TIN VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TRONG TUẦN

Tin Thế Giới

1.
Ấn Độ và Nhật Bản tập trận chống tàu ngầm

Các lực lượng hải quân Ấn Độ và Nhật Bản hôm 29/10 bắt đầu cuộc tập trận chống tàu ngầm quan trọng ở Ấn Độ Dương.

Cuộc tập trận ở Ấn Độ Dương sẽ kết thúc vào ngày 31/10, phát ngôn viên của hải quân Ấn Độ, Đại úy D.K. Sharma, cho biết trên Twitter, theo Economic Times.

Tham gia tập trận có một máy bay do thám chống ngầm tầm xa P-8 của Hải quân Ấn Độ và hai máy bay chống ngầm P-3 của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMDSF).

Máy bay Orion P-3 đã đến căn cứ không quân – hải quân Hansa ở Goa vào ngày 29/10 để sẵn sàng cho cuộc tập trận diễn ra giữa lúc các tàu và tàu ngầm của Trung Quốc gia tăng ở Ấn Độ Dương, và Bắc Kinh tỏ ra hung hăng trên Biển Đông.

Trang tin Indian Express cũng nhận định rằng cuộc tập trận diễn ra giữa lúc có các quan ngại ở Ấn Độ và Nhật Bản về sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

An ninh và tự do hàng hải là chủ đề nổi bật trong các cuộc đối thoại song phương và đa phương gần đây của Ấn Độ.

Cùng với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản cũng tập trung vào nội dung diễn tập chống tàu ngầm trong cuộc tập trận ba bên Malabar hồi tháng 7 năm nay. Vào thời điểm đó, Trung Quốc nói nước này hy vọng cuộc tập trận không nhắm vào các nước khác.

An ninh hàng hải là một chủ đề cốt lõi trong những trao đổi giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly, cũng như với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis trong chuyến thăm gần đây của họ. – VOA
|
|

2.
Trung Quốc phản đối Mỹ trước khi ông Trump tới thăm

Phán quyết sơ bộ hôm 27/10 là một thắng lợi cho các nhà sản xuất nhôm Hoa Kỳ, trong đó các đương đơn lập hồ sơ khiếu nại với Bộ Thương mại, tố cáo rằng các nhà sản xuất Trung Quốc bán phá giá nhôm lá vào Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị thị trường, theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.

Hoa Kỳ đã áp dụng một mức thuế nhập khẩu cao vào thời điểm nhạy cảm khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuẩn bị tới thăm Trung Quốc trong chuyến công du châu Á vào tháng tới.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, năm 2016, Hoa Kỳ nhập nhôm lá từ Trung Quốc trị giá 389 triệu đôla. Bộ này cho biết vào ngày 23/2/2018 sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng đối với mức thuế suất nhập khẩu.

Theo Daily Mail, Trung Quốc nói rằng họ “không hài lòng” với quyết định áp đặt thuế chống phá giá từ 97% đến 162% đối với nhôm lá Trung Quốc, và hối thúc Washington phải sửa “phương pháp sai lầm” này.

Theo ông Wang Hejun, một viên chức của Bộ Thương mại Trung Quốc, tuyên bố vào cuối ngày 28/10 rằng Hoa Kỳ vẫn đang sử dụng phương pháp “phân biệt đối xử” để áp đặt mức thuế suất cao đối với hàng hóa Trung Quốc.

Hoa Kỳ không chỉ phương hại đến lợi ích của các công ty Trung Quốc, mà còn làm tổn hại đến thẩm quyền của các quy tắc thương mại đa phương, ông Wang nói.

Ông Wang nói thêm rằng Trung Quốc sẽ có những biện pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công ty Trung Quốc: “Chúng tôi thúc giục Hoa Kỳ thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ quốc tế và thực hiện hành động đúng đắn để sửa các phương pháp sai lầm của mình.”

Bắc Kinh phàn nàn rằng Hoa Kỳ hiện nay đang sử dụng một điều khoản đã hết hạn khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, mà theo đó các thành viên WTO khác sử dụng mức giá của một nước thứ ba để đánh giá liệu hàng Trung Quốc có bán phá giá hay không.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết, thuế suất đối với mặt hàng nhôm được dựa trên căn cứ sử dụng phương pháp chuẩn để xác định thuế chống bán phá giá đối với các nền kinh tế phi thị trường.

Từ trước đến nay Washington xác định rằng các biện pháp này là cần thiết vì Trung Quốc không đáp ứng được sự vận hành của một nền kinh tế thị trường, vì chính phủ Trung Quốc có kiểm soát về các quyết định giá cả và sản lượng của các doanh nghiệp và các yếu tố khác, như mức độ chuyển đổi tiền tệ.

Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đặt việc thực thi luật thương mại là ưu tiên hàng đầu.

Kề từ ngày ông Trump nhậm chức tổng thồng 20/1 đến ngày 25/10, Bộ Thương mại cho biết đã khởi xướng 77 vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp – tăng 61% số vụ so với năm trước. – VOA
|
|

3.
Ông Duterte sẽ ‘chân thành’ tiếp đón ông Trump

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 29/10 nói rằng ông sẽ làm việc với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “một cách chân thành nhất” khi họ gặp nhau vào tháng tới để thảo luận về vấn đề an ninh khu vực và cuộc chiến chống ma túy của Manila, theo Reuters.

Ông Trump sẽ tới Châu Á từ ngày 3/11 đến ngày 14/ 11 trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng đối với các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Tổng thống Hoa Kỳ sẽ tới Manila vào cuối chuyến công du đến các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam để tham dự hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Ông Trump sẽ gặp ông Duterte nhưng sẽ bỏ qua một cuộc họp lớn hơn ở Manila với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand.

“Đó là vấn đề khủng bố, hợp tác giữa hai nước và cuộc chiến chống ma túy. Tôi hy vọng sẽ làm việc với ông ấy xung quanh các chủ đề này”, Reuters dẫn lời ông Duterte tại một cuộc họp báo trước khi đi Nhật để gặp Thủ tướng Shinzo Abe.

Tổng thống Philippines nói thêm: “Tôi sẽ làm việc với Tổng thống Trump một cách chân thành nhất, chào đón ông ấy như một nhà lãnh đạo quan trọng. Tôi cũng sẽ lắng nghe ông ấy và những điều ông ấy nói”.

Ông Duterte nổi tiếng với việc thường xuyên đưa ra những phát ngôn thô tục nhắm vào Hoa Kỳ. Ông lăng mạ Washington đã đối xử với Philippines “như một con chó”, bất chấp mối quan hệ gần gũi lâu năm giữa hai nước.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh một năm trước, lãnh đạo Philippines còn tuyên bố “ly khai” khỏi Hoa Kỳ và bắt tay với Trung Quốc khi hai bên đồng ý giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán.

Ông Duterte từng rất tức giận với các thành viên trong nội các của cựu Tổng thống Barack Obama khi họ bày tỏ quan ngại về các vụ giết người không qua xét xử trong cuộc chiến chống ma túy ở Philippines.

Tuy nhiên, ông Trump, trong một cuộc điện đàm với ông Duterte hồi tháng 5, đã ca ngợi nhà lãnh đạo Philippines vì đã làm được “một việc không thể tin được trong việc chống ma túy”, bất chấp các nhóm nhân quyền lên án chiến dịch chống ma túy của ông Duterte đã khiến cho hàng ngàn người bị giết.

Tuần trước, Đại sứ Hoa Kỳ tại Manila, ông Sung Kim, nói với các nhà báo nước ngoài rằng nhân quyền, pháp quyền và quyền được xét xử theo pháp luật là “những chủ đề quan trọng” mà hai lãnh đạo có thể sẽ thảo luận trong các cuộc đàm phán song phương sắp tới. – VOA
|
|

4.
Đài Loan phản đối Campuchia trục xuất nghi phạm sang Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Đài Loan mới lên tiếng cáo buộc chính quyền Phnom Penh đưa nghi phạm các nghi phạm Đài Loan sang Trung Quốc vì tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc” và chịu áp lực của Bắc Kinh, theo tờ Taipei Times.

Chính phủ Đài Loan hôm 28/10 đã phản đối Bắc Kinh gây áp lực lên Phnom Penh, đòi trục xuất các nghi phạm gian lận viễn thông Đài Loan sang Trung Quốc, nói rằng hành vi như vậy bất lợi cho mối quan hệ ngang qua eo biển và việc hợp tác chống tội phạm giữa hai bên.

Từ ngày 17/10 – 21/10, Cục Di trú Campuchia đã bắt giữ 110 nghi phạm gian lận viễn thông, trong đó có 19 người Đài Loan, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết.

Sau khi biết được vụ bắt giữ, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã yêu cầu nhà chức trách Campuchia cho phép họ cùng chống tội phạm xuyên quốc gia và gửi các nghi phạm Đài Loan về hòn đảo này, dựa trên nguyên tắc về quốc tịch.

“Tuy nhiên, vì tuân thủ nguyên tắc ‘một Trung Quốc’ và áp lực từ Bắc Kinh, Phnom Penh không chỉ từ chối cho chúng tôi thăm các nghi phạm mà còn tuân theo yêu cầu của Trung Quốc trục xuất các nghi phạm về đó”, Bộ Ngoại giao Đài Loan bày tỏ sự bất mãn.

Bộ này cho biết họ đã chỉ đạo Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh để nói chuyện với nhà chức trách Campuchia và chuyển lời tới Phnom Penh rằng chính phủ Đài Loan lấy làm tiếc về việc này.

Đài Loan cũng kêu gọi công dân hãy kiềm chế, tránh hành vi trái phép ở nước ngoài và làm hỏng hình ảnh quốc tế của quốc gia.

Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan cũng lên án việc trục xuất, nói rằng điều này không có lợi cho việc hợp tác song phương chống gian lận viễn thông qua eo biển Đài Loan, cũng như sự phát triển tích cực của mối quan hệ giữa hai bên eo biển.

Hội đồng kêu gọi Bắc Kinh bảo vệ quyền tư pháp của các nghi phạm và đảm bảo tuân thủ đúng thủ tục pháp lý.

Vụ trục xuất này là vụ mới nhất trong một loạt các vụ việc tương tự bắt đầu từ tháng 4 năm ngoái, khi có nhiều nghi phạm gian lận người Đài Loan bị buộc phải trục xuất từ Kenya sang Trung Quốc. – VOA
|
|

5.
Kim Jong-un nhấn mạnh ‘quan hệ huyết thống’

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa đi thăm nhà máy mỹ phẩm ở Bình Nhưỡng cùng vợ Ri Sol-ju và em gái Kim Yo-jong.

Truyền thông nhà nước đăng tải các bức ảnh về chuyến thăm hôm Chủ Nhật. Cả vợ và em gái Kim Jong-un đều hiếm khi xuất hiện trước công chúng.

Em gái ông Kim xuất hiện không lâu sau khi được thăng cấp lên một vị trí đầy quyền lực trong chính quyền Bình Nhưỡng.

Hàng xa xỉ phẩm nước ngoài bao gồm mỹ phẩm đã trở nên khan hiếm ở Bắc Triều Tiên sau nhiều các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Vì sao ông Kim thăm nhà máy mỹ phẩm?

Trong những năm qua, nhiều quốc gia đã ngừng nhập khẩu hàng xa xỉ vào Bắc Triều Tiên do hậu quả của các biện pháp trừng phạt.

Bắc Triều Tiên dường như đã phát triển ngành công nghiệp mỹ phẩm riêng, và các thương hiệu cao cấp như Bomhyanggi và Unhasu đang trở nên phổ biến với người tiêu dùng.

Mặc dù ông Kim được biết đến rộng rãi hơn nhờ các bức ảnh ông xuất hiện tại các căn cứ quân sự và các địa điểm thử tên lửa, chuyến thăm của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên tới một nhà máy mỹ phẩm giúp ông truyền đi thông điệp về việc ông có chính danh nắm quyền lãnh đạo tới giới tinh hoa và tầng lớp trung lưu ở Bình Nhưỡng.

Ông Kim thường xuyên được chụp ảnh tại các nhà máy và các khu vực kinh tế trọng điểm khác của Bắc Triều Tiên. Truyền thông nhà nước cũng khẳng định những tiến bộ đáng kể trong việc sản xuất hàng tiêu dùng như TV 3D và điện thoại thông minh.

Nhà phân tích chuyên về Bắc Triều Tiên, Ankit Panda nói với BBC rằng chuyến thăm này là “để chứng tỏ rằng Bình Nhưỡng có thể chăm sóc người dân của mình, đồng thời mang lại sự thịnh vượng ở mức tương đương với Bắc Kinh và Seoul”.

“Ngay cả khi chúng ta biết nó không đúng sự thật, nhưng điều quan trọng là chế độ này thể hiện cho người dân thấy nó có thể mang lại những thú vui vật chất.”

Trong chuyến thăm, ông Kim ca ngợi hãng mỹ phẩm này đã sản xuất các sản phẩm “đẳng cấp thế giới”, và đã nâng cấp cơ sở của mình lên một mức độ đáng để “tự hào đối với thế giới”, hãng thông tấn KCNA của Bắc Triều Tiên tường thuật.

Tại sao ông Kim mang theo vợ và em gái?

Mặc một chiếc váy màu đen trắng rất phong cách, vợ ông Kim nổi bật trong các bức ảnh.

Trong khi đó, người ta không thể nhận ra em gái ông Kim là ai trong các bức ảnh, tuy tường thuật của KCNA nói bà xuất hiện cùng với các quan chức hàng đầu khác.

Cuộc sống cá nhân của ông Kim cùng các thành viên trong gia đình ít được biết đến và họ cũng hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Sự xuất hiện trước công chúng của ông Kim luôn được sắp xếp kỹ càng.

Ông Panda nói với BBC rằng việc ông Kim chọn xuất hiện cùng với vợ và em gái của mình lần này là rất đáng chú ý.

“Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình, rằng mối quan hệ huyết thống là rất quan trọng đối với ông Kim, và rằng con cái sẽ tiếp nối thành công của ông,” ông Panda nói.

Sự hiện diện và thăng tiến gần đây của em gái ông Kim cũng “báo hiệu rằng chế độ của Kim Jong-un muốn cho thế giới thấy bà Kim đang nắm một vị trí quyền lực hơn”.

Hồi đầu tháng, ông Kim đã đưa em gái vào Bộ Chính trị.

Thời gian của chuyến thăm có ý nghĩa gì?

Chuyến viếng thăm của ông Kim được thực hiện giữa lúc căng thẳng ngày càng gia tăng ở bán đảo Triều Tiên với hàng loạt các vụ thử hạt nhân và hạt nhân của Bắc Triều Tiên và những đấu khẩu gay gắt giữa ông Kim và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump – người sẽ thăm thủ đô Seoul của Hàn Quốc vào tuần tới.

Chuyến thăm của lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đã được phát sóng trên các phương tiện truyền thông nhà nước một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói rằng Hoa Kỳ sẽ “không bao giờ chấp nhận” một Bắc Triều Tiên có vũ trang hạt nhân.

Ông Mattis, người đang có chuyến thăm châu Á và đang thăm viếng Seoul hôm thứ Bảy, đã nhắc lại lập trường của Mỹ rằng bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào của Bắc Triều Tiên cũng sẽ vấp phải “một phản ứng quân sự mạnh mẽ”. – BBC
|
|

6.
Trung Quốc: Ba cựu lãnh đạo bị cáo buộc âm mưu tạo phản

Tối 29/10/2017, Tân Hoa Xã loan tin là Bắc Kinh đã phá vỡ một « âm mưu tạo phản » của ba cựu lãnh đạo cao cấp, vài ngày sau khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 kết thúc với việc tăng cường quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình.

Một báo cáo do Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương của đảng Cộng Sản Trung Quốc đệ trình lên Đại Hội cáo buộc ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), cựu bí thư Trùng Khánh, đã tham gia vào âm mưu này. Ông Tôn Chính Tài đã bị cách chức bí thư vào tháng 07/2017, với lý do chính thức là phạm tội tham nhũng. Theo báo cáo nói trên, tham gia âm mưu này còn có ông Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), cựu bộ trưởng Công An và ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), nguyên là chánh văn phòng cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Các ông Chu và Lệnh đã bị kết án tù vì tham nhũng trong hai năm qua.

Báo cáo của Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật khẳng định là đảng Cộng Sản Trung Quốc đã « phát hiện kịp thời, giải quyết triệt để và diệt trừ » ba cựu lãnh đạo tham gia âm mưu tạo phản. Báo cáo còn tố cáo những « nhóm lợi ích » đã « gây phương hại nặng nề » cho an ninh chính trị của Đảng và của đất nước.

Kể từ khi lên cầm quyền vào cuối năm 2012 cho đến nay, chủ tịch Tập Cận Bình đã đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng, nhưng lãnh đạo họ Tập bị nghi ngờ là lợi dụng chống tham nhũng để gạt bỏ các đối thủ chính trị của ông.

Tư tưởng Tập Cập Bình được dạy ở đại học

Theo hãng tin AFP ngày 30/10/2017, Tư Tưởng Tập Cận Bình sẽ được giảng dạy, nghiên cứu và đề cao ở các trường đại học ở khắp Trung Quốc, để bảo đảm là chủ thuyết của lãnh đạo Trung Quốc thấm nhuần vào « đầu óc và con tim » của các sinh viên.

Ít nhất 20 trường đại học đã lập các viện nghiên cứu về Tư Tưởng Tập Cận Bình, vừa được ghi vào cương lĩnh của đảng Cộng Sản Trung Quốc nhân Đại Hội lần thứ 19. Như vậy là kể từ nay, « Tư Tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc cho một thời đại mới » chính thức được đặt ngang hàng với Tư Tưởng Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. – RFI
|
|

7.
Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh: Bahrain muốn đình chỉ tư cách thành viên của Qatar

Ngày 30/10/2017, ngoại trưởng Bahrain Khaled ben Ahmad Al-Khalifa, đề nghị đình chỉ tư cách thành viên của Qatar trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (CCG) cho tới khi tiểu vương quốc này cấp nhận các yêu sách từ các nước láng giềng Ả Rập khác.

Tuyên bố này được quan chức ngoại giao Bahrain đăng tải trên tài khoản Twitter cá nhân, cho rằng, đây là « biện pháp tốt » để duy trì CCG, thậm chí, sẽ là tốt hơn nếu không có sự tham gia của Qatar.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Bahrain tuyên bố, nước này sẽ không tham gia hội nghị thượng đỉnh nếu có sự góp mặt của Qatar. Theo ông Al-Khalifa, láng giềng Qatar không ngừng xích lại gần Iran và để cho các thế lực nước ngoài, ví dụ như quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, can thiệp vào nội bộ khối. Điều này là một mối đe dọa đối với an ninh của các quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.

Đề xuất trên của Bahrain được đưa ra như một đòn đáp trả cáo buộc của thủ lĩnh Hồi Giáo của Qatar, ông Cheikh Tamim ben Hamad Al-Thani, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ CBS hôm 29/10/2017.

Nhà lãnh đạo tinh thần này đã công khai cáo buộc 4 quốc gia Ả Rập đã áp đặt lệnh cấm vận kinh tế và chính trị lên Qatar hồi tháng 06/2017, là có mưu đồ lật đổ chế độ của Qatar. Lệnh cấm vận của 4 nước Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt liên lạc đường không, đường bộ, và đường biển của Qatar. Cuộc khủng hoảng ngoại giao này, theo các chuyên gia quốc tế, là nguyên nhân khiến Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh « đang chết dần ».

Được thành lập năm 1981, CCG là một tổ chức hợp tác của các quốc gia vùng Trung Đông, bao gồm các nước Ả Rập Xê Út, Bahrain, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Koweit, Oman và Qatar. – RFI 
|
|

8.
Nga – Ả Rập Xê Út xích lại gần nhau, Hoa Kỳ khó chịu?

Quốc vương Salman của Ả Rập Xê Út được tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón trọng thể tại điện Kremlin. Chuyến đi kéo dài ba ngày từ 04-06/10/2017 được cả hai bên đánh giá là “chuyến công du lịch sử”, một sự kiện “mang tính biểu tượng”. Đây là chuyến thăm đầu tiên có quy mô như vậy tại Nga vì liên bang Nga và vương quốc Ả Rập Xê Út là hai phe đối lập trên chiến trường Syria từ vài năm nay. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, Riyad là đồng minh cốt lõi của Washington ở trong vùng.

Hai nhà nghiên cứu Pháp Cyrille Bret và Florent Parmentier, giảng viên trường Khoa Học Chính Trị (Sciences Po), trên trang The Conversation (12/10/2017), đặt câu hỏi : Chuyến công du vừa qua có ảnh hưởng đến quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út hay không?

Ả Rập Xê Út : Giữa liên minh với Mỹ và xích lại gần Nga?

Với Hiệp ước Quincy, ký ngày 14/02/1945, thắt chặt quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và vương quốc dầu lửa non trẻ, Ả Rập Xê Út đứng vào hàng ngũ đối lập với Liên Xô. Trên thực tế, ngay trước khi xảy ra Chiến tranh lạnh, Ả Rập Xê Út đã trở thành một trong những trụ cột trong chính sách Trung Đông của Mỹ.

Do đó, cuộc đối đầu khá gay go ở miền Nam Yemen, được Liên Xô hậu thuẫn, và tại Afghanistan nơi chiến binh thánh chiến được hoàng gia Saoud tài trợ. Một chút cải thiện thoảng qua khi hai miền Yemen thống nhất năm 1990 và khi Liên Bang Xô Viết tan rã vào năm 1991. Nhưng, ngay từ năm 1994, Nga nghi ngờ vương quốc Hồi Giáo ủng hộ phong trào ly khai Chechnya ngay trong lòng nước này.

Sau khi cuộc chiến Chechnya lần thứ hai chấm dứt vào năm 2000, Nga và Ả Rập Xê Út lại xích lại gần nhau vì vấn đề xuất khẩu dầu lửa. Đỉnh cao của thời kỳ lặng gió mới này được đánh dấu với chuyến công du Ả Rập Xê Út của tổng thống Putin vào tháng 02/2007. Tuy nhiên, lại một lần nữa, quá trình nối lại quan hệ thân thiện giữa hai nước bị gián đoạn vào đầu thập niên 2010 vì làn sóng Mùa Xuân Ả Rập.

Trong khi Matxcơva cho rằng các cuộc nổi dậy trên là yếu tố gây bất ổn cho các đồng minh truyền thống tại Syria và Libya, thì Riyad lại tài trợ cho một số phong trào đối lập với chính quyền Al Hassad và Kadhafi, như Lực lượng Quân đội Syria Tự do do tướng Abdul Jabbar Al Oqaidi chỉ huy.

Chuyến công du Matxcơva vào tháng 10/2017 của quốc vương Salman khẳng định, thêm một lần nữa, quan hệ ngoại giao song phương đi vào thời kỳ giảm căng thẳng.

Hướng tới giải pháp thoát khỏi khủng hoảng tại Yemen và Syria?

Tuy nhiên, không gì có thể chia rẽ thêm được lập trường của Nga và Ả Rập Xê Út như các cuộc xung đột tại Syria và Yemen.

Tổng thống Putin đã cố gắng để công luận quốc tế quên cuộc xung đột Ukraina bằng cách điều quân sang chiến đấu tại Syria. Ông cũng đạt được mục đích trở thành người nắm bắt thời cuộc. Sự can thiệp của Nga vừa mang ý nghĩa nội bộ, như liên quan đến cuộc chiến chống tư tưởng thánh chiến du nhập vào Nga, vừa mang ý nghĩa đối ngoại khi hỗ trợ một nước được coi là đồng minh. Ở phe bên kia là Ả Rập Xê Út, ủng hộ các nhóm nổi dậy theo hệ phái Suni.

Tại Yemen, Ả Rập Xê Út can thiệp vào cuộc nội chiến, sát cánh cùng lực lượng theo hệ phái Suni trung thành với cựu tổng thống Ali Abdallah Saleh để chống lại người Houthi theo hệ phái Shia (được Iran hậu thuẫn) để buộc phe này phải từ bỏ quyền lực. Trong cuộc chiến này, Nga đã kiềm chế để không đưa ra lập trường rõ rệt nhằm giữ vị trí trọng tài với mong muốn sau này có thể lập một căn cứ hải quân tại Yemen.

Tuy nhiên, chuyến công du của vua Salman không phải là sự ủng hộ quan điểm của Nga, thậm chí cũng không phải là đảo ngược liên minh, dù còn nhiều bất đồng về hai cuộc xung đột trên. Khi đón tiếp vua Salman, tổng thống Putin muốn chứng tỏ rằng Nga có thể hợp tác với mọi nước ở Trung Đông, trong khi Ả Rập Xê Út dường như xác nhận liên minh Mỹ không còn là sự đảm bảo tối cao cho lợi ích của Riyad nữa, và điều này đã xảy ra từ thời Obama.

Chuyến công du trên cũng thể hiện ý định kìm hãm sự đột phá của Iran trong khu vực, cũng như trên quy mô quốc tế. Thực vậy, Teheran trông cậy vào điện Kremlin để đối phó với thái độ chống đối rõ ràng của chính quyền Trump. Cho nên, Ả Rập Xê Út hy vọng Nga sẽ hạn chế ủng hộ Iran. Chính quyền Riyad tìm cách để quân nhân Iran rút hết khỏi Syria, ngăn chặn lâu dài sự hỗ trợ của lực lượng này đối với người Houthi và đảm bảo rằng nước Cộng Hoà Hồi Giáo sẽ không hùng mạnh thêm sau cuộc xung đột Syria.

Hướng đến tăng cường quan hệ kinh tế?

Trong lĩnh vực khai thác hydrocarbon, Nga và Ả Rập Xê Út hiện là đồng minh sau khi từng là đối thủ của Trung Quốc. Đây không phải là điều thường xảy ra.

Vào cuối thập niên 2000, cả hai nước đều có những chiến lược đối lập. Một bên là Nga, không phải là thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC), đẩy mạnh khối lượng dầu xuất khẩu và chiếm thị phần thế giới để khôi phục nguồn dự trữ tài chính sau cuộc khủng hoảng năm 2008, bất chấp việc xuất khẩu nhiều khiến giá dầu sụt giảm. Bên kia là Ả Rập Xê Út, thuộc khối OPEC, cố khắc phục tình trạng xuống giá này. Vì vậy, hai nước sản xuất và xuất khẩu dầu hoả lớn nhất thế giới đã triển khai những chiến lược trái ngược nhau.

Mọi việc thay đổi vào năm 2014 với sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimée, cuộc chiến tại vùng Donbass, giá dầu thế giới sụt giảm và phương Tây trừng phạt kinh tế Nga. Rơi vào trình trạng suy thoái, phải đối đầu với cuộc khủng hoảng tỉ giá hối đoái, nền kinh tế Nga cần ngoại hối và vốn để bù những lỗ hổng đầu tư. Kết quả là, trong khuôn khổ OPEC+ (OPEC và Nga), cả hai nước thống nhất về việc giảm khối lượng sản xuất trên quy mô thế giới xuống còn 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ ngày 01/01/2017.

Trong lĩnh vực năng lượng, chuyến công du của quốc vương Salman còn nhằm mục đích chuẩn bị cho cuộc họp OPEC+, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2017 tại Vienna (Áo), để triển hạn thỏa thuận giảm sản lượng dầu lửa sau khi thỏa thuận hiện hành hết hạn vào tháng 03/2018.

Một số kết quả khác về kinh tế trong chuyến công du của quốc vương Salman cũng được nhấn mạnh, như thành lập một nhà máy hóa chất Nga tại Ả Rập Xê Út, phát triển quỹ đầu tư Ả Rập Xê Út tại Nga… Nhưng quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn quen với việc các thông báo này khó đạt đến hiệu quả. Thực vậy, khối lượng trao đổi thương mại giữa hai nước hiện mới chỉ ở ngưỡng 1 tỉ đô la mỗi năm.

Dấu ấn của Mỹ vẫn nổi trội trong quan hệ với Ả Rập Xê Út

Về mặt kinh tế, câu hỏi đặt ra là liệu các khoản đầu tư trị giá 10 tỉ đô la tại Nga mà Ả Rập Xê Út thông báo năm 2015 và được tái khẳng định trong chuyến công du Matxcơva của quốc vương Salman có được thực hiện hay không.

Các khoản đầu tư như vậy có lẽ sẽ là một lời cảnh báo đối với Mỹ và Iran. Trước hết, dường như Ả Rập Xê Út muốn chứng tỏ là quan hệ đối tác độc quyền đã đến hồi kết thúc. Tiếp theo, Nga có lẽ muốn tỏ ra bận tâm cân đối trục Matxcơva-Teheran bằng quan hệ hợp tác kinh tế với Ả Rập ; quốc gia Hồi Giáo này đang chuẩn bị cho sự kiện hoàng tử Mohammed ben Salman, từng đến Matxcơva, sẽ đăng quang tân vương Ả Rập.

Liệu một liên minh Nga-Ả Rập Xê Út đang thật sự hình thành? Nếu các điểm tương đồng có thể xuất hiện, đặc biệt trong việc giúp Nga quản lý một số lượng lớn người Hồi Giáo (chiếm 10% đến 15% dân số và khá đông trong một số vùng và chú ý theo dõi tiến triển chính trị tại vùng Vịnh Ba Tư), quan hệ hợp tác vững chắc giữa hai nước có lẽ cũng có thể gợi ý đến việc kết hợp chặt chẽ về quân sự, hiện chưa thể được về mặt kỹ thuật và an ninh.

Thông báo nhập hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga đặc biệt gây ấn tượng mạnh. Đây là thỏa thuận bán trang thiết bị quốc phòng đầu tiên của Nga cho Ả Rập Xê Út, trong khi Riyad thường chủ yếu nhập trang thiết bị theo tiêu chuẩn của NATO.

Tuy nhiên, các khoản giao dịch với Nga chưa thấm vào đâu so với 100 tỉ đô la trong hợp đồng mua vũ khí với Mỹ. Hơn nữa, Lầu Năm Góc đã tỏ ra “cao tay” khi thông qua kế hoạch bán một hệ thống lá chắn tên lửa THAAD cho Riyad, bị trì hoãn từ lâu, vào ngày 08/10, chỉ hai ngày sau đề nghị bán vũ khí của Nga. – RFI
|
|

9.
Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên mức kỷ lục

Nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển Trái Đất tăng vọt ở tốc độ kỷ lục, đòi hỏi cần phải có hành động quyết liệt để đạt được mục tiêu đã được đề ra trong Hiệp định Khí hậu Paris.

Thông tin vừa nêu được Liên Hiệp Quốc thông báo vào ngày 30 tháng 10, dựa theo số liệu của Tổ chức Khí tượng Thế giới.

Báo cáo hằng năm của Greenhouse Gas Bulletin, thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới, theo dõi khí độc hại trong bầu khí quyển trên các lục địa trong kỷ nguyên hậu công nghiệp, kể từ năm 1750 cho thấy số liệu lần sau cùng ghi nhận được là Trái Đất có tỷ lệ khí CO2 tương tự cách đây ba đến năm triệu năm, khi mực nước biển dâng 20 mét cao hơn so với hiện nay.

Ông Petteri Taalas, người đứng đầu Tổ chức Khí tượng Thế giới nói rằng nếu không cắt giảm khí CO2 và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác thì toàn cầu sẽ phải đối mặt với sự gia tăng nhiệt độ nguy hiểm vào cuối thế kỷ 21, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu mà Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đề ra.

Hiệp định Paris chống biến đổi khí hậu được 196 quốc gia đồng ý ký hồi năm 2015, đang phải đối mặt với sức ép mới sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi danh sách ký kết. Nhưng các quốc gia còn lại sẽ tiếp tục thực hiện hiệp định và tham gia các cuộc hội thảo về khí hậu ở thành phố Bonn của Đức vào tuần tới. – RFA
|
|

10.
Trung Quốc phá âm mưu của Kim Jong Un nhằm giết cháu trai

Một số nhân viên tình báo Bắc Hàn vừa bị bắt giữ sau khi giới chức an ninh Trung Quốc phá vỡ âm mưu của Kim Jong Un nhằm giết cháu trai, con của Kim Jong Nam, người anh cùng cha khác mẹ bị giết ở phi trường Kuala Lumpur hồi tháng Hai năm nay.

Bản tin của Fox News cho hay hai trong số bảy nhân viên tình báo Bắc Hàn liên hệ đến âm mưu ám sát bị bắt tại Bắc Kinh, theo tờ báo JoongAng Ilbo ở Nam Hàn hôm Thứ Hai. Bản tin cho biết âm mưu ám sát bị ngăn chặn vì có sự tăng cường bảo vệ an ninh trong thời gian có đại hội toàn quốc lần thứ 19 của đảng cộng sản Trung Quốc.

“Các nhân viên tình báo Bắc Hàn xâm nhập được vào Trung Quốc để giết Kim Han Sol, nhưng mấy người trong số này bị an ninh Trung Quốc bắt giữ và đang bị giữ ở một nơi bí mật bên ngoài Bắc Kinh,” theo nguồn tin của tờ JongAng Ilbo.

Kim Han Sol, hiện ngoài 20 tuổi, thấy xuất hiện hồi Tháng Ba khi đưa ra đoạn video xác nhận cái chết của cha mình là Kim Jong Nam, kẻ bị Kim Jong Un ra lệnh giết.

Kim Han Sol, từng theo học trường Institute of Political Studies ở Paris, nói thạo Anh ngữ và trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Phần Lan năm 2012, nói rằng “hy vọng có ngày trở về Bắc Hàn để tạo sự tốt đẹp hơn, đời sống khá hơn cho người dân.” – nguoiviet
|
|

Tin Hoa Kỳ

11.
Cáo trạng mô tả cuộc sống xa hoa của cựu quản lý tranh cử cho Trump — Cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Trump không nhận tội — Trump giận dữ về bà Clinton và vụ điều tra Nga can thiệp bầu cử

Ông Paul Manafort, cựu quản lý chiến dịch tranh cử cho Tổng thống Donald Trump đang bị truy tố, đã chi gần 1 triệu đô la mua 8 tấm thảm trong vòng hai năm và hơn 1,3 triệu đô la sắm sửa quần áo từ các cửa hiệu sang trọng ở Beverly Hills, California, và New York City.

Cuộc sống hào nhoáng của ông Manafort, với các ngôi nhà ở Manhattan, Brooklyn, Hamptons, Arlington, Virginia và nhiều nơi khác nữa, được mô tả chi tiết trong bản cáo trạng được tiết lộ ngày 30/10.

Cáo trạng do công tố viên đặc biệt Robert Mueller soạn thảo nói rằng ông Manafort ‘dùng của cải che đậy từ nước ngoài để thụ hưởng cuộc sống xa hoa ở Mỹ.’

Các công tố viên cho biết họ phát hiện các khoản chi của ông Manafort mua 4 chiếc Range Rovers và 1 chiếc Mercedes-Benz trong số các giao dịch mà họ tố cáo là bất hợp pháp từ hải ngoại để tránh đóng thuế thu nhập ở Mỹ.

Các nhà điều tra cũng cho hay có bằng chứng cho thấy ông Manafort mua một căn hộ sang trọng ở khu Soho, New York trị giá 2,85 triệu đô la từ tiền kiếm được ở nước ngoài, chủ yếu từ đảo Síp.

Cả ông Manafort và người cộng sự Rick Gates ngày 30/10 đều không nhận tội với các cáo trạng.

Hiện cả hai đang có lệnh quản thúc tại gia.

Ông Manafort điều hành ban tranh cử cho Trump từ tháng 6 tới tháng 8 năm ngoái trước khi rời chức giữa những tin tức nói rằng ông có lẽ đã nhận hàng triệu đô la chi trả bất hợp pháp từ một đảng chính trị thân Nga ở Ukraine.

Cáo trạng nói cả ông Manafort và ông Gates đã kiếm được hàng chục triệu đô la thu nhập từ công việc làm cho Ukraine và rửa tiền thông qua nhiều định chế của Mỹ lẫn của nước ngoài để che đậy. – VOA

***
Giới hữu trách liên bang điều tra vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 ngày 30/10 truy tố cựu quản lý chiến dịch tranh cử cho Tổng thống Donald Trump, ông Paul Manafort, và một người phụ tá khác tên là Rick Gates tội rửa tiền.

Một cựu cố vấn khác của ông Trump, ông George Papadopoulos hồi đầu tháng 10 đã nhận tội khai gian với Cục Điều tra Liên bang.

Đây là kết quả sơ khởi từ cuộc điều tra 5 tháng nay của công tố viên đặc biệt Robert Mueller.

Ông Manafort, 68 tuổi, và ông Gates không nhận tội đối với 12 cáo trạng từ rửa tiền cho tới hoạt động như những đặc vụ không đăng ký cho chính phủ cũ của Ukraine thân Nga.

Thẩm phán ra lệnh quản thúc tại gia đối với hai ông này và thứ năm tới đây họ sẽ có thêm một buổi trình diện tại tòa.

Cả Tổng thống Trump và ban vận động tranh cử cho ông không bị nhắc tới trong bản cáo trạng của Menafort và Gates. Các cáo trạng tập trung vào những việc ông Manafort làm cho Ukraine, có việc cách đây hơn chục năm.

Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Sarah Sanders, cáo trạng vừa kể không liên quan tới Tổng thống Trump hoặc ban vận động tranh cử cho ông Trump và không có bất kỳ bằng chứng cho thấy có sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử của Trump với Nga.

Ông Manafort điều hành ban tranh cử cho Trump từ tháng 6 tới tháng 8 năm ngoái trước khi rời chức giữa những tin tức nói rằng ông có lẽ đã nhận hàng triệu đô la chi trả bất hợp pháp từ một đảng chính trị thân Nga ở Ukraine.

Cáo trạng nói cả ông Manafort và ông Gates đã kiếm được hàng chục triệu đô la thu nhập từ công việc làm cho Ukraine và rửa tiền thông qua nhiều định chế của Mỹ lẫn của nước ngoài để che đậy. – VOA

***
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra một loạt tin đăng trên Twitter về ‘tội’ của bà Hillary Clinton và Đảng Dân chủ đối lập.

Cơn giận dữ của ông nổ ra vào sáng Chủ Nhật, giữa lúc có các tường thuật nói vụ bắt giữ đầu tiên của tiến trình điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ sẽ diễn ra vào tuần này, mà sớm nhất là có thể vào thứ Hai.

Ông Trump nói rằng các cáo buộc về việc có sự thông đồng giữa chiến dịch vận động tranh cử của ông với Nga là ‘giả mạo’ và là một cuộc ‘săn phù thủy’.

Ông nói các thành viên phe Cộng hòa cần thống nhất đứng sau ông, và thúc giục họ: “HÃY LÀM ĐIỀU GÌ ĐÓ”.

Các tường thuật trên truyền thông nói rằng những cáo buộc đầu tiên đã được đưa vào hồ sơ cuộc điều tra do cố vấn đặc biệt Robert Mueller dẫn đầu, điều tra cáo buộc là Nga can thiệp vào kỳ bầu cử 2016 nhằm hỗ trợ ông Trump.

Hiện chưa rõ các cáo buộc có nội dung gì, và nhằm vào ai, CNN và Reuters tường thuật, dẫn các nguồn giấu tên.

Vào sáng Chủ Nhật, ông Trump đã đăng một loạt bốn tin trên Twitter:

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã kết luận rằng chính phủ Nga tìm cách giúp ông Trump thắng cử.

Cuộc điều tra của ông Muller đang tìm hiểu về những mối liên hệ giữa Nga và chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump. Cả hai đều cùng bác bỏ việc có bất kỳ dính líu, liên quan gì.

Nhóm của ông Muller được nhiều người biết đến về việc đã có những cuộc phỏng vấn quy mô đối với một số quan chức hiện thời cũng như các cựu quan chức của Tòa Bạch ốc.

Ông Mueller, cựu giám đốc FBI, được Bộ Tư pháp bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt hồi tháng Năm, ngay sau khi ông Trump sa thải giám đốc FBI James Comey.

Ông Trump hôm thứ Sáu nói rằng nay ‘có sự đồng ý chung’ rằng không hề có sự thông đồng gì giữa ông và Nga, nhưng nói có những mối quan hệ giữa Moscow và bà Clinton.

Các nhà lập pháp thuộc phe Cộng hòa nói thỏa thuận uranium với một công ty của Nga hồi 2010, khi bà Clinton còn là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã được chốt lại nhằm đổi lấy những khoản tài trợ cho quỹ thiện nguyện của chồng bà.

Một cuộc điều tra của Quốc hội đã được mở đối với vụ việc. Các thành viên Dân chủ nói rằng đây là một nỗ lực nhằm chuyển hướng chú ý khỏi các mối quan hệ giữa Nga và ông Trump. – BBC
|
|

12.
Hồn ma trong Tòa Bạch Ốc

Tòa Bạch Ốc là một biểu tượng lâu nay của giới lãnh đạo Mỹ. Khi Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, John Adams, cư ngụ trong Dinh Tổng thống hồi năm 1800, nước Mỹ chưa tròn 25 tuổi. Từ đó tới nay, Tòa Bạch Ốc trở thành nơi sinh sống và làm việc các vị Tổng thống và gia đình của họ, và cũng là nơi đón tiếp nhiều nhân vật danh tiếng cả trong lẫn ngoài nước. Tuy nhiên, theo sử gia Edward Lengel thuộc Hội Lịch sử Tòa Bạch Ốc, Dinh Tổng thống cũng là nơi trú ngụ của những ‘nhân vật’ khác.

Đối với nhiều người, Halloween là ngày lễ hóa trang hoặc dắt trẻ con đi xin kẹo. Ngày này cũng gợi lên những suy nghĩ về ma quỷ và linh hồn. Theo sử gia Edward Lengel, một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất trên thế giới, Tòa Bạch Ốc, cũng có ma.

‘Lần đầu tiên người ta nhìn thấy ma trong Tòa Bạch Ốc ngay sau khi Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát vào cuối những năm 1860, dưới thời của chính quyền Ulysses Grant.’

Sử gia Lengel cho biết người ta nhìn thấy cố Tổng thống Lincoln và con trai Willie của Tổng thống, người qua đời trong Tòa Bạch Ốc.

‘Nhưng sau đó nổi lên một số giai thoại rằng phu nhân của Tổng thống Abraham Lincoln, bà Mary Todd Lincoln, từng thấy ma trong Tòa Bạch Ốc trong thời Nội chiến. Bà cho biết nghe thấy tiếng cười của cố Tổng thống Andrew Jackson trong phòng ngủ trước kia của ông.’

Hầu hết các câu chuyện ma trong Tòa Bạch Ốc xảy ra giữa thời Nội chiến và những năm 1930, theo sử gia Lengel.

‘Vào năm 1897, dưới nhiệm kỳ của Tổng thống William McKinley, một cảnh sát Tòa Bạch Ốc nhìn thấy một ánh sáng lóe lên từ khu vườn nhà kính khi ông đi vào khu vườn của Bạch Cung. Ông bước vào, quay nhìn một góc và hết sức kinh ngạc khi nhìn thấy bóng hình một phụ nữ xinh đẹp.

Khi ông ấy tiến tới trò chuyện thì người phụ nữ đó biến mất và tia sáng cũng mất dạng, sử gia Lengel thuật lại.

Cũng có một số bóng ma cứ xuất hiện tới lui nhiều lần.

‘Đặc biệt là cố Tổng thống Abraham Lincoln, nhiều người đã nhìn thấy bóng ma của ông Lincoln, trong đó có cả Winston Churchill.’

Sau Đệ nhị Thế chiến, không xuất hiện giai thoại về hồn ma bóng quế trong Tòa Bạch Ốc nữa, một trong những lý do có thể là:

‘Từ năm 1948 đến năm 1952, toàn bộ phần bên trong của Tòa Bạch Ốc bị Tổng thống Harry Truman cho phá hủy để nâng cấp.’

Theo sử gia Lengel, các hồn ma trong Tòa Bạch Ốc thường đa số là ma hiền, không có giai thoại nào về ma quỷ quậy phá hay hại người. Cũng có thể, trong thời hiện đại, các Tổng thống và gia đình họ không tin vào chuyện ma quỷ mà chỉ tổ chức ăn mừng Halloween vui vẻ với khách. – VOA
|
|

13.
Thêm một lệnh cấm của ông Trump bị ngăn cản

Một thẩm phán liên bang tại Washington ngày 30/10 chặn không cho Tổng thống Donald Trump cấm người chuyển giới phục vụ trong quân đội, trao chiến thắng cho các quân nhân tố cáo Tổng thống vi phạm quyền được hiến định.

Tháng 7 năm nay, ông Trump loan báo sẽ cấm những người chuyển giới gia nhập quân ngũ. Đến tháng 8, các quân nhân chuyển giới đệ đơn kiện, tìm cách ngăn cản lệnh cấm của Tổng thống, và phán quyết của thẩm phán Colleen Kollar-Kotelly hôm nay giúp ngăn lệnh cấm được thực thi cho tới khi nào vụ kiện được ngã ngũ.

Thẩm phán Kollar-Kotelly nói các đương đơn có phần chắc sẽ thắng thế với lập luận rằng lệnh cấm của Tổng thống vi hiến vì lý do đưa ra không được ủng hộ bởi bất kỳ dữ kiện thực tế nào.

Sau loan báo về chính sách trên Twitter, hồi tháng 8, Tổng thống Trump ký bản ghi nhớ chỉ thị quân đội chớ nhận tân binh là người chuyển giới và đình chỉ sử dụng ngân quỹ nhà nước cho các cuộc giải phẫu chuyển đổi giới tính đối với các quân nhân tại ngũ trừ phi tiến trình giải phẫu đã được tiến hành.

Bản ghi nhớ kêu gọi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nộp kế hoạch thực thi lệnh của Tổng thống trước ngày 21/2 và Ngũ Giác Đài đã lập một ban gồm các giới chức cao cấp phụ trách việc này. Trong khi đó, chính sách hiện thời cho phép người chuyển giới gia nhập quân đội vẫn còn hiệu lực.

Hành động của thẩm phán Kollar-Kotelly hôm nay đánh dấu ‘thất bại’ pháp lý mới nhất trong các chính sách của Tổng thống Trump. Lệnh cấm du hành và các chính sách của ông Trump đối với các thành phố ‘chứa chấp’ di dân không giấy tờ cũng bị các tòa án ngăn cản. – VOA
|
|

14.
TT Trump gần như sẽ chọn ông Jerome Powell làm chủ tịch Fed

Có vẻ như Tổng Thống Donald Trump đã quyết định sẽ đề cử ai làm chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Fed).

Hai nguồn tin bên trong Tòa Bạch Ốc cho CNN biết nhiều phần người đó là ông Jerome Powell, một người đảng Cộng Hòa, là thành viên của Fed từ năm 2012, và từng được bổ nhiệm đứng đầu ủy ban giám sát thị trường Wall Street hồi Tháng Tư.

Cho tới nay, Tổng Thống Trump chưa quyết định gì cả, nhưng Tòa Bạch Ốc nói ông sẽ thông báo người này là ai vào tuần tới.

Ông Trump cũng có thể đổi ý, hai nguồn tin nêu trên cho biết.

Có một dấu hiệu cho thấy ông Trump nghiêng về ông Powell là vì một sự kiện xảy ra mới đây.

Trong nhiều tuần lễ, có nhiều đồn đãi là tổng thống có thể đề cử vị chủ tịch Fed hiện tại, bà Janet Yellen, làm thêm một nhiệm kỳ bốn năm nữa.

Bà Yellen được Tổng Thống Barack Obama đề cử năm 2013, và nhiệm kỳ của bà sẽ mãn vào Tháng Hai, 2018.

Trong lúc vận động tranh cử, ông Trump từng chỉ trích bà Yellen vì đưa ra một số quyết định có lợi thế chính trị cho Tổng Thống Obama.

Thế nhưng, kể từ khi vào Tòa Bạch Ốc, ông Trump có xuống giọng, và còn khen bà nữa.

Tuy nhiên, ông Trump và bà Yellen có nhiều bất đồng về chính sách.

Ông Trump muốn trở lại chính sách trước đây, muốn gỡ bỏ các điều lệ kiểm soát tài chánh, được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008.

Bà Yellen nói chung không ủng hộ ý kiến này.

Bà cho rằng những điều lệ này đóng vai trò quan trọng cho việc phục hồi kinh tế Mỹ, mặc dù nói rằng bà sẵn sàng xem xét lại đề nghị của ông Trump. – nguoiviet
|
|

Tin Việt Nam

15.
TT Dutere ca ngợi hợp tác quốc phòng VN – Philippines

Tổng thống Rodrigo Duterte mới đây đã hoan nghênh thành quả hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Philippines trong buổi tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Manila.

Theo hãng tin Prensa Latina, trong cuộc gặp hôm 25/10, lãnh đạo Philippines khẳng định hợp tác quốc phòng là một trong các cột trụ của mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia, và cho thấy mong muốn của ông trong việc tăng cường quan hệ nhiều mặt với Việt Nam.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch ca ngợi hiệu quả làm việc của Philippines trong nhiệm kỳ làm chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2017, đặc biệt là những đóng góp của ông trong việc tăng cường năng lực phòng thủ của khối.

Ông Lịch cũng ngỏ lời cảm ơn Tổng thống Duterte, trong tư cách chỉ huy lực lượng vũ trang Philippines, đã mở rộng quan hệ với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt trong việc thực thi luật hàng hải.

Theo tờ Quân đội Nhân dân, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng đã gặp người đồng nhiệm Philippines, ông Delfin Lorenzana, hôm 26/10.

Hai bên đều đồng ý về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng vì những lợi ích và thách thức chiến lược mà hai nước cùng chia sẻ, theo Prensa Latina.

Trong bối cảnh đó, hai phía đã đồng ý tăng cường hợp tác thông qua hoạt động trao đổi các phái đoàn, thúc đẩy các cuộc đàm phán về chính sách quốc phòng ở cấp phó bộ trưởng và hợp tác trong ngành công nghiệp quân sự. – VOA
|
|

16.
Tàu chiến Việt Nam mua của Nga về đến Cam Ranh

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 thứ ba của Nga bán cho Hải quân Việt Nam vừa cập cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, chiều ngày 27/10, theo thời báo quốc phòng Janes.

Tàu chiến lần này được bổ sung tính năng chống ngầm giúp hoàn thiện năng lực tác chiến.

Tàu Rolldock Star đã tiến vào quân cảng Cam Ranh theo đúng kế hoạch và chuẩn bị chuyển giao tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 3 cho Hải quân Việt Nam.

Theo báo An Ninh Thủ đô, chuyến hành trình kéo dài 44 ngày bắt đầu từ ngày 13/09 tại cảng Novorossiysk của tàu Rolldock Star với nhiệm vụ mang theo tàu hộ vệ Gepard thứ 3 của Hải quân Việt Nam đã hoàn thành.

Hai tàu hộ vệ đầu tiên Gepard 3.9 đã được chế tạo và chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2010 — 2011.

Theo báo Soha, dự kiến đến đầu năm 2018, Hải quân Việt Nam sẽ sở hữu đủ 4 chiến hạm Gepard hiện đại. – VOA
|
|

17.
Ông McCain nhớ về ‘giờ phút đen tối nhất’ ở Việt Nam

Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam, dẫn đến 5 năm làm tù binh và bị tra tấn trong nhà tù Hà Nội sau đó.

Viết trên trang Facebook hôm 26/10, ông McCain bày tỏ: “Thật khó tin, ngày này 50 năm trước, chiếc A-4 Skyhawk của tôi đã bị bắn hạ ở miền Bắc Việt Nam”.

Ông nói thêm: “Vinh dự lớn lao của đời tôi là được đồng hành phụng sự với những anh hùng ở Việt Nam, những người Mỹ mà tình đồng đội, sự dũng cảm và kiên cường của họ trước những khó khăn to lớn đã động viên chúng tôi chống lại những kẻ bắt giữ và tìm được sức mạnh và hy vọng ngay trong những giờ phút đen tối nhất”.

Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa còn đăng kèm một đoạn video với các bản tin tư liệu, hình ảnh và phát biểu của những binh sĩ Mỹ khác đã bị bắt làm tù binh cùng với ông ở nơi mà họ gọi là “Hilton của Hà Nội”. Ông John McCain bị bắt vào năm 1967 và bị tra tấn nhiều lần trong suốt hơn 5 năm bị giam giữ.

Một trong những bạn tù của ông, Đại tá Tom Moe, cho biết trong đoạn phim:

“Tôi đã gặp John McCain trong nhà tù ở Hà Nội khi tôi nhìn thấy ông qua một lỗ nhỏ trên cửa phòng giam, và tôi thấy sự can đảm và sức chịu đựng đáng kinh ngạc của ông ấy trong điều kiện khó tin nhất”.

Đại tá Moe kể thêm: “Bản thân tôi quan sát ông ấy trải qua những tình cảnh này. Ông ấy kiên quyết chống lại kẻ thù, không những từ chối việc được phóng thích sớm mà còn giữ được lòng dũng cảm và sự phản kháng cho tới ngày chúng tôi trở về”.

Hồi đầu năm nay, Thượng nghị sĩ McCain được chẩn đoán mắc bệnh u não.

Sự kiện Thượng nghị sĩ McCain kỷ niệm 50 năm ngày bị bắt diễn ra giữa bối cảnh vẫn có nhiều căng thẳng giữa ông và Tổng thống Donald Trump.

Trước đây, Tổng thống Hoa Kỳ từng viện dẫn vụ Thượng nghị sĩ McCain bị bắt tại Việt Nam với ngụ ý rằng đó là sự yếu kém.

“Ông ấy là một anh hùng trong chiến tranh bởi vì ông ấy bị bắt”, ông Trump nói vào năm 2015. “Tôi thích những người không bị bắt”.

Theo CNN, Tổng thống Donald Trump, người đã theo học tại Học viện Quân sự New York thời thanh niên, đã 5 lần hoãn đi nghĩa vụ quân sự trong thời Chiến tranh Việt Nam, trong đó có một lần được hoãn vì lý do sức khỏe sau khi ông được chẩn đoán bị gai ở xương chân.

Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa bất đồng với chính quyền Trump về nhiều vấn đề lớn.

Trong một bài phát biểu mới đây, ông McCain đưa ra cảnh báo về “chủ nghĩa dân tộc nửa vời và giả mạo” và nguy cơ Hoa Kỳ từ bỏ trách nhiệm lãnh đạo toàn cầu.

Tổng thống Trump đã cảnh báo ông McCain “phải cẩn thận”: “Tôi rất tốt đẹp. Tôi rất, rất tốt đẹp. Nhưng lúc nào đó tôi sẽ đáp trả, và mọi chuyện sẽ không đẹp đâu”. – VOA
|
|

18.
Linh mục cảnh báo Hội Cờ đỏ: ‘Giun xéo mãi cũng quằn’

Giáo dân, linh mục tại một số giáo xứ ở tỉnh Nghệ An cáo buộc một nhóm được chính quyền hậu thuẫn “khủng bố tinh thần” họ trong những ngày qua.

Linh mục Đặng Hữu Nam nói ông và các giáo dân hết sức kiềm chế, nhưng có toàn quyền tự vệ bằng những hình thức mạnh mẽ nhất theo pháp luật và Kinh Thánh.

Tin tức từ các nhân chứng tại hiện trường cho VOA hay chiều ngày 29/10, khoảng 700 thành viên của Hội Cờ đỏ đã tổ chức “gặp gỡ 3 miền” ngay sát giáo họ Văn Thai, giáo xứ Song Ngọc. Tại cuộc gặp, đám đông đã “la hét, chửi bới, xúc phạm” các linh mục và giáo dân.

Tiếp đó, vẫn theo các nhân chứng không muốn nêu danh tính, sáng ngày 30/10, linh mục Phạm Xuân Kế, quản hạt Đông Tháp, và Linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ, quản xứ Đông Kiều, được chính quyền cấp xã “mời đến làm việc”. Nhưng sau khi buổi họp kết thúc, hai linh mục đã bị khoảng 300 người của Hội Cờ đỏ “bao vây, đe dọa”.

Trong lúc hai linh mục họp, những người của hội đã đi quanh một làng thuộc giáo xứ Đông Kiều hò hét, gây huyên náo.

Theo linh mục Đặng Hữu Nam thuộc giáo phận Vinh, Nghệ An, Hội Cờ đỏ ra đời hồi tháng 5 năm nay sau khi giáo dân tổ chức nhiều cuộc biểu tình và khiếu kiện hãng Formosa của Đài Loan gây thảm họa ô nhiễm biển hồi cuối mùa xuân năm 2016.

Vị linh mục nói Hội Cờ đỏ bao gồm các thành viên của các hội được chính quyền công nhận lâu nay như hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, v.v…

Ông chỉ ra bản chất của hội này:

“Tôn chỉ mục đích là đàn áp các giáo dân biểu tình, khiếu kiện Formosa, và ‘diệt giặc đạo’. Trong đó, họ có đề tên một số vị chức sắc, chỉ đích danh, đó là giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh; linh mục Đặng Hữu Nam, linh mục Nguyễn Đình Thục và mới đây họ thêm linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ”.

Các nhân chứng tại giáo xứ Đông Kiều và linh mục Nam cho VOA biết rằng Hội Cờ đỏ ngày 30/10 đã ném gạch đá vào nhà cũng như vào một số người dân ở trong giáo xứ, và những hành vi này đã được giáo dân chụp ảnh và ghi hình.

Ngoài ra, phía giáo xứ còn có những bằng chứng về việc người của hội xâm nhập tư gia bất hợp pháp, phá hoại tài sản hay đánh đập giáo dân, theo vị linh mục.

Dù cũng biết về những sự việc như vậy, nhà chức trách địa phương không có bất cứ động thái gì, linh mục Nam cáo buộc. Ông cho biết thêm:

“Những lúc Hội Cờ đỏ này đi phá làng phá xóm như thế đều có sự hiện diện của lực lượng chức năng, có cả cả công an mặc sắc phục đi theo. Ở Song Ngọc cũng như ở Đông Kiều cũng như vậy. Ngày hôm qua 29 và ngày hôm nay ở Đông Kiều, chúng ta thấy vẫn có bóng dáng của lực lượng chức năng. Nhưng có lẽ những người mang sắc phục của lực lượng chức năng đó đi để bảo vệ, hay là đi để minh chứng rằng họ đang bảo kê cho hội đó, chứ không phải đi để dẹp trật tự. Còn những lời phản đối hay tuyên bố của chúng tôi, nhà cầm quyền cứ để vào im lặng và không trả lời”.

VOA cố gắng liên lạc chính quyền địa phương để làm rõ các cáo buộc, nhưng không nhận được hồi đáp.

Một bản tin của BBC Việt ngữ dẫn lời chủ tịch UBND xã Sơn Hải, nơi xảy ra vụ việc, cho biết hôm 30/10 rằng Hội Cờ đỏ là một “tổ chức tự phát”. Vị chủ tịch không xác nhận việc hội này có được cấp phép để làm lễ gặp gỡ 3 miền trên địa bàn xã hay không.

Các giáo dân hiện đang “hoang mang tột độ”, theo mô tả của linh mục Đặng Hữu Nam, trước tình trạng Hội Cờ đỏ đe dọa và khủng bố họ bằng nhiều hình thức.

Trong hoàn cảnh như vậy, một mặt các linh mục và giáo dân kêu gọi, nhắc nhở lẫn nhau “kiềm chế, ôn hòa, yêu thương và tha thứ”, song mặt khác, linh mục Nam nói những người thuộc các giáo xứ hoàn toàn có quyền tự vệ đến mức cao nhất theo luật pháp và Kinh Thánh:

“Chúng tôi cũng nói ‘con giun giày lắm thì nó cũng quằn’. Luật hình sự của Việt Nam tôn trọng quyền tự vệ chính đáng. Luật của quốc tế cũng như công ước quốc tế cũng bảo vệ điều đó cho con người. Luật đạo cũng có những điều khoản, nếu hỏi rằng là có khi nào giết người mà không vi phạm luật không, thưa rằng có 3 hình thức mà người có đạo giết người không mắc tội. Thứ nhất, khi cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước. Thứ hai, khi thi hành phán quyết công minh của một tòa án mà phán xử một người có tội. Thứ ba là khi phải chống lại kẻ toan giết ta mà ta không có cách nào khác”.

Những diễn biến mới nhất trong hai ngày gần đây làm nổi lên chất vấn từ nhiều người, thể hiện trên mạng xã hội, về tính công bằng của chính quyền Việt Nam đối với việc lập hội.

Nhiều ý kiến chỉ ra rằng trong khi Hội Cờ đỏ ra đời và hoạt động mạnh, việc lập hội của các thành phần khác trong xã hội, nhất là của một số tôn giáo gặp nhiều khó khăn.

Linh mục Đặng Hữu Nam thậm chí bày tỏ với VOA rằng những người có đạo bị xem là “công dân hạng hai” khi sống trong đất nước Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo của một đảng cộng sản duy nhất.

Báo cáo tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 8 năm nay có đoạn nói chính quyền Việt Nam tiếp tục hạn chế hoạt động của các nhóm tôn giáo không được công nhận, và các lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt là các nhóm không đăng ký và những người từ các dân tộc thiểu số, vẫn bị chính quyền sách nhiễu bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả tấn công hành hung, tạm giam ngắn hạn, truy tố và hạn chế đi lại.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đáp trả rằng báo cáo của Mỹ “trích dẫn thông tin sai lệch” cũng như có những “bình luận không khách quan”. – VOA
|
|

19.
VN Pharma: Tòa phúc thẩm hủy án để điều tra lại

TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh hôm 30/10 đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma, để điều tra, xét xử lại từ đầu.

Quyết định của tòa phúc thẩm đưa ra hôm 30/10, sau 10 ngày xét xử và nghị án.

Theo bản án sơ thẩm, VN Pharma đã nhập thuốc H-Capita 500mg Caplet chữa ung thư về Việt Nam, nhưng làm giả giấy tờ về tiêu chuẩn thuốc và nâng giá thuốc.

Bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma) và Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty Thương mại và hàng hải quốc tế H&C) cùng bị TAND TPHCM tuyên 12 năm tù về tội buôn lậu.

Nhưng Viện trưởng Viện KSND Cấp cao tại TPHCM có văn bản kháng nghị vì cho rằng vụ án chưa được các cơ quan chức năng điều tra một cách toàn diện.

Điều tra lại có ‘bán hàng giả’ không

Hội đồng Xét xử nói hai tội bị xử ở phiên sơ thẩm – “Buôn lậu”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” – là “chưa đầy đủ, toàn diện, chưa phản ánh đúng bản chất vụ án”.

Vì thế, hình phạt ở phiên sơ thẩm bị tòa phúc thẩm cho là “quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội”.

Báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời hội đồng xét xử cho rằng để nhập khẩu được lô thuốc về Việt Nam, các bị cáo đã làm và sử dụng một loạt con dấu, giấy tờ giả.

“Ý thức của các bị cáo… là để bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính bất chấp hậu quả xảy ra,” báo này tường thuật lời hội đồng xét xử.

Còn tờ Công an Nhân dân cũng dẫn lời hội đồng xét xử nói “về ý chí các bị cáo đã phạm tội buôn bán hàng giả”.

Tuy nhiên, để có đủ căn cứ kết luận tội danh các bị cáo cần thiết cần thiết phải điều tra lại, theo hội đồng xét xử.

Cục Quản lý dược

Tòa nhận định lãnh đạo Cục Quản lý dược đã “tắc trách”, theo tường thuật của báo Công an TPHCM.

Tờ báo dẫn lời tòa cho rằng Cục Quản lý dược chỉ nhận hồ sơ VN Pharma đưa lên, không thẩm định nguồn gốc, xuất xứ mà duyệt cấp phép là “sai phạm nghiêm trọng”.

Ngoài lô thuốc bị phát hiện, Cục Quản lý dược đã cấp phép nhập khẩu, số đăng ký lưu hành đối với 7 loại thuốc khác. Sau khi vụ án bị phát hiện, Cục Quản lý dược mới thu lại giấy phép đã cấp trước đó.

Câu hỏi thuốc H-Capita có phải thuốc giả hay không dường như là tranh cãi lớn nhất từ vụ án.

Bộ Y tế cho rằng đây là thuốc kém chất lượng chứ không phải thuốc giả như Viện Kiểm sát cáo buộc.
7,5 tỷ đồng cho ai?

Một câu hỏi khác từ phiên sơ thẩm là việc làm rõ 7,5 tỷ đồng Công ty VN Pharma chi cho các bác sĩ, bệnh viện để tiêu thụ thuốc.

Khi ra phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma) phủ nhận lời khai về việc chi 7,5 tỷ đồng tiền hoa hồng cho các bác sĩ tại bệnh viện được Công ty cổ phần VN Pharma phân phối thuốc.

Tuy nhiên, tòa lại công bố lời khai của nhân viên Công ty cổ phần VN Pharma, theo đó lãnh đạo công ty đã duyệt chi tiền hoa hồng cho bác sĩ.

Tòa phúc thẩm nay yêu cầu làm rõ việc khoản tiền 7,5 tỷ đồng chi cho những lô thuốc nào, làm rõ những người có liên quan trong việc chi khoản tiền này.

Vụ án bắt đầu từ khoảng năm 2013, khi ông Nguyễn Minh Hùng, thông qua môi giới là Võ Mạnh Cường, đặt mua thuốc tân dược của hãng Helix Pharmaceuticals (Canada).

Tuy nhiên, sau này tại tòa, Bộ Ngoại giao đã có công văn trả lời công ty Helix không có thật.

Theo Bộ Công an, từ 2013 đến 19/9/2014, VN Pharma đã làm giả giấy tờ, con dấu để được Bộ y tế cấp phép nhập khẩu thuốc và buôn lậu 9.300 hộp thuốc Capicitabine 500mg không rõ nguồn gốc.

Từ tháng 9/2014, Bộ Công an khởi tố vụ án buôn lậu xảy ra tại VN Pharma rồi lần lượt khởi tố, bắt tạm giam nhiều người. – BBC
|
|

20.
Vụ Khaisilk: Chính quyền ‘mở rộng điều tra’

Bộ Công Thương Việt Nam thành lập “đoàn kiểm tra liên ngành”, trong đó có công an, để làm rõ “dấu hiệu vi phạm” của công ty Khaisilk sau cáo buộc “xuất sứ Trung Quốc” của sản phẩm khăn lụa.

Đây là một phần nội dung văn bản của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hôm 30/10.

Tranh cãi nảy sinh từ cáo buộc có khăn lụa xuất xứ Trung Quốc nhưng lại in nhãn mác “Made in Vietnam” ở cửa hàng Khaisilk tại số 113 Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hôm 30/10 chỉ đạo chuyển hồ sơ vụ cửa hàng 113 Hàng Gai sang Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Thành phố Hà Nội.

Ông Trần Tuấn Anh cũng nói sẽ thành lập “đoàn kiểm tra liên ngành”, trong đó có công an, để làm rõ “dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk”.

Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh “đề nghị” chính quyền Hà Nội và TPHCM “làm rõ dấu hiệu vi phạm” của Tập đoàn Khaisilk.

Vụ việc ở cửa hàng Hàng Gai

Theo báo cáo ban đầu của Cục Quản lý thị trường, sau khi kiểm tra số 113 Hàng Gai, họ đã tạm giữ 56 chiếc khăn vuông lụa tơ tằm loại 50cmx50cm nhãn “Khaisilk Made in Viet Nam”.

Theo tin đến giờ, cửa hàng này nói rằng do nhu cầu “đột biến”, nhân viên cửa hàng đã tự ý mua 60 khăn vuông lụa tơ tằm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc “Made in China”, sau đó khâu nhãn “Khaisilk Made in Viet Nam” để bán cho khách hàng.

4 chiếc đã bán, và còn tồn 56 chiếc, bị giới chức tạm thu giữ.

Sau vụ việc ở Hàng Gai, theo truyền thông Việt Nam, chủ Tập đoàn Khaisilk, ông Hoàng Khải, đã thừa nhận việc Khaisilk nhập khăn Trung Quốc và bán lẫn với khăn của Việt Nam từ giữa những năm 1990. – BBC
|
|

21.
Du khách Trung Quốc tăng hơn 45% trong 10 tháng

Việt Nam chào đón hơn 3,2 triệu du khách Trung Quốc tính từ đầu năm 2017 đến hết tháng 10, tăng đến 45,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết thông tin vừa nêu vào ngày 30 tháng 10. Một ngày trước đó, Tổng cục Thống kê cũng công bố Việt Nam chào đón hơn 1 triệu du khách quốc tế trong tháng 10, tăng 5% so với tháng 9 của năm 2017.

Trong 2 tháng cuối năm nay, Việt Nam gấp rút thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch nhằm đạt được chỉ tiêu đón 13 triệu lượt khách, tương đương mức tăng trưởng 30%. Trong đó, tập trung thu hút du khách từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN và Nga.

Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch cho biết hy vọng đến cuối năm 2017, sẽ có khoảng 4 triệu du khách Trung Quốc trong tổng số 13 triệu du khách nước ngoài đến Việt Nam.

Hồi năm 2016, có hơn 10 triệu khách du lịch vào Việt Nam, trong đó du khách đến từ Trung Quốc là 2, 7 triệu người. – RFA
|
|

22.
Hà Nội gửi đặc phái viên tới Bắc Kinh chúc mừng Tập Cận Bình

Không những gửi điện văn chúc mừng ông Tập Cận Bình tái đắc cử chức chủ tịch nước Trung Quốc, Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng còn gửi đặc phái viên Hoàng Bình Quân đến tận Bắc Kinh hôm 30 Tháng Mười, 2017 để bày tỏ sự hân hoan và cam kết mối quan hệ “không ngừng phát triển tốt đẹp.”

Các nước từ Mỹ tới Nga đều chỉ gửi điện văn, nhưng Việt Nam gởi “đặc sứ” đến Bắc Kinh cho thấy Hà Nội không muốn chọc giận Bắc Kinh thêm nữa sau chuyện Tập Cận Bình đe dọa sẽ đánh chiếm các đảo tại Trường Sa.

Mối quan hệ giữa hai nước Cộng Sản anh em chùng xuống hồi Tháng Bảy khi Việt Nam đã buộc phải bỏ ngang cuộc dò tìm dầu khí tại lô 136-3 thuộc khu vực Tư Chính-Vũng Mây khoảng 160 km phía Đông Nam Vũng Tàu vì bị Bắc Kinh đe dọa sẽ đánh các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

Cũng vì vụ này mà trước đó ít ngày, Tướng Phạm Trường Long, phó Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc đã đột ngột bỏ về nước, không tham dự chương trình “giao lưu “quân đội giữa hai nước ở biên giới, dẫn tới cuộc điệu võ dương oai hồi Tháng Chín. Bắc Binh cho tổ chức tập trận trên Biển Đông chỉ cách Đà Nẵng vài chục hải lý như một cách để dằn mặt Hà Nội.

Theo thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), ông Hoàng Bình Quân, ủy viên Trung Ương Đảng, trưởng ban Đối Ngoại Trung Ương đảng CSVN được ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cử làm đặc phái viên sang Bắc Kinh “thăm và chúc mừng thành công của Đại Hội Ðại Biểu Toàn Quốc lần thứ XIX Đảng Cộng Sản Trung Quốc.”

Khi được ông Tập Cận Bình tiếp, ông Hoàng Bình Quân “khẳng định” lại những lời thề thốt trước đây từng được các lãnh tụ Hà Nội lập đi lập lại nhiều lần là “đảng và nhà nước Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với đảng Cộng Sản và nhà nước Trung Quốc, mong muốn hai bên phối hợp thực hiện tốt các nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước và các thỏa thuận đã đạt được.”

Ông Hoàng Bình Quân thay mặt cho ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN “bày tỏ mong muốn hai bên cùng nỗ lực đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc không ngừng phát triển tốt đẹp trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phồn vinh của khu vực và trên thế giới.”

Đáp lại, Tân Hoa Xã cho hay, ông Tập Cận Bình nói tập thể lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ hợp tác với các lãnh tụ Hà Nội “làm sâu sắc hơn sự tin cậy chính trị lẫn nhau, thực hiện các sự đồng thuận quan trọng và xử lý đúng cách các vấn đề liên quan để cổ võ sự phát triển mối quan hệ bền vững, mạnh khỏe và ổn định giữa hai nước.”

Ông Tập Cận Bình cũng được thuật lại cho hay cả hai nước đều đang do hai đảng Cộng Sản cai trị nên coi đó là “lợi thế để vận động xây dựng sâu xa và chắc chắn hơn một cộng đồng cùng có chung tương lai.”

Giọng điệu của bản tin trên TTXVN cũng như bản tin của Tân Hoa Xã không có vẻ gì hồ hởi lắm ngoài những từ ngữ ngoại giao khách xáo và quen thuộc trong các bản tin tuyên truyền của Hà Nội và Bắc Kinh.

Cuối Tháng Tám vừa qua, TTXVN cho hay: “Ngày 31 Tháng Tám, đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội, để nêu rõ lập trường của Việt Nam.” Cùng ngày, Hà Nội đã cho phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao họp báo phát biểu: “Việt Nam hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Lập trường của Việt Nam là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông.”

Người ta không được rõ ông Hoàng Bình Quân nhận nhiệm vụ mang một thông điệp gì từ Hà Nội sang Bắc Kinh đằng sau sự “chúc mừng” và cam kết. Nhiều nhà bình luận thời sự từng tin rằng đảng CSVN rất cần chỗ dựa vào phương Bắc để tồn tại theo kiểu “vừa chống vừa hợp tác.” – nguoiviet

Link:
http://bit.ly/2kWPNo9

Trung Quốc: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Trung Quốc: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-03-16

Các sự kiện chính trị Trung Quốc có thể không hoàn toàn giống với nét đặc thù của Việt Nam tuy nhiên về chính sách đối với dân chúng thì hoàn toàn có thể theo đó để rút ra bài học cho mình.

AFP PHOTO / Ed Jones

Toàn cảnh Đại lễ đường nhân dân trong quá trình bỏ phiếu vào ngày cuối cùng của Quốc hội Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 3 năm 2012.

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

 

 

http://www.facebook.com/plugins/like.php?channel_url=https%3A%2F%2Fs-static.ak.fbcdn.net%2Fconnect%2Fxd_proxy.php%23cb%3Df34811665b4b08c%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Ff1746bdf4555a7c%26relation%3Dparent.parent%26transport%3Dpostmessage&extended_social_context=false&href=http%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2FRFAVietnam&layout=standard&locale=en_US&node_type=link&sdk=joey&send=false&show_faces=true&width=250

Những động thái chính trị hồi gần đây của Trung Quốc đang dấy lên những câu hỏi cho quan sát viên quốc tế về hiện tình thật sự của Bắc Kinh qua các sự kiện chính trị được xem là hiếm hoi trong bối cảnh lịch sử cận đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mặc Lâm có thêm chi tiết về những sự kiện liên tục đang xảy ra này:

Những con rắn nhiều đầu

Trước tiên là một biến cố chính trị có thể nói làm rung động thế giới quyền lực của Bắc Kinh khi tháng trước một cựu viên chức cao cấp nắm vị trí lãnh đạo công an của thành phố Trùng Khánh đã vào tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Thành Đô và ở trong đó nhiều tiếng đồng hồ. Người dân Thành Đô chứng kiến cảnh hàng chục xe cảnh sát dàn hàng ngang trước sứ quán Mỹ để chận bắt nhân vật quan trọng bị tình nghi là có ý đồ xin tỵ nạn chính trị này mặc dù trước đó ông là người được xem là một trong những người có quyền lực nhất thành phố Trùng Khánh.

Cái vụ của ông Bạc Hy Lai cho thấy đây là một dấu hiệu có sự xuất hiện của phong trào ủng hộ Mao Trạch Đông, xuất hiện trong nội bộ Đảng.

Trần Bình Nam

Nhân vật bị bao vây này là Vương Lập Quân là cánh tay mặt của Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh một thành phố trực thuộc và cai quản bởi Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân đã thật sự tham gia cuộc chiến tranh chống mafia tại Trùng Khánh và cuộc chiến rất được lòng dân này lại chạm phải nọc của những con rắn nhiều đầu dàn ra khắp đất nước bao la hơn một tỷ dân Trung Quốc.

Mafia có sự bao che phía sau của các thế lực chính trị để kinh doanh và trấn đoạt rất nhiều lãnh vực trong đó bao gồm bất động sản, một lĩnh vực làm giàu mau chóng vì cưỡng chế đất đai của người dân với danh nghĩa vì nhu cầu công ích nhưng thật ra là chia nhau phần lợi béo bở sau khi bán cho các tập đoàn khai thác.

Bạc Hy Lai nổi tiếng và dân chúng Trùng Khánh xem ông là một người hùng, sẵn sàng cho việc bước chân vào Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc trong nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên, như giới quan sát quốc tế từng tiên đoán vụ Vương Lập Thành và các thế lực bị ông Bạc Hy Lai đánh sập đã khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc tỏ thái độ: Sáng ngày 15 tháng 3, Tân Hoa Xã thông báo Bộ chính trị đã quyết định thôi chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh của ông Bạc Hy Lai. Người lên thay là phó thủ tướng Trương Đức Giang, một nhân vật có tiếng là bảo thủ.

 

BO_XILAI0314_2012_AFP-250.jpg
Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai trong lễ bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 3 năm 2012. AFP PHOTO / Mark Ralston.

Đòn đánh vào Bạc Hy Lai xảy ra một ngày sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu trên diễn đàn Quốc hội vào ngày 14 tháng 3. Ông nói nhiều về các vấn nạn mà Trung Quốc đang phải đối phó. Điều ông đặc biệt quan tâm là Trung Quốc sẽ lặp lại cuộc Cách mạng Văn Hóa, cuộc cách mạng đã giết chết hơn hai chục triệu dân Trung Quốc trong thập niên 60-70 nếu Trung Quốc không sớm thay đổi các chính sách về chính trị.

 

Nhận định về những biến cố chính trị này, ông Trần Bình Nam, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc cho biết:

“Thủ tướng Ôn Gia Bảo nếu mình theo dõi ông trong suốt thời gian ông làm Thủ tướng thì mình thấy rằng ông là người có bộ óc cải tổ và ông thấy hướng đi của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng theo hướng cải tổ đó nhưng quá chậm đối với ông cho nên ông phát biểu như vậy.

Tuy nhiên những phát biểu của ông do không còn tại chức lâu dài nên nó có vẻ rất dè dặt. Ngày hôm qua trong buổi nói chuyện trước khi bế mạc Quốc hội do trong năm nay ông phải rời khỏi chức vụ cho nên có lẽ đây là lần cuối cùng ông cần nói rõ những quan điểm của ông và điều này rất quan trọng vì nó cho thấy tại Trung Quốc có rất nhiều người có nhu cầu đòi hỏi cần cải tổ chính trị mạnh mẽ hơn nữa và đồng thời nhân việc xảy ra tại Trùng Khánh và Thành Đô thì ông Ôn Gia Bảo cảnh giác rằng cần quan tâm đến những quan niệm của Mao trạch Đông để thỏa mãn những thành phần mà họ còn muốn thực hiện những ý định đó. Nếu không, có thể có những sự bùng nổ mà không thể kiểm soát được như từng xảy ra trong cuộc cách mạng văn hóa từ năm 1966 cho đến năm 1976.”

Thảm họa bất động sản?

Trong suốt thời gian ông Ôn Gia Bảo làm Thủ tướng thì mình thấy rằng ông là người có bộ óc cải tổ và ông thấy hướng đi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trần Bình Nam

Với hình ảnh của một người sắp ra đi Thủ tướng Ôn Gia Bảo làm thế giới nhìn thấy hiện tình của Trung Quốc rõ hơn bởi ông là tiếng nói duy nhất trong những vị lãnh đạo của Bắc Kinh dám công khai thừa nhận và lo âu trước các vấn nạn không còn là thử thách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải vượt qua. Ông Ôn Gia Bảo báo động bất động sản của Trung Quốc có thể trở thành thảm họa cho nước này vì sau bao năm phát triển Trung Quốc đã có một thị trường bất động sản ngày càng tỏ ra chông chênh so với giá trị thực của nó. Thủ tướng Ôn Gia Bảo muốn nhắc đến những thế lực đen tối đang lũng đoạn thị trường này tuy không nói thẳng ra ai cũng biết đó chính là hàng chục ngàn đảng viên cao cấp mà ông Bạc Hy Lai đã chiến đấu chống lại tại Trùng Khánh.

Cũng có nhận định rằng ông Bạc Hy Lai đang theo đuổi tư tưởng Mao Trạch Đông khi muốn trong sạch Đảng Cộng sản bằng những thủ đoạn thanh trừng nội bộ qua chiêu bài tiêu diệt mafia. Ý kiến về việc này ông Trần Bình Nam cho biết:

“Cái vụ của ông Bạc Hy Lai cho thấy đây là một dấu hiệu có sự xuất hiện của phong trào ủng hộ Mao Trạch Đông, xuất hiện trong nội bộ Đảng. Tuy nhiên điều này thật ra không mới mẻ. Từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu những cuộc cải tổ tại Trung Quốc thì đương nhiên những tư tưởng của Mao Trạch Đông bị dẹp qua một bên nhưng trong nội bộ vẫn có phong trào đó vẫn âm thầm diễn ra từ thời đó đến giờ và có lẽ vụ của ông Bạc Hy Lai đã làm cho sự việc đó nổi bật lên. Đương nhiên Bộ chính trị của Đảng công sản Trung Quốc bây giờ rất lo ngại tư tưởng của Mao Trạch Đông nó xuất hiện trở lại.

Khi dấu hiệu đó quá nặng nề thì họ phải tìm cách dẹp đi. Tôi thấy đó là lý do chính yếu của sự cách chức ông Bạc Hy Lai.”

 

053_3JINPING20120306194025-200.jpg
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện trên màn hình trong thời gian Quốc hội Trung Quốc nhóm họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 05 tháng 3 năm 2012. AFP PHOTO.

Không dừng lại ở đó, sáng ngày 16 tháng 3, một nhân vật nổi tiếng khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại lên tiếng. Đó là Phó chủ tịch Tập Cận Bình, ông đã mạnh mẽ cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay là nơi tập trung của thành phần thối nát, giá áo túi cơm cần phải trong sạch hóa.

 

Hãng tin Reuters trích dẫn lời lên án mạnh mẽ này và cho rằng nó đang làm cho cả Đảng cộng sản Trung Quốc rúng động. Tuy chưa chính thức nhậm chức nhưng ông Tập Cận Bình đương nhiên được xem là sẽ thay thế vai trò của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào qua các chuẩn bị kỹ lưỡng của Bắc Kinh hồi gần đây. Những lời kết án nặng nề của ông Tập Cận Bình đối với Đảng của ông hứa hẹn một cuộc tẩy rửa trong Đảng một khi ông chính chức nắm quyền lực cao nhất nước.

Bài học cho Việt Nam

Những sự kiện xảy ra tại Trung Quốc khiến người ta liên tưởng tới Việt Nam. Tuy hoàn toàn không giống nhau về con người, đất nước và vị thế địa lý nhưng Việt Nam đã áp dụng hầu như tất cả chính sách của Trung Quốc vào chế độ chính trị của mình. Mỗi một biến động của Trung Quốc đều khiến Hà Nội theo dõi như đang xảy ra trên đất nước Việt Nam. Trước các lời lên án gắt gao đối với hệ thống chính trị Trung Quốc liệu Việt Nam có kinh nghiệm gì cần phải rút ra hầu cải tổ cho chính trên phần đất của mình, đặc biệt là vụ án Đoàn Văn Vươn hiện đang trên bàn phán xét của dư luận toàn quốc?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết quan điểm của ông trước câu hỏi này, ông nói:

Việt Nam chúng ta nên cải tiến, nên có sự đổi mới hơn tức là quan tâm đến nhân dân hơn để giảm bớt những cái áp bức dân vì nếu bức xúc quá mức thì có thể gây mất ổn định chính trị.

Nguyễn Trọng Vĩnh

“Từ trước đến nay tôi không muốn Việt Nam theo Trung Quốc. Trung Quốc làm gì thì Việt Nam theo cái đấy từ trước tới nay. Tôi chỉ muốn Việt Nam làm gì thì chủ động trên tinh thần chủ động của mình thôi. Nhưng đối với tình hình Việt Nam hiện nay tôi đã từng nói rồi nó không có dân chủ và có nhiều quan chức người ta áp bức dân lắm. Cái vụ Tiên Lãng vừa rồi là một trong hàng nghìn vụ như thế nhưng người ta vẫn im lặng, chỉ tới khi vụ ông Đoàn Văn Vươn thì nó là một cái biểu hiện tức nước vỡ bờ. Tôi cũng muốn Việt Nam chúng ta nên cải tiến, nên có sự đổi mới hơn tức là quan tâm đến nhân dân hơn để giảm bớt những cái áp bức dân vì nếu bức xúc quá mức thì có thể gây mất ổn định chính trị.”

Nguyên đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh đưa ra vụ Thái Bình làm điển hình cho mối lo của ông, theo ông thì Thái Bình sẽ lập lại nếu nhà nước khôngthay đổi chính sách đối với đất đai và nhất là thái độ cường hào ác bá của cán bộ:

“Trước đây có vụ Thái Bình. Nếu không cải cách không mở rộng dân chủ không có thay đổi thái độ đối với dân và trân trọng cái quyền của dân, không lo đời sống của dân thì đến một lúc tôi cho rằng sẽ có nhiều Thái Bình như trước đây và đấy là điều đáng lo. Tôi cũng muốn nhà nước ta phải có những cải cách nếu không thì dễ sinh bùng nổ rất nguy hiểm.”

Các sự kiện chính trị Trung Quốc có thể không hoàn toàn giống với nét đặc thù của Việt Nam tuy nhiên về chính sách đối với dân chúng thì hoàn toàn có thể theo đó để rút ra bài học cho mình. Vụ Ô Khảm của Trung Quốc và Tiên Lãng của Việt Nam tuy hai nơi hai hoàn cảnh nhưng nội dung hoàn toàn giống nhau. Trung Quốc may mắn hơn Việt Nam vì chính quyền dám cho phép người dân bầu cử ở cấp xã đề chọn người lãnh đạo cho mình, trong khi Việt Nam vẫn phân vân trước câu hỏi phải chọn ai, giữa đảng viên hay người dân.

Đối với lời lên án đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là phường giá áo túi cơm, thối nát của Phó chủ tịch Tập Cận Bình so với câu nói của Chủ tịch Trương Tấn Sang cho rằng có quá nhiều những con sâu trong hệ thống Đảng thì câu nói của ông Sang vẫn nhẹ nhàng hơn của lãnh tụ Trung Quốc. Tuy nhiên hình ảnh những con sâu nhung nhúc vẫn không phải là cái gì đẹp đẽ đang hiện diện và phát triển hàng ngày trong Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quốc tế kêu gọi Việt Nam đẩy mạnh cải cách

Quốc tế kêu gọi Việt Nam đẩy mạnh cải cách

RFA 06.12.2011
 

Các nhà tài trợ quốc tế hôm qua lên tiếng thúc giục Việt Nam xúc tiến nỗ lực tái cơ cấu kinh tế; đồng thời cảnh báo là phải cải thiện nhân quyền, nếu không, sẽ phương hại đến thành quả kinh tế.

AFP PHOTO

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) và Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại VN, bà Victoria Kwakwa (áo đỏ), tại Hội nghị Nhóm Tư Vấn các nhà tài trợ cho VN ở Hà Nội hôm 6-12-2011.

 

Theo các nhà tài trợ quốc tế thì Việt Nam, vốn trước đây trong năm đã quay sang chú trọng tới việc ổn định kinh tế thay vì tăng trưởng kinh tế, hiện ra sức ngăn chận nạn lạm phát đang ở mức chừng 20% – cao nhất Á Châu, và cần nhanh chóng cải cách kinh tế.

Kể từ tháng 2 năm nay, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã ra sức ổn định nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức, kể cả quỹ dự trữ ngoại tệ sụt giảm, thâm hụt mậu dịch đáng ngại, đồng bạc VN mất giá và lạm phát phi mã.

Lên tiếng tại hội nghị diễn ra ở Hà Nội, các nhà tài trợ lưu ý rằng Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc cải cách lãnh vực ngân hàng, giải tư những công ty quốc doanh, đơn giản hoá thủ tục hành chính và bài trừ tham nhũng.

 

Nhân quyền và Kinh tế

 

Các nhà tài trợ cũng lấy làm tiếc về tình trạng độc đoán cuả nhà cầm quyền Việt Nam đối với phong trào dân chủ, cảnh báo rằng thành tích nhân quyền tồi tệ có thể de dọa đến sự tiến bộ về kinh tế.

Đại sứ Na-Uy Stale Torstein Risa cho biết hành động đàn áp gần đây ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trên bình diện quốc tế và vấn đề nhân quyền và thành quả phát triển kinh tế-xã hội dài hạn.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc Tế thì hàng chục nhà bất đồng chính kiến đấu tranh ôn hoà đã bị án tù dài lâu kể từ khi Hà Nội mở chiến dịch đàn áp từ do bày tỏ cảm tưởng hồi cuối năm 2009.

Theo ý kiến cuả Đại sứ Na-Uy Risa, vốn cho biết thêm rằng đây cũng là quan điểm cuả những nước tài trợ chủ chốt như Canada, Tân Tây Lan, Thuỵ Sĩ, thì việc bày tỏ cảm tưởng ôn hoà phải không bị trừng phạt, mà ngược lại nên được khuyến khích.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng, chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền tự do và dân chủ của người dân, nhưng “các quyền như thế phải được thực thi trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp Việt Nam.

Và, theo ông Nguyễn Tấn Dũng, Hà Nội sẵn sàng đối thoại về vấn đề này với các nhà tài trợ để tạo sự thông hiểu nhiều hơn.

 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TT OBAMA TIẾP PCT TẬP CẨM BÌNH

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhấn mạnh với Phó Chủ tịch Trung Quốc về các vấn đề thương mại và nhân quyền khi nghênh đón ông Tập Cận Bình thăm Nhà Trắng.

Trong cuộc tiếp ông Tập Cận Bình tại Phòng Bầu dục, ông Obama nói “việc duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với Bắc Kinh có tầm quan trọng sống còn với Hoa Kỳ.”

 Quan hệ Mỹ – Trung

Phó Chủ tịch Trung Quốc nói ông hy vọng chuyến thăm sẽ làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa hai cường quốc.

Hoa Kỳ và Trung Quốc tồn tại một số bất hòa về thương mại, tiền tệ và nhân quyền.

Ông Tập Cận Bình, 58 tuổi, được cho là sẽ kế nhiệm Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào, người sẽ thôi giữ chức vụ lãnh đạo Đảng Cộng sản vào cuối năm nay và kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch nước vào năm 2013.

‘Các vấn đề quan trọng’

Washington đã gây áp lực lên Bắc Kinh đối với những vấn đề mà Hoa Kỳ coi là không công bằng trong thương mại, cũng như về giá trị của đồng Nhân dân tệ và nạn trộm cắp tài sản trí tuệ.

“Chúng tôi muốn làm việc với Trung Quốc để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều cùng phải tuân thủ các quy tắc khi gia nhập hệ thống kinh tế thế giới,” ông Obama nói, với ông Tập Cận Bình ở bên cạnh.

“Điều đó bao gồm việc đảm bảo rằng giao dịch thương mại được cân bằng không chỉ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới.”

Chuyến công du của ông Tập Cận Bình diễn ra trong lúc có quan ngại về một chiến dịch của Bắc Kinh đàn áp các cuộc phản đối ở Tây Tạng.

Các nhà hoạt động nhân quyền đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Nhà Trắng khi Phó chủ tịch Trung Quốc tới nơi.

“Về các vấn đề quan trọng như nhân quyền, chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh những gì chúng tôi tin là quan trọng đối với việc công nhận những nguyện vọng và quyền lợi của tất cả mọi người,” ông Obama nói thêm.

Trong một tiệc trưa tại Bộ Ngoại giao sau đó, ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc đã đạt được những thành tựu “to lớn” về nhân quyền trong 30 năm qua, và ông nói thêm “tất nhiên luôn có những chỗ để cải thiện”.

“Chúng ta không được để cho các va chạm và khác biệt làm suy yếu những lợi ích lớn hơn về kinh doanh và hợp tác của chúng ta”

Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình

Ông cũng hoan nghênh việc hợp tác kinh tế hơn nữa với Hoa Kỳ, và nói rằng mọi vấn đề nên được giải quyết thông qua đối thoại, “không phải bảo hộ”.

Các nhà lãnh đạo được dự kiến thảo luận các vấn đề chính sách đối ngoại, bao gồm Syria và Iran. Tuy nhiên, Washington cũng hy vọng tìm hiểu thêm phong cách lãnh đạo của người được cho là sẽ thừa kế vị trí lãnh đạo Trung Quốc, theo các phóng viên.

Tiếp đó, Phó Chủ tịch Trung Quốc đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tại Lầu Năm Góc và ông đã được tiếp đón đầy đủ với nghi thức đội danh dự.

Ông Tập Cận Bình và ông Panetta đã phát biểu ngắn vào đầu cuộc họp nhưng không trả lời các câu hỏi của phóng viên về các vấn đề, trong đó có việc Trung Quốc phủ quyết một Nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Syria.

Ông Tập Cận Bình đang có chuyến công du kéo dài một tuần theo lời mời của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, người đã có chuyến thăm cấp cao tới Trung Quốc hồi cuối năm ngoái.

Trước đó trong ngày, ông Tập Cận Bình đã gặp ông Biden và Ngoại trưởng Hillary Clinton tại phòng Roosevelt của Nhà Trắng.

Ông Biden nói rằng hai quốc gia sẽ nói chuyện “thẳng thắn” về những khác biệt của mình.

Hôm thứ Tư, ông Tập Cận Bình sẽ tới Iowa để gặp những người đã tiếp đón ông lần đầu tiên khi ông đến thăm Hoa Kỳ năm 1985, khi ông còn là một quan chức cấp địa phương.

Sau đó Phó Chủ tịch Trung Quốc sẽ bay đến Los Angeles, California, để gặp gỡ giới lãnh đạo kinh doanh và được cho là sẽ dự khán một trận bóng rổ vào hôm thứ Sáu.

‘Va chạm và khác biệt’

Biểu tình ủng hộ Tây Tạng bên ngoài Nhà trắngBiểu tình ủng hộ Tây Tạng bên ngoài Nhà Trắng trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch Trung Quốc.

Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình diễn ra một năm sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Washington, sự kiện được ông Tập Cận Bình đề cập trong ý kiến của ông được Chính phủ Trung Quốc cung cấp cho tờ Washington Post.

Trên tờ báo này, ý kiến của ông có vẻ đưa ra một lưu ý cảnh báo Hoa Kỳ về sự hiện diện của nước này tại Thái Bình Dương. Ông nói việc mở rộng quy mô hoạt động quân sự không phải là những gì mà khu vực muốn thấy.

Trung Quốc và Hoa Kỳ, theo ông Tập Cận Bình, đã “hội tụ lợi ích” ở khu vực và có “dư thừa không gian” cho cả hai nước ở Thái Bình Dương.

“Chúng tôi cũng hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng đầy đủ, đáp ứng lợi ích chủ yếu và các quan ngại chính đáng của các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Trong phát biểu của mình trên tờ báo Mỹ, ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã có “các bước đi chủ động” nhằm giải quyết các mối quan ngoại của Hoa Kỳ về thương mại.

Các va chạm và khác biệt là hầu như không thể tránh khỏi trong các tương tác kinh tế và thương mại của chúng ta,” ông nói. “Chúng ta không được để cho các va chạm và khác biệt làm suy yếu những lợi ích lớn hơn về kinh doanh và hợp tác của chúng ta.”

Ông Tập Cận Bình theo kế hoạch sẽ viếng thăm Ireland và Thổ Nhĩ Kỳ, sau chuyến công du Hoa Kỳ.

Dư luận về việc thông qua Dự luật nhân quyền VN

Dư luận về việc thông qua Dự luật nhân quyền VN

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

2012-02-09

Dự thảo luật cấm Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam nếu chánh quyền Hà Nội không cải tiến quyền làm người, vừa được Hạ viện Mỹ thông qua.

RFA PHOTO

Dân biểu Chris Smith (áo xanh) tại cuộc họp báo về nhân quyền ở Washington DC hồi năm 2010.

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Đòi hỏi tôn trọng nhân quyền

Dự luật mang tên “Viêtnam Human Rights Act of 2012”, số hiệu là HR 1410, cũng đòi hỏi Hà Nội trả tự do cho các tù nhân lương tâm vì đấu tranh ôn hòa cho dân chủ, tôn giáo và nhân quyền. Đỗ Hiếu ghi nhận ý kiến một số người Việt định cư hải ngoại, thường xuyên theo dõi thời cuộc Việt Nam, trong đó có một phụ nữ là nạn nhân của đường giây buôn người.

Dân biểu Chris Smith, đảng Cộng Hòa, bang New Jersey, Chủ tịch Tiểu ban về các vấn đề nhân quyền và Châu Phi, thuộc Ủy ban Đối ngoại, Hạ viện Hoa Kỳ, hôm thứ tư 8 tháng 2, 2012, loan báo với báo chí rằng, Tiểu ban do ông phụ trách mới thông qua dự luật về nhân quyền tại Việt Nam, năm 2012.

Hoa Kỳ nêu rõ vấn đề nhân quyền, chính là để giúp người dân tất cả các xứ thấy rõ hơn hành động của cộng sản.

BS Trương Tấn Trung

Ông Smith nhấn mạnh, đây là một “thông điệp dứt khoát” mà hành pháp Hoa Kỳ muốn gởi tới nhà nước Việt Nam, để yêu cầu họ phải chấm dứt tức khắc tình trạng vi phạm nghiêm trọng quyền con người, đối với các công dân của họ.

Dân biểu Chris Smith cho biết, tiểu ban do ông phụ trách được xem những hình ảnh đau lòng về bằng chứng có những người bị tra tấn tại Việt Nam.

Được biết, dự luật nhân quyền HR 1410 ngăn cấm các khoản viện trợ không có mục đích nhân đạo dành cho chánh phủ Việt Nam, nếu Tổng thống Hoa Kỳ không xác nhận được với quốc hội rằng, Hà Nội đã cải thiện nhân quyền, trả tự do cho tù nhân chính trị và tôn giáo, bảo vệ quyền tự do hội họp, tự do thể hiện niềm tin tôn giáo.

Qua thông tin do giới truyền thông quốc tế phổ biến thời gian gần đây, thì Việt Nam đang gia tăng trấn áp, bỏ tù những người đối kháng, theo đuổi hoạt động tôn giáo, các nhóm dân tộc thiểu số.

Mặt khác, chánh phủ Mỹ cũng hối thúc Hà Nội tôn trọng quyền con người thì mới nói đến chuyện mở rộng hợp tác song phương trên nhiều lãnh vực khác, kể cả chương trình hợp tác quân sự, trong đó có việc Mỹ cung cấp võ khí và chiến cụ cho Hà Nội.

Xin được nhắc lại là trước đây, dự luật nhân quyền cho Việt Nam đã được tiểu ban của dân biểu Chris Smith hai lần đề nghị và được Hạ viện thông qua, nhưng khi đến thượng viện đã không được mang ra thảo luận. Ông Smith hy vọng lần này kết quả sẽ khả quan hơn.

Góp ý với RFA về tin “Hạ viện Mỹ khởi động tiến trình thông qua dự luật “Nhân Quyền Việt Nam 2012”, bác sĩ Francois Trương Tấn Trung từ Paris, Pháp cho biết:

 

us-senators-met-vn-dissidents-2012-250.jpg
 
Từ trái: TNS Sheldon Whitehouse, LS Nguyễn văn Đài, TNS John McCain, BS Phạm Hồng Sơn, TNS Joseph Lieberman, LS Lê Quốc Quân và TNS Kelly Ayotte, trong cuộc gặp gỡ tại Hà Nội hôm 20-01-2012. Photo courtesy of NVD.

“Trước đây Mỹ đã từng có áp lực với Hà Nội về nhân quyền, tuy nhiên vẫn tiếp tục các chương trình viện trợ nhân đạo, tuy Việt Nam nhận những khoản tiền viện trợ đó, tức là đã có sự cam kết giữa đôi bên, nhưng họ vẫn không làm, lâu nay họ thường hứa mà vẫn không bao giờ làm. Mặt khác, Việt Nam cũng đã gia nhập các cơ quan quốc tế, mà cơ quan nào cũng đặt vấn đề tôn trọng nhân quyền. Cơ quan thương mại quốc tế (WTO) cũng đặt vần đề cấm buôn bán người, nhưng nạn buôn người vẫn tồn tại, hoặc xuất khẩu lao động, làm việc như nô lệ. Nay, nếu Hoa Kỳ nêu rõ vấn đề nhân quyền, chính là để giúp người dân tất cả các xứ thấy rõ hơn hành động của cộng sản, họ thường làm như vậy. Còn việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam thì đó là bước tiến kiên quyết, phải nói là tối thiểu, mà Việt Nam phải làm cho chính mình và cho cả khu vực Châu Á, vì trong những cuộc thương lượng, mua bán với quốc tế, thì vấn đề nhân quyền cần phải rõ ràng.”

 

Mong người dân sống hòa bình

Tiến sĩ Âu Dương Thệ từ Dormund, Đức Quốc xem đây là một tin vui, đồng thời cũng tin rằng với áp lực mạnh mẽ của công luận quốc tế, hy vọng rồi đây xứ sở Việt Nam sớm có dân chủ, nhân quyền:

Đã đến lúc nhà nước Việt Nam phải nhìn ra sự sai trái của họ và họ phải dừng lại ngay lập tức, khi mà tất cả mọi việc vẫn còn có thể.

Cô Vũ Phương Anh

“Rất vui, rất mừng trước tin này, nhất là vào dịp đầu năm, đây là kết quả tranh đấu của nhiều tổ chức, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, là một thành công rất lớn. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, kết quả đó sẽ làm những người lãnh đạo ở Việt Nam phải suy nghĩ lại, tính toán lại, nếu họ cứ đàn áp những người có chính kiến khác nhau, nhất là trong cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, bảo vệ chủ quyền đất nước, mà bị tù tội như nhiều tu sĩ, trí thức, cũng như là một số phụ nữ nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay. Chế độ độc tài đó, chỉ khi nào họ phải đối đầu với dư luận, lúc đó họ mới phải có thái độ thực tế hơn, thí dụ như vụ Tiên Lãng, nếu không có dư luận, trong và ngoài nước lên tiếng, thì có lẽ Hà Nội chưa có thái độ rõ ràng. Dư luận trong nước và quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam.”

Từ vương quốc Na Uy, Bắc Âu, ông Tôn Thất Sơn, cựu bác sĩ quân y Việt Nam Cộng Hòa không tin Việt Nam có nhân quyền, nếu chế độ hiện hữu vẫn tồn tại:

“Tất cả người Việt Nam tỵ nạn cộng sản trên thế giới đều biết Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng, không những thế, Việt Nam ngày càng đối xử tàn tệ đối với người dân của mình. Áp lực kinh tế đối với Việt Nam, vào lúc này, rất cần thiết, bởi vậy tôi hoan nghênh, hoan hô, dự luật nhân quyền của hạ viện Mỹ mới thông qua. Khi Việt Nam có nhân quyền, hy vọng tình hình dân chủ, tự do, trong nước ngày càng khá hơn. Tuy nhiên, đến bây giờ tôi vẫn không tin tưởng là nhà nước Việt Nam sẽ tôn trọng nhân quyền.”

Tháng trước, tiểu ban Nhân Quyền, hạ viện Hoa Kỳ đã nghe một phụ nữ Việt Nam trình bày chứng cớ về nạn buôn người tại Việt Nam, mà cô cho là có sự bao che của các quan chức Việt Nam. Cô cho biết công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động, bị ép buộc làm việc nặng nhọc với đồng lương eo hẹp, đôi khi còn bị chủ đánh đập.

Nạn nhân ấy, cô Vũ Phương Anh, nay được định cư tại Hoa Kỳ, cho RFA biết cảm tưởng và kỳ vọng của mình, khi hay tin dự luật nhân quyền vừa được thông qua:

“Đó là một việc rất tốt, cái điều mà người dân Việt Nam, tất cả những người tỵ nạn cộng sản, người dân trong nước, đều mong đất nước Việt Nam được trở lại như xưa, có được cuộc sống hòa bình. Đã đến lúc nhà nước Việt Nam phải nhìn ra sự sai trái của họ và họ phải dừng lại ngay lập tức, khi mà tất cả mọi việc vẫn còn có thể.”

Việt Nam cho rằng “cái gọi là dự luật nhân quyền” vừa được hạ viện Mỹ thông qua là một hành động thiếu công bằng, không phản ánh đúng sự thật khách quan về những gì đang diễn ra tại Việt Nam.

Theo dòng thời sự:

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Tiểu ban Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam

Tiểu ban Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam

RFA 09.02.2012
 

Hôm qua tại Washington, dự thảo Luật Nhân quyền cho Việt Nam 2012 đã được thông qua bởi các vị dân biểu trong Tiểu Ban Nhân Quyền Hạ Viện Mỹ.

RFA photo

Dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

 

Dân biểu Chris Smith, thành viên Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện và là tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam HR1410 nói là chính phủ Việt Nam tiếp tục vi phạm quyền con người một cách quá đáng và có hệ thống bằng cách đe dọa, khủng bố, bắt giữ và giam cầm những người bất đồng chính kiến hoặc tranh đấu đòi quyền căn bản của mình.   

Theo ông Chris Smith, những điều nghe được qua các buổi điều trần về tình trạng nhân quyền Việt Nam cho thấy những vụ đàn áp chính trị, tôn giáo và những sắc tộc thiểu số vẫn tiếp diễn và gia tăng, do đó Washington cần gởi một thông điệp dứt khoát để lưu ý Hà Nội nên chấm dứt hành động chà đạp coi rẻ quyền con người đối với công dân của họ như vậy. 

Dự luật cũng đề nghị không tăng tài trợ nếu Việt Nam không cải thiện vấn đề nhân quyền. Bên cạnh đó, dự luật nhân quyền cho Việt Nam, mà Tiểu Ban Nhân Quyền Hạ Viện đồng loạt thông qua, cũng nhắc đến những người đang bị giam giữ như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ… đòi hỏi Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị, lương tâm và tôn giáo .  

Vấn đề kiểm duyệt truyền thông, thiếu tự do phát biểu, phân biệt đối xử, ngược đãi người Thượng và người H’mong cũng được nêu ra trong dự thảo luật này.

Cũng cần nói thêm là trước đây, đã 2 lần Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật tương tự, nhưng sau đó không được Thượng Viện chấp thuận.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

RFA “Việt Nam tuần qua”

Việt Nam tuần qua

RFA 07.01.2012
 

Thời sự Việt Nam đầu năm 2012 ghi nhận hai vụ bắt giam gây nhiều chú ý cho cả công luận trong và ngoài nước.

Courtesy vtc

Phóng viên báo Tuổi Trẻ Hoàng Khương (bìa phải) chia tay người thân trước khi bị bắt giam hôm 02/01/2012.

Vụ bắt giữ ký giả Hoàng Khương

Ngay trong ngày đầu năm Dương Lịch, công an thành phố Hồ Chí Minh đã đọc lệnh bắt giam và khởi tố nhà báo Hoàng Khương của tờ Tuổi Trẻ, liên quan đến những phóng sự của ông về nạn nhận hối lộ của cảnh sát giao thông.

Tuy lệnh bắt của công an chỉ ghi ngắn gọn là phóng viên Hoàng Khương bị bắt vì hành vi “đưa hối lộ”; nhưng thực chất đây là một câu chuyện dài, nhiều uẩn khúc và liên quan đến cả cuộc chiến trường kỳ tại Việt Nam: Đó là cuộc chiến chống tham nhũng – một vấn nạn mang tầm cỡ quốc gia mà nhiều thế hệ lãnh đạo Việt Nam đều tuyên bố quyết tâm tận diệt.

 

hoang-khuong-250-thanhnien.jpg
Cơ quan điều tra khám xét nhà của phóng viên Hoàng Khương(có dấu X) – Ảnh: D.Đ.M báo Thanh Niên.

Lên tiếng trên đài Á Châu Tự Do ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà báo Thanh Thảo từ Việt Nam cho biết:

 

“Nhà báo Hoàng Khương không có ý hối lộ gì cả mà chẳng qua là tổ chức một cái sự việc, cố ý làm cái việc gọi là đưa tiền hối lộ cho cảnh sát giao thông, mà thực chất viên cảnh sát giao thông đã vui vẻ nhận tiền chứ không phải bị ép buộc gì.”

Trong khi đó nhà báo lão thành Bùi Tín, nguyên Tổng biên tập tạp chí Quân đội Nhân dân Chủ nhật, Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, nay định cư ở Paris cho rằng:

Tôi nghĩ đây là đòn trả thù Hoàng Khương của công an thôi. Vì nguyên tắc của công an VN là khi đánh một kẻ nào đó sẽ làm cho những người lương thiện khác run sợ khiến họ không dám phanh phui hành động sai trái của công an nữa.

Tôi nghĩ đây là đòn trả thù Hoàng Khương của công an thôi.

Nhà báo Bùi Tín

Vừa qua công an VN có dính líu tới những vụ nghiêm trọng lắm liên quan tham nhũng nước ngoài. Như ở Úc Châu, có vụ đại tá công an VN liên quan tham những lên tới 10 triệu đô-la. Nhưng VN vẫn bịt kín, không khởi tố mặc dù phía quốc tế có khởi tố rồi. Nên tôi nghĩ vụ Hoàng Khương rất quan trọng và dư luận rất quan tâm.”

Về khía cạnh pháp lý của vụ án, trả lời Quỳnh Chi của Đài Á Châu Tự Do, luật sư Nguyễn Thanh Lương, phó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Bến Tre phân tích sự việc:

“Tính đến nay, luật báo chí Việt Nam không có chế định về trường hợp miễn trừ báo chí. Nếu có chế định này thì có lẽ phóng viên Hoàng Khương sẽ được áp dụng. Do đó, đối với luật báo chí hiện hành thì tôi cho rằng chưa có hành lang an toàn pháp lý cho hoạt động của phóng viên, nhà báo. Cho nên, cần xem xét lại luật báo chí và nó cũng là một nhu cầu của xã hội.”

 

van-hai-viet-chien-250.jpg
Nhà báo Nguyễn Văn Hải bị tuyên án 24 tháng cải tạo không giam giữ; Nhà báo Nguyễn Việt Chiến bị kết án 2 năm tù giam. AFP photo.

Đây không phải lần đầu tiên tại Việt Nam một nhà báo viết bài chống tham nhũng gặp rắc rối với công an. Cách đây vài năm, nhiều phóng viên đặc trách mảng chống tham nhũng của một số tờ báo lớn trong nước cũng đã từng phải lâm vào cảnh tù tội khi phanh phui vụ tham nhũng lớn PMU18, liên quan đến các quan chức cấp cao thuộc Bộ giao Thông vận tải Việt Nam.

 

Tuy nhiên, khác với trước đây, vụ nhà báo Hoàng Khương ghi nhận sự kiện lần đầu tiên cơ quan chủ quản là báo Tuổi Trẻ đã ngay lập tức cùng với gia đình đứng ra mời luật sư bảo vệ quyền lợi cho Hoàng Khương.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do, luật sư Phan Trung Hoài ở thành phố Hồ Chí Minh, xác nhận điều này, và cho biết ông đang trong quá trình thu thập hồ sơ của vụ án.

Vụ công an bắt giữ ký giả Hoàng Khương một lần nữa khiến dư luật đặt câu hỏi về tính thực chất của những lời kêu gọi chống tham nhũng mà các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn thường xuyên nêu ra? Cũng như nên hiểu thế nào về vai trò của báo chí trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam; Và liệu vụ bắt giữ này có làm chùn chân giới ký giả hay không?

Trả lời Đài Á Châu Tự Do, nhà báo kỳ cựu Thanh Thảo, từ trong nước nhận định:

Chính điều đó làm cho cái nhiệt tình, nhiệt huyết chống tham nhũng của các nhà báo bị giảm đi nhiều.

Nhà báo Thanh Thảo

“Từ việc này dẫn tới nhiều nhà báo khác nhìn vào cái gương đó thấy là chuyện chống tham nhũng một cách tích cực dẫn tới hậu quả tai hại cho bản thân mình, thì chính điều đó làm cho cái nhiệt tình, nhiệt huyết chống tham nhũng của các nhà báo bị giảm đi nhiều.”

Sự kiện công an Việt Nam bắt giam ký giả Hoàng Khương không những đánh động dư luận trong nước, mà nhiều tổ chức quốc tế cũng ngay lập tức lên tiếng cho rằng những việc làm của phóng viên Hoàng Khương chỉ mang tính nghề nghiệp và có lợi cho công chúng, chứ không vì mục đích tư lợi cá nhân.

Cả hai Tổ chức Phóng viên không biên giới có trụ sở ở Paris và Tổ chức Bảo vệ nhà báo quốc tế trụ sở ở New York cùng đồng thanh kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy trả tự do ngay lập tức cho ký giả Hoàng Khương; Và thay vì bắt giam người ký giả này, Việt Nam nên có những hành động phù hợp đáp lại các bài phóng sự chống tham nhũng của ông.

Vụ bắt giam bà Bùi Thị Minh Hằng

 

bui-minh-hang-250.jpg
Chị Bùi Thị Minh Hằng trước khi bị công an bắt hôm Chủ nhật, 16/10/2011. Hình do thính giả gửi RFA.

Kính thưa quý vị, nếu vụ án ký giả Hoàng Khương chỉ là vấn đề nội bộ của Việt Nam là vấn đề chống tham nhũng, thì vụ bắt giam bà Bùi Thị Minh Hằng lại được công luận chú ý tới dưới góc độ của tinh thần dân tộc và làn sóng chống Trung Quốc tại Việt Nam.

 

Tuần này, cả Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đều lên tiếng bày tỏ sự quan tâm trước việc công an Việt Nam bắt giam và đưa bà Bùi Minh Hằng vào trại phục hồi nhân phẩm.

Trong thông cáo báo chí phổ biến hôm thứ Năm 5 tháng 1, Tòa đại sứ Mỹ bày tỏ sự quan tâm sâu xa về việc bà Bùi Thị Minh Hằng bị bắt giam vào trại cải tạo không xét xử, chỉ vì tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc.

Tòa đại sứ Mỹ đồng thời kêu gọi Việt Nam hãy trả tự do cho bà Hằng và tất cả các tù nhân chính trị. Thông cáo xác định không một người nào có thể bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến hay tụ họp ôn hòa, hay thực hiện những quyền con người được quốc tế công nhận.

Cùng lúc đó, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cũng lên tiếng chỉ trích việc Việt Nam bắt giữ bà Minh Hằng.

Việc làm của bà Bùi Thị Minh Hằng không có gì sai trái để phải bị bắt giữ.

Ô. Phil Robertson

Trả lời Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự Do, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu Á Châu của Human Rights Watch cho rằng, không thể có một lý do chính đáng nào để giam giữ một người biểu tình ôn hòa vào một trại lao động cưỡng bức:

“Có hai điểm chính yếu tôi muốn nói, trước nhất là việc làm của bà Bùi Thị Minh Hằng không có gì sai trái để phải bị bắt giữ. Bà ấy chỉ thực hiện cái quyền được bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa qua việc biểu tình bất bạo động vậy thì trước tiên nhà cầm quyền không thể bắt giữ bà ấy.

Điều quan trọng thứ hai là chính quyền đã bẻ cong luật pháp khi bắt giữ bà ấy. Bà bị giam tại một trại cải tạo giáo dục và bị bắt làm việc hàng ngày như một tù nhân.

Bà không được lên tiếng bảo vệ quyền lợi của một công dân, không được ra tòa để bào chữa những gì mà UBND thành phố Hà Nội cáo buộc. Bà ấy bị giam giữ tại một nơi xa với thành phố như một phạm nhân.

 

bui-m-hang-danlambao-250.jpg
Hình ảnh cuối cùng ghi nhận chi Minh Hằng với biễu ngữ : “Phản đối đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra luật biểu tình”, sau đó chị bị bắt đi và bí mật áp giải ra Hà Nội. Source Danlambao.

Chính quyền đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật khi bắt giữ hàng loạt người và giam giữ họ mà không xét xử. Điều tệ hại hơn cả là chính quyền có toàn quyền bắt giữ bất cứ ai mà không cần bất cứ lý do nào.” 

Bà Bùi Thị Minh Hằng, năm nay 47 tuổi, đã bị bắt tại Sài Gòn hồi cuối tháng 11 năm 2011, trong lúc cùng nhiều người tham gia biểu tình ủng hộ việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị quốc hội soạn thảo luật biểu tình. Sau đó, bà bị chuyển thẳng đến trại phục hồi nhân phẩm ở Thanh Hà, miền Bắc Việt Nam.

Bà Bùi Thị Minh Hằng cũng là một trong những người tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hồi mùa hè năm ngoái.

 

 

Đảng CS TRUNG QUỐC thúc giục hải quân TQ ‘sẵn sàng’

Đảng CS thúc giục hải quân TQ ‘sẵn sàng’

Trung Quốc đang xây dựng hạm đội tàu ngầm để mở rộng các hoạt động hải quân

 

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thúc giục hải quân nước ông sẵn sàng chiến đấu và hiện đại hóa để “đóng góp nhiều hơn cho an ninh quốc gia và hòa bình thế giới”.

 Theo trang web chính phủ Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào nói chuyện với Quân ủy Trung ương, cơ quan lãnh đạo tập thể của Đảng Cộng sản về quân sự để bàn về tăng cường vũ trang và phát triển hải quân.

Ông Hồ được dẫn lời nói hải quân cần “tăng tốc chuyển hóa và hiện đại hóa mãnh liệt, chuẩn bị cho đấu tranh quân sự để đóng góp nhiều hơn cho an ninh quốc gia và hòa bình thế giới”.

Cuối tháng 11, Trung Quốc cho hay sẽ tiến hành tập trận hải quân ở Thái Bình Dương, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh ở Thái Bình Dương.

Bộ Quốc phòng ở Bắc Kinh nói cuộc tập trận không nhắm vào ai, nhưng loan báo đưa ra trong bối cảnh vẫn có căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải trong vùng.

Ngày thứ Tư 7/12, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Flournoy sẽ có một cuộc họp tại Bắc Kinh.

Đầu năm nay, Lầu Năm Góc nói Bắc Kinh ngày càng đầu tư nhiều cho hải quân để có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài Thái Bình Dương.

Giới quan sát gần đây cũng chú ý việc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc chạy thử lần hai vào tuần trước.

Con tàu dài 300 mét, tu bổ từ một tàu cũ của Liên Xô cũ, lần đầu tiên ra mắt hồi tháng Tám, khiến một số quan sát viên lo ngại về tiềm lực hải quân của Trung Quốc.

Trung Quốc chỉ xác nhận sự tồn tại của hàng không mẫu hạm vào năm nay và khẳng định con tàu không phải là đe dọa cho các nước láng giềng.

Nhưng Nhật Bản và Hoa Kỳ đã kêu gọi Bắc Kinh giải thích vì sao nước này lại cần có hàng không mẫu hạm.

‘Cần sự minh bạch’

Tổng thống Aquino của Philippines thăm một chiến hạm mới mua về tại cảng Manila

Vấn đề minh bạch hoạt động hải quân trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông đang thu hút sự chú ý của các nhà quan sát.

Nói với BBC Việt ngữ hôm nay, một chuyên gia của Indonesia tiết lộ Trung Quốc có 27 tàu chiến, Đài Loan 26, Malaysia có hai, và Philippines có một tàu hoạt động ở Biển Đông.

Giám đốc điều hành Trung tâm Dân chủ, Ngoại giao và Quốc phòng Indonesia, Teuku Rezasyah, cho biết ông được xem ảnh vệ tinh hồi giữa tháng 11 năm nay có hình ảnh của 27 tàu hải quân Trung Quốc loại hiện đại đang hoạt động ở khu vực Biển Đông.

Hình ảnh mà ông Rezasyah biết được thông qua một hội nghị bàn tròn tổ chức ở Jakarta, Indonesia có sự tham gia của các chuyên gia an ninh của châu Âu.

Ông cho biết, với công nghệ kỹ thuật hiện đại qua vệ tinh, việc xác định các hoạt động hải quân và sự hiện diện của nó là hoàn toàn có thể tin cậy.

Hình ảnh mà vệ tinh ghi được còn cho thấy sự hiện diện của hai tàu chiến Malaysia, một của Philippines và 26 tàu của Đài Loan.

Vị chuyên gia này nói: “Các nước cần thể hiện sự minh bạch với nhau trong hoạt động của mình để từ đó, có thể ngăn chặn đe dọa an ninh đến từ các quốc gia láng giềng.”

Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei, Việt Nam và Đài Loan cùng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nơi người ta ước tính có lượng dầu và khí đốt tự nhiên khoảng 17,7 tỷ tấn.

Một trong các lý do khiến Hoa Kỳ thông qua kế hoạch triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến tại Darwin, Úc, chỉ cách Indonesia 820 km, được cho là nhằm đối phó với sức mạnh tăng lên của Trung Quốc về hải quân trong vùng.

Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ chính thức chuyển trọng tâm về châu Á

Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ chính thức chuyển trọng tâm về châu Á

Tổng thống Obama  tại Lầu Năm Gốc ngày 05/01/2012

Tổng thống Obama tại Lầu Năm Gốc ngày 05/01/2012

Reuters

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 05/01/2012 đã đến Lầu Năm Góc để công bố chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ. Hướng chủ đạo của chiến lược này là tinh giản lực lượng để duy trì được uy lực của quân đội Mỹ trên thế giới, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị giảm bớt. Trọng tâm chiến lược cũng chuyển qua Châu Á – Thái Bình Dương.

 

 

Trong bản thông cáo báo chí, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng đây là một bước chuyển quan trọng trong các mục tiêu chiến lược quân sự của nước Mỹ, thoát dần ra khỏi những cuộc chiến tốn kém tại Irak và Afghanistan để hướng tới một « trọng tâm mới trong tương lai ».

Phát biểu trước báo chí, Tổng thống Obama nhấn mạnh trước tiên đến việc quân đội Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương và sẽ nỗ lực đầu tư để nâng cao hiệu năng trong mọi lãnh vực, trong đó có năng lực tác chiến trong những môi trường bị đối phương tìm cách phong tỏa. Ông nói :

« Như tôi đã xác định tại Úc, chúng ta sẽ củng cố sự hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, và việc tiết giảm ngân sách sẽ không tác hại đến khu vực trọng yếu này. Chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các quan hệ đối tác và liên minh thiết yếu, trong đó có NATO… Chúng ta sẽ rất đề cao cảnh giác, đặc biệt là tại Trung Đông…

Chúng ta sẽ có năng lực đảm bảo an ninh cho mình với một lực lượng quy ước trên bộ ít người hơn. Chúng ta sẽ tiếp tục từ bỏ các hệ thống đã lỗi thời tồn tại từ thời Chiến tranh Lạnh để có thể đầu tư vào các phương tiện mà chúng ta cần cho tương lai, bao gồm cả tình báo, giám sát, và trinh sát, chống khủng bố, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt và khả năng hoạt động trong những môi trường mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho chúng ta tiếp cận ».

Theo các nhà quan sát, dù Tổng thống Obama không hề nêu đích danh, nhưng rõ ràng là chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, đang không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự để thách thức vai trò cường quốc Châu Á Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang nắm giữ. Những « môi trường » mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho Hoa Kỳ tiếp cận được ông Obama gợi lên có thể được hiểu là Biển Đông, mà Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích, và gần đây hơn là eo biển Ormuz mà Iran dọa phong tỏa.

Trung Quốc lẽ dĩ nhiên đã phản ứng ngay sau khi Hoa Kỳ tái xác định rằng Châu Á Thái Bình Dương là ưu tiên chiến lược.

Cho đến chiều nay, chính quyền Bắc Kinh chưa lên tiếng về sự kiện này, nhưng Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, đã lập tức công bố một bài bình luận với lời lẽ thận trọng.

Theo Tân Hoa Xã, việc Hoa Kỳ muốn tăng cường trở lại sự hiện diện tại châu Á là một điều đáng hoan nghênh nếu được tiến hành một cách tích cực, không mang hơi hướm của tâm lý thời Chiến tranh Lạnh. Theo tác giả bài bình luận, trong trường hợp đó, sự hiện diện của Mỹ sẽ không chỉ có lợi cho sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực, nhưng còn tốt cho cả Trung Quốc.

Tân Hoa Xã đã lưu ý rằng « khi tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ không nên có hành động thị uy », vì điều đó chỉ phá hoại thay vì củng cố hòa bình.

Chính Phủ Đài Vinh Danh Tổ Chức Việt Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

 

Giải Nhân Quyền Nhân Ngày Nhân Quyền
Chính Phủ Đài Vinh Danh Tổ Chức Việt Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Đài Bắc, 10/12/2011 — Tổng Thống Mã Anh Cửu và Chủ Tịch Quốc Hội Vương Kim Bình ghi nhận những đóng góp hiệu quả của tố chức người Việt BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) qua giải thưởng Dân Chủ và Nhân Quyền Á Châu năm 2011. Cách đây 6 năm, Quốc Hội Đài Loan tài trợ cho việc thành lập giải thưởng này, với mục đích phát huy dân chủ và nhân quyền ở Á Châu.

“Cách đây 5 năm, giới truyền thông trong và ngo ài nước xem Đài Loan là thiên đường của những kẻ buôn người. Ngày nay, quốc tế ghi nhận Đài Loan là quốc gia hàng đầu về phòng và chống buôn người. BPSOS và Ts. Thắng, qua Liên Minh CAMSA, đã đóng góp nhiều cho sự chuyển đổi này”, Tổng Thống Mã Anh Cứu phát biểu.

Tổng Thống Mã Anh Cửu trao giải thưởng cho Ts

Chủ Tịch Quốc Hội Vương Kim Bình ghi nhận rằng BPSOS đã không chỉ hỗ trợ cho Đài Loan mà còn góp phần tranh đấu cho nền dân chủ và nhân quyền ở nhiều quốc gia khác nữa. Ông nhắc lại một số thành tựu của BPSOS trong 32 năm hoạt động.

“Chúng tôi tuyển chọn BPSOS qua hai vòng mà giám khảo gồm những nhà tranh đấu nhân quyền lẫy lừng ở Á Châu”, Ông nói.

Khi nhận giải thưởng, Ts. Thắng ca ngợi quyết tâm chính trị của chính phủ và nhân dân Đài Loan trong nỗ lực bài trừ nạn nô lệ mới.

“Đã đến lúc Đài Loan chia sẻ mô hình thành công của mình với cả thế gi ới”, Ts. Thắng nói. “Chúng tôi cảm ơn  chính phủ và nhân dân Đài Loan đã cho chúng tôi cơ hội để đóng góp phần nhỏ nhoi của mình cho một công trình to tát của quý vị.”

Đại diện cho BPSOS, Ts. Thắng nhận giải thưởng gồm một pho tượng nhỏ và một trăm ngàn Mỹ kim để đẩy mạnh hơn nữa công tác phát huy dân chủ và nhân quyền.   

Hiện diện tại buổi trao giải thưởng có Cô Phù Ngọc Thanh, phối hợp viên của Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (CAMSA) tại Đài Loan, anh Châu Cha, thiện nguyện viên tại văn phòng CAMSA Đài Loan, hai phóng viên Dương Phục và Vũ Thanh Thuỷ đến từ Houston, Trần Châu, người quay phim của hệ thống Saigon Network đến từ Houston, và Luật Sư Võ An-Phong đến từ Thái Lan.

Sau buổi lễ trao giải thưởng, BPSOS được Cục Di Dân Quốc Gia Đài Loan mời tham dự ngày di dân quốc tế tổ chức tại công trường Tưởng Giới Thạch.

Trước khi đến Đài Loan, Ts. Thắng và Ls. An-Phong đã có mặt ở Bali, Indonesia, để tham dự các hội nghị về dân chủ và nhân quyền. Tại các diễn đàn này, Ts. Thắng đã nêu lên quan điểm của các tiếng nói độc lập nhưng đang bị trấn áp ở Việt Nam.

Posted on Saturday, December 10 @ 13:03:03 EST by ngochuynh

DB Loretta Sanchez kỷ niệm 15 năm phục vụ cộng đồng VN

DB Loretta Sanchez kỷ niệm 15 năm phục vụ cộng đồng VN

Quỳnh Chi, phóng viên RFA

2011-12-03

Bà Loretta Sanchez, một gương mặt quen thuộc ủng hộ cải thiện nhân quyền Việt Nam đang trong nhiệm kỳ thứ 8 làm dân biểu đại diện cho địa hạt 47 tại miền nam California, là nơi có đông đảo người Việt sinh sống.

RFA photo

Dân biểu Loretta Sanchez, nhân vật đấu tranh mạnh mẽ cho nhân quyền VN, trong một lần trả lời phỏng vấn RFA

 

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

 

Nhân kỷ niệm 15 năm phục vụ cộng đồng, bà Dân biểu dành cho Quỳnh Chi một cuộc trò chuyện ngắn tại văn phòng Quốc Hội, Washington DC. Sau đây là một số điểm đáng chú ý của buổi phỏng vấn.

Thành công, có nhiều đóng góp

Quỳnh Chi: Trước tiên xin được chúc mừng việc bà đã đại diện cho địa hạt 47 trong 15 năm qua. Thưa bà dân biểu, đã phục vụ cộng đồng trong 15 năm, bà thấy cộng đồng người Việt ở hải ngoại thay đổi như thế nào và sự thay đổi ấy đóng góp vào nước Mỹ như thế nào về mặt kinh tế, văn hóa và chính trị?

Loretta Sanchez: Sau 15 năm theo dõi cộng đồng Việt Nam và thấy thật thú vị. Những thế hệ trẻ lớn lên cùng với sự hy sinh và cống hiến của những người Việt xa xứ. Thế hệ người Việt đầu tiên di dân đến đây đặt hy vọng vào con cháu. Chính vì thế mà lớp trẻ được học hành rất nhiều. Cho nên, bây giờ có nhiều kỹ sư, bác sĩ, khoa học gia và cả chính trị gia người Việt. Đó là sự thay đổi lớn nhất mà tôi nhận thấy.

Nói về đóng góp của người Việt hải ngoại, tôi thấy rằng các thế hệ trước dĩ nhiên là quan tâm đến tình hình Việt Nam và thế hệ trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến tình hình nhân quyền trong nước. Về văn hóa, ngày càng có nhiều trung tâm Việt Ngữ mọc lên nhằm duy trì tiếng mẹ đẻ trên đất Mỹ. Chúng tôi cũng đang cố gắng kêu gọi các trường trung học chấp nhận tiếng Việt như một môn học tự chọn. Đến vùng Little Sài Gòn, bạn sẽ thấy những bảng hiệu quảng cáo đều được viết bằng tiếng Việt. Việc này cũng góp phần tạo ra một văn hóa mới trong thương mại. Thương mại người Việt tại đây đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế trong vùng này.

Nhân quyền VN ngày càng tệ

 

thaiha12022011c-250.jpg
 
Công an, dân phòng vây bắt nhiều giáo dân Thái Hà và đưa lên xe chở đi. RFA photo.

Quỳnh Chi: Vâng, thưa bà, đó là về phần cộng đồng hải ngoại. Nói về Việt Nam, sau 15 năm Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao, là một dân biểu, không biết bà có thể cho biết Quốc Hội Hoa Kỳ nghĩ thế nào về Việt Nam? Và Quốc Hội nhìn thấy tương lai hai nước như thế nào?

 

Loretta Sanchez: Hơi thất vọng như tôi phải nói thật là Quốc hội Hoa Kỳ không quan tâm lắm đến Việt Nam. Nói chung là Việt Nam không nằm trong ưu tiên của họ. Thay vào đó, họ quan tâm đến tình trạng vỡ nợ của Hy Lạp, họ lo ngại về nền kinh tế ảm đạm ở Châu Âu cũng như quan ngại về kinh tế Hoa Kỳ. Chính điều này làm cho tình huống trở nên khó khăn hơn cho những người quan tâm đến Việt Nam như tôi chẳng hạn. Sẽ rất khó để tôi nói với Quốc hội về những gì xảy ra ở Việt Nam.

Chẳng hạn việc năm 2000, khi hai nước ký kết hiệp định thương mại song phương, Việt Nam hứa hẹn rằng họ sẽ mở rộng tự do hơn. Năm 2006, Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách các nước cần được quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Cũng năm đó, Việt Nam gia nhập WTO. Nhưng họ chỉ “giả vờ” cải thiện tình hình mà thôi. Và bây giờ thì rất khó để thúc đẩy Việt Nam nới lỏng tự do tôn giáo, tự do lập hội… Nói chung, chúng tôi (Quốc hội Hoa Kỳ) thấy có nhiều sự phát triển kinh tế giữa hai nước, nhưng mà vấn đề quyền con người thì chẳng phát triển là bao.

Họ nói là buổi đối thoại ấy là một trong những buổi đối thoại tệ hại nhất. Họ nói rằng họ cảm thấy chính phủ Việt Nam đang đi lùi hơn là tiến tới trong vấn đề nhân quyền.

DB Loretta Sanchez

Quỳnh Chi: Hoa Kỳ đang trở lại vùng Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam là một nước quan trọng trong vùng này. Liệu việc này có làm Quốc hội Hoa Kỳ quan tâm Việt Nam hơn?

Loretta Sanchez: Thực tế thì Hoa Kỳ quan ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc, là nhân tố lớn nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đặc biệt khi nước này xâm lấn các vùng lãnh hải của Việt Nam tại Biển Đông thì vấn đề lại càng gây rắc rối. Hoa Kỳ đang tìm một nhân tố cân bằng với Trung Quốc và có vẻ Việt Nam có thể là nhân tố ấy dựa vào tiềm năng kinh tế của mình. Cho nên, Hoa Kỳ vẫn đang để mắt tới Việt Nam như là một người bạn đáng tin cậy.

Tuy nhiên, trước khi hai nước có những đồng thuận về nhân quyền, tôi cũng không biết là việc hợp tác có thể phát triển đến đâu. Ví dụ, tôi có nói chuyện với bên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sau khi họ có buổi đối thoại về nhân quyền trong tháng này. Họ nói là buổi đối thoại ấy là một trong những buổi đối thoại tệ hại nhất. Họ nói rằng họ cảm thấy chính phủ Việt Nam đang đi lùi hơn là tiến tới trong vấn đề nhân quyền.

Quỳnh Chi: Bà đề cập đến nhân quyền, là một người quan tâm đến tình hình Việt Nam, bà thấy tình hình nhân quyền tại Việt Nam cải thiện như thế nào ạ?

 

huynh-thuc-vy-250.jpg
 
Vào ngày 8 tháng 11, 2011, hàng chục công an bất ngờ tràn vào nhà blogger Huỳnh Thục Vy hành hung dọa nạt và tịch thu tài sản. Source Tiếng nói dân chủ online.

Loretta Sanchez: Về kinh tế, có nhiều tự do hơn về mặt này. Tôi có cảm giác là người dân cảm nhận được một ít tự do hơn một khi nền kinh tế tư bản được mang vào một hệ thống mà từ lâu bị nhà nước kiểm duyệt. Tuy nhiên, về nhân quyền, khi chúng tôi thấy quyền tường lửa, khi chúng tôi thấy blog bị đánh sập…thì chúng tôi còn quan ngại. Tóm lại, cũng có nhiều điểm tích cực. Tuy nhiên, cũng có nhiều cách thức mới mà chính phủ Việt Nam sử dụng (để ngăn chặn vấn đề tự do dân chủ).

 

Quỳnh Chi: Ông Obama từng nói trước quốc hội Úc rằng sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển tự do và dân chủ. Việt Nam ngày càng mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức kinh tế mang tính quốc tế như WTO và TPP. Liệu rằng việc này sẽ mang đến nhiều sự thay đổi kể cả về chính trị?

Loretta Sanchez: Một khi bạn mang một chút của nền kinh tế tư bản vào đất nước thì con người sẽ cảm nhận được thêm tự do và họ cũng sẽ tham gia vào xu hướng thế giới hơn. Hoa Kỳ cũng có những chương trình giúp đỡ hệ thống tư pháp về vấn đề minh bạch trong hợp đồng. Đó là mặt tích cực.

Ngoài những sự giúp đỡ đó, Hoa Kỳ cũng có thể giúp sửa đổi những điểm bất cập trong hiến pháp và luật pháp như điều 79 và điều 88 BLHSVN chẳng hạn. Những điều này có thể gây hại cho bất cứ ai nói đến tự do dân chủ, nói đến thay đổi… Những điều này cần được thay đổi, không chỉ thay đổi để phù hợp với nền kinh tế toàn cầu mà còn thay đổi để phù hợp với nhân quyền thế giới.

 

 

Tiếp tục đấu tranh cho VN

Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa bà, trong thời gian tới, kế hoạch phục vụ cộng đồng người Việt của bà như thế nào?

Loretta Sanchez: Đầu tiên, tôi sẽ tiếp tục nói chuyện với những vị dân biểu khác trong quốc hội Hoa Kỳ để họ hiểu những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Điển hình là phải cho họ biết cuộc đối thoại nhân quyền vừa rồi tệ hại như thế nào.

Tôi cùng 15 vị đồng viện khác ký một lá đơn gởi đến ông David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Lá thư nói lên những vấn đề quan trọng mà ông Đại sứ cần nêu lên với Việt Nam trong nhiệm kỳ của mình tại đó. Tôi cũng muốn tổ chức một buổi hội thảo trong đó mời vị Đại sứ nói chuyện với người Việt tại Quận Cam để họ có thể nói với ông Đại sứ những gì họ tin là đang xảy ra tại Việt Nam…

Nói chung, văn phòng chúng tôi cũng sẽ làm những gì đã từng làm trước đây, bao gồm cả việc quan tâm đến phụ nữ Việt Nam bị bán ra nước ngoài, việc tự do thông tin, quyền tự do tụ tập…và tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo luôn đứng đầu trong danh kế hoạch của tôi.

Quỳnh Chi: Xin cám ơn bà, một lần nữa chúc mừng bà đã phục vụ cộng đồng 15 năm qua.

 

Dân chủ và sợ hãi

Dân chủ và sợ hãi

Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-11-22

Hồi tháng tư vừa rồi, khi viết bài tựa đề “Về Sự Sợ Hãi”, GS Ngô Bảo Châu có nhận xét liên quan giới cầm quyền Việt Nam, khẳng định rằng “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”.

AFP photo

Quang cảnh một phiên họp Quốc Hội hàng năm tại Hà Nội hôm 20/10/2011.

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Vì thiếu kiến thức…

Hôm thứ Hai đầu tuần này (21/11/11), bài thơ “Nhân Dân” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm được nhiều mạng nhật ký, kể cả Quê Choa phổ biến kết luận rằng “sự sợ hãi không cứu được chúng ta, mà chính là sự can đảm đi tới dân chủ”. Những vầng thơ ấy đã đề cập tới người dân Việt từng gian lao “cúi mình trên đồng lúa”, từng anh dũng trong chiến tranh, từng “lăn mình trong các cuộc xuống đường”, rồi “cặm cụi với sách vở”. Cho nên “họ là nhân dân thứ thiệt”. Thế nhưng:

…Trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân không đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!

Và “lời phán” đó khiến tác giả “suy nghĩ mãi” rồi nêu lên câu hỏi rằng:

Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình ?
Và nhà thơ khẳng định:
Không!

Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.

Theo luật gia Trần Đình Thu qua bài “Đại biểu Quốc Hội không thể phát biểu vi hiến”, được nhiều mạng nhật ký phổ biến, thì đại biểu Quốc Hội Hoàng Hữu Phước “đã làm nóng dư luận” khi lên tiếng vừa rồi tại diễn đàn Quốc Hội về 2 dự luật biểu tình và lập hội, cho rằng cần phải loại bỏ 2 dự luật này ra khỏi chương trình nghị sự Quốc Hội trong suốt khoá 13, thậm chí ám chỉ loại bỏ vĩnh viễn những luật như vậy khỏi sinh hoạt chính trị VN. Luật gia Trần Đình Thu nhận xét:

“Việc diễn đạt để đi đến các kết luận như trên của ông Hoàng Hữu Phước khá băm bổ, đọc lên không thấy một chút nào là lập luận của một nhà lập pháp. Chẳng hạn về Luật biểu tình ông viết: Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân. Quyền tự do lập hội, tự do biểu tình là 2 trong 5 quyền cơ bản của công dân được ghi rõ trong các văn bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992, thế mà ông Phước gọi là cái gọi là, một cách gọi hết sức miệt thị. Cách gọi này của ông Phước chẳng những vô nguyên tắc mà thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường hiến pháp, coi thường quốc hội các khóa trước.”

Blogger Hà Văn Thịnh nhân vấn đề này có viết bài “Xót đau cho nghị sĩ nước mình!”, bày tỏ tâm trạng “đau và chán tận cổ”. GS Hà Văn Thịnh không khỏi nêu lên câu hỏi rằng “Làm sao có thể có một nghị sĩ vừa kém cỏi về kiến thức lại vừa ngông nghênh khinh dân, thậm chí đã vi hiến khi ngang nhiên chống lại Hiến pháp?”. Theo GS Hà Văn Thịnh:

“Chẳng hiểu ông Nghị Phước học từ đâu mà nói rằng cuộc biểu tình đầu tiên của loài người là ở Ấn Độ, năm 1913? Nói như thế có nghĩa là ông chả biết cái quái gì về hai từ cách mạng. Mọi cuộc cách mạng trên thế giới đều bắt đầu từ bạo lực vũ trang hoặc biểu tình. Những cuộc biểu tình sớm nhất  đã xảy ra từ thời La Mã cổ đại khi những người bình dân đấu tranh chống lại quý tộc, kết quả là giai cấp quý tộc phải nhượng bộ…

Một người không nắm được kiến thức cơ bản về chính trị thì không thể đủ tư cách để bàn về chuyện lớn nhất quan trọng nhất là lập pháp.

GS Hà Văn Thịnh

Chuyện thứ hai chứng tỏ ông nghị Phước đã ngộ nhận về kiến thức sơ đẳng là ở chỗ ông cho rằng cuộc biểu tình đầu tiên ở Mỹ là những năm 60 của thế kỷ trước, khi nhân dân Mỹ chống lại chính phủ Kennedy…Và, căn cứ vào đâu để nghị Phước khẳng định rằng đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn.”

GS Hà Văn Thịnh nhân tiện nêu lên câu hỏi rằng Nhà nước ta là của dân, vì dân sao lại sợ dân biểu tình yêu nước? Và ông lưu ý rằng chính không phải nhà nước của dân mới sợ chứ đã là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì làm sao phải sợ? GS Hà Văn Thịnh nhận xét tiếp:

“Một người không nắm được kiến thức cơ bản về chính trị thì không thể đủ tư cách để bàn về chuyện lớn nhất quan trọng nhất là lập pháp. Thiết nghĩ rằng sau chuyện ông Nghị Hồng với Luật nhà văn chẳng biết đưa ra để làm chi, ông nghị Phước vi hiến ngang nhiên như thế, Quốc hội cần phải có chế tài nghiêm khắc với nghị sĩ nước ta kẻo đa số dân chúng bây giờ đều có tri thức hơn ông sẽ coi thường Quốc hội chúng ta, lại còn xấu mặt với thế giới. Hơn nữa, nếu cứ ưa chi nói nấy thì người dân bình thường ít hiểu biết ở vùng sâu vùng xa sẽ trở nên hoang mang và đau xót lắm. Càng đau đớn hơn khi chợt nhận ra rằng nếu nghị sĩ mà cứ như hai ông này thì dân tộc ta không lầm than, không tụt hậu mới thật là chuyện lạ!”

… và sợ hãi!

Blogger Trương Duy Nhất lưu ý rằng “Không thể nhân danh nhân dân để phản bác dự luật biểu tình”. Theo blogger Trương Duy Nhất, “Nhân danh nhân dân để nói rằng nếu lấy ý kiến dân thì đa số sẽ không ủng hộ, đó là cách nói hồ đồ của một anh trọc phú ít học, chứ không phải là của một đại biểu quốc hội, đại diện cho tiếng nói, cho quyền lợi và quyền lực nhân dân. Nói như vậy, chẳng khác gì anh đang ném lựu đạn về phía nhân dân!”.

 

000_Hkg5148961-250.jpg
Người dân Hà Nội trong một lần biểu tình phản đối TQ. AFP photo

Tác giả không quên trích dẫn lời Đại biểu Dương Trung Quốc rằng quyền biểu tình là một đòi hỏi thực tiễn, thậm chí bức xúc trong giai đoạn hiện nay, là một chuẩn mực của thế giới về quyền tự do. Vì thế VN không thể không có luật biểu tình đúng nghiã. Và nói không với luật biểu tình chẳng khác nào “biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường” trong thế giới hiện nay.

 

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn xem chừng như bất an hơn, lưu ý rằng ngay cả VN có luật biểu tình, luật lập hội hay một bản hiến pháp mang tinh thần dân chủ, bao gồm những điều khoản rất dân chủ nhưng “không gian trao đổi vẫn bị giới hạn, luồng thông tin và sự phản biện vẫn bị theo dõi và bóp nghẹt thì đó vẫn chỉ là điềm báo của sự lừa gạt, tai ương hơn là thiện ý, hạnh phúc”. Nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn cảnh báo:

“Loài người đã phải trả giá nhiều cho những âm mưu, vấp váp, ngộ nhận như thế. Luật thành văn hay hiến pháp dân chủ chưa phải là phương thuốc thiết yếu để ngăn chặn hay chữa trị độc tài mà có thể chính chúng còn tạo ra những chỗ núp đẹp và kín hơn cho những ý đồ thâm độc, những hành động tàn ác với con người. Chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh những năm 1953-1959 và chính thể Third Reich của Adolf Hitler những năm 1933-1939 là những minh họa rõ ràng cho những bài học đau đớn đó của nhân loại.”

Qua bài “Từ nghị Phước đến ‘Luật biểu tình’: Rau nào sâu nấy”, tác giả Việt Hoàng “không biết nên buồn hay nên vui” trước lời tuyên bố của một ông nghị này, khiến tác giả nhận thấy “Nhân loại đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, thế mà văn minh nhân loại vẫn chưa chiếu đến được mảnh đất hình chữ S có tên là Việt Nam!”. Cũng giống như nỗi âu lo của nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn, tác gia Việt Hoàng bày tỏ nghi ngại là “ đừng bao giờ trông chờ vào cái luật biểu tình, kể cả khi nó được thông qua: Rồi có thể đa số của Quốc hội sẽ đưa vào nghị trình và thông qua các luật đó trong nay mai? Nhưng rồi thực tế sẽ cho thấy chính những Luật Biểu tình hay Luật Hội đó sẽ trói, bắt tất cả những ai muốn lập hội hay biểu tình thực sự ?”. Theo tác giả, “Khi cái gốc toàn trị vẫn còn đó thì hoa, lá, cành, mầm, chồi cũng phải mang cái gen toàn trị, không thể khác được”.

Chính sự cảm nhận rõ nguyên tắc tương tác giữa cá nhân và cộng đồng, tôi luôn có quan điểm đề cao cá nhân và chú trọng cộng đồng.

Blogger Huỳnh Thục Vy

“Biến cố nghị Phước” vừa nói khiến blogger Hồ Bất Khuất đặt nghi vấn rằng “Dân trí thấp hay quan trí thấp ?”, qua đó lưu ý chữ “dân trí” hiện nay được sử dụng khá thường xuyên, đặc biệt là trong những trường hợp các quan chức, kể cả đại biểu Quốc Hội, cho rằng “dân trí của nước ta đang thấp”. Nhưng tác giả dựa trên thực tế nhận thấy “quan trí của chúng ta đang có vấn đề”, và khẳng định:

“Lịch sử hơn nửa thế kỷ qua của dân tộc ta chỉ ra rằng, nhờ có sự hiểu biết và ủng hộ của nhân dân mà chúng ta giành được những chiến thắng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nay là thời bình nhưng đang có nhiều vấn đề xẩy ra khiến đại bộ phận quần chúng nhân dân cảm thấy cần phải có một hình thức nào đó để lên tiếng, để bày tỏ thái độ, tình cảm, nhận thức của mình. Đó chính là biểu tình.”

Cá nhân và cộng đồng

Nhân dịp Lễ Tạ Ơn Thanksgiving ở Bắc Mỹ, blogger Huỳnh Thục Vy bày tỏ “Tâm tư nhân Ngày Lễ Tạ Ơn”, ý thức sâu đậm về mối tương quan tối quan trọng của chủ thể là cá nhân và cộng đồng. Theo blogger Huỳnh thục Vy:

 

huynhthucvy21-250.jpg
Blogger Huỳnh Thục Vy. Photo courtesy of vanganh.info

“Là một Phật tử, tôi cho rằng mình có thể cảm nhận phần nào, dù ít ỏi, về thuyết Vô Ngã của Phật lý trên bình diện nhân sinh quan đơn giản; rằng trong vũ trụ này, không có một bản thể tồn tại độc lập với các bản thể khác. Chính sự cảm nhận rõ nguyên tắc tương tác giữa cá nhân và cộng đồng, tôi luôn có quan điểm đề cao cá nhân và chú trọng cộng đồng.”

 

Chính mối tương tác đó, hay nói cách khác, chính sự quan tâm, vận động, hỗ trợ của cộng đồng, đặc biệt về mặt ngoại giao và công luận – theo blogger Huỳnh Thục Vy – đã giúp cho gia đình Thục Vy được “an toàn phần nào trong  hoàn cảnh khó khăn và cấp bách này”. Blogger Huỳnh Thục Vy tâm sự tiếp:

“Người ta có thể bóp chết một tiếng nói nhỏ bé vừa cất lên, nhưng người ta không chặn được sức mạnh của cộng đồng và những tiếng nói đồng loạt cất lên trên khắp Thế giới để bảo vệ nhân quyền và công lý, đặc biệt là để bênh vực và bảo vệ gia đình tôi. Cái sức mạnh cộng đồng to lớn ấy bất chấp biên giới quốc gia và gông cùm có thể phát huy khắp mọi nơi, hướng về những người đang phải chịu khổ đau và khốn khó dưới quyền lực thế tục độc đoán. Nếu không có sự vận động nhiệt thành ấy, mọi tiếng nói từ trong nước sẽ bị dập tắt. Và cho đến hôm nay, tôi có thể tự tin minh xác một điều rằng những hành động chung và sự đoàn kết của chúng ta sẽ mở ra một sinh lộ cho dân tộc chúng ta.”

Và nhân dịp Lễ Tạ Ơn, blogger Huỳnh Thục Vy bày tỏ tri ân:

“Người Việt chúng ta không có một ngày lễ Tạ ơn của riêng mình. Cũng đã gần đến ngày Lễ Tạ ơn theo truyền thống Cơ đốc phương Tây, cho tôi được nhân dịp Lễ này bày tỏ lòng tri ân quý đồng bào, thân hữu hải ngoại cũng như trong nước về những sự nâng đỡ và cổ vũ mà quý vị đã dành cho gia đình tôi.”

Và cũng nhân Dịp Lễ Tạ Ơn Thanksgiving này, Thanh Quang kính chúc quý vị cùng người thân, bằng hữu được mọi điều an lành.

Video: Hà Nội ra lệnh cấm biểu tình

TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG…

Tường trình đặc biệt – Chính trị

 

Xác lập chủ quyền ở Biển Đông đang trở thành vấn đề thời sự trong những ngày qua. Nên giải quyết theo kiểu song phương hay đa phương? Vai trò và lập trường của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong cuộc tranh chấp này sẽ dẫn đến hậu quả gì? VOA mang đến quý vị các ý kiến đa chiều để quý vị tự đưa ra những kết luận cho chính mình.

http://media.voanews.com/designvideo/slideshowXML720x525.swf?xmlfile=http://www.voanews.com/templates/SlideshowPro.xml?contentid=125896589&xmlfiletype=Default

Thượng đỉnh Đông Á bác bỏ lập luận về Biển Đông của Trung Quốc

Thượng đỉnh Đông Á bác bỏ lập luận về Biển Đông của Trung Quốc

Tổng thống Obama dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali (Reuters)

Tổng thống Obama dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali (Reuters)

Trọng Nghĩa

Vào hôm nay 19/11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức nêu vấn đề Biển Đông ra trước diễn đàn của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nhấn mạnh thêm tính chất quốc tế của hồ sơ này. Bên cạnh đó, vấn đề Biển Đông cũng được gợi lên trong rất nhiều cuộc họp song phương và đa phương.

 

 

Trung Quốc luôn luôn bác bỏ những lời kêu gọi quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông, nơi họ viện dẫn yếu tố lịch sử để đòi chủ quyền trên hầu hết vùng biển này. Trong những ngày qua, Bắc Kinh đã hoài công chống lại ý định của Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn nêu vấn đề Biển Đông ra trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á – gồm 18 nước – vào hôm nay, 19/11/2011 tại Bali. Chẳng những thế, quan điểm chủ quyến lịch sử của Trung Quốc hầu như đã bị toàn bộ các nước có mặt tại Bali phủ nhận. Đặc phái viên Trọng Nghĩa tường trình từ Bali.

 “Thực tế trong những ngày qua tại các cuộc họp ở Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 này cho thấy là Bắc Kinh bị đẩy vào thế thủ, do quan điểm đòi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông của họ dựa trên yếu tố lịch sử.

Trong nhiều cuộc họp song phương hay đa phương, kể cả trong các cuộc họp với Trung Quốc, vấn đề này đã được gợi lên và đi đến cùng một kết luận : tranh chấp phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.

Nhật Bản : Nguyên tắc của luật pháp quốc tế cần được tôn trọng tại Biển Đông

Ví dụ rõ nhất là trường hợp Nhật Bản. Vào hôm qua, thủ tướng Noda đã có hai cuộc họp thượng đỉnh liên tiếp, một với 10 lãnh đạo ASEAN, và một với 5 lãnh đạo các nước vùng Mekong. Trong bản thông cáo chung của cuộc họp thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong chẳng hạn, hai bên đã gợi lại vấn đề Biển Đông, và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được mọi người thừa nhận. Các nguyên tắc này bao gồm tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Trước đó, trong cuộc họp với ASEAN, Thủ tướng Noda cũng kêu gọi ASEAN ủng hộ sáng kiến về việc tổ chức một hội nghị đa phương về an ninh và an toàn hàng hải trong vùng, « phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ». Yêu cầu này đã được ASEAN đáp ứng.

Dù không nói trắng ra, nhưng khái niệm tôn trọng luật quốc tế – đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 – được nhắc lại ở đây, là nhằm phản bác quan điểm của Bắc Kinh theo đó Biển Đông thuộc về Trung Quốc, họ là người tìm thấy trước tiên, một quan điểm từng được nhiều học giả Trung Quốc phát triển theo hướng yếu tố lịch sử có giá trị trên hết.

Chắc chắn là sự đồng thuận giữa Nhật Bản với ASEAN trên hồ sơ gọi là an ninh hàng hải tại Biển Đông này không thoát khỏi sự cảnh giác của Trung Quốc, nhất là khi gần đây, Tokyo đã công khai tăng cường hợp tác quốc phòng với hai nước ASEAN đang bị Bắc Kinh chèn ép dữ dội là Việt Nam và Philippines.

Ngoài Nhật Bản, vấn đề Biển Đông còn thu hút mối quan tâm của các nước nào khác ?

Như tôi đã tường trình trong những ngày qua, Biển Đông là một trong những trọng tâm thảo luận của nội bộ các nước ASEAN và lẽ dĩ nhiên là của Hoa Kỳ. Theo tiết lộ của Ngoại trưởng Philippines Del Rosario, trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ ASEAN vào hôm qua, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh với các lãnh đạo ASEAN là vấn đề Biển Đông nên được giải quyết một cách đa phương, với ASEAN như một tổng thế hay là với các nước có tranh chấp gộp lại.

Cũng theo Ngoại trưởng Philippines, ông Obama còn nhắc lại là các bên phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật lệ quốc tế, áp dụng đúng Công ước LHQ về Luật Biển.

Ngay cả một nước xa lạ với Biển Đông là Ấn Độ cũng tỏ thái độ bất đồng tình với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào hôm qua, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thông báo là New Delhi vẫn xúc tiến công việc thăm dò dầu khí ngoài Biển Đông, tại khu vực được Việt Nam giao quyền khai thác. Theo ông Singh, đó là một vấn đề “thuần túy thương mại”.

Tuyên bố này đã mặc nhiên bác bỏ lời phản đối chính thức mà Bắc Kinh đưa ra cho là tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh đã xâm pham vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Không những thế, theo một quan chức ngoại giao Ấn Độ, Thủ tướng Singh còn nói với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo là các vấn đề chủ quyền phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.

Phản ứng của Trung Quốc như thế nào ?

Phải nói là tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cố gắng giữ thái độ hòa hoãn. Ngay cả khí ông Manmohan Singh đưa ra các tuyên bố kể trên, Thủ tướng Trung Quốc hầu như không phản ứng. Thái độ chính thức của Trung Quốc được thể hiện rõ trong bản Thông cáo chung về Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc vào hôm qua.

Trong phần đề cập đến hợp tác chính trị và an ninh hai bên cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình qua đối thoại, và không dùng hay đe dọa dùng võ lực.

Riêng về Biển Đông, có thể nói là Bắc Kinh đã cam kết thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử tại Biển Đông DOC, và cố gắng tiến tới việc thong qua một bản quy tắc ứng xử tại Biển Đông.

Mặt khác, Trung Quốc cũng đồng ý là sẽ hợp tác với đẻ tăng cường việc bảo đảm quyền tự do hang hải theo tinh thần Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.

Vấn đề được nhiều nhà phân tích ở đây nêu lên là liệu Trung Quốc có sẽ tôn trọng những cam kết hay hứa hẹn nói trên hay là lại tìm cách dùng sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ.

Dẫu sao thì có thể nói rằng tại Hội nghị Bali kết thúc vào hôm nay, Bắc Kinh bị đơn độc trên vấn đề Biển Đông vì không có một nước nào khác lên tiếng ủng hộ quan điểm chủ quyền của Trung Quốc”.

Trung Quốc khó chịu vì Hoa Kỳ gia tăng ảnh hưởng tại châu Á

Trung Quốc khó chịu vì Hoa Kỳ gia tăng ảnh hưởng tại châu Á

Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo và tổng thống Mỹ Obama tại Bali (Reuters)

Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo và tổng thống Mỹ Obama tại Bali (Reuters)

Tú Anh

Tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á đang diễn ra tại Bali, Hoa Kỳ khẳng định ảnh hưởng đang lên trong khu vực. Bất chấp những cảnh báo của Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ can thiệp vào mọi vấn đề bị Trung Quốc xem là thuộc chủ quyền của mình từ hối đoái đồng nhân dân tệ cho đến tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông.

 

 

Bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á , Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bão đã có một cuộc gặp riêng hơn một tiếng đồng hồ dài hơn dự kiến. Tổng thống Mỹ đã nêu lên các vấn đề xung khắc trong thương mại và hồ sơ biển Đông.

Ngay sau đó, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố « Bắc Kinh muốn nhanh chóng hợp tác với Washington ». Theo đặc phái viên RFI, Vincent Souriau, trong những ngày qua, Trung Quốc đã cảm thấy lo ngại vì chiến dịch phản công ngoại giao của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương.

Các viên chức Mỹ nói đến « giai đoạn mới » trong chính sách đối với Trung Quốc. Hành động cụ thể và biểu tượng là bố trí Thủy Quân Lục Chiến tại Úc , thường xuyên gởi tàu chiến lui tới trong khu vực nhìn về Biển Đông trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng Mỹ-Úc nâng cấp.

Hồ sơ thứ hai làm Bắc Kinh khó chịu là biến chuyển tình hình tại Miến Điện. Tại Bali, các thông tin từ phía phái đoàn Hoa Kỳ cho biết là ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thăm quốc gia Đông Nam Á này để « trắc nghiệm » thiện chí cải cách dân chủ của chính quyền mới. Đây là một đòn tấn công thăm dò nhắm vào « sân sau » của Trung Quốc. Đồng minh truyền thống của Bắc Kinh đang hướng về Tây phương với hy vọng được tái hội nhập vào cộng đồng thế giới.

Trong lãnh vực thương mại , Hoa Kỳ còn tung ra dự án TPP, vùng mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương để lấn át thị phần của Trung Quốc.

Về hồ sơ biển Đông, mạch sống của ngư dân Việt Nam, nguồn tài nguyên của nhiều quốc gia Đông Nam Á, con đường giao thông chiến lược quốc tế, đang bị Trung Quốc đe dọa bằng đường lưỡi bò, Tổng thống Obama đã khẳng định lập trường của Mỹ bất chấp phản đối của ông Ôn Gia Bão không cho « thế lực bên ngoài can thiệp vào các vụ tranh chấp trong khu vực ».

Theo tuyên bố của Cố vấn anh ninh Tom Donilon thì phía Trung Quốc phải hiểu rằng « Hoa Kỳ là cường quốc Thái Bình Dương , là cường quốc thương mại, là cường quốc hàng hải ». Lập trường của Mỹ là bảo vệ tự do giao thông, tự do giao thương và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ôn hòa.

Tổng thống Mỹ đã tuyên bố với các lãnh đạo Á châu là Hoa Kỳ muốn diễn đàn Đông Á nơi đặc biệt để các thành viên cùng nhau xem xét mọi hồ sơ quan trọng từ tự do giao thông cho đến cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Tất cả các sự kiện trên biểu lộ uy thế của Mỹ mỗi ngày mỗi gia tăng trong khu vực chỉ làm Trung Quốc thêm lo ngại.

Thủ tướng Trung Quốc dứt khoát từ chối đường hướng thảo luận đa phương và để cho các cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản hù dọa các nước láng giềng. Hôm qua 18/11/2011, Hoàn Cầu Thời Báo cảnh cáo các quốc gia Asean coi chừng bị Trung Quốc trừng phạt kinh tế « nếu làm con tốt trên bàn cờ » của Mỹ.

Sáng nay 19/11/2011, đến lượt Nhân Dân Nhật Báo cáo buộc Washington có ý đồ « tái lập chiến tranh lạnh » nhưng dự báo là Mỹ « sẽ bị nhân dân các nước châu Á sẽ tẩy chay ». Tờ báo đảng kết luận là « giấc mơ một châu Á ổn định và phú cường sẽ không bao giờ là hiện thực » chỉ vì « sự can thiệp của Mỹ vào quyền lợi của người khác ».

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền

RFA 11.11.2011
 

Việt Nam cần phải cải thiện vấn đề nhân quyền nếu muốn tăng tiến các quan hệ giữa hai nước Việt Mỹ.

State Department photo by Michael Gross

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton (tháng 11, 2011)

Đó là lời tuyên bố được Ngọai trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton đưa ra vào hôm qua bên lề hội nghị APEC đang diễn ra tại Hawaii.

Phát biểu tại Trung tâm Đông Tây ở Hawaii, bà Clinton nói Hoa Kỳ đã nói rõ với Việt nam rằng nếu hai nước muốn phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược thì Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ quyền con người cho công dân của mình.

Chính quyền của Tổng thống Obama đã nhiều lần thúc giục Việt Nam phải cải thiện vấn đề nhân quyền nhưng vẫn tiếp tục gia tăng mối quan hệ hai nước.

Lời phát biểu của bà ngoại trưởng Hoa Kỳ tại hội nghị APEC được đưa ra ngay sau khi hai nước kết thúc hai ngày đối thoại về nhân quyền tại Washington. Điều đáng chú ý là ngay giữa lúc hai nước nói chuyện về nhân quyền thì phía Việt Nam đã kết án tù hai người Pháp luân công vì đã phát thanh tin tức vào Trung Quốc.

Đồng thời với cuộc đối thoại hai nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gửi thư kêu gọi chính quyền Việt Nam phải thả ngay lập tức linh mục Nguyễn Văn Lý và nhân vật bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến Trung.

Liên Hiệp Quốc yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ và «cho ông quyền được hưởng bồi thường

Ủy ban Giám sát việc bắt giữ vô căn cứ (Working Group on Arbitrary Detention ) của Liên Hiệp Quốc đã phát hiện việc bắt giam nhà hoạt động xã hội- Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ là «vô căn cứ» và «vi phạm Điều 9 và Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên». Ủy ban yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ và «cho ông quyền được hưởng bồi thường». Đây là phản ứng chính thức của Liên Hiệp Quốc.

Cù Huy Hà Vũ và Liên Hiệp Quốc

Bùi Tín viết riêng cho VOA

Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ

Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ

“Nhân dân sẽ xóa án cho tôi!” 

Ngày 1-11-2011, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, Trung tâm Luật bảo vệ môi trường (EDLC – Environmental Defender Law Center), cho phổ biến đến tất cả các đại biểu của 196 nước thành viên một thông cáo báo chí cho biết Ủy ban Giám sát việc bắt giữ vô căn cứ (Working Group on Arbitrary Detention ) của Liên Hiệp Quốc đã phát hiện việc bắt giam nhà hoạt động xã hội- Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ là «vô căn cứ» và «vi phạm Điều 9 và Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên». Ủy ban yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ và «cho ông quyền được hưởng bồi thường». Đây là phản ứng chính thức của Liên Hiệp Quốc.

Đây quả là một tin mừng cho mọi người Việt Nam quan tâm đến tình hình đất nước, cho tất cả những ai ủng hộ thái độ ngay thẳng yêu nước thương dân của ông Hà Vũ; cho bà Dương Hà, người bạn đời của ông; và cho mọi người thân trong gia đình rộng lớn của ông. Đồng thời, nó cũng là một tin vui cho hàng nghìn trí thức, văn nghệ sỹ, thanh niên ngưỡng mộ, tin yêu ông, đã ký tên đòi nhà nước phải tôn trọng luật pháp và đối xử công bằng với ông, một trí thức yêu nước vừa có tâm lại có tầm, vì họ thấy rằng đất nước đang cần những người như ông.

Ngược lại, đây là một tin buồn rất đáng lo âu cho giới cầm quyền Việt Nam, trước hết cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà dư luận đang đặt ra nghi vấn là đã ra lệnh bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ vì ông đã dám nhiều lần lên tiếng báo động về nguy cơ thảm họa chất độc đối với cuộc sống của nhân dân do việc khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên gây ra. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, những người đã hứa hẹn thực hiện một nền pháp chế nghiêm minh lúc nhậm chức, sẽ trả lời ra sao trước cáo buộc và yêu cầu của Liên Hiệp Quốc?

Và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng đại diện Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc sẽ chống chế ra sao, sau khi ông Minh vừa lớn tiếng thuyết giảng về tôn trọng nhân quyền tại diễn đàn quốc tế lớn này? Còn bồi thường ư? Bao nhiêu đây cho vừa!

Lần này, những người có trách nhiệm trong việc bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ một cách bất công và «vô căn cứ» không thể cứ tiếp tục im lặng như xưa này họ vẫn thường làm đối với mọi kiến nghị, thư ngỏ…dù là của các vị công thần, những cựu chủ tịch quốc hội, cựu phó thủ tướng, cựu bộ trưởng, cựu tướng lãnh của chế độ. Họ không thể tiếp tục hành xử độc đoán, bất chấp những quy định trong Luật về tố cáo, khiếu nại và Luật hành chính bắt buộc họ phải trả lời những đơn từ, thắc mắc, khiếu tố của công dân.

Đến ngày 5 tháng 11 vừa qua, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ đã bị giam cầm vừa đúng 1 năm. Và những người yêu chuộng công lý cũng không biết được đến bao giờ nhà trí thức yêu nước dũng cảm này mới thoát cảnh ngục tù. Nhưng qua Trung tâm Luật bảo vệ môi trường và Ủy ban Gíám sát việc bắt giữ vô căn cứ, người ta tưởng chừng như tiếng nói bất khuất của ông đã dõng dạc vang lên trên diễn đàn LHQ tại New York: “Nhân dân sẽ xóa án cho tôi!”

 

Thay mặt cho 1 trong số 196 quốc gia thành viên có mặt tại diễn đàn này, có lẽ nào đại biểu của Hà Nội lại có thể bịt tai trước tiếng nói đanh thép của sự thật đó?

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tập san khoa học Nature cảnh giác với tấm bản đồ “lưỡi bò” của Trung Quốc

Tập san khoa học Nature cảnh giác với tấm bản đồ “lưỡi bò” của Trung Quốc

 

Ảnh chụp trang web số báo đề ngày 20/10/2011 với trang bìa tập san khoa học Nature.

Ảnh chụp trang web số báo đề ngày 20/10/2011 với trang bìa tập san khoa học Nature.

DR

Trên một số tập san khoa học quốc tế gần đây, nhiều tác giả Trung Quốc đã cố lồng vào bài viết của họ tấm bản đồ “lưỡi bò” biểu thị chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Sự kiện này từng bị giới nghiên cứu Việt Nam tố cáo. Trong số đề ngày 20/10/2011, đến lượt tạp chí khoa học có uy tín Nature phản đối hành vi lạm dụng khoa học để quảng bá mưu đồ chính trị, lấy ví dụ cụ thể từ trường hợp tấm bản đồ hình chữ U của Trung Quốc.

Quan điểm rõ ràng của tập san Nature – được công nhận là một tạp chí khoa học thuộc loại có uy tín nhất trên thế giới – đã được xác định trong hai bài viết công bố lần đầu tiên trên trang web của Nature ngày 19/10. Quan trọng hơn cả là bài xã luận (Editorial) của ban biên tập mang tựa đề “Uncharted territory” (tạm dịch Vùng hoang). Bài viết xác định ngay từ đầu :

“Mọi bản đồ chính trị nhằm mục đích thúc đẩy các đòi hỏi lãnh thổ đều không có chỗ đứng trong các bài báo khoa học. Giới nghiên cứu nên giữ quan hệ thân thiện với nhau bằng cách phi chính trị hóa các công trình của mình”.

Tuyên bố trên đây thực ra không có gì mới lạ vì chỉ khẳng định trở lại nguyên tắc thông thường về tính chất khách quan, phi chính trị vốn có của khoa học. Điểm mới nằm trong phần nêu bật đối tượng cần lưu ý : “Bản đồ nhằm thúc đẩy đòi hỏi lãnh thổ”. Và cụ thể hơn nữa là tấm bản đồ chủ quyền trên Biển Đông gọi nôm na là “lưỡi bò” mà Trung Quốc đã đơn phương chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 :

“Hãy lấy trường hợp biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông] : Các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng phần lớn vùng biển này thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc, và các tấm bản đồ Trung Quốc có xu hướng lồng những đường gián đoạn vào để thể hiện quan điểm đó. Thế nhưng không có bất kỳ một thỏa thuận quốc tế nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc, và nhiều nước khác cũng có đòi hỏi trùng lặp với Bắc Kinh.”

Điểm đáng phiền theo Nature, tuy nhiên là vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông trong thời gian qua, đã len lỏi vào các bài vở đăng trên các tập san khoa học, trong đó có tờ Nature. Ban biên tập tạp chí khoa học này ghi nhận :

“Trong một chiều hướng phát triển đáng ngại, ngày càng có nhiều tấm bản đồ trong đó có một đường gián đoạn bao trùm hầu như toàn bộ Biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông] biểu thị sở hữu của Trung Quốc, được các nhà khoa học Trung Quốc lồng vào những bài báo khoa học của họ. Cũng dễ hiểu là giới khoa học gia và công dân các nước lân cận cảm thấy bị chọc tức vì các tấm bản đồ đó, mà trong đa số trường hợp không liên quan gì đến chủ đề bài báo mà các nhà khoa học Trung Quốc công bố”.

Trong tình hình đó, Nature xác định : “Việc lồng các đường gián đoạn vào bản đồ không phải là một nhận xét khoa học – đó là một nhận định, và có dấu hiệu cho thấy là chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh [cho các nhà khoa học Trung Quốc] làm việc này. Đó là một yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, và được đưa ra không đúng chỗ”.

Để ngăn ngừa việc tạp chí khoa học của họ bị tiếp tục lạm dụng như trong trường hợp nêu trên, ban biên tập Nature đã loan báo một quyết định dứt khoát : Giành quyền can thiệp vào những bài viết bị xét là có vấn đề, yêu cầu tác giả tự điều chỉnh, và nếu tác giả không làm, thì chính tạp chí Nature sẽ làm :

“Liên quan đến điều này (tranh chấp Biển Đông) và những tranh chấp quốc tế khác, quan điểm của tập san Nature là giới khoa học nên dựa vào khoa học. Các tác giả nên cố gắng phi chính trị hóa một cách tối đa những bài báo, bằng cách tránh những nhận xét mang tính kích động, những phát biểu gây tranh cãi, và những bản đồ còn tranh chấp. Trong trường hợp không tránh được những điều đó, chẳng hạn như một bài nghiên cứu về tài nguyên một quốc gia cần xét đến một hòn đảo nào đó, thì tấm bản đồ phải được ghi chú là “còn trong vòng tranh cãi (under dispute)” hoặc kèm theo lời mô tả có ý nghĩa tương tự. Về các bài viết trên tập san Nature, các biên tập viên có quyền lồng vào những ghi chú như thế, nếu tác giả không chịu làm như vậy”.

Chính quyền Trung Quốc ra lệnh cho giới nghiên cứu khoa học ?

Ngoài bài xã luận xác định quan điểm của mình, tập san Nature còn công bố một bài báo mang tính chất thông tin về cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học về các tấm bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc được âm thầm đưa vào các bài báo khoa học trong thời gian qua.

Bài viết mang tựa đề “Angry words over East Asian seas” (tạm dịch : “Những lời lẽ phẫn nộ về các vùng biển Đông Á”) của nhà báo David Cyranoski, đã phác họa lại bối cảnh cuộc tranh chấp trên biển hiện nay giữa Trung Quốc và các láng giềng, từ Đài Loan, Nhật Bản cho đến các quốc gia Đông Nam Á, nêu bật tham vọng tăng cường việc khai thác biển của Bắc Kinh, với các hành động quyết đoán của Trung Quốc nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền.

Riêng về Biển Đông, bài báo đã thuật lại điều được tác giả “cuộc chiến” về chủ quyền “tràn lên trang giấy của các tạp chí khoa học”, với một thí dụ cụ thể lấy từ một bài viết về biến đổi khí hậu tại Trung Quốc được chính tờ Nature công bố vào năm ngoái, chứa đựng một tấm bản đồ Trung Quốc hàm ý cho thấy là hầu như toàn bộ Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Tác giả ghi nhận sự kiện các nhà nghiên cứu Việt Nam trên thế giới đã lên tiếng tố cáo việc lạm dụng các tấm bản đồ kiểu như trên, trên Nature cũng như hai tạp chí khoa học khác là Climatic Change và Science. Điểm đáng lưu ý nhất trong bài báo của tờ Nature là một số lời chứng của chính các nhà khoa học Trung Quốc, xác nhận rằng họ được chỉ thị của chính quyền để lồng các tấm bản đồ còn trong vòng tranh cãi vào trong các bài nghiên cứu của họ. Bài báo nêu lên hai trường hợp cụ thể :

Khi được tạp chí Climatic Change đề nghị chỉnh sửa tấm bản đồ “lưỡi bò” mà bà đã lồng vào một bài viết đã đăng, nhà nghiên cứu Thiệu Tuyết Mai (Xuemei Shao) của Viện Nghiên cứu Địa lý và Tài nguyên Thiên nhiên tại Bắc Kinh đã từ chối, và giải thích rằng sở dĩ bà đã lồng bản đồ đó vào bài báo, đó là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc.

Trường hợp thứ hai được nêu lên liên quan đến ông Phương Tinh Vân (Jingyun Fang), một chuyên gia về biến đổi khí hậu thuộc Đại học Bắc Kinh, đồng tác giả bài viết trên Nature. Về lý do lồng bản đồ “lưỡi bò” vào bài viết, nhân vật này khẳng định là ông phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc (tức phải dùng bản đồ đường lưỡi bò).

Khi được tạp chí Nature chất vấn về nội dung chi tiết các luật lệ kể trên, từ ông Phương Tinh Vân, bà Thiệu Tuyết Mai, cho đến 4 nhà nghiên cứu Trung Quốc khác đều từ chối trả lời.

Trong phần kết luận bài báo, David Cyranoski đã ghi nhận rằng rốt cuộc cả ba tạp chí đã từng đăng bài của tác giả Trung Quốc có in bản đồ đường lưỡi bò, như Science, Nature và Climatic Change quyết định không xóa bỏ những bản đồ mang tính xúc phạm đó. Tuy vậy tác giả cũng đã trích lời giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan ở Sydney (Úc), tiếp tục nói rằng : “Việc công bố bản đồ [đường lưỡi bò] thể hiện một sự lạm dụng khoa học“.

Là người đã gửi thư phản đối các vụ công bố này đến tổng biên tập các tập san khoa học, giáo sư Tuấn cho rằng bản đồ đăng trên các tập san khoa học phải được xử lý như các dữ liệu khoa học và được thẩm tra trước khi công bố.

 

 
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan – Sydney
 
24/10/2011
by Trọng Nghĩa
 
 

Để hiểu rõ thêm về ý nghĩa của sự kiện tập san khoa học Nature khẳng định quan điểm chống lại việc công bố tấm bản đồ lưỡi bò, Ban Việt ngữ RFI đã được hân hạnh phỏng vấn giáo sư Nguyễn Văn Tuấn.

Philippines và Hoa Kỳ phối hợp diễn tập đổ bộ tại khu vực Trường Sa

Philippines và Hoa Kỳ phối hợp diễn tập đổ bộ tại khu vực Trường Sa

RFA 10.17.2011

Thủy quân lục chiến Philippines và Hoa Kỳ tiến hành hai tuần tập trận chung tại Philippines bắt đầu từ hôm nay cho đến ngày 28 tháng 10.

Tin cho hay trong khuôn khổ đợt tập trận chung này giữa hai phía sẽ có diễn tập đổ bộ lên bờ gần khu vực đảo Trường Sa đang có tranh chấp giữa một số nước trong khu vực.
Một phát ngôn nhân quân đội Philippine cho biết cuộc diễn tập đổ bộ sẽ diễn ra tại bờ tây đảo Palawan.
Phía Hoa Kỳ thì cho hay cuộc diễn tập chung nhằm tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng giúp bảo đảm an ninh khu vực, chứ không nhắm đến Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào như là một mục tiêu giả định cả.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

BA PHỤ NỮ ĐƯỢC TRAO GIẢI NOBEL HÒA BÌNH 2011.

BA PHỤ NỮ ĐƯỢC TRAO GIẢI NOBEL HÒA BÌNH 2011.

 


BBC – 7.10.2011


Ellen Johnson Sirleaf, Tawakkul Karman và Leymah Gbowee Ủy ban nói ba người dẫn dắt cuộc đấu tranh vì quyền phụ nữ

 

Giải Nobel Hòa bình 2011 đã được trao cho ba người phụ nữ, trong đó có hai người của Liberia, vì tranh đấu cho quyền phụ nữ.

Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, nhà hoạt động người Liberia Leymah Gbowee và bà Tawakkul Karman từ Yemen được vinh danh.

Ủy ban Nobel Na Uy nói ba người phụ nữ đã có công “tranh đấu phi bạo lực vì an toàn của phụ nữ và quyền phụ nữ được tham gia đầy đủ vào công tác xây dựng hòa bình”.

Bà Karman, 32 tuổi và là mẹ của ba đứa con, nói: “Tôi vô cùng hạnh phúc vì giải thưởng.”

Bà cũng là một nhân vật đi đầu trong việc tổ chức biểu tình phản đối Tổng thống Ali Abdullah Saleh hồi tháng Giêng.

Trong khi đó, bà Johnson Sirleaf, 72 tuổi, là một kinh tế gia đào tạo ở Harvard, trở thành tổng thống nữ được bầu lên một cách dân chủ lần đầu tiên ở châu Phi năm 2005.

Tháng này sẽ có cuộc bầu cử tổng thống ở Liberia.

Bà được xem là nhà cải cách và hoạt động hòa bình ở Liberia khi mới được bầu. Nhưng gần đây, những người chống đối trong chiến dịch bầu cử tổng thống cáo buộc bà mua phiếu và dùng tiền chính phủ để tranh cử. Bà bác bỏ mọi cáo buộc.

Liberia trong nhiều năm hứng chịu hậu quả của nội chiến cho mãi đến 2003.

Nhà hoạt động người Liberia Leymah Gbowee, đã tổ chức nhóm phụ nữ Hồi giáo và Thiên Chúa giáo chống lại các lãnh chúa nước này.