thưa quý Hội đoàn, đoàn thể

Kính thưa quý Đồng Hương và quý cơ quan truyền thông báo chí

Kính thưa quý vị,

Trước hết xin được thay mặt cho quý vị cố vấn TT Thích Thiện Minh, LM Phan Văn Lợi, Nhân sĩ Lê Quang Liêm và toàn thể tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam trân trọng kính gửi đến quý vị lời chào trân trọng nhất. Thưa quý vị, Hôm nay nhân kỷ niệm năm thứ năm ngày thành lập hội và cũng là ngày kỷ niệm 63 năm ngày Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền 10-12-1948, tuyên dương lý tưởng nhân bản cao đẹp của nhân loại, một khuôn mẫư chung mà tất cả các dân tộc, tất cả các quốc gia phải thực hiện: “ Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền sống làm người, quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… để mọi người không còn nghèo khó và sợ hãi bạo quyền, nhân quyền phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người”.

Thưa quý vị, bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền được ra đời do công trình của 40 tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ và các tấm lòng nhân hậu thể hiện lương tri của nhân loại đặc biệt là phu nhân của cố Tổng Thống HK Roosevelt quyết không để cho nhân loại bị nghiến nát dưới gót sắt độc tài phát xít như cuộc Thế chiến II. Bản tuyên ngôn cũng là sự kết hợp tính nhân đạo thuộc nhiều nền văn minh trên thế giới, từ ý niệm về nhân phẩm của phương Đông đến các quyền con người, quyền công dân được đúc kết từ các bản Tuyên ngôn trước đó như : Habeas corpus của Anh quốc năm 1679, Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1789 và 1793). Bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền gồm 30 điều được dịch ra 375 ngôn ngữ phổ  biến trên toàn thế  giới. Sau khi công bố bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, hai Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc III đã  được Liên hiệp Quốc thông qua năm 1966 để  hoàn tất Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế, biểu trưng cho nền văn minh của nhân loại. 

Thưa quý vị, trong số  50 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thời ấy, 40 quốc gia bỏ phiếu thuận, 8 quốc gia bỏ phiếu trắng và 2 nước vắng mặt là Honduras và Yemen. 8 nước bỏ phiếu trắng gồm có 6 nước Cộng sản, Arabie saoudite và Nam Phi. Cả  thế  giới không ngạc nhiên gì vì 2 nước Arabie Saoudite và Nam Phi bỏ phiếu trắng vì Arabie Saoudite  đang duy trì chế độ đa thê, Nam Phi thì  đang do người da trắng cai trị  với chủ  trương phân biệt chủng tộc, còn 6 nước CS bỏ phiếu trắng lại càng dễ hiểu hơn nữa vì nếu các quốc gia CS mà bỏ phiếu thuận nghĩa là phải tôn trọng các quyền tự do căn bản cũng như tôn trọng nhân phẩm của con người… thì làm sao thống trị được nhân dân. Nói một cách khác thì làm gì còn chế độ CS nữa. 

Ngày nay, nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba nhưng chỉ còn vài ba nước CS vẫn không tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Họ cho r ằng không thể áp đặt quan niệm phương Tây vào những hoàn cảnh điều kiện khác nhau của mỗi nước, họ cho rằng quyền độc lập dân tộc là quyền cao nhất nhưng chính những đảng viên CS lão thành đã thức tỉnh, uất thốt lên “Có độc lập mà không có tự do” thì độc lập làm gì? Trên thực tế cái mà người CS gọi là độc lập chỉ là chiêu bài ru ngủ quần chúng. Lịch sử chứng minh rằng CSVN đã lợi dụng danh nghĩa kháng chiến giành độc lập để bành trướng chủ nghĩa CS mà thôi. Nhân loại văn minh đều tôn trọng giá trị nhân bản có tính phổ quát vì khi một người sinh ra thì họ đã là một người nên phải được hưởng đầy đủ những quyền căn bản của một con người, sau đó mới tới người đó sinh ra ở quốc gia nào và theo tôn giáo nào… Cho đến ngày nay mà nhà nước CHXHCNVN vẫn rêu rao là một nhà nước pháp quyền, có cả một rừng luật nên họ áp dụng luật rừng,  luật giang hồ, luật xã hội đen đối với đồng bào yêu nước ngay trong thời đại văn minh này. Sở dĩ chế độ CSVN phải dùng bộ máy công an đàn áp nhân dân không phải họ mạnh mà vì họ đang suy yếu dần, sự tồn tại của chế độ chỉ còn tính theo từng ngày từng tháng nên họ sợ nhân dân sẽ đứng lên lật đổ bạo quyền nên phải trấn áp để duy trì quyền lực để chia chác quyền lợi cho phe đảng mà nhân dân gọi là tập đoàn tư bản đỏ, mafia đỏ… 

Thưa quý vị, sau khi xé bỏ hiệp định Paris đem quân xâm chiếm miền Nam, chế độ CS đã bắt các sĩ quan công chức chế độ VNCH đi “Học tập Cải Tạo” để trả thù quân cán chánh miền Nam. Hàng chục ngàn tù nhân “cải tạo” ốm đau đói khát đã chết trong các trại tù khắc nghiệt của CS vì bị trả thù hành hạ. Trên 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử trong đó có 2 linh mục và 2 phụ nữ. Đặc biệt chị Trần Thị Lan bị Việt gian Cộng sản xử tử hình tại sân vận động Gò Công năm 1976 trong lúc chị đang có thai 8 tháng đúng vào ngày Rằm tháng bảy, ngày lễ Vu Lan “Xá tội vong nhân”. Hành động tàn ác dã man này của chế đ ộ CSVN đã vi phạm trầm trọng vào điều 6 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự chính Trị. Đây là một tội ác “Trời không dung, đất chẳng tha, Thần người đều căm hận” không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn là một tội ác đối với cả nhân loại. Nhạc sĩ  Nguyễn Hữu Cầu,  Đại úy QLVNCH hiện vẫn đang bị  giam cầm hơn 35 năm vì đã làm bài hát “Vu Lan Giết người” tố cáo tội ác dã man của CSVN.  

Đã ác với dân, tập đoàn Việt gian CS lại hèn với giặc, cam tâm dâng đất nhường biển cho quan thầy Trung Cộng. Bè lũ “Thái thú xác Việt hồn Tầu” này lại thẳng tay trấn áp, đánh đập, bỏ tù những đồng bào, thanh niên sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ yêu nước xuống đường biểu tình chống Trung Quốc. Chính vì vậy, NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM được tổ chức để tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh trong công cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ, đồng thời vinh danh những chiến sĩ dân chủ, những tù nhân lương tâm của Việt Nam đang dũng cảm đấu tranh giành dân chủ tự do, đấu tranh chống kẻ nội thù “Việt gian bán nước” và chống giặc ngoại xâm Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. 

Thưa quý vị, 

Hôm nay chúng ta tổ chức “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” chính là để để vinh danh những tù nhân chính trị, Tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ sau ngày mất nước 30-4-1975. Chúng ta cùng tưởng niệm hơn 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam, những anh hùng dân tộc đã bị chế độ CS bất nhân, buôn dân bán nước đem ra pháp trường xử tử.  Thưa quý vị, Ngày Tù nhân Lương tâm Việt nam đã  được sự  ủng hộ  nhiệt tình của gần 100 Hội đoàn, Đoàn thể  trong nước và  Hải ngoại cho “Ngày Tù Nhân Lương tâm Việt Nam” sẽ dễ dàng vận động quý vị dân cử đề nghị quốc hội vinh danh ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Từ đó, chúng ta sẽ vận động công luận quốc tế yểm trợ hữu hiệu hơn cho công cuộc đấu tranh dân chủ nhằm giải thể chế độ CS bạo tàn, bất nhân Hại dân bán nước. Trong tương lai không xa, khi chế độ CS xụp đổ, chúng ta sẽ chọn ngày này là một ngày “Quốc Lễ” để tưởng niệm, Tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh cho lý tưởng Tự do. Chúng ta sẽ đi bốc mộ những anh em đã chết trong các trại tù đem về nghĩa trang quốc gia nên ngày này, cũng chính là ngày giỗ của những chiến sĩ vô danh đã hy sinh vì lý tưởng tự do trong cuộc chiến, những đồng bào đã mất tích trên đường tìm tự do … 

Thưa quý vị,

Hôm nay chúng ta cùng thắp nén hương lòng tưởng nhớ và tri ân những anh hung dân tộc, vinh danh những chiến sĩ dân chủ, giới nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ và nhất là các thanh niên sinh viên yêu nước đang xuống đường đấu tranh đòi dân chủ tự do, đòi cơm áo và quyền sống làm người, đòi phục hồi nhân phẩm và tài sản đất đai đã bị tước đoạt… Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ chế độ độc tài nào cũng phải xụp đổ khi quần chúng nhất loạt xuống đường chống độc tài tham nhũng, chống áp bức bất công để giành lại quyền sống làm người, quyền làm chủ đất nước. “Đại nghĩa tất thắng hung tàn, chí nhân phải thay cường bạo”, Tập đoàn Việt gian bán nước cũng sẽ chịu chung một số phận trong một ngày gần đây.

Trân trọng kính chào quý vị.

PHẠM TRẦN ANH

 

HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM

TUYÊN BỐ

“NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM 10-12”

Ngày 10-12-1948, Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, lý tưởng cao đẹp của nhân loại, một khuôn mẫư chung mà tất cả các dân tộc, tất cả các quốc gia phải thực hiện: “ Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền sống làm người, quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… để mọi người không còn nghèo khó và sợ hãi bạo quyền, nhân quyền phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.

     – Nhận định rằng: Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một thành viên của Liên Hiệp Quốc đã ký kết tham gia Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị ngày 24-9-1982 có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản quy định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị. Thế nhưng, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đàn áp thô bạo, đánh đập dã man những người tranh đấu cho nhân quyền, những người Việt Nam yêu nước biểu tình chống Ttung Quốc. Chủ trương vi phạm nhân quyền, tước đoạt mọi quyền căn bản của người dân của nhà nước CHXHCNVN đã chà đạp nhân quyền một cách trắng trợn, xem thường công luận quốc tế, xúc phạm trầm trọng lương tri của nhân loại văn minh tiến bộ.

     – Nhận định rằng: Sau khi xâm chiếm miền Nam Việt Nam bằng vũ lực, chế độ Cộng sản Việt Nam đã bắt quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa phải đi “Học tập Cải tạo” để hành hạ đọa đầy trong những trại tù khắc nghiệt khiến hàng chục ngàn tù nhân Chính trị đã chết trong tù vì ốm đau đói khát. Hàng trăm tổ chức do những người Việt Nam yêu nước đã đứng lên đòi tự do dân chủ. Chế độ Cộng sản bạo tàn đã xử tử hình trên 300 tù nhân chính trị và Tôn giáo trong đó có 2 linh mục và 2 phụ nữ, đặc biệt chị Trần thị Lan bị bạo qyền tỉnh Tiền Giang xử bắn trong lúc chị đang có thai 8 tháng. Hành động dã man vô nhân đạo này đã vi phạm trầm trọng bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và điều 6 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị. Đây là một tội ác không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn là tội ác với cả nhân loại nữa.

     – Nhận định rằng Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết những hiệp định “Nhường biển Dâng đất” cho Trung Quốc để từng bước đưa Việt Nam nội thuộc Trung Quốc. Nhà nước CHXHCNVN đã đánh đập bắt giam đồng bào dân oan, bỏ tù những người Việt Nam yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Đây là chế độ tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 63 năm ngày công bố bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam long trọng tuyên bố:

     1. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một chế độ độc tài tàn bạo đã chủ trương vi phạm nhân quyền một cách hệ thống, tinh vi và xảo quyệt: cho công an giả dạng thường dân hành hung dân lành, vào nơi thờ phượng xúc phạm linh mục đang hành lễ trong nhà thờ Thái Hà. Nhà nước CHXHCNVN đã cho công an, dân phòng giả danh nhân dân đập phá nhà thờ, đặt mìn nổ xập nhà nguyện Con Cuông để gây chia rẽ hận thù tôn giáo giữa đồng bào Việt Nam với nhau để duy trì chế độ độc tài bất nhân hại dân bán nước.

     2. Ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân quyền 10-12 hàng năm được chọn làm “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” để nêu cao giá trị nhân bản cao đẹp của nhân loại, đồng thời vinh danh những chiến sĩ dân chủ tự do đang đấu tranh cho nhân quyền và dân quyền trong nước. “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” sẽ được tổ chức hàng năm để toàn dân tưởng niệm, tri ân những anh hùng dân tộc đã hy sinh cho lý tưởng dân chủ tự do. 

     3. Dân tộc Việt Nam đang đối mặt với “Thù trong, giặc ngoài”, nguy cơ mất nước cận kề do tập đoàn Việt gian hại dân bán nước gây ra. Đã đến lúc đồng bào phải đồng loạt xuống đường trên cả nước để thể hiện quyết tâm, biểu dương sức mạnh của toàn dân đòi dân chủ tự do, đòi cơm áo và quyền sống làm người, đòi lại quyền làm chủ vận mệnh đất nước để toàn dân trong nước và Hải ngoại đồng tâm hiệp lực chống giặc ngoại xâm Trung Cộng. Liên Hiệp Quốc, cả loài người tiến bộ đang hỗ trợ cho chúng ta như đã hỗ trợ cho nhân dân các nước Tunisia, Ai Cập, Libiya đứng lên lật đổ bạo quyền Ben Ali, Hosni Mubarak,Gaddafi. Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ chế độ độc tài nào cũng phải xụp đổ khi quần chúng nhất loạt xuống đường chống độc tài tham nhũng, chống áp bức bất công để giành lại quyền sống làm người, quyền làm chủ đất nước. Tập đoàn Việt gian bán nước cũng sẽ chịu chung một số phận trong một ngày gần đây.

      Đã đến lúc những người Cộng sản thức tỉnh, những tướng lĩnh quân nhân ỳêu nước đứng lên cương quyết loại bỏ những tên Việt gian bán nước, những tên độc tài tham nhũng để cứu nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than thống khổ, cứu đất nước khỏi họa diệt vong trước khi đã quá muộn.

Việt Nam Hải Ngoại ngày 9-12-2011

Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam

Hội Đồng Điều Hành Hải Ngoại 

PHẠM TRẦN ANH

 

DANH SÁCH HỘI ĐOÀN, ĐOÀN THỂ VÀ NHÂN SĨ ĐỒNG KÝ TÊN: 

1. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Bắc Cali: Bô lão Võ Toàn.

2. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Nam Cali: GS Nguyễn Thanh Liêm.

3. Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy:

    Bô Lão Lê Quang Liêm, Hội Trưởng Trung Ương.

4. Giáo Hội Phật Giáo ViệtNamThống Nhất: HT Thích Nhật Ban.

5. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo ViệtNam:

   TT Thích Thiện Minh, cố vấn.

6. Khối 8406: LM Phan văn Lợi.

7. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam: HT BS Phạm Hồng Sơn Việt Nam.

8. Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân tộc Việt Nam, Giáo Hội Liên Hữu Lutheran Viet Nam & Hoa Kỳ: Hội Trưởng và 651 Mục sư ở Việt Nam.

9. Mặt Trận Dân Tộc Cứu Quốc: Ô Phạm Trần Anh.

10. Cao Trào Nhân Bản: BS Nguyễn Đan Quế Việt Nam.

11. Hội Quốc tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Á: GS Nguyễn Ngọc Bích.

12. Liên Minh Dân Tộc ViệtNam: Nhà văn Chu Tấn.

13. Ủy Ban Hòa hợp Dân Tộc và Tôn giáo: TS Nguyễn Anh Tuấn.

14. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo ViệtNam:

      LM Nguyên Thanh, cố vấn.

15. Tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản: Dr Nguyễn Quốc Quân.

16. Ủy Ban Yểm Trợ Giáo Xứ Thái HàNamCalifornia.

17. Đại diện Khối 8406 Hải Ngoại: GS Nguyễn Chính Kết.

18. Đại Việt Quốc Dân Đảng: TS Phan Văn Song.

19. ViệtNamQuốc Dân Đảng Thống Nhất: TS Nguyễn Hồng Dũng.

20. Hội Nghiên Cứu Lịch Sử ViệtNam: Nhà Bình luận Chu ChiNam.

21. Coalition of American Citizen For Freedom and Democracy:

      BS Nguyễn Hy Vọng

22. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Âu Châu:

      TS Nguyễn Ngọc Hùng.

23. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo ViệtNam, chi hội Úc Châu:

      PCT Đoàn Nguyên Hồng.

24. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Cambodia:

       Nguyễn Phùng Phong.

25. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Thái Lan:

      Lê Thái Lan.                                                 

26. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, chi hội Đan Mạch: Uyên Hạnh.

27. Truyền Thông Toàn cầu Global Viet Media: Dr Nghiêm Phú,

      Cố vấn Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam. 

28. Phong Trào Phụ Nữ ViệtNamHành Động Cứu Nước:

      Chủ Tịch Bà Đặng Thị Danh, Toronto, Canada .

29. Chiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Sáng lập viên PTPNVNHĐCN)France.

30. Hội Hải Quân & Hàng Hải Trần Quang Khải,Philadelphiavà phụ cận:

      Hội Trưởng Nguyễn Tạ Quang.

31. Đại diện Khối 8406 Nam Cali: Trần văn Minh.

32. Diễn Đàn Tự Do Dân Chủ: Ông Nguyễn Duy Nghiêu.

33. Câu Lạc Bộ Dân Chủ Tự Do: Ông Nguyễn Cao Nguyên

34. Câu Lạc Bộ Thi văn Tao Đàn Hải Ngoại: Nhà Thơ Vũ Lang.

35. TT Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ: Nhà văn Nguyễn Hữu Của.

36. Ủy Ban Bảo Toàn Đất Tổ: Ông Đoàn Thế Cường.

37. Cộng Đồng ViệtNamCleverland:  Ông Nguyễn Hữu Lễ.

38. Hội Đồng ViệtNamTự Do: Ông Phan Như Hữu.

39. Hội Cựu SV Quốc Gia Hành ChánhNamCali: Ông Trần Ngọc Thiệu.

40. Ủy Ban Phối Hợp Chống Cộng Sản và Tay Sai: Nhân sĩ Phan Kỳ Nhơn.

41. Tiếng Nói Giáo Dân: Bà Trần Thị Thanh Hiền.

42. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo: Ông Phạm Đức Hậu.

43. Hội Cử Tri Việt Mỹ: Ông Hoa Thế Nhân.

44. Hội Đồng Hương Biên Hòa: Bà Duyên Trang.

45. Hội Nữ Quân NhânNamCali: Bà Phạm Diệu Chi.

46. Liên Hội Cựu Quân Nhân SanDiego: Hoàng văn Nhạn.

47. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Úc Châu: Nhân sĩ Phạm Ngọc Điệp

48. Ái Hữu Quốc Gia Nghĩa Tử:  Ông Ngô Chí Thiềng.

49. Hội Đồng Hương QuảngNam ĐàNẵngWA: HT Đinh Hùng Chấn.

50. Phân Khu Hội Cựu TNCTVNTacomaWA”: Ông Cao Hữu Thiên.

51. Cộng ĐồngRiverside: Nhân sĩ Phan Đa Văn

52. Tổng đoàn Thanh niên Phật giáo Hòa Hảo: Ô Trương văn Đức.

53. Ủy Ban Vận Động CPC: Ô Nguyễn Tấn Lạc.54.

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Cleverland,OhioHoa Kỳ: CT Nguyễn Hữu Lễ.

55. Việt Nam Quốc Dân Đảng Thống Nhất (Xứ bộ Nam Cali): Vũ Hoàng Hải,.

56. Tổ chức Bạch Đằng Giang: Nguyễn Đức Vinh.

57. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Thuần Túy: CT Nhân sĩ Lý Hiền Tài.

58. Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân: nhà báo Trần Phong Vũ

59. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại Colorao: Nhân sĩ Trần Trọng Thuyên.

60. Gia đình Phật Tử An Lạc Phụng sự: Nhân sĩ Hoàng văn Phong.

61. Hội Phụ Nữ Nhân Ái Thiện Nguyện Nam Cali HK: Bà Hồng Lan.

62. Hội Giáo Chức Việt Mỹ TâyNamHoa Kỳ.

63. Báo Thời Luận: Nhà văn Đỗ Tiến Đức.

64. Điện Báo Ánh Dương: Bà Đỗ Thị Thuấn.

65. Nguyệt san Hoài  Hương : Minh Nguyệt WA DC.

66. Cỏ Thơm Magazine : Nhà văn Nguyễn thị Ngọc Dung, WA DC.

67. Ủy Ban Phát Huy & Bảo vệ Chính nghĩa Quốc Gia : Nhân sĩ Lê Ngọc Diệp.

68.  Liên Minh Quang Phục Việt Nam: Nhân sĩ Võ Đại Tôn.

69.  Hội Đồng Liên Tôn: Hiền Tài Phạm Văn Khảm Cao Đài.

70. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California: LS Nguyễn Xuân Nghĩa.

71.  Hội Đền Hùng hải Ngoại: Nhân sĩ Trần Thanh Phong, CT Hội Đồng Kiểm soát.

72.  Cộng Đồng Việt Nam Los Angeles : Nhân sĩ Nguyễn văn Cừ.

73. Gia Đình Phật Tử Miền Quảng Đức : Tâm Hòa Lê Quang Dật.

74.  Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa Lưu Vong.

75. Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại (Vietnamese Legion).

76. Cửu Long Radio cùng chương trình Thiên Ánh Đạo Vàng. ( Bảo Tố & Triệu Phổ).

77. Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam : TS Mai Thanh Truyết.

78. Hôi Người Việt Cao Niên vùng Vịnh :Ông Nguyễn Hữu Lục

79. Lực lượng Sĩ Quan Thủ Đức-Quân Lực VNCH: Ông Nguyễn Minh Đường.

80. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California: Ông Mai Khuyên 

81. Phong Trào Trần QuốcToản :Anh Nguyễn Minh Huy.

82. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Khu Vực Tây Bắc Hoa Kỳ: Bà Hoàng Xuyên  Anh.

83. Đảng Thăng Tiến Việt Nam: Thái Thanh Thủy.

84. Bạch Đằng Giang Founation: Dương Hồng Thẩm, Việt Nam.

85. Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước: Nguyễn Khánh, Việt Nam.

86. Hội Người Việt Quốc Gia Tự Do Đan Mạch : Vũ Đình Quyến.

87. Hội Đồng Hương và  Thân Hữu Thái Bình: Bà Đào Bích Ty.

88. Hội Đồng Hương Ban Mê Thuột : Ô Nguyễn Xuân Kế.

89. Cộng Đồng Việt Nam Sandiego : Nguyễn văn Lực.

90. Ủy Ban Đặc Phồi hợp chống CS và Tay Sai: Hoàng Vy.

91. Hội nghiên cứu sử học Việt Nam tại Âu Châu: Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc, tổng thư ký

92. Quỹ Tù Nhân Lương Tâm(Prisoners Of Conscience Fund Inc): Ô  Phùng Mai.

93. Đại diện Khối 8406 Victoria, Úc Châu: Ô Nguyễn Quang Duy.

94. Ban Tư Vấn 8406: Ô Nguyễn Thanh Hùng.

95. Ban Vận Động Phát Tiển Khối 8406 HK: Quốc Việt.

96.  Phong trào Yểm trợ Khối 8406 Vancouver, Trần Ngọc Bính.

97.  Khối 8406 Tây Úc: Nguyễn Lê Thanh.

98.  Khối 8406 San Francisco (California, USA), Nguyễn Phú.

99. Khối 8406 Oakland (California, USA), Nguyễn Trung Cao.

100. Khối 8406 Boston (Massachusetts, USA), Hạ Uyên.

101.Câu Lạc Bộ Đồng Hành: Vương Hoàng Minh.

102.Tổ chức Hưng Việt: Nguyễn Kim Bình.

103. Câu Lạc Bộ Tình Nghệ sĩ: NS Cao Minh Hưng.

104. Ủy ban Canada Yểm trợ Dân chủ, Tự do Tôn giáo Việt Nam: Ls Alain Ouellet (Comite canadien de   support a la democratie et liberte religieuse au Vietnam).

105. Khối 8406 Montreal (Canada): Hà Bảo Trung.

106. Khối 8406 Denver (Colorado, USA): Nguyễn Phúc Bảo Quốc.

107. CTPT & Website Khối 8406 Hoa Kỳ (California, USA): Hoàng Lam Hương.

108. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại:  CT Vũ văn Tùng.

109. Khối 8406 Boston MA: Nguyễn Quốc Việt.

 

BÀI PHÁT BIỂU của BS PHẠM HỒNG SƠN,

Quyền Hội Trưởng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo VN từ trong nước 

Kính thưa Quí vị, 

Trước tiên tôi xin được tỏ lòng cảm ơn ban tổ chức Lễ kỷ niệm tại hải ngoại nhân dịp 5 năm, ngày thành lập Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã cho phép tôi được chia sẻ vài suy nghĩ và tình cảm trong buổi lễ hôm nay.

Thưa các Chư Hòa Thượng Thượng Tọa, Linh mục, Tu sĩ, thưa các cô bác, anh chị đang có mặt trong buổi lễ hôm nay và những người đang từ xa hướng về buổi lễ này. Buổi lễ kỷ niệm lần thứ năm này có một điểm đặc biệt là Hội đã quyết định lấy ngày mồng Mười tháng Mười hai – trùng với ngày Quốc tế Nhân quyền, đánh dấu cho sự ra đời của Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Quyết định này càng làm rõ thêm mục đích phi chính trị của Hội đúng như Thượng tọa Thích Thiện Minh và các cộng sự đã xác định ngay từ những ngày đầu mới thành lập và cũng là thêm một lần nữa nhấn mạnh lòng tương thân, tương ái của Hội muốn chia sẻ với những cựu tù nhân chính trị, lương tâm và tôn giáo cũng như nói lên nỗi khát khao được đóng góp một phần nhỏ bé cho việc cổ xúy, bảo vệ những quyền con người cơ bản của các thành viên của Hội nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

Tuy nhiên, để làm được đủ và tốt những mong muốn giản dị đó vẫn chưa phải là điều dễ dàng trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam. Nhất là mấy năm gần đây, những hoạt động của Hội ở trong nước chỉ duy trì ở mức độ rất khiêm tốn và nhiều lúc đã không thể thực hiện được những việc như Hội mong muốn hoặc như Hội đã từng làm được ở những năm 2007, 2008. Song, sự liên lạc, hiện diện của Hội về tinh thần vẫn được tiếp tục duy trì nhờ có sự kiên trì, quan tâm của nhiều cá nhân, trong đó đặc biệt phải kể đến sự kiên tâm, sự tin tưởng vào tương lai của nhà Biên Khảo Lịch sử, người Tù Bất Khuất Phạm Trần Anh, lòng nhẫn nại, âm thầm của Thượng tọa Thích Thiện Minh và sự nhiệt huyết, dũng cảm của Luật sư Nguyễn Bắc Truyển – người mới ra tù cách đây không lâu.

Thưa Quí vị, nếu như lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam cũng được tổ chức một cách đàng hoàng, công khai ngay tại trong nước Việt Nam thì đó chắc chắn sẽ là niềm vui lớn không chỉ của tất cả các thành viên, các vị cố vấn của Hội chúng ta mà còn là niềm vui chung của dân tộc. Nhưng có lẽ chính vì điều  chưa thể thực hiện được đó nên việc thành lập và duy trì (dù còn ở mức rất khiêm tốn) một Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam lại là một điều cần thiết và còn có thể là một niềm tự hào cho tất cả chúng ta – những người Việt Nam, những cựu tù nhân chính trị, tôn giáo hay lương tâm, những người cùng dòng giống Tiên Rồng, dù đang cư trú ở trong nước hay ở hải ngoại, những người đang khát khao có một xã hội tôn trọng quyền con người và có những thiết chế hữu hiệu để bảo vệ, ngăn ngừa mọi sự vi phạm quyền con người.

Như vậy, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam ngay từ ngày đầu đã xác định cho mình một nhiệm vụ khiêm tốn nhưng cũng rất đáng trân trọng và hữu ích cho sự phát triển lành mạnh của đất nước Việt Nam.

Cuối cùng, xin kính chúc Chư Hòa thượng Thượng Tọa, Linh mục, Tu sĩ, cô bác, anh chị và các vị khách quí trong buổi lễ hôm nay thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc!

Chúc cho Hội chúng ta tiếp tục được duy trì, vượt qua mọi trở ngại và phát triển.

Xin cảm ơn.

Phạm Hồng Sơn

Hà nội 10/12/2011

 

BÀI PHÁT BIỂU CỦA LS NGUYỄN BẮC TRUYỂN

Kính thưa Ông Phạm Trần Anh – Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam tại hải ngoại,

Được biết Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tại hải ngoại đã tham khảo ý kiến các cựu tù nhân lương tâm trong quốc nội như Thượng tọa Thích Thiên Minh, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, đồng ý chọn ngày 10/12 hàng năm là ngày Tù nhân lương tâm Việt Nam. Đây là một tin vui cho các tù nhân lương tâm quốc nội, đặc biệt là các tù nhân lương tâm đang còn trong nhà tù công sản.

Năm nay, lần đầu tiên Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tại hải ngoại sẽ tổ chức Ngày Tù nhân lương tâm Việt Nam tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Trong quốc nội không có điều kiện để tổ chức buổi lễ, tôi xin thay mặt các cựu tù nhân và tù nhân chân thành cám ơn Hội Ái hữu tại ngoại đã tổ chức thay cho những người trong nước. 

Kính chúc buổi lễ thành công.

Trân trọng kính chào.

Nguyễn Bắc Truyển

Thành viên Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam (quốc nội)

 

Bài Phát biểu của LM Phan Văn Lợi

nhân ngày “Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam 10-12-2011”

            Kính thưa

– Hội đồng Điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam

– Quý Lãnh đạo tinh thần, Quý Đại diện các Cơ quan, Đoàn thể,

– Quý Diễn giả, Quý Nghệ sĩ, Quý Ban Tổ chức,

– Quý Đồng bào tỵ nạn Cộng sản tại Little Saigon.

            Hôm nay, toàn thể thế giới kỷ niệm 63 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, một văn kiện quan trọng khẳng định rằng các quyền Dân sự, Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa là biểu hiện của văn minh nhân loại hiện thời, là bổn phận mà các chính quyền phải thực thi và là thành tựu mà các quốc gia phải nỗ lực đạt cho được. Thế nhưng cho đến hôm nay, tại Quê hương Việt Nam chúng ta, dưới ách cai trị của đảng CS độc tài, các quyền Dân sự bị chà đạp, các quyền Chính trị bị tước bỏ, các quyền Kinh tế bị thao túng, các quyền Xã hội bị khinh khi và các quyền Văn hóa bị xem nhẹ. Tình trạng này đã khiến đất nước thành một nhà tù lớn giam nhốt toàn dân và có vô số nhà tù nhỏ giam nhốt các tù nhân chính trị và tôn giáo, tức các tù nhân lương tâm vốn đã can đảm và nỗ lực khôi phục những quyền nói trên cho đồng bào và Dân tộc.

            Cũng trong bầu khí đó mà hôm nay, chúng ta quy tụ nơi đây để kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, đồng thời tổ chức “Ngày Tù nhân Lương tâm Việt Nam năm 2011” để vinh danh những tù nhân chính trị, tôn giáo đã đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ kể từ ngày mất nước 30-4-1975. 

            Thực thế thưa Quý vị, kể từ sau biến cố đau thương này, hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng hòa đã bị CS xâm lăng giam cầm để trả thù, trong số đó có trên 300 tù nhân đã bị CS bất nhân xử tử để trừng phạt, rồi cho đến nay, hàng ngàn tù nhân chính trị và tôn giáo bị Cộng sản vô thần và độc tài tống ngục để bảo vệ chế độ toàn trị bất công, tiếp tục hành vi phản dân hại nước và đeo đuổi chính sách đồng lõa với giặc Tàu cộng. Không có vùng nào của đất nước lại không thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của các ngục sĩ lương tâm, không vang lên lời than đau thương, tiếng kêu uất hận của các tù nhân tôn giáo và chính trị cùng của gia đình họ. 

            Hôm nay, chúng ta tri ân những anh hùng liệt nữ của Dân tộc đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ tự do độc lập, đồng thời vinh danh những tù nhân lương tâm của Đất nước đang dũng cảm đấu tranh giành dân chủ nhân quyền, chống lại nội thù bán nước và ngoại thù cướp nước

– là chúng ta biểu dương tinh thần bất khuất của con cháu Lạc Việt, đã hàng nghìn năm hạ bệ những triều đại phản dân hại nước và chống lại Kẻ thù xâm lược Bắc phương.

– là chúng ta đề cao tinh thần nhân bản của dòng dõi Tiên Rồng, đã bao thế kỷ nỗ lực xây dựng một đất nước yêu chuộng tự do độc lập, một xã hội quý trọng nhân nghĩa, ái hòa.

– là chúng ta tưởng nhớ công lao của bao người con ưu tú của Mẹ Việt đã dâng hiến cả cuộc sống và cái chết, hy sinh cả bản thân và gia đình để đề cao và giành lại các quyền tự do cho con người.

– là chúng ta tôn vinh những giá trị cao quý được đề ra trong các Công ước hoàn vũ về nhân quyền và đã được các anh hùng liệt nữ lẫn các tù nhân lương tâm can đảm cổ xúy và hy sinh bảo vệ.

– là chúng ta tố cáo trước công luận thế giới cái chế độ mà công an nhiều hơn y tá, nhà tù nhiều hơn trường học, thành tích phá hoại nhiều hơn kết quả xây dựng, hành vi đàn áp nhân quyền nhiều hơn cử chỉ thăng tiến tự do, chính sách độc tài toàn trị thay cho chủ trương tôn trọng đa nguyên đa đảng, mưu đồ củng cố quyền lực dù mất nước thay cho đường lối bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và sự tồn tại của Dân tộc.

            Kính thưa Quý vị, đấy là bấy nhiêu tâm tình của một người từ trong quốc nội, vốn đang cố gắng tham gia vào công cuộc của các chiến sĩ dân chủ và đang cố gắng chia sẻ những gian khổ của các tù nhân lương tâm. Ước mong lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị Tôn giáo Việt Nam và lễ tổ chức “Ngày Tù nhân Lương tâm Việt Nam năm 2011” hôm nay sẽ là sự cổ vũ cho những ai tại quốc nội đang vất vả đấu tranh với bạo quyền, sự hỗ trợ cho những ai tại quốc nội đang âm thầm hy sinh trong tù ngục, sự an ủi cho những ai tại quốc nội đang đồng gánh chịu số phận bi thương nhưng oai hùng của tất cả họ.

            Chúng tôi chân thành cảm ơn Quý vị và nguyện cầu Thiên Chúa ban phúc cho Quý vị.

            Phát biểu từ Huế ngày 07-12-2011

            Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi

 

Đỗ Văn Phúc: Ly Nước Uất Hận Đã Đầy

Ly Nước Uất Hận Đã Đầy

 

Đỗ Văn Phúc

 

Chuyện một thường dân đột nhiên bị bắt mất tích là chuyện thông thường, xảy ra hàng ngày trên đất nước Việt Nam nơi mà Đảng Cộng Sản đang triệt để thực thi chính sách khủng bố của họ. Trong thời  chiến tranh chống Pháp và chiến tranh xâm lăng miền Nam, hàng đêm, bọn Việt Minh sau này là  Việt Cộng, mò vào các làng mạc bắt cóc bất cứ ai mà chúng nghi là chống đối. Để rồi hôm sau, người ta phát hiện ra những thi thể trương phình trôi lều bều trên sông; hay những thân mình bị cụt đầu cột vào một gốc cây nào đó với bản án treo lủng lẳng trước ngực.

 

Khủng bố trong thời chiến tranh thì có phần nào còn biện minh được, dù rằng đó là hành vi tàn ác mà thế giới văn minh lên án. Nhưng một khi đã nắm quyền lực với hiến pháp , luật pháp trong tay, thì một nhà cầm quyền không thể tiếp tục hành xử như một bọn phiến quân, găng tơ, trộm cướp. Nhất là nhà cầm quyền đó đã tham gia vào các tổ chức Quốc Tế, từng ký và cam kết thực thi hàng chục văn kiện về Nhân Quyền và Dân Quyền.

 

Bắt bớ, giam cầm những người vì khác biệt quan điểm chính trị là hoàn toàn không thể chấp nhận trong các quốc gia dân chủ tự do. Chúng ta không lạ khi thấy chuyện này xảy ra hàng ngày tại các nước độc tài, nhất là độc tài Cộng Sản khi nhà cầm quyền tự ban cho mình quyền uy tuyệt đối, độc tôn và không muốn nghe ai nói lên tiếng nói đối nghịch với đường lối chính sách của mình.

 

Nhưng đàn áp, khủng bố công dân của mình khi họ lên tiếng phản đối kẻ thù ngoại xâm chung thì thật hi hữu, có lẽ chỉ xảy ra ở nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà thôi.

 

Từ hơn bốn ngàn năm lập quốc, Việt Nam mà ranh giới chung phía Bắc chung với nước Trung Hoa khổng lồ, có dân số gấp 15 lần, đã là nạn nhân triền miên của những tham vọng bành trướng của biết bao triều đại Bắc phương.

 

Sau hơn một ngàn năm bị đô hộ trực tiếp với những chính sách bóc lột tàn bạo, Việt Nam chỉ được hưởng nền tự chủ trong một ngàn năm kế tiếp nhưng vẫn không ngừng bị những đoàn quân Tàu xâm lược với mưu đồ chiếm đoạt và đồng hoá dân tộc ta. May thay, thời nào dân ta cũng sản sinh ra những anh hùng, và phát huy lòng ái quốc, tính tự hào của dân tộc. Nhờ đó, thay vì bị cai trị và đồng hoá như các dân tộc Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng…, Việt Nam đã đứng vững trong hàng ngũ các quốc gia độc lập của thế giới. 

 

Cho đến ngày nay…

 

Vì nhu cầu chiếm đoạt miền Nam, người Cộng Sản Việt đã chấp nhận sự chỉ huy, viện trợ quân sự của Trung Cộng để rồi trở thành một chính quyền lệ thuộc vào chính kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.

 

Không có gì có thể bào chữa được khi chính Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đã dâng các đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng qua công hàm 14 tháng 9 năm 1958 thừa nhận chủ quyền lãnh hải 12 hải lý của Trung Cộng bao gồm các quần đảo trên mà thời đó thuộc Việt Nam Cộng Hoà. Cũng không thể tha thứ được khi nhà cầm quyền Hà Nội đã nhượng hàng trăm cây số vuông đất biên giới Việt Trung cho Trung Cộng, dời Ải Nam Quan và đẩy nàng Tô Thị bồng con lưu lạc qua bên kia đất Tàu. Lại càng không thể chịu đựng mãi được hành vi của Trung Cộng thiết lập đường hải giới – thường gọi là đường Lưỡi Bò – để cô lập Việt Nam về hướng ra Biển Đông. Chúng cướp phá, đuổi bắt, giết hại ngư dân Việt ngay trên lãnh hải của chúng ta. Bọn công nhân Tàu – hợp pháp chũng như phi pháp – coi thường luật pháp sở tại, nghênh ngang hống hách, đập phá ngay trên mảnh đất Việt Nam.

 

Những hành động kẻ cướp đó của Tàu Cộng, ngán ngẩm thay, lại được ngụy quyền Hà Nội dung dưỡng, bao che, biện bạch thay vì phải đứng ra làm nhiệm vụ bảo vệ công dân và chủ quyền của đất nước. 

Trong suốt năm qua, hàng chục cuộc biểu tình lớn nhỏ của đồng bào yêu nước đã nổ ra tại các thành phố lớn. Đặc biệt là tại Hà Nội, nơi có các cơ quan đầu não của ngụy quyền Cộng Sản và Toà Đại Sứ Trung Cộng.

 

Đã không đồng hành với dân tộc, ngụy quyền Cộng Sản còn theo lệnh quan thầy Trung Cộng mà đàn áp dã man các cuộc biểu tình; bắt giam hàng trăm những người yêu nước. Những hình ảnh phổ biến trên YouTube đã cho thấy công an Cộng Sản nhào vào vật lộn, đánh đập, thậm chí đạp vào mặt người biểu tình dù rằng đoàn biểu tình đã tỏ ra bất bạo động và có khi còn mang cờ đỏ sao vàng và hình Hồ Chí Minh như để chứng minh rằng họ không phải là đối kháng chính trị.

 

Mới đây thôi, lại xảy ra chuyện một phụ nữ bị công an bắt cóc từ Sài Gòn đưa ra Bắc để giam giữ trong một trại tù mỹ danh là Cơ Sở Giáo Dục Thanh Hà ở tỉnh Vĩnh Phúc mà không thông qua một thủ tục pháp lý nào.

 

Chị Bùi Minh Hằng, năm nay 47 tuổi, trú quán ở Vũng Tàu. Trong năm qua, chị Hằng đã vô cùng tích cực tham gia những cuộc biểu tình để phản đối sự xâm lăng của Trung Cộng. Chị đã bị Công An chìm nổi, hay bọn xã hội đen theo lệnh Công An, theo dõi, quấy nhiễu. Chị cũng bị bắt nhiều lần và được trả tự do với những răn đe không được tham gia biểu tình cũng như các hoạt động chống Trung Quốc khác.

 

Theo lời người con trai của chị là Bùi Trung Nhân, 19 tuổi, thì chị Hằng đã đến đồn Công An Bến Nghé ở Sài Gòn để hỏi thăm tin tức về một người bạn bị bắt trước đó. Rồi chị biệt tăm luôn. Người con, sau những cố gắng vô vọng, đã phải in các tờ “Tìm Mẹ” phân phát cho người qua lại tại các góc phố. Sau đó, chính anh cũng bị Công An bắt cóc đem về đồn dọa dẫm.

 

Sau khi được thả ra, anh Nhân về nhà đã nhận được một thư do Thượng Tá Bùi Khánh Chúc – Phó Giám Đốc Cơ Sở Giáo Dục Vĩnh Phú –  ký ngày 29 tháng 11, 2011 báo tin là chị Bùi Thị Minh Hằng đã bị đưa vào cải tạo tại cơ sở nàyThư có ghi theo Quyết Định số 5225 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ký ngày 8 tháng 11, 2011, giam giữ chị Hằng trong hai năm, nhưng không nêu lý do nào. 

Hành vi bắt và giam giữ lâu dài một công dân mà không thông qua một thủ tục pháp lý căn bản nào, cũng như không qua sự phán xử của một phiên toà – dù là loại toà Kanguru-  phải chăng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã công khai phát đi lời đe dọa đến tất cả những ai dám đứng lên tiếng thể hiện lòng yêu nước của mình trước sự xâm lăng của ngoại bang?

 

Cái nhà tù gọi là Cơ Sở Giáo Dục Vĩnh Phú đó có thể là nơi giam giữ những thành phần tệ đoan xã hội như dân nghiện ngập ma túy, đĩ điếm ma cô. Đưa một công dân đàng hoàng vào đó, bọn Cộng Sản đã có ý đồ hạ thấp nhân phẩm của chị Hằng, như chúng từng nhục mạ những cựu quân nhân miền Nam trong các trại tù “Cải Tạo” dựng lên nhan nhản sau tháng 4, 1975.

 

Người ta đã phải nhổ nước bọt khinh bỉ và lên án những hành vi hạ cấp như bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý ngay trong phiên toà, ném phân trộn nhớt vào nhà chị Trần Khải Thanh Thủy, cho dân phòng xâm nhập nhà thờ, hành hung linh mục đang đứng trên toà giảng, ném gạch đá và hành hung phóng viên ngoại quốc, nhân viên ngoại giao Úc khi những người này tiếp xúc với những nhà tranh đấu. Thì nay, với hành vi đê hèn đối với một phụ nữ yêu nước, Cộng Sản Việt Nam đã để lộ hoàn toàn bản chất côn đồ, phản quốc và đang đổ thêm giọt nước vào chiếc ly đã đầy uất hận của dân tộc.

 

Những người Việt trong nước chắc chắn không còn kiên nhẫn chịu đựng thêm nữa. Nguy cơ Hán trị không phải cận kề như nhiều người cảnh báo, mà đang tiến hành trên mọi lãnh vực của cuộc sống.

 

Số phận đất nước Việt Nam phải nằm trong tay của toàn dân. Không thể cúi đầu mãi để nhìn đất nước đi vào diệt vong mà hãy vùng lên lật đổ bạo quyền bán nước, chấp nhận hy sinh cho Tổ Quốc được trường sinh.

  

 

Đỗ Văn Phúc

 

10/12/2011

Ngày Tôn Vinh Tù nhân Lương tâm Việt Nam

Ngày Tôn Vinh Tù nhân Lương tâm Việt Nam

Hoà Ái- RFA
2011-12-09

Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tiến hành một sinh hoạt nhằm tôn vinh các tù nhân lương tâm Việt Nam nhân ngày Nhân quyền thế giới 10 tháng 12. Ông Tổng thư ký của Hội trả lời Đài ACTD về việc này.

RFA photo

Công an đàn áp cuộc biểu tình của giáo dân Thái Hà- RFA photo

Hòa Ái:  Trước hết, thưa ông đây có phải lần đầu tiên Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tại hải ngoại tổ chức sinh hoạt nhằm tôn vinh những tù nhân lương tâm Việt Nam lâu nay hay không?

Ông Vũ Hoàng Hải: Theo sự yêu cầu của một số nhà đấu tranh quốc nội và linh mục Phan Văn Lợi, mục sư Nguyễn Hồng Quang, Thượng tọa Thích Thiện Minh cũng như bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Bắc Truyển thì tất cả muốn có một ngày để tôn vinh tất cả những người tù nhân lương tâm.  Bởi trước năm 75 đến bây giờ, chúng ta biết là rất nhiều người đã bị chết trong các trại tù cộng sản cũng như là bị đánh đập, bị tra tấn, mà hiện nay chưa có một ngày lễ nào để tôn vinh họ.   

Linh mục Phan Văn Lợi- RFA caption
 
Linh mục Phan Văn Lợi- RFA caption

 

 

Chính vì vậy mà Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam Hải Ngoại muốn chọn ngày 10/12 tức là ngày Quốc Tế Nhân Quyền để tôn vinh tất cả những người tù nhân đã chết trong tất cả các trại tù cải tạo, hay bị đánh đập, bị tra tấn, trù dập. 

Hòa Ái: Ngoài sinh hoạt như vừa nêu, Hội Ái hữu Tù Nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam Hải ngoại lâu nay có những đóng góp nào nhằm giúp cho các cựu tù nhân lương tâm cũng như những người còn bị giam giữ trong các nhà tù tại Việt Nam?

Ông Vũ Hoàng Hải:  Riêng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị bên này chúng tôi hoạt động quốc tế vận, chẳng hạn bản thân tôi thì thân quen với dân biểu liên bang Ed Roy, bà dân biểu Loretta Sanchez và nghị sĩ tiểu bang California Lou Corea, cũng như tất cả những nhân vật trong Bộ Ngoại Giao. 

Tất cả những tù nhân nào bị đánh đập, bị tra tấn, bị bắt thì chúng tôi bên này đều can thiệp, như trường hợp của linh mục Nguyễn Văn Lý, của mục sư Nguyễn Công Chính hoặc là blogger Điếu Cày.  Khi nghe tin những người bị bắt, bị đánh đập, chúng tôi đều gửi văn thư cho tất cả các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân quyền để can thiệp cho họ.

 

Ngày nhân quyền Việt Nam 2009- RFA photo
 
                      Ngày nhân quyền Việt Nam 2009- RFA photo

 

Hòa Ái: Đối với những cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đã ra hải ngoại sinh sống thì họ có những liên lạc thế nào?

Ông Vũ Hoàng Hải:  Chẳng hạn như tôi cũng tù hai năm, bị quản chế hai năm, bị cộng sản đánh chấn thương cột sống.  Khi ra đây thì tôi sinh hoạt liền với các tù nhân chính trị ở bên này. Và chúng tôi cũng qui tụ tất cả các anh em ở tù chính trị ra hải ngoại, chẳng hạn như một số tù chính trị 20 năm ở trại A 20 Xuân Phước, một số hiện nay đang ở Thái Lan. 

Chúng tôi quy tụ họ lại trong Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam với mục tiêu chung là đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền.

Hòa Ái: Ông nhận thấy những hoạt động của các cựu tù nhân lương tâm Việt Nam tại hải ngoại nhằm hỗ trợ cho những người cùng chí hướng của họ tại Việt Nam có những hiệu quả thế nào?

Ông Vũ Hoàng Hải:  Qua đây, chúng tôi kết hợp với nhiều tổ chức đấu tranh chẳng hạn như Mạng Lưới Nhân Quyền, Tổ chức Boat People SOS của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Ủy Ban Vận Động CPC. Cũng như một tổ chức đấu tranh, chúng tôi kết hợp lại, khi bất cứ một nhân vật nào ở Việt Nam bị nhà cầm quyền ở Việt Nam bắt bớ thì chúng tôi đều can thiệp bằng thực hành các loại quốc tế vận. 

Một số chúng tôi quen thân với một số dân biểu ở đây như những nghị sĩ quốc hội, chúng tôi sẽ gửi văn thư đến họ.  Đồng thời chúng tôi gửi văn thư đến Human Right Watch và tổ chức Global Funding để có thể hỗ trợ kết hợp về vấn đề tài chính cũng như về vấn đề pháp lý.

Hòa Ái: Những khó khăn hiện tại là gì?

Ông Vũ Hoàng Hải:  Một số anh em bị tù đày ở Việt Nam, số lượng càng ngày càng đông và tình cảnh rất là khó khăn nhưng lâu nay ít ai quan tâm đến họ.  Chính vì thế mà Hội ái Hữu chúng tôi đã quyết định chọn ngày 10/12 hằng năm là ngày Quốc tế Nhân Quyền để tôn vinh họ. 

Cách tôn vinh ở đây là tôn vinh những công lao đóng góp của họ đối với tiến trình dân chủ, dân quyền ở Việt Nam.  Tôn vinh những tinh thần bất khuất, tinh thần dấn thân, tôn vinh những sự đóng góp vô bờ bến của họ, mặc dù rằng ở Việt Nam rất là khó khăn, có thể hy sinh mạng sống, bị bao vây kinh tế, bị trù dập, bị bôi nhọ.  Nhưng những nhà chiến sĩ dân chủ vẫn luôn luôn thể hiện tinh thần bất khuất của mình.  Đó là gì?  Là muốn làm cho Việt nam phải có nhân quyền. 

Chính vì điều đó mà chúng tôi đã chọn ngày này và cùng tất cả những anh em ở hải ngoại cũng như quốc nội, tôn vinh những người tù nhân lương tâm đã vì tự do, dân chủ, dân quyền cho Việt Nam.

Hòa Ái: Xin ông chia sẻ một số kế hoạch chính mà hội sẽ tiến hành trong thời gian tới để đạt được các mục tiêu của hội?  

Chà đạp nhân quyền cụ thể nhất- RFA screenshot
         Hình ảnh chà đạp nhân quyền cụ thể nhất- RFA screenshot

 

Ông Vũ Hoàng Hải:  Hội chúng tôi thành lập ngày 16 tháng 11 năm 2006, bác sĩ Phạm Hồng Sơn là quyền hội trưởng.  Tất cả các tù nhân chính trị ở tại Việt Nam chúng tôi đều cố gắng liên lạc với họ.  Bằng mọi cách, có thể về quốc tế vận, về hỗ trợ tài chính, cũng như là kêu gọi các tổ chức nhân quyền, các tổ chức nhân đạo có thể giúp đỡ họ về tài chính và can thiệp cho họ mỗi khi họ bị nhà cầm quyền Việt Nam trù dập. 

Kế hoạch của chúng tôi là kêu gọi cũng như hỗ trợ cho tất cả những tù nhân lương tâm.  Những quý vị bị trù dập như thế thì họ liên lạc với Hội Ái Hữu chúng tôi bên hải ngoại, chúng tôi can thiệp với các giới chức có thẩm quyền, với quốc hội, với bộ ngoại giao Hoa Kỳ, với các tổ chức ân xá quốc tế. 

Cũng như nhiều vấn đề chẳng hạn như một số anh em hiện nay  ở trại Thái Lan ngày xưa đã bị cưỡng bức hồi hương, hoặc qua bên Thái Lan .  Một số anh em từ A20 Xuân Phước tù 20 năm, một số vượt ngục qua Thái Lan thì chúng tôi đều quan tâm đến họ và cố gắng mở rộng mạng lưới của chúng tôi trên khắp toàn cầu.

Hòa Ái: Cám ơn ông Vũ Hoàng Hải, tổng thư ký Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Hải ngoại, về cuộc phỏng vấn dành cho Đài Á Châu Tự do vừa rồi.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Paris Rực Rỡ Cờ Vàng Lên Án Việt Cộng Bán Nước

Paris Rực Rỡ Cờ Vàng Lên Án Việt Cộng Bán Nước

Lá Cờ Tanh Máu đồng bào
Ai như ông cựu Đại Tá VC Bùi Tín cầm cờ Vàng
Chiến hữu Đặng Vũ Lợi HT Hội HQ/HH/Paris Pháp Quốc    
Lá Cờ phản quốc
Cờ bán nước phải huỷ đi
 
 
 
.;-







M. et Mme Nguyen Long et Yen